Tải bản đầy đủ (.doc) (95 trang)

PHÁT TRIỂN CHUỖI GIÁ TRỊ RAU AN TOÀN HUYỆN HÒA VANG ĐẾN NĂM 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.86 MB, 95 trang )

UBND HUYỆN HÒA VANG

ĐỀ ÁN
PHÁT TRIỂN CHUỖI GIÁ TRỊ RAU
AN TOÀN HUYỆN HÒA VANG
ĐẾN NĂM 2020

VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI ĐÀ NẴNG


ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN HÒA VANG
PHÒNG CÔNG THƯƠNG

ĐỀ ÁN
PHÁT TRIỂN CHUỖI GIÁ TRỊ RAU AN TOÀN
HUYỆN HÒA VANG ĐẾN NĂM 2020

Người thực hiện
TS. Hồ Kỳ Minh - Chủ nhiệm đề án
ThS. Bùi Ngọc Như Nguyệt
ThS. Hà Mai Linh Phùng
ThS. Nguyễn Việt Quốc
ThS. Lê Quốc Khánh
KS. Đặng Công Đào
CN. Đặng Phi Dũng

Đà Nẵng, tháng 6 năm 2012

2



MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................4
PHẦN II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHUỖI RAU AN TOÀN Ở HUYỆN
HÒA VANG...........................................................................................................20
PHẦN III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHUỖI GIÁ TRỊ RAU AN TOÀN
HUYỆN HÒA VANG............................................................................................60
c. Xây dựng thương hiệu và đăng ký nhãn hiệu rau an toàn huyện Hòa Vang.....68
3.4.MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI ĐỀ ÁN PHÁT
TRIỂN CHUỖI GIÁ TRỊ RAU AN TOÀN ........................................................73
3.5.MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN...............75
3.5.1.Đối với Huyện...............................................................................................75
3.5.2.Đối với thành phố Đà Nẵng..........................................................................77
KẾT LUẬN............................................................................................................79
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................81

3


PHẦN MỞ ĐẦU

1.1. Tính cấp thiết của đề án
Rau là một loại thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày, là
nguồn cung cấp vitamin, chất khoáng, vi lượng, chất xơ... không thể thay thế
cho cơ thể con người. Việc ô nhiễm vi sinh vật, hóa chất độc hại, kim loại
nặng và thuốc bảo vệ thực vật tồn dư trên rau có thể gây ảnh hưởng lớn đến
sức khỏe con người.
Trong những năm qua, đời sống của người dân thành phố Đà Nẵng
không ngừng được cải thiện, nhu cầu về thực phẩm và chất lượng thực phẩm
theo đó ngày càng tăng cao. Trong đó, nhu cầu tiêu thụ rau an toàn là rất lớn.

Tuy nhiên, mặc dù các cấp chính quyền cũng như các cơ quan ở địa phương
đã quan tâm nhiều đến quá trình sản xuất rau an toàn tại thành phố Đà Nẵng
nói chung và tại Huyện Hòa Vang nói riêng, việc sản xuất rau an toàn hiện
nay vẫn còn tồn tại một số khó khăn nhất định như: sản lượng thấp, không
đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ rau an toàn của người dân thành phố; rau do
nông dân sản xuất chưa thể tham gia tiêu thụ tại các hệ thống bán lẻ hiện đại,
kéo theo lợi nhuận thu được thấp; chưa chứng thực được mức độ an toàn của
sản phẩm rau nên chưa tạo được niềm tin đối với người tiêu dùng...
Trong khi đó, hoạt động phát triển chuỗi giá trị dựa vào phương pháp
luận liên kết giá trị (ValueLinks) đã được thực hiện trên phạm vi cả nước đối
với nhiều mặt hàng nông sản như trái bơ, cá basa, cá tra, rau... và đã thu được
nhiều kết quả khả quan. Có thể nói, phát triển chuỗi giá trị chính là công cụ
gia tăng giá trị cho sản xuất nông nghiệp 1. Với mục đích giúp cho người nông
dân trên địa bàn huyện Hòa Vang có thể sản xuất và tiêu thụ rau an toàn với
thu nhập cao, thực hiện vai trò là vành đai nông nghiệp xanh cung cấp rau an
toàn cho thành phố, UBND Huyện (trực tiếp là Phòng Công Thương Huyện)
đã đặt hàng Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế Xã hội Đà Nẵng thực hiện đề
án: “Phát triển chuỗi giá trị rau an toàn huyện Hòa Vang”.
1.2. Mục tiêu đề án
Thông qua công cụ phân tích chuỗi giá trị, đề án mong muốn:
1

Doris Becker, Phạm Ngọc Trâm và Hòang Đình Tú (2009)

4


1. Cung cấp những thông tin cần thiết cho lãnh đạo địa phương, các cá
nhân và tổ chức có liên quan về tình hình sản xuất và tiêu thụ rau an toàn của
huyện Hòa Vang; những thuận lợi và khó khăn trong phát triển chuỗi rau an

toàn ở Huyện.
2. Xác định tầm nhìn, chiến lược và giải pháp phát triển chuỗi giá trị
rau an toàn tại Huyện theo hướng gia tăng lợi ích của người trồng rau, góp
phần ổn định đời sống kinh tế xã hội của người dân khu vực ngoại thành Hòa
Vang.
1.3. Đối tượng, phạm vi của đề án
Đề án nghiên cứu chuỗi giá trị của rau an toàn trên địa bàn huyện Hòa
Vang hướng đến thị trường tiêu thụ là người dân thành phố Đà Nẵng.
Chiến lược phát triển cho chuỗi giá trị được xây dựng đến năm 2020.
1.4. Kết cấu của đề án
Đề án gồm 04 phần, trong đó:
- Phần mở đầu đặt vấn đề, nêu mục tiêu, phạm vi và kết cấu của đề án
- Phần một đề cập đến một số vấn đề về chuỗi giá trị hàng nông sản làm
cơ sở lý luận cho những phân tích về sau; tìm hiểu các quy định của nhà nước
về rau an toàn và giới thiệu một số kinh nghiệm phát triển của các hợp tác xã
rau an toàn trên cả nước.
- Phần hai mô tả thực trạng phát triển rau an toàn ở huyện Hòa Vang,
trong đó tập trung vào nội dung phân tích chuỗi giá trị rau an toàn để rút ra
những thuận lợi và khó khăn trong phát triển chuỗi.
- Phần ba đề xuất quan điểm, mục tiêu và giải pháp nâng cấp và phát
triển chuỗi.

