Tải bản đầy đủ (.pdf) (292 trang)

Thức ăn tự nhiên của cá trần văn vỹ pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.99 MB, 292 trang )


IRAN VAN VY

THÚC ÁN TU NHIÉN
CÜA CÁ
(Tái bán fán thú nhát, có bó sung)

NHÁ XIIÁT BÁN NÓNC, NGHIÉP
HA NÜI 1995


LÒI GIÓI THIỆU
Thức ăn tự nhiên của cá chủ yếu bao gồm các nho'm
sinh vật ở nước, chúng vốn sống ngay cạnh cá. Cũng
giống như nhiều nước ở châu Á, nghề nuôi cá của nước
ta hiện nay và trong nhiều năm tới, việc phát triển cơ
sở thức ăn tự nhiên của cá trong ao hồ vẫn là biện pháp
chủ yếu để tăng năng suất cá nuôi.
Cuốn sách "Thức ăn tự nhiên của cá" do kỹ sư sinh
học Trần Văn Vỹ, Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản
I (Viện NCNTTSI) biên soạn đã được Nhà xuất bản Nông
nghiệp xuất bản năm 1982. Cuốn sách đã trinh bày vấn
đề thức ăn tự nhiê::i của cá một cách hệ thống và đầy
đủ, từ những cơ sở lý luận đến những biện pháp thực
tiễn nhằm bảo vệ và phát triển cơ sở thức ăn tự nhiên
của cá trong các vực nước. Cuốn sách đã tập hợp không
những các kết quả nghiên cứu và bài viết của chính tác
giả mà còn của nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước
có uy tín về lỉnh vực thức ăn tự nhiên của cá.
Sau 13 năm kể từ lần xuất bản trước, ở lần tái bản
này tác giả đã cổ những chỉnh lý và bổ sung mới, cả ở


phần lý luận cơ bản cũng như thực tiễn sản xuất để
cuốn sách được hoàn hảo hơn. Hy vọng rằng cuốn sách
sẽ mang lạibổ ích cho đông đảo cán
bộ kỹ thuật, cán
bộ quản lý và chỉ đạo sản xuất nghềcá, các bạn học
3


sinh trung học và đại học cũng như các cán bộ nghiên
cứu và giảng dạy có liên quan đến môn sinh học, thuỷ
sinh vật học, nuôi cá, kỹ thuật nông nghiệp, bảo vệ nguồn
lợi, môi trường v.v...
Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách với bạn đọc.

NHÀ XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆP

4


PHÀN THỨ NHẤT

NHỮNG CO SỎ LÝ LUẬN
VỀ THỨC ĂN Tự NHIÊN CỦA CÁ

1. NHỮNG TÍNH CHẤT cơ BÀN CỬA NƯỚC
VÀ CÁC KHÁI NIỆM VỀ THỨC ÄN Tự NHIÊN

1.1. NƯỐC - MỒI TRƯÒNG SÓNG CỦA CÁ
VÀ CÁC SINH VẬT THỨC ĂN
Nước là môi trường sống cụ thể của cá và các sinh

vật thức ăn ở nước. Phần lớn các sinh vật thức ăn của
cá có đời sống gắn chặt với nước ; đó là những vi khuẩn
ở nước, tảo, các động vật giáp xác thấp sống phù du như
bọn Râu ngành. Chân chèo, các động vật sống ở bùn đáy
như giun ít tơ, trai, ốc và cuối cùng phải kể đến cả
những loại cá con, cá tạp làm thức ăn tự nhiên cho các
loài cá dữ. Chúng là các sinh vật ở nước điển hỉnh. Chỉ
một số ít sinh vật thức ăn của cá mới ở nước một thời
gian, thường là thời gian đầu của quá trình biến thái ;
đó là ấu trùng muỗi, ấu trùng chuồn chuồn và ấu trùng
của nhiều loại côn trùng khác.
Do toàn bộ đời sống của các sinh vật thức ăn gán
chặt với nước nên những tính chất chung của nước và
riêng của từng loại vực nước có ảnh hưởng quyết định
5


đến thành phàn và số lượng cúng như toàn bộ đời sống
của các sinh vật thức ăn, kể cả cá.
Đối với nghề cá, nước có bốn tính chất cơ bản cần
chú ý sau đây :
1. Nước có k h ả n ă n g h o à ta n rất lớn, các chất vô
cơ, hữu cơ, Trong khi nước biển có độ muối rất cao : 36
- 38%o, nghĩa là 36000 - 38000mg/l thì hàm lượng muối
của nước ngọt chỉ từ 5 đến 500, thậm chí cao nhất cũng
chỉ 1000mg/l (l%o). Nước sông ngòi, ao hồ’ có thể chứa
đựng tấ t cả các loại nước thải phân bón... làm nguồn dinh
dưỡng cho các sinh vật ở nước.
So với đất trồng trọt ở trên cạn, nước thường chứa
một lượng muối dinh dưỡng ít hơn nhiều và vỉ thế không

thể đảm bảo cho thực vật tồn tại trong một thời gian
dài. Tuy nhiên, ở nước lại có hiện tượng bổ sung liên tục
các muối dinh dưỡng do sự chết và phân huỷ của các
sinh vật ở nước (ví dụ, theo AS Kônstantinôp 1967, sau
khi tảo phù du trong nước bị chết, 20 - 25% phốtpho của
tảo ở dạng vô cơ và 30 - 40% ở dạng hữu cơ gia nhập
dần vào nước, có đến 70% phốtpho được vô cơ hoá trong
2 ngày). Nhờ sự bổ sung liên tục này mà quang hợp của
các loại thực vật ở trong vực nước luôn luôn được duy
trỉ.
2. Chế độ n h iệ t của nước thường ổn định và
hoà hơn ở trên cạn. Biểu hiện của nó là vào mùa
nước ao hồ thường ấm hơn ỏ trên cạn, còn đến
nóng lại mát hơn. Chính nhờ tính chất này mà các
vật thức ăn ở nước thưòng phong phú ; chúng không
6

