Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Bài thu hoạch chuyên đề tư tưởng tâm gương đạo đức hồ chí minh về xây dựng đảng ta thật sự trong sạch vững mạch là đạo đức là văn minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.72 KB, 5 trang )

Đảng ủy CQ Dân Chính Đảng
Đảng ủy THPT Chuyên QB
Chi bộ Tổng hợp (III)
BÀI THU HOẠCH CHUYÊN ĐỀ
Tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng ta
thật sự trong sách, vững mạnh “là đạo đức, là văn minh”
1. Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng ta thực sự trong sạch, vững mạnh, “là đạo
đức, là văn minh”
a. Vai trò lãnh đạo của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh đối với thắng lợi của cách
mạng Việt Nam
- Trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc đầu thế kỷ XX, sức mạnh to lớn của
dân tộc Việt Nam chỉ phát huy cao độ khi được tập hợp, đoàn kết dưới sự lãnh đạo của
Đảng cộng sản Việt Nam. Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng cộng sản Việt Nam là nhân tố
quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam, lãnh đạo và rèn luyện Đảng cộng sản Việt
Nam.
- Chủ tịch Hồ Chí Minh là người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng cộng sản
Việt Nam. Sự nghiệp cách mạng của Người luôn gắn bó chặt chẽ với sự nghiệp cách
mạng của Đảng, với vận mệnh của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn thể dân
tộc Việt Nam.
- Thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong 80 năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng
cộng sản Việt Nam gắn liền với công tác xây dựng Đảng, trước hết từ sự kiên định nền
tảng tư tưởng là chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những nguyên lý xây
dựng Đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh; từ công tác xây dựng Đảng trong sạch, vững
mạnh, thực sự “là đạo đức, là văn minh” xứng đáng là người lãnh đạo, người đầy tớ trung
thành của nhân dân.
b. Tầm quan trọng, ý nghĩa chiến lược cơ bản, lâu dài và thực tiễn trước mắt của
công tác xây dựng Đảng
- Xây dựng Đảng luôn là nhiệm vụ quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của
Đảng. Sự nghiệp đấu tranh giành và bảo vệ nền độc lập dân tộc trước đây, công cuộc xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc theo đường lối đổi mới ngày nay luôn đòi hỏi Đảng phải trong


sạch, vững mạnh, có tầm cao trí tuệ, sức chiến đấu, đủ năng lực lãnh đạo, đáp ứng tốt yêu
cầu của mỗi giai đoạn cách mạng.
- Trong cuộc đấu tranh giữa CNXH và CNTB, giữa cách mạng và phản cách mạng,
vấn đề trọng tâm, lĩnh vực diễn ra gay gắt nhất, quyết liệt nhất là vai trò lãnh đạo của
Đảng cộng sản và công tác xây dựng Đảng. Xây dựng Đảng ta trong sạch, vững mạnh có
ý nghĩa quyết định đến việc bảo vệ chế độ chính trị, con đường phát triển đất nước lên
CNXH với mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
- Tư tưởng xây dựng Đảng của chủ tịch Hồ Chí Minh có ý nghĩa soi đường cho
Đảng ta xây dựng và trưởng thành. Học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh về xây dựng
Đảng hiện nay có ý nghĩa thực tiễn và lý luận sâu sắc, góp phần xây dựng Đảng ta thực sự
trong sạch, vững mạnh, qua đó làm tăng thêm niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của
Đảng, vào con đường phát triển của đất nước.
1


Chúng ta luôn khẳng định những giá trị tư tưởng, văn hoá, đạo đức của Chủ tịch Hồ
Chí Minh trong xây dựng Đảng ta trong sạch, vững mạnh có giá trị trường tồn và là vốn
quý của Đảng ta, của dân tộc và nhân loại. Do vậy, mỗi cán bộ, đảng viên cần thấm nhuần
tư tưởng Hồ Chí Minh, học tập và làm theo tấm gương của Bác ở mọi lúc, mọi nơi, trong
mọi công việc, học suốt đời chứ không chỉ là học mỗi ngày, mỗi năm hay trong nhiệm kỳ.
Đồng chí cho rằng, việc học tập, làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh không chỉ mang
ý nghĩa đối với cán bộ, đảng viên mà còn là nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết để góp phần
xây dựng Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh, việc gì có lợi cho dân phải làm, việc gì
không có lợi cho dân phải hết sức tránh.
2. Việc tuân thủ các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng
a. Nguyên tắc tập trung dân chủ
Đây là nguyên tắc cơ bản, quan trọng nhất trong tổ chức và sinh hoạt Đảng, thiểu
số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, toàn Đảng phục tùng Trung ương, tất cả
mọi đảng viên chấp hành nghiêm chỉnh nghị quyết của tổ chức Đảng. Thường xuyên mở
rộng và thực hành dân chủ trong Đảng, làm cơ sở mở rộng và phát huy dân chủ ngoài xã

hội. Để phòng và chống các biểu hiện độc đoán, chuyên quyền, hách dịch, chụp mũ, trù
dập ý kiến của người khác; đồng thời đề phòng và chống những biểu hiện dân chủ quá
trớn.
Đây là nguyên tắc cơ bản nhất để xây dựng Đảng cộng sản thành một tổ chức chiến
đấu chặt chẽ, vừa phát huy sức mạnh của mỗi người, vừa phát huy sức mạnh của tập thể
những người ưu tú nhất phấn đấu cho mục tiêu cách mạng đã đề ra. Hồ Chí Minh cho
rằng dân chủ và tập trung là hai mặt có quan hệ gắn bó và thống nhất với nhau trong một
nguyên tắc. Dân chủ là thành quả của cách mạng. Dân chủ là tất cả Đảng viên đều được
tự do trình bày ý kiến của mình về mọi vấn đề trong các hội nghị để góp phần tìm ra chân
lý. Từ đó mới ra được nghị quyết để chỉ đạo hành động. Vì vậy, dân chủ phải đi đến tập
trung, là cơ sở của tập trung. Phải tránh dân chủ theo kiểu tuỳ tiện, phân tán, vô tổ chức,
dân chủ quá trớn, dân chủ hình thức. Những kiểu dân chủ như thế là rất nguy hại, nó sẽ
làm suy giảm sức chiến đấu của Đảng.
Hiểu rõ bản chất và thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng
chính là làm cho Đảng vững. Đảng vững biểu hiện ở sự trung thành và vận dụng sáng tạo
chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn cách mạng Việt Nam. Đảng
vững biểu hiện trong sự đúng đắn của đường lối, chủ trương xây dựng CNXH và bảo vệ
tổ quốc Việt Nam XHCN. Đảng vững biểu hiện trong công tác tổ chức của Đảng, Đảng
phải thật sự trong sạch xứng đáng với sứ mệnh lịch sử mà giai cấp và dân tộc giao phó.
b. Nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách
Tập thể lãnh đạo là để phát huy trí tuệ và kinh nghiệm của nhiều người, cá nhân
phụ trách là để xác định rõ trách nhiệm thực hiện, nâng cao tinh thần và ý thức trách
nhiệm của mỗi cá nhân. Chống thói dựa dẫm tập thể, không dám làm, không dám chịu
trách nhiệm; đồng thời chống độc đoán cá nhân, coi thường tập thể.
Hồ Chí Minh khẳng định 'Tập thể lãnh đạo là dân chủ. Cá nhân phụ trách là tập trung.
Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách tức là dân chủ tập trung' .Theo Hồ Chí Minh thì một
người dù tài giỏi đến mấy cũng không thể nào thấy hết mọi mặt của một vấn đề, càng
không thể thấy hết được mọi vịêc, hiểu hết được mọi chuyện. Vì vậy, để lãnh đạo được
sát, đúng cần phải có sự tham gia ý kiến của nhiều người. Nhiều người thì nhiều kiến
2



thức, người thấy mặt này, người thấy mặt kia, do đó hiểu được mọi mặt mọi vấn đề. Khi
tập thể đã bàn bạc kỹ lưỡng kế hoạch đã được định rõ thì giao cho một người phụ trách,
nếu giao cho một nhóm người thì trong nhóm người ấy phải có một người phụ trách
chính. Làm như vậy thì mọi kế hoạch mới được thực hiện đầy đủ, tránh thói dựa dẫm vào
nhau, công việc mới đạt kết quả cao. Lãnh đạo mà không tập thể thì sẽ đi đến cái tệ bao
biện, độc đoán, chủ quan. Kết quả là hỏng việc. Phụ trách không có cá nhân thì sẽ đi đến
tệ bừa bãi, lộn xộn, vô chính phủ. Kết quả cũng là hỏng việc. Tập thể lãnh đạo và cá nhân
phụ trách cần phải luôn luôn đi đôi với nhau'
c. Nguyên tắc tự phê bình và phê bình
Luôn tiến hành một cách thường xuyên, thành khẩn, thành tâm, trung thực, kiên
quyết, không nể nang và có tính chất xây dựng.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, tự phê bình và phê bình là qui luật phát triển của
Đảng, là một nguyên tắc, một nội dung sinh hoạt chi bộ, là vũ khí sắc bén chỉnh đốn, xây
dựng Đảng thường xuyên trong sạch vững mạnh, nâng cao tầm văn hóa lãnh đạo và cầm
quyền của Đảng. Chủ tịch Hồ Chí Minh thường đòi hỏi cán bộ, đảng viên thực hiện tự
phê bình và phê bình “như rửa mặt hàng ngày”, được như thế thì “Đảng sẽ mạnh khỏe vô
cùng” (Hồ Chí Minh toàn tập-NXB Chính trị Quốc gia 1996, trang 261)
Mục đích của tự phê bình và phê bình là làm trong sạch bộ máy Đảng, Nhà nước, làm
lành mạnh các quan hệ xã hội, nâng cao đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân,
tăng cường đoàn kết, thống nhất của cả hệ thống chính trị và toàn dân.
Thực hiện tự phê bình và phê bình trong Đảng thông qua sinh hoạt chi bộ hằng tháng là
việc làm mang tính chất xây dựng và phát triển nội dung văn hóa Đảng, là thực hiện giải
pháp cải tiến, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, sửa đổi lối làm việc, hành vi quan hệ,
lối sống nếp sống; đề cao ý thức tổ chức, kỷ luật của mỗi cán bộ, đảng viên, của mỗi
người để mỗi người, mỗi chi bộ, mỗi tổ chức càng đúng hơn, tốt hơn, ưu điểm nhiều hơn,
khuyết điểm ít hơn.
Để tự phê bình và phê bình có kết quả, đúng mục đích, tư phê bình và phê bình phải
nghiêm khắc, ráo riết, triệt để, không nể nang, không “dĩ hòa vi quí”, không thêm cũng

không bớt và phải căn cứ vào sự việc có thật để nhận xét, đánh giá và phân tích, vạch rõ
cả ưu điểm cả khuyết điểm, có lý có tình, mềm dẻo, thấm đượm lòng nhân ái bao dung, vị
tha để khuyến khích phần thiện trong con người hồi sinh, nẩy nở; để lôi kéo, thức tỉnh,
nâng đỡ tinh thần người có sai lầm khuyết điểm tiếp thu phê bình, sửa chữa lỗi lầm,
khuyết điểm. Phải xuất phát từ động cơ đúng đắn, trong sáng, mang tính chất xây dựng
“trị bệnh cứu người”, có tình đồng chí thương yêu giúp đỡ lẫn nhau; phải công khai trực
tiếp nói ý kiến của mình để “phải trái phân minh, nghĩa tình trọn vẹn”.
Tự phê bình có vai trò dẫn dắt, định hướng và ảnh hưởng rất lớn đến tính chất, mục
đích, chất lượng và hiệu quả của phê bình, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng sinh
hoạt chi bộ. Không thể có kết quả phê bình đúng mục đích, sinh hoạt chi bộ có chất lượng
nếu như trong chi bộ, trong bộ máy cơ quan đảng, nhà nước, đoàn thể còn có nhiều người
hữu khuynh, né tránh, cầu an,“ba phải”, “mười rằm cũng ư, mười tư cũng gật”, thiếu dũng
khí nêu chính kiến, không dám chiến đấu bảo vệ lẽ phải, hoặc còn có biểu hiện mất dân
chủ “trấn áp, bịt miệng”, coi thường ý kiến người khác, dân chủ cực đoan “đục nước béo
cò”, lợi dụng phê bình để đề cao cá nhân, “vĩ đại hóa mình”, tạo dựng bè cánh, “tung hỏa
mù”, “đánh lạc hướng”, “lộn sòng con trắng con đen”. Đây chính là nguyên nhân, mầm
mống gây mất đoàn kết trong chi bộ, trong tổ chức.
3