5


PHẦN I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ HÀNG NÔNG SẢN,
CÁC QUY ĐỊNH CỦA NHÀ NƯỚC VỀ RAU AN TOÀN VÀ KINH
NGHIỆM PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ HỢP TÁC XÃ RAU AN TOÀN
TRÊN CẢ NƯỚC
1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ HÀNG NÔNG SẢN

1.1.1.
Chuỗi giá trị
1.1.1.1. Khái niệm chuỗi giá trị
Có nhiều cách hiểu về chuỗi giá trị, Goletti (2004) đã tổng hợp và đưa
ra những khái niệm chính trong phân tích chuỗi giá trị:
- Chuỗi giá trị tổ chức mối liên kết kinh doanh bằng việc làm cho
những người tham gia chuỗi giá trị làm việc cùng nhau.
- Để những người tham gia khác nhau trong một chuỗi giá trị làm việc
cùng nhau một cách hiệu quả đòi hỏi sự phối hợp hiệu quả của các quyết định
và trao đổi.
- Các nguyên tắc điều hòa sự phối hợp giữa một chuỗi giá trị tạo nên sự
quản trị của chuỗi.
- Để tăng giá trị, chuỗi giá trị cần phải đáp ứng nhu cầu người tiêu
dùng.
- Chỉ đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng thì chưa đủ, những người tham
gia chuỗi giá trị cần phải đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng so với
những người ở ngoài chuỗi giá trị hay nói cách khác, những người tham gia
chuỗi giá trị phải cạnh tranh.
- Để giữ tính cạnh tranh, chuỗi giá trị cần phải đổi mới liên tục.
- Để chuỗi giá trị có thể lập được những liên kết hiệu quả, chuỗi cần
phân phối lợi ích để tạo ra sự khuyến khích đối với những người tham gia.
Nếu chỉ một bên trong chuỗi giá trị thâu tóm tất cả nguồn lợi, chuỗi sẽ không
bền lâu trong hệ thống thị trường.
Như vậy, chuỗi giá trị được tổ chức do những liên kết giữa các nhóm
nhà sản xuất, thương gia, nhà chế biến, và người cung cấp dịch vụ cùng tham
gia để cải tiến năng suất và giá trị gia tăng các hoạt động của họ. Bằng cách
cùng tham gia, những người tham gia vào chuỗi giá trị tăng tính cạnh tranh và
có thể duy trì tính cạnh tranh này tốt hơn thông qua sự đổi mới. Những giới
hạn của từng cá nhân tham gia trong chuỗi được khắc phục bằng việc thiết lập
tính hỗ trợ và các quy tắc quản trị nhằm tạo ra giá trị cao hơn.


6


Những lợi thế chính đối với những người tham gia thương mại vào một
chuỗi giá trị hiệu quả ở chỗ có thể giảm được chi phí trong việc kinh doanh,
tăng doanh thu, tăng thế mạnh thương thuyết, cải thiện sự tiếp cận với công
nghệ, thông tin, vốn và bằng cách làm đó, đổi mới quá trình sản xuất và tiếp
thị để đạt được giá trị cao hơn và cung cấp giá trị cao hơn cho khách hàng.
1.1.1.2. Khái niệm chuỗi giá trị hàng nông sản
Chuỗi giá trị hàng nông sản là tập hợp các hoạt động từ người sản xuất
đến người tiêu dùng gồm các tác nhân sau: Nông dân sản xuất ra nông sản,
người thu mua, người chế biến, người tiêu thụ. Ngoài ra còn có sự tham gia
của các nhà hỗ trợ và thúc đẩy chuỗi như các nhà khoa học, nhà cung ứng lao
động, các tổ chức tài chính và tín dụng, các tổ chức chính phủ và tư nhân...
Nhìn chung, đối với nông sản, chuỗi giá trị điển hình thường có sơ đồ
như sau:
Sơ đồ 1.1. Chuỗi giá trị nông sản điển hình
Đầu vào

Nhà cung
cấp đầu
vào:
Giống,
phân bón,
thức ăn,
thuốc
BVTV…

Sản

xuất
Hộ nông
dân, hợp
tác xã sản
xuất

Thu gom

Chế biến

Thương lái
thu gom

Công ty
chế biến

Thương
mại

Tiêu
dùng

Mua bán
tại chợ,
siêu thị
hoặc xuất
khẩu…

Người tiêu
dùng nội

địa hoặc
xuất khẩu
(cá nhân &
tổ chức).

Các nhà hỗ trợ và thúc đẩy chuỗi: Phòng Công Thương, Phòng Nông nghiệp Huyện, Sở
NN & PTNT, Liên minh HTX, Hội nông dân, Ngân hàng…

1.1.1.3. Những mục tiêu quan trọng để phát triển một chuỗi giá trị
Những mục tiêu quan trọng để phát triển một chuỗi giá trị bao gồm:
- Mục tiêu thứ nhất là thiết lập được một dòng lưu chuyển sản phẩm
suôn sẻ trong chuỗi, thể hiện qua những giai đoạn vận chuyển và hậu cần, đưa
sản phẩm từ một công đoạn đến công đoạn tiếp theo, đúng thời gian, không để
lưu trữ lâu, từ đó gia tăng và duy trì được chất lượng, tận dụng tối đa các
nguồn lực về phương tiện, máy móc, tránh tình trạng tắc nghẽn ở một công

7


đoạn bất kỳ. Chú ý thêm ở vấn đề quản lý thay đổi và rủi ro, tức là những sự
kiện, hiện tượng không ngờ xảy đến.
- Mục tiêu thứ hai, tiếp theo, đó là vấn đề tài chính và dòng tiền trong
chuỗi giá trị, liên quan đến các tác nhân trong chuỗi, giữa những công đoạn
trong chuỗi. Sự thông tin về tài chính giữa các tác nhân trong chuỗi tạo điều
kiện thuận lợi cho sự hợp tác lâu dài và cùng có lợi, đặc biệt trong trường hợp
một mắt xích gặp khó khăn.
- Mục tiêu thứ ba đó là quản lý dòng thông tin xuyên suốt trong chuỗi,
đảm bảo tính chính xác, tầm quan trọng, chi phí và thời gian truyền đạt thông
điệp, tránh sự kiềm giữ thông tin lại ở một mắt xích bất kỳ trong chuỗi. Sự
thông tin hiệu quả trong chuỗi góp phần gia tăng hiệu quả hoạt động cuối

cùng của chuỗi.
- Mục tiêu cuối cùng là xây dựng được cơ chế khuyến khích thúc đẩy
hiệu quả hoạt động, các biện pháp chia sẻ rủi ro, hỗ trợ các tác nhân trong
chuỗi, gồm các hoạt động như bảo đảm vay, chứng nhận chất lượng nguồn
cung cấp, hợp đồng dài hạn, hỗ trợ kỹ thuật, tiếp cận thị trường, chia sẻ lợi
nhuận, rủi ro. Cơ chế khuyến khích linh hoạt có thể là sự phân chia tổng
doanh thu của sản phẩm cuối cùng theo tỉ lệ đóng góp của các thành phần
tham gia.
1.1.2.

