Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Cuộc đời và sự nghiệp chủ tịch Hồ Chí Minh cùng những đóng góp của Người cho cách mạng Việt Nam trong suốt 79 năm hoạt động cách mạng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.27 KB, 13 trang )

Lịch sử đảng
Tiểu luận lịch sử đảng
Đề tài: Cuộc đời và sự nghiệp chủ tịch Hồ Chí Minh cùng những đóng góp của
Người cho cách mạng Việt Nam trong suốt 79 năm hoạt động cách mạng.
1. Cuộc đời và sự nghiệp chủ tịch Hồ Chí Minh:
Ngày 1-9-1858 thực dân Pháp nổ súng vào bán đảo Sơn Trà – Đà Nẵng, mở đầu cho cuộc
xâm lược nước ta. Trước sức mạnh quân sự của thực dân Pháp cùng với sự bất lực của mình, triều
đình nhà Nguyễn đã lần lượt ký với Pháp các hiệp ước năm 1862, hiệp ước năm 1874, và hiệp ước
Patơnôt năm 1884, chính thức công nhận Việt Nam trở thành thuộc địa của thực dân Pháp. Từ đây,
nhân dân ta phải chịu hai tầng áp bức bóc lột của thực dân Pháp và phong kiến tay sai. Trước tình
hình đó, đòi hỏi phải có một bậc nhân tài với một đường lối đúng đắn để giải phóng đất nước.
Ngày 19 – 5 – 1890, tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, Bác Hồ đã ra đời trong
một gia đình nhà nho yêu nước gốc nông dân, với tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung.
Thân sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cụ Nguyễn Sinh Sắc (Nguyễn Sinh Huy, 1862 – 1929)
quê ở làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Xuất thân từ một gia đình nông dân,
học trò của nhà nho Hoàng Xuân Đường. Đỗ Cử nhân năm 1894, đỗ Phó bản năm 1901. Tháng 5 –
1906, ông được bổ nhậm chức Thừa biện Bộ Lễ, tháng 7 – 1909 được cử làm Tri huyện Bình Khê,
Bình Định. Vốn có tinh thần yêu nước, khẳng khái, ông thường chống đối bọn quan lại, tay sai và
thực dân Pháp, bênh vực người nghèo, nên ngày 17 – 1 – 1910 ông bị triệu hồi về Huế. Ngày 19 –
5 – 1910 ông bị Hội đồng Nhiếp chính cách chức, xử phạt 100 trượng, sau đó án phạt được đổi
thành giáng 4 cấp từ Tòng Thất phẩm xuống dân thường. Ông trở lại Huế dạy học và đi vào các
tỉnh Nam Bộ, liên lạc với các sĩ phu bàn về việc nước. Năm 1927, ông về Cao Lãnh làm nghề bốc
thuốc, sống cuộc đời thanh bạch đến ngày qua đời. Hiện nay mộ của ông được an tán tại Cao Lãnh
– Đồng Tháp.
Cụ bà Hoàng Thị Loan (1868 – 1901) là thân mẫu của Chủ tịch Hồ Chí Minh, con của nhà
nho Hoàng Xuân Đường, quê ở làng Hoàng Trù, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
Làm nghề nông và dệt vải, bà là người phụ nữ rất nhân hậu và đảm đang, suốt đời cần mẫn làm
việc, nuôi chồng ăn học, nuôi dạy các con. Bà qua đời 10 – 2 – 1901. Hiện nay mộ của bà được an
tán tại quê nhà.
Nhóm 1 Trang 1
Lịch sử đảng


Bác có anh là Nguyễn Sinh Khiêm, chị là Nuyễn Thị Thanh, cả hai ông bà đã tham gia rất
tích cực trong phong trào chống Pháp nên nhiều lần bị Pháp bắt tù khổ sai, cuối đời thì cả hai ông
bà đều mất tại quê nhà. Và cậu em út là Nguyễn Sinh Xin nhưng đã mất khi tròn 1 tuổi.
Bác Hồ là người con thứ ba trong gia đình, thuở nhỏ Bác rất thông minh, ham học. Lên 5
tuổi thì Bác theo cha mẹ vào Huế sinh sống, lên 8 tuổi gia đình khó khăn, cụ Nguyễn Sinh Sắc đã
đưa hai con trai mình vào ở nhờ nhà ông Nguyễn Sĩ Quyến. Tại đây, cụ Nguyễn Sinh Sắc đã mở
lớp dạy chữ Hán cho nhân dân trong vùng và Bác Hồ đã theo cha mình học chữ Hán.
Vào năm 1901 khi mẹ Bác Hồ qua đời thì cha Bác Hồ đã đưa hai anh em về quê nội ở làng
Sen sinh sống. Theo phong tục của làng, cụ Nguyễn Sinh Sắc đã đổi tên hai con trai mình, Nguyễn
Sinh Khiêm thành Nguyễn Tất Đạt, Nguyễn Sinh Cung thành Nguyễn Tất Thành, với mong muốn
hai con sau này sẽ thành đạt.
Năm 18 tuổi Nguyễn Tất Thành đã làm đơn xin vào học ở trường Quốc học Huế.
Tháng 5 – 1908, Nguyễn Tất Thành tham gia phong trào chống thuế của nhân dân Trung kì.
Tại đây Nguyễn Tất Thành làm thông dịch viên tiếng Pháp cho phong trào cùng với anh trai của
mình. Nhờ đó mà Nguyễn Tất Thành đã hiểu rõ nỗi nhục của một người dân mất nước khi chứng
kiến cảnh thực dân Pháp đàn áp, thậm chí là bắn giết người dân quê mình. Để rồi từ đó, Người
nung nấu một ý định là đi ra nước ngoài để tìm hiểu những từ tự do, bình đẳng, bác ái mà mình đã
học từ nền văn minh Pháp.
Năm 1909 Nguyễn Tất Thành hoàn thành bậc trung học tại thành phố Quy Nhơn – Bình
Định. Sau đó Người bắt đầu vào Sài Gòn và dừng chân tại Phan Thiết năm 1910 và xin làm giáo
viên cho trường tư thục Dục Thanh, tại đây Người dạy thể dục và tiếng Hán.
Năm 1911, Người theo một con tàu buôn rời Phan Thiết vào Sài Gòn. Đầu tháng 6 – 1911,
Người đến cảng Nhà Rồng và xin làm phụ bếp trên một tàu buôn của Pháp mang tên Amiral
Lautouche Reville, Người lấy tên là Văn Ba. Ngày 5 – 6 – 1911, Người chính thức rời cảng Nhà
Rồng để ra đi tìm đường cứu nước, Người đã đi qua rất nhiều nước.
Ngày 6 – 7 – 1911 lần đầu tiên Người đến cảng Macxay của Pháp và ở lại đây khoảng 1
tháng. Ngày 15 – 9 – 1911 Người làm đơn xin vào học trường thuộc địa Pháp nhưng không được
Pháp chấp nhận, đành đáp tàu từ Pháp trở về Đông Dương.
Nhóm 1 Trang 2
Lịch sử đảng

Từ Sài Gòn Người đã đi tiếp qua các nước Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, qua Châu Phi, qua
các hải cảng Angiêri, Cônggô,…Năm 1912 Người đến đến New York và sống ở đây khoảng 1
năm. Cuối năm 1913, Người trở lại Pháp sau đó sang Anh sinh sống tại Luân Đôn. Tại đây, Người
sống bằng nghề bồi bàn, cào tuyết.
Cuối năm 1917 khi người nghe tin Cách mạng tháng Mười Nga thành công Người đã quyết
định trở về Pháp sinh sống và hoạt động cách mạng. Người tham gia vào hoạt động của nhân dân
lao động Pháp và tìm hiểu đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị của họ như thế nào.
Đầu năm 1919, Nguyễn Tất Thành chính thức tham gia vào Đảng xã hội Pháp. Sau này, khi
được hỏi tại sao tham gia vào đảng này thì người trả lời: “chỉ vì đây là tổ chức duy nhất theo đuổi
lý tưởng cao quý của Đảng cách mạng Pháp: tự do, bình đẳng, bác ái.”
Tháng 6 – 1919 Người lấy tên Nguyễn Ái Quốc viết bản yêu sách tám điểm gửi đến hội nghị
Vecxây đòi các quyền tự do, dân chủ, và bình đẳng của dân tộc Việt Nam. Bản yêu sách đó không
được hội nghị Vecxây chú ý đến, nhưng được báo chí tiến bộ Pháp công bố rộng rãi và gây ảnh
hưởng chính trị vang dội. Đó là đòn tiến công trực diện đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc vào bọn
trùm đế quốc. Người kết luận: những lời tuyên bố dân tộc tự quyết của bọn đế quốc chỉ là trò bịp
bợm; các dân tộc bị áp bức muốn được độc lập, tự do thực sự, trước hết phải dựa vào lực lượng
của bản thân mình, phải tự mình giải phóng cho mình. Lần đầu tiên một người Việt Nam thấp cổ,
bé họng dám đưa vấn đề chính trị của nước mình – một nước thuộc địa đòi chính phủ Pháp trao trả
quyền tự do độc lập. Lần đầu tiên Nguyễn Ái Quốc xuất hiện, thực dân Pháp đã vô cùng lo sợ cho
mật thám theo dõi ngày đêm.
Tháng 7 – 1920, Nguyễn Ái Quốc được đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn
đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin trên báo Nhân Đạo – cơ quan ngôn luận của Đảng xã hội
Pháp. Từ đây, Người đã tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam. Ngày 25 – 12 – 1920
Người tham gia Đại hội lần thứ 18 của Đảng xã hội Pháp họp ở Tua. Tại đây, Người đã bỏ phiếu
tán thành gia nhập Quốc tế thứ Ba và tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp, trở thành Đảng viên
Đảng cộng sản dầu tiên ở Việt Nam. Sự kiện đó đánh dấu bước ngoặc quyết định trong cuộc đời
hoạt động của Người; từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa cộng sản, mở đường giải quyết đúng
đắn về đường lối giải phóng dân tộc của Việt Nam.
Nhóm 1 Trang 3
Lịch sử đảng

Trong thời gian ở Paris, Người sống trong khu lao động nghèo nhất ở thủ đô Paris lúc bấy
giờ. Căn phòng Người thuê chỉ vỏn vẹn có 9 m
2
, vừa đủ kê một cái bàn, một cái tủ, một cái giường
con, không có điện và lò sưởi. Với cái giá lạnh của mùa đông lúc bấy giờ, hằng ngày mỗi buổi
sáng trước khi đi làm, Người dùng một viên gạch gửi vào lò sưởi của bà chủ nhà. Buổi tối đi làm
về, Người lấy viên gạch ra đặt dưới gầm giường lấy hơi ấm ít ỏi tỏa ra từ viên gạch và vượt qua
cái giá lạnh của mùa đông. Năm 1925 Người đã viết tác phẩm Bản án chế độ thực dân, tác phẩm tố
cáo trước dư luận Pháp và thế giới những tội ác tài trời của đối với các nước thuộc địa và vạch rõ
nguồn gốc bóc lột của thực dân Pháp, đồng thời kêu gọi “vô sản các nước đoàn kết lại”.
Trong thời gian hoạt động ở Pháp từ năm 1921 – 1923, nhờ sự giúp đỡ của Đảng cộng sản
Pháp, Nguyễn Ái Quốc cùng một số chiến sĩ cách mạng ở nhiều nước thuộc địa của Pháp lập ra
Hội liên hiệp thuộc địa năm 1921 và cho ra đời tờ báo “Người cùng khổ” (tháng 4 – 1922) là cơ
quan ngôn luận của hội. Cuối năm 1921, Người tham gia Đại hội lần thứ nhất của Đảng cộng sản
Pháp họp ở Macxay, với tư cách là Đảng viên Đảng cộng sản Pháp. Và Người đề nghị hội những
người Việt Nam yêu nước ở Pháp cho ra đời tờ báo tiếng Việt dành cho những người Việt Nam
sống ở nước ngoài đọc. Năm 1922, hội những người Việt Nam yêu nước ở Pháp đã cho xuất bản
tờ báo “Việt Nam hồn” số ra đầu tiên.
Năm 1923, Người sang Liên Xô. Tháng 10 – 1923 Người tham dự Đại hội quốc tế nông dân
khai mạc tại Macxcơva với tư cách là đại biểu chính thức của nông dân Đông Dương. Người trình
bày tham luận nêu lên tình cảnh thống khổ của người dân An Nam, khi phải chịu nhiều thứ thuế
khóa nặng nề, nạn cho vay nặng lãi, đặc biệt là tình trạng nô lệ mất tự do. Cuối đại hội quốc tế
nông dân, Người được bầu vào đoàn chủ tịch của hội Quốc tế nông dân và cùng với một số thành
viên khác Người được giao nhiệm vụ phụ trách một số vấn đề của các nước Châu Á. Cuối năm
1923, Nguyễn Ái Quốc học tại trường đại học Phương Đông nơi bồi dưỡng chủ nghĩa Mac –
Lênin cho các chiến sĩ cộng sản thuộc địa.
Tháng 1 – 1924, Lênin mất để lại niềm thương tiếc vô hạn cho nhân dân Liên Xô và nhân
dân tiến bộ trên thế giới cả những người cộng sản các nước. Người đã viếng tan của Lênin và sau
đó viết bài báo đăng trên báo Sự thật – cơ quan ngôn luận của Đảng cộng sản Liên Xô vào ngày 27
– 1 – 1924: “khi còn sống Người là cha, là thầy, đồng chí, cố vấn của chúng ta, ngày nay Người là

ngôi sao sáng chỉ đường cho chúng ta đi tới Cách mạng xã hội. Lênin bất diệt! Sẽ sống mãi trong
sự nghiệp của chúng ta!”. Tháng 6 – 1924 Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội V Quốc tế cộng sản,
Nhóm 1 Trang 4
Lịch sử đảng
tại đây với tư cách là đại biểu Người đã đọc ba bản tham luận nêu lên hai vấn đề yêu cầu Quốc tế
cộng sản quan tâm: vấn đề dân tộc và thuộc địa; nông dân và ruộng đất của người nông dân các
nước thuộc địa. Người yêu cầu Quốc tế cộng sản đặc biệt phải chú ý quan tâm hai vấn đề này và
cuối Đại hội, Quốc tế cộng sản giữ Nguyễn Ái Quốc lại và chính thức bổ nhiệm làm Ủy viên ban
Phương Đông phụ trách cục Phương Nam.
Ngoài ra, trong thời gian này Người còn tham gia nhiều Đại hội khác như: Đại hội Quốc tế
Phụ nữ, Đại hội Quốc tế công đoàn, Đại hội Quốc tế Thanh niên,…để đánh giá vai trò to lớn của
Nguyễn Ái Quốc đối với dân tộc Việt Nam và nhân dân thuộc địa trên thế giới thì nhà thơ Oxip
Man-Den-Stam Nga năm 1923 đã nói:
“…Từ Nguyễn Ái Quốc tỏa ra một nền văn hóa,
Không phải văn hóa Châu Âu, mà có lẽ
Là nền văn hóa của tương lai. Dân tộc Việt Nam là một
Dân tộc giản dị và lịch sự. Qua cử chỉ cao thượng, tiếng nói
Trầm lắng của Nguyễn Ái Quốc, tôi thấy được ngày mai,
Thấy được viễn cảnh trời yên biển lặng
Của tình hữu ái toàn thế giới bao la như đại dương.”
Tháng 11 – 1924 Nguyễn Ái Quốc với tên là Lý Thụy được Quốc tế cộng sản cử sang Quảng
Châu – Trung Quốc làm phiên dịch tiếng Trung Quốc cho phái đoàn cố vấn chính phủ Xô Viết
sang Trung Quốc để giúp đỡ Quốc dân Đảng của Tôn Trung Sơn. Tại Quảng Châu Nguyễn Ái
Quốc thông qua tổ chức Tâm tâm xã của những người thanh niên Việt Nam yêu nước sáng lập ra
Hội Việt Nam cách mạng thanh niên vào tháng 6 – 1925 và cho ra đời tờ báo Thanh niên – tờ báo
cách mạng đầu tiên của Việt Nam.
Từ năm 1925 – 1927 Người mở nhiều lớp huấn luyện chính trị tại Quảng Châu, đào tạo một
số cán bộ cho cách mạng Việt Nam. Sau khóa huấn luyện này , một số cán bộ ưu tú được Nguyễn
Ái Quốc gửi vào học ở trường đại học Phương Đông của Quốc tế cộng sản, một số được cử đi học
Nhóm 1 Trang 5

×