Tải bản đầy đủ (.doc) (94 trang)

LUẬN án TIẾN sỹ tư TƯỞNG NHÂN văn TRONG DI sản QUÂN sự hồ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (455.68 KB, 94 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh, tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội,
nhằm giải phóng triệt để và vĩnh viễn con người Việt Nam và trên thế giới thoát khỏi mọi
sự áp bức, bóc lột, là một tư tưởng nổi bật. Tư tưởng nhân văn trong di sản quân sự của
Hồ Chí Minh là tư tưởng hạt nhân chỉ đạo quá trình khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh
yêu nước, xây dựng lực lượng vũ trang, xây dựng quân đội nhân dân nhằm lật đổ ách
thống trị của chủ nghĩa thực dân, chế độ phong kiến phản động, giành độc lập cho Tổ
quốc Việt Nam, xây dựng chủ nghĩa xã hội, đem lại cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc
cho đồng bào. Tư tưởng đó phản ánh khát vọng độc lập, tự đo, hoà bình của dân tộc Việt
Nam, nâng cao lên một chất lượng mới tư tưởng lấy đại nghĩa để thắng hung tàn của dân
tộc ta, thực sự động viên, phát huy cao độ sức mạnh tổng hợp của nhân dân vào cuộc giải
phóng dân tộc, xây dựng chế độ mới, bảo vệ độc lập, tự do của Tổ quốc Việt Nam.
Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh phù hợp với tư tưởng nhân văn thời đại là độc lập dân
tộc, chủ nghĩa xã hội, hoà bình, dân chủ và tiến bộ xã hội, đã thu hút các lực lượng tiến
bộ trên thế giới ủng hộ cuộc đấu tranh, cũng như các cuộc chiến tranh yêu nước nhằm
giải phóng dân tộc, giành độc lập tự do của nhân dân ta, chống các đế quốc to xâm lược.
Chính tư tưởng nhân văn của Người đã phân hoá, cô lập cao độ kẻ thù, làm suy yếu chủ
nghĩa thực dân, chủ nghĩa đế quốc, làm cho nhân dân ta thêm bạn bớt thù.
Thắng lợi của các cuộc chiến tranh yêu nước của dân tộc ta mang đậm tư tưởng nhân
văn Hồ Chí Minh đã có những cống hiến lớn lao, góp phần phát triển phong trào đấu
tranh giành độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, cho hoà bình và hữu nghị giữa các
dân tộc, cho quyền được sống và mưu cầu tự do, hạnh phúc cho mỗi dân tộc và mỗi con
người.
Đề tài "Tư tưởng nhân văn trong di sản quân sự của Hồ Chí Minh" góp phần nhỏ vào
công tác lý luận nhằm quán triệt Nghị quyết Đại hội 7 của Đảng ta, nghiên cứu, phát triển
tư tưởng Hồ Chí Minh, làm rõ ý nghĩa thực tiễn và cấp bách trong việc khẳng định tính
chân lý và tất thắng của con đường mà Hồ Chí Minh đã chọn cho dân tộc ta, vạch trần sự
xuyên tạc, bóp méo tính nhân văn cao cả của cuộc chiến tranh yêu nước của nhân dân ta
do Người và Đảng ta lãnh đạo, đập tan sự nghi ngờ về tính nhân văn đích thực của chủ



nghĩa xã hội. Mặt khác, góp phần vào sự nghiệp củng cố nền quốc phòng toàn dân, xây
dựng lực lượng vũ trang nhân dân, quân đội nhân dân ta về mọi mặt trong những điều
kiện lịch sử của chủ nghĩa xã hội đổi mới.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Ở trong nước cũng như ở nước ngoài đã có nhiều nhà nghiên cứu, nhà khoa học, nhà
chính trị, nhà văn, nhà báo... viết những bài và công trình khoa học, nhiều tác phẩm về
cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Hồ Chí Minh ở các góc độ, các mặt khác nhau.
Những năm gần đây, đặc biệt là dịp kỷ niệm lần thứ 100 Ngày sinh của Hồ Chí Minh,
nhiều tác phẩm của các học giả ngoài nước và trong nước đã ca ngợi những đóng góp to
lớn của Người đối với phong trào giải phóng dân tộc và với nền văn hoá thế giới (xem /
52, 60,49/).
Những công trình nghiên cứu về tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh mới được một số tác
giả nghiên cứu và công bố dưới dạng bài tham luận khoa học. Ví dụ bài "Chủ nghĩa nhân
văn Hồ Chí Minh - đặc điểm và cội nguồn"cua giáo sự Trần Văn Giàu, xem /52, tr.237/,
bài "Một số suy nghĩ về việc vận dụng và phát triển tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh vào
sự nghiệp đổi mới hiện nay"của phó giáo sư Hải Sâm, (xem /58, tr.123/) và bài "Tư tưởng
nhân văn Hồ Chí Minh" của giáo sư Phan Văn Các, )xem/ 27, tr.3/).
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 7 của Đảng Cộng sản Việt
Nam, chương trình nghiên cứu cấp Nhà nước về tư tưởng Hồ Chí Minh đã công bố nhiều
tác phẩm (xem/57,58,59/).
Những cống hiến của Hồ Chí Minh trong lĩnh vực quân sự cũng là mảng đề tài thu hút
nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Đặc biệt, nhiều nhà khoa học, nhiều tướng lĩnh trong
Quân đội nhân dân Việt Nam đã tích cực giành thời gian và công sức tìm hiểu sự nghiệp
quân sự của Người và đã có một số công trình khoa học có giá trị (xem /42,32,62/).
Tuy nhiên, tư tưởng nhân văn trong di sản quân sự của Hồ Chí Minh thì chưa được ai
nghiên cứu.
Đề tài này, bước đầu nêu ra tương đối đầy đủ có hệ thống tư tưởng nhân văn Hồ Chí
Minh và sự thể hiện của nó trong di sản quân sự của Người, chủ yếu trong khởi nghĩa,
chiến tranh và xây dựng các lực lượng vũ trang, quân đội nhân dân ở nước ta.



3. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
Trên cơ sở phân tích có hệ thống tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh, luận án làm rõ sự
biểu hiện của nó trong di sản tư tưởng lý luận và hoạt động thực tiễn quân sự của Người.
Với mục đích như vậy, luận án tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau:
Một là, làm rõ tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần quý báu của dân tộc
ta, được kết tinh từ những giá trị tốt đẹp nhất của tư tưởng nhân văn của nhân dân Việt
Nam và của nhân loại và được Người phát triển sáng tạo trong điều kiện mới của cuộc
đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội và giải phóng con người.
Hai là, phân tích những nội dung chủ yếu của tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh.
Ba là, chứng minh và khẳng định sự thống nhất biện chứng giữa tư tưởng nhân văn Hồ
Chí Minh và tư tưởng bạo lực cách mạng của Người trong khởi nghĩa và chiến tranh.
Bốn là, luận giải và làm rõ sự biểu hiện của tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh trong hệ
thống quan điểm lý luận và hoạt động thực tiễn quân sự của Người, cụ thể là trong mục
đích chính trị của khởi nghĩa và chiến tranh, trong chức năng chính trị - xã hội của lực
lượng vũ trang cách mạng và trong phương pháp khởi nghĩa vũ trang và tiến hành chiến
tranh nhân dân.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.
Cơ sở lý luận chủ yếu của luận án là hệ thống các tác phẩm kinh điểm của chủ nghĩa
Mác- Lênin, những tác phẩm của Hồ Chí Minh, các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt
Nam, các tác phẩm của các nhà lãnh đạo Đảng ,Nhà nước và Quân đội.
Tác giả có sử dụng nhiều tài liệu trong chưong trình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh,
của các học giả trong nước và ngoài nước viết về Người. Ngoài ra, trong luận án cũng đã
tận dụng các kết quả nghiên cứu được tiến hành tại các cuộc hội thảo khoa học về tư
tưởng Hồ Chí Minh, các sách báo tạp chí và tài liệu lưu trữ ở Trung ương và các địa
phương.
Luận án vận dụng phương pháp nghiên cứu cơ bản, cổ truyền của chủ nghĩa MácLênin, cố gắng kết hợp phương pháp lô gíc và lịch sử, đặc biệt là sự thống nhất giữa tư
tưởng nhân văn và tư tưởng bạo lực cách mạng, bạo lực vũ trang trong các quan điểm lý



luận quân sự của Hồ Chí Minh. Luận án cũng sử dụng phương pháp phân tích, so sánh,
chứng minh... để làm nổi rõ tư tưởng chủ đạo của đề tài.
5. Những điểm mới về mặt khoa học của luận án
Một là, làm sáng tỏ sự thống nhất biện chứng giữa tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh với
tư tưởng bạo lực cách mạng của Người.
Hai là, phân tích làm nổi bật những biểu hiện tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh trong hệ
thống quan điểm lý luận và hoạt động quân sự của Ngươì khi lãnh đạo khởi nghĩa vũ
trang và chiến tranh nhân dân yêu nước cũng như trong xây dựng các lực lượng vũ trang
cách mạng ở Việt Nam.
6. Giá trị thực tiễn của luận án
Tác giả luận án mong muốn rằng những kết quả nghiên cứu sẽ được sử dụng làm công
tác giảng đạy trong các trường quân sự, trong việc giáo dục cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ
trang ta thực hiện tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc, sự nghiệp củng cố nền quốc phòng toàn dân và xây dựng lực lượng vũ trang
nhân dân hiện nay.
7. Kết cầu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo, luận án gồm 2
chương với 6 tiết.
Chương I
TƯ TƯỞNG NHÂN VĂN HỒ CHÍ MINH
Tiết 1: Nguồn gốc tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh
Tư tưởng nhân văn (hay chủ nghĩa nhân văn) là một khái nạm để chỉ giá trị, tinh thần
chung của nhân loại. Trong cuộc sống, con người luôn có khát vọng vươn tới cái đẹp,
muốn được tự do và hạnh phúc. Song điều đó lại bị chi phối bởi điều kiện lịch sử, chính
trị - xã hội của ừng quốc gia (dân tộc), của từng thời đại. Hơn nữa, tư tưởng nhân văn là
vấn đề về con ngườì, mà con người lại là trung tâm của mọi thời đại. Các giai cấp khác
nhau giải quyết về vấn đề con người khác nhau. Tuy nhiên, tựu trung lại, tư tưởng nhân
văn là hệ thống quan điểm lý luận về con người theo nghĩa rộng. Xuất phát từ sự tôn