ValueLinks - Phương pháp luận để thúc đẩy chuỗi
giá trị
1.1.2.1. Giới thiệu phương pháp
ValueLinks là thuật ngữ để chỉ việc tập hợp có hệ thống các phương
pháp thực tiễn nhằm theo dõi sự phát triển kinh tế từ quan điểm của chuỗi giá
trị.
ValueLinks là một khái niệm mở, nó bao hàm một phương pháp luận
chung về thúc đẩy chuỗi giá trị. ValueLink có tính thực tiễn cao. Kiến thức
được tổng hợp từ những bài học rút ra từ những quá trình phát triển nông thôn
và thúc đẩy khu vực tư nhân được GTZ2 hỗ trợ.
Sau đây là một số đặc điểm của phương pháp luận ValueLinks:
2

Viết tắt của Tổ chức Hợp tác Kỹ thuật Đức. GTZ là một cơ quan hợp tác quốc tế thuộc Chính phủ CHLB
Đức có phạm vi hoạt động toàn cầu vì mục đích phát triển bền vững với nhiệm vụ hỗ trợ Chính phủ CHLB
Đức trong việc thực hiện các mục tiêu về chính sách phát triển. Từ năm 1993, GTZ đã và đang cùng với các
cơ quan đối tác tại Việt Nam tích cực triển khai các dự án phát triển bền vững trong ba lĩnh vực ưu tiên: phát
triển kinh tế bền vững và đào tạo nghề, chính sách môi trường, các nguồn tài nguyên thiên nhiên và phát triển
đô thị, và y tế.


8


- Đề cập đến chuỗi giá trị như những hệ thống về kinh tế, thể chế và
xã hội.
- Hoàn toàn hướng vào hành động và việc thực hiện.
- Tạo ra tác động cộng hưởng bằng cách kết hợp giữa thúc đẩy chuỗi
giá trị với các phương pháp tiếp cận phát triển kinh tế khác.
- Phân biệt rõ ràng giữa việc nâng cấp do các chủ thể trong chuỗi
thực hiện và vai trò những tổ chức hỗ trợ bên ngoài.
- Thúc đẩy sự hợp tác chặt chẽ giữa khu vực nhà nước và các công ty
tư nhân (hợp tác công tư).
- Sử dụng ngôn ngữ hình ảnh cụ thể tạo điều kiện cho sự hợp tác và
trao đổi kinh nghiệm.
1.1.2.2. Các giai đoạn của ValueLinks
Theo phương pháp luận ValueLinks cho quá trình phát triển chuỗi giá
trị có nhiều giai đoạn, bao gồm lựa chọn ngành hoặc chuỗi giá trị, phân tích
chuỗi giá trị, thiết kế chiến lược nâng cấp, thực hiện các hoạt động can thiệp,
giám sát và đánh giá. Nhìn chung, ValueLinks bao gồm 12 giai đoạn, được tổ
chức theo chu kỳ của dự án3. Mỗi giai đoạn đều nêu cụ thể những nhiệm vụ
mà các tổ chức kinh doanh và các tổ chức hỗ trợ thúc đẩy chuỗi giá trị cần
phải thường xuyên thực hiện. Bảng 1.1. dưới đây mô tả cụ thể các giai đoạn
và các nhiệm vụ của nó.
Bảng 1.1. Các giai đoạn của ValueLinks và nhiệm vụ của từng giai đoạn
Các giai đoạn của
ValueLinks
Giai đoạn 0
Quyết định có nên tham gia
vào việc thúc đẩy chuỗi giá trị
hay không

Giai đoạn 1
Lựa chọn một chuỗi giá trị để
thúc đẩy

Giai đoạn 2
Phân tích chuỗi giá trị
Giai đoạn 3
Quyết định chiến lược nâng
3

Các nhiệm vụ của ValueLinks
(0.1) Đánh giá tiềm năng và các hạn chế của
việc thúc đẩy chuỗi giá trị
(0.2) Kết hợp thúc đẩy chuỗi với các phương
pháp tiếp cận phát triển khác
(1.1) Xác định phạm vi các chuỗi giá trị cần
thúc đẩy
(1.2) Tiến hành và hỗ trợ nghiên cứu thị
trường
(1.3) Đặt ưu tiên trong các chuỗi giá trị khác
nhau
(2.1) Lập bản đồ chuỗi giá trị
(2.2) Lượng hoá và phân tích chi tiết chuỗi
giá trị
(2.3) Phân tích kinh tế đối với chuỗi giá trị
(3.1) Thống nhất về tầm nhìn và chiến lược
nâng cấp chuỗi giá trị

Cẩm nang ValueLinks, GTZ.


9


cấp chuỗi giá trị

(3.2) Phân tích các thuận lợi và khó khăn
(3.3) Đặt ra các mục tiêu nâng cấp mang tính
vận hành
(3.4) Xác định các chủ thể tham gia vào việc
thực hiện chiến lược nâng cấp
(3.5) Dự báo về tác động của việc nâng cấp
chuỗi
Giai đoạn 4
(4.1) Làm rõ vai trò của nhà nước, tư nhân và
Tạo điều kiện cho quá trình
các nhà tài trợ
phát triển chuỗi
(4.2) Thiết kế một quy trình và đặt ra các dấu
mốc bắt đầu và kết thúc
(4.3) Tổ chức dự án thúc đẩy chuỗi giá trị và
mở rộng phạm vi dự án
(4.4) Thể chế hoá hành động tập thể của các
chủ thể trong chuỗi
Giai đoạn 5
(5.1) Làm trung gian cho hợp tác chiều dọc:
Tăng cường các liên kết kinh ký kết hợp đồng giữa nhà cung cấp và người
tế tư nhân
mua
(5.2) Đẩy mạnh hợp tác chiều ngang giữa các
chủ thể trong chuỗi giá trị

(5.3) Môi giới kinh doanh
Giai đoạn 6
(6.1) Khuyến khích các đối tác tư nhân tham
Tham gia vào đối tác nhà
gia vào công tác phát triển
nước - tư nhân
(6.2) Ký kết các thoả thuận hợp tác công tư
Giai đoạn 7
(7.1) Đánh giá các nhu cầu về dịch vụ và thị
Tăng cường các dịch vụ trong trường dịch vụ
các chuỗi giá trị
(7.2) Tăng cường các thị trường dịch vụ và
các thoả thuận tư nhân
(7.3) Cải thiện độ nhạy bén của các nhà cung
cấp dịch vụ của nhà nước
(7.4) Sử dụng các dịch vụ hỗ trợ tạm thời
một cách chiến lược
Giai đoạn 8
(8.1) Làm trung gian cho các thoả thuận tài
Huy động vốn cho các chuỗi trợ cho chuỗi giá trị
giá trị
(8.2) Cấp vốn công khai cho việc phát triển
chuỗi
Giai đoạn 9
(9.1) Tạo điều kiện cho việc xây dựng các
Đưa vào các tiêu chuẩn về
tiêu chuẩn
chất lượng sản phẩm, sinh
(9.2) Theo sát quá trình thực hiện các tiêu
thái và xã hội

chuẩn
(9.3) Xây dựng năng lực cho việc kiểm
chứng các tiêu chuẩn
Giai đoạn 10
(10.1) Hỗ trợ cho các sáng kiến tư nhân
Cải thiện môi trường kinh
nhằm khắc phục những khó khăn ở cấpvĩ mô

10


doanh cho các chuỗi giá trị
Giai đoạn 11
Theo dõi và quản lý tác động

(10.2) Đẩy mạnh một chính sách nhất quán
về thúc đẩy chuỗi giá trị
(11.1) Xây dựng những giả định về tác động
của việc thúc đẩy chuỗi giá trị
(11.2) Kiểm chứng những giả định về tác
động
(11.3) Quản lý để đạt được những kết quả
phát triển

Nguồn: Cẩm nang ValueLinks - GTZ
Như vậy, trong phạm vi đề án này, phát triển chuỗi giá trị sẽ tiến hành
các giai đoạn từ 0 cho đến 3 và dừng lại ở giai đoạn 3, giai đoạn 4 sẽ được
tiếp hành ở các đề án, dự án khác.
1.2. CÁC QUY ĐỊNH CỦA NHÀ NƯỚC VỀ RAU AN TOÀN
1.2.1.

Các khái niệm
1.2.1.1. Rau an toàn
Theo Quyết định số 04-2007/QĐ-BNN ngày 19/01/2007 về quản lý sản
xuất và chứng nhận rau an toàn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn,
đã đưa ra khái niệm về rau an toàn như sau:
Những sản phẩm rau tươi (bao gồm tất cả các loại rau ăn củ, thân, lá,
hoa, quả) có chất lượng đúng như đặc tính của nó. Hàm lượng các hoá chất
độc và mức độ nhiễm các sinh vật gây hại dưới mức tiêu chuẩn cho phép, bảo
đảm an toàn cho người tiêu dùng và môi trường, thì được coi là rau đảm bảo
an toàn vệ sinh thực phẩm, gọi tắt là “rau an toàn”.
Một khi nông dân trồng rau đi vào qui trình sản xuất đúng qui cách,
tuân thủ đầy đủ các qui định về sản xuất rau an toàn thì việc nắm bắt được
khái niệm chính xác và thực hiện đúng yêu cầu là điều không thể thiếu.
Tuy nhiên, cần phải phân biệt hai khái niệm rau sạch và rau an toàn.
Rau sạch chỉ nên được sử dụng để phân loại rau được sản xuất theo các quy
trình canh tác sạch đặc biệt như rau thủy canh, rau “hữu cơ”. Do vậy, mức độ
bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm của rau sạch cao hơn nhiều so với rau an
toàn.

1.2.1.2. Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP)

11


Khái niệm Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) là những quy
tắc, tiêu chuẩn, quy định được xây dựng, phát triển trong lĩnh vực công
nghiệp thực phẩm bởi các tổ chức sản xuất thực phẩm, các tổ chức chính phủ
và phi chính phủ, nhằm hệ thống hóa các thủ tục, trình tự sản xuất nông
nghiệp ở nông trại, đồn điền. Các mục tiêu mà GAP hướng tới, ở các cấp độ
khác nhau, bao gồm:

- Đảm bảo tính an toàn và chất lượng của sản phẩm trong chuỗi thực
phẩm.
- Khai thác những lợi thế thị trường thông qua điều chỉnh sự tổ chức
điều tiết chuỗi cung ứng.
- Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực, sức khỏe của người sản xuất
và điều kiện làm việc...
- Tạo ra những cơ hội thị trường mới cho nông dân và nhà xuất khẩu ở
các nước đang phát triển.
Như vậy, GAP nhắm đến các vấn đề bền vững về môi trường, kinh tế
và xã hội trong quy trình sản xuất nông nghiệp, từ đó có những sản phẩm thực
phẩm an toàn và chất lượng (FAO, 2003).
GAP mới được phát triển những năm gần đây do sự thay đổi nhanh
chóng và toàn cầu hóa nền công nghiệp thực phẩm, và nhiều mối quan ngại về
vấn đề sản xuất và an toàn thực phẩm, chất lượng và sự bền vững về môi
trường và xã hội của ngành nông nghiệp. Cách tiếp cận GAP cho phép ứng
dụng các đề xuất và hiểu biết trong sản xuất ở nông trại và các quy trình chế
biến sau thu hoạch tạo ra thực phẩm an toàn và lành mạnh. Sử dụng GAP
trong sản xuất nông sản nhằm mục đích quan trọng ngăn ngừa nhiễm bệnh
qua tiêu thụ nông sản đó.
1.2.1.3. Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau quả, tươi an toàn tại
Việt Nam (VietGAP)
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, thực hành sản xuất
nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi an toàn của Việt Nam (gọi tắt là VietGAP;
Vietnamese Good Agricultural Practices) là những nguyên tắc, trình tự, thủ
tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, sơ chế bảo đảm an toàn,
nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe người sản
xuất và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản
phẩm.

