Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Kiểm toán hoạt động ĐÁNH GIÁ TÍNH hữu HIỆU HOẠT ĐỘNG xử lí CHẤT THẢI của CÔNG TY THỦY sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 33 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, tình hình phát triển kinh tế ngành thủy sản của Việt
Nam đã có những bước nhảy vọt. Thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam,
với sản lượng xuất khẩu đứng thứ tư trên thế giới sau Trung Quốc, Ấn độ và Inđônêxia
. Sản phẩm chủ yếu khai thác từ các nguồn đánh bắt và nuôi trồng. Ngày nay sản
lượng thủy sản từ nuôi trồng đã tăng mạnh do hoạt động này đang phát triển mạnh mẽ
ở nhiều nơi trên cả nước mà điển hình là tại Đồng bằng Sông Cửu Long.
Hoạt động nuôi trồng thủy sản đã, đang và sẽ mở rộng tại các tỉnh Đồng bằng
Sông Cửu Long, đặc biệt là tỉnh An Giang, nơi đầu nguồn của nghề nuôi cá tra và cá
ba sa. Tuy nhiên, cùng với sự gia tăng hoạt động nuôi trồng thủy sản thì môi trường
cũng bị ô nhiễm với nguyên nhân là do các hộ gia đình cũng như các công ty nuôi
trồng thủy sản chưa nhận biết được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường.
Đây là một vấn đề mà cơ quan cũng như các nhà chức trách thuộc tỉnh An Giang
đang hết sức chú trọng.Và hơn thế nữa, trong thời gian gần đây, An Giang trở thành
điểm nóng về môi trường khi chất lượng nước sông Hậu, sông Tiền cũng như các kênh
rạch ngày càng xuống cấp và ô nhiễm nghiêm trọng. Tỉnh ủy An Giang nhận được khá
nhiều thư góp ý, phản ánh từ phía người dân địa phương, đặc biệt khu vực ấp Đông
Phú, xã Vĩnh Trạch, huyện Thoại Sơn.
Để giải quyết vấn đề đang được quan tâm này, đồng thời giúp các nhà quản lí đề
ra giải pháp hữu hiệu, với tư cách là kiểm toán viên thuộc kiểm toán Nhà Nước khu
vực V, chúng tôi quyết định thực hiện cuộc kiểm toán tại công ty TNHH Long Việt một công ty nuôi trồng thủy sản tại TP Long Xuyên.


Bài tập nhóm

GVHD: Đoàn Thị Ngọc Trai

GIỚI THIỆU CÔNG TY
Công ty TNHH nuôi trồng thủy sản Long Việt với trụ sở đặt tại 11 Sương Nguyệt
Ánh, thành phố Long Xuyên, Tỉnh An Giang được khởi công xây dựng vào năm 2004.
Sau 1 năm công ty chính thức đi vào hoạt động với lĩnh vực nuôi trồng, đầu tư và phát


triển nguồn nguyên liệu nuôi cá sạch vào tháng 7/2005.

ĐT:
(84)(076)8386819-8386769
Fax:
(84) (076)8386759
Website: www.longvietfishco.com
Công ty hiện đang sở hữu 1 trại cá tại ấp Đông Phú, xã Vĩnh Trạch, huyện Thoại
Sơn, rộng 12 ha gồm có 5 ao có tổng diện tích 8 ha . Giám đốc công ty là bà Đinh
Ngọc Tịnh Phương có nhiều am hiểu và kinh nghiệm về việc nuôi cá da trơn . Bà cho
biết, công ty luôn hoạt động sản xuất kinh doanh dựa trên 4 mục tiêu chính về chất
lượng: “Chất lượng cho cuộc sống; Chất lượng vùng nuôi; Chất lượng sản phẩm; Chất
lượng cho người tiêu dùng”. Bên cạnh sự chỉ đạo, quản lí của thuyền trưởng Đinh
Ngọc Tịnh Phương cùng với sự phấn đấu nỗ lực không ngừng của đội ngũ nhân viên
nên trong những năm gần đây Công ty TNHH Long Việt đã trở thành một trong số các
nhà cung ứng nguồn cá tra, cá basa chất lượng cho tỉnh An Giang nói riêng và thị
trường xuất khẩu của Việt Nam nói chung.

Nhóm: 09

Trang 2


Bài tập nhóm

GVHD: Đoàn Thị Ngọc Trai

Phần A: GIỚI THIỆU
1. Đề tài kiểm toán:
ĐÁNH GIÁ TÍNH HỮU HIỆU HOẠT ĐỘNG XỬ LÍ CHẤT THẢI CỦA CÔNG TY

TNHH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN LONG VIỆT.
2. Lí do kiểm toán:
Gần đây, được biết rằng UBND TP Long Xuyên thuộc tỉnh An Giang nhận
được khá nhiều thư phản ánh của người dân tại ấp Đông Phú, xã Vĩnh Trạch về việc
nguồn nước thải ra từ hoạt động nuôi trồng cá tra, cá basa của công ty TNHH Long
Việt, đang tác động tiêu cực đến môi trường đất, nước, không khí; ảnh hướng xấu đến
hoạt động sản xuất, canh tác, sinh hoạt của người dân cũng như sức khỏe cộng đồng.
Các cơ quan chức năng của tỉnh An Giang yêu cầu cung cấp thông tin về môi
trường, nhằm làm cơ sở cho các đánh giá rủi ro về môi trường mà các doanh nghiệp
nuôi trông thủy sản ở địa phương gây ra để xác định nghĩa vụ về môi trường của các
doanh nghiệp này.
3. Mục tiêu kiểm toán:
- Xem xét tác động việc xả thải của công ty đến môi trường và đề xuất các giải
pháp phù hợp.
- Xem xét tính hữu hiệu của hệ thống xử lí chất thải tại công ty TNHH Long
Việt.
4. Đối tượng kiểm toán:
Hoạt động xử lí chất thải của công ty TNHH nuôi trồng thủy sản Long Việt ở An
Giang.
5. Giới hạn đề tài:
Đề tài chỉ đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường vào mùa khô và hoạt động xử lí
chất thải từ việc nuôi trồng cá tra, cá basa của công ty. Đề tài chỉ thực hiện trong vòng
20 ngày, từ ngày 8/10/2012 đến ngày 28/10/2012.

