Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

TCVN 4560 1988 phương pháp xác định hàm lượng cặn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.15 KB, 3 trang )

TI£U CHUÈN VIÖT NAM

tcvn 4560 : 1988

Nước thải
Phương pháp xác định hàm lượng cặn

Nhóm I
TCVN
4560 – 88

Waste water
Có hiệu lực từ 01/7/1989
Method for derter mination residue content
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp khối lượng xác định cặn trong nước thải ở các dạng
sau đây:
Cặn toàn phần;
Cặn qua lọc (chất hoà tan);
Cặn không qua lọc (chất lơ lửng);
Cặn sau khi nung.
1. Phương pháp lấy mẫu và bảo quản lẫu
1.1. Lấy mẫu theo TCVN 4556 – 88
1.2. Mẫu chứa trong chai thủy tinh cần phân tích càng sớm càng tốt. Bảo quản mẫu như
mangan và sắc trong phụ lục của TCVN 4556-88. Khối lượng mẫu lấy để phân tích
không nhỏ hơn 500 ml.
2. Phương pháp xác định
2.1. Dụng cụ
Tủ sấy;
Lò nung;
Bình hút ẩm;
Bát sứ, chén sứ, chén bạch kim;


Phễu lọc;
Giấy lọc không tro.
2.2. Xác định cặn toàn phần
2.2.1. Cách tiến hành
Lấy một khối lượng mẫu sao cho trong đó có chứa 50 ÷ 250 mg cặn.
Cho nước vào bát sứ dung tích 250 ml dã được sấy ở nhiệt độ 100 – 105oC đến khối lượng
không đổi, đặt trên nồi cách thuỷ đến khô kiệt nước. Bát sứ chứa cặn cho vào tủ sấy ở nhiệt độ
100 ÷ 105oC đến khối lượng không đổi. Để nguội ở bình hút ẩm.
Cân ngay sau khi nguội, càng sớm càng tốt (ghi m).
2.2.2. Tính kết quả
Cặn toàn phần (X1) tính bằng mg/l, theo công thức:

(m1' − m1 ) x 1000
V
Trong đó:
X1 =

m 1' - khối lượng bát có cặn, mg;
m1 - khối lượng bát không có cặn, mg;
V - Khối lượng nước lấy để nghiên cứu, ml.
Cặn trong bát giữ lại để xác định sau khi nung.
2.3. Xácd dịnh cặn hoà tan (cặn qua lọc)

  

 

page 1 



2
2.3.1. Cách tiến hành
Lấy một thể tích nước nghiên cứu từ 100 – 250 ml đem lọc. Phần nước lọc được cho vào một
bát sứ đã sấy và cân trước, cho bay hơi trên nồi cách thuỷ rồi sấy ở 100 – 105oC cân khối lượng
'
không đổi. Để nguội ở bình hút ẩm. Cân bát có cặn. Ghi kết quả cân được ( m 1 ).
2.3.2. Tính kết quả
Cặn hoà tan (X2) tính bằng mg/l, theo công thức:

(m '2 − m 2 ) x 1000
V
Trong đó:
X1 =

m '2 - khối lượng bát có cặn, mg;
m2 - khối lượng bát không có cặn, mg;
V - Khối lượng nước lấy để phân tích, ml.
2.4. Xác định cặn không tan
2.4.1. Cách tiếnh hành
Sấy khô giấy lọc ở cùng một nhiệt độ với nhiệt độ sấy giấy lọc có cặn. Để nguội ở bình hút
ẩm sau đó đem cân.
Lấy một khối lượng mẫu nước sao cho lượng cặn cân được không nhỏ hơn 2,5 mg.
Sau khi lọc nước, sấy giấy lọc có cặn trong tủ sấy ở nhiệt độ 100 ÷ 105oC đến khối lượng
không đổi. Để nguội ở bình hút ẩm sau đó đem cân.
Lấy một khối lượng mẫu nước sao cho lượng cặn cân được không nhỏ hơn 2,5 mg.
Sau khi lọc nước, sấy giấy lọc có cặn trong tủ sấy ở nhiệt độ 100 ÷ 105oC đến khối lượng
không đổi. Để nguội ở bình hút ẩm. Cân ngay sau khi nguội càng sớm càng tốt.
2.4.2. Tính kết quả
2.4.3. Cặn không tan (X3), tính bằng mg/l, tính theo công thức:


(m 3' − m 3 ) x 1000
V
Trong đó:
X 31 =

m 3' - giấy lọc có cặn, mg;
m3 - giấy lọc không có cặn, mg;
V - Thể tích nước lấy để phân tích, ml.
2.5. Cặn sau khi nung (cặn cố định)
2.5.1. Cắch tiến hành
Bát có cặn sấy khi thu được ở mục 2.2. chuyển vào chén nung rồi cho vào lò đốt ở 600oC để
đốt cháy hết các chất hữu cơ đến tro trắng. Để nguội, cho bát vào bình hút ẩm. Cân bát sau khi
nguội hẳn.
.5.2. Tính kết quả
Cặn sau khi nung (X4) tính bằng mg/lit, theo công thức:

(m 3' − m 3 ) x 1000
V
Trong đó:
X 31 =

m '4 - khối lượng chén có cặn sau khi nung, mg;


3
m4 - Khối lượng chén nung không có cặn, mg;
V - Lượng nước lấy để phân tích, ml.




×