Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

bai thu hoach 4 nam hoc tap tam guong dao duc HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.33 KB, 5 trang )

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Quảng Tân ngày 24 tháng 9 năm 2010
BÀI THU HOẠCH
4 năm thực hiện Cuộc vận động
“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”
Họ tên: Phạm Văn Hiếu.
Đơn vị: Trường THCS Ngô Quyền
Qua quá trình nghiên cứu, học tập nội dung các tác phẩm Di chúc, Nâng
cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân; Sửa đổi lối làm việc của
Bác; Tư tưởng của Bác về thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, quan liêu;
về “nâng cao ý thức trách nhiệm, hết lòng hết sức phụng sư Tổ quốc, phục vụ
nhân dân”; “về xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch vững mạnh, là đạo đức, là
văn minh”, tôi xin trình bày những thu hoạch được về nhận thức của cá nhân về
tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; tầm quan trọng của Cuộc vận động
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; những kết quả cụ thể của
cá nhân trong việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác; trách nhiệm
của cá nhân trong việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
trong thời gian tới.
1. Nhận thức của cá nhân về tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh
Bước chân vào con đường hoạt động cách mạng, Bác Hồ quan tâm hàng
đầu tới việc giáo dục đạo đức cho mọi người Việt Nam yêu nước. Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã chỉ ra rằng, "cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có
nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng
phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được
nhân dân. Vì muốn giải phóng cho dân tộc, giải phóng cho loài người là một công
việc to tát, mà tự mình không có đạo đức, không có căn bản, tự mình đã hủ hóa,
xấu xa thì còn làm nổi việc gì?".
Theo Người, tư cách của người cách mạng là yếu tố quan trọng hàng đầu
giúp các thế hệ người Việt Nam vững tin đi vào con đường cách mạng và đưa sự


nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản đến
thắng lợi cuối cùng. Bởi vì, đạo đức cách mạng là gốc, là nền tảng. Mọi việc
thành hay bại, chủ yếu là do cán bộ có thấm nhuần đạo đức cách mạng hay
không. Ðạo đức cách mạng không chỉ tạo nên sức mạnh chiến thắng kẻ thù, mà
còn là thước đo lòng cao thượng của con người.
1
Bác Hồ quan tâm đạo đức cách mạng một cách nhất quán, xuyên suốt từ
những năm hai mươi đến tận cuối đời. Người đặc biệt chú trọng cả hai mặt lý
luận và thật sự thực hành đạo đức của cán bộ, đảng viên từ khi Ðảng ta trở thành
Ðảng cầm quyền. Bởi vì trong điều kiện Ðảng cầm quyền thì cán bộ, đảng viên dễ
mắc bệnh quan liêu, nhũng lạm. Trong điều kiện Ðảng cầm quyền, hệ thống chính
trị là tấm gương của xã hội. Gương sáng thì dân soi, gương mờ làm lòng dân
không yên. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cảnh báo hai vấn đề lớn liên quan nguy cơ
của Ðảng cầm quyền. Một là, sai lầm về đường lối của Ðảng, và hai là, sự suy
thoái về phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Tóm lại, Ðảng cầm
quyền liên quan vận nước. Ðảng và mỗi cán bộ, đảng viên vui với mỗi bước phát
triển, đi lên của đất nước và phải chịu trách nhiệm trước những lời kêu ca, phàn
nàn của dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh có nỗi quan tâm lớn từ khi Ðảng ta trở thành
Ðảng cầm quyền, bởi sứ mệnh nặng nề của Ðảng là làm cho dân tự do, hạnh phúc
sau khi giành được độc lập dân tộc. Người chú trọng giáo dục việc nâng cao đạo
đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân.
Nâng cao đạo đức cách mạng, trước hết là nâng cao nhận thức và thực
hành cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, ý thức tổ chức kỷ luật, ý thức trách
nhiệm, ý thức phục vụ nhân dân. Trong điều kiện Ðảng cầm quyền, Ðảng có
quyền lực chính trị, lãnh đạo xã hội và hệ thống chính trị. Vì vậy, Ðảng phải nâng
cao ý thức phục vụ nhân dân. Cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, thanh
niên..., cùng với những đức tính cần cù, tiết kiệm, chính trực, thì phải trong sạch,
không tham lam tiền của, đặc biệt không tham địa vị, quyền hành, vì địa vị quyền
hành dẫn tới lợi ích vật chất. Là cán bộ, đảng viên thì phải đặt lợi ích của Tổ
quốc, của nhân dân lên trên hết, trước lợi ích cá nhân. Nêu cao ý thức phục vụ

nhân dân là đạo đức đẹp đẽ nhất của mỗi cán bộ, đảng viên. Ðặc biệt, trên cơ sở
nhận thức Ðảng cầm quyền, nhưng dân là chủ, là gốc; Ðảng cầm quyền cho dân
làm chủ, cán bộ đảng viên phải có ý thức chịu trách nhiệm trước nhân dân. Vì
Ðảng, Nhà nước cũng phải chịu trách nhiệm trước nhân dân, như cách nói của
Bác Hồ.
Chống suy thoái về đạo đức là chống lười biếng, xa xỉ, quan liêu và đặc
biệt là chống sự nhũng lạm. Theo quan điểm Hồ Chí Minh, là cán bộ, công chức
Nhà nước thì dù ít, dù nhiều đều có quyền hành. Cấp cao thì quyền to, cấp thấp
thì quyền nhỏ. Có quyền mà thiếu lương tâm, không chịu tu dưỡng rèn luyện thì
dễ trở nên hủ bại, dễ biến thành sâu mọt, dễ "dĩ công vi tư". Vì vậy, tham nhũng
theo tinh thần Hồ Chí Minh là bệnh của những người có quyền lực, lạm dụng
quyền lực cộng với lòng tham để nhũng nhiễu dân. Muốn chống tham nhũng, phải
chống cả xa xỉ, vì xa xỉ mà sinh ra tham nhũng. Mà chống tham nhũng trước hết
là chống tham quyền. Chống tham nhũng phải bằng giáo dục, công tác tư tưởng.
Nhưng chỉ có giáo dục đạo đức không thôi thì không thể xóa bỏ được tham
2
nhũng, mà phải kết hợp chặt chẽ với pháp luật, mà quan trọng là tính khoa học và
minh bạch của bộ máy; đồng thời phải dùng cả "pháp trị" với tính nghiêm minh
của pháp luật, phép nước theo tấm gương Hồ Chí Minh.
Chống suy thoái về đạo đức, đặc biệt phải tập trung chống chủ nghĩa cá
nhân. Bởi vì chủ nghĩa cá nhân là một loại giặc, đồng minh với các loại giặc khác.
Muốn chống các loại giặc khác, trước hết phải chống giặc trong lòng, tức chủ
nghĩa cá nhân. Chủ nghĩa cá nhân là một thứ vi trùng rất độc, đẻ ra hàng trăm thứ
bệnh khác nhau. Nó không chỉ ảnh hưởng tới từng cá nhân, đối với dân tộc, mà
còn làm mất niềm tin của nhân dân đối với Ðảng. Nói ngắn gọn, theo quan điểm
Hồ Chí Minh, chủ nghĩa cá nhân là một trở lực trên con đường xây dựng chủ
nghĩa xã hội, là đối lập với chủ nghĩa xã hội. Vì vậy, thắng lợi của chủ nghĩa xã
hội không thể tách rời thắng lợi của cuộc đấu tranh trừ bỏ chủ nghĩa cá nhân.
Chống chủ nghĩa cá nhân không có nghĩa là chà đạp lên lợi ích cá nhân.
Hiện nay, trong bối cảnh tình hình mới, việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức

trở thành một nhu cầu cấp bách và có ý nghĩa lâu dài đối với sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc.
2. Nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc học tập và làm
theo tấm gương Đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh :
Qua gần 4 năm thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh trong các tổ chức của hệ thống chính trị và toàn xã hội đã
làm cho toàn Đảng, toàn dân ta ngày càng nhận thức sâu sắc hơn về những nội
dung cơ bản, giá trị to lớn của tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Cuộc vận động đã đem lại nhiều kết quả đáng trân trọng, tác động rất tích cực đến
dư luận xã hội; tạo được những chuyển biến rõ nét trong nhận thức của cán bộ,
đảng viên, công chức và nhân dân về tư tưởng, tấm gương đạo đức của Bác; góp
phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, củng cố quốc phòng-
an ninh, đặc biệt ngày càng có nhiều gương sáng của tập thể và cá nhân điển hình
tiên tiến trong việc “làm theo” tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; đáp ứng tình
cảm, lòng mong đợi của nhân dân, được đông đảo cán bộ, đảng viên và quần
chúng nhân dân hưởng ứng với tinh thần phấn khởi, tin tưởng và tâm huyết.
3. Những kết quả cụ thể của cá nhân trong việc học tập và làm theo
tấm gương đạo đức của Bác:
- Về ý thức rèn luyện, tu dưỡng đạo đức thường xuyên: là một nhà giáo
với nhiệm vụ vinh quang và cũng rất nặng nề: Trồng người – Ươm mầm tài năng
cho địa phương, xã hội, tôi luôn luôn gương mