Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Đánh giá hiệu quả kỹ thuật phát bóng của các đội tuyển nam bóng chuyền tham dự hội thao truyền thống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.62 MB, 57 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
BỘ MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KỸ THUẬT PHÁT BÓNG CỦA
CÁC ĐỘI TUYỂN NAM BÓNG CHUYỀN THAM DỰ HỘI
THAO TRUYỀN THỐNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
LẦN THỨ 35 NĂM 2015”

Người thực hiện:
Diệp Trần Hoàng Nam
MSSV: 9117051
Lớp: TD11X6A2

Cần Thơ 2015


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
BỘ MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KỸ THUẬT PHÁT BÓNG CỦA
CÁC ĐỘI TUYỂN NAM BÓNG CHUYỀN THAM DỰ HỘI
THAO TRUYỀN THỐNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
LẦN THỨ 35 NĂM 2015”
Người hướng dẫn:
ThS. Nguyễn Hữu Tri



Người thực hiện:
Diệp Trần Hoàng Nam
MSSV: 9117051
Lớp : TD11X6A2

Cán bộ phản biện
Học hàm, học vị và tên cán bộ phản biện
Luận văn được bảo vệ tại hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp:
Bộ môn Giáo dục thể chất, Trương Đại học Cần Thơ vào ngày tháng
năm
Mã số đề tài
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
Thư viện Bộ môn Giáo dục thể chất, Trường Đại học Cần Thơ
Website:


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là chương trình nghiên cứu do chính bản thân tôi thực
hiện dưới sự hướng dẫn của Th.s: Nguyễn Hữu Tri.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, kết luận và
kiến nghị đề xuất trong luận văn không sao chép của bất kì tác giả nào, chưa từng
được công bố trong bất kỳ một chương trình nào.
Các thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn được ghi rõ nguồn gốc.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và chấp nhận mọi hình thức kỷ luật theo
qui định cho lời cam đoan của mình.
Cần Thơ, ngày tháng năm 2015
Tác giả luận văn

Diệp Trần Hoàng Nam


1


MỤC LỤC
Đặt vấn đề ...................................................................................................................... 1
Mục đích nghiên cứu: ............................................................................................. 2
Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................. 2
Chƣơng 1: Tổng quan các vấn đề cần nghiên cứu ...................................................... 3
1.1 Quan điểm đường lối của Đảng, Nhà nước về vấn đề GDTC trong trường đại
học và cao đẳng................................................................................................................ 3
1.2. Đặc trưng của bóng chuyền hiện đại......................................................................... 8
1.2.1. Sự hình thành, phát tiển môn bóng chuyền trên thế giới: ............................ 8
1.2.2. Lịch sử phát sinh và phát triển môn bóng chuyền ở Việt Nam qua các
thời kỳ: ............................................................................................................................. 11
1.2.3. Đặc điểm môn bóng chuyền hiện đại .......................................................... 15
1.3. Đặc điểm của lứa tu i sinh viên................................................................................ 17
1.4. Cơ sở lý luận trong giảng dạy kỹ thuật phát bóng trong bóng chuyền. .................... 20
1.4.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật phát bóng. .............................. 21
1.4.2. Cơ sở tâm lý của môn bóng chuyền. ............................................................. 22
1.4.3. Tầm quan trọng trong phát bóng................................................................... 23
1.4.4 Cơ sở lý luận trong giảng dạy kỹ thuật phát bóng. ........................................ 23
1.4.5. Phân tích một số kỹ thuật phát bóng thông dụng của sinh viên.................... 24
1.4.5.1. Phân tích kỹ thuật phát bóng cao tay chính diện. ...................................... 24
1.4.5.2. Phát bóng thấp tay nghiêng mình. ............................................................. 25
1.4.5.3 Nhảy phát bóng. .......................................................................................... 26
1.5. Những đề tài nghiên cứu liên quan bóng chuyền ..................................................... 27
Chƣơng 2 Phƣơng pháp tổ chức nghiên cứu ............................................................... 29
2.1. Phương pháp nghiên cứu và t chức nghiên cứu. ..................................................... 29
2.1.1.. Phương pháp nghiên cứu. ............................................................................ 29

2.1.1.1.Phương pháp t ng hợp và phân tích tài liệu ............................................... 29
2.1.1.2 Phương pháp quan sát sư phạm. ................................................................. 30
2.1.1.3.Phương pháp toán thống kê ....................................................................... 31
2.2. T chức nghiên cứu .................................................................................................. 31
Chƣơng 3 Kết quả nghiên cứu và bàn luận ................................................................. 33

2


3.1 Thực trạng hiệu quả phát bóng của các đội tuyển nam các khoa tham gia giải
bóng chuyền lần thứ 35 trường Đại học Cần Thơ. .......................................................... 33
3.1.1 Sơ lượt về kết quả bóc thăm chia bảng của giải. ........................................... 33
3.1.2. Thực trạng kết quả của giải đấu cụ thể như sau ........................................... 34
3.2. So sánh hiệu quả phát bóng và đề xuất một số biện pháp ........................................ 34
3.2.1 So sánh hiệu quả phát bóng giữa các đội tuyển ............................................ 34
3.2.2.Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả phát bóng. .................... 37

3.2.2.1 Một số sai lầm khi phát bóng ........................................................... 37
3.2.2.2. Một số giải pháp đề xuất để nâng cao hiệu quả phát bóng. ............ 38
Bàn luận .......................................................................................................................... 40

PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Điều lệ.
Phụ lục 2: Bảng ghi số liệu phát bóng.
Phụ lục 3: Lịch thi đấu.
Phụ lục 4 : Biên bản thi đấu.

3



LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành tốt luận văn này. Trước hết cho tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
tới Th.s: Nguyễn Hữu Tri, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và động viên tôi
trong suốt quá trình làm luận văn.
Tôi xin cám ơn đến: Ban giám hiệu trường Đại học Cần Thơ, Ban lãnh đạo Bộ
môn Giáo dục thể chất đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành tốt khóa
học cũng như hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Cùng với quý thầy cô và toàn thể
các bạn sinh viên độ môn Giáo dục thể chất đã chân tình chia sẻ và nhiệt tình giúp
đỡ trong suốt khóa học.
Nhưng do thời gian và trình độ có hạn nên chắc chắn luận văn này còn nhiều
thiếu sót và hạn chế nhất định. Kính mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô và
các bạn.
Một lần nữa, tôi xin chân thành gửi lời cám ơn đến tất cả sự giúp đỡ quý báu đó.