trọng giá trị nhân phẩm con người, thương yêu con người, tin vào sức sáng tạo vô biên
của con người, coi quyền của con người được phát triển tự do, hạnh phúc và lợi ích của
con người là tiêu chuẩn đánh giá các quan hệ xã hội, tư tưởng nhân văn, nhất là tư tưởng
nhân văn cộng sản, chủ trương phát triển mọi khả năng của con người và xã hội, thừa
nhận các nguyên tắc bình đẳng, công bằng, nhân đạo trong quan hệ giữa con người với
nhau.
Thực ra, khái niệm tư tưởng nhân văn không phải đã có ngay từ buổi bình minh của
loài người. Lúc bấy giờ, con người còn sống thành bầy đàn rồi sau đó thành thị tộc, bộ
tộc, bộ lạc. Mọi người sống, lao động tự nguyện theo chế độ tập thể. Mọi thành viên gái
cũng như trai đều có quyền bình đẳng như nhau. Xã hội càng phát triển, con người càng
bị phân hoá thành kẻ giàu người nghèo. Đời sống vật chất - tinh thần giữa các tầng lớp
dân cư càng cách xa nhau, giai cấp ra đời: kẻ đi áp bức bóc lột và người bị áp bức bóc lột.
"Xã hội văn minh" đã xuất hiện với những nghịch cảnh, kể thì hưởng thụ phè phỡn,
người thị quằn quại trong đói rét, chết chóc.
Cùng với cuộc đấu tranh để chinh phục tự nhiên trong lao động sản xuất, con người lại
phải đương đầu với các cuộc xung đột xã hội giữa kẻ đi áp bức, bóc lột với người bị áp
ức, bóc lột. Tư tưởng, tình cảm, thái độ của con người đối với cuộc sống và xã hội in đậm
dấu ấn giai cấp (địa vị xã hội) và biến đổi không ngừng trong cuộc đấu tranh giai cấp
triền miên đó. Cũng từ đây trong nhân dân lao động thưòng nảy sinh những ước muốn
giải phóng mọi nỗi khổ đau đè nặng lên mình, cùng những ước mơ về một xã hội lý
tưởng, vua thánh tôi hiền, mọi người sống với nhau hoà thuận, gần gũi thương yêu, đoàn
kết giúp đỡ nhau.
Những khát vọng về cuộc sống tự do và hạnh phúc như vậy của con người, khi con
người đã đạt đến một cuộc sống vật chất nhất định, có một trình độ tư duy nào đó đủ
nhận thức về vai trò và giá trị của con người, trở thành những giá trị nhân văn. Và như
chúng ta đều biết, kể từ khi xã hội có giai cấp, các giá trị nhân văn ấy trước hết và cơ bản
là của nhân dân lao động, của tầng lớp người bị áp bức, bóc lột.
Tuy nhiên, chúng ta không hoàn toàn phủ nhận những nhân vật cá biệt trong các giai
cấp bóc lột cũng biểu thị lòng thương yêu con người, nhiều khi rất sâu đậm và nồng hậu,

tố cáo mãnh liệt xã hội đương thời và bệnh vực nhân dân lao động và những người bị áp


bức bóc lột, cùng tiếng nói với nhân dân lao động. Nhưng đó chỉ là sự đồng cảm cảnh
ngộ với người bị thống trị, bóc lột người nghèo, là thái độ đồng tình của kể đứng trên ngó
xuống và mong ước cải thiện chính sách thống trị hà khắc của chế độ xã hội, chữ ít khi
đòi lật đổi chế độ đương thời.
Khi xã hội tư bản ra đời, khái niệm tư tưởng nhân văn với tư cách là một trào lưu tư
tưởng xã hội mới hoàn chỉnh những quan điểm triết học, chính trị, đạo đức lấy con người
làm trung tâm.
Khác với chế độ phong kiến, khi thế giới tinh thần do tôn giáo thống trị coi con người
trước hết là một sinh vật tinh thần, khuyên con người cam chịu mọi thiếu thốn và đau khổ
về thể xác ở trần thế để hy vọng một tương lai thanh thản, hạnh phúc ở thiên đường hư ảo
- thì khuynh hướng mới của xã hội tư bản chủ nghĩa đòi phải trả lại con người cho tự
nhiên để tự do phát triển, coi việc tận hưởng mọi hạnh phúc trần tục là sự phát triển toàn
diện của tính người.
Biểu thị ý muốn hiểu biết và sáng tạo; khát vọng chân lý và tự do; sự công bằng, bình
đẳng và bác ái; lòng tin ở con người, tư tưởng nhân văn tư sản buổi hưng thịnh phù hợp
với nguyện vọng và lợi ích của nhân dân lao động đã góp phần giải phóng sức sản xuất,
phát triển văn hoá, khoa học, tạo điều kiện cho sự tiến bộ xã hội.
Nhưng tư tưởng nhân văn tư sản dần dần bị bộc lộ những hạn chế không thể khắc phục
bởi quan hệ sản xuất tư hữu tư bản và chủ nghĩa cá nhân tư sản. Con người mà tư tưởng
nhân văn tư sản tôn thờ, đặt vào vị trí trung tâm chính là con người tư sản. Đó là con
người ích kỷ, ngày càng thoái hoá sa đoạ trong cái xã hội mà mọi giá trị đều đo bằng lợi
nhuận và tiền bạc.
Tư tưởng nhân văn tư sản trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn chủ
nghĩa đế quốc chủ yếu là phản ánh sự bóc lột nhân dân lao động, cá lớn nuốt cá bé, cướp
bóc, thôn tính xâm lược các quốc gia dân tộc khác. Nó sản sinh ra nhiều thứ "lý luận về
con người" chống lại con người hoặc làm cho con người càng mất tin tưởng ở con người,
chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc là thủ đoạn chính của những tội ác vô nhân đạo,

phản nhân văn trên quy mô ngày càng lớn đối với các dân tộc, con người và loài người
tiến bộ mà ai cũng biết; là kẻ gây ra các cuộc chiến tranh giữa các quốc gia dân tộc phục
thuộc, là hai cuộc chiến tranh thế giới nhằm chia lại quyền lợi của chúng. Tư tưởng nhân


văn tư sản thực chất chỉ là chủ nghĩa cá nhân tư sản, là cái "đạo làm người" của giai cấp
tư sản chà đạp lên quyền sống của đông đảo nhân dân lao động.
Đối lập với tư tưởng nhân văn tư sản (phản nhân văn) là tư tưởng nhân văn cộng sản.
Từ khi những "bóng ma cộng sản" ra đời, nhất là từ Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại
giành được thắng lợi, tạo nên bước ngoặt lịch sử đối với loài người, tư tưởng nhân văn
cộng sản xuất hiện và phát triển, phản ánh quyền lợi và những giá trị tinh thần của giai
cấp công nhân và nhân dân lao động. Trên cơ sở quan điểm cho rằng, bản chất của con
người là tổng hoà các quan hệ xã hội, do vậy, muốn giải phóng con người và tạo điều
kiện cho con người phát triển hoàn mỹ phải thay đổi những quan hệ kìm hãm, trói buộc
con người. Nghĩa là xoá bỏ quan hệ bóc lột và bị bóc lột, thống trị và bị trị, xoá bỏ quan
hệ người bóc lột người, thiểu số thống trị đa số; tạo lập quan hệ bình đẳng, tự do giữa con
người với con người, tạo lập hệ thống những quan hệ xã hội mới tốt đẹp. Trong toàn bộ
các quan hệ xã hội ấy, quan hệ sản xuất giữ vị trí chi phối. Nó là quan hệ kinh tế cơ bản
của hình thái xã hội. Muốn xoá bỏ quan hệ sản xuất, quan hệ kinh tế, những điều kiện
kinh tế - xã hội của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trói buộc, kìm hãm sự phát
triển của con người thì phải làm cách mạng, phải có cương lĩnh cách mạng và khoa học
nhằm xoá bỏ quan hệ sản xuất, quan hệ kinh tế bóc lột, thống trị của thiểu số tư sản để
giải phóng con người, thật sự làm cho hoàn cảnh hợp với tính người.
Trong xã hội tư sản, lực lượng xã hội có khả năng xóa bỏ quan hệ sản xuất tư hữu tư
bản chủ nghĩa - nguồn gốc của mọi sự đau khổ của người lao động - là giai cấp công nhân
cách mạng. Chỉ có họ mới làm được cuộc cách mạng vì lợi ích của chính mình và cũng vì
lợi ích của tất cả mọi người lao động trong xã hội, của toàn nhân loại và xây dựng một xã
hội mới, trong đó sự tự do phát triển của mỗi người là điều kiện cho sự tự do phát triển
của tất cả mọi người. Đó chính là tư tưởng nhân văn cách mạng, tư tưởng nhân văn chiến
đấu của giai cấp công nhân của những người cộng sản, là đỉnh cao của tư tưởng nhân văn

hiện nay trong xã hội hiện đại.
Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh là tư tưởng nhân văn cộng sản được vận dụng vào
điều kiện của dân tộc Việt Nam: một dân tộc bị thực dân, đế quốc đô hộ phải đứng lên để
tự giải phóng mình không thể không kế thừa những giá trị đó.