điều
lạnh
mùa
sinh
phải


sống trong những điều kiện khát khe do biến động lớn
của nhiệt độ.
3. Nước có tỷ trọ n g lớn. Nhờ tính chất này mà các
sinh vật ở nước, đặc biệt là các động vật không xương
có thể sống bình thường ở trong nước. (Thuỷ mẫu là một
động vật không xương, không co' giáp cứng. Nếu đưa thuỷ

mẫu lên cạn nó sẽ chết ngay vì sức nặng của... chính nó
( !), nhưng trái lại khi ở dưới nước nhờ nước có tỷ trọng
lớn mà con vật này sống bình thường).
4. Hàm lượng ôxi có trong nước cũng ít hơn ở
trên cạn, thường ít hơn đến 20 làn. Hầu như không bao
giờ thấy ở trên cạn bị thiếu ôxi vì mặt đất đã có cây
xanh sản xuất liên tục ôxi cho người và động vật trên
cạn. ỏ nước tuy cũng cđ thực vật (chủ yếu là tảo), nhờ
hoạt động quang hợp mà chúng cũng thải ra ôxi, nhưng
do khả năng hoà ta i ôxi của nước bị hạn chế nên tình
trạng thiếu ôxi rất dễ xảy ra, nhất là ở các ao hồ bón
quá nhiều phân hữu cơ hoặc thả dày cá.
Do bốn tính chất cơ bản trên đây của nước mà các
sinh vật ở nước, trong đđ có sinh vật thức ăn, cũng mang
những tính chất độc đáo riêng so với các sinh vật ở trên
cạn.
Trước hết chúng ta xét đến những điểm giống nhau
giữa sinh vật ở nước và ở cạn. Sinh vật ở nước cũng có
tính đa dạng trong thành phần loài và cũng thường có
một hay một số loài ưu thế -(ưu thế về số lượng, về khối
lượng hoặc về vai trò trong chuyển hoá vật chất và nâng
lượng của vực nước). Trong các sinh vật ở nước cũng có
7


ba nhóm thành phần sinh vật : sinh vật sản sinh (producent),
sinh vật tiêu thụ (consument) và sinh vật phân huỷ
(reducent). Xét về số lượng, sinh vật ở nước cũng theo
quy luật chung như sinh vật ở cạn : sinh vật tiêu thụ
bao giờ cũng ít hdn sinh vật sản sinh, sinh vật phân huỷ

' (vi khuẩn) bao giờ cũng phong phú về số lượng cá thể
nhưng do kích thước nhỏ nên khối lượng thường không
lớn v.v...
Tuy nhiên, do những tính chất riêng của môi trường
nước mà sinh vật ở nước lại có những đặc điểm riêng,
khác hàn với sinh vật trên cạn. Sinh vật ở nước thường
cđ kích thước nhỏ (còn gọi là kích thước hiển vi) ; kích
thước như thế mới phù hợp với lối sống trôi nổi trong
các tầng nước. Theo các nhà thuỷ sinh vật học nổi tiếng,
kích thước nhỏ của các sinh vật sản sinh (tảo) và các
sinh vật tiêu thụ bậc thấp (động vật phù du) là điều kiện
để hình thành các chuỗi thức ăn dài trong vực nước, phù
hợp với quy luật tăng dần kích thước của các bậc dinh
dưỡng từ thấp lên cao.
Do có kích thước nhỏ, cường độ trao đổi chất mạnh,
lại sinh sản nhanh nên m ật độ các sinh vật ỏ nước như
vi khuẩn, tảo... thường rất cao (hàng triệu cá thể trong
1 lít nước). Điều này chỉ thấy có ở một nhóm sinh vật
trên cạn, đó là vi khuẩn. Với mật độ cao của sinh vật
ở nước dẫn đến quan hệ giữa sinh vật sản sinh và sinh
vật tiêu thụ cũng rất khác với ở trên cạn. Thông qua
môi trường nước, các mối quan hệ giữa các sinh vật ở
nước thường m ật thiết hơn ở trên cạn nhiều, ỏ nước,
quan hệ thức ăn giữa các sinh vật rất phức tạp, sơ đồ
8


quan hệ thường có nhiều nhánh do thành phần loài của
sinh vật ỏ nước đa dạng, chuỗi thức ăn gôm nhiều khâu
trung gian từ thực vật đến động vật nhỏ, động vật lớn

và cá.

1.2. CÁC KHÁI NIỆM VỀ THỬC ĂN Tự NHIÊN
Việc tìm hiểu thức ăn tự nhiên của cácó liên quan
đến một số khái niệm mà dưới đây sẽ lần lượt xét đến.