Cần Thơ, ngày tháng

năm 2015.

Diệp Trần Hoàng Nam

4


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT
ĐHCT
GDTC
TDTT
VĐV
SV

BM
TT
MT
TNTN
CNTT
CP
TW

NỘI DUNG ĐẦY ĐỦ
Đại học Cần Thơ
Giáo dục thể chất
Thể dục thể thao
Vận động viên
Sinh viên
Bộ môn
Trung tâm
Môi trường
Tài nguyên thiên nhiên
Công nghệ thông tin
Chính phủ
Trung ương

DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG
STT
1
2
3

Tên
Bảng ghi số liệu phát bóng

Bảng 3.1 Các bảng thi đấu
Bảng 3.2. Hiệu quả phát bóng của các đội toàn giải.

Trang
30
32
35

DANH MUC CÁC BIỂU ĐỒ
STT
Tên
1
Biểu đồ 3.1: So sánh hiệu quả phát bóng của các đội toàn giải

5

Trang
36


Đ T VẤN ĐỀ
Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của TDTT trong công cuộc xây dựng
và đ i mới đất nước, sự nghiệp TDTT được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm.
Bên cạnh việc đầu tư cho những môn thể thao mũi nhọn đạt thành tích cao trong các
cuộc thi đấu khu vực và thế giới là khôi phục và phát triển rộng rãi các môn thể thao
trong đó có bóng chuyền nhằm hướng tới một nền TDTT đại chúng toàn diện.
Thể dục thể thao là một bộ phận của nền văn hoá xã hội, nó được hình thành và
phát triển trong thực tiển cuộc sống lao động sản xuất và chiến đấu. Hệ thống Giáo
dục thể chất là một bộ phận quan trọng của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa. Hoạt
động thể dục thể thao có vị trí vai trò quan trọng đặc biệt, vì nó ngày càng góp phần

to lớn, đảm bảo cho con người sự phát triển và hoàn thiện về mặt thể chất, chuẩn bị
tốt cho cuộc sống học tập, lao động và bảo vệ t quốc.
Bóng chuyền đã và đang được phát triển rộng rãi ở nước ta, nó là môn thể thao
hấp dẫn, phù hợp với mọi lứa tu i. Cũng như các môn thể thao khác, nó đòi hỏi
trình độ kỹ - chiến thuật không chỉ dừng lại ở kỹ năng vận động mà phải đạt tới kỹ
xảo vận động cùng một số yếu tố khác nữa mới có thể đạt thành tích cao trong học
tập cũng như trong thi đấu. Ngoài ra, điều trước hết đối với người tập là tính tự giác,
tích cực thể hiện sự say mê trong tập luyện, tự giác chấp hành những nội dung, yêu
cầu của bu i tập, tích cực học hỏi, tìm tòi sáng tạo, không ngừng trau dồi kiến thức
để nâng cao trình độ kỹ thuật tập luyện.
Các bài tập bóng chuyền không những có tác dụng tốt tới sức khoẻ mà còn có
tác dụng phát triển thể lực một cách toàn diện, tạo điều kiện nâng cao thành tích của
các môn thể thao khác và các môn văn hóa.
Hiện nay việc tập luyện và thi đấu bóng chuyền đã trở thành truyền thống hàng
năm và thu hút đông đảo học sinh, sinh viên tham gia. Cũng cố và phát triển tình
đoàn kết giữa các khoa với nhau, từ đó tăng cường giúp đỡ và hỗ trợ trong mọi hoat
động.

1


Là một sinh viên Giáo dục thể chất của trường Đại học Cần Thơ, qua quá trình
theo dõi, tìm hiểu quá trình học tập và thi đấu của các đội tuyển bóng chuyền nam
các khoa, viện thuộc trường Đại học Cần Thơ, tôi nhận thấy hiệu quả thi đấu chưa
cao, đặc biệt là phát bóng còn nhiều hạn chế. Nhằm nâng cao thành tích khả năng
phát bóng cho người tập bóng chuyền nói chung và các đội tuyển bóng chuyền nam
của các khoa, viện - Trường đại học Cần Thơ nói riêng. Đồng thời qua nghiên cứu
để phục vụ cho công tác giảng dạy và huấn luyện sau này.
Xuất phát từ lý do trên đã dẫn dắt tôi lựa chon đề tài:


“Đánh giá hiệu quả kỹ thuật phát bóng của các đội tuyển nam bóng
chuyền tham dự Hội thao truyền thống Trường đại học Cần Thơ lần thứ
35 năm 2015”
Để giải quyết mục đích nghiên cứu nêu trên, đề tài xác định giải quyết
nhiệm vụ nghiên cứu sau:
Nhiệm vụ 1: Đánh giá được hiệu quả phát bóng của tất cả các đội tuyển
nam bóng chuyền, tham dự Hội thao truyền thống Trường đại học Cần Thơ lần
thứ 35 năm 2015.
Nhiệm vụ 2: So sánh hiệu quả phát bóng và đề xuất một số biện pháp
nâng cao hiệu quả phát bóng cho các đội tuyển nam bóng chuyền, tham dự Hội
thao truyền thống Trường đại học Cần Thơ lần thứ 35 năm 2015.

2


Chƣơng I
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Quan điểm đƣờng lối của Đảng, Nhà nƣớc về vấn đề GDTC trong trƣờng
Đại học và Cao đẳng.
Ngày 2/9/1945, tại vườn hoa Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản
tuyên ngôn đọc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Sau sự kiện
trọng đại ấy chưa đầy 4 tháng, 30/1/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số
thành lập nhà thể dục trung ương, bộ máy điều hành ngày TDTT cách mạng nước
ta.
Hầu hết các mặt quan trọng về TDTT đối với lợi ích con người về sức khỏe và
tinh thần đều được Hồ Chí Minh đề cập với quan điểm đúng đắn, sáng tạo. Các
quan điểm đó toát lên sự hiện hữu tư tưởng Hồ Chí Minh về TDTT. Tư tưởng thể
dục thể thao của Hồ Chí Minh bao gồm các quan điểm cơ bản và có vị trí, vai trò to
lớn trong nền văn hóa thể chất Việt Nam.
Dân cường làm nên nước thịnh. Điều này có nghĩa sức khỏe của nhân dân là