Để xác định bản chất, nội dung của một tư tưởng, một sự vật hay hiện tượng nào đó của
tự nhiên hay xã hội, cần nắm vững nguồn gốc của nó. Trên đây chúng tôi đã phác hoạ
một số điểm chính của quá trình phát triển tư tưởng nhân văn trong lịch sử mà tư tưởng
nhân văn Hồ Chí Minh thạc dòng tư tưởng nhân văn cách mạng, tư tưởng nhân văn cộng
sản nhằm làm sáng tỏ phần nào nguồn gốc tư tưởng nhân văn của Người.
Tuynhiên, sẽ không đầy đủ nếu không kể đến những yếu tố sau đây trong nguồn tốc tư
tưởng nhân văn Hồ Chí Minh.
Một là, lòng nhân ái trong đời sống của gia đình và quê hương.
Từ buổi đầu thiếu thời, Nguyễn Sinh Cung - Hồ Chí Minh đã sống trong một gia đình
nhà nho nghèo, mọi người đều có lòng nhân ái, thương người, thương dân, yêu nước, có
tâm huyết với nền độc lập, tự do của dân tộc, không chịu khuất phục chế độ thống trị bóc
lột, áp bức của bọn phong kiến và thực dân.
Đặc biệt ảnh hưởng sâu sắc nhất đối với Người là thân mẫu và thân phụ.
Bà Hoàng Thị Loan, thân mẫu Hồ Chí Minh là người phụ nữ nông thôn cần mẫn, đảm
đang, thương yêu chồng con vô hạn, nhân hậu với bà con làng xóm. Những đức tính quý
báu đó của bà đã có tác động mạnh mẽ, ảnh hưởng quyết định đến tâm hồn đa cảm, giàu
tình thương người của Nguyễn Sinh Cung (Hồ Chí Minh), có thể nói đó là những sợi tơ
dệt nên nhân cách của Người thời thơ ấu.
Ông Nguyễn Sinh Sắc, thân phụ Hồ Chí Minh đã thể hiện một quan diểm yêu nước,
thương dân sâu sắc. Tuy học rộng, hiểu biết nhiều, đã đỗ đạt cao (phó bảng) nhưng ông
từ chối ra làm quan vì triều đình phong kiến làm tay sai cho giặc. Khi bị thực dân thúc ép
nhiều lần buộc phải ra làm quan ông tìm cách không hợp tác với bọn họ. Ông thường nói:
quan trường là nô lệ trong những người nô lệ, lại càng nô lệ hơn. Cũng như một số nhà
nho tiến bộ, quan điểm "trung quân ái quốc" của ông đã đổi khác. Ông phủ nhận thuyết

trung quân của nhà nho và cho rằng trung quân bây giờ không phải mù quáng phục tùng
triều đình phong kiến mà phải thương dân, ái quốc là ái dân, ông hô hào cải cách duy tân,
chủ trương lấy dân chúng làm hậu thuẫn cho các phong trào cải cách chính trị xã hội. Và
có lòng nhân ái, thương dân thực sự, khi ra làm quan ông luôn đứng về phía nhân dân,
che chở người nghèo, trừng trị bọn hách dịch và nhữhg tên sâu mọt áp bức dân lành.


Dù ở đâu, bất cứ ở cương vị nào, ông vẫn thông cảm với dân nghèo, luôn giành những
tình cảm ưu ái nhất cho những trẻ mồ côi, cho những gia đình gặp cảnh éo le, neo đơn,
góa bụa, cho những người bị bọn địa chủ, phong kiến và thực dân, đế quốc đẩy vào điêu
đứng, khổ ải, lầm than.
Chính tấm lòng thương dân, thương người nghèo khổ và thái độ căm ghét thực dân
phong kiến của ông đã nhen nhóm ngọn lửa yêu nước, tình thương đồng bào bị đọa đày
trong tâm hồn trẻ tuổi của Nguyễn Tất Thành.
ảnh hưởng của ông đối với Hồ Chí Minh không chỉ ở tầm lòng thương dân, yêu nước
mà điều quan trọng hơn là ông đã hướng cho các con mình trong đó có Người vào con
đường lao động và học tập để biết "đạo lý làm người".
Điều thức thời nhất của ông Nguyễn Sinh Sắc là đã hướng cho các con mình chuyển từ
học Hán văn sang học Pháp văn và tạo những điều kiện cần thiết để Nguyễn Tất Thành đi
theo con đường, tiếp xúc với nền văn minh mới trên con đường cứu nước, cứu dân sau
nay.
Quê hương Nghệ Tĩnh là một vùng quê nghèo khổ vì thiên tai khắc nghiệt đối với con
người. Đây là cái túi của lụt lội, bão tố và gió Lào của miền Trung bộ Việt Nam. Người
dân xứ Nghệ luôn phải vật lộn, chiến đấu gian khổ với thiên nhiên. Họ cần cù lao động,
thức khuya dậy sớm, một nắng hai sương mới biến sỏi đá thành cơm. Từ xa xưa trong
lịch sử, Nghệ Tĩnh đã từng là chiến trường chống các loại giặc ngoại xâm và các cuộc nội
chiến do các tập đoàn phong kiến gây ra. Vào đầu thế kỷ này, cũng như nhiều vùng nông
thôn khác trên đất nước ta, Nghệ Tĩnh chịu sự áp bức, bóc lột rất hà khắc của bọn thực
dân phong kiến. Đời sống kinh tế - xã hội càng trở nên cực khổ hơn.
Trong cuộc vật lộn với thiên tai và địch hoạ người dân xứ Nghệ sớm biết yêu thương,

đùm bọc, hợp quần, cấu kết với nhau và kiên cường đấu tranh để giữ vững sự tồn tại của
mình. Tình thương yêu, lòng vị tha, sẵn sàng hy sinh cho người khác, cho gia đình, làng
xóm, phản ánh mối quan hệ đời sống cộng đồng đó của quê hương đã góp phần tạo nên
trong con người Bác tình cảm yêu người lao động, coi trọng tình làng nghĩa xóm, sống
với nhau có tình có nghĩa và những đức tính tốt đẹp khác.
Quê Bác còn là nơi nhà yêu nước Vương Thúc Mậu phất cao cờ Cần Vương lập đội
Trung nghĩa binh đánh Tây. Hồ Chí Minh thời niên thiếu đã khâm phục tinh thần chống


giặc Pháp của các khởi nghĩa Phan Đình Phùng - Cao Thắng, đã thấm thía nỗi lo nước
thương dân của các bậc cha chú như Vương thúc Quí, Phan Bội Châu... Những tầm
gương nghĩa liệt của họ đã hun đúc từ buổi bình minh của Bác Hồ lòng yêu nước thiết tha
và chí hướng đi tìm con đường cứu dân, cứu nước sau này.
Nghệ Tính xòn là một vùng có nhiều di tích lịch sử và nhân vật lịch sử của hầu hết các
triều đại. Đây cũng là xứ sở của nền văn hoá độc đáo, là đất khoa bảng, sĩ phu, là quê
hương của hát dặm, hát phường vải, phường nón và thơ ca, từ ca vè dân gian đến những
vần thơ mang nặng tình người của Nguyễn Du, những câu thơ "dậy sóng" của Phan Bội
Châu phản ánh khát vọng độc lập tự do và ý chí đấu tranh chống cường bạo của quần
chúng nhân dân. Môi trường lịch sử văn hoá đó đã nuôi dưỡng tâm hồn Ngiyễn Sinh
Cung càng giàu thêm tình người, tình thân ái và lòng yêu quê hương đất nước.
Cần khẳng định rằng, đời sống đầy lòng nhân ái của gia đình và quê hương xứ Nghệ đã
nhen nhóm trong Nguyễn Tất Thành những tình cảm thương người, thương dân, yên
nước để sau này rực sáng thành tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh.
Hai là, truyền thống nhân ái
Đến tuổi trưởng thành, Nguyễn Tất Thành - Hồ Chí Minh vượt lũy tre làng, ra bắc vào
nam, mở rộng tầm nhìn, tiếp nhận nhiều giá trị tinh thần quý báu của dân tộc, tiêu biểu là
lòng yên nước, tinh thần quật cường của nhân dân ta và truyền thống nhân ái sâu bền của
dân tộc Việt Nam được kết tinh từ hàng nghìn năm nay.
Tư tưởng nhân văn Việt Nam, tiêu biểu là lòng nhân ái, là giá trị tinh thần cao quý của
con người Việt Nam; lá lành đùm lá rách, thương người như thể thương thân, coi người ta

là hoa của đất... truyền thống nhân ái đó được nảy sinh từ đời sống cố kết cộng đồng lâu
đời của dân tộc ta trong lao động sản xuất, đấu tranh chống thiên tai địch hoạ. Từ xa xưa,
dân tộc ta chủ yếu sống trên các lưu vực sông Hồng, sông Thái Bình, sông Mã, sông
Lam. Đây là vùng đất phì nhiêu, màu mỡ, nhưng là vùng nhiều bão lụt dữ dội. Các trận
lụt lớn làm chết người, xóm làng xơ xác tiêu điều. Còn bão thì phá hoại mùa màng, đưa
nước mặn vào ruộng, làm sập nhà đổ cây. Đó là mối đe doạ thường xuyên đối với nhân
dân ta. Mặt khác, để phát triển sản xuất, khắc phục thiên tai, công tác trị thuỷ đóng vai trò
hết sức quan trọng. Muốn vậy, con người Việt Nam từ xa xưa đã hiệp tác rộng rãi và lâu


