Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

đề cương ôn tập sinh 11 hki

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.86 KB, 8 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SINH HỌC 11 HKI
Câu 1:

Hô hấp ở thực vật
I. Khái niệm cơ bản
1. Định nghĩa:
- Hô hấp là quá trình ôxy hóa các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O,đồng thời giải phóng năng lượng.
- Phương trình hô hấp:
C6H12O6 + 6O2 → 6CO2 + 6H2O + Q (ATP + nhiệt)
2. Vai trò của quá trình hô hấp:
Hô hấp là quá trình sinh lý trung tâm của cây xanh, có vai trò đặc biệt quan trọng trong trao đổi chất và
chuyển hóa năng lượng.
- Thông qua quá trình hô hấp, năng lượng được giải phóng từ các hợp chất hữu cơ dưới dạng ATP. Và năng
lượng này sử dụng cho quá trình trao đổi chất, hấp thụ và quá trình vận chuyển chủ động, vận động sinh
trưởng, phát quang sinh học.
- Trong quá trình hô hấp, nhiều sản phẩm trung gian hình thành và là nguyên liệu cho các quá trình tổng hợp
nhiều chất hữu cơ khác cho cơ thể.
* 1 glucôzơ hohap
→ 38 ATP

1glucôzơ 674 kcal/M
Hô hấp chỉ sử dụng 50% năng lượng có trong phân tử glucôzơ.
II. Cơ quan và bào quan hô hấp:
1. Cơ quan hô hấp:
- TV không có cơ quan chuyên trách về hô hấp.
- Hô hấp xảy ra ở tất cả các cơ quan của cơ thể.
- Hô hấp xảy ra mạnh ở cơ quan đang sinh trưởng(hạt đang nảy mầm), sinh sản (hoa,quả)và ở rễ.
2. Bào quan hô hấp:
- Ti thể là bào quan thực hiện chức năng hô hấp.
III. Cơ chế hô hấp:
Giai đoạn 1 : Đường phân, xảy ra ở tế bào chất.


Glucôzơ → Axit piruvíc + ATP + NADH
Giai đoạn 2 :
+ Nếu không có O2 :Hô hấp kị khí (lên men), xảy ra ở tế bào chất.
Axít piruvíc → Rượu êtilíc + CO2 + NL
Axít piruvíc → Axit Lactíc + NL
+ Nếu có O2 :Hô hấp hiếu khí, xảy ra chất nền ty thể theo chu trình Crep:
Axit piruvíc → CO2 + ATP + NADH +FADH2
Giai đoạn 3 : Chuổi chuyền êlectron và phốtphorin hóa ôxi tạo ATP và H2O ,cần có O2 , xãy ra ở màng trong
ty thể.
+ Chuổi chuyền êlectron tạo nước.
+ Phốtphorin hóa ôxi tạo 32 ATP
IV. Hệ số hô hấp (RQ):
- Là tỷ số giữa số phân tử CO2 thải ra và số phân tử O2 lấy vào khi hô hấp.
- Ý nghĩa:
+ Cho biết nguyên liệu hô hấp thuộc nhóm chất gì:
Cacbôhidrat: RQ=1
Prôtêin, lipit: RQ<1
Axit hữu cơ: RQ>1
+ Từ hệ số hô hấp có thể đánh giá được tình trạng hô hấp của cây. Từ đó có biện pháp kĩ thuật bảo quản,
chăm sóc cây trồng.
V. Hô hấp sáng:
- Hô hấp xảy ra ngoài ánh sáng : khi cường độ ánh sáng cao, tỉ lệ O2/CO2 xấp xĩ 10 lần.
- Hô hấp sáng xảy ra ở lục lạp và ty thể, vi thể của thực vật C3.
- Hô hấp sáng không tạo ra năng lượng ATP mà còn tiêu tốn 30 -50% sản phẩm quang hợp.
VI. Mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp:
- Quang hợp tạo ra sản phẩm (chất hữu cơ, O2) là nguyên liệu cho hô hấp.


- Hô hấp tạo ra CO2, H2O là nguyên liệu cho quang hợp.