một trong những nhân tố to lớn quyết định sự phát triển đất nước đi tới “Dân giàu
nước mạnh” . Do đó, thể dục thể thao phục vụ công cuộc chấn hưng đất nước. Bởi
vậy, các quan điểm khác của Hồ Chí Minh đều nhất quán sự định hướng TDTT phát
triển mạnh vì sức khỏe của nhân dân. Thông qua phục vụ sức khỏe nhân dân, phục
vụ sức khỏe cho mọi người, TDTT góp phần phục vụ tất cả các hoạt động phát triển
kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục,… tức là phục vụ sự nghiệp phấn đấu cho mục
tiêu “ Dân giàu, nước mạnh”.
Lời kêu gọi toàn đân tập thể dục của Bác Hồ cũng gắn liền với quan điểm yêu
nước của nhân dân ta. Bác nói: “Giữ gìn dân chủ, xây dụng nước nhà, gây đời sống
mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành công. Vậy nên việc luyện tập thể dục,
bồi dưỡng sức khỏe là b n phận của mỗi người dân yêu nước”. Vậy nên tập luyện
thể dục, bồi b sức khỏe là b n phận của mỗi người dân yêu nước”. Rèn luyện ở
đây cũng bao gồm cả sức khỏe về mặt thể chất cũng như tinh thần Bác căn dặn:

3


“Việc đó không tốn kém, khó khăn gì, gái trai già trẻ, ai cũng nên làm và ai cũng
làm được. Mỗi lúc ngủ dậy, tập ít phút thể dục, ngày nào cũng tập thì khí huyết lưu
thông, tinh thần đầy đủ như vậy thì mới có sức khỏe. Dân cường thì nước thịnh, với
mong muốn đồng bào ai cũng cố gắng tập thể dục, Bác Hồ còn là tấm gương sáng
về rèn luyện khi Bác nói: “Tự tôi ngày nào cũng tập”. Lời kêu gọi toàn dân toàn dân
tập thể dục của Bác Hồ từ ngày công bố cho đến nay đã được sự hưởng ứng rộng
khắp của quần chúng nhân dân trong nước noi gương Bác tích cực rèn luyện thân
thể. Ở nước ta hiện nay, cuộc vận động Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác
Hồ vĩ đại, vừa trùng hợp với ý tưởng của Người, vừa đang biến ý tưởng của Người
thành hiện thực.
Với tư tưởng dân cường nước thịnh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành cho ngành
thể dục thể thao những tư tưởng, tình cảm và sự chăm lo to lớn từ t chức bộ máy
đến các phong trào TDTT, nhất là việc đào tạo, bồi dưỡng giáo dục, rèn luyện đội

ngũ cán bộ TDTT. Người ân cần căn dặn: “Cán bộ thể dục thể thao thì phải học tập
chính trị, nghiên cứu nghiệp vụ và hăng hái công tác. Vì đó là cũng là một công tác
trong các công tác cách mạng khác”. Tháng 3/1960, tại hội nghị cán bộ TDTT,
Người đã xác định và nhấn mạnh TDTT là một công tác cách mạng. Đó là tư tưởng
lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về TDTT. Tư tưởng đó mang tính chiến lược: Là
một công tác cách mạng, TDTT có vị trí quan trọng trong sự ngiệp cách mạng của
Đảng, của dân tộc, không chỉ riêng ngành TDTT quan tâm đến phát triển TDTT
nước nhà mà đó là trách nhiệm của các cấp Đảng, chính quyền các cấp, toàn dân,
toàn xã hội.
Tư tưởng Hồ Chí Minh đã bao gồm những quan điểm về các vấn đề cơ bản của
TDTT Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng, quan
điểm TDTT Mác – Lê nin và điều kiện cụ thể của nước ta, tiếp thu những tin hoa
văn hóa thể chất của nhân loại, kế thừa biện chứng các giá trị văn hóa truyền thống
dân tộc. Tư tưởng của Bác về TDTT luôn luôn định hướng và c vũ sự nghiệp phát
triển nền thể thao nước nhà.

4


Với những ý nghĩa lớn lao, tư tưởng của Hồ Chí Minh về “Dân cường thì nước
thịnh” là sợ chỉ đỏ trong suốt chặng đường 65 năm đồng hành cùng đất nước của
ngành TDTT. Sự nghiệp TDTT vì “Dân cường, nước thịnh” là bộ phận quan trọng
trong sự nghiệp Cách mạng của nhân dân ta để tiếp tục hướng đến tầm cao mới.
Giáo dục thể chất là một bộ phận quan trọng của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa
nhằm đào tạo thế hệ trẻ phát triển toàn diện, có trí thức đạo đức và hoàn thiện thể
chất. Trong các trường Đại học – Cao đằng và trung cấp chuyên nghiệp, GDTC cho
sinh viên được xem là một mặt của giáo dục, vừa là nhiệm vụ quan trọng, góp phần
bồi dưỡng những thế hệ trẻ phát triển thành những con người hoàn thiện, có sức
khỏe dồi dào, có thể chất cường tráng, có dũng khí kiên cường để tiếp tục sự nghiệp
các mạng của Đảng và nhân dân một cách đắc lực. Cùng các hoạt động khác, quá

trình GDTC giúp cho học sinh – sinh viên phát triển, hoàn thiện các tố chất thể lực
cần thiếc cũng như hoàn thiện nhân cách một cách đáng kể, nhằm đáp ứng đòi hỏi
của cuộc sống và chuyên môn. GDTC còn giúp chuẩn bị tốt về mặc tâm lý và tinh
thần cho người cán bộ tương lai, đồng thời trang bị cho họ những kiến thức, phương
pháp tập luyện thể thao có khoa học, để sau khi ra trường tiếp tục rèn luyện thân
thể, cũng cố sức khỏe, tô luyện ý chí và nâng cao hiệu quả công tác xã hội.
Nắm bắt được tầm quan trọng của TDTT, Đảng và nhà nước đã thường xuyên
quyết tâm, định hướng phát triển sự nghiệp TDTT, trong đó có GDTC trường học.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã đề cập các vấn đề mở rộng và nâng cao
chất lượng giáo dục trong lĩnh vực TDTT quần chúng , thể thao thành tích cao,
GDTC trong trường học và phát triển lượng vận động viên trẻ. Nghị quyết nêu rõ:
“mở rộng và nâng cao chất lượng phong trào TDTT quần chúng từng bước đua ra
việc rèn luyện thân thể thành thói quen hằng ngày của đông đảo quần chúng nhân
dân ta, trước hết là thế hệ trẻ, nâng cao chất lượng GDTC trong trường học…”
Quan tâm đến TDTT, về thực chất là quan tâm đến con người, đều này đã được
cường lĩnh của Đảng Cộng Sản Việt Nam khẳn định: “nguồn lực lơn nhất, quí báo
nhất của chúng ta là tiềm lực con người Việt Nam” (văn kiện đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ VII).