dài không chỉ trong một làng mà nhiều làng, không chỉ một vùng mà nhiều vùng để đắp
đê chống lũ, ngăn nước mặn vào ruộng...
Lịch sử mở nước của dân tộc ta gắn với công cuộc khai hoang lấn biển, lập làng, cải tạo
đất thau chua rửa mặn. Điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt và những thử thách ngặt nghèo
của cuộc sống đã làm nảy sinh trong mỗi người dân Việt Nam ý thức thương yêu, đùm
bọc, liên kết hiệp đoàn, chung lưng đấu cật, đồng cam cộng khổ để duy trì sự tồn tại và
phát triển đất nước, xóm làng quê hương. Tình cảm tốt đẹp đó ngày càng phát triển, trở
thành một lối sống vị tha, nhân ái của dân tộc, lối sống "nhiễu điều phủ lấy giá gương,
người trong một nước phải thương nhau cùng".
Trong lịch sử dân tộc Việt Nam ta đã phải liên tiếp đương đầu trực diện nhiều đội quân
xâm lược. Nhân dân ta đã sống trong kiếp nô lệ dưới ách thống trị nghìn năm của phong
kiến phương bắc và gần trăm năm của thực dân, đế quốc. Chính sách bóc lột, thống trị tàn
bạo và hung ác của quân xâm lược, sự bóc lột thậm tệ của bọn vua, quan phong kiến, địa
chủ và cảnh nội chiến "nồi da nấu thịt" của các tập đoàn phong kiến giành quyền bính đã
đẩy nhân dân ta, dân tộc ta đến bờ vực của sự diệt vong. Có áp bức thì có đấu tranh. Khi
bị tước hết mọi quyền sống, bị đẩy vào cảnh đói nghèo, lầm than, bị chà đạp thể xác, bị
vùi dập về tinh thần nhân dân lao động nước ta từ xưa đến nay đã không chỉ than thân
trách phận mà đã đoàn kết đứng lên đấu tranh giành quyền sống, quyền độc lập, tự do cho
dân tộc và đất nước mình. Nhân dân ta hiểu rất rõ rằng quyền sống của mình trước hết là
sự mất còn của cộng đồng dân tộc, của mảnh đất nơi mình sinh ra và lớn lên. Vì thế đối

với dân tộc ta, đạo lý làm người là phải xả thân vì tình làng nghĩa nước. Yêu nước là phải
cứu nước, là nhân đạo, thương người và muốn nhân đạo, thương người phải yêu nước và
cứu nước. Yêu nước, thưong nòi gắn bó chặt chẽ không thể cắt rời trong khái niệm
nhân ái của cộng đồng dân tộc Việt Nam.
Một nét đặc trưng của lòng nhân ái Việt Nam là lấy thiện trị ác, lấy đại nghĩa thắng
hung tàn, lấy chí nhân để thay cường bạo, là đánh kẻ chạy đi không đánh người chạy lại.
Nét đặc trưng đó chứa đựng lòng khoan dung độ lượng, một nội dung nhân văn cao cả
của dân tộc ta. Rất đáng tự hào, một dân tộc chịu nhiều đau khổ, mất mát do chiến tranh
gây ra, một dân tộc đã lập nhiều chiến công hiển hách trong lịch sử chống ngoại xâm, dập
tắt nhiều cuồng vọng của những tên đế quốc hùng mạnh nhưng lại là một dân tộc rất yêu


hoà bình, nhân ái, một dân tộc rất đỗi nhân hậu, khoan hoà, không hề say máu, không
nuôi hận thù.
Điều đó được thể hiện ở ý chí hoà bình mãnh liệt vang lên từ rất lớn trong đời sống của
dân tộc ta. Nhiều người Việt Nam biết chuyện Thạch Sanh tài trí và nhân hậu xua tan
quân xâm lược chỉ bằng tiếng đàn thần và khi chúng chịu lui quân đã sẵn lòng đãi chúng
một bữa cơm no nê bằng chiếc niêu kỳ diệu đã phản ánh tinh thần yêu chuộng hoà bình,
truyền thống nhân ái, nhân văn của dân tộc Việt Nam. Các vị chiến tướng đời Lý từng
nói: "Chỉ có cái ý chí phân biệt quốc thổ chứ không phân biệt chúng dân, phải quét sạch
cái bản thỉu, hôi tanh để ca thuở đẹp, hướng hội lành... Nay ta ra quân cốt cứu vớt muôn
dân... Chớ có mang lòng sợ hãi" (xem /27/). Vua tôi nhà Trần, nhà Lê đánh thắng giặc
vẫn mở lượng hiếu sinh, chẳng những để cho địch rút lui an toàn về nước mà còn cấp cho
chúng lương thực, thuyền và ngựa, một cử chỉ cao thượng tuyệt vời. Sau đó ba thế kỷ ý
chí ấy lại một lần nữa vang vọng trong lời hịch của Tây Sơn: "Một dải tăm kình phẳng
lặng, cơ thái bình đứng đợi đá gần" (xem /27/).
Lòng nhân ái Việt Nam, bên cạnh sự yêu mến nhân dân mình, Tổ quốc mình, nhân dân
ta cũng rất tôn trọng độc lập, chủ quyền lãnh thổ của dân tộc kháh. Chúng ta không đi
xâm lược ai nhưng cũng đồng thời rất kiên quyết bảo vệ nền độc lập tự do của dân tộc
mình.

Đảng Cộng sản Việt Nam và Hồ Chí Minh đã nâng cao và phát triển truyền thống nhân
ái ấy thành tình đồng chí, nghĩa đồng bào, tình nghĩa năm châu bốn bốn biển một nhà, Hồ
Chí Minh rất trân trọng truyền thống nhân ái đó và thường xuyên bồi dưỡng lòng yêu
nước, thương nòi theo tinh thần mới, "ái quốc là ái dân", yêu nước và yêu chủ nghĩa xã
hội là một ; chủ nghĩa yêu nước gắn liền với chủ nghĩa quốc tế vô sản. Người nói: "nhân
dân ta từ lâu đã sống với nhau có tình có nghĩa như thế. Từ khi có Đảng lãnh đạo và giáo
dục, tình nghĩa ấy càng cao đẹp hơn, trở thành tình nghĩa đồng bào, đồng chí, tình nghĩa
năm châu bốn biển một nhà. Hiểu chủ nghĩa Mác- Lênin là phải sống với nhau có tình có
nghĩa. Nếu thuộc bao nhiêu sách mà sống không có tình nghĩa thì sao gọi là chủ nghĩa
Mác- Lênin được" /17, tr.661-662.
Ba là, truyền thống nhân ái trong nền văn minh phương Đông và phương Tây chính
là yếu tố làm cho tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh có tính quốc tế, tính thời đại. Đúng


như V.I.Lênin nói: "Người cộng sản phải làm giàu cho mình bằng mọi tinh hoa kiến thức
nhân loại" /57, tr.21.
Ở đây cần phân tích ảnh hưởng Nho giáo đối với tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh.
Nho giáo là vốn tri thức Người tiếp nhận từ thời thơ ấu cho đến năm 13, 14 tuổi, thời kỳ
quyết định sự hình thành nhân cách con người. Nhưng Nguyễn Tất Thành (Hồ Chí Minh)
đã tiếp nhận Nho giáo qua các nhà nho yêu nước, trong diện mạo hoàn chỉnh của một hệ
thống tư tưởng chính trị - đạo đức đã được Việt hoá. Đạo đức Nho giáo thấm vào tư
tưởng, tình cảm của Nguyễn Sinh Cung (Nguyễn Tất Thành) không còn là một lý thuyết
khô khan về tôn ti đẳng cấp mà là nỗi canh cánh "quốc gia hưng vong thất phu hữu
trách", biểu hiện sinh động qua tấm lòng trăn trở của các sĩ phu trong vùng, những bạn
hữu cùng chí hướng thường đàm đạo với thân phụ Người về lòng dân, vận nước (xem /
27/).
Sự tiếp thu Nho giáo của Hồ Chí Minh là nhằm vào mục đích phục vụ cách mạng, phục
vụ công cuộc giải phóng dân tộc, giải phóng đồng bào. Người rất trân trọng các giá trị
tích cực trong học thuyết Nho giáo, gạn lọc lấy những yếu tố phù hợp với thực tiễn Việt
Nam. Chẳng hạn như Người đánh giá cao ý tưởng về xây dựng một xã hội lý tưởng, xã