Ibàn bộ khối lượng động vật, thực vật, kể cả các
sản phẩm thải và phân huỷ của chúng có thể được sử
dụng làm thức ăn cho mọi sinh vật ở nước đều được xếp
chung vào khái niệm nguòn thức ăn của vực nước. Đây
là một khái niệm rất rộng và không cụ thể. Khái niệm
hay gặp hơn cả là ca sỏ thức ặn, nhằm chỉ lượng thực
vật, động vật, chất hữu cơ trong vực nước dùng làm thức
ãn chỉ cho một nhóm sinh vật ở nước nhất định. Cơ sở
thức ăn chỉ là một bộ phận nhỏ của nguồn thức ăn trong
vực nước và biến đổi theo thành phần của nhóm sinh
vật ở nước.- Ví dụ, khi
nói-đến"cơ
sở
thứcăntự nhiê
của cá" có nghĩa muốn
nóiđến tất cả các loại sinh vật
và sản phẩm phân huỷ của chúng mà các loài cá sống
trong vực nước đó có thể sử dụng được.
Tuy nhiên, lại cần đến những khái niệm hẹp hơn
nữa. Ví dụ trong một khoảng thời gian nhất định cá chỉ
có thể ăn hết một phần của cơ sở thức ăn mà thôi, vì
vậy phần thức ăn mà cá thực sự án trong một khoảng
thời gian được gọi là lượng thức ăn. Lượng thức ăn chỉ
là một phần nhỏ của cơ sở thức ăn.

9


Trong thực tế, do thành phần thức ăn được cá sử
dụng không giống nhau, lại do đặc điểm thích ứng về
cấu tạo, sinh lý, sinh thái của từng loài cá để sử dụng
những đối tượng thức ăn nào đó trong cơ sở thức ăn,
người ta lại phân biệt diện thức ăn (còn gọi là phổ thức
ăn). Đây chính là giới hạn về thành phần thức ăn của
một loài sinh vật nào đó trong vực nước. Ví dụ, muốn
biết cá có đặc tính của diện thức ăn nào phải dùng phương
pháp định lượng để xét thức ăn nào là chủ yếu, có với
lượng nhỉều nhất. Diện thức ăn có thể thay đổi tuỳ theo
giai đoạn sinh trưởng của cá (cá lớn, cá bé), theo địa
phương, theo mùa, theo ngày đêm, theo sự biến đổi của
chính cơ sở thức ăn hoặc theo khả năng lấy thức ăn của
cá...
Tuỳ mức độ đa dạng của thành phần thức ăn mà
diện thức ăn co' thể rộng (euryphage) hoặc hẹp (stenophage),
hoặc đơn điệu chỉ ãn một loại (monophage). Nếu căn cứ
theo loại thức ăn trong vực nước người ta chia thành loại
ăn chất vẩn (detritophage), ăn thực vật (phytophage), ăn
động vật (zoophage), ăn sinh vật nổi (planktophage), ăn
sinh vật đáy (bentophage) hoặc đơn giản hơn, chia làm
ba loại : loại ăn thực vật, loại ăn động vật và loại ăn
tạp ăn cả thực vật và động vật.
Theo mức độ ưa thích của loại thức ăn, người ta
cũng chia ra ba loại : thức ăn chủ yếu (thức ăn cơ bản),
thức ãn tình cồ (hoậc ngẫu nhiên) và thức ăn gượng ép
(thức ăn mà cá bát buộc phải ăn) ; hoặc thức ăn ưa

thích, thức ăn tình cờ và thức ăn thay thế. ỏ đây thức

10


ãh thay thế là thức ãn mà cá phải ăn khi ít co' thức àn
ưa thích.
Để đánh giá khả năng sản sinh ra và làm tăng chất
hữu cơ của một vực nước, dưới dạng các sinh vật ở nước,
người ta dùng khái niệm năng suất sinh học của vực
nưóc. Khái niệm này cũng'tương tự như khái niệm về
độ phì của đất trồng, khả năng tạo ra thu hoạch cao hay
thấp của cây trồng. Tất nhiên, năng suất sinh học của
vực nước có liên quan chặt chẽ với cả ba quá trình tạo
thành, phân huỷ và tích tụ trong vực nước - mà trước
hết là ở quá trình tạo thành. Vì vậy khả năng sinh trưởng
và sinh sản của các quàn thể sinh vật ở nước cũng như
khả năng đảm bảo các điều kiện thuận lợi cho việc tồn
tại và sinh sản tạo ra khối lượng mới của sinh vật ở
nước rất quyết định đến năng suất sinh học. Có tập trung
nghiện cứu năng suất sinh học của vực nước mới có thể
từ đó đề ra những biện pháp co' hiệu quả để nâng cao
năng suất, hiệu quả sử dụng và khai thác nguồn lợi các
sinh vật ở nước được.
Ỏ đây cần phân biệt rõ hơn hai khái niệm cơ bản
dùng để đánh giá số lượng các sinh vật thức ăn trong
vực nước.
Khối lượng sinh vật (còn gọi là sinh vật lượng, sinh
khối, biomass, ký hiệu là B) của vực nước là lượng sinh
vật co' trong vực nước được xác định ở một thời điểm

nhất định nào đo' bằng các phương pháp định lượng. Các
đơn vị để biểu diễn khối lượng sinh vật thức ăn tự nhiên
của cá là gam/1, gam/m2, gam/m3, v.v...