5


Đặc biệt gần đây, Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ XI
(2011), một lần nửa khẳng định: “Giáo dục với đào tạo cùng là khoa học và công
nghệ phải trở thành quốc sách hang đầu” và nhấn mạnh: “muốn xây dựng đất nước
giàu mạnh, văn minh không chỉ có con người phát triển về trí tệ, trong sáng và đạo
đức, lối sống cần có con người cường tráng về thể chất, chăm lo cho con người về
thể chất là trách nhiệm của toàn xã hội, của tất cả các cấp, ngành, đoàn thể”.
Vì vậy, vấn đề đạo tạo con người có chất lượng mới, để tiến vào thế kỷ XXI, đã
và đang là nhiệm vụ cấp bách của toàn xã hội.

Xuất phát từ cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lê nin, căn cứ vào điều kiện
kinh tế, xã hội hiện nay. Đảng và Nhà nước ta có những quan điểm về TDTT phù
hợp với từng giai đoạn cụ thể nhằm phục vụ chiến lược của Đảng và dân tộc. Người
tiếp thu và truyền bá tư tưởng Mác - Lê nin vào nước ta là Chủ tịch Hồ Chí Minh,
những quan điểm của người về TDTT, GDTC đã được Đảng và nhà nước ta định
hướng và vận động linh hoạt sáng tạo. Trong thời kỳ cách mạng, tùy thuộc yêu cầu,
nhiệm vụ và tình hình thực tiễn, Đảng và Nhà nước luôn có chỉ thị, nghị quyết kịp
thời, chủ trương đúng đắn để chỉ đạo phong trào TDTT.
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 tại điều 41:
“Nhà nước và xã hội phát triển nền thể dục, thể thao dân tộc, khoa học và nhân
dân. Nhà nước thống nhất quản lý sự nghiệp phát triển thể dục, thể thao, quy định
chế độ Giáo dục thể chất bắt buộc trong trường học, khuyến khích và giúp đỡ phát
triển các hình thức tổ chức thể dục, thể thao tự nguyện của nhân dân, tạo các điều
kiện cần thiết để không ngừng mở rộng các hoạt động thể dục, thể thao quần chúng,
chú trọng hoạt động thể thao chuyên nghiệp, bồi dưỡng các tài năng thể thao”.
Trước tình hình mới, định hướng của Đảng về sự nghiệp phát triển TDTT:
“Phát triển TDTT là một bộ phận quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của
Đảng và nhà nước nhằm bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người. Công tác TDTT
phải góp phần tích cực nâng cao sức khỏe, thể lực, giáo dục nhân cách, đạo đức,
lối sống lành mạnh làm phong phú đời sống văn hóa, tinh thần của nhân, nâng cao
sản xuất lao động xã hội và sức chiến đấu của các lực lượng vũ trang”.

6


Trong các văn bản nghị quyết của Đảng đã khẳng định: Phải xây dựng nền
TDTT có tính dân tộc, khoa học và nhân dân, phát triển rộng rãi phong trào TDTT
quần chúng, TDTT thành tích cao và tăng cường công tác GDTC trong nhà trường
các cấp với khẩu hiệu: “khỏe để xậy dụng và bảo vệ tổ quốc”. Cũng như khẳng định
phát triển TDTT là trách nhiệm của các cấp Đảng ủy, chính quyền, các đoàn thể

nhân dân và t chức xã hội là trách nhiệm của toàn xã hôi.
Chỉ thị 36 CP-TW ngày 24/3/1994 của ban chấp hành trung ương Đảng khóa
VII về công tác TDTT đã nêu rõ vai trò của TDTT đối với việc nâng cao sức khỏe
cho mọi người, đ i mới chương trình đào tạo vận động viên, để nâng cao thành tích
thể thao, bồi dưỡng cán bộ khoa học kỹ thuật TDTT và nâng cao uy tính TDTT
nước ta trên trường quốc tế, chỉ thị có đoạn viết “… phát triển thể thao là yêu cầu
khác quan, là một bộ phận không thể thiếu được trong chính sách xã hội của Đảng
và Nhà nước”. Trong chỉ thị này ban bí thư trung ương Đảng (khóa VII) đã giao
trách nhiệm cho Bộ giáo dục và Đào tạo, T ng cục thể thao (nay là Bộ Văn hóa thể
thao và du lịch) thường xuyên phối hợp chỉ đạo t ng kết công tác GDTC, đào tạo
giáo viên TDTT cho trường học các cấp, tạo điều kiện cần thiết và cơ sở vật chất để
thực hiện chế độ GDTC bắt buộc ở tất cả các trường học làm cho việc rèn luyện
TDTT trở thành nếp sống hằng ngày của hầu hết học sinh, sinh viên, qua đó phát
triển và tuyển chọn được nhiều tài năng thể thao cho quốc gia.
Để tạo điều kiện cho sự phát triển của TDTT nước nhà, thủ tướng chính phủ đã
có chỉ thị 133/TTG về việc quy hoach phát triển ngành TDTT. Trong đó đã nêu:
“Ngành thể dục - thể thao phải xây dựng định hướng phát triển có tính chất chiến
lược, trong đó quy định rõ các môn thể thao và các hình thức hoạt động mang tính
ph cập đối với mọi đối tượng, lứa tu i, tạo thành phong trào tập luyện rộng rãi của
quần chúng "Khoẻ để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc", đồng thời xác định rõ những
môn thể thao trọng điểm có khả năng nâng cao thành tích để nhanh chóng tiến kịp
trình độ các nước trong khu vực…. Bội Giáo dục và đào tạo cần côi trọng việc Giáo
dục thể chất trong nhà trường, nhất là các trương Đại học phải có sân bãi, phòng tập

7


TDTT, có định biên hợp lý và có kế hoạch tích cực đào tạo đội ngũ giáo viên TDTT
đáp ứng nhu cầu tất cả cấp học.
Thực hiện chủ trương xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của

Đảng, Quốc hội đang thực hiện chương trình xây dựng các bộ luật, luật và pháp
lệnh các văn bản bản pháp luật được ban hành, đã thể chế hóa nhiều chủ trương
đường lối chính sách của Đảng và nhà nước có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của
công dân, phục vụ cho cơ chế đ i mới đất nước. Tạo môi trường pháp lý, tăng
cường kỷ cường, đáp ứng những nhu cầu cấp bách của việc xây dựng một xã hội
công bằng văn minh.
1.2. Đặc trƣng của bóng chuyền hiện đại.
1.2.1. Sự hình thành, phát tiển môn bóng chuyền trên thế giới
Các nhà sử học cho rằng: Bóng chuyển ra đời ở Mỹ khoảng năm 1895 do giáo
viên thể thao tên là WILLIAM MORGAN nghĩ ra. Lúc đầu, luật chơi đơn giản và
được xem như trò chơi vận động cho học sinh. Ông dùng luới cao khoảng 1,95 m và
ruột quả bóng rỗ để người ta chuyền qua lưới. Lần đầu tiên t chức thi đấu bóng
chuyền vào tháng 6 năm 1896 tại Springfield.
Năm 1897 ở Mỹ, Luật bóng chuyền ra đời gồm có 10 điều:
1. Đánh dấu sân.
2. Trang phục.
3. Kích thước sân : 7,5 m x 15,1 m.
4. Kích thước lưới : 0,61 m x 8,2 m ; chiều cao lưới : 198 cm.
5. Bóng : Ruột bóng bằng cao su, vỏ bóng bằng da hay chất t ng hợp tương tự.
Chu vi bóng: 63,5 cm - 68,5 cm. Trọng lượng bóng : 340 gam.
6. Phát bóng : Cầu thủ phát bóng đứng một chân trên vạch biên ngang và đánh
bóng bằng bàn tay mở. Nếu lần đầu phát bóng phạm lỗi thì được phát lại.
7. Tính điểm : Mỗi lần đối phương không đỡ được phát bóng thì bên phát bóng
được một điểm (chỉ có bên phát bóng mới được điểm).

8


8. Trong thời gian thi đấu (trừ phát bóng) bóng chạm lưới coi như phạm luật.
9. Bóng rơi vào vạch giới hạn là phạm luật.

10. Không hạn chế số người chơi.
Từ năm 1895 đến năm 1920, bóng chuyền được du nhập vào các nước khác và
phát triển rộng rãi ở các châu. Trong giai đoạn này luật bóng chuyền cũng thay đ i
và hoàn thiện dần.
Bóng chuyền vào châu Âu đầu tiên ở Pháp. Vào Anh năm 1914. Vào Nga, Tiệp
Khắc, Ba Lan khoảng năm 1920 - 1921 và phát triển nhanh ở các nước châu Âu.
Cùng với sự phát triển của phong trào bóng chuyền, luật thi đấu cũng được
thay đ i. Luật lệ thay đ i có tác dụng thúc đẩy các mặt kỹ thuật và chiến thuật phát
triển. Từ một trò chơi được hình thành từ các động tác tự nhiên với mục đích nghỉ
ngơi tích cực, bóng chuyền trở thành một môn thể thao.
Từ năm 1929 đến năm 1939, kỹ thuật và chiến thuật bóng chuyền có những
bước tiến nhảy vọt. Chắn bóng tập thể xuất hiện đã thúc đẩy sự phát triển các hình
thức tấn công mới. Bóng chuyền trở thành môn thể thao mang tính tập thể nhiều
hơn. Điều đó được thể hiện rất rõ trong cách sắp xếp các đấu thủ trên sân, trong việc
t chức tấn công và phòng thủ, trong việc yểm hộ người đập bóng và người chắn
bóng.
Năm 1934: Tại Hội nghị tại Stockholm (Thụy Điển), Hội nghị đã đề nghị thành
Ủy ban kỹ thuật bóng chuyền. Chủ tịch đầu tiên của ủy ban này là ông Ravid
Mcclopsky (Chủ tịch hội đồng bóng chuyền Ba Lan), thành lập tiểu ban gồm 13
nước châu Âu, 5 nước châu Mĩ và 4 nước châu Á. Tiểu ban đã quyết định lấy luật
bóng chuyền của Mĩ làm cơ sở cho luật thi đấu bóng chuyền có thay đ i vài điều,
như:
+ Lấy đơn vị mét làm đơn vị đo lường thống nhất.
+ Phần thân thể chạm bóng chỉ được tính từ thắt lưng trở lên.

9


+ Đấu thủ chắn bóng không được chạm bóng lần thứ 2 khi chưa có người khác
chạm bóng.

+ Chiều cao của lưới nữ là 2,24 m.
+ Vị trí phát bóng được thu hẹp lại.
Tháng 4/1947 tại Pari (Pháp), Hội nghị bóng chuyền Quốc tế đầu tiên quyết
định thành lập hiệp hội bóng chuyền quốc tế (FIVB). Sự kện này chứng tỏ bóng
chuyền là môn thể thao có tầm thế giới. Năm 1948: Lần đầu tiên FIVB t chức giải
vô địch bóng chuyền nam Châu Âu tại ý với 6 đội tham gia. Đội Tiệp Khắc đoạt
chức vô địch.
Tháng 9/1949 tại Praha (Tiệp Khắc) t chức giải bóng chuyền Thế giới lần thứ
nhất cho các đội nam và vô địch Châu Âu cho các đội nữ. Hai đội bóng chuyền
nam, nữ của Liên Xô đều giành chức vô địch.
Từ 1948-1968: Bóng chuyền phát triển mạnh trên thế giới. Các giải vô địch Thế
giới, vô địch Châu Âu... được tiến hành thường xuyên và có nhiều nước tham gia.
Bắt đầu từ năm 1965 đã xác định thứ tự t chức các giải bóng chuyền quốc tế lớn:
Cúp thế giới t chức vào năm sau giải vô địch, sau đó là giải vô địch châu Âu và
cuối cùng là Thế vận hội Olympic. Như vậy mỗi năm đều có một giải thi đấu chính
thức. Từ năm 1975 giải vô địch Bóng chuyền châu Âu 2 năm t chức 1 lần.
FIVB t chức các giải chính thức sau :
+ Giải trong chương trình của Thế vận hội Olympic t chức 4 năm 1 lần
(1980... 2000, 2004)
+ Giải Vô địch Thế giới 4 năm một lần (1978, 1982....1998, 2002). + Cúp Thế
giới 4 năm một lần ( 1981, 1985....2001, 2005).
+ Vô địch châu Âu 2 năm một lần (1981, 1983....2003, 2005). + Vô địch trẻ
châu Âu (đến 19 tu i) 2 năm một lần (1982, 1984.....).
+ Cúp vô địch các đội đoạt cúp châu Âu hằng năm dành cho các đội câu lạc
bộ.