hội đại đồng trong Khổng Mạnh. Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng khái niệm "Nhân" của
Nho giáo. Người chỉ rõ "Nhân" là cốt lõi của tất cả. Nhân vừa có nghĩa là "ái nhân" tức
yêu thương con người, vừa có nghĩa "thương dân" tức yêu thương nhân dân". Hồ Chí
Minh giải thích "Nhân là thật thà yêu thương, hết lòng giúp đỡ đồng chí và đồng bào", và
đã mở rộng khái niệm đó như Người nói: "Chữ người (nhân- TĐC giải thích) nghĩa hẹp
là gia đình, anh em, họ hàng bầu bạn; nghĩa là đồng bào cả nước. Rộng hơn nữa là cả loài
người" /60, tr.223. Trong đức "Nhân" lấy dân làm gốc còn có cả "Hoà" như Hồ Chí Minh
thường nói "Nhân hoà" trong đạo "Hiếu hoà" mà nói chung trên cả thế giới là yêu hoà
bình, hoặc là sự hoà thuận trong gia đình và sự hoà hảo giữa các dân tộc. Đó là nền tảng
đạo đức của khối đại đoàn kết toàn dân, đại đoàn kết quốc tế mà Hồ Chí Minh đã nêu lên
trong chiến lược cách mạng của mình.
Chữ "Nhân" trong Nho giáo được phát triển thành từ nhân chính tức là chính trị nhân
nghĩa. Tư tưởng này nhấn mạnh pháp trị, là "chế dân chi sản" (dạy dân làm ăn no ấm để
dân không làm loạn) và "Vương hà tất viết lợi hữu nhân nghĩa như dĩ hỉ" (Nhà vua cần gì


nói đến lợi, có nhân nghĩa là đủ rồi). Như vậy, tư tưởng nhân chính và nhân nghĩa đã có
mặt tích cực và phát triển. Theo tư tưởng đó là phải quan tâm đến người dân, tạo điều
kiện cho người dân có sự ổn định về kinh tế và chính trị; trong quản lý xã hội coi trọng
dân.
Hồ Chí Minh đã phát triển nội dung của "nhân chính" xưa kia là đặt chính trị trên một
nềng tảng triết học nhân nghĩa. Cho nên, ngay sau khi vừa mới nhận trọng trách Nhà
nước do Quốc dân trao phó, Người đã nêu bật phương châm đó của "nhân chính" là làm
sao để "đồng bào ai cũng có cơm ăn - áo mặc, ai cũng được học hành". Đến lúc đã dự
thảo sẵn bản Di chúc gửi lại mai sau, Người vẫn khẳng định với đời những điều hết sức
giản dị rằng: "Đánh thắng giặc Mỹ rồi thì những việc chính của cách mạng là làm thế nào
giải quyết ngày càng tốt hơn các vấn đề ăn, mặc, ở đi lại, học hành, phòng và chữa bệnh...
Tóm lại là không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân /60,tr.45/.
Trong các bài nói, bài viết nhằm giáo dục cho cán bộ, đảng viên và nhân dân ta về đạo
đức cách mạng, nói rộng ra trong 60 năm hoạt động cách mạng phong phú và sôi nổi của

mình, Hồ Chí Minh đã nhiều lần vận dụng những câu chữ có liên quan đến những khái
niệm và mệnh đề Nho giáo với một ý nghĩa mới. Ví như các câu "dân vi quý, xã tắc thứ
chi, luân vi khinh" được Người nâng lên và lấy làm quan điểm "dân là gốc". Lợi ích của
nhân dân là trước hết, thứ đến là lợi ích của quốc gia, cái lợi của vua là không đáng kể /
53, tr.48. Hồ Chí Minh thường nói nhiều đến Khổng Tử, bởi vì Khổng Tử đã đóng góp
cho loài người không ít giá trị mà ngày nay không thể đánh giá cách nào hơn cách mà
Nguyễn ái Quốc đánh giá từ những năm 20 của thế kỷ này "Đức Khổng Tử vĩ đại đã khởi
xướng nền đại đồng và thuyết giáo bình đẳng về của cải. Ngài nói tóm lại là nền hoà bình
trên thế giới chỉ nảy nở với một nền đại đồng trong thiên hạ. Người ta không sợ thiếu mà
chỉ sợ không công bằng. Sự công bằng sẽ xoá bỏ nạn nghèo khổ"/ 60,tr.211/. Có thể nói,
Hồ Chí Minh đã vận dụng và phát triển những giá trị tinh thần tinh túy của Nho giáo nói
chung và của Khổng Tử nói riêng, để giáo dục cán bộ, nhân dân ta phải có lòng khoan
dung, có tính chân thành, có tình tương ái và tương trợ.
Còn ảnh hưởng của Phật giáo đối với tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng
nhân văn của Người đến mức nào, đây là vấn đề khó bởi thành tựu nghiên cứu về điều
này còn ít. Nhưng sự thật hiển nhiên là dân ta và cả dân ấn Độ nữa coi Hồ Chí Minh như


một đức Phật bởi tình thương bao la tha thiết của Bác đối với con người. Tình cảm đó
không phải ngẫu nhiên.
Phật giáo được truyền bá vào nước ta rất sớm. Giáo lý của đạo Phật nêu cao đức từ bi.
A Di Đà, Quan âm và các nhà sáng lập khác của đạo Phật là những Đức Phật đại từ đại
bi, cứu khổ cứu nạn. (Xem thêm /48, tr.250/). Các vị có biểu thị lòng cảm thông sâu sắc
đối với số phậm của chúng sinh và có thiện ý muốn giảm nhẹ hoặc xoá bỏ những nỗi đau
khổ của con người trên trái đất này. Nhưng từ bi Phật giáo thì khuyên con người chịu khó
tu hành, mong sự cứu vớt đau khổ ở một đời sống tưởng tượng trên niết bàn.
Nhân dân ta tiếp thu những giá trị của đạo Phật: từ bi bác ái, làm điều thiện tránh điều
ác nhưng không phải theo nghĩa thụ động mà phải đoàn kết đấu tranh trực diện nhằm
hưng lợi, trừ hại, lo lợi ích thiết thực cho dân, cho nước chứ không phải cầu mong. Chính
vì vậy các khái niệm đại từ đại bi, cứu khổ cứu nạn của Phật giáo khi vào Việt Nam được

làm giàu thêm, sự thương người vốn có của người Việt Nam cũng được phát triển hơn
bởi tinh thần đấu tranh chống lại những cái ác. Muốn có điều thiện không chỉ tránh cái ác
mà quan trọng hơn là phải làm mất chỗ dựa của cái ác, tiêu diệt nguồn gốc sản sinh ra cái
ác.
Hồ Chí Minh hết sức trân trọng những giá trị nhân văn trong đạo Phật. Người đã biểu
lộ điều đó trong bức thư gửi các Phật tử Việt Nam nhân ngày lễ Phật rằm tháng bảy năm
1947: "Đức Phật là đại từ đại bi, cứu khổ cứu nạn. Muốn cứu chúng sinh ra khỏi khổ nạn,
Người phải hy sinh tranh đấu, diệt lũ ác ma.
Nay đồng bào ta đại đoàn kết, hy sinh của cải xương máu, kháng chiến đến cùng, để
đánh tan thực dân phản động, để cứu quốc dân ra khỏi khổ nạn, để giữ quyền thống nhất
và độ clập cho Tổ quốc. Thế là chúng ta làm theo lòng đại từ đại bi của Đức Phật Thích
Ca, kháng chiến để đưa giống nòi ra khỏi cái khổ ải nô lệ"/11, tr.408.
Như vậy, những giá trị nhân văn trong nền văn hoá phương Đông kết hợp hài hoà, hữu
cơ với văn hoá bản địa. Những khái niệm nhân và nghĩa, thiện và mỹ cũng như nhiều
thành phần khác trong nền văn hoá Việt Nam đã dung hòa cả nền giáo hoá của Phật giáo
và đạo Nho... trở thành văn hoá truyền thống của dân tộc.
Những tinh hoa triết học, văn hoá xã hội phương Tây cũng góp phần làm phong phú
tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh.


Từ trong nền văn minh phương Tây, Hồ Chí Minh cảm nhận sâu sắc vai trò tiến bộ của
văn hoá phục hưng ở I-ta-li-a trong thời gian đi qua Thuỵ sĩ và I-ta-li-a. Người rất trân
trọng cuộc Đại cách mạng Pháp 1789 với khẩu hiệu bất hủ tự do- bình đẳng- bác ái với "
không khí dân chủ và thân mật của các câu lạc bộ Gia-cô-banh" mà Người nhắc tới như
một nét đậm đà trong ký ức /27/. Ra đi từ một nước thuộc địa, phong kiến sang phương
Tây với ý thức tìm đường cứu nước, cứu dân, Người đã tìm hiểu và tiếp nhận các giá trị
nhân văn ấy để làm công cụ, phương tiện giáo dục, giác ngộ quần chúng nhân dân, để
tiến công kẻ thù coi đó như là hạt nhân của công cuộc giải phóng dân tộc, giải phóng con
người ở Việt Nam.
Hồ Chí Minh nghiên cứu kỹ Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ và Tuyên

ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng Pháp 1789. Người rất coi trọng lý tưởng
độc lập, tự do của các văn kiện bất hủ đó. Việc trích dẫn văn bản của hai cuộc Cách mạng
tư sản Pháp và Mỹ trong Tuyên ngôn độc lập (2-9-1945) không phải là sự ngẫu nhiên.
Chúng tôi đồng tình với nhận định của một nhà nghiên cứu cho rằng, đây chính là sự
thống nhất giữa giá trị chủ yếu của các dân tộc trên thế giới, là thành quả chung của nhân
loại trong cuộc đấu tranh vì quyền của các dân tộc và quyền của con người chống lại các
lực lượng áp bức dân tộc nhằm giải phóng con người /65, tr.56/.
Tinh hoa văn học phương Tây, đặc biệt là trong kho tàng văn học Pháp lúc bấy giờ
được Hồ Chí Minh nghiên cứu và khai thác khá kỹ, như các tác phẩm của W.Sếch-pia,
Ch.Đích-ken, V.Huy-gô, E.Dô-la... Điều quan trọng là thông qua các tác phẩm văn học
này, Hồ Chí Minh đã sớm nhìn thấy một chủ nghĩa nhân văn, một khát vọng tự do và một
tinh thần chiến đấu không khoan nhượng chống chế độ nô dịch và sự áp bức bóc lột.
Nhưng còn quan trọng hơn là từ sự tiếp nhận các tri thức đó, Người đã sáng tạo ra những
sản phẩm có giá trị nhân văn mới nhằm mục đích giải phóng con người như những bài
đăng trên báo Người cùng khổ, sách " Bản án chế độ thực dân Pháp" (xem /65, tr.23/).
Một điều cần nhấn mạnh rằng, trên cơ sở những nhân tố tư tưởng trên, Hồ Chí Minh đã
đến với chủ nghĩa Lênin, chủ nghĩa Mác-Lênin mà tư tưởng nhân văn mác- xít là sợi chỉ
đỏ xuyên suốt hệ tư tưởng đó. Đây là bước ngoặt cơ bản đối với sự hình thành và phát
triển tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng nhân văn của Người nói riêng. Truyền
thống nhân ái Việt Nam và nhân loại được lý luận Mác- Lênin soi sáng, phong trào đấu


tranh giải phóng dân tộc và con người Việt Nam được gắn bó chặt chẽ với phong trào
cách mạng vô sản thế giới. đó là cơ sở làm cho tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh được
định hình, quyết định bản chất tư tưởng nhân văn của Người thuộc hệ tư tưởng nhân văn
cách mạng, tư tưởng nhân văn chiến đấu của giai cấp vô sản.
Thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lênin mà tư tưởng cốt lõi là
vấn đề con người, sự tự do và phát triển toàn diện của con người, lợi ích và hành phúc
của con người gắn liền với cuộc đấu tranh và thắng lợi của giai cấp công nhân và quần
chúng lao động, sự khẳng định một chế độ xã hội tiến bộ về mặt lịch sử trong đó sự phát

triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người đã
giúp cho Hồ Chí Minh quyết tâm tìm ra con đường cứu nước cứu dân phù hợp với quy
luật lịch sử hiện đại. ảnh hưởng sâu sắc và quyết định ấy thể hiện trong câu nói của
Người: "Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại, đem lại cho mọi người không
phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết, ấm no trên quả
đất, việc làm cho mọi người và vì mọi người, niềm vui hoà bình, hạnh phúc" /8, tr.115116/.
Tiết 2: Khái niệm và những nội dung chủ yếu của tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh
Muốn chiếm lĩnh tri thức về đối tượng, cần hiểu được khái niệm của nó với tư cách như
là một phương tiện. Theo phó giáo sự Song Thành/ 67/, một khái niệm đầy đủ đúng đắn
về tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh nói riêng chỉ có
thể hình thành trọn vẹn ở cuối chặng đường nghiên cứu. Chúng tôi cho rằng, phải do một
tập thể các nhà khoa học đưa ra. Tuy nhiên, để góp phần hình thành khái niệm tư tưởng
nhân văn Hồ Chí Minh, chúng tôi mạnh dạn trình bày sơ bộ khái niệm đó.
Nhiều vị lãnh đạo cách mạng ở nước ta, nhiều tác giả trong nước và ngoài nước đã nói
về chủ nghĩa nhân văn, tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh. Đồng chí cố vấn Phạm Văn
Đồng viết: "Hồ Chí Minh là hiện thân của chủ nghĩa nhân văn theo ý nghĩa đầy đủ. Đó là
một con người yêu thương, kính trọng, tin tưởng, biết đòi hỏi và nâng đỡ con người, đối
với từng người cũng như đối với đông đảo nhân dân lao động, quan tâm đến số phận của
mọi người, dù đó hôm qua là kẻ thù, hoặc là người lầm đường lạc lối nay hối cải" /38,
tr.49/ Tại cuộc Hội thảo quốc tế kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Hồ Chí Minh, đồng chí cố
vấn Nguyễn Văn Linh (lúc đó là Tổng bí thư Đảng ta đã phát biểu: "Được sự giáo dục


của Người, nhân dân Việt Nam sẽ mãi mãi gắn chủ nghĩa yêu nước nồng nàn với chủ
nghĩa quốc tế chân chính và chủ nghĩa nhân văn cao cả /52, tr.10/. Đại tướng Võ Nguyên
Giáp, trong cuộc hội thảo quốc tế "Hồ Chí Minh - Việt Nam- hoà bình thế giới" được tổ
chức ở ấn Độ đã khẳng định: "Chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh là chủ nghĩa nhân văn
của thời đại mới".
Nhiều nhà chính trị và khoa học ở nước ngoài coi tư tưởng Hồ Chí Minh là tài sản
chung của nhân loại và gọi "chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh là chủ nghĩa nhân đạo của

mọi thời đại" /52, tr.37/ và khẳng định "những lý tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về các
lĩnh vực văn hoá, giáo dục và nhân văn là một" /52, tr.38/.
Có thể nêu lên nhiều ví dụ khác nữa trong việc đề cập đến tư tưởng nhân văn Hồ Chí
Minh đã cố gắng tiếp cận vấn đề một cách khoa học, góp một số hạt nhân hợp lý vào quá
trình hình thành một khái niệm tương đối đầy đủ và chính xác hơn tư tưởng nhân văn của
Người.
Để tiến tới một khái niệm hoàn chỉnh, phản ánh được bản chất, cốt lõi của tư tưởng
nhân văn Hồ Chí Minh, chúng tôi thấy cần thống nhất một số khía cạnh.
- Đối với Hồ Chí Minh vấn đề hàng đầu và vấn đề quán xuyến suốt cuộc đời hoạt động
cách mạng của mình là vấn đề yêu thương, tôn trọng, tin tưởng con người và sự nghiệp
giải phóng con người. Toàn bộ sức lực, tâm tư, tình cảm, trí tuệ và cả cuộc sống của Hồ
Chí Minh đều tập trung vào mục đích đó.
- Con người trong quan điểm của Hồ Chí Minh không chung chung trừu tượng mà
rất cụ thể. Đó là toàn thể nhân loại, là số đông các tầng lớp nhân dân, nhất là nhân
dân lao động, trước hết là những người bị bóc lột đau khổ, bị nô lệ, đoạ đày của dân
tộc mình và cả nhân loại cần lao bị áp bức không phân biệt chủng tộc và màu da.
Từ đó, chúng tôi mạnh dạn nêu lên định nghĩa tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh như
sau:
"Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh là sự kế thừa xuất sắc truyền thống nhân ái của dân
tộc, của nền văn minh phương Đông và phương Tây, những giá trị nhân văn của nhân
loại mà đỉnh cao là tư tưởng nhân văn cộng sản của học thuyết Mác- Lênin, là sự vận
dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng nhân văn cộng sản với nội dung chủ yếu tất cả từ


con người và vì con người vào điều kiện Việt Nam, một dân tộc bị thực dân đế quốc đô
hộ phải đứng lên đấu tranh để tự giải phóng, giải phóng xã hội, nhằm giải phóng triệt để
và vĩnh viễn con người bởi chính con người lao động, đặt niềm tin mãnh liệt vào sức
mạnh và phẩm giá của con người, của nhân dân lao động".
Nội dung tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh có thể khái quát thành mấy điểm chủ yếu
sau:

Một là, tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh là lòng yêu thương và quý trọng con người
gắn với lòng yêu dân, yêu nước nồng nàn. Đó là biểu hiện nổi bật trong tư tưởng của
Người về sự kế thừa "đạo lý làm người" của dân tộc Việt Nam. Từ xưa tới nay, khi xử thế
với đời, những con người có đạo đức cao cả trong nhân dân ta thường hay lấy chữ
"Nhân" làm gốc. Chữ nhân ở đây được hiểu theo nghĩa thương yêu người. Ông vua có
nhân là ông vua biết thương yêu dân như con, kính trọng dân như trời, coi dân là ý trời.
Ông quan có nhân là ông quan chẳng những không ép nạt dân mà trái lại còn bênh vực
dân. Người dân có nhân là người sẵn lòng cứu nghèo, giúp khổ, giải hoạn nạn cho người
khác mà không tiêc công, tiếc của, không cần trả ơn. Người ta thường nói: tu nhân tích
đức là theo nghĩa như vậy (xem /48, tr.252/).
Trong xã hội phong kiến ở nước ta, các sĩ phu tiến bộ cũng rất coi trọng chữ "nhân".
Khi giặc Nguyên xâm chiếm nước ta (năm 1285), Trần Quốc Tuấn đã nói với binh sĩ "ai
nấy cần giữ phép tắc, đi đến đâu không được nhiễu dân mà phải đồng lòng hết sức đánh
giặc. Ông bộc lộ lòng yêu nước, thương dân của mình "Ngày thì quên ăn, đêm thì quên
ngủ, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức rằng chưa xé thịt, lột da quân giặc". Còn Nguyễn
Trãi, trong một bức thư kêu gọi tướng giặc Vương Thông đầu hàng đã viết: "Nước Việt
Nam, tuy xa xăm ở cõi lĩnh ngoại, nhưng vẫn có tiếng là một nước thi thư, những bậc tài
trí đời nào cũng sẵn có. Bởi vậy, phàm những việc ta làm, hết thảy đều theo lễ nghĩa, trên
ứng với trời, dưới thuận lòng người". Nguyễn Du đã bày tỏ lòng thương mười loại người
xấu số của xã hội phong kiến thối nát trong bài Văn tế thập loại chúng sinh và xót xa cho
thân phận con người bị vùi dập trong kiệt tác truyện Kiều.
Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, Nguyễn Đình Chiểu đã nêu bật lý tưởng nhân
đạo, có lòng tin và lòng ưu ái đặc biệt với những người nông dân Nam Bộ. Thông cảm
nỗi tủi nhục của những người bị mất nước, cụ Phan Bội Châu đã bôn ba nhiều năm trời