d. Kỷ luật nghiêm minh, tự giác.
Bản thân luôn có ý thức tổ chức kỷ luật nghiêm minh, tự giác, chấp hành tốt Điều
lệ Đảng, bình đẳng trước mọi quyết định của Đảng, giữ gìn uy tín chung cho Đảng và bản
thân trong mọi công việc.
Hồ Chí Minh nhiều lần nhắc nhở mọi cán bộ, đảng viên của Đảng rằng, Đảng ta là
một Đảng cách mạng, một Đảng vì nước, vì dân, do vậy mọi đảng viên phải coi việc tuân
thủ kỷ luật của Đảng là trách nhiệm, là một nhiệm vụ và cũng thể hiện bản lĩnh của một
người cách mạng, người lãnh đạo. Đảng phải được thường xuyên chỉnh đốn về mọi mặt,
làm sao cho tổ chức, sinh hoạt và trong lãnh đạo phải có kỷ luật sắt, đồng thời là kỷ luật
tự giác. Để kỷ luật của Đảng thật sự là kỷ luật tự giác, nghĩa là mọi cấp bộ Đảng, mọi

đảng viên đều tự giác chấp hành kỷ luật
Để giữ nghiêm kỷ luật của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu Đảng phải luôn
luôn tẩy bỏ những phần tử hủ bại ra khỏi Đảng. Trên cơ sở tự phê bình và phê bình mà
làm cho Đảng trong sạch vững mạnh. Tổ chức Đảng trong sạch vững mạnh, tự nó đã là
một tổ chức có kỷ luật. Thường xuyên đưa vào Đảng những người tiên tiến và loại ra khỏi
Đảng những đảng viên không còn đủ tư cách và vai trò lãnh đạo. Đó là quy luật vận động
và phát triển của Đảng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần phê phán những đảng viên
thiếu ý thức tổ chức kỷ luật, mang nặng chủ nghĩa cá nhân, cậy mình có một ít thành tích
thì tự kiêu tự đại, cho mình là "cứu tinh" của dân, "công thần" của Đảng, rồi đòi địa vị,
đòi danh vọng. Việc to không làm được, việc nhỏ không muốn làm. Bệnh công thần rất có
hại cho đoàn kết ở trong Đảng cũng như ở ngoài Đảng.
e. Đoàn kết, thống nhất trong Đảng.
Luôn dựa trên nền tảng tư tưởng, cương lĩnh, điều lệ, đường lối, quan điểm, nghị
quyết của tổ chức đảng các cấp để thực hiện đoàn kết, thống nhất trong Đảng, luôn thực
hành dân chủ rộng rãi trong Đảng, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê
bình, tu dưỡng đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân và các biểu hiện tiêu cực
khác. V.I.Lênin chỉ rõ “Muốn đưa cách mạng đến thắng lợi, Đảng phải có sự thống nhất ý
chí hết sức chặt chẽ, tuyệt đối; đoàn kết là nguồn gốc, sức mạnh chủ yếu, vô tận và vô
địch của Đảng”(1). Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng việc xây dựng và bảo vệ sự
đoàn kết thống nhất trong Đảng. Phân tích toàn diện, sâu sắc tính tất yếu và tầm quan
trọng đặc biệt của sự đoàn kết thống nhất trong Đảng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm rằng: Đoàn kết trong Đảng phải biểu hiện ở cả tư
tưởng và hành động. Tư tưởng phải thống nhất, hành động cũng phải thống nhất. Đảng
tuy nhiều người, song khi tiến hành thì chỉ như một người. Trong Đảng không thể có tình
trạng trống đánh xuôi, kèn thổi ngược; bằng mặt, không bằng lòng.
Sự đoàn kết thống nhất ý chí và hành động trong Đảng trước hết phải dựa trên nền
tảng tư tưởng là Chủ nghĩa Mác-Lênin và đường lối, quan điểm của Đảng trong từng thời
kỳ cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều,
nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất là Chủ nghĩa MácLênin. Người đã ví Chủ nghĩa Mác-Lênin là cái “cẩm nang thần kỳ”, là kim chỉ nam, là
mặt trời soi sáng, là ngọn cờ đoàn kết, là cơ sở để vạch ra đường lối chiến lược, sách lược