10


Do yêu cầu phát triển toàn cầu đã có nhiều thay đ i về luật lệ, kỹ chiến thuật

cũng không ngừng được nâng cao nhằm làm cho bóng chuyền trở thành một môn
thể thao thêm phần hấp dẫn.
Năm 1983 Liên đoàn bóng chuyền Thế giới có 146 nước thành viên. Bóng
chuyền trở thành một trong những môn thể thao hàng đầu của thế giới.
1.2.2. Lịch sử phát sinh và phát triển môn bóng chuyền ở Việt Nam qua các
thời kỳ
Môn bóng chuyền xuất hiện ở Việt Nam khoảng năm 1920 - 1922 ở các thành
phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng ...
Sau tháng 8/1945, cùng với sự phát triển của phong trào thể dục thể thao nói
chung, môn bóng chuyền cũng từng bước mở rộng tới các vùng và mọi miền trong
cả nước với số lượng người tham gia đông đảo hơn. Vì vậy, môn bóng chuyền là
môn thể thao có tính quần chúng rộng rãi.
Từ khi xuất hiện cho đến nay, bóng chuyền Việt Nam đã tồn tại và phát triển
qua các thời kỳ:
 Sự hình thành và phát triển của bóng chuyền Việt Nam trước Cách
mạng tháng Tám năm 1945
Vào khoảng năm 1920 - 1922 bóng chuyền xuất hiện và ph biến trong học sinh
người Hoa ở Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố khác với luật chơi gần giống
như bóng chuyền hiện đại:
 Kích thước sân là 9 m x 18 m. - Khu phát bóng là 1,2 m.
 Lưới nam cao 2,40 m; lưới nữ cao 2,20 m.
 Số điểm thi đấu mỗi hiệp là 21.
 Các cầu thủ trong đội được đánh 4 chuyền.
 Nếu phát bóng rơi vào khu phát bóng của đối phương thì được 2 điểm

11


Năm 1927 trận thi đấu bóng chuyền đầu tiên được t chức giữa người Hoa ở
Hải Phòng và Hà Nội. Năm 1928 Giải bóng chuyền đầu tiên được t chức ở Bắc kỳ

giữa 2 đội: Một đội người Việt Nam và một đội người Pháp.
Nhìn chung, dưới ách thống trị của thực dân phong kiến, phong trào bóng
chuyền nước ta không được phát triển.
 Từ Cách mạng tháng 8 năm 1945 đến năm 1954:
Sau Cách mạng tháng 8 thành công, chính quyền nhân dân ra đời. Bác Hồ ra
"Lời kêu gọi tập thể dục" và được toàn dân nhiệt liệt hưởng ứng. Một số môn thể
thao được hình thành. Bóng chuyền đã phát triển ở các vùng nông thôn và được
nhân dân tham gia tập luyện đông đảo. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân 15
Pháp, bóng chuyên trở thành môn thể thao chủ yếu trong các cơ quan kháng chiến ở
Việt Bắc, ở Khu 5 và trong các đơn vị bộ đội...
Trong thời kỳ này đã t chức 2 giải bóng chuyền:
+ Giải vô địch Liên khu 3 cho 3 tỉnh: Thái Bình - Hải Dương - Hưng Yên
+ Giải vô địch Liên khu 5 cho 2 tỉnh : Quảng Nam - Quảng Ngãi.
Tuy phong trào phát triển rộng nhưng kỹ chiến thuật bóng chuyền còn rất đơn
giản, vẫn áp dụng luật cũ. Mối liên hệ giữa phong trào trong nước và thế giới chưa
có, do đó những kỹ thuật tiên tiến trên thế giới không có điều kiện du nhập vào
nước ta.
 Từ năm 1954 đến năm 1975:
Sau khi hoà bình lập lại ở nước ta (1954), bóng chuyền có điều kiện thuận lợi
để phát triển. Phong trào bóng chuyền phát triển mạnh mẽ trong các lực lượng vũ
trang. Tuy nhiên, phong trào chỉ ở giai đoạn tự phát và thiếu sự chỉ đạo chung.
Năm 1955 Uỷ ban Thể dục thể thao Trung ương được thành lập. Tháng 3 năm
1957 Hội bóng chuyền Việt Nam ra đời.
Tháng 10 năm 1957 Đội tuyển bóng chuyền Việt Nam được thành lập dự giải 4
nước: Việt Nam - Trung Quốc - Triều Tiên - Mông C tại Bình Nhưỡng (Triều

12


Tiên). Tuy thành tích không cao nhưng qua giải đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm

và các kỹ thuật mới.
Năm 1959 trình độ kỹ chiến thuật của các đội trong nước ta tiến bộ khá nhanh
nhưng nhìn chung còn yếu.
Năm 1960 lần đầu tiên t chức Giải bóng chuyền hạng A toàn miền Bắc gồm 8
đội nam và 8 đội nữ
Ngày 10 tháng 6 năm 1961: Hiệp hội bóng chuyền Việt Nam được thành lập.
Năm 1962 - 1964 phong trào bóng chuyền phát triển mạnh và vững chắc về
chiều sâu và chiều rộng.
Tháng 7 năm 1963 Hội nghị về phương hướng huấn luyện của bóng chuyền
Việt Nam được t chức tại Thái Bình với phương châm huấn luyện là: " nhanh,
chuẩn, biến hoá trên cơ sở không ngừng nâng cao sức mạnh".
Từ tháng 8 năm 1964, miền Bắc bước vào cuộc kháng chiến chống chiến tranh
phá hoại của Mỹ. Phong trào thể dục thể thao nói chung và bóng chuyền nói riêng
tạm thời bị thu hẹp.
Năm 1969, Giải bóng chuyền đại biểu các nghành lần thứ nhất được t chức tại
Hà Nội, đồng thời các giải bóng chuyền hạng A và B vẫn được duy trì nhằm củng
cố và khôi phục phong trào.
Năm 1970, Chỉ thị 180 của Ban bí thư Trung ương Đảng về công tác thể dục thể
thao b sung tăng cường lực lượng cán bộ, vận động viên bóng chuyền cho các cơ
sở nhằm phục vụ sức khỏe quần chúng.
Năm 1973, Giải bóng chuyền hạng A với sự tham gia của 24 đội nam, nữ.
Năm 1974, Giải bóng chuyền hạng B được t chức từ cơ sở đã thu hút đông đảo
quần chúng tham gia. Giải hạng A được t chức theo định kỳ và chọn được 12 đội
A1 (nam, nữ) và 12 đội A2 (nam, nữ).

13


 Từ năm 1975 đến nay:
Từ năm 1975 đến nay, đất nước hòa bình, thống nhất, môn bóng chuyền được

phát triển mạnh mẽ. Hằng năm từ cơ sở đến Trung ương đều t chức các giải bóng
chuyền cho các đối tượng ở hầu hết các tỉnh, thành, ngành. Số đội tham gia thi đấu
ngày càng tăng, trình độ chuyên môn của vận động viên và các đội cũng không
ngừng được nâng cao.
Tháng 8 năm 1991: Tại Hà Nội, Đại hội Hiệp hội Bóng chuyền Việt Nam lần II
đã quyết định đ i tên thành Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam (Volleyball
Federatron of Vietnam - VFV). Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam là thành viên
chính thức của FIVB và AVC (Liên đoàn Bóng chuyền Châu Á). Liên đoàn Bóng
chuyền Việt Nam gồm có 6 tiểu ban :
+ Tiểu ban huấn luyện - khoa học kỹ thuật.
+ Tiểu ban thi đấu, trọng tài.
+ Tiểu ban tài chính.
+ Tiểu ban thanh - thiếu niên.
+ Tiểu ban kiểm tra - khen thưởng - kỷ luật.
+ Tiểu ban bảo trợ.
Giải bóng chuyền cho các đối tượng khác nhau được t chức hằng năm: Giải vô
địch các đội mạnh tòan quốc; giải A1, A2: giải bóng chuyền bãi biển....
Bóng chuyền là môn thi đấu chính thức của Đại hội Thể dục thể thao toàn quốc
(4 năm một lần) hay trong chương trình Hội khỏe Phù Đ ng (4 năm một lần). Bóng
chuyền là môn thể thao được Đảng và Nhà Nước quan tâm tạo nhiều điều kiện
thuận lợi về vật chất lẫn tinh thần, do đó phong trào bóng chuyền được phát triển
rộng rãi trong mọi tầng lớp nhân dân.
Tại các giải thi đấu khu vực hay quốc tế. Các đội tuyển bóng chuyền trong nhà
hay bãi biển của Việt Nam đã giành được thứ hạng cao. Đội tuyển bóng chuyền nữ

14


Việt Nam luôn chiếm vị trí số 2 từ Seagame 20 (Đại hội Thể thao Đông Nam Á)
cho đến nay.

Trong ngành Đại học- Cao đẳng- Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, bóng
chuyền là môn thể thao ph cập và nằm trong chương trình giảng dạy chính khóa ở
các trường. Được sự quan tâm lãnh đạo của Bộ Giáo dục - Đào tạo và Ban giám
hiệu các trường nên phong trào phát triển mạnh. Mỗi trường đều có đội đại biểu, có
sân tập hoàn chỉnh và các trang thiết bị khác để tập luyện bóng chuyền.
1.2.3. Đặc điểm môn bóng chuyền hiện đại:
Đặc điểm n i bật của bóng chuyền là yêu cầu thiết bị dụng cụ, sân tập và luật
tương đối đơn giản, được đông đảo quần chúng ưa thích.
Bóng chuyền là môn thể thao có tính tập thể, tính đối kháng cao, hoạt động thi
đấu bóng chuyền càng ở trình độ cao thì càng sôi n i, hấp dẫn cho người tập lẫn
người xem. Tập luyện môn bóng chuyền đòi hỏi người tập có trình độ toàn diện về
thể lực cũng như về kỹ chiến thuật và tâm lý - ý chí.
Các kỹ thuật bóng chuyền đều được thực hiện trong điều kiện thời gian tay
chạm bóng rất ngắn. Do đó, yêu cầu đặc biệt quan trọng là sự phối hợp nhuần
nhuyễn giữa các động tác và sự di chuyển của vận động viên theo hướng và tốc độ
bay của bóng.
Vận động viên cần học cách xác định quỹ đạo và tốc độ bay của bóng để di
chuyển đến đón bóng kịp thời và đúng lúc với tư thế chuẩn bị ban đầu thuận tiện
nhất để thực hiện các kỹ thuật đỡ bóng, chuyền bóng, đập bóng, chắn bóng và kịp
thời thực hiện các động tác cần thiết. Nhờ sự h trợ của các bài tập chuyên môn,
vận động viên phải có khả năng giải quyết nhanh những nhiệm vụ đó. Phát triển khả
năng này ở mức độ cao là cơ sở để đảm bảo cho việc tiếp thu kỹ thuật một cách tốt
nhất.
Sự kết hợp sức nhanh và sức mạnh giữ vai trò hàng đầu trong bóng chuyền,
đồng thời tốc độ co cơ và việc điều chỉnh tốc độ di chuyển, độ chuẩn xác của động

