Tải bản đầy đủ (.doc) (93 trang)

Thực hành sinh học đại cương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.18 MB, 93 trang )

1

MỤC LỤC
Bài 1: Kính hiển vi quang học và tiêu bản hiển vi................................................. 2
Bài 2: Hình thể và cấu trúc tế bào..........................................................................11
Bài 3: Sự vận động của tế bào...............................................................................26
Bài 4: Nhiễm sắc thể người và một số động vật, nhiễm sắc thể khổng lồ,
chất nhiễm sắc giới tính...............................................................................33
Bài 5: Một số bào quan và thể vùi trong tế bào.....................................................50
Bài 6: Sự vận chuyển vật chất qua màng tế bào....................................................58
Bài 7: Sự sinh sản của tế bào.................................................................................67
Bài 8: Di truyền học, một số phương pháp nghiên cứu di truyền, một
số bài toán di truyền áp dụng qui luật đồng tính của thế hệ lai thứ
nhất Qui luật phân li độc lập – Di truyền liên kết với giới tính .................81


2

Bài 1: KÍNH HIỂN VI QUANG HỌC VÀ TIÊU BẢN HIỂN VI.
I. YÊU CẦU.
- Nắm được đặc điểm chính về cấu tạo và cách sử dụng kính hiển vi quang học.
- Biết cách bảo quản kính hiển vi quang học.
- Nắm được những nét chính về tiêu bản hiển vi và cách làm các loại tiêu bản hiển vi.
- Tự làm được những tiêu bản đơn giản.

II. DỤNG CỤ, HOÁ CHẤT, MẪU VẬT.
1. Dụng cụ, phương tiện.
- Kính hiển vi quang học loại 1 mắt, loại 2 mắt.
- Kính lúp.
- Khăn mềm để lau kính, bông thấm nước, bông không thấm nước.
- Lam kính, lamen, giấy thấm, kim trích máu.


- Counter goute, que nạo niêm mạc miệng, băng dính vải.
2. Hóa chất.
- Ancol 960, ancol tuyệt đối.
- NaCl 90/00, giem sa, acide acetic, đỏ carmin.
- Formol, glycerin, phèn chua, xanh methylen.
- Xylen hoặc toluen, fuschin, tím geutran, iodua kali.
- Dầu cede (Dầu soi kính hiển vi).
- Bome canada.
- Xà phòng.
3. Mẫu vật.
Gà, Thỏ, máu người, tinh dịch người.

III. TÓM TẮT NỘI DUNG.
1. Kính hiển vi quang học.
1.1. Cấu tạo.
Gồm 2 bộ phận:
- Bộ phận cơ học.
- Bộ phận quang học.
1.2. Sử dụng.
- Lấy ánh sáng.
- Đặt tiêu bản vào mâm kính.
- Quan sát ở vật kính nhỏ rồi mới chuyển sang sử dụng ở vật kính lớn.
1.3. Bảo quản.
Bảo quản nơi khô ráo có chống ẩm.
2. Tiêu bản hiển vi.
2.1 Thành phần.
Gồm lam kính, lamen, mẫu vật.
2.2 Phân loại.
- Tiêu bản soi tươi .
- Tiêu bản sinh vật chết.


IV. NỘI DUNG.
1. Kính hiển vi quang học.
Kính hiển vi quang học có nhiều loại, nhiều kiểu. Về hình dạng và cách bố trí các bộ phận
có thể khác nhau, song nguyên tắc cấu tạo đều cơ bản giống nhau.
1.1. Nguyên tắc quang học của kính hiển vi.
Hệ thống phóng to của kính hiển vi quang học gồm hai bộ phận: Vật kính (quay về phía
vật quan sát) và thị kính (quay về phía mắt nhìn). Mỗi bộ phận này là một hệ thống thấu kính
hội tụ phức tạp, mẫu vật cần quan sát AB được đặt trước vật kính một khoảng cách lớn hơn


3

tiêu cự của vật kính một chút. Ảnh thật đảo ngược A’B’ của vật sẽ thu được ở bên kia vật kính,
nằm trong khoảng tiêu cự của thị kính. Thị kính hoạt động như một kính lúp. Qua thị kính,
người ta sẽ thấy ảnh ảo A’’B’’ được phóng to lên của ảnh thật A’B’.

Hình 1. Nguyên tắc quang học của kính hiển vi.

1.2. Cấu tạo và chức năng của các bộ phận trong kính hiển vi.
Gồm 2 phần:
- Các bộ phận cơ học.
- Các bộ phận quang học.
14
6

9
3

13


4

5

8

2
7

12

1
10
11
Hình 2. Các bộ phận cơ học và quang học của kính hiển vi một mắt.

1. Đế kính; 2. Thân kính; 3. Ốc đại cấp; 4. Ốc vi cấp; 5. Mâm kính;
6. Ống kính; 7. Hệ thống xe đẩy; 8. Kẹp giữ tiêu bản; 9. Mâm xoay;
10. Đèn; 11. Núm điều khiển ánh sáng; 12. Hộp tụ quang;
13. Vật kính; 14. Thị kính.


4

1.2.1. Các bộ phận cơ học.
- Chân kính (đế kính): Thường có hình móng ngựa, hình chữ nhật, thường to và nặng để
giữ các phần trên của kính. Trong chân kính có bộ phận lắp đèn hoặc gương phản chiếu để
cung cấp ánh sáng khi soi kính. Ở một số kính hiển vi có bộ phận biến thế điện và có thể điều
khiển để tăng hoặc giảm cường độ ánh sáng khi soi kính.

- Thân kính: Thường có hình dấu ngoặc. Đầu trên thân kính gắn với ống kính và mâm
xoay, đầu dưới gắn với đế kính. Giữa thân kính có các bộ phận. ốc vi cấp, ốc đại cấp, mâm
kính, hộp tụ quang. Thân kính còn là chổ tay cầm khi ta di chuyển kính hiển vi.
- Ống kính: Là đoạn ống nằm ở phần trên của kính, có 1 ống kính đối với kính 1 mắt và 2
ống kính đối với kính 2 mắt. Đầu trên ống kính gắn với thị kính, đầu dưới gắn với thân kính
và mâm xoay.
- Hệ thống ốc di chuyển:
+ Ốc đại cấp (ốc to): để điều chỉnh mâm kính ở khoảng cách lớn, di chuyển nhanh mâm
kính trên một đoạn dài (khoảng từ 2,5cm đến 5cm).
+ Ốc vi cấp (ốc nhỏ): để di chuyển mâm kính ở khoảng cách nhỏ, điều chỉnh cho rõ nét
mẫu vật.
+ Ốc hộp tụ quang: dùng để nâng hay hạ hộp tụ quang. Khi nâng hộp tụ quang lên ánh
sáng mạnh dần lên, khi hạ hộp tụ quang xuống ánh sáng yếu dần xuống. Một số kính đã có
núm điều chỉnh ánh sáng nên không có ốc hộp tụ quang.
Dưới hệ thống thấu kính của hộp tụ quang có bộ phận chắn sáng được sắp xếp bởi các lá
thép đồng tâm và có que điều chỉnh hệ thống chắn sáng. Người ta có thể thay đổi độ sáng khi
quan sát tiêu bản bằng cách thay đổi mức độ đóng mở của bộ phận chắn sáng bằng que điều
chỉnh hệ thống chắn sáng.
Dưới hệ thống chắn sáng có một khay tròn, bên trong có gờ dùng để lắp kính lọc màu.
- Mâm kính: Hình chữ nhật hoặc hình vuông. Giữa mâm kính có lổ hình tròn hoặc hình
chữ nhật để ánh sáng xuyên qua khi soi kính làm sáng mẫu vật. Trên mâm kính có gắn hệ
thống xe đẩy và kẹp giữ tiêu bản. Mâm kính dùng để dặt tiêu bản.
- Hệ thống xe đẩy và kẹp giữ tiêu bản:
Hệ thống xe đẩy được cấu tạo bởi những thanh thép răng cưa trượt lên nhau và được điều
khiển bởi hai ốc. Hai ốc của hệ thống xe đẩy (có thể cùng trục hoặc khác trục) dùng để di
chuyển mẫu vật trên tiêu bản theo hai hướng vuông góc với nhau. Nhờ vậy mà ta có thể điều
chỉnh mẫu vật về vị trí theo ý muốn. Trên các thanh của xe đẩy có chia vạch dùng để xác định
tọa độ của hình ảnh đang quan sát trên tiêu bản khi cần thiết.
Kẹp giữ tiêu bản gắn với một thanh của xe đẩy dùng để kẹp giữ chặt tiêu bản vào xe đẩy.
- Mâm xoay: Hình tròn, xoay được quanh một trục. Trên mâm xoay có các điểm để gắn vật

kính. Khi muốn thay đổi độ phóng đại của vật kính, ta dùng mâm xoay này.
1.2.2. Các bộ phận quang học.
- Gương (đèn): Gương dùng để hứng ánh sáng và phản chiếu ánh sáng cho kính hoạt động.
Gương có 2 mặt: Mặt phẳng dùng khi ánh sáng mạnh, mặt lõm dùng khi ánh sáng yếu. Có thể
dùng gương hoặc dùng đèn để cung cấp ánh sáng cho kính hoạt động.
Những kính dùng đèn thường có thêm bộ phận điều chỉnh ánh sáng mạnh yếu khi cần thiết
và mặt trên của hộp đèn có bộ phận để lắp kính lọc màu.
- Kính lọc màu: Là các tấm thủy tinh hoặc nhựa màu chịu nhiệt. Có nhiều loại kính màu
khác nhau dùng để chống mỏi mắt khi quan sát trên kính lâu hoặc dùng để làm nền màu khi
cần quan sát rõ nét 1 mẫu vật nào đó.
- Tụ quang: Là một hệ thống thấu kính hội tụ để hội tụ ánh sáng thành một chùm sáng
mạnh, tập trung để làm sáng mẫu vật khi soi kính. Dưới hệ thống thấu kính hội tụ là hệ thống
chắn sáng. Bên dưới cùng của hộp tụ quang có thể có gắn bộ phận để lắp kính lọc màu.
- Vật kính: Là phần quan trọng nhất trong hệ thống quang học của kính hiển vi, nó quyết
định khả năng nhìn rõ của kính. Bên ngoài mỗi vật kính có khắc độ phóng to của vật kính và


5

các tính chất khác của vật kính.
Ví dụ:
+ Vật kính khô:
- 40 / 0,65 - 100 / 0,27 / 0,5 <Độ phóng to / Trị số mở / Chiều dài của thân ống kính (mm)
/ Độ dày của lamen (mm) / Khoảng cách giữa vật kính và lamen (mm) >.
- 10 / 0,25 - 100 / 7,2
<Độ phóng to / Trị số mở / Chiều dài của thân ống kính (mm)
/ Khoảng cách giữa vật kính và lamen (mm)>.
- 3,2 (4,0) / 0,10160
<Độ phóng to /Trị số mở/Chiều dài thân ống kính (mm)>
Hai loại vật kính x3,2 (4,0) và x10 không đòi hỏi độ dày của lá kính (Lamen). Trên tiêu

bản quan sát có thể không cần đậy lá kính (Lamen).
+ Vật kính dầu:
- HI 100 / 1,25 - 100 / 0,17 <Độ phóng to / Trị số mở / Chiều dài thân ống kính (mm) /
Độ dày của lamen (mm) >.
Các loại vật kính x40, x100 (vật kính có trị số mở cao và vật kính chìm) yêu cầu độ dày
của lá kính (Lamen) là 0,17 mm (có thể thay đổi từ 0,15 – 0,19 mm).
Ở những vật kính có độ phóng đại càng lớn thì khoảng cách giữa đầu vật kính đến lamen
càng nhỏ. Do đó, khi thay đổi vật kính cần chú ý để khỏi chạm vào tiêu bản.
Khi quan sát ở kính hiển vi, ngoài độ phóng to của kính, người ta còn chú ý đến khả năng
phân ly của vật kính ( là khoảng cách có thể nhìn rõ được giữa hai điểm gần nhau nhất). Khả
năng phân ly (d) được tính theo biểu thức sau:
λ
d=
2nsinα
λ
: Độ dài bước sóng phát ra từ mẩu vật.
n
: Chỉ số chiết quang của môi trường giữa mẫu vật và vật kính.
α
: Nửa góc mở của vật kính.
2nsinα : Trị số mở của vật kính.
Qua đó, ta thấy muốn có độ phân ly cao phải dùng ánh sáng có bước sóng thật ngắn, hoặc
dùng vật kính có trị số mở lớn.
Nếu dùng vật kính có trị số mở 0,65 và soi với ánh sáng trắng (có bước sóng trung bình λ
= 0,55 µm) thì khoảng cách nhỏ nhất có thể nhìn thấy rõ được là:
0,55
d=
= 0,85 µm
0,65
Với những chi tiết có khoảng cách nhau dưới 0,85 µm thì người ta không phân biệt được.

Trong khi đó nếu dùng thị kính có độ phóng đại lớn hơn cũng không ích gì mà phải thay vật
kính khác có trị số mở lớn hơn.
Nếu thay vật kính chìm (vật kính dầu – x100) thì khoảng cách nhỏ nhất giữa các chi tiết
của vật soi có thể thấy được là:
0,55
d=
= 0,44 µm
1,25
Vì λ đã xác định bởi nguồn ánh sáng thấy, muốn giảm d để tăng khả năng phân tích của
kính thì chỉ có cách là tăng nsinα. Trong số này góc α bị giới hạn bởi nhiều sai lệch khó điều
chỉnh, còn lại là chỉ số chiết quang n. Nhưng n không được cao hơn chỉ số chiết quang của
các thấu kính trong vật kính, nên người ta chỉ nâng n giữa vật kính và mẫu vật bằng một chất
dầu gọi là dầu bách hương (dầu cede) để đạt chỉ số chiết quang tối đa mong muốn bằng chỉ số
chiết quang của thấu kính.
Vì vậy mà kính hiển vi quang học cho tới nay vẫn dừng ở độ phóng đại lý thuyết là 3000


6

với bộ thấu kính: Thị kính 20x, trung gian 1,5x và vật kính 100x. Trong thực tế thì độ phóng
đại này không dùng vì tối đa độ phóng đại thường dùng được với ánh sáng thấy là 1000 lần,
với khoảng cách phân biệt được là 0,2 Micrômet. Những vật kính tốt dùng để nghiên cứu có
thể soi đạt ở độ phóng đại 1500 lần.
Kính hiển vi điện tử giúp ta thấy được hình ảnh của mẫu vật trên một màn huỳnh quang
hoặc trên bản phim chụp ảnh. Về nguyên lý cũng tương tự như kính hiển vi quang học phải có
những chùm tia. Ở đây không phải là ánh sáng mà là chùm tia điện tử. Các chùm tia điện tử
có bước sóng vô cùng ngắn được khuyếch đại bởi các “thấu kính” điện tử hoặc từ để cuối
cùng đập lên một màn huỳnh quang hoặc phim ảnh cho hình ảnh của mẫu vật nơi mà các
chùm tia điện tử đã xuất phát.
Sự tiến bộ kỹ thuật của kính hiển vi điện tử có thể còn nâng cao độ phóng đại của kính hiển

vi điện tử và cũng không phải chỉ là vấn đề độ phóng đại mà còn là ở những hình ảnh nổi cho
phép thấy được ảnh có chiều sâu, có độ lồi lõm phức tạp. Phương pháp này gọi là phương
pháp hiển vi điện tử quét.
Kính hiển vi điện tử có độ phóng đại rất lớn (có thể tới trên 60 vạn lần) vì dùng nguồn điện
tử thay cho nguồn ánh sáng thường. Chiều dài bước sóng của chùm tia điện tử trong điều kiện
chân không ngắn hơn bước sóng của ánh sáng thường khoảng 1000 lần, nghĩa là dao động
trong khoảng 0,0004 – 0,0007 µm. Vì vậy kích thước vật nhỏ nhất có thể nhìn thấy được dưới
kính hiển vi điện tử vào khoảng 0,8 nm ( 1nm = 1/1000 µm).
- Thị kính: Gắn ở đầu trên của ống kính. Thị kính có cấu tạo đơn giản hơn vật kính, chỉ
gồm 2 thấu kính và một cái chắn sáng ở giữa. Trên mỗi thị kính đều ghi độ phóng đại của nó.
Ví dụ: 5x, 6x, 10x, 15x.
Độ phóng đại chung của kính hiển vi (ký hiệu L) sẽ bằng độ phóng đại của vật kính (ký
hiệu Lv) nhân với độ phóng đại của thị kính (ký hiệu Lt).
L = Lv x Lt
1.3. Cách sử dụng và bảo quản kính hiển vi quang học.
1.3.1. Sử dụng.
Trước khi sử dụng phải kiểm tra tất cả các bộ phận của kính, dùng khăn mềm để lau các bộ
phận của kính (Chú ý: chỉ lau bên ngoài, không tháo rời các bộ phận của kính), để kính ngay
ngắn vừa với tầm ngồi, sau đó tiến hành tuần tự các bước tiếp theo để soi tiêu bản.
Bước 1: Lấy ánh sáng.
+ Đối với kính hiển vi phải dùng gương để lấy ánh sáng từ bên ngoài thì làm như sau:
Chọn phía sáng nhất để làm nguồn sáng, quay gương về phía nguồn sáng đã chọn (nếu ánh
sáng mạnh thì dùng mặt phẳng, nếu ánh sáng yếu thì dùng mặt lõm của gương), mở que chắn
sáng nếu hệ thống chắn sáng bị đóng. Mắt nhìn qua lổ trên mâm kính, tay điều khiển gương
sao cho thấy mặt trên hộp tụ quang có 1 chùm sáng mạnh là đạt yêu cầu. Xoay vật kính nhỏ
nhất (vật kính 10) về trục kính (khi nghe tiếng cạch nhẹ là đã đúng vị trí).
Mắt nhìn vào thị kính, thấy vi trường sáng tròn đều là được Nếu vi trường chưa sáng tròn
đều thì mắt nhìn vào thị kính, tay điều khiển gương cho đến khi được vi trường sáng tròn đều.
+ Đối với kính hiển vi dùng ánh sáng đèn thì cắm dây đèn vào ổ cắm, bật công tắc, điều
khiển núm chỉnh ánh sáng ở đế kính để có được ánh sáng thích hợp. Xoay vật kính nhỏ nhất

(vật kính 10x) về trục kính như trên.
Bước 2: Đặt tiêu bản vào mâm kính.
Trước khi đặt tiêu bản vào mâm kính, phải chọn mặt phải, mặt trái của tiêu bản. Mặt phải
của tiêu bản thường có dán lamen, dán nhãn (nếu có lamen và nhãn) hoặc làm giảm bớt độ lóa
của gương khi để nghiêng soi ra ánh sáng (nếu không có lamen, không có nhãn).
Để mặt phải của tiêu bản lên trên, tay phải mở kẹp tiêu bản, tay trái cầm phía đầu nhãn
tiêu bản, đặt tiêu bản vào mâm kính và tay phải thả kẹp giữ tiêu bản ra. Tiêu bản được giữ
chặt vào xe đẩy, trên mâm kính.
Dùng ốc xe đẩy để điều chỉnh sao cho mẫu vật nằm đúng vào trục kính (giữa lổ mâm kính)


7

Chú ý: Có thể dùng điểm sáng của hộp tụ quang để làm điểm chuẩn khi điều chỉnh mẫu vật
về điểm trục kính, nếu mẫu vật nhỏ quá.
Bước 3: Quan sát.
Nguyên tắc bắt buộc khi quan sát là phải quan sát được ở vật kính có độ phóng đại nhỏ, rồi
mới chuyển sang quan sát ở vật kính có độ phóng đại lớn hơn kề nó
Quan sát ở vật kính 10x:
Sau khi đặt tiêu bản đúng chỗ, mắt nhìn vào khoảng cách giữa tiêu bản và vật kính x10, tay
điều khiển ốc đại cấp để nâng mâm kính lên cho đến khi khoảng cách giữa vật kính và tiêu
bản còn 1/2cm thì dừng lại. Mắt nhìn vào thị kính, hạ từ từ mâm kính xuống cho đến khi thấy
rõ mẫu vật.
Điều chỉnh ốc vi cấp để quan sát.
Quan sát ở vật kính 40x:
Ở vật kính 40x cần nhiều ánh sáng hơn, do vậy phải nâng hộp tụ quang lên hoặc phải điều
chỉnh ốc chỉnh sáng để có ánh sáng mạnh thích hợp.
Ở vị trí quan sát được bởi vật kính 10x, xoay vật kính 40x về phía trục kính, mắt nhìn vào
thị kính, tay điều khiển ốc vi cấp cho đến khi thấy rõ mẫu vật. Quan sát mẫu vật ở vật kính
40x.

Chú ý. Từ vật kính 40x trở lên, khoảng cách giữa vật kính và tiêu bản rất ngắn, nên không
được sử dụng ốc đại cấp điều chỉnh kính để tránh làm vỡ tiêu bản.
Quan sát ở vật kính 100x.
Vật kính 100x còn gọi là vật kính dầu (vật kính chìm) vì vật kính này khi sử dụng nó luôn
luôn chìm trong dầu.
Nhỏ một giọt dầu cede (dầu soi kính hiển vi) lên mẫu vật trên tiêu bản tại điểm đã quan sát
ở vật kính x40. Để nguyên vị trí đã quan sát được ở vật kính 40x, xoay vật kính 100x về trục
kính. Đầu vật kính 100 sẽ chạm vào giọt dầu cede. Nâng hộp tụ quang lên tối đa (hoặc điều
khiển ốc chỉnh sáng cho ánh sáng mạnh nhất). Mắt nhìn vào thị kính, tay điều khiển ốc vi cấp
cho đến khi thấy rõ mẫu vật. Quan sát ở vật kính 100x.
Trong phòng thực tập khi sử dụng vật kính 100x phải có sự chỉ dẫn của cán bộ hướng dẫn
thực hành.
* Một số điểm cần chú ý khi sử dụng kính hiển vi.
- Khi quan sát, cần thường xuyên nhấp nháy ốc vi cấp để thấy được đầy đủ trên các mặt
phẳng khác nhau của vi phẩu.
- Ốc vi cấp chuyển động được cả 2 chiều, mỗi chiều ít nhất 2 vòng. Nếu đang vặn mà thấy
bị kẹt cứng thì phải dừng ngay và quay ngược về chiều kia. Tuyệt đối không được dùng sức
mạnh để vặn tiếp, vì sẽ làm hỏng bộ phận này. Trong trường hợp đó, phải dùng ốc đại cấp để
nâng hay hạ mâm kính cho phù hợp rồi mới điều chỉnh ốc vi cấp cho rõ nét.
- Ảnh thấy trong kính hiển vi luôn luôn ngược chiều với vật quan sát Vì vậy, để cho hình
ảnh trong kính được thuận chiều, dễ quan sát thì khi dặt tiêu bản lên mâm kính phải quay
ngược lại với chiều muốn có, khi di chuyển tiêu bản trên mâm kính cũng phải di chuyển
ngược chiều với chiều mình muốn.
- Nên mở cả hai mắt khi quan sát (kể cả dùng kính một mắt) Mắt trái nhìn vào kính, mắt
phải nhìn vào giấy vẽ đặt bên phải kính (ngược lại nếu thuận tay trái) Như thế ta có thể vừa
quan sát vừa vẽ mà không cần di chuyển thân mình Không nên nhắm một mắt vì nhìn lâu sẽ
mỏi.
- Người ta quy ước chia vị trí trên kính trường như trên mặt đồng hồ (cũng từ 1 đến 12 giờ)
để dễ dàng trao đổi ý kiến với nhau.
- Khi sử dụng vật kính 40x trở lên tuyệt đối không được dùng ốc đại cấp.

- Ở độ phóng đại càng lớn thì cần ánh sáng càng nhiều.
1.3.2. Bảo quản.
- Sau khi sử dụng xong, xoay tất cả các vật kính ra trước, mở kẹp tiêu bản, lấy tiêu bản ra


8

trả về chỗ cũ, hạ mâm kính, hạ hộp tụ quang, dùng khăn mềm khô lau lại kính. Dùng hai tay
bê kính cất vào tủ chống ẩm.
- Phải giữ gìn kính luôn luôn sạch sẽ, không để bụi bẩn và hóa chất dính vào. Luôn luôn
giữ kính ở nơi khô ráo, mát mẻ để các bộ phận quang học không bị mốc.
- Khi lau kính, khi sử dụng kính, không được tháo rời các bộ phận của kính. Không được
dùng tay xoa trên mặt các thấu kính, mà nên dùng một bút lông nhỏ sạch để chải bụi ở các
mặt kính hoặc dùng bông mềm, sạch để lau.
- Nếu sử dụng vật kính 100x thì phải dùng xylen hoặc toluen hoắc Alcol Ethylic (tuỳ theo
loại vật kính mà sử dụng dung môi cho phù hợp) thấm vào khăn bông mềm hoặc giấy thấm để
lau sạch dầu cede đầu vật kính 100x. Một số loại vật kính khi dùng Alcol Ethylic để lau thì sẽ
làm tan chất gắn các thấu kính của vật kính. Nhưng ngược lại, một số loại vật kính thì xylen
và toluen lại làm tan chất gắn các thấu kính của vật kính.
- Tránh mọi sự va chạm mạnh vào kính, không đánh đổ, đánh rơi kính. Nếu di chuyển kính
ra khỏi phòng thí nghiệm, nhất thiết phải đưa kính vào hộp của nó có chèn lót cẩn thận.
- Nếu phát hiện có 1 hư hỏng nào đó, nhất thiết không được tự ý tháo ra sửa chữa mà phải
báo với cán bộ hướng dẫn biết để xử lý.
2. Tiêu bản hiển vi.
2.1. Thành phần.
- Lam kính (phiến kính): hình chữ nhật, kích thước 20 x 76 mm, dày khoảng 1mm, dùng để
mang mẫu vật soi ở kính hiển vi.
- Mẫu vật: được dàn đều và mỏng lên lam kính.
- Lamen (lá kính): có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau. Thường có hình vuông với
kích thước 10 x 10mm, 22 x 22mm hoặc hình chữ nhật kích thước 22 x 32mm, 25 x 50mm,

dày 0,12 – 0,14mm. Lamen dùng để đậy mẫu vật trên lam kính.

Hình 3. Tiêu bản hiển vi.

2.2. Các loại tiêu bản hiển vi.
2.2.1. Tiêu bản soi tươi.
Để nghiên cứu những mẫu vật đang còn sống (Tế bào sống hoặc các vi sinh vật đang
sống), là một trong những phương pháp cơ bản của kỹ thuật hiển vi. Qua đó, người ta biết
được thêm các đặc điểm sinh trưởng và phát triển của chúng.
Cách làm: Đối với những mẫu nghiệm là chất lỏng mà có đậm độ tế bào thấp , người ta lấy
mẫu nghiệm đem ly tâm rồi lấy cặn ly tâm để dàn lên lam kính rồi đậy lamen và quan sát soi
tươi. Đối với những mẫu nghiệm là chất lỏng có đậm độ tế bào lớn thì người ta lấy nhỏ một
giọt nước muối sinh lý nhỏ lên phiến kính sạch, dàn đều, mỏng mẫu vật lên giọt nước muối
sinh lý đó. Đậy lamen, quan sát ở vật kính 10x và 40x.
Những mẫu nghiệm đặc và chất rắn đều phải được cắt mỏng thành lát mỏng, đặt các lát
mỏng lên lam kính trong dung dịch sinh lý để quan sát soi tươi.
Chú ý:
- Phải làm sạch, khô lam kính và lamen.
- Mẫu vật dàn vào giọt nước muối sinh lý phải vừa đủ, không nhiều quá, dày quá mà chồng
chất lên nhau khi quan sát không thấy rõ được, nhưng cũng không quá ít thì khó tìm thấy.


9

- Đậy lamen không để tạo thành các bọt không khí dưới lamen bằng cách để 1 cạnh lamen
chấm vào giọt mẫu vật, để nghiêng lamen rồi từ từ hạ xuống.
Ngoài phương pháp làm tiêu bản soi tươi không nhuộm màu, người ta còn dùng phương
pháp soi tươi có nhuộm màu đối với các mẫu vật đang sống. Mục đích của phương pháp này
là nhuộm một vài thành phần của tế bào khi mẫu vật đang sống. Nó đóng vai trò quan trọng
trong việc nghiên cứu sinh lý của đối tượng quan sát. Nguyên tắc của phương pháp này là:

Một vài bộ phận của cơ thể sống có một số khả năng tích lũy một số chất màu nhất định. Qua
đó sẽ xuất hiện sự tương phản về màu sắc làm cho người ta dễ phân biệt với các bộ phận khác
không bắt màu. Chất màu được dùng phải ở nồng độ rất loãng để giảm mức thấp nhất sự tác
hại của thuốc nhuộm màu với mẫu vật.
Người ta thường dùng 2 loại chất màu.
+ Chất màu diacrom dùng cho tiêu bản quan sát ở kính hiển vi thông thường.
+ Chất màu loại fluorocrom dùng cho tiêu bản quan sát ở kính hiển vi huỳnh quang.
+ Chất màu loại Diacrom thường dùng để nhuộm không bào, màng tế bào, thể hạt sợi
(chondriosome) và một phần các lạp thể (Plastid). Không dùng để nhuộm nhân tế bào.
Thuốc màu Fluorocrom có ưu điểm là được dùng ở nồng độ rất thấp, mà kết quả lại cho
hình ảnh tương phản rõ hơn thuốc màu diacrom , vì vậy mà ít độc cho vật sống đang quan sát.
Nhưng thuốc màu Fluorocrom lại có nhược điểm là khi quan sát phải dùng nguồn sáng xanh
hay cực tím, mà loại ánh sáng này lại rất có hại cho cơ thể sống và dần dần làm nhạt màu của
thuốc nhuộm
2.2.2. Tiêu bản cố định.
Thông thường khi làm tiêu bản cố định, người ta cần nhuộm màu và tiến hành nhiều bước.
- Đối với mẫu vật là chất lỏng (như các chất dịch, máu, mủ, đàm …) người ta phết đều và
mỏng mẫu vật lên lam kính, để khô, cố định rồi nhuộm màu (nếu mẫu vật là chất lỏng có đậm
độ tế bào thấp thì phải ly tâm, lấy cặn ly tâm để làm tiêu bản).
- Đối với mẫu vật đặc (như mô cơ, mô xương …) người ta chọn mẫu vật thích hợp, cố định
mẫu vật khi còn tươi để giết chết mẫu vật tức khắc, ngăn chặn quá trình tự phá hủy do men
hay thối rữa trong các mô; đồng thời làm cho các mô cứng hơn để dễ cắt, dễ nhuộm màu hơn,
các dung dịch được dùng để làm chất cố định thường là acide cromic, ethanol, formol…
+ Khử nước: Sau khi lấy mẫu vật ra khỏi dung dịch cố định, cần rữa sạch bằng nước rồi
ngâm vào các lọ cồn với nồng độ cao dần để loại nước và làm cho mẫu vật khỏi bị co rúm
+ Chuyển mẫu vật vào môi trường trung gian: Chất trung gian này vừa phải hòa tan trong
cồn, vừa hòa tan được parafin. Thường dùng là benzen.
Chuyển mẫu vật vào parafin để cho parafin ngấm hoàn toàn vào mẫu vật.
+ Đúc khối parafin: Khi parafin đã ngấm hoàn toàn vào mẫu vật, đem đúc thành khối trong
những khuôn giấy nhỏ hoặc chén nhỏ bằng thiếc, sứ … được tráng mỏng 1 lớp glycerin và

sau đó làm nguội nhanh thỏi parafin.
+ Chuẩn bị phiến kính sạch, bôi lên phiến kính chỗ sau này sẽ đặt lát cắt một lớp mỏng
chất dính glycerin – lòng trắng trứng để khi đặt các lát cắt vào, nó được dính chặt vào phiến
kính, khỏi bị bong ra khi loại parafin và khi nhuộm màu. Để phiến kính khô mới đem dùng.
Lưu ý: Chất dính này có khả năng phát huỳnh quang riêng nên khi soi bằng kính hiển vi
huỳnh quang thì cần phải dùng chất dính khác.
+ Cắt mẩu vật qua khối parafin bằng máy cắt và đưa các lát cắt lên phiến kính.
+ Loại parafin ở lát cắt và nhuộm màu.
+ Gắn Lamen lên mẩu vật bằng bome canada.
* Phương pháp nhuộm màu.
Tùy theo từng loại mẫu vật và mục đích nghiên cứu mà người ta dùng các chất màu và
phương pháp nhuộm khác nhau nhằm làm nổi rõ một số thành phần cấu tạo của từng tế bào
hoặc của từng mô trong cơ thể sinh vật. Ở đây đề cập đến phương pháp thông thường nhất.
Trong nghiên cứu về tế bào và giải phẩu học, người ta thường áp dụng cách nhuộm sau.


10

- Nhuộm đơn: chỉ dùng một loại chất màu. Ví dụ nhuộm thể nhiễm sắc ở thực vật bằng
dung dịch carmin – acetic; nhuộm tế bào máu bằng giemsa.
- Nhuộm phối hợp: Dùng từ 2 chất màu trở lên.
Ví dụ:
+ Nhuộm 2 màu bằng phương pháp nhuộm kết hợp giữa carmin – phèn chua – xanh
methylen để nghiên cứu cấu tạo giải phẩu thực vật.
+ Nhuộm Gram, nhuộm Ziehl – Neelsen để nghiên cứu các loại vi khuẩn, nhuộm
Papanicolaous để nghiên cứu tế bào và tổ chức mô…
+ Nhuộm tăng dần: Vật nhuộm đặt vào dung dịch màu cho đến khi màu sắc đạt yêu cầu thì
dừng lại, sau đó rửa sạch chất màu dính ngoài rồi quan sát.
+ Nhuộm giảm dần: Vi phẩu được nhuộm màu quá đậm, sau đó dùng chất lỏng thích hợp
để tẩy bớt màu thừa cho đến khi màu sắc vừa đúng thì dừng lại.

Đối tượng cần nhuộm cũng có các loại sau:
+ Vật nhuộm đang sống phải chọn chất màu thích hợp để giữ cho nó tiếp tục sống bình
thường khi quan sát.
+ Vật nhuộm đã cố định và đã cắt: Áp dụng trong đa số trường hợp nghiên cứu cấu tạo giải
phẩu.
+ Vật nhuộm đã cố định, rửa sạch rồi nhuộm mà không cắt: Áp dụng đối với các mẩu vật
bé mảnh dẻ, hoặc làm các tiêu bản thực vật ép bẹp trên phiến kính.
Kết quả nhuộm màu phụ thuộc vào nhiều yếu tố, tính chất lý hoá của vật nhuộm, chất
lượng của thuốc nhuộm, nồng độ pH của dung dịch nhuộm, nhiệt độ và thời gian nhuộm,
phương pháp tẩy và rửa sau khi nhuộm, v.v… Thực ra các yếu tố này khó kiểm tra chặt chẽ,
cũng có khi không cần thiết, nên phần nhiều vẫn dựa theo kinh nghiệm.
Đối với loại tiêu bản cố định có nhuộm màu, thường người ta gắn lamen đậy lên mẫu vật
để bảo quản tiêu bản được lâu dài. Nhỏ lên phiến kính chỗ có mẫu vật thích hợp một giọt
bome canada pha loãng bằng xylen, đặt lamen nghiêng chấm một cạnh lên giọt bome, để hạ
cạnh đối diện xuống từ từ, bome tự dàn đều dưới lamen. Để tiêu bản nằm ngang chỗ thoáng
mát khoảng 1 tuần cho bome khô cứng là đem dùng được.

V. CÂU HỎI ĐỂ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ.
1. Trình bày cấu tạo và chức năng của các bộ phận trong kính hiển vi quang học. Vẽ và chú
thích.
2. Thực hành sử dụng thành thạo kính hiển vi.
3. Thực hành bảo quản, lau chùi và di chuyển kính hiển vi.
4. Tiêu bản hiển vi là gì? Thành phần của tiêu bản hiển vi. Phân loại sơ bộ các loại tiêu bản
hiển vi ?
5. Trình bày các bước tiến hành làm tiêu bản soi tươi và mục đích của phương pháp này ?
6. Trình bày tổng quát các bước làm tiêu bản nhuộm màu, ý nghĩa mục đích của phương
pháp này ?
7. Thực hành làm các loại tiêu bản. Tiêu bản soi tươi, tiêu bản niêm mạc miệng, tiêu bản
máu người, tiêu bản máu gà, tiêu bản tinh trùng người.
8. Kiến tập làm tiêu bản thần kinh tủy sống Thỏ.



11

Bài 2: HÌNH THỂ VÀ CẤU TRÚC TẾ BÀO
I. YÊU CẦU.
- Nắm được các phương pháp cơ bản nghiên cứu tế bào.
- Quan sát và nhận diện được hình dạng và cấu trúc tế bào, nhân tế bào ở một số tế bào của
người, động vật, thực vật.
- Tự làm một số tiêu bản đơn giản để quan sát hình dạng tế bào và nhân tế bào.

II. DỤNG CỤ, HÓA CHẤT, MẪU VẬT.
- Kính hiển vi. mỗi sinh viên một cái.
- Phiến kính sạch, lamen .
- Lọ đựng tảo rung.
- Tranh vẽ các loại cấu trúc tế bào và nhân tế bào.
- Tiêu bản các loại.
- Cồn 960, cồn tuyệt đối.
- Giấy thấm, kim chích đầu ngón tay để lấy giọt máu.
- Giemsa, xanh methylen, dầu cede, hematoxylin, eosine, acide acetic, ether.

III. TÓM TẮT NỘI DUNG.
1. Các phương pháp nghiên cứu tế bào.
1.1. Phương pháp hiển vi quang học.
Với kính hiển vi quang học ta có thể quan sát được tế bào sống và tế bào đã định hình.
Muốn xem tế bào sống phải đặt mẫu vật vào môi trường giống hay gần giống với môi
trường sống tự nhiên của nó. Một số bộ phận của tế bào sống có chỉ số chiết quang bằng nhau
nên quan sát theo phương pháp bình thường không thể thấy được nhưng khi cải biến chút ít
bằng các phụ kiện thành kính hiển vi nền đen hay kính hiển vi đối pha thì có thể thấy rõ ràng
hơn. Để quan sát những bào quan và những vật thể trong tế bào có cấu trúc tương tự cấu trúc

của tinh thể, người ta dùng kính hiển vi phân cực. Để quan sát hình thể không gian ba chiều
của tế bào, người ta dùng kính hiển vi soi nổi hoặc kính hiển vi đảo ngược . Tế bào sống cũng
có thể nhuộm sống để tăng độ chiết quang của các phần khác nhau. Chất màu nhuộm phải
loãng, không độc hoặc rất ít độc đối với tế bào. Các phẩm nhuộm thường dùng là đỏ trung
tính, xanh Janus, lục Trypan, lục Methyl, đỏ Trypan.
Phương pháp hay dùng hơn là xem tế bào đã định hình và nhuộm, định hình nhằm làm cho
tế bào chết một cách đột ngột để cho hình dạng tế bào ít thay đổi nhất. Sau định hình, một số
bộ phận trong tế bào thường bị co lại, phồng lên hoặc bị đông lại.
Để định hình người ta sốc nóng hay đông lạnh hay dùng các hoá chất như alcol, các muối
kim loại nặng như Platin clorua, thuỷ ngân biclorua, Uran nitrat, các axit như axit acetic, axit
picric, axit cromic, axit focmic. Mẫu vật sau khi định hình nếu dày quá thì phải cắt thành từng
lát cắt mỏng khoảng vài Micromet. Sau đó nhuộm bằng các chất màu thích hợp.
Với kính hiển vi giao thoa và các phương pháp giao thoa cũng có thể phần nào xác định
được sự tập trung của các chất rắn có trong nhân, hạch nhân và bào tương của các tế bào đang
phát triển.
Dưới kính hiển vi mà đặc biệt là dưới kính hiển vi đảo ngược và hệ thống vi thao tác,
người ta có thể tiến hành phẫu tích gọi là vi phẫu tích với những dụng cụ rất nhỏ, tách được
nhân ra khỏi tế bào hoặc cắt tế bào ra thành những mảnh nhỏ, hoặc tiến hành những kỹ thuật
khác để nghiên cứu tế bào.
1.2. Phương pháp hiển vi điện tử.
Phương pháp này thực chất là chùm điện tử được dùng để quan sát tế bào qua các bộ máy
phức tạp. Nhờ bước sóng ngắn mà kính hiển vi điện tử có độ phóng đại lên hàng chục vạn lần,
có thể phân biệt đến A: Loại kính hiển vi có chùm tia xuyên qua mẩu vật được gọi là xuyên
qua (Transmission electron microscope). Kính hiển vi điện tử mà chùm tia không xuyên qua


12

mẫu vật (đã được bao một màng mỏng bằng vàng), nó ghi nhận các điện tử thứ cấp bắn ra từ
bề mặt của mẫu vật phản ánh cấu trúc không gian ba chiều của mẫu vật.

1.3. Phương pháp hoá học tế bào.
Phương pháp hoá học tế bào giúp ta xác định được vị trí tập trung của các chất khác nhau
trong tế bào và trong nhiều trường hợp có thể định lượng được chúng nhờ những máy quang
phổ. Nhờ các phương pháp hoá học tế bào mà ta có thể xác định được protide, acide nucleide,
lipide, các chất lipoide, hormon, vitamin, các kim loại và các enzyme. Người ta có thể dựa
trên các phản ứng định tính hoá học, đối với từng loại chất, bằng cách dùng thuốc thử khác
nhau, có thể thấy được màu sắc đặc trưng và vị trí của chất được phát hiện. Người ta cũng có
thể định lượng các chất có trong tế bào bằng phương pháp quang kế tế bào.
Các phương pháp sắc kí và điện di ngày nay được áp dụng rộng rãi để phân tích định tính
và định lượng tới acide amin và các thành phần trong dịch tế bào.
Trong số các phương pháp hoá học tế bào thì phương pháp hiển vi huỳnh quang có vị trí
nổi bật hơn cả. Phương pháp này giúp ta nhìn thấy một số chất hoá học trong tế bào chưa bị
tổn thương. Nguồn sáng của kính hiển vi huỳnh quang là đèn thuỷ ngân tạo ra một chùm
nhiễu tia xanh và tia cực tím, các gương lọc ánh sáng và gương tán sắc đặc biệt sẽ phản chiếu
lên bản quan sát những tia bước sóng ngắn, các tia UV đó tác động gây ra hiện tượng huỳnh
quang và làm cho bản quan sát phát ra những tia sáng huỳnh quang có bước sóng dài hơn; độ
dài bước sóng bức xạ huỳnh quang luôn luôn dài hơn độ dài bước sóng bức xạ gây ra nó.
Các vật thể có khả năng huỳnh quang bắt đầu phát sáng một cách rõ ràng và mỗi chất có
một bức xạ huỳnh quang đặc trưng. Chẳng hạn chất diệp lục có bức xạ huỳnh quang màu đỏ
tươi.
Phương pháp hiển vi huỳnh quang được áp dụng rộng rãi trong vi sinh vật học, miễn dịch
học, phương pháp kháng thể huỳnh quang. Người ta sử dụng Quinacin và một số dẫn chất để
phát hiện các băng huỳnh quang trên nhiễm sắc thể và vật thể giới tính Y ở tế bào lúc gian kỳ.
1.4. Phương pháp nuôi cấy tế bào.
Trong nhiều trường hợp việc nghiên cứu từng loại tế bào là cần thiết, nhiều trường hợp cần
số lượng lớn tế bào một loại nào đó. Các phương pháp tách và nuôi cấy tế bào được cải tiến
và hoàn thiện dần.
Các tế bào tách riêng được nuôi cấy trong các bình nuôi cấy chứa môi trường dinh dưỡng
thích hợp. Những tế bào như bạch cầu Lympho máu ngoại vi, các tế bào từ bào thai bong ra
trong dịch ối, các mô tách ra từ cơ thể như mô lấy từ bào thai, mô lấy từ da… Các tế bào nuôi

cấy sau khi rời khỏi cơ thể vẫn sống và sinh sản và về cơ bản vẫn giữ được bản chất sinh học
của cá thể nguồn gốc mà chúng được tách ra.
Các tế bào nuôi cấy được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như:
- Chẩn đoán trước sinh bằng cách nuôi cấy tế bào nước ối.
- Sử dụng tế bào nuôi cấy để làm mô hình thực nghiệm.
- Sản xuất các chế phẩm sinh học: sản xuất vaccin virus, sản xuất các hoạt chất sinh học,
sản xuất Interferon trong điều trị viêm gan B,C và một số bệnh ung thư, sản xuất kháng thể
đơn dòng.
- Tế bào động vật sử dụng trong cấy ghép để khắc phục các sai hỏng của cơ thể: cấy ghép
các tế bào tụy tạng sản xuất insulin, cấy ghép các tế bào thần kinh để phục hồi chức năng của
não, cấy ghép các tế bào nguồn tạo máu để khắc phục tình trạng không hoạt động của tủy
xương, cấy ghép các tế bào sụn lành để khắc phục các tổn thương của sụn ở các khớp.
- Tạo cơ quan từ tế bào động vật nuôi cấy: Sản xuất mạch máu tự nhiên bằng nuôi cấy tế
bào động mạch chủ của bò. Tạo dòng trị liệu để có những mô, những cơ quan mới thay thế
cho mô, cơ quan bị hư hỏng.
Đặc biệt ứng dụng của lĩnh vực này và có triển vọng lớn đó chính là tế bào phôi thai người.
Sản xuất các hợp chất tự nhiên hay nhân tạo từ tế bào thực vật nuôi cấy.
- Tái sinh cây có đặc tính sinh học mong muốn.