11


Sản lượng sinh vật (còn gọi là sức sản xuất, ký hiệu
là P) là lượng chất sống do sinh vật sản sinh ra (biểu
hiện ở độ tăng khối lượng sinh vật) trong một khoảng
thời gian nhất định nào đó (1 ngày đêm, 1 năm ...) trong
vực nước. Tuỳ loài sinh vật mà có thể tính trực tiếp p
theo khối lượng tươi hay khô, hoậc có thể tính . gián tiếp
theo lượng các-bon hấp thụ, lượng ôxi giải phóng ra trong
quá trình quang hợp hay lượng nhiệt calo tương ứng sản
ra trong một đơn vị thời gian. Đơn vị thường dùng để
tính sức sản xuất của một vực nước là gam c/m2, gam
02/m2, kcal/m2 trong một ngày đêm hoặc trong một năm,
gam/m2, gam/m3 sính vật tươi hay khô trong một năm.
Hai khái niệm cơ bản trên cần được phân biệt rõ,
nhờ chúng có thể đánh giá đầy đủ năng suất sinh học
của vực nước, khả nâng khai thác sản phẩm, tình hình
dự trữ thức ãn cho cá nuôi và nhiều vấn đề quan trọng
khác. Nghề nuôi cá thường quan tâm nhiều đến sinh khối
của các sinh vật thức ăn hơn và trong thực tế nhiều khi
một lượng sinh khối nhỏ nhưng lại có sức sản xuất rất
lớn và ngược lại. Để so sánh năng suất sinh học giữa
các nhóm sinh vật thức ăn khác nhau, giữa các vực nước
khác nhau người ta dùng hệ sổ P/B (quan hệ giữa sức
sản xuất và sinh khối của một quần thể sinh vật thức

ăn, hoặc chung cho cả một vực nước). Đd là sức sản
xuất của một đơn vị sinh khối trong một khoảng thời
gian nhất định, thường tính theo một năm. Thông thường
h ệ 'số P/B ở thực vật phù du thường lớn hơn gấp nhiều
lần ở động vật phù du, của động vật co' kích thưỏc nhỏ
cũng lớn hơn của động vật có kích thước lớn. Theo nghiên
cứu của Nguyễn Trọng Nho, giá trị của hệ số P/B của
12


luận trùng Brachionus calyciílorus
những năm 1976 - 1977 là 348,2
số này như thế là cao, chứng tỏ
dưỡng, có khả năng tái sản xuất

ở hồ Tầy (Hà Nội) vào
- 365,4. Giá trị của hệ
hồ Tầy là hồ giàu dinh
tự nhiên lớn.

Trong các nghiên cứụ về thức ăn tự nhiên của cá
còn rất thường gặp các khái niệm về cường độ ăn, độ
đảm bảo thức ăn và chỉ số lựa chọn thức ăn.
Cường độ ăn lì lượng thức ăn được sử dụng trong '
một đơn vị thời gian chia cho khối lượng động vật. Cường
độ ăn tăng cao khi vật ăn gặp thức ăn ưa thích, lượng
thức ăn ở ngoài môi trường có nhiều, nhiệt độ nước và
hàm lượng ôxi thích hợp... Ngoài ra, .các sinh vật ở nước,
kể cả cá, có cường độ ăn thay đổi theo chu kỳ, theo ngày
đêm, theo mùa, theo chế độ nước v.v...

Khái niệm về độ đảm bảo thức ăn được GV Niconxki
đề ra từ 1953, sáu ù) được TF Đêmentiêva và EV Bôrutski
sửa lại, đó là, sự có mặt của thức ăn được sinh vật sử
dụng và những điều kiện tương ứng để tiêu hoá nđ (những
điều kiện tương ứng ở đây là nhiệt độ nước, chế độ khí,
pH, sự ôxi hoá v.v. ...). Vì vậy ở một mặt. nào đó, độ
đảm bảo thức ăn cũng gần tương tự như điều kiện sống
của cá nói chung.
Để biểu
của các sinh
ra chỉ sổ lựa
của thức ăn
theo % :

diễn sự lựa chọn thức ăn bởi cá cũng như
vật khác ở nước AA Sorưghin (1940) đã đề
chọn thức ăn I. Đó là tỷ số giữa khối lượng
có trong ruột và ở ngoài môi trường, tính

13


b
a

I

Trong đó b là % của khối lượng thức ăn ở trong
ruột ; a là % của khối lượng thức ăn ở ngoài môi trường.
Ví dụ, nếu giáp xác bậc thấp Simocephalus vetulus sống

trong môi trường có hai loại tảo Chlorella và Chlorococcum
với lượng như nhau, còn trong ruột của chúng có hai loại
tảo này với lượng tương ứng là 75 và 25% thì chỉ số lựa
75
chon Chlorella là li = — = 1,5 và đối với Chlorococcum
50

25
là Ỉ2 = — = 0,5. Vậy co' thê biết loài giáp xác này đã
ÖU

ăn Chlorella nhiều gấp 3 lần so với Chlorococcum. (RA
Savina đã dựa vào chỉ số lựa chọn này để nghiên cứu về
dinh dưỡng của cá mè trắng đối với các loại tảo khác
nhau).
Vê sau AS Kônstantinôp (1953) đề nghị đối với một
loại thức ăn cần tính hai chỉ số : chỉ số lựa chọn I và
b —a
chi só loại bô r theo cống thức : I = ------- và
a - b
I = —ị-— . Cách tính này sẽ xác định chính xác hơn
mức độ lựa chọn thức ăn của vật ăn.

2. CÁC LOẠI SINH VẬT Ở NƯỚC VÀ Ý NGHĨA
THỨC ĂN CÙA CHÚNG

Cơ sở thức ăn tự nhiên của cá bao gồm nhiều loại
sinh vật ở nước, kể từ vi khuẩn cho đến tảo và thực vật
14



bậc cao, các loại động vật không xương sống trôi nổi trong
tầng nước hoặc ở chìm trong đáy bùn và Cuối cùng phải
kể đến cả một số loài động vật cđ xương sống nữa. Ngoài
ra toàn bộ các sản phẩm thải của sinh vật ở nước và
sản phẩm phân giải sau khi chúng chết đã tạo nên một
loại "thức ăn" gồm nhiềụ thành phần và mang tên gọi
chung là mùn bã hữu cơ (detrit).