Nhóm: 09

Trang 3


Bài tập nhóm


GVHD: Đoàn Thị Ngọc Trai

Phần B: LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN
1. Mục tiêu trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
- Thu thập thông tin tổng quan về hoạt động xử lí chất thải của công ty TNHH
Long Việt.
- Nhận dạng, khoanh vùng những yếu kém của hệ thống để làm cơ sở khi thực
hiện kiểm toán
- Thiết kế và quản lý chương trình kiểm toán
2. Thu thập thông tin
2.1.Thu thập tài liệu:
2.1.1 Thông tư 44/2010/TT-BNNPTNT Quy định điều kiện cơ sở, vùng nuôi cá
tra thâm canh đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
- Yêu cầu chất lượng nước thải từ ao nuôi cá Tra sau khi xử lý
STT Thông số cho phép Ký hiệu/ công thức Đơn vị

Giới hạn cho phép

1

Amoniac

NH3

mg/l

≤ 0,3

2


Phosphat

PO43-

mg/l

< 10

3

Cacbondioxit

CO2

mg/l

< 12

4

Sunfua

H2S

mg/l

≤ 0,05

5


Chất rắn lơ lửng

SS

mg/l

< 100

6

Oxy sinh hoá

BOD5

mg/l

< 30

7

Oxy hoà tan

DO

mg/l

≥ 2,0

8


pH

pH

-

5-9

9

Dầu mỡ khoáng

-

-

Không quan sát thấy nhũ

10

Mùi, cảm quan

-

-

Không có mùi khó chịu

Nhóm: 09


Trang 4


Bài tập nhóm

GVHD: Đoàn Thị Ngọc Trai

- Hệ thống xử lý nước cấp, nước thải và chất thải
a) Khu vực chứa (lắng): với nguồn nước có nguy cơ bị ô nhiễm, cơ sở, vùng
nuôi phải có khu vực chứa (lắng) để xử lý nước trước khi cấp vào ao nuôi; có bờ và
đáy ao chắc chắn, không rò rỉ, thẩm lậu.
b) Hệ thống xử lý nước thải: khuyến khích cơ sở, vùng nuôi cá tra có khu vực
xử lý nước thải từ ao nuôi trước khi thải ra môi trường.
c) Khu chứa bùn thải: cơ sở, vùng nuôi cá tra phải có khu chứa bùn thải đảm
bảo xử lý hết lượng bùn thải trong quá trình nuôi và cải tạo vét bùn trước khi thả nuôi,
khu chứa bùn thải phải có bờ ngăn không để bùn và nước từ bùn thoát ra môi trường
xung quanh.
2.1.2

Quy định của công ty về đảm bảo vệ sinh nguồn nước

Hàng ngày phải theo dõi tình trạng hoạt động, mức độ bắt mồi của cá để điều
chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Phải loại bỏ lượng thức ăn dư thừa quá mức có thể
gây nhiễm cho môi trường nước.
- Thiết bị, dụng cụ sản xuất phải thường xuyên được vệ sinh và khử trùng. Hàng

tuần phải tiến hành tổng vệ sinh, không để ứ đọng chất thải, rác rưởi xung quanh ao
nuôi.
- Khi nước sông bị nhiễm bẩn bởi chất thải ra từ việc nuôi trồng vượt giới hạn


cho phép, công nhân phải có nhiệm vụ báo lại cho người giám sát để có biện pháp xử
lý kịp thời.
- Trong quá trình nuôi, cơ sở phải theo dõi và lưu trữ đầy đủ kết quả kiểm soát

các chỉ tiêu đảm bảo vệ sinh an toàn của môi trường nước nuôi như vi sinh vật gây
bệnh, kim loại nặng, hoá chất bảo vệ thực vật...
- Trong quá trình nuôi phải luôn giữ nguồn nước sạch, thường xuyên theo dõi

môi trường ao nuôi. Nếu thấy môi trường xấu, nước có dấu hiệu bị ô nhiễm phải báo
cáo cho bộ phận cấp trên để kịp thời xử lý.
- Thiết bị, dụng cụ để chế biến thức ăn và thu hoạch, bảo quản và vận chuyển cá

phải được chế tạo bằng vật liệu không gỉ, không bị ăn mòn, dễ làm vệ sinh và khử
trùng đảm bảo không gây ô nhiễm nguồn nước.
- Công ty sử dụng nguồn thức ăn công nghiệp.

Nhóm: 09

Trang 5


Bài tập nhóm

GVHD: Đoàn Thị Ngọc Trai

- Về việc thay nước trong mỗi ao, một tháng thay nước một lần. Mỗi lần kéo dài

bốn ngày. Mỗi ngày thay 25% nước trong ao.
2.1.3


Sơ đồ nhân sự của bộ phận xử lý chất thải

Bộ phận xử lí nước thải của công ty gồm có 3 nhân viên: 1 trưởng bộ phận và 2
nhân viên.
Trưởng bộ phận

Công nhân 1

Công nhân 2

Trưởng bộ phận là kĩ sư môi trường, là người chịu toàn bộ trách nhiệm tại bộ
phận xử lí chất thải trước công ty và nguồn nước vào, nguồn nước ra môi trường.
Nhiệm vụ của trưởng bộ phận:
- Xem xét nguồn nước vào của các ao cá, đảm bảo nguồn nước vào sạch, không
nhiễm các nguồn lây bệnh.
- Kiểm soát nước trong ao cá luôn đảm bảo vệ sinh, tuân thủ đúng tiêu chuẩn
cho phép (các tiêu chuẩn cho ở mục lục), chủ động xử lí khi nước trong các ao nuôi cá
bị ô nhiễm.
-Theo dõi cập nhật tình hình nước trong ao, các loại chất thải, các nguồn lây
nhiễm bệnh trong môi trường.
- Định kì, lên kế hoạch thay nước và chỉ đạo, giám sát 2 nhân viên vận hành hệ
thống xử lí chất thải.
- Xem xét hệ thống có xử lí được hết các chất thải trước khi thải ra môi trường,
hệ thống có sai sót cần sữa chữa, nâng cấp hay không để đề nghị lên ban giám đốc
công ty.
Hai công nhân là người trực tiếp vận hành hệ thống xử lí chất thải đồng thời cũng
là người trực tiếp theo dõi nguồn nước trong ao cá hằng ngày để báo cáo lên trưởng bộ
phận. Khi đến định kì thay nước cho các ao cá, 2 công nhận trực tiếp hút 25% nước
của mỗi ao vào hệ thống xử lí chất thải, vận hành hệ thống này để lọc chất thải, dùng

hóa chất xử lí các chất thải này và bơm nước vào “ao nước vào” thông qua hệ thống
lọc từ sông, sau đó bơm vào các ao sau khi đã có sự kiểm duyệt nguồn nước của
trưởng bộ phận. Tương tự đến cuối mùa vụ thay 100% nước trong các ao.
Nhóm: 09

Trang 6


Bài tập nhóm

GVHD: Đoàn Thị Ngọc Trai

2.1.4 Sơ đồ ao nuôi cá
Rạch
Long
Xuyên
AO NƯỚC VÀO

Ao 1

Ao 2

Ao 3

Ao 5

Ao 4

HT


2.1.5 Nguồn thức ăn, hóa chất xử lý quá trình nuôi cá
2.1.5.1 Nguồn thức ăn
 Thành phần nguyên liệu:
Cá tươi, bột cá, bột mì, cám mì, cám gạo, bột đậu nành, men vi sinh, các acid
amin, các vitamin và khoáng chất tổng hợp.
 Đặc điểm sản phẩm
- Cân đối thành phần photpho, hạn chế tối thiểu ô nhiễm môi trường nước.
- Sản phẩm không chứa các loại kháng sinh và hóa chất cấm sử dụng theo thông
tư số 15/2009/TT-BNN ngày 17/03/2009 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2.1.5.2 Một số hóa chất dùng trong nuôi cá
 Muối (NaCl):
Xử lý ngoại ký sinh trên cá nước ngọt.
Liều lượng: Tắm với nồng độ 1 -3 % trong thời gian 30 phút đến 1 giờ.