13

- Tạo sinh khối từ tế bào vi sinh vật nuôi cấy.
- Sản xuất các hợp chất phân tử lượng thấp và cao phân tử từ tế bào vi sinh vật nuôi cấy.
- Sử dụng tế bào vi sinh vật nuôi cấy trong một số quá trình công nghệ.
1.5. Phương pháp tự chụp hình phóng xạ.
Phương pháp này dựa vào khả năng phát hiện nhờ phim ảnh, các chất phóng xạ được đưa
vào các hợp chất thích hợp rồi đưa các hợp chất đó vào tế bào. Chất phóng xạ khi xâm nhập
vào tế bào và nằm ở vị trí theo sự chuyển hoá của nó. Sau đó lấy mô hoặc tế bào ra định hình,
cắt mỏng đặt lên phiến kính và có thể nhuộm. Bọc phiến kính bằng nhủ tương ảnh trong tối và

giữ trong tối như phim ảnh. Sau một thời gian chất phóng xạ nằm trong tế bào sẽ phát ra các
điẹn tử, các điện tử này sẽ tác động lên Bromua bạc của nhủ tương ảnh. Đem rửa phiến kính
như rửa phim ảnh thường, khi soi dưới kính hiển vi sẽ nhìn thấy cả hình tiêu bản bình thường
và ảnh của bộ phận tế bào có chất phóng xạ, chỗ những vệt đen tập trung trên nhủ tương ảnh.
Các chất đồng vị phóng xạ thường dùng là 14C, 35S, 3H, 32P, 14C, 35S đưa vào các axit amin
để theo dõi sự tổng hợp protein, 3H được đưa vào timin hoặc uraxin để theo dõi sự tổng hợp
AND, ARN.
1.6. Phương pháp ly tâm phân tách.
Ly tâm phân tách là phương pháp cho phép tách rời các bào quan thành từng loại thuần
khiết để nghiên cứu. Phương pháp này gồm có hai bước:
- Nghiền tế bào để phá vỡ tế bào sao cho chỉ làm vỡ màng mà không hại tới các bào quan
và các thành phần khác của bào tương. Nghiền và để lắng ở nhiệt độ thấp trong môi trường
đặc trưng chứa dung dịch đệm để duy trì độ pH ổn định.
- Làm lắng bằng máy li tâm. Trong máy li tâm, các thành phần khác nhau sẽ bị kéo bởi một
lực li tâm khác nhau.
1.7. Phương pháp nhiễu xạ tia X.
Tia X cũng như ánh sáng đều bị nhiễu xạ khi va chạm vào vật chất. Đối với tia X, những
tâm gây nhiễu xạ là những nguyên tử cấu tạo nên các phân tử.
Khi những tâm gây nhiễu xạ cách đều nhau, những tia X bị nhiễu xạ cùng tia tới làm thành
một góc xác định có trị số tỉ lệ nghịch với khoảng cách các tâm gây nhiễu xạ. Khoảng cách đó
gọi là chu kỳ và những cấu trúc gồm các tâm gây nhiễu xạ được gọi là cấu trúc có chu kỳ. Khi
chu kỳ có cấu trúc nhỏ hơn vài chục Ăngstron, những góc làm bởi những tia nhiễu xạ và tia
tới sẽ lớn hơn 50 trường hợp này gọi là nhiễu xạ với góc lớn. Chu kỳ ở vào khoảng từ 40-1000
Angstron, góc đó sẽ nhỏ hơn 50 và gọi là nhiễu xạ góc nhỏ.
Sự nhiễu xạ với góc lớn cho phép đo những khoảng cách giữa những nguyên tử cùng phân
tử và xây dựng lại cấu trúc ba chiều của phân tử. Nhờ phương pháp này, người ta xây dựng
được mô hình không gian của các phân tử axit nucleic, polysaccarit và một số protein.
Sự nhiễu xạ với góc nhỏ cho phép đo khoảng cách giữa các phân tử giống nhau sắp xếp
thành cấu trúc chu kỳ như sự sắp xếp của những phân tử Photpholipide trong Myelin hoặc sự
sắp xếp của các đại phân tử hình sợi trong tế bào cơ.

Về thực hành, người ta chiếu một chùm nhỏ tia X trên một mẫu vật, những tia bị nhiễu xạ
chiếu hình lên một tấm kính ảnh đặt ở sau nó.
Biết khoảng cách giữa mẫu vật và tấm ảnh và hướng của tia tới có thể tính các góc của các
tia bị nhiễu xạ so với tia tới. Từ những số liệu đó người ta tính ra chu kỳ của những tâm gây
nhiễu xạ.
Nhờ sức đâm xuyên lớn của tia X, người ta có thể nghiên cứu những mẫu vật tương đối
dày và những nhóm tế bào. Ví dụ đo khoảng cách của những đại phân tử hình sợi ở trong bào
tương của tế bào cơ có thể thực hiện trên một bắp thịt nguyên vẹn kích thước nhỏ như bắp thịt
bàn chân ếch, bắp thịt cánh ruồi. Phương pháp này còn có thể thực hiện được trên mẫu vật
đang sống, cho phép so sánh những cấu trúc siêu vi thể ở trạng thái sống và sau khi định hình.
Phương pháp nhiễu xạ tia X còn có khả năng theo được dõi sự vận động bên trong phân tử
nhờ các kết quả nối tiếp nhau kiểu quay phim.


14

Ngoài phương pháp trên một phương pháp lý sinh khác gọi là nhiễu xạ nơtron đã được sử
dụng thành công trong nghiên cứu phức hợp các phân tử khác nhau. Kỹ thuật nhằm cho một
chùm tia nơtron đi qua một tinh thể. Phổ thu được cho phép thấy vị trí các nguyên tử trong
lưới tinh thể. Khi notron nhiễu xạ, độ khuyếch đại của nhiễu xạ sẽ là âm đối với các nguyên
tử Hydro, còn có các yếu tố khác có trong mô sinh vật thì có độ khuyếch đại ấy là dương.
Prôtein chứa một tỉ lệ Hyđrô cao hơn tỉ lệ ấy ở AND. Lợi dụng tính chất này, người ta khám
phá ra mô hình liên kết của Prôtein histon với AND tức là cấu trúc của sợi Cromatin, thành
phần chính của nhiễm sắc thể của sinh vật bậc cao.
2. Phân loại tế bào.
Tế bào là hệ thống sống cơ bản, là cơ sở vật chất của cấu tạo, phát triển và hoạt động của
mọi cơ thể động vật và thực vật. Người ta chia tế bào các loài sinh vật thành hai kiểu chính.
2.1. Tế bào có nhân không điển hình (tế bào Prokaryota hay Prokaryotie cell): virus, vi khuẩn,
tảo lam. Vùng nhân không có màng bao bọc.
2.2. Tế bào có nhân điển hình (tế bào Eukaryota hay Eukaryotie cell). Nhân có màng nhân

tách biệt nhân với bào tương.
Tùy thuộc vào chức năng sinh lý của tế bào và sự tác động cơ học của các yếu tố tế bào và
mô bao quanh chúng mà tế bào, nhân tế bào có hình dạng, kích thước và sự bắt màu khác
nhau.
Kích thước, hình dạng, màu sắc tế bào không phụ thuộc vào kích thước cơ thể sinh vật.