2.1- VI KHUẨN
Đây là một nhóm sinh vật thức ăn do tính phức tạp
của nó mà đến nay vẫn còn ít được chú ý nghiên cứu.
Vi khuẩn có với số lượng lớn cả ở trong lòng nước,
cả ở trong bùn đáy. Nhờ sinh sản đơn giản bằng cách
cát ngang cơ thể, một cá thể có thể cho hơn 4 nghìn vi
khuẩn sau 6 giờ, còn sau 24 giờ cho 8 triệu. Nếu không
co' gì cản trở thì con cháu của một vi khuẩn qua một
ngày đêm sẽ là 115 triệu triệu cá thể ! Trong nước tự
nhiên cđ một lượng lớn vi khuẩn. Một lít nước sông có
từ 100 - 1000 vi khuẩn, có khi lên đến hàng vạn ; ở hồ
con số này thay đổi từ 1 đến vài triệu cá thể. Còn trong
1 ml nước ao nuôi cá có thể có 19 triệu tế bào vi khuẩn
tính ra một lít nước như thế sinh khối của chúng là 31,6
mg. ỏ những ao bón phân hữu cơ số lượng vi khuẩn
càng phong phú. Trong 1 gam bùn đáy ao có thể có 5,9
tỉ tế bào vi khuẩn, nặng 6,8 mg ! Với kích thước dao
động trong khoảng từ 1 đến 5 micrôn vi khuẩn là thức
ăn rất cần thiết cho các loại động vật nguyên sinh, luân
trùng, giáp xác thấp, giun, trai ốc, ấu trùng côn trùng
và nhiều loại cá khi còn nhỏ. Chính vi khuẩn cố định

15


đạm Azotobacter, thậm chí cả vi khuẩn gây bệnh lỵ B.
coli có trong nước bẩn cũng là thức ăn ưa thích của các
loại giáp xác lọc sống phù du và động vật đáy.
Khi trong nước có đủ ôxi, nhờ hoạt dộng sống của
vi khuẩn mà các chất hữu cơ phân huỷ tương đối mạnh :
cácbon và hydro chuyển thành CO2 và nước, đạm của các
hợp chất prôtit thành nước tiểu và ammôniac. Những vi
khuẩn nitrat hoá chuyển các hợp chất này thành đạm
nitrat, loại đạm mà tảo lục hấp phụ rất tốt. Theo tính
toán của các nhà khoa học (Vôrônôva, Lyăcnôvich, Astapôvich
1978) vai trò phân huỷ chất hữu cơ của vi khuẩn càng
tăng trong những ao nuôi cá dày có bón phân và cho ăn
thức ăn tinh. Trong 150 ngày đêm ở những ao như thế,
vi khuẩn đã tái tạo được 131 kg nitơ và 8 kg phôtpho
cho 1 hecta m ặt nước (một con số thật không nhỏ !).
Sau khi vi khuẩn chết, chúng bị phân huỷ, vô cơ hoá
và một lần nữa lại tham gia vào chu trình sinh vật biến
đổi vật chất.

2.Ịỉ . Tà o , những sinh vật thức ản c ự c KỲ

QUAN TRỌNG TRONG v ự c NƯỎC
2.2.1. Tâm quan trọn g

Tảo là nhóm sinh vật thức ăn cực kỳ quan trọng
của bất kỳ vực nước nào ; chúng là nguồn chủ yếu tạo
ra chất hữu cơ trong các vực nước.

Trong nước ngọt có 7 ngành tảo : tảo khuê, tảo lục,
tảo lam, tảo mát, tảo giáp, tảo vàng và tảo vàng ánh.
Ba ngành tảo nêu ra đầu theo thứ tự là phong phú về

16


số lượng và đa dạng nhất về thành phần loài. Tuy tảo
có kích thước hiển vi nhưng ta vẫn "nhìn" thấy chúng
trong nước qua màu sắc của cơ thể. Tbàn bộ chu trình
sống của tảo đều ở trong nước, chúng là những sinh vật
ở nước điển hình. Phần lớn tảo sống trôi nổi, chúng được
mang một tên chung là tảo phù du (còn gọi là thực vật
phù du, phytoplankton) ; một số lại chọn cách sống bám
ở đáy và ở các giá thể khác, được gọi tên là tảo đáy
(phytobenthos) (hình 1)

Hình 1. Một sđ đại diện của‘ tảo phù du
1. Anabaena ; 2. Aphanizomenon ; 3. Microcystis ,
4. Melosira ; 5. Pediastrum

