Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Thấu kính mỏng vât lý 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.23 KB, 4 trang )

THẤU KÍNH MỎNG (Phần 2)
I. DẠNG 1: XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ VÀ VẼ ẢNH
Bài tập 1
Vật thật AB được đặt trên trục chính và vuông góc với trục chính của một thấu kính hội
tụ có tiêu cự 20 cm. Khoảng cách từ vật đến thấu kính là d thay đổi được. Hãy xác
định tính chất, vị trí, chiều, độ lớn của ảnh và vẽ ảnh trong mỗi trường hợp sau:
a. d1 = 30 cm.
b. d2 = 20 cm.
c. d3 = 10 cm.
Bài tập 2
Vật thật AB được đặt trên trục chính và vuông góc với trục chính của một thấu kính
phân kỳ có độ tụ - 5 dp cách thấu kính 30 cm. Hãy xác định tính chất, vị trí, chiều, độ
lớn của ảnh và vẽ ảnh.

II. DẠNG 2: XÁC ĐỊNH TIÊU CỰ VÀ BÁN KÍNH CONG CỦA THẤU KÍNH
Bài tập 3
Thấu kính phẳng - lồi có chiết suất n = 1,6 và bán kính mặt cong R = 10 cm.
a. Tính f và D.
b. Điểm vật S trên trục chính cách thấu kính 1 m. Xác định ảnh.
c. Nhúng hệ vào nước có chiết suất n0 = 4/3. Xác định ảnh.
Bài tập 4
Ảnh ảo của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ bằng hai lần vật và cách thấu kính 16 cm.
a. Tính tiêu cự của thấu kính.
b. Thấu kính thuộc loại phẳng - cầu có n = 1,5. Tính R.


III. DẠNG 3: DỊCH CHUYỂN THẤU KÍNH
Bài tập 5
Thấu kính hội tụ có tiêu cự 24 cm. Vật AB được đặt cách màn E một đoạn 108 cm. Có
hai vị trí của thấu kính trong khoảng giữa vật và màn tạo được ảnh rõ của vật trên
màn. Xác định vị trí của vật, ảnh và độ phóng đại ảnh.


Bài tập 6
Vật AB đặt trên trục chính và vuông góc trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự
f. Ảnh A1B1 có độ cao 8 cm hiện rõ trên màn cách vật đoạn L.
a. Biết L = 90 cm. Dịch chuyển thấu kính giữa vật và màn thấy có thêm một vị trí cho
ảnh A2B2 cao 2 cm hiện rõ trên màn. Xác định vị trí ban đầu và tiêu cự của
thấu kính.
b. Màn phải đặt cách vật đoạn ngắn nhất là bao nhiêu để vẫn thu được ảnh rõ nét của
vật trên màn.

IV. DẠNG 4: DỊCH CHUYỂN VẬT
Bài tập 7
Một thấu kính hội tụ có f = 12 cm. Điểm sáng A trên trục chính có ảnh A’. Dời A gần
thấu kính thêm 6 cm, A’ dời 2 cm (không đổi tính chất). Định vị trí vật và ảnh lúc đầu.
Bài tập 8
Vật cao 5 cm. Thấu kính tạo ảnh cao 15 cm trên màn. Giữ nguyên vị trí thấu kính
nhưng dời vật xa thấu kính thêm 1,5 cm. Sau khi dời màn để hứng ảnh rõ của vật, ảnh
có độ cao 10 cm. Tính tiêu cự của thấu kính.

Câu hỏi 1
Nhận định nào sau đây không đúng về độ tụ và tiêu cự của thấu kính hội tụ?
A. Tiêu cự của thấu kính hội tụ có giá trị dương.
B. Tiêu cự của thấu kính càng lớn thì độ tụ của kính càng lớn.
C. Độ tụ của thấu kính đặc trưng cho khả năng hội tụ ánh sáng mạnh hay yếu.
D. Đơn vị của hội tụ là điôp (dp).


Câu hỏi 2
Qua thấu kính hội tụ, nếu vật thật cho ảnh ảo thì vật phải nằm trước kính một khoảng
A. lớn hơn 2f.


C. nhỏ hơn 2f.

B. bằng 2f.

D. từ 0 đến f.

Câu hỏi 3
Qua thấu kính hội tụ, nếu vật cho ảnh ảo thì ảnh này
A. nằm trước thấu kính và nhỏ hơn vật.
B. nằm sau thấu kính và lớn hơn vật.
C. nằm trước thấu kính và lớn hơn vật.
D. nằm sau thấu kính và nhỏ hơn vật.
Câu hỏi 4
Qua thấu kính phân kì, vật thật thì ảnh không có đặc điểm
A. sau kính.

B. cùng chiều vật.

C. nhỏ hơn vật.

D. ảo.

Câu hỏi 5
Qua thấu kính hội tụ nếu vật thật muốn cho ảnh ngược chiều lớn hơn vật thì vật phải
đặt cách kính một khoảng
A. lớn hơn 2f.
C. bằng 2f.

B. từ f đến 2f.
D. từ 0 đến f.


Câu hỏi 6
Thấu kính có độ tụ D = 5 dp, đó là:
A. thấu kính phân kì có tiêu cự f = - 5 cm.
B. thấu kính phân kì có tiêu cự f = - 20 cm.
C. thấu kính hội tụ có tiêu cự f = + 5 cm.
D. thấu kính hội tụ có tiêu cự f = + 20 cm.
Câu hỏi 7
Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có độ tụ
D = + 5 dp và cách thấu kính một khoảng 30 cm. Ảnh A’B’ của AB qua thấu kính là:
A. ảnh thật, nằm sau thấu kính, cách thấu kính một đoạn 60 cm.


B. ảnh ảo, nằm trước thấu kính, cách thấu kính một đoạn 60 cm.
C. ảnh thật, nằm sau thấu kính, cách thấu kính một đoạn 20 cm.
D. ảnh ảo, nằm trước thấu kính, cách thấu kính một đoạn 20 cm.
Câu hỏi 8
Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có độ tụ
D = + 5 dp và cách thấu kính một khoảng 10 cm. Ảnh A’B’ của AB qua thấu kính là:
A. ảnh thật, nằm sau thấu kính, cách thấu kính một đoạn 60 cm.
B. ảnh ảo, nằm trước thấu kính, cách thấu kính một đoạn 60 cm.
C. ảnh thật, nằm sau thấu kính, cách thấu kính một đoạn 20 cm.
D. ảnh ảo, nằm trước thấu kính, cách thấu kính một đoạn 20 cm.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×