Nhóm: 09

Trang 7


Bài tập nhóm

GVHD: Đoàn Thị Ngọc Trai

Lưu ý: Xử lý cá da trơn nồng độ 1-2% theo khả năng chịu đựng của cá, cá <50g
nồng độ muối không vượt quá 1%, cá nhỏ hơn <100g nồng độ muối không vượt quá
10%.
 BKC ( Ben zalkonium chloride):
Diệt khuẩn rộng, diệt nấm, tảo và nguyên sinh động vật.
Liều lượng:
• Phòng bệnh: Định kỳ xử lý 0,3 - 1 ppm/lần, 7 - 10 ngày/lần.

• Trị bệnh: Liều tăng gấp đôi.
 Đồng sulfate: CuSO4.5H2O
Dùng để trị nguyên sinh động vật, diệt tảo
Liều lượng: Bằng độ kiềm tổng số/100
 Formol (HCHO):
Dùng trị ký sinh trùng, diệt khuẩn.
Liều lượng: Tắm 20 - 25 ppm, thay 30% lượng nước sau 1 ngày sử dụng.
 Thuốc tím (KMnO4):
Dùng để sát trùng.
Liều lượng: 4 - 5 ppm
 Methylen blue:
Trị ký sinh trùng
Liều lượng: 2-4 ppm.
 Chế phẩm sinh học (Probiotic)
Có 2 nhóm: Nhóm xử lý đáy ao, nhóm trộn vào thức ăn.
Lưu ý:
• Không dùng chung với kháng sinh hay các chất sát khuẩn
• Định kỳ sử dụng lặp lại các sản phẩm để duy trì mật độ vi khuẩn có lợi.
2.1.6 Danh mục các chất xử lí chất thải mà công ty sử dụng:
 Chế phẩm sinh học EM, gồm các loại: EM nguyên thủy, EM1, EM5, EM
F.P.E (Fermented Plant Extract), EM-Bokash.

Nhóm: 09

Trang 8


Bài tập nhóm

GVHD: Đoàn Thị Ngọc Trai


Công dụng:
- Nhằm mục đích phá hủy, tiêu diệt các loại vi sinh vật gây bệnh chưa được hoặc
không thể khử bỏ trong quá trình xử lý nước thải.
- Sau khi xử lý sinh học, trong điều kiện tự nhiên thì hiệu suất khử trùng có thể
đạt đến 99,9%, còn trong điều kiện nhân tạo có thể đạt 91-98%. Đặc biệt trong quá
trình xử lý kị khí, đã tiêu diệt được nhiều vi sinh vật gây bệnh mà nguyên nhân chủ
yếu là do sự có mặt các axit béo bão hòa được tạo ra từ phản ứng lên men.
 Vôi
Bao gồm các loại: Vôi nông nghiệp CaCO3, vôi đen Dolomite CaMg(CO3)2, vôi
tôi Ca(OH)2, vôi sống CaO.
Công dụng: Điều chỉnh pH đất và nước, tăng hệ đệm cho nước ao, điều chỉnh
mật độ tảo, diệt mầm bệnh cho ao, lắng tụ phù sa trong ao.
Lưu ý: Khi đang nuôi cá chỉ nên dùng vôi nông nghiệp hoặc đá vôi đen. Vôi
sống và vôi tôi chỉ được dùng khi cải tạo ao.
 Chlorine Ca(Ocl)2:
Dùng tẩy trùng, tiêu diệt các loại vi sinh vật, xử lý đáy ao ương, bể ương, bể
chứa.
- Liều lượng:
• Sát trùng đáy ao, bề mặt bể nuôi: 2 ppm
• Khử trùng nước: 5 -50 ppm

 Zeolite:
Dùng hấp thu NH3 và chất hữu cơ. Tính năng của Zeolite có thể bị ảnh hưởng bởi
độ cứng và độ mặn của nước.
 Thiosulfate natri: Na2S2O3:
Dùng để trung hòa Chlorine dư thừa trong quá trình xử lý nước, cứ 1 ppm
chlorine cần khoảng 1 ppm thiosulfate để trung hoà hoàn toàn.
Lưu ý: Khi hàm lượng thiosulfate natri dư sẽ làm nước bị đục và thối.
 EDTA ( Ethylen ditetra Acetate):

Dùng để kết tủa các kim loại nặng như đồng, sắt..., xử lý nước giếng khi nuôi
tôm cá.
Liều lượng: 5 - 10 ppm.

Nhóm: 09

Trang 9


Bài tập nhóm

GVHD: Đoàn Thị Ngọc Trai

 Chất chiết xuất từ cây yucca:
Hấp thụ NH3, giảm sự ô nhiễm nước.
- Liều lượng: 0,3 ppm, định kỳ 15 ngày/lần.
2.2. Phỏng vấn nhà quản lý doanh nghiệp
- Đối tượng: giám đốc đơn vị
- Thời gian: 9h, ngày 9 tháng 10 năm 2012.
- Nội dung
TT Bảng câu hỏi
1
Đơn vị có xây dựng hệ

2

3
4

Thông tin thu thập

Công ty đã đầu tư hệ thống xử lý chất thải từ đầu

thống xử lý chất thải không? năm 2005.Tổng chi phí là hơn 500 triệu đồng.
Khi xây dựng hệ thống xử lý
Khi xây dựng, công ty đã được Sở tài nguyên
chất thải đơn vị đã được tư
môi trường tỉnh An Giang tư vấn.
vấn gì không?
Quy trình xử lý chất thải
Công ty sử dụng hệ thống xử lý chất thải theo
được vận hành như thế nào?
Cơ cấu tổ chức, vận hành
của bộ phận xử lý chất thải
như thế nào?

phương pháp cơ học.
Bộ phận xử lý gồm có: 1 kỹ sư môi trường chịu
trách nhiệm về việc vận hành hệ thống, giám sát
hoạt động của toàn bộ phận và 2 nhân viên tác

Doanh nghiệp đã có kế

nghiệp.
Hàng năm, đơn vị thuê chuyên gia về bảo trì hệ

hoạch gì cho việc phòng

thống và được tư vấn cách xử lý chất thải hiệu

5


ngừa và xử lý khi có sự cố

quả. Cho đến nay, đơn vị chưa gặp sự cố về rò rỉ

6

rò rỉ chất thải của hệ thống? chất thải gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Liệu các chất thải của đơn vị Đơn vị rất chú trọng vấn đề môi trường nên luôn
có được hạn chế đến mức tối cố gắng đảm bảo chất thải ra môi trường đúng

7

thiểu không?
Qua vụ Vedan, bà có định

tiêu chuẩn theo quy định của Sở tài nguyên
Quan điểm của ban lãnh đạo công ty là phải dung

hướng gì cho công ty để

hòa giữa lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của

không lặp lại vết xe đổ đó?

người dân và lợi ích của xã hội.

Nhóm: 09

Trang 10



Bài tập nhóm

GVHD: Đoàn Thị Ngọc Trai

2.3 Quan sát.
Để nắm bắt được những hoạt động đang diễn ra tại Công ty TNHH Long Việt,
nhóm KTV chúng tôi đã tiến hành quan sát tổng thể công ty. Qua quá trình quan sát
chúng tôi nhận thấy:
- Công ty đầu tư nuôi trồng với 8 ha diện tích mặt nước trải rộng trong 5 ao. Ao
được chọn ở gần rạch Long Xuyên (đây là một rạch khá dài, rộng và sâu) thuận lợi cho
việc lấy nước và vận chuyển nên tiết kiệm được chi phí. Ao cũng được bố trí ở nơi cao
ráo ít bị lũ lụt, ô nhiễm thuốc trừ sâu, hóa chất…

Diện tích mỗi ao khoảng 1ha trở lên, ao cá có hình chữ nhật. Ao có ống cấp
nước và thoát nước riêng. Bờ ao được làm kiên cố để tránh lũ lụt và mầm bệnh lây
lang từ ao khác và có lớp bùn dày.

Nhóm: 09

Trang 11


Bài tập nhóm

GVHD: Đoàn Thị Ngọc Trai

- Công ty có 1 hệ thống xử lý nước thải được bố trí gần các ao. Hệ thống gồm
có 1 hố thu nước từ các ao, các đường ống dẫn nước qua các bể xử lý.

- Xung quanh ao nuôi cá, chúng tôi thấy nhiều rác thải từ sinh hoạt của công
nhân.
- Nước thải ra môi trường có màu bất thường và bốc mùi hôi.
Nhận dạng rủi ro
Đơn vị có thể không vận hành hoặc vận hành không thường xuyên hệ thống xử
lý nước thải.
Hệ thống xử lý nước thải có thể hoạt động không hiệu quả.
Lượng nước thải ra môi trường có không đúng theo tiêu chuẩn về thành phần
các chất.
Chương trình kiểm toán
Công việc
Quan sát khu vực nuôi cá và môi trường xung
quanh.
Phỏng vấn trưởng bộ phận và nhân viên xử lý
nước thải
Lập và phân tích lưu đồ

Thời gian

Kiểm toán viên

8-15/10/12

Hương, Trinh

8-10/10/12

Mỹ Dung, Vân

12-18/10/12


Nga, Quỳnh Anh

12-23/10/12

Hạnh, Giang

22-26/10/12

Ngọc Dung, Nguyệt

Thực hiện các thử nghiệm
- Phân tích số liệu
- Kiểm tra chi tiết

Xử lý phát hiện kiểm toán

Nhóm: 09

Trang 12


Bài tập nhóm

GVHD: Đoàn Thị Ngọc Trai

Phần C: THỰC HIỆN KIỂM TOÁN
1. Mục tiêu
Căn cứ theo những công việc đã được thiết kế theo chương trình kiểm toán,
nhóm kiểm toán viên sẽ xem xét chi tiết, thực hiện các thử nghiệm cần thiết. Nếu phát

hiện rủi ro, yếu kém, Kiểm toán viên sẽ trình bày và đưa ra các kiến nghị cho nhà quản
lý và các cơ quan chức năng.
2. Các kỹ thuật thực hiện kiểm toán
2.1. Phỏng vấn
2.1.1.Mục tiêu
- Xem xét quy trình xử lí chất thải của công ty có phù hợp với quy định của các
tiêu chuẩn về môi trường do cơ quan chức năng ban hành.
- So sánh thực tế việc vận hành hệ thống xử lí chất thải tại công ty với quy trình
xử lí do giám đốc quy định.
- Thu thập thông tin về các hiện tượng, tình hình thực tế về môi trường tại khu
vực xả thải và khảo sát ý kiến của người dân gần đó.
 Thu thập bằng chứng về hoạt động của hệ thống xử lí chất thải, phát hiện các yếu
kém, hạn chế và sai phạm nhằm tư vấn cho bộ phận này nói riêng và nhà quản lí đơn
vị nói chung về biện pháp cải thiện hoạt động của hệ thống.
2.1.2. Lịch trình phỏng vấn
Ở phần lập kế hoạch kiểm toán, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn bà Đinh Ngọc
Tịnh Phương-GĐ công ty một số vấn đề cơ bản về hệ thống xử lí chất thải.
Ở phần này chúng tôi sẽ thực hiện phỏng vấn các đối tượng sau:
- Trưởng bộ phận xử lí nước thải : Ông Trần Quang Sơn.
- Hai nhân viên xử lí nước thải:
+ Anh Lê Như Thành.
+ Anh Trịnh Việt Tâm.
- Phỏng vấn, khảo sát 20 hộ dân ở phạm vi bán kính 1 km so với trang trại.
Thời gian phỏng vấn: cụ thể ở lịch trình phỏng vấn.
2.1.3. Phỏng vấn Trưởng bộ phận xử lý chất thải
- Thời gian: ngày 9/10/2012.
- Địa điểm: trang trại nuôi cá.
Nhóm: 09

Trang 13



Bài tập nhóm

GVHD: Đoàn Thị Ngọc Trai

- Nội dung cuộc phỏng vấn:
STT

Câu hỏi

Thông tin thu thập
Bộ phận xử lí nước thải gồm có 2 nhân viên, cả
hai đều là người dân lao động phổ thông ở khu

1

Bộ phận xử lý nước thải

vực này, có kinh nghiệm trong việc nuôi cá, tuy

của công ty do ông (bà)

nhiên không có nhiều hiểu biết về môi trường

phụ trách có bao nhiêu

thủy sản (do tập quán sinh sống, canh tác)

nhân viên? Và công việc


Công việc chủ yếu của họ là vận hành hệ thống

chính của họ là những gì?

xử lí nước thải, xử lí ở tất cả các khâu, đồng thời
theo dõi nguồn nước trong ao, báo cáo những
dấu hiệu bất thường cho trưởng bộ phận.
-Trưởng bộ phận kiểm tra chất lượng nguồn
nước vào của các ao, đảm bảo nước sạch, không
nhiễm các nguồn lây bệnh.
-Kiếm soát nước trong ao cá luôn đảm bảo vệ
sinh, tuân thủ đúng tiêu chuẩn cho phép.
-Theo dõi cập nhật tình hình nước trong ao, có

2

Công việc chủ yếu của

kế hoạch thay nước và chỉ đạo, giám sát 2 nhân

ông?

viên vận hành hệ thống xử lí chất thải định kì.
- Trưởng bộ phận có nhiệm vụ cập nhật các loại
chất thải, các nguồn lây nhiễm bệnh trong môi
trường, xem xét hệ thống có xử lí được hết các
chất thải trước khi thải ra môi trường, hệ thống
có sai sót cần sữa chữa nâng cấp hay không và


3

Trong suốt quá trình nuôi

đề nghị lên ban giám đốc công ty.
-Chất thải chủ yếu từ việc nuôi cá chủ yếu là bùn

trồng cũng như khi thu

thải, theo số liệu được cung cấp thì 1kg cá

hoạch mùa vụ, ông có thể

thương phẩm thì cho ra 3kg bùn thải, với thành

cho biết những chất thải

phần chủ yếu chứa trên 45% Nitrogen, các chất

nào được tạo ra chủ yếu?

hữu cơ khác từ thức ăn thừa của cá, hàm lượng

Và những chất nào được bộ amoniac NH3 cũng khá cao….đây là nguyên
phận sử dụng để xử lí

Nhóm: 09

Trang 14


nhân gây ô nhiễm nếu như không xử lí


Bài tập nhóm

GVHD: Đoàn Thị Ngọc Trai

những chất thải trên.(Có
thể yêu cầu trưởng bộ phận
cung cấp bảng số liệu chi
tiết)

-Trên cơ sở sinh hóa và các kĩ thuật của ngành
thì hiện nay bộ phận sử dụng khá nhiều loại chất
xử lí (trưởng bộ phận đã cung cấp tài liệu)
Hệ thống xả thải vận hành bởi 2 nhân viên, dưới
sự giám sát, kiểm tra của trưởng bộ phận. Công

Việc bố trí các nhân viên

ty có 5 ao, theo quy trình, mỗi tháng xả thải 1

thực hiện công việc như thế lần, mỗi lần 4 ngày, trung bình mỗi ngày 10 giờ,
4

nào? Nhất là vào một số

luân phiên ở các ao.

thời gian cao điểm, áp lực


-Vào mùa cao điểm, thường là khi thu hoạch cá,

khối lượng công việc lớn

việc súc ao nuôi, xả thải 100% và yêu cầu cần

như khi kết thúc vụ nuôi,

nhanh chóng xử lí bùn cặn trong ao để thả nuôi

tiến hành xử lí ao nuôi?

giống mới, bộ phận thường huy động thêm công
nhân nuôi cá đứng máy bơm xả và xử lí chất
thải.

Trong quá trình quản lí hệ
thống, ông có thường

-Hiện nay, công ty áp dụng hệ thống xử lí chất

xuyên cập nhật thông tin về thải bằng phương pháp cơ học, có thể loại bỏ

5

6

công nghệ mới? Có đề xuất


một số chất không hòa tan và chất keo ra khỏi

những ý kiến cải thiện hệ

nước thải và bùn thải nhờ song chắn rác, trưởng

thống để giảm nồng độ chất bộ phận cho rằng hệ thống hiện nay tương đối
thải ra môi trường hay tận

hoàn thiện và tiên tiến.

dụng một phần nguồn chất

-Bên cạnh đó, trưởng bộ phận cũng cho biết

thải qua xử lý để làm gì

thêm, nếu có các phương thức xử lí chất thải

hay không? Hay một số

mới, ông sẽ mạnh dạn đề lên GĐ công ty xem

giải pháp khác mà quý

xét để áp dụng.

công ty đang áp dụng
Hiện tại, các thiết bị máy


Hệ thống xử lí nước thải bao gồm các thành phần

móc nào được dùng trong

như là: Bể điều hòa, bể lắng, bể chứa bùn, bể

quy trình và chúng có được

UASB, bể Aerotank, máy thổi khí, máy nén

vận hành đúng thiết kế để

bùn…được trang bị từ ngày công ty chính thức

đảm bảo chất lượng của

đi vào hoạt động.

Nhóm: 09

Trang 15


Bài tập nhóm

GVHD: Đoàn Thị Ngọc Trai

chất thải khi được đưa ra

7


môi trường?
Ông làm thế nào để giám

Hằng ngày, trưởng bộ phận yêu cầu nhân viên

sát các nhân viên của mình

của mình báo cáo về tình hình xử lí chất thải,

nhằm đảm bảo rằng họ có

kiểm tra đột xuất khi họ đang trong ca làm việc.

thực hiện như đúng quy

Ông cho biết vẫn chưa phát hiện dấu hiệu họ bỏ

trình không?
bê trách nhiệm.
Những công việc cụ thể mà Hằng năm, trưởng bộ phận được cử đi học các
8

9

bộ phận đã làm để nâng cao lớp nghiệp vụ về môi trường do sở tài nguyên
trình độ nghiệp vụ cho

môi trường tổ chức sau đó phổ biến lại cho nhân


nhân viên?
Khi có sai phạm xảy ra thì

viên

việc quy trách nhiệm có
được thực hiện nghiêm

Khi phát hiện nhân viên trốn việc, lười biếng thì
sẽ kiểm điểm và trừ 50% tiền lương, nếu tái

phạm công ty sẽ quyết định sa thải.
khắc? Cụ thể?
2.1.4 Phỏng vấn hai nhân viên xử lí chất thải tại các ao nuôi của công ty.
Để đảm bảo tính độc lập, 2 kiểm toán viên sẽ tiến hành phỏng vấn hai nhân viên
này. Thời gian: Vào lúc 7h ngày 10/10/12, khi các nhân viên đến thực hiện công việc.
Sau quá trình phỏng vấn 2 kiểm toán viên tổng hợp được kết quả như sau:
STT Câu hỏi
1
Công việc cụ thể của anh
(chị) là gì?