12



VietGAP cho rau, quả tươi an toàn dựa trên cơ sở ASEAN GAP,
EUREPGAP/GLOBALGAP và FRESHCARE, nhằm tạo điều kiện thuận lợi
cho rau, quả Việt Nam tham gia thị trường khu vực ASEAN và thế giới,
hướng tới sản xuất nông nghiệp bền vững. Việc nghiên cứu kỹ ASEANGAP
và tham khảo các quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt của các nước
Malaysia, Thái Lan, EC và Úc cũng như các hình thức tổ chức chứng nhận
của EUREPGAP và Freshcare đã giúp cho VietGAP - tuy phản ánh tình hình
thực tế của nông nghiệp Việt Nam - nhưng cũng đáp ứng được các yêu cầu cơ
bản về an toàn thực phẩm của quốc tế.4
1.2.2. Nội dung quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau,
quả tươi an toàn ở Việt Nam
Các thực hành trong VietGAP gồm có 12 khoản liên quan đến 4 hợp
phần về an toàn thực phẩm; quản lý môi trường; sức khoẻ, an toàn và phúc lợi
người lao động; và chất lượng sản phẩm. Các khoản này đã đề cập đến 1)
Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất, 2) Giống và gốc ghép, 3) Quản lý đất và
giá thể, 4) Phân bón và chất phụ gia, 5) Nước, 6) Hoá chất (gồm cả thuốc
BVTV), 7) Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch, 8) Quản lý và xử lý chất thải,
9) Người lao động, 10) Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu
hồi sản phẩm, 11) Kiểm tra nội bộ và 12) Khiếu nại và giải quyết khiếu nại.
Những nội dung này sẽ được chi tiết trong phần Phụ lục.
1.2.3. Quản lý rau an toàn của nhà nước
Khi giải quyết các vấn đề về sản xuất và chứng nhận RAT, sẽ rất có ích
nếu biết được trách nhiệm của từng cơ quan nhà nước tham gia vào sản xuất
chứng nhận RAT.
1.2.3.1. Cấp quốc gia
 Cục trồng trọt
- Chỉ đạo việc quy hoạch tổng thể các vùng sản xuất RAT tập trung,
các chương trình và dự án sản xuất RAT trên khắp cả nước.

- Tập huấn, chỉ định và quản lý hoạt động của hệ thống người lấy mẫu,
phòng kiểm nghiệm căn cứ vào các quy định.
- Chỉ định và giám sát việc chứng nhận rau an toàn.
- Tổ chức các khóa tập huấn VietGap, chứng nhận VietGap và thanh
tra nội bộ các tổ chức trên cả nước.
4

Nguyễn Quốc Vọng (2008)

13


- Hướng dẫn và chỉ đạo Sở NN&PTNT các tỉnh, thành phố tổ chức
chứng nhận đủ điều kiện sản xuất RAT, sản xuất RAT, thanh tra và giám sát
sản xuất RAT tại các địa phương tương ứng đồng thời giám sát các tổ chức
chứng nhận.
- Phối hợp với Ban thanh tra của Bộ chỉ đạo việc kiểm tra, điều tra và
giải quyết khiếu nại liên quan đến sản xuất RAT, chứng nhận đủ điều kiện sản
xuất RAT, chứng nhận sản phẩm RAT theo VietGap.
- Thông báo với công chúng về những người lấy mẫu, các phòng kiểm
nghiệm, tổ chức chứng nhận, người sản xuất đáp ứng đủ điều kiện sản xuất
RAT và người sản xuất có chứng nhận VietGap.
 Cục Quản lý chất lượng Nông, Lâm, Thủy sản.
- Phối hợp với Cục Trồng trọt trong việc chỉ đạo kiểm tra, điều tra và
giải quyết khiếu nại liên quan đến sản xuất RAT theo VietGap.
- Tham gia đào tạo, tập huấn về chứng nhận VietGap, tiêu chuẩn và
hướng dẫn kỹ thuật cho người sản xuất RAT khắp cả nước.
- Tổ chức điều tra, kiểm tra và đề xuất giải pháp trong trường hợp phát
hiện ra rau không an toàn.
- Triển khai hoạt động điều tra các điều kiện sản xuất hàng năm hoặc

đột xuất do Bộ trưởng chỉ định.
 Cục kinh doanh và chế biến nông, lâm, ngư sản
- Tham gia tập huấn về các tiêu chuẩn và quy trình kỹ thuật sản xuất
RAT khắp cả nước.
 Trung tâm khuyến nông và khuyến ngư quốc gia
- Tham gia tập huấn và ban hành tiêu chuẩn VietGap.
- Thông báo và tuyên truyền về chương trình sản xuất RAT.
- Xây dựng các mô hình thử nghiệm sản xuất RAT theo tiêu chuẩn
VietGap tại các vùng chuyên sản xuất RAT và khuyến khích mở rộng.

1.2.3.2. Cấp địa phương
 Sở NN&PTNT cấp tỉnh, thành phố
14


- Xây dựng và nộp cho UBND cấp tỉnh/thành phố bản quy hoạch vùng
sản xuất RAT và các dự án đầu tư phát triển các vùng sản xuất RAT trong địa
bản quản lý;
- Đề xuất cơ chế và chính sách khuyến khích, hỗ trợ sản xuất và kinh
doanh RAT;
- Quản lý việc cấp chứng chỉ điều kiện sản xuất RAT, chỉ định và
quản lý hoạt động đăng ký và cấp chứng chỉ tại các địa phương, tiếp nhận và
ra thông báo tiếp nhận Bản công bố sản phẩm được sản xuất theo VietGap;
- Căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương và tiêu chuẩn VietGap để
xây dựng và chỉ đạo việc thực hiện các quy trình sản xuất RAT phù hợp với
các điều kiện địa phương;
- Tổ chức tập huấn và cấp chứng nhận sản xuất RAT cho người sản
xuất;
- Điều tra, kiểm tra việc sản xuất RAT và phối hợp với các cơ quan
nhà nước tại địa phương kiểm soát các hoạt động kinh doanh sản phẩm RAT;

- Công bố trên phương tiện đại chúng danh sách các nhà sản xuất công
bố sản phẩm RAT, các nhà sản xuất đủ điều kiện sản xuất RAT; được cấp
chứng nhận VietGAP, danh sách người lấy mẫu, các phòng thí nghiệm, các tổ
chức chứng nhận tại các địa phương.
 Sở Khoa học và Công nghệ
- Chịu trách nhiệm chính đồng thời phối hợp với các cơ quan liên quan
trong việc sửa đổi, đề xuất sửa đổi và xây dựng các tiêu chuẩn và định mức
kỹ thuật cho sản xuất RAT;
- Quản lý các đề tài nghiên cứu và các dự án sản xuất RAT thử
nghiệm.
 Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 2
(Quatest 2 )
- Địa chỉ liên hệ : 97 Lý Thái Tổ, Phường Thạc Gián, Quận Thanh Khê,
Đà Nẵng và 02 Ngô Quyền, Phường Thọ Quang, Quận Sơn Trà, Đà Nẵng.
- Điện thoại: (0511) - 3826871, 3833011, 3831511, 3833009, 3848376,
3830586.
- Fax: (0511) - 3820868, 3910064.
- Website:

15


- Email:
Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 2 (Trung tâm Kỹ
thuật 2) là đơn vị sự nghiệp khoa học trực thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo
lường chất lượng (Bộ Khoa học và Công nghệ) phục vụ công tác quản lý Nhà
nước về Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và các hoạt động dịch vụ theo yêu
cầu của tổ chức, cá nhân. Trung tâm Kỹ thuật 2 là đơn vị được phép cấp
chứng nhận VietGAP trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
1.3. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ HỢP TÁC XÃ RAU

AN TOÀN TRÊN CẢ NƯỚC
Với quy mô sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ như hiện nay, kinh tế tập thể
(cụ thể là hợp tác xã) tỏ ra khá phù hợp và có thể giải quyết những vấn đề mà
hộ gia đình khó thực hiện hoặc thực hiện không hiệu quả. Thực tế đã có nhiều
hợp tác xã rau an toàn được thành lập và hoạt động có hiệu quả như Hợp tác
xã nông nghiệp Phước Hải (Bà Rịa - Vũng Tàu), Hợp tác xã Nông nghiệp Thỏ
Việt (TP. Hồ Chí Minh)... Chúng tôi nhận thấy kinh nghiệm của các hợp tác
xã này có thể được áp dụng vào trường hợp các hợp tác xã tại Hòa Vang.
1.3.1. Ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất, quảng bá và tiêu thụ
rau an toàn tại Hợp tác xã nông nghiệp Phước Hải, xã Tân Hải, huyện
Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Hợp tác xã nông nghiệp Phước Hải là đơn vị đầu tiên trong cả nước
theo dõi Qui trình kiểm soát chất lượng ngay từ khâu sản xuất bằng Hệ thống
thông tin điện tử quản lý rau an toàn và Kit thử nhanh dư lượng thuốc BVTV
di động. Bảo đảm việc cập nhật thường xuyên các thông tin trung thực cho
Hồ sơ xuất xứ sản phẩm và Mã vạch đã đăng ký tại Trung tâm kỹ thuật tiêu
chuẩn đo lường chất lượng 3 được đóng trên sản phẩm RAT Phước Hải. Mọi
khách hàng đều có thể kiểm soát chất lượng sản phẩm của hợp tác xã và đặt
hàng qua thư điện tử (Email).

16


Hình 1.1. Giao diện trang web của Hợp tác xã rau an toàn Phước
Hải

Nguồn: Chụp từ trang web của HTX rau an toàn Phước Hải
- Xây dựng mô hình quản lý
Các thông tin liên quan đến quy trình, đặt biệt là quy trình sản xuất sẽ
được từng hộ nông dân ghi chép thường xuyên theo các mẫu phiếu điều tra

được lập sẵn, sau đó tập trung tại các tổ sản xuất và đưa về hợp tác xã. Các
thông tin này sẽ được cập nhật vào các phần mềm đã được cài đặt sẵn trên các
máy tính đặt tại nhà các tổ trưởng và trụ sở hợp tác xã. Phần mềm chuyên
dụng trên chứa đầy đủ thông tin về sản phẩm RAT của HTX, từ xuất xứ, quy
trình canh tác, sử dụng hóa chất BVTV, kết quả thử dư lượng thuốc BVTV
trên rau, năng suất, sản lượng, diện tích, giá cả, mã vạch. Toàn bộ công việc
nói trên được Chi cục bảo vệ thực vật tỉnh tập huấn và triển khai cho từng hộ
dân.
- Quảng bá sản phẩm
Với Website (), khách hàng khi mua
rau an toàn của hợp tác xã Phước Hải có thể tra cứu nguồn gốc xuất xứ của
gói rau dựa vào các thông số được in trên tem mã vạch trên bao bì của gói
rau.

17


1.3.2. Ứng dụng cơ khí hóa sản xuất tại HTX Nông nghiệp Xuân Hương
(Đà Lạt, Lâm Đồng)
HTX Nông nghiệp Xuân Hương đang là một trong những HTX có mức
lợi nhuận ròng bình quân cao nhất trong sản xuất nông nghiệp của nông dân ở
nước ta.5
Để đạt được mức bình quân này, HTX Xuân Hương đã tổ chức sản xuất
theo hướng nông nghiệp công nghệ cao gắn liền với việc tạo đầu ra ổn định
cho các sản phẩm của HTX. Cụ thể, HTX đã hướng dẫn hộ xã viên xây dựng
nhà kính, nhà lưới theo đúng quy chuẩn, hướng dẫn và chuyển giao kỹ thuật
trồng rau, hoa cao cấp cho nông dân của HTX, cung ứng giống các loại rau
hoa có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao cho xã viên sản xuất, sử dụng hệ
thống tưới phun tự động… Hiện HTX đang sản xuất trên 20 loại rau, quả cao
cấp các loại và trên 95% sản phẩm của HTX được ký kết cung cấp trực tiếp

cho các siêu thị, nhà hàng lớn… ở Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Nha
Trang, Biên Hòa, Cần Thơ…
1.3.3. Phân phối qua hình thức các siêu thị và cửa hàng rau an toàn của
HTX Nông nghiệp Thỏ Việt
Hình 1.2. Siêu thị Evergreen Mart thuộc Hợp tác xã nông nghiệp
Thỏ Việt

Nguồn: Tải từ trang web

5

Theo TTXVN, trang: />
18


HTX nông nghiệp Thỏ Việt là một trong những HTX rau an toàn hoạt
động hiệu quả nhất ở Thành phố Hồ Chí Minh nhờ giải quyết tốt vấn đề về
tiêu thụ. Cho đến nay, HTX này đã khai trương một siêu thị và 6 cửa hàng rau
an toàn trên toàn thành phố. Tại siêu thị, ngoài việc bán các loại sản phẩm
nông nghiệp an toàn, siêu thị còn là nơi tiêu thụ các mặt hàng bình ổn giá như
thịt heo, trứng gà, thịt gia súc, gia cầm với giá thấp hơn giá thị trường từ 1015%. Ngoài ra, mỗi ngày HTX Thỏ Việt còn cung ứng khoảng 20 tấn rau, củ
các loại cho các hệ thống siêu thị và chợ bán sỉ, lẻ trên địa bàn thành phố Hồ
Chí Minh. Dự kiến trong thời gian tới, HTX sẽ mở rộng hệ thống siêu thị rau
sạch tại các quận nội, ngoại thành.

