Tải bản đầy đủ (.doc) (267 trang)

TƯ TƯỞNG hồ CHÍ MINH về DỰNG nước đi đôi với GIỮ nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (854.66 KB, 267 trang )

Chương 1
NGUỒN GỐC TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ DỰNG NƯỚC ĐI ĐÔI VỚI
GIỮ NƯỚC
Những nội dung của tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách mạng Việt Nam,
trong đó có tư tưởng về dựng nước đi đôi với giữ nước, đều có nguồn gốc lịch sử xã hội, nguồn gốc từ cuộc đời và nhân cách của Người. Đó là lịch sử dựng nước và
giữ nước của dân tộc, là lý luận và kinh nghiệm thực tiễn của cách mạng thế giới,
đặc biệt là chủ nghĩa Mác - Lênin, là nhân cách cao quý và trải nghiệm cuộc đời
hoạt động cách mạng phong phú của Hồ Chí Minh.
1.1. Truyền thống dựng nước đi đôi với giữ nước của dân tộc là nguồn gốc sâu
xa của tư tưởng Hồ Chí Minh.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về dựng nước đi đôi với giữ nước bắt nguồn trước hết từ
sự nhận thức và vận dụng quy luật dựng nước đi đôi với giữ nước của lịch sử dân
tộc.
Cách đây bốn, năm nghìn năm, nhân loại có một bước chuyển mình vĩ đại từ thời
đại "dã man" bước sang thời đại "văn minh", một số nhà nước đầu tiên ra đời. Vào
thời điểm mất còn ấy, trên đất nước ta, một vùng lưỡng hợp những thuận lợi và khó
khăn của thiên nhiên, tổ tiên ta đã trải qua cuộc rèn luyện thử thách khắc nghiệt, mở
rộng chinh phục trung du, đồng bằng Bắc Bộ, bắc Trung Bộ, khai thác đất hoang,


rừng rậm, chống hạn hán, mưa nguồn, thác lũ, từng bước dựng nên nhà nước Văn
Lang - Âu Lạc. Quá trình lịch sử liên tục của dân tộc là quá trình lao động sáng tạo,
biết tận dụng những thuận lợi, chế ngự và "thích nghi", "chung sống" với những
thách thức của thiên nhiên để tồn tại và phát triển. Bước sơ khởi đặc sắc đó đã mở
đường và lưu lại dấu ấn sâu đậm trong mỗi chặng đường dựng nước của dân tộc ta.
Mặt khác, khi tổ tiên ta vừa bước vào công cuộc dựng nước thì cũng là lúc phải
đặt ra nhiệm vụ chống ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập của mình. ở vị trí địa - chính
trị xung yếu trong khu vực, có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, lại là vùng
đất phát triển sớm, nên trong suốt chiều dài lịch sử, nước ta luôn là đối tượng của
nhiều thế lực bành trướng, xâm lược. Có thể thấy rằng hiếm có một quốc gia, dân
tộc nào lại bị nhiều kẻ thù lớn mạnh tiến công xâm lược như nước ta và cũng hiếm


có dân tộc nào lại chống ngoại xâm bền bỉ, dẻo dai như dân tộc Việt Nam.
Chỉ tính từ khi có sử liệu thành văn rõ ràng, thì từ cuộc kháng chiến chống quân
Tần xâm lược nước Âu Lạc vào thế kỷ III trước công nguyên đến nay, hơn 20 thế
kỷ, nhân dân ta đã phải trực tiếp cầm vũ khí kháng chiến suốt 13 thế kỷ, trong đó có
khoảng 100 cuộc khởi nghĩa quy mô lớn và hơn 10 cuộc kháng chiến toàn quốc để
giữ nước. Thời gian không có chiến tranh thì cũng phải thường xuyên cảnh giác, sử
dụng nhiều phương thức linh hoạt chống lại mọi âm mưu, thủ đoạn nhòm ngó, xâm
lấn, chèn ép của kẻ thù. Một đất nước sinh ra và phát triển trong cuộc vật lộn không


cân sức, trải nhiều biến cố như vậy, cho nên mọi hoạt động vật chất, tinh thần của
dân tộc ta luôn phải tuân theo quy luật: Dựng nước đi đôi với giữ nước.
Dựng nước là nguồn sức mạnh để giữ nước. Giữ nước là điều kiện để dựng nước.
Dựng nước và giữ nước là hai mặt hoạt động đồng thời, gắn bó với nhau trong suốt
quá trình lịch sử của dân tộc ta. Khi nói đến trách nhiệm của thế hệ Việt Nam mới
đối với lịch sử, Bác Hồ đã chỉ rõ: "Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu
ta phải cùng nhau giữ lấy nước".
Quy luật dựng nước đi đôi với giữ nước đã được tổ tiên ta nhận thức sâu sắc và
vận dụng sáng tạo trong hoạt động thực tiễn với những nội dung chủ yếu sau:
Thường xuyên chăm lo "quốc phú, binh cường"
Mục đích cao nhất của dân tộc ta từ trước đến nay là đất nước được "thái bình
thịnh trị" hay "thái bình an quốc" (tuy mỗi thời đại, nội dung này có khác nhau).
Thời xưa, tổ tiên ta quan niệm "thái bình an quốc" là dân no đủ, sống yên bình,
không lo đói rét; phép nước nghiêm, không lo quan lại nhiễu sách, trộm cướp quấy
phá; quân binh mạnh, không lo cương vực bị đụng chạm; đời sống thanh thản, đàn
hát hoan hỉ, lễ cưới chu tất; trên dưới thuận hoà, trong nhà ấm cúng, tích cốc phòng
cơ... như thế thì cơ nghiệp nước nhà truyền lâu mãi mãi1.


Đó là một nước phát triển toàn diện, mạnh về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội,

quốc phòng và đối ngoại. Muốn có được một đất nước thịnh trị như thế thì đồng thời
phải chăm lo "quốc phú, binh cường".
Nước ta vừa dựng nước, nền độc lập chưa củng cố, đã rơi vào cơn đại họa. Phong
kiến Trung Quốc với sức mạnh áp đảo, cùng với thủ đoạn ngoại giao gián điệp thâm
độc, ly gián nội bộ, làm cho những người lãnh đạo triều Âu Lạc mất cảnh giác,
không lo phòng bị đất nước, đã xâm lược và đặt được ách thống trị trên đất nước ta.
Kẻ thù lớn mạnh, có nền văn minh phát triển rực rỡ với các thủ đoạn thống trị tàn
bạo, xảo quyệt, nham hiểm để chẳng những duy trì ách áp bức, bóc lột lâu dài mà
còn đồng hoá dân tộc ta. Đó là một thử thách tưởng như không thể vượt qua như số
phận nhiều tộc người Việt anh em láng giềng khác. Nhưng điểm đặc sắc là cái mạch
nguồn tự chủ, tự cường trong nhân dân ta không bị mai một, vẫn âm thầm tồn tại,
phát triển, có dịp lại bùng phát như lẽ tự nhiên: ý chí "lập lại nghiệp Hùng" từ khởi
nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40) tiếp tục phát triển đến khởi nghĩa Lý Bí giành độc lập
dựng nước Vạn Xuân, tự xưng Hoàng đế (năm 544) và cuối cùng bằng chiến thắng
Bạch Đằng (năm 938) Ngô Quyền khôi phục nền độc lập.
Đất nước thoát khỏi vòng nô lệ, nền độc lập được khẳng định và củng cố qua
những chiến công rực rỡ, càng cổ vũ nhân dân quyết tâm xây dựng đất nước giàu
đẹp, giữ vững nền độc lập quý báu vừa giành được.


Đến thế kỷ XI, nền Văn minh Đại Việt bước vào thời kỳ phát triển rực rỡ với nội
dung nổi bật là xây dựng một quốc gia "quốc phú, binh cường" sánh ngang hàng với
các quốc gia tiên tiến lúc đó và giữ vững nền độc lập.
Năm 1010, Lý Thái Tổ quyết định dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình - kinh đô nhà
Đinh và Tiền Lê) ra Đại La (Hà Nội nay). Chiếu dời đô của Lý Thái Tổ nêu rõ yêu
cầu mới của kinh đô là "đóng nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế lâu dài
cho con cháu đời sau". Hoa Lư có địa thế núi non hiểm trở, xa biên giới phía Bắc,
có lợi phòng giữ về mặt quân sự, nhưng không thể phát triển thành trung tâm chính
trị, kinh tế, văn hoá của cả nước. Thành Đại La đáp ứng yêu cầu là kinh đô của một
quốc gia độc lập, phú cường: "ở trung tâm bờ cõi đất nước, được cái thế rồng cuộn

hổ ngồi; vị trí ở giữa bốn phương đông, tây, nam, bắc; tiện hình thế núi sông sau
trước. ở đó, địa thế rộng mà bằng phẳng, vùng đất cao mà sáng sủa, dân cư không
khổ về ngập lụt, muôn vật rất phong phú tốt tươi. Xem khắp nước Việt ta, chỗ ấy là
nơi hơn cả, thật là chỗ hội họp của bốn phương, là nơi đô thành bậc nhất của đế
vương muôn đời"2. Kinh đô mới được đổi tên là Thăng Long (rồng bay lên - rồng
tượng trưng cho dân tộc - theo truyền thuyết, ông tổ dân tộc ta là Lạc Long Quân).
Thăng Long thực sự là đắc địa, vừa là trung tâm phát triển kinh tế, văn hoá cả nước,
vừa là nơi sông bao trước mặt, núi tựa sau lưng có thể phòng giữ với quân xâm lược
phương Bắc.


Hơn bốn thế kỷ, từ khi đất nước giành độc lập đến thế kỷ XV, nước Đại Việt đã
phát triển vượt bậc về kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hoá. Trình độ phát triển của
nước ta lúc đó không thua kém các nước tiên tiến trong khu vực cũng như trên thế
giới. Nhà Trần khuyến khích việc khẩn hoang, mở rộng diện tích canh tác, đào đắp
công trình thuỷ lợi. Đến giữa thế kỷ XIII, hệ thống đê dọc sông Hồng và các sông
lớn ở Bắc Bộ và bắc Trung Bộ về cơ bản đã được xây dựng và hàng năm đều tu bổ;
một số kênh mương tưới, tiêu được đào đắp. Nhờ vậy nông nghiệp đã đạt đến trình
độ thâm canh tăng vụ khá cao, "mỗi năm, lúa chín bốn lần". Công thương nghiệp
cũng có bước phát triển, kinh thành Thăng Long được mở rộng. Khu vực dân cư
ngoài hoàng thành chia thành 61 phường, có chợ và các phường thủ công vừa sản
xuất vừa buôn bán. Việc giao lưu kinh tế với các nước láng giềng cũng mở rộng qua
các cửa khẩu và cảng biển, cảng sông.
Bước phát triển mới về kinh tế cùng các lĩnh vực khác, không những tăng thêm
tiềm lực vật chất của quốc gia, ổn định đời sống nhân dân mà còn tạo cơ sở để nâng
cao sức mạnh quốc phòng.
Cùng với việc chăm lo phát triển toàn diện đất nước, tổ tiên ta thời kỳ này cũng
hết sức chăm lo việc binh - việc quốc phòng. Vua Lý Nhân Tông trước khi qua đời
còn dặn lại: "Nên sửa sang giáo mác, đề phòng việc không ngờ, chớ làm sai mệnh
ta"3. Đời Trần, sau ba lần kháng chiến và nhiều năm đấu tranh hoà hoãn, Thái sư

Trần Quang Khải tổng kết:


"Thái bình tu trí lực,
Vạn cổ thử giang san".
Dịch là:

Thái bình nên gắng sức,

Non nước vững nghìn thu.
Thời Lý - Trần, quân chủ lực không đông nhưng tinh nhuệ; quân địa phương,
quân vương hầu, dân binh thì đông đảo, rộng khắp, đã được huấn luyện; vũ khí,
quân lương luôn tích trữ sẵn. Những vương hầu, quý tộc đều phải học ở Giảng Võ
Đường và sau đó trực tiếp chỉ huy quân đội. Những người tài giỏi về quân sự trong
dân gian cũng được tuyển dụng vào quân ngũ. Đó là nền quốc phòng vững mạnh,
sẵn sàng và chủ động khi bước vào kháng chiến. Có thể thấy rằng các triều đình Lý
- Trần, nhất là triều Trần, vào nửa cuối thế kỷ XIII đầu thế kỷ XIV đã giải quyết hài
hoà, có hiệu quả mối quan hệ "quốc phú, binh cường", tạo nên sức mạnh của đất
nước để Lý Thường Kiệt "tiên phát chế nhân" trong kháng chiến, để thời Trần ba lần
đánh thắng quân Nguyên hung bạo cùng các thế lực quấy phá từ phía Nam, bảo vệ
toàn vẹn và phát triển đất nước.
Tuy nhiên, nước nào cũng vậy, có lúc mạnh, lúc yếu, khi biến, khi thường. Đầu
thế kỷ XV, nước ta rơi vào ách thống trị của nhà Minh, nhưng chỉ hai chục năm sau
(1407 - 1427), cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã khôi phục nền độc lập. Đất nước lại
bước vào cuộc chấn hưng mới. Thế kỷ XV, đặc biệt dưới triều Lê Thánh Tông


(1460 - 1497), chế độ phong kiến Việt Nam đã phát triển đến giai đoạn cực thịnh.
Đất nước cũng có bước phát triển mới: kinh tế phục hồi và phát triển, quốc gia
thống nhất được củng cố, quan hệ bang giao với các nước tăng cường, địa vị nước

Đại Việt được nâng cao. Tuy vừa thắng lợi vẻ vang trong cuộc chiến tranh giải
phóng và nhà Minh chưa dám phát động chiến tranh xâm lược lần nữa nhưng triều
Lê cũng không xem nhẹ công cuộc phòng thủ đất nước. Lê Thái Tổ nhắc nhở "Lo
giữ nước từ lúc nước chưa nguy". Ông cho khắc vào núi đá lời nhắn nhủ hậu thế:
"Biên phòng cần có phương lược tốt; xã tắc nên có kế lâu dài".
Trên cơ sở đất nước phát triển về mọi mặt, lực lượng quốc phòng đời Lê được
xây dựng mạnh, dựa trên quân đội thường trực đông hơn, tổ chức chặt chẽ hơn và
trang bị vũ khí mới hơn cùng với lực lượng dự bị đông đảo. Quân đội hùng hậu của
nhà Lê là công cụ chủ yếu răn đe các nước phía Nam quấy phá, ngăn chặn âm mưu
xâm lược của phong kiến phương Bắc, giữ gìn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia.
Vào thời Lê mạt, khi đất nước đã có dấu hiệu suy vi, mùa màng sa sút, dân tình
đói khổ, chính trị nhiễu nhương, quốc phòng yếu kém, kẻ ngoại bang nhòm ngó...,
năm 1731, quan đại thần Bùi Sĩ Tiêm dâng khải lên vua Lê, đệ trình 10 việc thiết
yếu quốc gia, đó là chiến lược tổng thể xây dựng và bảo vệ đất nước:
1. Gắng tôn phù để tiêu tan biến dị;
2. Dứt hẳn cầu cạnh để cho đúng đắn tiêu chuẩn;


3. Chăm đời sống của dân để bền mệnh mạch;
4. Thận trọng chính sách dùng binh để mạnh nanh vuốt;
6. Bỏ nhũng lại để bớt nạn chài dân;
7. Chấn chỉnh thể văn để khích lệ người hiền tài;
8. Làm rõ lệ xét xử để cho thanh thỏa việc từ tụng;
9. Liêm phỏng tường tận để phân biệt người hiền kẻ gian;
10. Phân biệt nòi giống để chặn sự nhòm ngó
Ông giải thích tường tận từng việc, trong đó nổi lên là phải "chăm lo đời sống của
dân để bền mệnh mạch", "Lính là nanh vuốt quốc gia", phải có chính sách rõ ràng
đối với binh lính và gia đình họ, đồng thời kỷ luật trong quân ngũ phải nghiêm,
"quân gắng binh cường là cái thế vô địch. Như vậy gọi là thận trọng chính sách
dùng lính để mạnh nanh vuốt vậy"4.

"Quốc phú, binh cường" là tiêu chí xây dựng quốc gia, cũng là lý tưởng của tất cả
những ai có trách nhiệm với vận mệnh đất nước. Trần Quốc Tuấn trong bài Hịch
tướng sĩ bất hủ, đã phân tích mối quan hệ giữa những ham muốn đời thường trong
thời bình với việc chuẩn bị sẵn sàng chống ngoại xâm. Ông khuyên tướng sĩ đừng
"lấy việc chọi gà làm vui đùa, hoặc lấy việc đánh bạc làm tiêu khiển, hoặc vui thú
vườn ruộng, hoặc quyến luyến vợ con, hoặc lo làm giàu mà quên việc nước, hoặc


ham săn bắn mà quên việc binh, hoặc thích rượu ngon, hoặc mê tiếng hát"; nên nhớ
câu "đặt mồi lửa vào dưới đống củi "làm nguy cơ, nên lấy điều "kiềng canh nóng mà
thổi rau nguội" làm răn sợ, huấn luyện quân sĩ, tập dượt cung tên, khiến cho người
người giỏi như Bàng Mông, nhà nhà đều là Hậu Nghệ; có thể bêu được đầu Hốt Tất
Liệt ở cửa Khuyết, làm rữa thịt Vân Nam Vương ở Cảo Nhai..."5.
Bài Hịch là những lời tâm huyết tràn đầy lòng yêu nước, chí căm thù giặc, tinh
thần cảnh giác, sẵn sàng xả thân chiến đấu của vị Tổng chỉ huy đã thức tỉnh, khích lệ
tướng sĩ chăm lo việc quân, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến vì nền độc lập của dân
tộc, vì hạnh phúc của muôn dân.
Từ bậc hiền tài đến kẻ tiện dân, dù hành trang vào đời và vị thế xã hội khác nhau
nhưng đã đứng trong trời đất, là con dân nước Việt thì đều phải luôn nghĩ đến sự
mạnh yếu, mất còn của đất nước.
Nguyễn Trãi lúc nào cũng đau đáu tâm trạng
"Quốc phú binh cường chăng có chước
Bằng tôi nào thủa ích chưng dân"6
(Nếu không có kế sách gì làm cho nước giàu, binh mạnh thì mình nào có ích gì
cho dân).


Người thường dân cũng xác định "quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách" (đất
nước thịnh hay suy, người dân thường đều có trách nhiệm).
Kinh nghiệm lịch sử dân tộc cho thấy, khi thế nước thịnh, có tiềm lực tinh thần vật chất, kinh tế - quốc phòng mạnh thì dù có bị hạn chế về quân số, trang bị, ta vẫn

chiến thắng kẻ thù hung bạo. Thời Lý, thời Trần là lúc thế nước mạnh, xã tắc (chế
độ) vững như bàn thạch nên ta thắng. Nhà sử học Ngô Sĩ Liên nhận xét: "Thế nước
không đời nào mạnh bằng thời Lý". Phan Huy Chú cũng viết: "Thế nước ta thời
Trần cũng tỏ ra cường thịnh lắm". Thế nước suy là lúc mà bên ngoài không yên, bên
trong không ổn, kinh tế tiêu điều, quân binh yếu kém. Hoặc cũng có khi quân đông,
vũ khí tốt nhưng tinh thần bạc nhược, lòng người phân ly thì vẫn không phải là
"binh cường". Đó là cơ mất nước. Vào cuối triều Lý, tăng phó Nguyễn Thường đã
chỉ trích Lý Cao Tông như sau:
"Nay dân loạn, nước nguy, chúa thượng thì rong chơi vô độ, triều chính rối loạn,
lòng dân trái lìa, đó là triệu bại vong"7.
Thời Hồ Quý Ly, tuy có quân đông, súng thần cơ tốt, có xích sắt khóa cửa biển,
có hệ thống thành lũy quy mô lớn, nhưng chế độ nhà Hồ "thuế má phiền, dao dịch
nặng, pháp luật ngặt, hình phạt nghiêm, chỉ vụ ích kỷ phì gia, chẳng nghĩ khổ dân
hại nước. Yêu người gần, vị tình riêng. Họ hàng thì người thấp cũng tôn quí, tiểu
nhân mà người nịnh cũng tin dùng. Nhân mừng mà thưởng khen, nhân giận mà phạt


giết. Người trung trực phải khóa miệng, kẻ lương thiện thì ngậm oan" 8. Một chế độ
như vậy tránh sao khỏi mất nước.
Cùng trong bài khải trình Chúa Trịnh, Nguyễn Duy Thì viết: "Sinh sản suy sút,
dân tình đói kém, thế nước chênh vênh, họa mất nước sờ sờ trước mắt". Luôn luôn
chăm lo dựng nước "quốc phú, binh cường", đó là nền tảng để giữ nước.
Giải quyết hài hòa mối quan hệ phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng
Lúc đất nước hòa bình, hiển nhiên là phải tập trung vào nhiệm vụ dựng nước. Các
triều đại phong kiến coi việc cày cấy là gốc của nước, "dĩ nông vi bản", nên khi còn
vai trò tiến bộ, họ đều có chính sách khuyến nông, chăm lo các công trình thủy lợi,
bảo đảm sức lao động nông nghiệp, giảm nhẹ sự đóng góp của dân, cốt cho mùa
màng phong đăng, dân no đủ, kho đụn nhà nước đầy ắp. Nhưng như thế mới là giàu
về kinh tế, chưa hẳn đã là nước mạnh. Nước mạnh phải là giàu về kinh tế, mạnh về
quốc phòng. Dù đất nước không có chiến tranh hoặc chiến tranh chưa đến gần, vẫn

phải thường xuyên chăm lo quốc phòng. Sức mạnh quốc phòng vừa để bảo vệ an
ninh trong nước, vừa giữ vững chủ quyền cương vực, răn đe, ngăn chặn âm mưu
xâm lược của kẻ thù và nếu chúng liều lĩnh gây chiến tranh thì ta không lâm vào
cảnh "trở tay không kịp" mà chủ động đánh thắng. Người xưa có tổng kết "việc binh
là việc của trăm năm, chỉ dùng trong một ngày", chính là với ý nghĩa như vậy.


Trong hoàn cảnh nước ta, đất không rộng, người không đông, tiềm lực kinh tế,
quốc phòng hạn chế, lại phải chống với ngoại xâm lớn mạnh, cho nên lúc nào ta
cũng phải gắng sức vừa dựng nước vừa giữ nước. Thời bình thì dồn sức cho phát
triển kinh tế, nhưng vẫn thường xuyên chăm lo đến quốc phòng. Công cuộc dựng
nước đặt trong hoàn cảnh đó thì nhà nước phải trọng nông, khuyến nông; mỗi người
dân vừa phải lao động cần cù, thông minh sáng tạo, vừa phải kiệm ước trong tiêu
dùng (vừa cần, vừa kiệm). Thời Trần, kinh tế khá phát đạt, một năm hai vụ lúa, tám
lứa tầm tang, kho tàng nhà nước dự trữ đủ dùng trong nhiều năm, nhưng nhân dân
sống rất giản dị. Sứ nhà Nguyên là Trần Phu có thuật lại trong bài An Nam tức sự:
"Không có các thứ phấn sáp gì cả, người giàu đeo khuyên bằng đồi mồi, còn những
người khác thì đeo khuyên bằng xương hoặc bằng sừng. Vàng ngọc thì tuyệt đối
không dùng".
Nền tảng của công cuộc giữ nước chính là từ thành tựu dựng nước. Những võ
công lẫy lừng đều vào lúc quốc gia cực thịnh.
Văn bia chùa Linh Xứng ca ngợi Lý Thường Kiệt: "Thái úy trong thì sáng suốt
khoan hòa, ngoài thì nhân từ giản dị. Những sự đổi hay phong tục nào có quản công.
Làm việc thì siêng năng, sai bảo dân thì đôn hậu, cho nên dân được nhờ cậy. Khoan
hòa giúp đỡ trăm họ, nhân từ yêu mến mọi người, cho nên nhân dân kính trọng.
Dùng uy vũ để trừ gian ác, đem minh chính để giải quyết ngục tụng, cho nên hình
ngục không quá lạm. Thái úy biết rằng dân lấy sự no ấm làm đầu, nước lấy nghề


nông làm gốc, cho nên không để lỡ thời vụ, tài giỏi mà không khoe khoang. Nuôi

dưỡng cả đến người già ở nơi thôn dã, cho nên người già nhờ thế mà được yên thân.
Phép tắc như vậy có thể là cái gốc trị nước, cái thuật yên dân, sự tốt đẹp đều ở đấy
cả"9.
Trần Quốc Tuấn trong lời di chúc có tổng kết nguyên nhân căn bản ba lần đại phá
quân Nguyên là "Vua tôi đồng lòng, anh em hòa thuận, cả nước ra sức" và ông dặn
lại "Nới sức dân làm kế rễ sâu gốc vững, đó là thượng sách để giữ nước". Dựng
nước là nền tảng để giữ nước, nhưng chỉ chăm lo dựng nước, không lo lắng việc
phòng thủ quốc gia thì cũng không giữ được nước. Làm thế nào để vừa phát triển
kinh tế, vừa có quân binh mạnh, đáp ứng yêu cầu dựng nước và giữ nước thời bình,
lại có thể chuẩn bị sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh chống ngoại xâm thắng lợi?
có thể coi quốc sách "ngụ binh ư nông" là phương sách tối ưu để giải bài toán trên.
"Ngụ binh ư nông" (gửi binh lính ở nhà nông) được thực hiện rõ nhất từ thời Lý,
thời Trần đến thời Lê sơ.
Để quản lý dân cư, từ nhà Lý, hằng năm, vào đầu mùa xuân, các xã quan phải lập
hộ tịch xã mình, kê khai dân số, xếp thành từng hạng theo tuổi tác, sức khỏe, địa vị
xã hội..., trong đó nhà nước quản chặt nhất là loại đinh tráng (nam giới khỏe mạnh
từ 18 tuổi đến 40 tuổi). Nhà nước dựa vào tình hình đó để điều lực lượng sai dịch và
tuyển sung quân ngũ. Loại đinh tráng, trừ một số đối tượng như họ hàng nhà vua,


con quan... còn tất cả được đăng ký vào sổ quân. Định kỳ hằng năm hoặc vài ba
năm, nhà nước tuyển chọn một số đinh tráng đủ tiêu chuẩn sung vào quân chủ lực
(số này thường là rất ít), số còn lại sẽ được chính quyền địa phương chia thành các
phiên, thường là 5 phiên. Cứ luân phiên theo định kỳ gọi là "đến canh" thì tập trung
về huyện, lộ. Thời gian tập trung thường là một vài tháng trong năm. Lúc này,
những người vốn đang là nông dân trở thành quân địa phương, vừa huấn luyện quân
sự, vừa làm nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự, phòng chống thiên tai..., vừa sẵn
sàng theo lệnh điều binh của triều đình. Đối với số quân này, khi tập trung phải
mang theo quần áo, lương thực, tự túc ăn mặc, nhà nước chỉ cấp phát một phần nhỏ
để động viên những ngày lễ, tết... Hết một canh thì phiên cũ về thành người nông

dân, sản xuất, sinh hoạt ở gia đình, phiên mới lại lên thay. Lúc có chiến tranh, cần
huy động quân, nhà nước cứ chiểu theo số quân gọi nhập ngũ, mở kho cấp phát
quần áo, vũ khí, biên chế thành đội ngũ, có thể đánh giặc được ngay. Số quân này
đông hàng mấy chục vạn.
Chính sách "ngụ binh ư nông" bảo đảm duy trì sức lao động chủ yếu trong sản
xuất nông nghiệp (người đàn ông), bảo đảm sinh hoạt gia đình, làng xã bình thường;
nhà nước không phải chi phí nuôi quân nhiều mà lại có sẵn đội quân dự bị.
Các nhà sử học xưa đã có những đánh giá xác đáng về tính ưu việt của chính sách
này.


Ngô Thì Sĩ trong Việt sử tiêu án viết: "Chế độ binh lính của nhà Lý... mỗi tháng
lên cơ ngũ một lần, gọi là đi canh, hết canh lại về quê làm ruộng, quân không phải
cấp lương... không có phí tổn nuôi lính, mà có công hiệu dùng sức lính, cũng là chế
độ hay..."10.
Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loại chí, Lời mở đầu Binh chế chí
viết: "Đời xưa binh lấy ở nghề nông là có ý phục việc nguy hiểm vào nơi thuận
tiện... Trong thành, vua có quân Túc vệ, đội ngũ đông nghiêm. Còn quân ở ngoài thì
vẫn theo ý nghĩa đời xưa, lúc vô sự thì về làm ruộng, khi có động thì chiếu sổ gọi ra
hết. Cho nên binh vẫn đủ mà không phải tiêu phí nhiều, càng thêm hăng hái chống
thù. Cái chiến công dẹp quân Chiêm, phá quân Tống, cái oai hùng ba lần đánh bại
quân Nguyên cũng đủ cho biết binh lực hai đời cường thịnh là thế nào". Phần Lệ
nuôi binh và cấp tuất trong Binh chế chí, Ông viết: "Đời Lý... ngoại binh thì không
có lương, cứ luân phiên đến canh, hết phiên canh cho về nhà cày cấy trồng trọt để tự
cấp. Nhà Trần theo phép nhà Lý... binh các đạo thì đều chia phiên về làm ruộng cho
đỡ tốn lương... Phép nuôi binh đời Lê sơ đại để theo phép ngụ binh ư nông của các
đời Lý, Trần, không phải cấp lương bổng. Thời Hồng Đức trở về sau, cứ theo phép
ấy không đổi"11.
Chính sách "ngụ binh ư nông" của tổ tiên ta trong nhiều thế kỷ thời phong kiến
thịnh đạt là một cơ chế quản lý, động viên và sử dụng nhân lực trong nước kết hợp