Thông tin thu thập
- Hai công nhân là người trực tiếp vận hành hệ
thống xử lí nước thải, trong đó anh Thành thực
hiện công việc bơm nước vào ao, ghi chép số
liệu, điều chỉnh van nước, coi lại chỉ số đồng
hồ, anh Tâm thực hiện quan sát hệ thống để
phát hiện các rò rỉ và dấu hiệu bất thường.
- Trực tiếp theo dõi nguồn nước trong ao cá

hằng ngày để báo cáo lên trưởng bộ phận.
- Định kì thay nước cho các ao cá, 2 công nhân
trực tiếp hút 25% nước trong ao vào hệ thống
xử lí chất thải, vận hành hệ thống này để lọc
chất thải, dùng hóa chất xử lí các chất thải này
và bơm nước vào ao nước vào thông qua hệ

Nhóm: 09

Trang 16


Bài tập nhóm

GVHD: Đoàn Thị Ngọc Trai

thống lọc từ sông , sau đó bơm vào các ao sau
khi đã có sự kiểm duyệt nguồn nước của trưởng
bộ phận. Tương tự đến cuối mùa vụ thay 100%
nước trong các ao.
Anh (chị) có gặp phải khó
khăn gì trong quá trình vận
2

hành hệ thống (chẳng hạn
như khối lượng công việc
lớn, sự hư hỏng máy móc

Khối lượng công việc tương đối lớn, mỗi ngày
trung bình xử lý 14000 m3 nước thải, chưa kể

cuối vụ xử lý 100% nước thải.

thiết bị xử lí...)
Nhân viên xử lí chất thải báo cáo trực tiếp lên
trưởng bộ phận, ông ta thuê một kĩ sư bên ngoài
Khi có sự cố đối với hệ thống
3

thì anh (chị) thường xử lí như
thế nào?

sữa chữa, để đảm bảo hệ thống vận hành thông
suốt không gián đoạn, tuy nhiên điều này hơi
khó vì theo quy trình thì máy móc và các bể
được bố trí rộng, số lượng các khâu xử lí trung
gian nhiều nhưng không có bộ phận kĩ thuật,
khó có thể xử lí để đảm bảo kịp tiến độ.

Những thay đổi trong quá
trình vận hành hệ thống có
được phổ biến tới anh (chị)
4

kịp thời? Những hoạt động
mà công ty tổ chức để bồi
dưỡng chuyên môn cho các
anh (chị)?

-Nhân viên cho biết từ khi vào công ty đến nay
chưa thấy có sự thay đổi đáng kể về quy trình

vận hành. Và nếu máy móc bị hỏng được thông
báo để tạm ngừng hệ thống chờ xử lí.
-Nhân viên được trưởng bộ phận phổ biến lại
kiến thức và cung cấp tài liệu để tham khảo.

2.1.5 Phỏng vấn, khảo sát ý kiến các hộ dân ở gần khu vực các ao nuôi.
Dựa vào thông tin về mật độ dân số ở khu vực gần ao nuôi, chúng tôi quyết
định khảo sát 20 hộ dân kết hợp với phỏng vấn để biết được thông tin về tác động từ
việc xả thải của công ty đối với cuộc sống của họ.
a. Bảng Khảo sát:

Nhóm: 09

Trang 17


Bài tập nhóm

GVHD: Đoàn Thị Ngọc Trai

1. Ông (bà) có quan tâm đến những vấn đề môi trường biến động do việc nuôi cá
tra, cá basa của công ty TNHH Long Việt trong thời gian vài năm gần đây?
o

Rất quan tâm

o
o
o
o


Quan tâm
Bình thường
Không quan tâm
Không biết

Khi được hỏi, có 15% trả lời rất quan tâm, 40% quan tâm, 21% cho là bình
thường, 2% không quan tâm, 22% trả lời không biết. Qua đó cho thấy kết quả rất khả
quan, trên 60% người dân quan tâm đến các vấn đề môi trường ngày nay, một bộ phận
còn lại không chú ý, đặc biệt 22% số người không hiểu hoặc không biết rõ định nghĩa
về môi trường.

Biểu đồ 1: Mức độ quan tâm đến môi trường

Nhóm: 09

Trang 18


Bài tập nhóm

GVHD: Đoàn Thị Ngọc Trai

2. Ông (bà) vui lòng cho biết từ khi công ty TNHH Long Việt đi vào hoạt động và
trực tiếp xả thải ra rạch Long Xuyên thì chất lượng nguồn nước sinh hoạt và canh tác
biến đổi như thế nào?
o
o
o
o

o

Rất tốt
Tốt
Bình thường
Ô nhiễm
Ô nhiễm nặng

Khi được hỏi nhận định về sự thay đổi của môi trường nước, không có người
nào cho là môi trường nước rất trong sạch, 6% cho là tốt, 27% bình thường, đặc biệt
38% cho là nguồn nước bị ô nhiễm và 29% cho là nước bị ô nhiễm rất nặng. Vì thế,
khẳng định rằng nguồn nước cho canh tác và sinh hoạt của người dân đang bị ô nhiễm.

Biểu đồ 2: Nhận định sự ô nhiễm nguồn nước
3. Chất lượng đất canh tác ở khu vực gần cửa xả thải biến đổi như thế nào?
o
o
o
o
o

Rất tốt
Tốt
Bình thường
Ô nhiễm
Ô nhiễm nặng

Khi được hỏi về sự thay đổi của môi trường đất thì có 18% cho là rất tốt, 23%
tốt, 50% bình thường, 6% ô nhiễm, 3% rất ô nhiễm. Thực tế thì tình hình ô nhiễm ,
biến đổi môi trường đất thì chỉ có những người có kiến thức chuyên môn mới nhận

định được sự biến đổi này. Tuy nhiên đứng về góc độ “mắt thấy, tai nghe” thì các câu
trả lời trên là sát với thực tế sự biến đổi, sự phèn hóa, ở gần khu vực ao nuôi có phèn
tiềm tàng cũng như các chất thải mang theo độc chất ngấm vào môi trường đất.

Nhóm: 09

Trang 19


Bài tập nhóm

GVHD: Đoàn Thị Ngọc Trai

Biểu đồ 3.Nhận định về biến đổi môi trường đất
4. Chất lượng không khí, đặc biệt có thể dễ dàng nhận biết qua mùi không khí,
biến đổi như thế nào?
o
o
o
o
o

Rất tốt
Tốt
Bình thường
Ô nhiễm
Ô nhiễm nặng

Khi được hỏi về vấn đề ô nhiễm môi trường không khí mà đặc trưng là mùi, thì
kết quả không có người nào trả lời là môi trường không khí rất tốt, 4% cho là tốt, 31%

bình thường, 46% trả lời là ô nhiễm mùi và 19% cho là ô nhiễm rất nặng (tức là mùi
thối rất nặng mùi). Qua đó, cho thấy các ao cá gây nên tình trạng hôi thối khắp nơi mà
chủ yếu là từ nguồn thức ăn tự chế biến cũng như thức ăn dư thừa tồn đọng trong ao bị
phân hủy.