19


PHẦN II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHUỖI RAU AN TOÀN Ở
HUYỆN HÒA VANG


2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI CƠ BẢN CỦA
HUYỆN HÒA VANG VÀ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN
SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ RAU AN TOÀN
2.1.1. Huyện Hòa Vang
2.1.1.1. Về điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Huyện Hòa Vang, với tổng diện tích tự nhiên là 73.691 ha, huyện
chiếm đến 77,5% diện tích phần đất liền của TP. Đà Nẵng. Hiện nay, toàn
huyện có 11 xã, phân bố trải rộng trên cả ba vùng (Xem hình 2.1).
- Vùng đồng bằng gồm 3 xã: Hòa Châu, Hòa Tiến, Hòa Phước, chiếm
4,37% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện. Đất đai vùng này được phù sa bồi
tụ hằng năm nên khá màu mỡ, thích hợp với các loại cây hằng năm và cây ăn
quả ngắn ngày.
- Vùng trung du tiếp giáp giữa vùng đồi núi và đồng bằng, bao gồm các
xã: Hòa Phong, Hòa Khương, Hòa Nhơn, Hòa Sơn; ở độ cao từ 50 - 100 mét,
chiếm 15,74% diện tích tự nhiên toàn huyện. Vùng này có một phần đất nằm
dọc ở lưu vực Sông Yên và Tuý Loan được phù sa bồi tụ hằng năm nên phù
hợp cho việc sản xuất lúa và rau màu ngắn ngày khác.
- Vùng núi ở phía Tây gồm các xã: Hòa Phú, Hòa Ninh, Hòa Liên, Hòa
Bắc. Vùng này đa số là đồi núi có độ cao trung bình 400 - 500 mét, chiếm
79,84% diện tích tự nhiên toàn huyện. Tuy nhiên, cũng có những thung lũng
rộng để người dân trồng lúa và các loại rau màu khác.
b. Đất đai
Hòa Vang, là một bộ phận của địa khối Kon Tum, nằm ở rìa phía Bắc
địa khối, hình thành hệ đất rất đa dạng. Một số nhóm đất chính như sau:
- Đất Feralit đỏ vàng ở vùng đồi, núi thấp: đất bị bạc màu và chua,
nghèo dinh dưỡng. Nhóm đất này được phân bố chủ yếu ở các vùng đồi của
các xã Hòa Liên, Hòa Sơn, Hòa Ninh, Hòa Nhơn, Hòa Phú, nơi lớp phủ thực
vật bị mất hoặc độ che phủ kém.

- Đất Feralit mùn trên núi cao: đất có màu vàng đỏ, hàm lượng mùn
cao, ẩm, thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến nặng, phản ứng chua và độ

20


kiềm thấp, nhóm này phân bố ở vùng núi cao như Bà Nà núi chúa, nơi lớp
phủ thực vật còn giàu.
- Đất phù sa bồi tụ ở vùng đồng bằng, thung lũng đặc điểm là nhiều
mùn, xốp, đại bộ phận đất này được khai thác để trồng lúa, rau màu, làm
vườn. Loại đất này được phân bố ở các vùng thấp ở các xã vùng núi, vùng
trung du và các xã đồng bằng.
c. Tài nguyên nước
Hòa Vang có một hệ thống sông ngòi chảy qua rất phong phú, các sông
lớn là sông Cu đê, sông Yên, sông Túy Loan... Mặt khác, do địa hình bị chia
cắt mạnh đã tạo ra nhiều khe, suối nhỏ, thường có nước quanh năm thuận lợi
cho phát triển sản xuất nông nghiệp.
- Sông Cu Đê: Có tổng chiều dài 8 km được bắt nguồn từ dãy Bạch mã.
Diện tích lưu vực của sông Cu Đê là 426 km 2, lượng nước bình quân hàng
năm khoảng 0,6 tỷ m3. Phía hạ lưu cũng có khu vực rộng 257 km2. Hiện nay
nguồn nước sông này đã được nhân dân các xã phía bắc của huyện như: Hòa
Bắc, Hòa Liên sử dụng cho sinh hoạt và sản xuất.
- Sông Túy Loan và sông Yên: Là 2 nhánh sông thuộc thượng nguồn
của sông Hàn. Tổng lưu lượng bình quân hằng năm xấp xỉ 6 tỷ m 3/năm. Hiện
nay được sử dụng vào sinh hoạt và sản xuất thông qua các công trình thủy lợi.
Ngoài ra, mặc dù chưa được điều tra khảo sát chính thức, nhưng theo số
liệu điều tra sơ bộ thì mạch nước ngầm ở Hòa Vang có trữ lượng lớn, có thể
khai thác mở rộng để phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của nhân dân.

21



Hình 2.1. Bản đồ phân bố của huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng (Năm 2010)

HUYỆN HÒA VANG

PHÂN BỔ DIỆN TÍCH ĐẤT ĐAI (ĐVT: KM2)

DÂN SỐ TRUNG BÌNH CÁC XÃ HÒA
VANG (ĐVT: NGƯỜI/KM2)

DÂN SỐ TRUNG BÌNH CÁC XÃ HÒA
VANG (ĐVT: NGƯỜI)


d. Khí hậu
Khí hậu Hòa Vang thể hiện tính chất nội chí tuyến gió mùa điển hình,
nhưng cũng vừa thể hiện rõ tính chất của khí hậu Á xích đạo.
- Mùa đông: Tuy không có mùa đông lạnh, kéo dài như phía Bắc,
nhưng những đợt gió mùa Đông Bắc mạnh vẫn ảnh hưởng đến vùng, làm cho
nhiệt độ trong những ngày mùa đông hạ thấp hơn những vùng khác, có những
ngày nhiệt độ xuống 12-140C.
- Mùa hè: Cũng chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam bị hiệu ứng
phơn, làm cho thời tiết rất khô và nóng, nhiệt độ tăng cao thường trên 350C.
Tính chất khí hậu ở Hòa Vang được thể hiện ở một số chỉ số trung bình
như sau:
- Nhiệt độ trung bình nằm ở khu vực này từ 18-21 0C, nhiệt độ trung
bình các tháng nóng (tháng 4-8): 26-28 0C, nhiệt độ trung bình các tháng lạnh
(tháng 12-1): 17-200C, biên nhiệt độ ngày đêm: 5-70C.
- Tổng số giờ nắng: 2000 giờ/năm.