Xét về mặt tiến hoá của thể giới sinh vật thì họ
hàng nhà tảo - nhất là tảo lam, là những sính vật co'
diệp lục cổ xiía của trái- đất. Với bước nhảy vọt vỉ đại
đầu tiên từ quang hợp kỵ khỉ (của vi khuẩn) đến quang
hợp hiếu khí (của thực vật nói chung), tảo là những sinh
17


vật đ'âu tiên thải ra ôxi trên hành tinh. Nhờ có diệp lục

và hàng loạt sác tố khác, với nguồn năng lượng bền vững
và vô tận do ánh sáng mặt trời cung cấp, tảo có khả
năng quang hợp để biến các chất vô cơ có trong nước
thành chất hữu cơ của cơ thể.
___ Tào sinh sản nhanh với tốc độ kỷ lục ! Trong 3 giờ,
tảo lục Chlorella nước ngọt có khả năng tăng trọng gấp
đôi (trong khi đó muốn thế đậu tương phải cần đến hai
tuần, nghỉa là tốỊỊ thời gian gấp hơn 300 lần). Một cá
thể tảo khuê có thể sinh ra một thế hệ đông 100 triệu
cá thể trong vòng một tháng ! Nhờ khả năng sinh sản
lớn của tảo với những năng suất không ngờ và công suất
của những "nhà máy tổng hợp prôtêin" này rất cao mà
tảo sống trong nước với m ật độ đông đúc. Th không ngạc
nhiên khi trong 1 ml nước có thể có đến 1300 triệu cá
thể tảo, hoặc năng suất của tảo ở một hồ chứa nước
bình thường cũng có thể đạt 2 - 3 tấn/ha/năm, một lít
nước ao nuôi cá của ta cũng thường có hàng trăm triệu
cá thể tảo.
Tuy nhiên, để giữ cân bằng hệ sinh
thái, tảo vừa
luôn luôn sinh sản vừa chết đi và bị động vật ăn. v ì thế
việc tảo cd phong phú trong nước chỉ mới nói đến một
phần vai trò to lớn của chúng về mặt thức ăn cho cả
và các động vật khác ở nước. Tầo có khả năng tổng hợp
trong cơ thể mình một sinh khối cđ giátrị dinh dưỡng
cao khi có đủ các muối dinh dưỡng cần thiết, ỏ tảo hầu
như không có phần nào của cơ thể là không được sử
dụng, mồ đa bào chỉ có với lượng khồng đáng kể (9-10%).
Lượng prôtêin của tảo có khoảng 30 - 60% trọng lượng
18





khô (lúa, gạo, ngô ... chỉ có 10 - 15%). Đạm có trong cơ
thể tảo với khá đầy đủ những axít amin quan trọng và
thường được các loại động vật tiêu hoá từ 60 - 80%, nghĩa
là hơn hẳn nhiều loại thức ăn thực vật khác. Lượng lypit
ở tảo có thể có 20 - 35% trọng lượng khô ; đây là loại
"mỡ thực vật" có giá trị tiêu hoá cao. ỏ tảo, lượng hyđrat
cacbon thường có từ 20 - 40%, bao gồm những loại đường
kép dễ tan và động vật dễ hấp thụ. Nhiều tảo phù du
tuy có chứa ít đạm và mỡ nhưng lại co' nhiều đường hơn
so với động vật phù du. Tỷ lệ prôtêin (đạm : vô đạm) ở
tảo rộng rãi hơn, nghĩa là các chất đạm có trong tảo
tương đối ít, còn các chất vô đạm lại nhiều hơn so với
các cơ thể động vật.
Trong các ao ương vào đầu vụ ta thường gặp Spirogyra,
một loại tảo lục dạng sợi. Tío này có chứa 17,75% prôtit
15,9% lypít ; 16% gluxit ; trong các yếu tố khoáng có p,
Ca, K và Fe.
Chính nhờ có giá trị dinh dưỡng cao như vậy mà
tảo đã cung cấp cho cá và các động vật ở nước một nhiệt
lượng khá lớn (bảng 1)
Bảng 1. Nhiệt lượng của 100 gam chất hữu cơ tảo
thuộc ba ngành tảo chính ở nước ngạt
(theo GK Barascôp)

lầo


Prôtit
%

Gluxit
%

Lypit
%

Nhiệt lượng,
calo

Tto lục
Tầo lam
Tâo khuê

45
30
40

43
64
30

12
6
30

472
441

525
19


Một điều đặc biệt lý thú khác là những năm gần
đây trong khi ngành chăn nuối của nông nghiệp săn lùng
nhiều nguồn nguyên liệu để tìm ra vitamin bổ sung cho
thức ăn của gia súc và gia cầm thì nghề nuôi cá đã cố
tào - nhất là tảo đơn bào, vì chúng cho sinh khối cao và
có chứa vitamin c, E, carôtin (tiền vitamin A), nhiều
clorôphyn, những nhổm phytophyn mà từ đố cung cấp cho
cá và các động vật khác ở nước vitamin K. Những loại
tảo dạng sợi ỡ nước ngọt có đủ các loại vitamin quan
trọng : Bi, pp, carôtin và c. Khi nái đến nguồn vitamin
của tảo người ta thường so sánh chúng với chánh, cam,
mận, táo, bắp cải, cà rốt.
Các chuyên gia nổi tiếng về nuôi cá đã cho rằng tảo
đơn bào chính là nguồn vitamin tự nhiên cho cá nuôi
trong ao, nhất là khi ao cđ "hoa nước" của những tảo
này. Còn tảo sợi nếu duy trì chúng phát triển với m ật
độ vừa phải để không cản trở hoạt động bơi lội của cá
con
; chúng sẽ là nơi cư trú của ấu trung muỗi, giun,
ấu trùng côn trùng... làm thức ãn cho cá. Ngoài ra, nếu
chúng ta không quên tảo sợi cđ tương đối ít mô đa bào
(Spirogyra chỉ có với 7,8% trọng lượng khô) thì đấy chính
là thức ăn tốt của cá chép và cá trám cỏ. Kết luận về
việc sử dụng tảo vào mục đích này là muốn cd vitamin
c và carôtin nên dùng tảo sợi tươi, còn muốn có các
vitamin nhóm B nên dùng tảo sợi khô cho cá ãn.