Các nhân tố ảnh hưởng đến hô hấp
I. Nhiệt độ:
- Hô hấp phụ thuộc chặt chẽ vào nhiệt độ ,vì hô hấp bao gồm các phản ứng hóa học do các enzim xúc tác (
- Mối quan hệ giữa hô hấp và nhiệt độ:
+ Nhiệt độ tối thiểu: là nhiệt độ thấp nhất mà cây bắt đầu có biểu hiện hô hấp. Mỗi loài cây khác nhau có
nhiệt độ tối thiểu khác nhau (0 -100c)
+ Nhiệt độ tối ưu:nhiệt độ mà cường độ hô hấp đạt giá trị cao nhất (30 -350c).
+ Nhiệt độ tối đa: nhiệt độ mà protein bị biến tính, cấu trúc chất nguyên sinh bị phá hủy, cây chết.
II. Hàm lượng nước:
- Vai trò:
+ Nước là dung môi, môi trường xảy ra các phản ứng sinh hóa.
+ Tham gia trực tiếp vào việc oxi hóa nguyên liệu hô hấp.
- Cường độ quang hợp tỉ lệ thuận với hàm lượng nước của cơ thể, cơ quan hô hấp.
- Hàm lượng nước trong cơ quan hô hấp càng cao thì cường độ hô hấp càng cao và ngược lại.
III. Ảnh hưởng của nồng độ O2 và CO2:
1. Nồng độ O2:
- Oxi tham gia trực tiếp vào oxi hóa chất hữu cơ trong hô hấp.
- Là chất nhận điện tử cuối cùng trong chuổi truyền điện tử sau đó hình thành nước.
- Nồng độ O2 giảm dưới 10% hô hấp sẽ bị ảnh hưởng.
- Nồng độ O2 giảm dưới 5% cây sẽ chuyển sang hô hấp kỵ khí, rất bất lợi cho cây trồng
2. Nồng độ CO2:
- CO2 là sản phẩm của quá trình hô hấp.
- Các phản ứng giải phóng CO2 là phản ứng thuận nghịch.
- Khi nồng độ CO2 tăng cao làm cho phản ứng chuyển dịch theo chiều nghịch → ức chế quá trình hô hấp.
IV. Hô hấp và vấn đề bảo quản nông sản:
1. Mục tiêu bảo quản:
Giữ đến mức tối đa số lượng và chất lượng của đối tượng bảo quản trong suốt quá trình bảo quản.
2. Hậu quả của hô hấp đối với quá trình bảo quản nông sản:
- Làm tiêu hao chất hữu cơ của nông sản → giảm số lượng và chất lượng nông sản.
- Làm tăng nhiệt độ môi trường bảo quản → tăng cường độ hô hấp

- Làm thay đổi thành phần không khí trong môi trường bảo quản → ảnh hưởng chất lượng sản phẩm.
3. Các biện pháp bảo quản:
- Bảo quản khô:
+ Bảo quản trong các kho lớn.
+ Dùng bảo quản lúa, ngô (ẩm độ 13 – 16%)
- Bảo quản lạnh:
+ Bảo quản trong kho lạnh, tủ lạnh.
+ Bảo quản rau quả tươi, thực phẩm.
- Bảo quản nồng độ CO2 cao:
+ Bảo quản trong kho kín, túi pôli êtylen.
+ Nồng độ CO2 phải thích hợp, không quá thấp hoặc quá cao.
Câu 2:

Tiêu hóa ở động vật
I. Khái niệm tiêu hóa.
Tiêu hóa là quá trình biến đổi chất dinh dưỡng phức tạp trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể
hấp thụ được.
- 2 hình thức: tiêu hóa nội bào và tiêu hóa ngoại bào.
+ Tiêu hóa nội bào: là tiêu hóa ngay trong tế bào cơ thể do không có cơ quan tiêu hóa.
+ Tiêu hóa ngoại bào: là tiêu hóa trong cơ quan tiêu hóa chuyên hóa, thức ăn sau khi biến đổi hoàn toàn
thành chất đơn giản mới được đưa tới tế bào cơ thể.
II.Tiêu hóa ở các nhóm ĐV:
1.Ở ĐV chưa có cơ quan tiêu hóa
- Kiểu tiêu hóa: nội bào


- Cơ quan tiêu hóa: chưa có, chỉ có không bào tiêu hóa tạm thời
- Cách nhận thức ăn: Thực bào
- Biến đổi thức ăn: biến đổi trong tế bào nhờ nhờ các enzim thủy phân do lizôxom tiết ra.
2.Ở ĐV có túi tiêu hóa:

-Kiểu tiêu hóa: ngoại bào (là chủ yếu), nội bào.
- Cơ quan tiêu hóa: bắt đầu hình thành, túi tiêu hóa
- Cách nhận thức ăn: nhờ xúc tu xung quanh miệng.
- Biến đổi thức ăn:
+ Thức ăn có kích thước lớn (túi tiêu hóa) THngoaibao
 → mảnh nhỏ THnoibao

→ chất dinh dưỡng đơn giản →
hấp thụ qua màng TB vào trong các TB.
3. ĐV đã hình thành ống tiêu hóa và tuyến tiêu hóa:
-Kiểu tiêu hóa: ngoại bào (chủ yếu), nội bào (ở TB biểu mô ruột)
- Cơ quan tiêu hóa: phân hóa và chuyên hóa. Gồm: ống tiêu hóa, tuyến tiêu hóa
- Cách nhận thức ăn: nhờ cơ quan như miệng, răng, mỏ,…
- Biến đổi thức ăn:
+ Biến đổi cơ học thành những thành phần nhỏ
+ Biến đổi hóa học: nhờ tác dụng của enzim thành chất đơn giản hòa tan để hấp thu vào máu và bạch huyết
tới tế bào để tổng hợp chất sống riêng của tế bào.
III.Tiêu hóa ở động vật ăn thịt và ăn tạp.
1. Ở khoang miệng :
- Biến đổi cơ học : Nhờ răng và lưỡi (giữ con mồi, cắt, xé, nghiền thức ăn)
- Biến đổi hóa học : enzim từ tuyến nước bọt.
2. Ở dạ dày và ruột :
a. Ở dạ dày :
- Biến đổi cơ học : Cơ thành dạ dày co bóp,nhào trộn thức ăn
- Biến đổi hóa học : Tuyến vị trong lớp niêm mạc dạ dày (dịch vị : HCl, pepsin biến đổi thức ăn prôtêin)
b. Ở ruột :
- Biến đổi hóa học : Nhờ các enzim tiêu hóa (dịch tụy, dịch ruột, dịch mật). Thức ăn được biến đổi thành axit
amin, glixêrin, axit béo, mônôsacarit, nuclêôtit
- Hấp thụ vào máu và bạch huyết và chuyến đến tế bào.
* Động vật ăn thịt và động vật ăn tạp cơ quan tiêu hóa khác nhau ở hàm răng và độ dài ruột:

- Động vật ăn thịt:
+ Bộ hàm: răng cửa, răng nanh nhọn, sắc, cong. Răng hàm có mấu dẹp, sắc.
+ Ruột ngắn.
- Động vật ăn tạp:
+ Bộ hàm: răng cửa, răng nanh không nhọn sắc. Răng hàm dẹt.
+ Ruột dài.
3. Sự hấp thụ các chất dinh dưỡng:
a. Bề mặt hấp thụ của ruột:
- Cấu tạo:
+ Niêm mạc ruột có nhiều nếp gấp.
+ Tại các nếp gấp có nhiều lông ruột và các lông cực nhỏ.
+ Có hệ thống mao mạch dày đặc.
+ Diện tích bề mặt hấp thu tăng nhiều lần.
- Bề mặt hấp thụ của ruột lớn do 3 cấp độ cấu tạo :
+ Nếp gấp của niêm mạc
+ Lông ruột nhiều
+ Mỗi tế bào lông ruột có các lông cực nhỏ.
b. Cơ chế hấp thụ:
- Theo cơ chế khuếch tán (glixêrin, axit béo, vitamin tan trong dầu) và chủ động (glucô, axit amin,…).
- Các chất hấp thụ được vận chuyển theo đường máu và bạch huyết.
IV. Tiêu hóa ở ĐV ăn thực vật
* Đặc điểm của thức ăn thực vật:
- Thành phần chủ yếu là xenlulôzơ. Còn protein, lipit và các thành phần khác rất ít.
- Lượng thức ăn phải nhiều mới đủ cung cấp các chất cho cơ thể.
1.Biến đổi cơ học : được thực hiện trong khoang miệng và dạ dày.
a. Ở động vật nhai lại :