- Lượng mưa hằng năm thay đổi nhiều, ở đây cũng giống như toàn
vùng Duyên hải miền Trung là có một mùa mưa lệch pha so với cả nước, mưa
vào mùa thu - đông (tháng 9-12), mưa lớn nhất vào tháng 10,11 lượng mưa
phân bố không đều trong các tháng. Lượng mưa trong các tháng 5, 6 và tháng
8, 12 đều trên 100 mm. Như vậy, biến trình mưa ở khu vực này có 2 cực đại:
tháng 6,10 và hai cực tiểu tháng 3, 7. Lượng mưa trung bình năm từ 2.5003.000 mm, vùng núi lên đến 4.000 mm. Số ngày mưa trung bình năm là 130140 ngày.
- Độ ẩm trung bình cao từ 80-85%, mùa mưa độ ẩm luôn trên 90%
những ngày có gió Tây Nam khô nóng độ ẩm có giảm đáng kể, nhưng thời
gian không dài.
- Ngoài sự chịu ảnh hưởng của gió biển hàng ngày, hàng năm khu vực
này cũng chịu ảnh hưởng của cả hai luồng gió: Mùa hè ảnh hưởng của gió
mùa Tây Nam, mùa đông ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. Tuy nhiên, trong
mùa bão, tốc độ gió vùng gần tâm bão có thể đạt 200 km/giờ trở lên.

23


2.1.1.2. Về kết cấu hạ tầng
a. Giao thông
Hệ thống giao thông chính trên địa bàn tuy đã được phủ kín song chất
lượng đường chưa cao, nhiều tuyến đã và đang xuống cấp.
- Về đường tỉnh lộ: Lớn nhất là các đường 601, 602, 604, 605, đều đã
được nhựa hóa.
- Về đường huyện, xã: Toàn bộ đã được khớp nối với nhau. Những
tuyến quan trọng thì đã được nhựa hoá hay bê tông hoá. Tuy nhiên chất lượng
chưa được đảm bảo, nhiều đoạn đã xuống cấp.
- Giao thông nội đồng: Đây là hệ thống thiết yếu phục vụ trực tiếp cho
sản xuất để đưa cơ giới hoá vào đồng ruộng, tuy nhiên, cho đến nay, huyện
chỉ mới xây dựng được một số tuyến quan trọng ở một số vùng, còn lại hầu
hết là đường đất.

b. Thủy lợi
Tính đến nay, việc phục vụ nước tưới cho đất sản xuất nông nghiệp trên
địa bàn huyện gồm có một số các công trình thuỷ lợi như sau:
* Công trình do nhà nước quản lý:
- Trạm bơm Bích Bắc tưới cho 450 ha gồm các xã Hòa Châu, Hòa
Phước.
- Trạm bơm An Trạch tưới cho 514 ha của xã Hòa Tiến.
- Hồ chứa nước Đồng Nghệ tưới cho 654 ha đất của xã Hòa Khương và
Hòa Phong.
- Hồ chứa nước Hòa Trung tưới cho 443 ha đất của 2 xã Hòa Liên và
Hòa Sơn.
Ngoài ra địa bàn Hòa Vang có 156 ha đất của xã Hòa Phước được tưới
bởi trạm bơm Đông Quan của tỉnh Quảng Nam.
* Công trình do địa phương quản lý:
- Hồ Chứa: Toàn huyện có 14 hồ chứa nhỏ do địa phương quản lý tưới
cho 349 ha đất thuộc các xã Hòa Nhơn, Hòa Phú, Hòa Phong và Hòa Sơn.
- Đập Dâng: Toàn huyện có 700 ha đất được tưới bằng đập Dâng tại các
xã Hòa Nhơn, Hòa Sơn, Hòa Liên, Hòa Ninh, Hòa Bắc, Hòa Phú.
24


- Trạm bơm điện: Có 213 ha được tưới bằng trạm bơm điện do địa
phương quản lý ở các xã Hòa Nhơn, Hòa Phong, Hòa Phú, Hòa Bắc.
Tuy nhiên, có một số diện tích chỉ được tưới đầy đủ vào vụ Đông Xuân
và thường bấp bênh vào vụ Hè Thu do nắng hạn khiến hồ đập cạn kiệt.
Ngoài ra, nước còn được cung cấp bởi các kênh mương. Tổng chiều dài
của hệ thống kênh mương chính và nhánh là 185 km, hầu hết đã được bê tông
hoá để phục vụ tưới tiêu cho sản xuất trồng trọt từ nguồn ngân sách nhà nước.
Tổng chiều dài kênh nội đồng 123 km, tuy nhiên chỉ mới bê tông hoá được
34,4 km nhưng hầu hết đã xuống cấp và hư hỏng nặng.

2.1.1.3. Dân số và lao động
Năm 20106, dân số toàn huyện Hòa Vang là 120.698 người (trong đó tỷ
lệ nam là 49,5%, nữ 50,5%). Dân số trong độ tuổi lao động chiếm 60,9%,
tương đương 73.532 người, Trong đó, lao động có việc làm năm 2010 là
61.132 người, chiếm 83,12% dân số trong độ tuổi lao động.
Trong mấy năm gần đây, do quá trình đô thị hóa và do sự chuyển dịch
cơ cấu kinh tế của huyện nên lao động làm việc trong ngành nông, lâm, thủy
sản có xu hướng giảm dần. Năm 2006 lao động trong ngành nông nghiệp là
32.352 người chiếm 60,7%, đến năm 2010 giảm xuống còn 27.876 người,
chiếm 37,9% tổng số lao động.
2.1.1.4. Tình hình sử dụng đất
Bảng 2.1. Biến động quỹ đất nông, lâm, thủy sản của huyện
Năm 2006
Chỉ tiêu

Cơ cấu
(%)

Diện tích
(ha)

Cơ cấu
(%)

60.031,3

100

57.605,7


100

6.518,4

10,858

6.270

10,884

5.258,7

8,760

4.927,8

8,554

- Đất lúa

3.701,7

6,166

3.435,2

5,963

- Đất cây hàng năm khác


1.550,6

2,583

1.486,3

2,580

6,4

0,011

6,4

0,011

1.259,7

2,098

1.342,2

2,329

Tổng diện tích đất nông nghiệp
1. Đất sản xuất nông nghiệp
a. Cây hàng năm

Diện tích
(ha)


- Đất đồng cỏ
b. Đất cây lâu năm
6

Năm 2010

Niên giám thống kê huyện Hòa Vang năm 2010

25


×