15


tác trong không gian rất cần thiết trong chuyền bước một, chuyền hai, đập bóng,

phát bóng.
Đặc điểm n i bật nữa của bóng chuyền là tính phức tạp và sự nhanh chóng của
việc giải quyết các nhiệm vụ vận động trong tình huống thi đấu, sức nhanh của phản
ứng vận động và khả năng điều khiển động tác. Vận động viên cần phải xác định vị
trí các đấu thủ trên sân (đội của mình và đội bạn), phán đoán động tác của đồng đội
và ý đồ chiến thuật của đối phương, nhanh chóng phân tích tình huống trận đấu, lựa
chọn động tác hợp lý nhất và thực hiện động tác đó có hiệu quả nhất.
Trong phương pháp huấn luyện, giảng dạy môn bóng chuyền cần phải thể hiện
những xu hướng sau:
- Phát triển năng lực thực hiện động tác có tính đến hướng và tốc độ bay của
bóng (về không gian - thời gian).
- Phát triển thể lực chuyên môn, chủ yếu là sức mạnh và sức nhanh. Điều này
có tác dụng đến việc tiếp thu kỹ năng xác định chính xác thời điểm tay tiếp xúc với
bóng (trong chuyền - phát - đập bóng).
- Phát triển sức nhanh của các phản xạ phức tạp, định hướng thị giác, khả năng
quan sát và phán đoán, tư duy chiến thuật và các khả năng khác đảm bảo cho những
phối hợp chiến thuật.
Việc am hiểu đặc điểm môn bóng chuyền có ý nghĩa quyết định tới việc nâng
cao tính hiệu quả của quá trình giảng dạy và huấn luyện. Nét đặc trưng của các môn
bóng và đặc biệt của môn bóng chuyền là:
- Hoạt động mang tính chất thi đấu đối kháng được quy định bởi luật thi đấu.
- Hoạt động thi đấu thường xuyên thay đ i điều kiện do các hành động của vận
động viên và của đội bóng bị sự kiểm tra thường xuyên và cố gắng phá vỡ t chức
phòng thủ, ý đồ tấn công của đối phương. Nét đặc trưng của thi đấu là tính phức tạp
và tốc độ giải quyết các nhiệm vụ vận động trong những điều kiện không ngừng
thay đ i.

16



- Thành tích thi đấu được xác định thông qua những hoạt động của đội bóng
trong quá trình thi đấu đối kháng. Đó là kết quả của sự phối hợp giữa các vận động
viên trong đội bóng.
- Thành tích thể thao thể hiện ở số lượng các trận thắng và thứ hạng được xếp
trong bảng kết quả thi đấu. Cho dù một vận động viên nào đó của một đội chơi tốt
đến đâu chăng nữa, song nếu như đội đó thua thì cũng coi như là thất bại. Do đó,
trong tập thể đội bóng, mỗi vận động viên cần phải n lực hết mình nhằm thực hiện
mục tiêu cuối cùng của đội.
Kết quả thi đấu là tiêu chuẩn duy nhất đánh giá trình độ thể thao của vận động
viên và chất lượng công tác huấn luyện của huấn luyện viên, giáo viên.
- Đặc điểm hoạt động thi đấu bao gồm một số lượng lớn các bài tập thi đấu
như các động tác kỹ thuật, các hành động chiến thuật được lặp lại nhiều lần trong
quá trình thi đấu để đạt thành tích thể thao.
Những nét đặc thù của môn bóng chuyền cho phép ta đưa ra những yêu cầu
đối với một vận động viên có trình độ chuyên môn cao. Những yêu cầu này có tác
dụng định hướng đối với việc đào tạo các vận động viên trong các môn thể thao thi
đấu đồng đội và có thể được xếp theo các nhóm sau :
+ Cấu trúc - hình thái.
+ Chức năng - thể lực.
+ Kỹ chiến thuật.
+ Tâm lý cá nhân.
+ Tập thi đấu và thi đấu.
+ Có khả năng về trí tuệ.
1.3. Đặc điểm phát triển tâm sinh lý của lứa tuổi sinh viên

Đặc điểm hình thái và thể lực của lứa tu i là căn cứ quan trọng để tiến hành
giáo dục thể chất, chỉ có dựa vào giải phẩu sinh lý và tuân theo những quy luật cơ
thể thì công tác giáo dục thể chất mới phát huy được tác dụng to lớn đến việc nâng
cao năng lực vận động của cơ thể.


17


 Đặc điểm hình thái
Ở lứa tu i này, cơ thể cở thể các em đã phát triển tương đối hoàn chỉnh, các bộ
phận vẫn tiếp tục lớn lên, nhưng chậm dần, chức năng sinh lý đã tương đối n định,
khả năng hoạt động của các cơ quan, bộ phận của cơ thể cũng được nâng cao hơn ở
bậc trung học cơ sở, cơ thể các em phát triển theo chiều cao nhiều hơn, đến độ tu i
này thì phát triển chiều ngang nhiều hơn, tuy chiều cao vẫn phát triển nhưng chậm
đần và phát triển theo hai hướng hoạt động sinh lý khác nhau, sự khác nhau ấy càng
rõ rệt về tầm vóc, sức chiệu đựng và tâm lý.
 Hệ cơ
Lứa tu i sinh viên có khối lượng cơ tăng dần để đáp ứng các hoạt động thể lực.
Quá trình hình thành và phát triển của các tố chất hoạt động thể lực. Quá trình hình
thành và phát triển các tố chất thể lực có quan hệ chặt chẽ với sự hình thành các kỹ
năng kỹ xảo vận động và mức độ phát triển các cơ quan của cơ thể. Hoạt động thể
lực ở lứa tu i này diễn ra một cách thuận lợi so với các lứa tu i khác, tập luyện thể
dục thể thao cũng góp phần thúc đẩy sự phát triển và duy trì các tố chất thể lực.
Hệ cơ phát triển mạnh và bền vững, số lượng và chất lượng các sợi cơ tăng lên
đạt đến 43 – 45 khối lượng chung, độ bền vững các sợ cơ hoàn thiện hơn nên năng
lực vận động của các em được nâng cao.
 Hệ thần kinh
Hệ thâng kinh tiếp tục phát triển đi đến hoàn thiện. Chủ yếu là sự phát triển vỏ
não, khả năng tư duy nhất là khả năng phân tích t ng hợp và trừu tượng hóa phát
triển tạo điền kiện thuận lợi cho việc tiếp thu và hoàn thiện các kỹ thuật động tác.
 Hệ tuần hoàn
Hệ tuần hoàn đang phát triển và hoàn thiện, lượng và sức chứa của tim phát
triển tương đối hoàn chỉnh. Tim của nam mỗi phút đập từ 70 – 80 lần, của nữ 75 –
80 lần.


18


×