Với những lý lẽ trên, tảo thuộc nhóm sinh vật thức
ăn
quan trọng vào bậc nhất trong vực nước, là thành
phần thức ăn cơ bản của tất cả các loại vực nước. Tầo
là nguồn thức ăn vô tận để thu đượcprôtit, vitamin và
các chất dinh dưỡng khác. Hiện nay ở ta, với việc sản
20


lượng những loài cá nuôi ăn tảo chiếm đến 85% sản lượng
cá nước ngọt cũng đủ nói hết tầm quan trọng của tảo
trong nghề cá. Ỏ đây, cần nhác lại câu đánh giá chính
xác của giáo sư GG Vinbe (1965) vè vai trò quan trọng
của những thức ăn màu xanh này : "...Không có tảo sẽ
không có nghề cá
2.2.2.

Tảo là thức ăn củ a động vật không xương

sốn g

Để co' hiểu biết đầy đủ về phổ thức ăn của động
vật không xương, nhất là của giáp xác phù du, mãi đến
những năm gần đây người ta mới tìm ra phương pháp
nghiên cứu hợp lý nhất. Thực ra phương pháp này cũng
đơn giản : cho động vật ăn nhiều loại tảo có trong các
quần xã lẫn lộn. Cđ thể lấy những tảo này trong nước
hồ ao ngoài tự nhiên hoặc hỗn hợp nhân tạo nhiều loại
tảo lấy từ nuôi trồng thuần khiết. Mật độ của mỗi loại
tảo lúc ban đầu và khi kết thúc thí nghiệm được dùng

để đánh giá mức độ tảo dùng làm thức ăn cho động vật.
Người đống góp nhiều còng lao nhất trong nghiên
cứu về dinh dưỡng của các loài giáp xác phù du là IM
Susênhia. Cuốn sách "Những qui lqật về số lượng trong
dinh dưỡng của giáp xác thấp’’ (1975) là một công trinh
rất co' giá trị của bà. Qua theo dõi kỹ lưỡng bà thấy các
loại tảo thường co' trong nước như Anabaena. Fragilaria.
Asterionella. Dinobryon và Ceratium vốn là thức ăn của
các loại giáp xác Daphnia, Bosmina, Diaptomus,
Diaphanosoma. Nhưng khi bổ sung vào nước hồ những
tảo lục Protococcales cỡ nhỏ 50 - 70 mkm, như Scenedesmus
quadricauda, Chlorella pyrenoidosa,mật độ những loài tảo
21


vốn có của vực nước như đã kể ở trên chỉ giảm đi rất
ít (0,17 - 12%), trong khi đó m ật độ tảo lục Protococales
bị các giáp xác sử dụng làm thức ăn là 46,2% trong tổng
số những tảo lục đã bổ sung vào. Điều đó chứng tỏ tảo
lục Protococcales là thức ăn tốt của giáp xác phù du. Thế
nhưng, đối với ấu trùng muỗi lắc Chironomus, tảo lục
Protococcales chưa phải đã là loại thức ăn hoàn hảo. Chính
những tảo lam có kích thước lớn khi bị lắng xuống đáy
mới là thức ăn ưa thích của chúng.
Nhiều nhà nghiên cứu đã nhấn mạnh vai trò thức
ăn của tảo lam đối với giáp xác. ví dụ GA Vasiliêva (1953)
cho biết trong ruột của Daphnia longispiha có tảo lam
Anabaena và một lượng lớn nỉílỉng tảo, lam cỡ nhỏ khác
như Gloeocapsa limnetica, Aphanothece/clatrata. YI Sôrôkin
và AV Mônacôp cũng tìm thấy troytg ruột của Daphnia,

Ceriodaphnia, Sida, Simocephalus có tảo lam Coelosphaerium
và một số ít Aphanizomenon, Anabaena và Microcystis. Dần
dần người ta có xu hướng khẳng định những tảo lam
đơn bào là đối tượng thức ăn trực tiếp của động vật
không xương ở nước.
Tuy nhiên, dù đã phổ biến khuynh hướng cho rằng
giáp xác trực tiếp ăn được tảo lam nhưng hiện nay vẫn
còn nhiều ý kiến trùng hợp với ý kiến của NS Gaepskaya
đã nêu ra từ năm 1948, cho rằng tảo lam không được
sử dụng làm thức ăn ; đó là những "ngõ cụt thức ăn",
những thức ăn không có lối thoát. Nhiều thí nghiệm lặp
đi lập lại và những quan sát kỹ lưỡng nhiều lần đã khảng
định trừ một số tảo lam cỡ nhỏ, đơn độc hoặc ở dạng
tập đoàn nhưng phải là còn non mới có thể được động
22


vật phù du và động vật đáy ăn. Còn tất cả những tảo
lam khác, nhất là những tảo lam vốn hay "nở hoa" trong
ao hồ như Microcystis, Anabaena, Aphanizomenon... rất ít
được dùng làm thức ăn cho động vật phù du. Thậm chí
ngược lại, chúng còn gây ra nhiều ảnh hưởng xấu khác
nữa. Nhận xét này lại được lặp lại trong một công bố
mới đây của một tác giả Vênêzuêla (Infante Aída, 1978)
cho biết kết quả phân tích ruột cùa 606 con giáp xác
trưởng thành (các giống Notodiaptomus, Thermocyclops
Ceriodaphnia, Diaphanosoma, Moina. Brachionus), mặc dù
trong nước của hồ Valensia, nơi chúng sống, tảo lam chiếm
ưu thế nhưng thức ăn trong ruột của chúng lại là tảo
lục và tảo khuê.