Trâu, bò, cừu, dê, hươu, nai… lúc ăn chúng chỉ nhai sơ qua rồi nuốt ngay xuống dạ cỏ sau đó mới “ợ lên”
nhai lại. (dạ dày có tác dụng nhào trộn, ngấm dịch)

b. Ở động vật có dạ dày đơn: như ngựa và động vật gặm nhấm (thỏ, chuột) chúng nhai kĩ hơn ĐV nhai lại .
(dạ dày: nghiền, nhào trộn, ngấm dịch)
c. Gà và các loại chim ăn hạt:
- Nuốt thức ăn vào diều.
- Diều có dịch nhày làm trơn và mềm thức ăn.
- Lớp cơ dày, khỏe và chắc của mề co bóp, chà sát thức ăn.
2. Biến đổi hóa học và biến đổi sinh học:
a. Ở ĐV nhai lại :
- Dạ dày chia làm 4 ngăn:dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách, dạ múi khế (dạ dày chính thức).
- Quá trình tiêu hóa ở dạ dày của ĐV nhai lại được bắt đầu bằng quá trình biến đổi cơ học và biến đổi sinh
học, tiếp đó là quá trình biến đổi hóa học diễn ra ở dạ múi khế và ruột.
-Thức ăn ( cỏ, rơm….) nhaisoqua

→ dạ cỏ (biến đổi sinh học) tungbui
→ dạ tổ ong olen
→ miệng nhai lại
→ dạ lá sách (hấp thụ nước) → dạ múi khế (HCl và enzim trong dịch vị) → ruột (tiêu hóa và hấp thụ chất
dinh dưỡng)
- Ở dạ cỏ có hệ VSV phát triển mạnh tiết ra enzim xenlulaza tiêu hóa xenlulôzơ gây ra sự biến đổi sinh học.
- Chính VSV là nguồn cung cấp phần lớn prôtein cho nhu cầu cơ thể vật chủ.
b. Ở các ĐV có dạ dày đơn :
- Thức ăn được tiêu hóa một phần ở dạ dày và ruột.
- Quá trình biến đổi sinh học diễn ra ở ruột tịt (manh tràng). Ruột tịt chứa một lượng VSV rất lớn.
c. Ở chim và gia cầm :
- Thức ăn được chuyển từ diều xuống dạ dày tuyến và dạ dày cơ (mề) và chuyển xuống ruột.
+ Dạ dày tuyến tiết dịch tiêu hóa.
+ Lớp cơ của dạ dày cơ khỏe và chắc nghiền nát các hạt thấm dịch tiêu hóa.
+ Ở ruột: thức ăn được tiêu hóa nhờ enzim tiết ra từ tuyến tụy, tuyến gan, tuyến ruột.
Câu 3:


Đặc điểm của bề mặt trao đổi khí
- Đặc điểm của bề mặt TĐK:
+ BMTĐK rộng.
+ Mỏng và ẩm ướt.
+ Có nhiều mao mạch và có sắc tố hô hấp.
+ Có sự lưu thông khí tao ra sự chênh lệch nồng độ khí O2 và CO2.
Câu 4:

Các hình thức hô hấp ở động vật
1. TĐK qua bề mặt cơ thể :
- Đại diện : Trùng biến hình, thủy tức, giun,......
- Cơ quan thực hiện : màng tế bào, màng cơ thể, da.
- Hoạt động trao đổi khí : O2 khuếch tán trực tiếp từ môi trường vào cơ thể, CO2 từ cơ thể ra môi trường.
2. TĐK qua mang:
- ĐD : Tôm, cua, cá.
- Cơ quan thực hiện : Mang.
(bề mặt trao đổi khí : lớp biểu mô của các phiến mang)
- Cấu tao: Mang gồm nhiều phiến mang bám vào cung mang (lá mang), trên phiến mang có nhiều phiến mang thứ
phát, có có hệ thống mao mạch, phía ngoài là nắp mang.
- Hoạt động trao đổi khí :
+ Nhờ cử động phối hợp của miệng và nắp mang  dòng nước chảy liên tục qua mang O 2 từ nước khuếch tán vào
máu, CO2 từ máu khuếch tán vào nước.
+ Mở miệng và diềm nắp mang đóng lại → Nước tràn vào.
+ Ngậm miệng lại, diềm nắp mang mở ra → Đẩy nước ra qua khe nắp mang.
* Dòng máu trong mạch chảy song song nhưng ngược chiều với dòng nước nên làm tăng hiệu suất trao đổi khí giữa
máu và dòng nước.
3. TĐK qua hệ thống ống khí:
- Ở sâu bọ :
+ Cơ quan thực hiện: hệ thống ống khí. (BMTĐK : lớp biểu mô ẩm ướt ở đầu tận cùng của hệ thổng ống khí)
+ Cấu tạo: Ống khí thông với bên ngoài qua lỗ thở, ống khí phân thành nhiều nhánh nhỏ tiếp xúc trực tiếp với tế

bào.