cho cách mạng.
3. Ý thức chấp hành các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà
nước:
4


Bản thân luôn luôn thực hiện nghiêm túc các chỉ thị nghị quyết của Đảng và thực
hiện tốt pháp luật của Nhà nước. Tuyệt đối không làm những việc mà Đảng cấm, sinh
hoạt Đảng với địa phương đều đặn. Thực hiện tốt luật giáo dục, luật an toàn giao thông…
4. Tinh thần trách nhiệm trên lĩnh vực công tác được phân công phụ trách
Bản thân tôi luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm với công việc, hoàn thành tốt nhiệm
vụ được giao. Trong công tác chuyên môn luôn thực hiện đúng sự phân công của Nhà
trường, của tổ thực hiện tốt quy chế dân chủ, nội quy cơ quan . Luôn nêu cao tinh thần
đảng viên trong các đợt sinh họat chính trị, chuyên môn, không ngừng phấn đấu học tập
nâng cao trình độ chuyên môn để đáp ứng yêu cầu đào tạo trong thời kỳ mới.
5. Ý thức phục vụ nhân dân:
Với chuyên môn và công việc của mình tôi luôn cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ
của mình đồng thời nêu cao ý thức trách nhiệm nghề nghiệp để phục tốt hơn nữa sự
nghiệp trồng người, sự nghiệp giáo dục chung của nước nhà.Luôn nâng cao ý thức trách
nhiệm , ý thức đối với công việc, ý thức phục vụ nhân dân, theo hướng trọng dân, có tinh
thần và trách nhiệm và tạo niềm tin đối với nhân dân.
6. Ý thức tự rèn luyện, trau dồi phẩm chất, năng lực, đạo đức, lối sống, tác phong
của người cán bộ gắn với học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Bản thân tôi luôn luôn tự rèn luyện, trau dồi phẩm chất, năng lực, đạo đức, lối
sống, tác phong của một người cán bộ, luôn luôn giữ vững và trui rèn ý chí, quyết tâm
cách mạng, trung thành với nước, với Đảng, hiếu với dân. Khổ luyện và tiếp thu các giá
trị văn hóa, tự hoàn thiện nhân cách, không ngừng học tập để có tri thức, nâng cao tầm trí
tuệ. Thường xuyên rèn luyện đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, lòng nhân ái
với con người, lối sống trong sạch, giản dị, thủy chung, trong sáng, thiết thực, hòa đồng,
làm chủ bản thân và luôn có khát vọng vươn tới những chuẩn mực của chân, thiện, mỹ.

Luôn gần dân, hiểu dân, vì dân, gương mẫu trong cuộc sống hàng ngày. Thực hiện tự phê
bình và phê bình nghiêm túc, có tinh thần đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng
phí và các biểu hiện tiêu cực khác.
4. Tinh thần trách nhiệm trên lĩnh vực công tác được phân công phụ trách
Bản thân tôi luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm với công việc, hoàn thành tốt nhiệm
vụ được giao. Trong công tác chuyên môn luôn thực hiện đúng sự phân công của Nhà
trường, của tổ . Thực hiện tốt quy chế dân chủ, nội quy cơ quan . Luôn nêu cao tinh thần
đảng viên trong các đợt sinh họat chính trị, chuyên môn, không ngừng phấn đấu học tập
nâng cao trình độ chuyên môn để đáp ứng yêu cầu đào tạo trong thời kỳ mới.
Người viết thu hoạch

5



×