Biểu đồ 4: Nhận định ô nhiễm môi trường không khí
5. Do các tác động của môi trường, thời gian gần đây, ông (bà) và các thành viên khác
của gia đình có thường mắc các bệnh về da liễu, đường ruột, hô hấp hay không?
Tương ứng với mức độ mà ông (bà) lựa chọn, nêu rõ số lần /tháng.
o
o
Nhóm: 09

Rất thường xuyên
Thường xuyên
Trang 20


Bài tập nhóm

o
o
o

GVHD: Đoàn Thị Ngọc Trai

Bình thường
Rất ít
Không


Khi được hỏi thì có 23% cho là rất thường xuyên, 47% thường xuyên, 16%
bình thường, 3% rất ít, 14% không bệnh. Hầu hết các hộ dân xung quanh các ao nuôi
đều thường xuyên bị các chứng bệnh có liên quan đến việc sử dụng nước cho sinh hoạt
từ nguồn thải của các cá ao nuôi này, mặc dù nước lấy lên dùng đã được lắng phèn.

Biểu đồ 5: Tình trạng xuất hiện các bệnh hô hấp, đường ruột, da liễu
b. Phỏng vấn
Và sau đây là một số câu hỏi phỏng vấn: Nhóm kiểm toán của chúng tôi căn cứ
kết quả khảo sát ở trên để phỏng vấn một trong số những người được khảo sát.
Cụ thể nhóm quyết định phỏng vấn 8/20 chủ hộ. Thời gian: 8-10/10/12
STT Câu hỏi
1
Theo thực tế, anh chị vui

Thông tin thu thập
- Trước đây, tuy nguồn nước khu vực này không

lòng cho biết từ khi công ty

gọi là nguồn nước sạch theo tiêu chuẩn của bộ y

TNHH Long Việt đi vào

tế nhưng vẫn có thể dùng cho 1 số sinh hoạt

hoạt động và xả thải trực

hằng ngày. Từ khi công ty hoạt động xả thải ra

tiếp ra rạch Long Xuyên thì


khu vực này thì chúng tôi thấy rằng nước ngả

chất lượng nguồn nước bị

màu đục, dần chuyển sang đen, sủi đầy bọt khí.
- Nhiều hộ gia đình có bè nuôi cá trắm nhỏ ngay

ảnh hưởng ra sao? Anh (chị)
có thể nêu rõ hơn tác động
đến việc sinh hoạt và sản

đoạn gần cửa xả của công ty,trước đây thì việc
nuôi nhỏ lẻ như thế này giúp họ tạo ra 1 nguồn
thu ổn định dù không nhiều. Tuy nhiên gần đây

xuất?

thì cá nuôi trong bè có dấu hiệu tăng trưởng
chậm và mắc các bệnh như vàng da, xuất huyết,
Nhóm: 09

Trang 21


Bài tập nhóm

GVHD: Đoàn Thị Ngọc Trai

Anh (chị) vui lòng cho biết


thậm chí mùa trước cá chết gần 50%.
- Mùi hôi thối càng ngày càng nghiêm trọng.
- Về môi trường đất,một phần có thể bổ sung

thêm thông tin về thực trạng dinh dưỡng, vì theo kinh nghiệm của người
dân,thức ăn thừa của cá lắng xuống ao,bồi lắng
biến đổi môi trường đất và
2

không khí? Chúng tôi cũng

giàu dinh dưỡng, nếu trồng các cây công nghiệp

được biết rằng bùn cặn thải

hoặc cây gỗ thì năng suất cao, nhưng đối với

ra không hoàn toàn cuốn đi

cây hoa màu, lương thực thì không nên, vì trong

hết, do tác động chảy chậm

chất thải có một lượng chất ô nhiễm, cũng như

của dòng nước (nhất là vào

vi khuẩn mang mầm bệnh, dẫn đến xâm nhập


mùa lũ) sẽ dẫn đến bồi lắng

mặn, nhiễm phèn cho đất và các bệnh đường
ruột cho người dân.
- Cuộc sống của cư dân vùng sông nước gắn liền
với sông ngòi kênh rạch, nhất là trẻ em. Gần

Đối với các hộ qua quá trình
khảo sát và phát hiện tần
suất mắc các bệnh da liễu,
3

đây,ở khu vực này xảy ra hiện tượng bị bệnh
mẫn ngứa, ghẻ lở, sưng tấy ở da. Nguyên nhân

đường ruột, hô hấp, v.v…

chủ yếu là do trực tiếp tắm nước sông.
- 5/8 hộ dân cho biết thành viên trong gia đình

của các thành viên trong gia

họ gần đây thường mắc các triệu chứng về

đình cao hơn nhiều so với

đường ruột như tiêu chảy, đau bụng, giun sán…
Nguyên nhân là do đất canh tác của họ sát mé

các hộ khác: Anh (chị) có

thể cho biết rõ nguyên nhân

sông đoạn gần cửa xả thải, chất bùn từ ao cá bồi
lắng làm cho đất ô nhiễm, một lượng chất vô cơ

Anh (chị) có từng kiến nghị

có hại cho sức khỏe nhiễm vào nông sản.
-Đa số các chủ hộ đã từng kiến nghị lên GĐ

với Ban quản lí hay bộ phận công ty TNHH Long Việt nhưng không nhận
4

xử lí nước thải của công ty

được lời giải đáp thỏa đáng, và hầu như công ty

về các vấn đề trên? Công ty

không có động thái nào nhằm cải thiện tình hình

đã giải quyết như thế nào?

hiện tại.

2.2 Quan sát
Sau khi phỏng vấn một số nhân viên cùng với việc thu thập thông tin, chúng tôi
đã tiến hành quan sát mọi hoạt động trong công ty.

Nhóm: 09


Trang 22


Bài tập nhóm

GVHD: Đoàn Thị Ngọc Trai

- Công ty quy định sử dụng 100% thức ăn công nghiệp cho cá nhưng thực tế
họ đã sử dụng một lượng thức ăn tự chế biến với một khối lượng lớn. Thức ăn đó gồm
có: đầu cá, đầu tôm xay nát, một số loại rau,… được chứa trong những cái thùng lớn.
Nhiều thức ăn thừa để lại qua ngày không có nhà bảo quản nên bốc mùi hôi.
- Trước khi hệ thống xử lý nước thải hoạt động, trưởng bộ phận tiến hành kiểm
tra sơ lược hệ thống, cho hóa chất vào, phân công cụ thể từng công việc nhiệm vụ cho
2 nhân viên còn lại.
- Khi hệ thống hoạt động, 1 nhân viên đứng bên ngoài thực hiện hút nước từ ao
vào hố thu, mở van nước vào, ghi lại chỉ số nước vào hệ thống. Nhân viên còn lại ở
bên trong hệ thống giám sát hệ thống hoạt động và mở van nước ra. Thỉnh thoảng
trưởng bộ phận xuống kiểm tra toàn bộ hệ thống và công việc của nhân viên.
- Sau khi nước qua hệ thống xử lý xong được dẫn trực tiếp thống qua 1 ống ra
ngoài.
2.3 Lập và phân tích lưu đồ
2.3.1 Lập lưu đồ
Nhận thức được vấn đề môi trường công ty đã xây dựng hệ thống xử lý nước
Hố thu
thải của hoạt động nuôi cá tra, cá basa
bằng phương pháp cơ học như sau:
Song chắn
rác
Bể điều hòa