+ Hoạt động trao đổi khí: Nhờ sự co giãn của phần bụng, không khí vào hệ thống ống khí qua lỗ thở, theo từng
nhánh nhỏ tiếp xúc với tế bào để thực hiện trao đổi khí.
- Ở chim:
+ Cơ quan thực hiện: các ống khí trong phổi với hệ thống mao mạch bao quanh, hệ thống túi khí.
+ Cấu tạo:
+ Hoạt động trao đổi khí: Không khí qua phổi liên tục khi hít vào và thở ra nhờ sự co giãn của các túi khí và cơ thở,
nhờ vào sự nâng hạ cánh.
+ Khí giàu O2 qua phổi liên tục từ sau  trước nên không có khí đọng. Sự TĐK diễn ra theo 2 chu kỳ.
4. TĐK ở các phế nang:
- ĐD : Lưỡng cư, bò sát, chim và thú
- Cơ quan thực hiện : là phổi rất phát triển, phổi gồm nhiều phế nang, có hệ thống mao mạch bao quanh. (BMTĐK :
lớp biểu mô của phế nang)
- TĐK xảy ra ớ phế nang, thực hiện nhờ sự nâng hạ của thềm miệng (lưỡng cư), co dãn của cơ thở (làm thay đổi thể
tích khoang thân, khang ngực)
Câu 5:

Cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn
1. Cấu tạo chung
Hệ tuần hoàn được cấu tạo bởi các bộ phận sau:
+ Dịch tuần hoàn: máu - dịch mô
+ Tim: là một cái máy bơm hút và đẩy máu chảy trong mạch máu
+ Hệ thống mạch máu: gồm hệ thống động mạch, hệ thống mao mạch và hệ thống tĩnh mạch.
2. Chức năng:
- Hệ tuần hoàn có chức năng vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác để đáp ứng cho các hoạt
động sống của cơ thể.
Câu 6 :


Các dạng hệ tuần hoàn ở động vật
Hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín:
- Thành phần quan trọng của hệ tuần hoàn là tim và các mạch
- Hệ tuần hoàn có 2 loại :Hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín.
1.Hệ tuần hoàn hở:
a.Cấu tạo:
- Ở đa số thân mềm và chân khớp .
- Tim đơn giản, có các lỗ tim. + Khi tim co bóp → máu được bơm vào xoang cơ thể với áp lực thấp.
+ Máu tiếp xúc trực tiếp với các tế bào để thực hiện trao đổi chất.
- Hệ mạch: Gồm động mạch, tĩnh mạch, không có mao mạch và bạch huyết.
+ Hệ thống mạch gópthu gom các sản phấm trao đổi chất đưa về tim nhờ các lỗ tim
b.Chức năng:
- Vận chuyển các chất dinh dưỡng các chất khí và các sản phẩm hoạt động sống của tế bào.
- Ở sâu bọ vận chuyển dinh dưỡng và các sản phẩm bài tiết
2. Hệ tuần hoàn kín:
- Có ở giun đốt, mực ống, bạch tuộc và ĐV có xương sống .
- Tim cấu tạo phức tạp, có tâm nhĩ, tâm thất, van tim,…
+ Tim co bóp đấy máu vào động mạch với một áp lực lớn.
+ Máu không tiếp xúc trực tiếp với tế bào mà thông qua dịch mô (nhờ tim và hệ mạch)
- Hệ mạch: động mạch, tĩnh mạch, mao mạch, hệ bạch huyết.
+ Động mạch đưa máu đến mô, cơ quan thông qua dịch mô, thực hiện trao đổi chất vận chuyển về tim nhờ
tĩnh mạch
- Ở ĐV có xương sống cón có mạch bạch huyết .
- Máu vận chuyển trong hệ tuần hoàn qua tim theo 1 chiều hướng nhất định nhờ các van tim.