nơi hải ngoại để tìm một con đường cứu nước và biểu thị tấm lòng thương dân tha thiết
trong các vần thơ gửi về nước kêu gọi các tầng lớp nhân dân đứng lên đấu tranh với giặc.
Tình thương yêu những người bị chà đạp, bị đối xử tàn tệ trong xã hội phong kiến ác
nghiệt, trong chế độ thực dân tàn bạo là yếu tố quan trọng làm cho họ có tấm lòng yêu

quê hương đất nước. Tuy nhiên, do thế giới quan và nhân sinh quan bị hạn chế của thời
đại lúc bấy giờ, lý tưởng nhân đạo, tư tưởng nhân văn của những sĩ phu yêu nước nói trên
thiếu một cơ sở dân chủ vững chắc, phạm những thiếu sót rất cơ bản mà chúng tôi sẽ nói
kỹ ở phần sau.
Lần đầu tiên trong lịch sử ở nước ta, trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và
xây dựng CNXH, Hồ Chí Minh đã tỏ rõ là một nhà nhân văn vĩ đại đã có một lý tưởng rõ
rệt về lòng nhân ái cộng sản.
Lòng nhân ái, sự thương người, thương dân của Hồ Chí Minh đã đặt đúng vào
những "người cùng khổ" nhất, xấu số nhất trong xã hội. Đó là những công nhân,
những người nông dân và các tầng lớp lao động khác bị áp bức, bị bóc lột tận xương tuỷ
ở nước ta và trên thế giới, không phân biệt chủng tộc màu da. Hễ ai bị khổ là Người
thương.
Tình thương đó của Hồ Chí Minh được biểu lộ từ những năm tháng nhỏ tuổi sống ở
quê hương đất nước bị đô hộ bởi chính sách thực dân, trước cảnh đói nghèo, lầm than cơ
cực, lam lũ, bị ức hiếp, bắn giết, tù đày của nhân dân ta. Những năm tháng ra nước ngoài
hoạt động, Người đã từng chứng kiến cảnh người lao động bị bóc lột, bị đàn áp dã man.
Tình thương của Người đối với những người lao động bao giờ cũng gắn liền với sự căn
thù bọn thực dân, đế quốc tàn bạo, kẻ gây nên bao cảnh thống khổ đối với dân lành. Đến
Mỹ, Hồ Chí Minh không bị choáng ngợp bởi tượng Thần Tự do đồ sộ và nhiều nhà chọc
trời, mà lại rất chú ý đến nỗi cơ cực của người dân lao động da đen và da trắng, căm phẫn
thủ đoạn tra tấn dã man của đảng 3K đối với người lao động da đen Mỹ theo kiều hành
hình Lin- sơ. Ở giữa Pari tráng lệ, Người không ca ngợi sự giàu sang của nó mà lại viết
bài đăng báo Nhân đạo mô tả về cuộc sống điêu đứng của xóm nghèo, người nghèo. Đó
là một biểu hiện tình thương yêu con người bao la của Hồ Chí Minh.
Những năm sau chiến tranh của thế giới lần thứ nhất, Nguyễn ái Quốc là cây bút tố cáo
mạnh mẽ tội ác chế độ thực dân và bênh vực quyền của các dân tộc bị áp bức giành lại


nhân phẩm và tự do. Người nói nhiều đến cảnh khổ sở, bị bóc lột thậm tệ của người công
nhân Ô- da- ca, một trong những trung tâm công nghiệp của nước Nhật. Người vạch rõ

âm mưu và thủ đoạn dã man của CNĐQ và CNTD đối với nhân dân lao động ở các nước
thuộc địa. Hình thù của nó là con đỉa hai vòi, một vòi hút máu của giai cấp vô sản và
nhân dân lao động ở chính quốc, một vòi hút máu giai cấp công nhân và nhân dân lao
động ở các nước thuộc địa. Sự có mặt và sự tác oai tác quái của nó trên trái đất này là cội
nguồn của mọi thảm hoạ, mọi nỗi đau khổ đã trút lên đầu lên cổ nhân dân lao động ở các
nước thuộc địa từ mấy thế kỷ nay.
Hồ Chí Minh vạch trần tội ác của thực dân Pháp bóc lột nặng nền và tàn tệ người nông
dân, người công nhân và nói chung là toàn thể dân tộc Việt Nam. Chúng bóc lột bằng
"thuế máu", sưu cao, thuế nặng, bằng chính sách ngu dân và đặt ra bao nhiêu luật lệ vô
tội vạ, rất khắc nghiệt cho phép các nhà cầm quyền hễ ngứa tay thì phạt vạ, tống tù và
thảm sát đẫm máu người dân bản xứ. Người thông cảm tình cảnh đau khổ của những
người nông dân Nam bộ, bị bọn thực dân và địa chủ cướp đoạt ruộng đất, bị thuế má
nặng nề. Người tỏ lòng thương tiếc những gia đình có con em bị thực dân giết hại và viết:
"Dù máu người Việt Nam nhuộn đỏ "đồng Mả- ngụy" có phai đi với thời gian đi chăng
nữa, thì vết thương lòng của những bà mẹ già, những người vợ goá, những đứa con côi
không bao giờ hàn gắn được" /8, tr.377-378/.
Hồ Chí Minh rất lo lắng đến cảnh ngộ của những người phụ nữ và những em thiếu nhi.
Người đã từng lên tiếng vạch trần hành động dã man của bọn thống trị đối với phụ nữ ở
các nước thuộc địa: "Không một chỗ nào người phụ nữ thoát khỏi những hành động bạo
ngược" /8, tr.435/ của bọn người xâm lược. Người xót xa khi nhìn thấy các cháu bé dân
tộc thiểu số ốm yếu xanh xao theo ngườì lớn vào chào Đại hội Quốc dân Tân Trào và nói
với các đại biểu : Nhiệm vụ của chúng ta là phải làm cho các cháu bé có cơm no, có áo
ấm, được đi học, không lam lũ mãi thế này.
Trong cuộc đời Hồ Chí Minh, tình thương yêu của Người giành cho đồng bào đồng chí
thật mênh mông. Người quan tâm không sót một ai với thái độ chân tình, cởi mở, gần gũi
với mọi người và mọi người cũng dễ gần gũi với Người. Người sắp xếp cho mỗi người vị
trí xứng đáng, phù hợp với khả năng của mình, lo lắng chu đáo cho mọi người về việc


làm, đời sống và học tập, vừa nghiêm khắc đòi hỏi vừa thương yêu, dìu dắt, thắm tình

đồng bào, nghĩa đồng chí.
Đối với những kẻ lầm đường lạc lối, Người cũng giành những tình thương. Người dạy
phải khoan hồng, vui mừng đón những đứa con vì cảnh ngộ mà lạc bầy nay biết hối cải.
Người tỏ lòng bao dung độ lượng đối với tù binh bị bắt.
Lòng thương người, thương dân của Hồ Chí Minh phản ánh lập trường của giai cấp
công nhân nhằm đấu tranh xoá bỏ giai cấp, xoá bỏ hình thức người bóc lột người, đem
lại cuộc sống thật sự hạnh phúc, ấm no cho con người. Do đó lòng nhân ái, sự thương
người của Bác là một động cơ lớn trong hoạt động cách mạng. Người quan tâm hết thảy,
từ những việc lớn đến việc nhỏ có quan hệ tới con người, từ công cuộc đấu tranh, chiến
đấu để giải phóng dân tộc, giải phóng con người thoát khỏi ách áp bức bóclột, xoá bỏ di
sản nặng nề của CNTD, đế quốc và phong kiến, biến đổi và cải tạo nền kinh tế, văn hoá
lạc hậu của nước ta thành nền kinh tế, văn hoá tiên tiến đến những việc có liên quan đến
đời sống thường ngày như tương cà mắm muối của nhân dân. Người nói: "Dân lấy ăn làm
trời; nếu không có ăn là không có trời... Vì vậy chính sách của Đảng và chính phủ phải
hết sức chăm nom đến đời sống của nhân dân. Nếu dân đói, Đảng và chính phủ có lỗi;
nếu dân ốm là Đảng và chính phủ có lỗi: /14, tr.260/.
Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh coi trọng nhân cách con người, quý trọng những
người lao động, coi con người không chỉ là sản phẩm của hoạt động tự nhiên và xã hội
mà còn là sản phẩm của chính bản thân mình. Đối với Hồ Chí Minh, con người không
chỉ tiếp thu mà còn sáng tạo. Quần chúng nhân dân lao động đóng vai trò là động lực của
cách mạng, là chủ thể của sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội và giải phóng
cả chính mình. Vì thế, tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh làm cho mỗi con người Việt Nam
nhận thức được vait rò và sứ mệnh cao quý của mình.
Hồ Chí Minh cho rằng, mọi việc đều do con người làm ra cả. Người quý trọng người
lao động chân tay và trí óc, từ nông dân, công nhân, trí thức cho đến "anh bộ đội Cụ Hồ",
từ trẻ đến già, từ đồng bào miền xuôi đến đồng bào miền núi, đồng bào trong nước và
đồng bào ngoài nước. Người ân cần, chăm chút, khuyến khích, tôn trọng con người, rất
coi trọng khả năng trí tuệ của mọi người. Hồ Chí Minh đã tập hợp động đảo nhân dân lao
động, những người có tài có sức, có nhiệt tình ra gánh vác việc nước.