kinh tế với quốc phòng, vừa dựng nước, vừa giữ nước. Thời bình thì quân thường


trực ít, chủ yếu bảo vệ triều đình, bảo vệ kinh thành, chi phí cho quốc phòng được
giảm nhẹ, dân đỡ phải đóng góp, nguồn lực dự trữ quốc phòng đầy đủ nhưng mỗi
địa phương vẫn thường xuyên có quân địa phương phòng giữ và một lực lượng quân
dự bị to lớn. Điều quan trọng hơn là sức lao động cho nông nghiệp và các hoạt động
xã hội khác vẫn dồi dào bảo đảm ổn định đời sống nhân dân và phát triển kinh tế xã hội. Thời chiến thì nhà nước có thể nhanh chóng huy động được quân số đông
đảo "tận dân vi binh", cùng các kho tàng dự trữ, đáp ứng kịp thời nhu cầu chiến
tranh. Đặt ra và thực hiện chính sách "ngụ binh ư nông", ông cha ta có tham chước
binh chế các triều đại Trung Quốc, trong đó có chính sách "ngụ binh ư nông" thời
nhà Đường, nhưng về nội dung thì "ngụ binh ư nông" của nước ta có những điểm
khác căn bản với binh chế của nhà nước phong kiến Trung Quốc. ở Trung Quốc thời
ấy, "sương quân" được chia phiên, thay nhau về sản xuất, nhưng số quân này không
nhiều và không phải trở về làm dân, sinh sống với gia đình, mà vẫn là quân, chủ yếu
sản xuất ở các đồn điền quân đội. Chính triều Tống cũng phải khen và có những
điều học theo binh chế "của An Nam".
Chính sách "ngụ binh ư nông" là một sáng tạo độc đáo, phù hợp với hoàn cảnh
nước ta, đáp ứng yêu cầu kết hợp chặt chẽ dựng nước với giữ nước. Chính sách này
đem lại hiệu quả lớn: quốc phú, binh cường, bảo vệ chủ quyền quốc gia và đánh
thắng chiến tranh xâm lược của kẻ thù.


Cùng với chính sách căn bản "ngụ binh ư nông", các nhà nước phong kiến còn có
chính sách "chăm lo vùng phên giậu", ổn định dân tình, lập các cơ sở sản xuất của
quân đội vùng biên giới, di dân vào định cư ở các vùng đất mới mở ở phía Nam, ...
để giữ vững biên cương.
Kết hợp phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng là nguyên nhân căn bản dẫn
tới thành công sự nghiệp dựng nước và giữ nước, một bài học lớn trong lãnh đạo đất
nước của tổ tiên ta.

Xây dựng lực lượng vũ trang phù hợp yêu cầu kết hợp dựng nước và giữ
nước
Xuất phát từ hoàn cảnh cụ thể của nước ta, từ tính chất chính nghĩa và yêu cầu
của công cuộc giữ nước, trong xây dựng lực lượng vũ trang, ông cha ta luôn có quan
điểm nhất quán kết hợp chặt chẽ dựng nước với giữ nước, thể hiện ở tư tưởng chỉ
đạo đặc sắc: "cả nước đánh giặc, toàn dân là lính", "quân cốt tinh, không cốt
nhiều".
Quy luật của tất cả các cuộc chiến tranh từ xưa đến nay là mạnh được yếu thua
trong so sánh lực lượng tổng hợp của các bên tham gia chiến tranh. Ông cha ta nhận
thức rất rõ điều này. Trần Quốc Tuấn cũng nhất trí với Tôn Tử rằng: "Chiến tranh
thắng lợi là do lực lượng so sánh có ưu thế tuyệt đối như dật đối với thù. Chiến tranh
thất bại là do lực lượng so sánh ở trong thế yếu tuyệt đối như thù đối với dật" 12.


Nguyễn Trãi cũng so sánh lực lượng thắng, thua giữa ta và địch: "Kể lấy sức nặng
ngàn cân đè lên trứng chim, thì chưa hề có trứng nào không vỡ nát"13.
Từ nhận thức đó, các triều đại phong kiến trước đây luôn chú trọng xây dựng lực
lượng vũ trang mạnh, đủ sức đáp ứng yêu cầu thời bình cũng như khi chiến tranh
xảy ra.
Trong cách tổ chức bộ máy nhà nước thời phong kiến, lực lượng vũ trang - quân
đội và dân binh - vừa làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, vừa có nhiệm vụ giữ gìn an
ninh, trật tự xã hội. Trần Quốc Tuấn nói: "Nước lấy binh làm gốc", Lê Hiển Tông
nói: "Coi binh như nanh vuốt của quốc gia" là với ý nghĩa trên. Nước ta, không kể
khi có chiến tranh hay chiến tranh sắp xảy ra, mà cả thời bình thì kẻ thù cũng luôn
rình rập nhòm ngó, lấn chiếm, phá hoại... Đất nước luôn phải đề phòng "việc bất
ngờ" và lực lượng vũ trang phải thường xuyên cảnh giác, đánh bại mọi âm mưu, thủ
đoạn của giặc ngoài, thù trong, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ triều đình, bảo vệ
cuộc sống yên bình của nhân dân. Do đó, thời bình cũng không thể sao nhãng chăm
lo xây dựng lực lượng vũ trang.
Khi có chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, thì đây là những cuộc chiến tranh tự vệ hoặc

giải phóng, diễn ra ngay trên đất nước ta. Hầu như tất cả các cuộc chiến tranh đó,
giặc ngoại xâm có quân số đông hơn gấp bội quân đội thường trực nước ta.