IV. NỘI DUNG.
1. Tế bào sợi nuôi cấy.
1.1. Cách làm tiêu bản.
Lấy tế bào phôi thai người trong điều kiện vô trùng và đem nuôi cấy ngay trong môi
trường, nhiệt độ, độ pH thích hợp đã có đặt sẵn các tấm lamen vô trùng. Sau 72 giờ các tế bào
mọc đều trên lamen, lấy ra định hình (cố định), để khô, nhuộm màu bằng Hematoxyline.
1.2. Quan sát.
Quan sát ở vật kính 10x và vật kính 40x:
Các tế bào sợi có dạng hình thoi, hình tam giác kéo dài nối tiếp nhau; nhân có nhiều chấm
hạt nhiễm sắc bắt màu hồng đậm; bào tương bắt màu hồng nhạt hơn. Bên cạnh các tế bào ở
gian kỳ, các tế bào đang phân chia chuyên nhiễm, có một số ít các tế bào đang phân chia vô
nhiễm và ta thường bắt gặp một số dạng: tế bào có nhân thắt lại để chuẩn bị chia đôi, hoặc
nhân và bào tương thắt lại nhưng chưa phân chia thành hai, hoặc tế bào có nhân đã phân đôi
hoàn toàn và bào tương thắt lại chuẩn bị trở thành hai tế bào.

1

2

Hình 4. Tế bào sợi nuôi cấy.

1. Thân; 2. Nhân.



15

1
2

Hình 5. Tế bào sợi nuôi cấy.

1. Thân; 2. Nhân.
2. Tế bào thần kinh tủy sống.
2.1. Cách làm tiêu bản:
Tủy sống chó, hay thỏ, hay khỉ được lấy ra, cố định, đúc khuôn parafin, cắt thành những lát
mỏng bằng máy cắt, đưa lát cắt lên lam kính, tẩy parafin, khử nước và nhuộm màu bằng
Hematoxyline – Eosin.
2.2. Quan sát ở vật kính 10x và 40x.
Khi quan sát tiêu bản tế bào thần kinh tủy sống ta nhận thấy có hai vùng.

Hình 6. Vùng chất xám và vùng chất trắng của thần kinh tủy sống.

- Vùng chất trắng: Bắt màu hồng nhạt, không có các mảnh thân tế bào thần kinh, chỉ có các
lát cắt ngang của các sợi trục.
- Vùng chất xám: Bắt màu hồng đậm hơn, có nhiều mảnh thân tế bào thần kinh với nhiều
hình dạng khác nhau.
Do lát cắt rất mỏng nên nó có thể đi qua giữa thân tế bào hoặc một bên thân tế bào cho nên
ở vùng chất xám của tiêu bản tế bào thần kinh tủy sống có các mảnh thân tế bào thần kinh với
nhiều hình dạng khác nhau: Hình sao, hình tam giác, hình đa giác, hình vợt … có nhân hoặc
không nhân. Hiếm khi thấy một tế bào thần kinh nguyên vẹn.


16


Nhân tế bào thần kinh có hình tròn nhỏ, bắt màu hồng đậm.

1
2

Hình 7. Vùng chất xám của thần kinh tủy sống.

1. Mảnh thân tế bào thần kinh; 2. Nhân.

Hình 8. Vùng chất trắng của thần kinh tủy sống.

3. Tế bào biểu bì hành.
3.1. Cách làm tiêu bản.
Củ hành được tách ra và bóc tách từng lớp vỏ, lột màng mỏng phía trong, cố định và
nhuộm màu bằng dung dịch iodua.
3.2. Quan sát.
Quan sát ở vật kính 10x và 40x.
Các tế bào biểu bì hành hình chữ nhật kế tiếp nhau như bức tường xây bằng gạch mà các tế
bào là những viên gạch.
Bào tương bắt màu tím hoặc xanh tím nhạt; nhân tròn, nhỏ, bắt màu tím đậm hơn.
Đặc biệt đối với loại tế bào này ta có thể quan sát thấy hạch nhân.


17

1

2

3


Hình 9. Tế bào biểu bì hành.

1. Tế bào chất; 2. Nhân; 3. Hạch nhân.
4. Tế bào máu người.
4.1. Cách làm tiêu bản.
Sát trùng đầu ngón tay, dùng kim vô trùng chích đầu ngón tay, nặn lấy một giọt máu, nhỏ
giọt máu lên 2/3 leme kính sạch, dùng một lame kính khác đẩy giọt máu chạy đều trên lame,
để khô, cố định bằng cồn, để khô, nhuộm màu bằng giem sa
4.2. Quan sát.
Quan sát ở vật kính 40x và 100x.
Tiêu bản máu người gồm có 3 loại tế bào:
- Hồng cầu: Hình tròn, kích thước khoảng 7,5µm (Micron), không có nhân, bắt màu hồng
nhạt.
- Tiểu cầu: Là những thể hình sao nhỏ (và các thể có hình thù khác như hình tam giác, hình
bầu dục) với nhiều hạt Kích thước từ 2 – 5µm nằm thành từng cụm, bắt màu hồng đậm hoặc
hồng tím.
- Bạch cầu:
Ở máu ngoại vi của người có hai nhóm bạch cầu. Hai nhóm bạch cầu này khác nhau về
kích thước, hình dạng và tỷ lệ của chúng trong máu. Và đặc biệt là khác nhau về số lượng
nhân có trong mỗi tế bào bạch cầu: Bạch cầu đơn nhân tế bào chỉ có một nhân, bạch cầu đa
nhân tế bào có nhiều nhân.
+ Bạch cầu đơn nhân:
Trong nhóm bạch cầu đơn nhân, người ta dựa vào sự khác nhau về kích thước tế bào, hình
dạng nhân và chức năng của tế bào bạch cầu để chia thành hai loại:
* Monocyte: Là loại bạch cầu có kích thước lớn nhất trong tất cả các loại bạch cầu, khoảng
15 – 25µm (có khi lên tới 35 µm) có một nhân lớn hình ngọn lửa hoặc hình hạt đậu, bắt màu
tím đỏ; nguyên sinh chất bắt màu tro nhạt hoặc hồng nhạt.
* Lymphocyte: Hình tròn, kích thước nhỏ tương đương hoặc lớn hơn hồng cầu 1 chút,
khoảng 7 – 10µm. Có 1 nhân tròn chiếm gần hết khối bào tương, bắt màu tím đỏ; bào tương là

một viền mỏng bao quanh nhân, bắt màu tro nhạt hoặc xanh nhạt.
+ Bạch cầu đa nhân:
Trong nhóm bạch cầu đa nhân, người ta chủ yếu dựa vào các hạt bắt màu trong bào tương
của mỗi tế bào để chia thành ba loại:
* Neutrophyle (Bạch cầu trung tính): Kích thước trung bình, khoảng 12 – 15µm; nhân chia


18

nhiều múi, bắt màu tím đậm; bào tương chứa những hạt nhỏ bắt màu hồng nhạt.
* Esinophyle (Bạch cầu ưa acide): Kích thước trung bình, khoảng 12 – 15µm; nhân thường
có hình gọng kính, bắt màu tím đỏ; bào tương chứa những hạt lớn bắt màu đỏ.
* Basophyle (Bạch cầu ưa kiềm): Là loại bạch cầu hiếm thấy nhất trong tất cả các loại
bạch cầu, kích thước trung bình 12 – 15µm Hình thể tương đối tròn; nhân chia nhiều múi bắt
màu tím đậm nhưng khó nhìn thấy vì bị che bởi các hạt lớn hình tròn hay hình vuông bắt màu
tím đen ở trong bào tương.
1

2

Hình 10. Tế bào máu người.

1.Hồng cầu; 2. Bạch cầu trung tính.

1

2

3


Hình 11. Tế bào máu người.

1. Bạch cầu Mono; 2. Bạch cầu Lympho; 3. Tiểu cầu.
5. Tế bào hồng cầu gà.
5.1. Cách làm tiêu bản.


19

Lấy 1 giọt máu gà, nhỏ lên 2/3 lame kính sạch và khô, dùng một lame khác kéo dàn máu
như làm với tiêu bản máu người, để khô, cố định bằng cồn, để khô, nhuộm màu bằng giem sa.
5.2. Quan sát.
Quan sát ở vật kính 10x và 40x.
Các tế bào hồng cầu gà có hình bầu dục, hình xoài; nhân hình xoài, bắt màu tím đậm chiếm
gần hết khối bào tương; bào tương bắt màu hồng nhạt bao quanh nhân.

1

2

Hình 12. Tế bào máu gà.

1. Nhân; 2. Bào tương.
6. Tế bào niêm mạc miệng (hoặc niêm mạc âm đạo).
6.1. Cách làm tiêu bản.

1

2


Hình 13. Tế bào niêm mạc miệng.

1. Nhân; 2. Bào tương.
Các tế bào lớp lót của các cơ quan dạng ống, dạng hốc thường bị bong ra và dễ bị thay thế
bằng những tế bào lớp dưới.
Sau khi súc sạch miệng, dùng que nạo đã sát trùng kỹ, nạo mặt trong má, phết mỏng và đều
chất nạo mặt trong má lên lam khô và sạch, để khô, cố định bằng dung dịch carnoy – ancol –
ether, để khô, nhuộm màu bằng Hematoxiline – arris – eosine.


20

6.2. Quan sát.
Quan sát ở vật kính 10x và 40x.
Các tế bào niêm mạc miệng hình đa giác; nhân nhỏ hình tròn hoặc hình bầu dục bắt màu
tím đỏ; bào tương bắt màu hồng nhạt.
Các tế bào niêm mạc âm đạo hình đa giác; nhân nhỏ hình tròn hoặc hình bầu dục bắt màu
tím đậm; bào tương bắt màu tím nhạt.