Hai là, tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh đặt niềm tin mãnh liệt vào sức mạh và
phẩm giá của con người. Con người ở đây trước hết là những người lao động: công
nhân, nông dân và trí thức cách mạng... và nói chung là quần chúng lao động.
Niềm tin đó của Người hình thành từ những ngày niên thiếu và suốt quãng thời gian
bôn ba nơi hải ngoại tìm đường cứu dân, cứu nước. Chính những năm tháng hoạt động ở
nước ngoài đã tạo cho Hồ Chí Minh (lúc đó là Nguyễn ái Quốc) niềm tin rằng: "Đằng sau
sự phục tùng tiêu cực, người Đông Dương giấu một cái gì đang sôi sục, đang gào thét và
sẽ bùng nổ một cách ghê gớm, khi thời cơ đến"/8, tr.10/.
Theo Hồ Chí Minh, tin vào sức mạnh quần chúng nhân dân lao động là một phẩm
chất cơ bản của người cách mạng và cũng là chỗ khác căn bản với các giai cấp bóc lột
và các sĩ phu phong kiến ở nước ta. Chúng ta đều biết lịch sử xã hội loài người từ xưa
đến nay là do bản thân quần chúng xây dựng nên và chính họ là động lực thúc đẩy lịch sử
tiến lên không ngừng. Nhưng các giai cấp bóc lột vì lợi ích giai cấp của mình đã xoá
nhoà, làm lu mờ vai trò của quần chúng trong lịch sử. Chúng coi quân chúng chỉ là một
bầy ngu dại. Kể cả những nhà hiền triết trước đây, do địa vị và quan điểm giai cấp của
bản thân họ và do sự hạn chế của lịch sử nên cũng không thấy đúng vai trò quần chúng.
Họ cho rằng quân chúng là những người tiêu cực, bị động, chịu sự sai khiến của những
nhân tài lỗi lạc. Họ tuyệt đối hoá, cường điệu vai trò của các cá nhân, anh hùng hào kiệt,
còn vai trò của quần chúng thì bị bỏ quên, không nói tới.
Lịch sử Việt Nam mấy nghìn năm nay đã khẳng định vai trò quyết định của quần chúng
nhân dân lao động. Nhân dân ta đã nêu cao tinh thần đấu tranh, đoàn kết chống ngoại
xâm, chống áp bức xã hội và chống thiên tai. Nhân dân lao động là lực lượng quyết định
sự mất còn của Tổ quốc, sự hưng vong của các triều đại; đó là một sự thật khách quan
không phụ thuộc vào bất cứ ai. Sự nghiệp vẻ vang là do Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý
Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung... lãnh đạo chính cũng là sự nghiệp
của quần chúng nhân dân. Nhưng dưới chế độ phong kiến, vai trò quần chúng nhân dân
nước ta bị lu mờ, chính bản thân họ cũng không nhận thức được sức mạnh của mình. Là
lực lượng có tác dụng quyết định sự biến đổi của lịch sử nhưng cuối cùng quần chúng
vẫn bị áp bức, bị bóc lột, bị coi là những kẻ "ngu dân khu đen".



Dưới thời thực dân, đế quốc phương Tây xâm lược, nhiều nhà ái quốc có tâm huyết với
nền độc lập tự do của Tổ quốc đã kêu gọi quần chúng đứng lên chống lại chúng giành độc
lập nhưng họ quan niệm quần chúng chỉ là những người thụ động. Họ thiếu lòng tin vào
khả năng quần chúng mình đứng lên tự giải phóng. Đó là một trong những nguyên nhân
thất bại của các phong trào ái quốc trước đầy.
Dưới ánh sáng chủ nghĩa Mác- Lênin, những người cộng sản Việt Nam và Hồ Chí
Minh nhận thức sâu sắc hơn vai trò của quần chúng, niềm tin vào sức mạnh và phẩm
giá của họ càng mãnh liệt. Chẳng những Hồ Chí Minh hiểu: "Chỉ có chủ nghĩa xã hội,
chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động
trên thế giới khỏi ách nô lệ" /15, tr.701/mà còn chỉ cho Người thấy rõ cả những lực lượng
cách mạng bảo đảm cho công cuộc giải phóng ấy thắng lợi.
Lực lượng cách mạng ấy trên phạm vi toàn thế giới là "vô sản tất cả các nước và các
dân tộc bị áp bức đoàn kết lại". Lực lượng cách mạng ấy đối với từng nước có thể khác
nhau nhưng bao giờ cũng lấy công nhân, nông dân làm lực lượng cơ bản, bao giờ cũng
phải được đông đảo quần chúng tham gia. Lần đầu tiên trong lịch sử nước ta, vai trò của
quần chúng nhân dân lao động đã được hiểu đúng. Cách mạng là sự nghiệp của quần
chúng tự mình giải phóng lấy mình, không có anh hùng hào kiệt nào có thể cứu vớt được
quần chúng mà chính bản thân quần chúng được giác ngộ, được tổ chức, đoàn kết dưới sự
lãnh đạo của một đảng tiên phong của giai cấp công nhân thì mới giải phóng cho mình
được.
Tin vào quần chúng, tin vào con người, Hồ Chí Minh đã nêu cao vai trò tích cực, chủ
động sáng tạo của con người, của quần chúng. Người nói, cách mệnh là việc chung của
cả dân chứ không phải của một, hai người, công nông là gốc của cách mạng. Muốn giải
phóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào mình, trông cậy vào lực lượng của bản thân
mình. Người tự khẳng định, có dân là có tất cả. Nhưng để quần chúng có sức mạnh thực
sự, Hồ Chí Minh nói phải "đi vào quần chúng, thức tỉnh họ, tổ chức họ, đoàn kết họ, huấn
luyện họ, đưa họ ra đấu tranh giành tự do độc lập" /8, tr.174/. Với những tư tưởng đó, Hồ
Chí Minh đã tạo cơ sở cho việc hình thành và phát triển đạo quân chính trị của cách mạng

là điều cơ bản, có ý nghĩa quyết định"/33, tr.43/ đối với cách mạng Việt Nam. Trong đội
ngũ quân chính trị ấy, quần chúng được động viên và lôi cuốn mạnh mẽ, rộng rãi vào


cuộc đấu tranh từ thấp lên cao, không ngừng giác ngộ chính trị, phát triển đội ngũ ngày
càng lớn mạnh. Nhờ đó khi tình thế cách mạng xuất hiện, Hồ Chí Minh cùng Đảng ta đã
phát động quần chúng đứng lên đánh đổ ách thống trị của thực dân và phong kiến, chống
đế quốc xâm lược, giành độc lập dân tộc, dân chủ và tiến lên xây dựng chế độ mới. Trong
sự nghiệp sáng tạo xã hội mới, quần chúng nhân dân cũng đã phát huy nhiệt tình cách
mạng và tài năng sáng tạo của mình. Cách mạng Việt Nam do Đảng ta lãnh đạo đã chứng
minh sức mạnh sáng tạo vĩ đại của nhân dân và dân tộc Việt Nam bằng những thắng lợi
liên tiếp trong khởi nghĩa, trong chiến tranh giải phóng, chiến tranh giữ nước và xây dựng
chế độ xã hội tốt đẹp của dân, do dân và vì dân hiện nay, đánh thắng cả CNTD, phong
kiến, đánh Pháp, đuổi Nhật, đánh CNTD cũ, đánh bại CNTD mới, từng bước chiến thắng
nghèo nàn, lạc hậu.
Chính vì thấy được sức mạnh dời non, lấp biển của con người, của nhân dân, Hồ Chí
Minh luôn nhắc nhở, giáo dục cán bộ, đảng viên tin tưởng vào nhân dân, phát huy mọi
năng lực của nhân dân. Bởi vì như Người nói "Thắng lợi của cách mạng là do sức phấn
đấu hy sinh và trí thông minh sáng tạo của hàng triệu nhân dân, nhất là công nhân, nông
dân và những người trí thức cách mạng" /18, tr.58. Thành công của Đảng ta là ở chỗ
Đảng ta tin tưởng vào sức mạnh và trí tuệ của quần chúg nên đã tổ chức và phát huy được
lực lượng cách mạng vô tận của nhân dân, đã lãnh đạo nhân dân phấn đấu một cách dũng
cảm và thông minh dưới lá cờ tất thắng của chủ nghĩa Mác- Lênin. Do đó, Người căn dặn
phải đi sát nhân dân, dựa vào nhân dân để hoàn thành mọi nhiệm vụ của cách mạng.
Người nói, phải nhớ dân là chủ, bao nhiêu lực lượng, bao nhiêu quyền hành là ở dân hết.
Người cán bộ phải biết dân tốt, lúc họ hiểu thì việc gì khó mấy họ cũng làm được. Dễ
trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong. Nhân dân ta rất thông
minh. Quần chúng lao động có rất nhiều kinh nghiệm và sáng kiến.
Lòng tin vào con người của Hồ Chí Minh vô cùng mãnh liệt và rộng lớn. Người tin vào
bản chất tốt đẹp của mỗi con người, dù ai đó có nhất thời bị lỗi lầm, dù nhỏ nhen thấp

kém. Người nói, trong mấy triệu người cũng có người thế này thế khác, đều dòng dõi của
tổ tiên ta. Điều cốt yếu là phải có lòng khoan dung độ lượng. Người rất quan tâm đến việc
giáo dục con người, biết khuyến khích cái tốt, khuyên con người làm điều thiện, đẩy lùi
cái xấu, cái ác, nâng đỡ con người lên. Người từng chỉ rõ, trong con người ta bao giờ
cũng có phần tốt và phần xấu. Người cách mạng phải giáo dục, cảm hoá họ để cho phần


×