Nếu chủ trương đánh địch chỉ bằng quân đội chủ lực của triều đình, thì thường
xuyên phải có quân số thường trực đến mấy chục vạn. Thậm chí như thời Đinh,
Đinh Bộ Lĩnh định xây dựng đội quân 100 vạn người; Hồ Quý Ly nói: "Ta làm sao
có được 100 vạn quân để đối địch với giặc Bắc". Trong khi đó thời Đinh dân số
nước ta chỉ khoảng ba, bốn triệu người, thời Hồ khoảng 6 triệu và thời Lê cũng chỉ
đến 8 triệu, làm sao có thể xây dựng và duy trì quân số đông đến như vậy?
Thông thường trước đây, thời bình, quân thường trực chỉ khoảng 1% dân số.
Trong những thế kỷ XI đến XV, quân số của các triều Lý, Trần, Lê thời bình thường
chỉ bốn, năm vạn, chưa bao giờ đến 10 vạn. Như vậy, nền kinh tế có khả năng đáp
ứng nuôi dưỡng, trang bị cho quân đội. Nếu quân số quá đông thì ảnh hưởng ngay
đến sự phát triển sản xuất do thiếu nhân lực và nền kinh tế không thể đảm bảo chi
phí quốc phòng. Như thế, kinh tế sẽ sa sút và quốc phòng cũng yếu kém.
Sau này Ngô Ngọ Phong có bàn về việc lập đội quân 100 vạn: "Số cơm áo 100
vạn người ấy tất phải phiền đến mấy ức vạn người cung cấp thì dân lực trong nước
lấy gì mà cung cấp đủ cho được, dân khổ quá sẽ làm giặc, dân làm giặc thì nước tất
biến"14.
Năm 1733, Tham tụng Nguyễn Hiệu tâu với Lê Thuần Tông:
"Việc binh cốt ở biết phép... không cốt ở số nhiều. Nếu cứ tăng số lượng mãi thì
các khoản tốn phí mỗi năm nuôi binh thêm nhiều chỉ hại cho dân"15.


Ngay cả thời chiến tranh, với tinh thần toàn dân đánh giặc, nhưng không phải tất
cả trai tráng đều vào quân ngũ. Tùy từng thời điểm chiến tranh, tùy từng chiến
trường cụ thể mà huy động lực lượng cần thiết. Các cuộc kháng chiến của ta phổ
biến là "tránh cái thế mạnh lúc ban mai" để "đánh cái thế tàn lúc buổi chiều" của kẻ
thù, nên thường theo phương châm đánh lâu dài. Vừa đánh giặc, vừa phải duy trì

cuộc sống của dân, phải lo cung cấp cho binh lính trong quá trình chiến đấu, dự trữ
kho tàng dù nhiều vẫn bị vơi dần do chi dùng, do địch cướp phá. Vì vậy, vẫn phải có
lực lượng tiếp tục sản xuất. Chưa kể cần có lực lượng dân binh đánh địch tại chỗ giữ
làng, giữ bản, bảo vệ và chăm lo cho dân, cần có lực lượng dự trữ để khi cần thì tiếp
tục gọi nhập ngũ. Trong cuộc kháng chiến chống Nguyên, có lúc triều đình và quân
chủ lực phải rút lui, địch mở rộng chiếm đóng, tình hình rất khó khăn, nhưng ta vẫn
giành một lực lượng dự bị lớn chưa huy động ở vùng hậu phương. Vua Trần nói với
quan tướng:
"Cối Kê cựu sự quân tu ký,
Hoan Diễn do tồn thập vạn binh".
(Các ngươi nên nhớ chuyện Cối Kê cũ,
vùng Hoan Diễn ta vẫn còn 10 vạn quân)
Dù trong chiến tranh, nhà nước có huy động nhập ngũ đông "tận dân vi binh",
nhưng nhiều khi quân ta vẫn ít hơn quân địch. Quân ta không nhiều nhưng đánh


thắng được quân địch vừa đông hơn, vừa là đội quân chủ lực thiện chiến. Đó là vì
ông cha ta chủ trương "quân cốt tinh, không cốt nhiều" (lời Trần Quốc Tuấn),
Nguyễn Trãi cũng nhận định: "Binh mạnh hay yếu không cứ nhiều hay ít", Quang
Trung cũng khẳng định: "Quân lính cốt hòa thuận, không cốt đông, cốt tinh nhuệ,
không cốt nhiều".
Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhận định: "Quan điểm chú trọng chất lượng vốn
là một nội dung quan trọng trong truyền thống quân sự của dân tộc ta" 16. Tuy nhiên,
tùy thời bình hay thời chiến, tùy từng cuộc chiến tranh, tùy đối tượng tác chiến cụ
thể mà tổ tiên ta tổ chức một quân đội có số lượng thích hợp. Một quân đội số lượng
không đông, chất lượng cao phải dựa trên cái nền là cả nước đánh giặc, toàn dân là
lính, nghĩa là phải đánh giặc bằng sức mạnh tổng hợp cả nước, cả dân tộc, đánh giặc
bằng lực lượng vũ trang đông đảo gồm cả quân chủ lực của triều đình, quân các địa
phương và cả nhân dân vũ trang. Quân cốt tinh hay chất lượng cao là một quân đội
có giác ngộ dân tộc, có ý chí quyết tâm đánh giặc, có tinh thần xả thân, mưu trí,

sáng tạo trong chiến đấu, đoàn kết, hiệp đồng với đồng đội, với nhân dân trong sinh
hoạt cũng như trong tác chiến, có kỹ thuật, chiến thuật thành thục, có tính kỷ luật
cao...
Từ quan điểm trên, tổ tiên ta có cách tuyển dụng, tổ chức, biên chế, quân đội độc
đáo, bảo đảm kết hợp dựng nước và giữ nước trong thời bình, vừa đánh giặc vừa cầy
ruộng trong thời chiến.