Chiều hướng tiến hóa của hệ tuần hoàn
-Từ chưa có HTH đén hình thành cơ quan TH
-Từ HTH hở đến HTH kín
-Từ HTH đơn đến HTH kép
-Tm cấu tạo đơn giản=>tim 2 ngăn=>3 ngăn với vách ngăn hụt,4 ngăn hoàn chỉnh



Câu 7:
I. Quy luật hoạt động của tim và hệ mạch
1. Hoạt động của tim:
a) Cơ tim hoạt động theo quy luật “ Tất cả hoặc không có gì”
- Khi kích thích ở cường độ dưới ngưỡng → cơ tim hoàn toàn không co bóp.
- Khi kích thích ở cường độ trên ngưỡng → cơ tim đáp ứng bằng cách co tối đa.
-Khi kích thích ở cường độ trên ngưỡng →cơ tim không co mạnh hơn nữa.
b) Cơ tim có khả năng hoạt động tự động
-Tim ở người ,ĐV khi cắt rời ra khỏi cơ thể vẫn có khả năng co bóp nhịp nhành nếu cung cấp đầy đủ chất dinh
dưỡng và O2 với nhiệt độ thích hợp.
- Hoạt động của tim có tính tự động, do trong thành tim có các tập hợp sợi đặc biệt gọi lả hệ dẫn truyền tim.
* Hệ dẫn truyền tim :
+ Nút xoang nhĩ tự phát nhịp xung được truyền tới 2 tâm nhĩ và nút nhĩ thất → bó Hits → mạng Puôc-kin phân
bố trong hai thành tâm thất → làm các tâm nhĩ,tâm thất co.
c)Tim hoạt động theo chu kỳ:
-Tim co dãn nhịp nhành theo chu kỳ : Pha co dãn tâm nhĩ → pha co tâm thất → pha dãn chung,chu kì cứ thế
diễn ra liên tục (hình 19.2)
- Nêu ví dụ nhịp tim ở người và ở một số động vật theo bảng 19.2 trang 76.
Hoạt động của cơ tim
-Cơ tim hoạt động theo quy luật “ Tất cả hoặc không có gì”.
-Cơ tim hoạt động tự động ( Không theo ý muốn )
-Cơ tim hoạt động theo chu kỳ ( Có thời gian nghỉ đủ để đảm bảo sự phục hồi khả năng hoạt động do thời gian
trơ tuyệt đối dài)
Hoạt động của cơ xương
-Cơ vân co phụ thuộc vào cường độ kích thích (sau khi kích thích đã tới ngưỡng)
- Cơ vân hoạt động theo ý muốn
-Cơ vân chỉ hoạt động khi có kích thích co thời kỳ trơ tuyệt đối ngắn.
2. Hoạt động của hệ mạch :

-Hệ mạch gồm các động mạch ,tĩnh mạch,nối với nhau qua mao mạch .
a.Huyết áp : Là áp lực máu do tim co, tống máu vào các động mạch →huyết áp động mạch .
- Máu vận chuyển trong hệ mạch nhờ năng lượng co tim .
- Huyết áp cực đại ứng với lúc tim co, huyết áp cực tiểu ứng với lúc tim giãn .
- Tim đập nhanh và mạnh → huyết áp tăng hạ
- Tim đập chậm và yếu → huyết áp hạ.
- Càng xa tim huyết áp càng giảm .
- Huyết áp cực đại quá 150mmHg và kéo dài → huyết áp cao
- Huyết áp cực đại thường dưới 80mmHg và kéo dài → huyết áp thấp.
b.Vận tốc máu :
- Phụ thuộc vào tiết diện mạch và chênh lệch huyết áp giữa các đoạn mạch .
- Tiết diện nhỏ và chênh lệch huyết áp lớn → máu chảy nhanh (và ngược lại).
- Máu chảy nhanh nhất trong động mạch và chảy chậm nhất trong các mao mạch → đảm bảo cho sự trao đổi
giữa máu và tế bào.
II. Điều hào hoạt động tim – mạch
1.Điều hòa hoạt động tim:
-Hệ dẫn truyền tự động của tim
-Trung ương giao cảm→làm tăng nhịp và sức co tim.
-Dây đối giao cảm→làm giảm nhịp và sức co tim (tim đập chậm và yếu)
2.Sự điều hòa hoạt động hệ mạch:
-Nhánh giao cảm→co thắt mạch ở những nơi cần ít máu.
- Nhánh đối giao cảm→dãn nở mạch ở những nơi cần nhiều máu.
3.Phản xạ điều hòa hoạt động tim mạch:
- Các xung thần kinh từ các thụ quan áp lực và thu quan hóa học – nằm ở cung động mạch và xoang động mạch
cổ → Sợi hướng tâm→ trung khu vận hành mạch trong hành tủy→ Điều chỉnh áp suất và vận tốc máu.
* Khi huyết áp giảm hoặc khi nồng độ khí CO2 trong máu tăng → tim đập nhanh và mạnh,mạch co lại→áp lực
máu tăng→máu chảy mạnh.
* Khi lượng máu cungc ấp cho não không đủ → tăng cường hoạt động của tim và co mạch ở các khu vực
không hoạt động → dồn máu cho não.
Câu 8:


Hướng động


I. Khái niệm:
Là phản ứng sinh trưởng không đồng đều tại hai phía cơ quan của cây đối với kích thích.
II. Các kiểu hướng động:
1. Hướng đất (hướng trọng lực):
- Tác nhân: trọng lực
- Hình thức hướng đất:
+ Rễ: hướng đất dương
+ Thân, cành: hướng đất âm
- Sự phân bố auxin không đều:
+ Ở rễ:
* Mặt dưới có lượng auxin và axit abxixic nhiều nên ức chế sự sinh trưởng tế bào.
* Mặt trên lượng auxin thích hợp kích thích sinh trưởng tế bào tế bào phân chia, lớn lên và kéo dài làm rễ quay
xuống.
+ Ở thân: Mặt dưới có lượng auxin nhiều hơn mặt trên nên tế bào phân chia lớn lên và kéo dài, nên chồi ngọn quay
lên trên.
→Hướng đất (hướng trọng lực): Phản ứng sinh trưởng của thực vật đáp ứng lại tác động của trọng lực (hướng về
tâm quả đất).
2. Hướng sáng:
- Tác nhân: ánh sáng
- Hình thức hướng sáng:
+ Rễ: hướng sáng âm
+ Thân, cành: hướng sáng dương
- Sự phân bố auxin không đều:
+ Rễ: Lượng auxin tập trung về phía ít ánh sáng và ức chế sự kéo dài tế bào làm rễ cong hướng tránh xa ánh sáng.
+ Thân:
* Auxin vận chuyển chủ động về phía ít ánh sáng, nên lượng auxin nhiều và kích thích sự kéo dài tế bào.

* AIA xâm nhập vào vách tế bào làm đứt các vách ngang cuae xenlulozo làm cho tế bào dãn dài ra.
→Hướng sáng: Phản ứng sinh trưởng của thực vật đáp ứng lại tác động của ánh sáng.
3. Hướng nước:
- Tác nhân: nước.
- Hình thức hướng nước:
+ Rễ: hướng nước dương
4. Hướng hóa:
- Tác nhân: hóa chất
- Hoạt động hướng động:
+ Rễ: hướng hóa âm (chất độc), hướng hóa dương (chất có lợi)
→ Hướng hóa: Phản ứng sinh trưởng của thực vật đáp ứng lại tác động của hóa chất.
5. Hướng tiếp xúc
- Hướng tiếp xúc: Phản ứng sinh trưởng của thực vật đáp ứng lại tác động của vật tiếp xúc với bộ phận của cây
như giá đỡ tiếp xúc với tua cuốn hay thân leo tiếp xúc với cọc leo.
- Cơ chế chung của tính hướng ở thực vật: là do tốc độ sinh trưởng không đồng đều của các tế bào tại hai phía đối
diện nhau của cơ quan (rễ, thân, tua cuốn). Sự khác biệt về tốc độ sinh trưởng như vậy chủ yếu là do sự phân bố
nồng độ hoocmon sinh trưởng (auxin) không đồng đều tại hai phía của cơ quan.
III. Vai trò
- Hướng động có vai trò giúp cây thích nghi đối với sự biến đổi của môi trường để tồn tại và phát triển
IV. Ứng dụng
Câu 9:
Ứng động
1. Khái niệm
- Ứng động ( vận động cảm ứng) là hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không định hướng.
- Cơ quan thực hiện ứng động có cấu tạo dẹp kiểu lưng bụng (lá hoa, cánh hoa, đài hoa…)
II. Các kiểu ứng động:
1. Ứng động không sinh trưởng:
- Các vận động cảm ứng có liên quan đến sức trương nước của các miền chuyên hóa.
- Các dạng ứng động không sinh trưởng: Ứng động sức trương (như vận động tự vệ), ứng động tiếp xúc và hóa ứng động
(vận động bắt mồi).