1

2

Hình 14. Tế bào niêm mạc âm đạo.

1.Bào tương; 2. nhân.
7. Tế bào có nhân không điển hình ở tảo rung.
7.1. Cách làm tiêu bản.
Lấy một vài sợi tảo lam, để lên lame, nhỏ lên trên các sợi tảo một giọt nước, đậy lamen
lên, quan sát.

7.2. Quan sát.
Quan sát ở vật kính 10x và 40x.
Ở vật kính 10x, chọn trên tiêu bản đám nào thưa thớt đưa vào vi trường rồi chuyển sang
vật kính 40x Quan sát một sợi tảo có màu xanh, gồm nhiều đốt, mỗi đốt là một tế bào Trong
tế bào, các chất trong bào tương phân tán xung quanh tế bào nhiều, màu xanh sẩm, giữa tế bào
có một vùng sáng đó là vùng nhân chưa điển hình.
Tảo rung trong điều kiện đang hoạt động có cử động uốn lượn hình sin.

Hình 15. Tế bào có nhân không điển hình ở tảo rung.

8. Tế bào gan chuột.
8.1. Cách làm tiêu bản.


21

Làm tiêu bản tế bào gan chuột rất phức tạp, qua nhiều bước, có thể tóm tắt như sau. Mổ lấy
gan chuột cống trắng, cắt thành từng miếng nhỏ, rửa kỹ bằng nước sinh lý cho hết máu rồi cố
định bằng formol, carnoy trong nhiều bước, cuối cùng cắt thành từng lát mỏng bằng máy cắt;
nhuộm màu bằng Hematoxyline Fe và gắn lamen bằng nhựa bome canada.
8.2. Quan sát.
Quan sát ở vật kính 100x.

Hình 16. Tế bào gan chuột.

Các tế bào gan chuột cống trắng có hình đa giác, ở giữa có 1 hoặc 2 nhân bắt màu tím đỏ;
bào tương có nhiều ty thể hình que hay hình cầu bắt màu hồng đậm của Hematoxylin – Fe.
9. Tinh trùng người.
9.1. Cách làm tiêu bản.
Lấy 1 giọt tinh dịch người bình thường dàn đều lên lame, để khô, cố định bằng ancol 96 0,

để khô, nhuộm màu bằng phương pháp Papanicolaou.
9.2. Quan sát.
Quan sát ở vật kính 40x và 100x.
Tinh trùng người có cấu tạo điển hình gồm 3 phần: Đầu, cổ và đuôi. Vùng đầu dẹt và hình
bầu dục, nó chứa nhân và đội một cái mũ chứa đầy enzym, gọi là thể đỉnh, giúp cho nhân tinh
trùng có thể đi vào trứng trong quá trình thụ tinh. Đoạn giữa của tinh trùng có liên quan đến
sự sản sinh ra năng lượng thể hiện bằng sự có mặt của nhiều ti thể. Sự sắp xếp các ống siêu vi
ở vùng đuôi rất giống với sự sắp xếp ở lông rung và lông roi. Chuyển động quất mạnh của
đuôi giúp cho tinh trùng tiến về phía trước với tốc độ 4mm/giây. Đầu tiên, tinh trùng sản sinh
ra chưa hoạt động, chúng được đưa tới mào tinh hoàn một cách thụ động nhờ áp lực gây ra
bởi sự sản sinh liên tục các tế bào mới, nhờ tinh dịch trong các ống sinh tinh và nhờ sự
chuyển động nhu động của cơ trơn thành ống. Tinh trùng được dự trữ trong mào tinh hoàn và
ở đó sẽ thành thục hoàn toàn. Sự phát triển của tinh trùng kể từ lần phân chia đầu tiên cho đến
khi xuất tinh khoảng 72 ngày, ở đàn ông, sự sinh tinh diễn ra liên tục nhưng ở một số loài
động vật có vú khác, nó chỉ hạn chế trong những giai đoạn sinh sản nhất định.


22

1

2

3

Hình 17. Tinh trùng người.

1. Đầu; 2. Cổ; 3. Đuôi.
10. Tinh trùng tôm.
10.1. Cách làm tiêu bản.

Chọn tôm đực to, khỏe, tách ở đốt sống ngực thứ 3, lấy ống dẫn tinh (giống sợi chỉ màu
hơi đục và quăn) Dùng kim phẩu tích nghiền ống dẫn tinh trong 1ml dung dịch NaCl 9 0/00 Vứt
bỏ màng ống dẫn tinh, định hình tinh trùng bằng formol 10%, dàn đều lên kính, để khô,
nhuộm màu bằng Hematocyline – Eosin
10.2. Quan sát.
Quan sát ở vật kính 10x và 40x.
Tôm thuộc ngành tiết túc, tinh trùng hình đinh mũ, nhân lớn hình bán cầu, bắt màu tím
đậm.

1
2

Hình 18. Tinh trùng tôm.

1. Đầu; 2. Đuôi.


23

11. Tinh trùng ếch.
11.1. Cách làm tiêu bản.
Chọn ếch đực, hàm dưới có 2 túi âm thanh (màu xanh hay màu đen).
Mổ lấy tinh hoàn, nghiền trong 2ml dung dịch nước muối sinh lý 9 0/00. Vứt bỏ màng tinh
hoàn và các mảnh to, định hình trong formol 10%, dàn đều lên phiến kính, để khô, nhuộm
màu bằng Hematocyline – Eosine.
11.2. Quan sát.
Quan sát ở vật kính 40x.

Hình 19. Tinh trùng ếch.


Ếch thuộc lớp lưỡng thê, tinh trùng có đầu hình kim, bắt màu tím đậm, đuôi dài mảnh bắt
màu hồng.
12. Tinh trùng giun đũa lợn.

Hình 20. Tinh trùng giun đũa lợn.

12.1. Cách làm tiêu bản.
Chọn giun đũa lợn đực (thường là con nhỏ thon, đuôi cong), mổ lấy ống dẫn tinh; dùng
kim phẩu tích nghiền ống dẫn tinh trong 1ml nước muối sinh lý, gạt bỏ màng ống dẫn tinh, cố


24

định trong dung dịch formol 10%, dàn đều lên phiến kính, nhuộm màu bằng Hematocyline –
Eosine.
12.2. Quan sát.
Quan sát ở vật kính 10x và 40x.
Giun đũa lợn thuộc ngành giun tròn, tinh trùng có hình cầu múi rỗng, không đuôi, bắt màu
hồng đậm.
13. Trứng ếch.
Quan sát bằng mắt thường và bằng kính lúp. Ếch thuộc lớp lưỡng thê, ngành động vật có
xương sống. Trứng ếch có hình cầu gồm 2 cực: cực sinh vật và cực dinh dưỡng. Cực ding
dưỡng chứa nhiều chất dinh dưỡng có màu vàng gọi là noãn hoàng. Trứng ếch là loại trứng
đoạn hoàng, có lượng noãn hoàng trung bình.
1

2

Hình 21. Trứng ếch.


1. Cực sinh vật; 2. Cực dinh dưỡng.
14. Trứng gà.
Quan sát bằng mắt thường. Gà thuộc lớp chim, ngành động vật có xương sống. Trứng gà là
loại trứng đoạn hoàng. Cực dinh dưỡng là lòng đỏ trứng. Cực sinh vật đã phát triển thành đĩa
phôi nằm trên cực dinh dưỡng (chỉ là một đĩa nhỏ), xung quanh là lòng trắng và dây treo.
1
2
4

6

5

3

Hình 22. Trứng gà.

1. Đĩa phôi (cực sinh vật); 2. Lòng đỏ (noãn hoàng); 3. Albumin;
4. Dây treo; 5. Vỏ; 6. Buồng khí.

V. CÂU HỎI ĐỂ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ.
1. Quan sát, vẽ hình và chú thích đối với các loại tiêu bản đã học.
2. Đặc điểm của tế bào Prokaryota và tế bào Eukaryota.
3. Phân biệt vùng chất trắng và vùng chất xám ở tế bào thần kinh tủy sống.
4. Phân biệt hồng cầu chim với hồng cầu người.
5. Dựa vào đặc điểm nào để phân loại bạch cầu.
6. Dựa vào đặc điểm nào để phân loại bạch cầu đa nhân.
7. Tập làm tiêu bản tế bào niêm mạc miệng, tế bào tảo rung.
8. Chỉ trên kính hiển vi:
- Phần bào tương tế bào sợi, nhân tế bào sợi.



25

- Vùng chất trắng, vùng chất xám, mảnh thân tế bào thần kinh, nhân tế bào thần kinh.
- Hồng cầu người, tiểu cầu, các loại bạch cầu Monocyte, Lymphocyte, Neutrophyle,
Esinophyle, Bazophyle.
- Bào tương, nhân tế bào biểu bì hành.
- Bào tương, nhân tế bào hồng cầu chim.
- Bào tương, nhân tế bào niêm mạc miệng.
- Vùng nhân của tế bào tảo rung.
- Bào tương, nhân tế bào gan chuột.
9. Quan sát và nhận diện cấu trúc của các tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái.


×