Tổ chức lực lượng vũ trang thời phong kiến cũng dựa theo kế sách "ngụ binh ư
nông", lực lượng vũ trang chia làm ba thứ quân:
Quân chủ lực của triều đình gọi là cấm quân, cấm vệ, túc vệ, thân quân..., được
tuyển lựa từ các đinh tráng khỏe mạnh, trừ con quan, nhà con một... thường ba năm
tuyển bổ sung một lần, thay thế những binh lính già, yếu cho xuất ngũ về nhà. Số
quân này được huấn luyện chu đáo, thường trực quanh năm, được nhà nước nuôi
dưỡng, thường đóng ở kinh thành, một số được chọn, biên chế riêng trong hoàng
thành, làm nhiệm vụ bảo vệ, phục vụ vua và triều đình. Số đông còn lại dưới sự chỉ
huy của các tướng, làm nhiệm vụ bảo vệ kinh thành, trấn áp phản loạn, sẵn sàng cơ
động theo lệnh triều đình chống ngoại xâm hoặc chinh phạt nước khác. Số quân này
không đông, chỉ bốn, năm vạn người.
Năm 1075, Lý Thường Kiệt đem phần lớn quân chủ lực đánh sang đất Tống, huy
động cả quân địa phương vùng núi, cả dân binh đi theo để vận chuyển lương thực,
quân trang, quân dụng cho quân đội, tổng cộng cũng chỉ 10 vạn người.
Quân địa phương gọi là quân các lộ, sương quân, ngoại quân... Đây là số quân
gọi tập trung theo từng phiên, căn cứ sổ quân các địa phương. Số quân này được tập
trung huấn luyện và sử dụng ở địa phương, cũng có khi triều đình điều động đi đắp
đường, đi tuần tiễu ở vùng xung quanh. Mỗi phiên thường trực theo từng canh
khoảng một, hai tháng mỗi năm. Theo sổ quân thì đông, nhưng thời bình huy động ở


địa phương không cố định, lúc nhiều, lúc ít tùy theo nhu cầu của địa phương. Thời

chiến cần huy động thì nhà nước theo sổ quân gọi nhập ngũ theo sự chỉ huy thống
nhất của triều đình, có thể đóng ở địa phương hoặc cơ động theo lệnh chung. Nhiều
lần, chỉ với lực lượng vũ trang địa phương đã đánh bại được các cuộc tấn công cướp
phá của quân Chiêm Thành ở các phủ phía Nam.
Theo sổ quân thì quân địa phương rất đông, gồm hầu hết đinh tráng. Lúc có chiến
tranh có thể huy động hàng chục vạn. Trong cuộc kháng chiến chống Nguyên, có
lúc triều Trần huy động riêng vùng đồng bằng Bắc Bộ đã đến 20 vạn quân, ở vùng
Hoan Diễn (Thanh Hóa, Nghệ An nay) cũng đến 10 vạn. Đây là lực lượng hết sức
quan trọng, cùng quân triều đình làm nòng cốt trong các cuộc chiến tranh giữ nước.
Riêng thời Trần còn có quân Vương hầu. Đây thực chất là một loại quân địa
phương do các vương hầu tuyển mộ, tổ chức trong thái ấp của mình như là gia binh.
Thời bình thì quân vương hầu canh phòng bảo vệ điền trang thái ấp. Lúc có chiến
tranh có thể được tăng thêm, như Hoài Văn hầu Trần Quốc Toản tự lập đội quân
hơn 1000 người, làm nhiệm vụ đánh địch ở địa phương hoặc theo lệnh điều động
của triều đình.
Dân binh gọi là hương binh (ở miền xuôi) hay thổ binh (ở miền núi). Cách tổ
chức dân binh thường lấy từ trong sổ quân, 5 hoặc 3 đinh lấy 1 người. Tổ chức 4
hoặc 5 xã thành 1 đoàn, cử viên chức ở huyện chỉ huy. Những dân binh tự sắm vũ


khí, được ở nhà làm nhiệm vụ bảo vệ địa phương. Khi có chiến tranh cũng có thể
được đôn lên thành quân địa phương hoặc theo quân phục vụ chiến đấu. Nếu ở nhà
thì phối hợp cùng quân đội chống ngoại xâm, bảo vệ làng, bản, tổ chức cho dân bản
tránh vào rừng núi...
Cách tổ chức lực lượng vũ trang ba cấp như thế khiến cho số quân thường trực
không đông, chi phí quốc phòng không lớn, kết hợp được "binh" với "nông", phát
triển kinh tế với củng cố quốc phòng, mà binh lực lại mạnh, đảm bảo nhu cầu thời
bình và đáp ứng yêu cầu cao trong thời chiến.
Nhà sử học Phan Huy Chú đã hệ thống cách tổ chức quân đội thời Lý, Trần và
nhận xét:

Về thời Lý, "Cấm vệ có 10 quân..., lại có 9 quân để sai khiến mọi việc, mỗi tháng
đến phiên một lần, gọi là đến canh, hết canh cho về nhà cầy cấy hoặc làm công
nghệ, tự cấp lấy chứ không được cấp lương. Khi có chiến tranh thì gọi ra cho lệ
thuộc vào các tướng. Nếu số quân này không đủ thì chiếu sổ gọi dân ra tòng ngũ.
Xong việc lại cho về làm ruộng. Đó là đúng với ý nghĩa "ngụ binh ư nông"17.
Về thời Trần, "số quân buổi đầu nhà Trần, mỗi quân là 2400 người. Các quân
cấm vệ và các lộ đại ước không đầy 10 vạn, mà năm Thiệu Bảo 18, điều động được số
quân nhiều như thế là vì trong lúc có việc, cứ chiếu sổ lấy hết những đinh tráng,
cũng như cách lấy vệ binh đời sau... Song khi ấy, những binh lính do các thân


×