Vì sao giáp xác lại ít hoặc không ăn tào lam ? Nguyên
nhân của hiện tượng này đã bị khám phá : ngoài yếu tố
độc, tảo lam thường không có đủ giá trị dinh dưỡng, đặc
biệt là trong thành phàn prôtĩt của chúng thiếu nhiều axỉt
amin không thay thế - trưởc hết là thiếu histidin (ở phần
dưới chúng ta sẽ xét đến những ảnh hưởng xấu khác do
tảo lam gây ra).
Đến nay đã thống kê được 42 loài tảo được giáp xác
thấp ăn, trong đó cđ 15 loài tảo lục thuộc bộ Protococcales
được sử dụng với số lượng lớn, 8 loài tảo lục thuộc bộ
Volvocales, 6 loài tảo khuê và 4 loài tảo lam. Những tảo
giáp được sử dụng làm (thức ăn thuộc các giống Peridinium,
Cryptomonas, Chỉoromo/nas và Chiysomonas. Trong ruột của
giáp xác thấp rất thường gặp tảo lục Chlamydomonas. Một
số động vật lại ăn cố tảo vàng Tribonema depauperatum.
Thinh thoảng mới tita thấy tảo giáp Ceratium trong ruột
23


của Acanthodiaptomus denticornis. Những dạng tảo khuê
cỡ lớn như Thbeltaria, Fragilaria, Asterionella, Melosira hoặc
những tảo sợi dạng tập đoàn lớn cđ gai như Dinobryon,
Asterionella, Anabaena, Microcystis, rất ít được dùng lãm
thức ăn. Có lẽ đây cũng là một trong các nguyên nhân
giải thích tại sao những tảọ mà giáp xác không ăn này
lại thường có nhiều trong thành phần thực vật phù du mỗi khi chúng ta xem dưới kính hiển vi các mẫu vật vớt
ở ao hồ. Trước đây người ta vẫn cho rằng tảo khuê là
thức ăn tốt nhất của động vật không xương (kể cả cá).
Nhưng tìí năm 1954 kết quả nghiên cứu của NS Gaepskaya
đã đả phá hoàn toàn quan điểm cũ kỹ này. Bà đã chứng

minh những tảo khuê Navícula nhỏ, ví dụ như N.inílexa
Greg, hoàn toàn không được tiêu hoá bởi bất kỳ loài giáp
xác thấp và nhuyển thể nào, mặc dù các động vật này
ăn tảo khuê với số lượng lớn. Navícula đã đi ra khỏi ruột
của động vật ở dạng nguyên vẹn, rồi bắt đầu di chuyển
chậm và sau đó thì sinh sản !! Vì vậy xét về mức độ
tiêu hoá tảo của động vật cần phải phân tích đến chất
lượng dinh dưỡng của từng loài cụ thể (NS Gaepskaya,
1973).
Nổi chung động vật phù du ưa thích tảo Chlorella,
loạỉ tảo hình cầu cđ đường kính 3,5fim. Ngay cả loài tảo
Volvocales cỡ lớn là Eudorina elegans, nhờ có hình cầu
nên cũng được động vật phù du ăn nhiều hơn. các tập
đoàn Seenedesmus và Selenastrum, hoặc các tế bào đơn
độc tương đối nhỏ và chuyển động được là Trachelomonas.
Vì thế không những chỉ độ lớn mà chính hình dạng tế

24


bào lại có vai trò đáng kể để xác định mức độ sử dụng
làm thức ăn của một loài tảo nào đó cho các giáp xác.
Tất cả những dẫn chứng kể trên muốn chứng minh
rằng giáp xác nước ngọt chỉ ãn được những tảo nào cđ
kích thước phù hợp, nằm trong khoảng từ 5 đến 150(jjn,
nhất là cỡ 50 - lOOpm và cđ dạng hình tròn hoặc gần
tròn (ôvan). ỏ hồ, đa số các loài tảo phát triển ưu thế
lại là những dạng tảo lớn, tất nhiên chúng sẽ không được
hoặc hầu như không được động vật phù du ăn trực tiếp.
Trong khi đó ở ao, những loài tảo phát triển mạnh lại

thường có cỡ nhỏ nên đều là thức ăn của động vật phù
du. Kết quả tất yếu dẫn đến là sự chuvển hoá vật chất
từ tảo (thực vật) đến các mất xích thức ăn khác (động
vật) ở ao luôn luôn nhanh hơn ở hò, nhờ thế năng suất
sinh học ở ao cũng cao hơn ở hồ nhiều lần.
2.2.3. Tào là thức ăn của cá

Tầo là thức ăn của ca, nhất là những cá ăn tảo ;
vấn đề này tưởng không có gì đáng phải bàn cãi. Thế
nhưng sự thật lại trái ngược hẳn và cho đến nay chưa
hết những ý kiến khác nhau.
Những loài cá ăn tảo (ví dụ điển hình là cá mè
trắng) thường có cách ăn độc đáo : nhờ bơi về phía trước
và cử động của các cơ quan hàm dưới, bộ phận mang
và sự hợp tác của xoang miệng với xoang mang mà tạo
ra một dòng nước cố lẫn tảo và ồxi hoà tan chảy liên
tục từ miệng vào, rồi qua mang thoát ra ngoài. Òxi được
trao đổi với máu cá qua mao mạch ở phía mang, còn
tảo được tưới lọc tinh tế này giữ lại chuyển vào hầu rồi
25


×