Bể lắng I

Bể UASB

Máy thổi khí

Bể Aerotank

Bể lắng II

Lọc

Quy trình xử lý nước thải
Nhóm: 09

Trang 23
Bên ngoài

Bể chắn bùn

Máy nén bùn


Bài tập nhóm

GVHD: Đoàn Thị Ngọc Trai

Nước thải được đưa vào hố thu qua song chắn rác nhằm loại bỏ một phần rác
có kích thước lớn nhằm đảm bảo cho máy bơm và thiết bị xử lý nước thải hoạt động

ổn định.
Sau đó, nước thải được đưa vào bể điều hòa để ổn định lưu lượng và nồng độ
các chất nito, photpho rồi được bơm đến bể lắng I để tách một phần chất lơ lửng không
hòa tan như axithumic, fulvic, lignin, đường, protein, axit amin. Bùn thu được tại đây
được bơm về bể nắn bùn. Nước thải tiếp tục qua bể UASB. Tại bể USAB, các vi sinh
vật kị khí ở dạng lơ lửng sẽ phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải thành các
chất vô cơ dạng đơn giản và khí CO2, CH4, H2S,..Nước thải sau khi được tách bùn và
khí được dẫn sang bể Aerotank. Tại đây diễn ra quá trình phân hủy hiếu khí các hợp
chất hữu cơ. Bể được máy thổi khí thổi liên tục nhằm duy trì điều kiện hiếu khí cho vi
sinh vật phát triển. Sau đó, nước thải được dẫn sang bể lắng II để phân tách nước thải
và bùn hoạt tính. Bùn hoạt tính lắng xuống đáy, nước thải ở phía trên được dẫn qua hồ
sinh học để xử lý lọc các chất rắn lơ lửng còn sót lại. Đây là giai đoạn cuối cùng để
làm trong nước. Nước thải sau khi qua hồ sinh học sẽ được thải ra ngoài.
2.3.2 Phân tích lưu đồ
Kết quả quan sát của công ty kiểm toán thấy rằng công ty ngoài cho cá ăn thức
ăn công nghiệp còn cho ăn thức ăn tự chế biến. Kết quả nghiên cứu của PGS.TS
Dương Nhựt Long năm 2003 cho thấy môi trường trong ao nuôi cá tra, cá basa bằng
thức ăn tự chế có DO thấp,hàm lượng N-NH4+,H2S cao.Do thức ăn tự chế chỉ được sử
dụng một phần,thức ăn dư thừa sẽ bị hoà tan và phân huỷ trong môi trường nước, làm
gia tăng hàm lượng các muối dinh dưỡng trong ao. Các hợp chất hữu cơ tan trong ao
hồ như axithumic, fulvic, lignin, đường, protein, axit amin, mỡ phần lớn bị phân huỷ
từ các hợp chất hữu cơ không tan bao gồm: thực vật phù du, động vật phù du, côn
trùng,các loại thuỷ thực vật, vi sinh vật, mùn.
Theo chuyên gia Châu Thi Đa thì thức ăn tự chế khi thải ra môi trường ngoài
chứa lượng nitơ và photpho rất cao, từ 9-16 lần so với thức ăn viên. Chất thải của việc
nuôi cá có thể chứa đến trên 45% Nitrogen và 22% là các chất hữu cơ khác, là nguồn
có thể gây ô nhiễm môi trường và dịch bệnh thủy sản phát sinh trong môi trường nước.
Trong ao nitơ tồn tại ở các dạng khí nitơ tan trong nước, các hợp chất vô cơ như

Nhóm: 09


Trang 24


Bài tập nhóm

GVHD: Đoàn Thị Ngọc Trai

amonia, nitrat,nitrit và các hợp chất hữu cơ như axit amin, protein, urin,… Nitrite sẽ
gây stress cho cá ở hàm lượng 0,1ppm và gây máu nâu khi hàm lượng NO2-khoảng
0,5ppm Schmittou.Nguồn nước nuôi chứa nhiều hợp chất nitơ từ các ao hồ nuôi cũng
gây hại cho các nguồn nước xung quanh khi thải ra môi trường ngoài. Mức độ thải
photpho của động vật phụ thuộc vào loài và chất lượng của thức ăn.Thông thường
động vật chỉ hấp thu được 25-30% photpho trong thức ăn, số còn lại được thải ra môi
trường nước
Kết luận: Công ty xây dựng hệ thống xử lý nước thải này áp dụng với việc cho
cá ăn thức ăn công nghiệp tuy nhiên để tiết kiệm chi phí nên công ty đã cho cá ăn
thêm thức ăn tự chế biến điều này dẫn đến hệ thống xử lý nước thải sẽ hoạt động
không hiệu quả, không xử lý hết được các chất trong nước thải từ thức ăn chế biến.
2.4. Thực hiện các thử nghiệm
2.4.1. Phân tích số liệu
- Diện tích mặt nước : 80,000 m2
- Thể tích nước trong 5 ao: 80000m2 x 3.5m = 280,000m3
- Lượng nước thay mỗi lần: 280,000 m3 x25%x4 ngày = 280,000 m3.
- Lượng nước mỗi lần thay 100%: 280,000 m3
- Tổng lượng nước thay trong năm: 280,000m3 x 10 tháng + 280,000m3 x 2
tháng = 3,360,000 m3.
-Tổng lượng nước thay từ tháng 7/2005 đến 11/2012:
3,360,000 x 7 + 280,000 x 5 = 24,920,000 m3
- Tổng lượng nước trên đồng hồ nước của hệ thống xử lý: 16,420,347 m3.

- Chênh lệnh: 24,920,000 m3 - 16,420,347 m3 = 8,499,653 m3
Qua các số liệu trên ta thấy, tổng lượng nước xử lý thực tế ít hơn rất nhiều so
với KTV ước tính, chứng tỏ công ty không vận hành hệ thống này thường xuyên theo
quy định.
2.4.2

Thử nghiệm chi tiết

- Kiểm tra hệ thống :Chúng tôi có mời một chuyên gia môi trường độc lập về
khảo sát và đánh giá hệ thống.Chuyên gia này đã quan sát nguồn chất thải, vị trí và
đường đi của các đường ống dẫn nước thải, các bộ phận của hệ thống, sự vận hành của

Nhóm: 09

Trang 25


×