- Cơ chế: do sức trương nước, xảy ra sự lan truyền kích thích, có phản ứng nhanh ở các miền chuyên hóa của cơ
quan.
- Tác nhân: chấn động, va chạm cơ học.
- Ví dụ:
+ Vận động tự vệ ở cây trinh nữ:
 Hiện tượng: Khi chạm tay lên 1 lá cây trinh nữ thì tất cả các lá từ từ cụp xuống, cuống cụp xuống.
 Giải thích: Lá khép xuống là do:
Sự giảm sút sức trương của thể gối ở cuống lá và gốc lá chét.
Vận chuyển ion K+ đi ra khỏi không bào, giảm áp suất thẩm thấu, nước thẩm thaúa ra bên ngoài, gây sự mất nước.
 Kết luận: Vận động tự vệ của cây trinh nữ liên quan đến sức trương nước.
+ Vận động ở cây bắt mồi:
 Hiện tượng: Vúng đầm lầy, đất cát, nghèo muối natri, muối khoáng khác, thiếu đạm. Cây có lá biến dạng để bắt
sâu bọ.
 Cơ chế: Gai, tua, nắp,… nhạy cảm với va chạm. Khi con mồi chạm vào lá trương lực nước giảm → các gai, tua,
lông cụp, nắp đậy lại giữ chặt con mồi.
Các tuyến trên lông của lá tiết enzim phân giải protein của con mồi.
Sau vài giờ nắp, gai, lông, tua trở lại bình thường.
 Kết luận: Vận động bắt mồi ở thực vật là nhờ sức trương nước của tế bào.
2. Ứng động sing trưởng:
Là vận động cảm ứng do sự khác biệt về tốc độ sinh trưởng của các tế bào tại hai phía đối diện nhau của cơ quan
(như lá, cánh hoa). Thường là các vận động liên quan đến đồng hồ sinh học.
a. Vận động quấn vòng:
- Là hình thức vận động sinh trưởng do sinh trưởng không đồng đều, không phụ thuộc vào môi trường.
- Vận động quấn vòng do sự di chuyển của đỉnh chóp của than leo hoặc các tua cuốn. Các tua cuốn tạo vòng giống
nhau di chuyển liên tục xoay quanh trục của nó.
- Hoocmon điều tiết:
+ Giberelin kích thích vận động.
+ Auxin: giúp kéo dài tế bào ở than (thường mặt tích lủy nhiều auxin hơn mặt trên)

b. Vận động nở hoa:
- Cảm ứng theo nhiệt độ:
+ Ở một số loài cây, vận động nở hoa thể hiện tính nhạy cảm rất rõ với nhiệt độ môi trường.
+ Ví dụ:
Hoa huệ tây khi mang ra khỏi phòng lạnh có ánh sáng và nhiệt độ thích hợp → nở.
Hoa mười giờ: nở lúc nhiệt độ 20-250C.
Hoa tulip: (25 -300C) tăng 30C thì nở, giảm 10 C thì khép lại
- Cảm ứng theo ánh sáng:
+ Ở một số loài hoa chúng nở hoặc khép lại tùy thuộc vào độ chiếu sáng.
+ Ví dụ:
Hoa quỳnh, hoa dạ hương nở vào ban đêm.
Hoa chua me đất nở vào lúc sáng sớm.
+ Giải thích:
Vận động nở hoa do sự sinh trưởng không đều ở 2 phía hay bề mặt của các cơ quan sinh trưởng
Vận động nở hoa liên quan đến sự dẫn truyền auxin và trạng thái cân bằng hoocmon.
c. Vận động ngủ, thức:
- Là sự vận động của cơ quan thực vật theo chu kì nhịp điệu động hồ sinh học, theo điều kiện môi trường.
- Hiện tượng:
+ Lá cây họ đậu, họ chua me xòe ra khi kích thích và khép lại khi ngủ theo ánh sáng, nhiệt độ.
+ Chồi ngủ khi điều kiện bất lợi.
+ Hạt ngủ: hoạt động giảm sút.
- Nguyên nhân:
+ Điều kiện sống thay đổi.
+ Tích lũy chất ức chế sinh trưởng (axit apxixic), giảm hàm lượng auxin, giberelin.
- Kết luận: Sự ngủ của thực vật là phản ứng thích nghi của cây và trở thành 1 đặc tính của loài.
III. Vai trò:
Giúp cây thích nghi đa dạng với biến đổi môi trường như ánh sáng, nhiệt độ, đảm bảo cho cây tồn tại và phát
triển với tốc độ nhanh hay chậm theo nhịp điệu sinh học.
IV. Ứng dụng:
Người ta có thể ứng dụng vào thực tiễn để điều khiển nở hoa, đánh thức chồi.




×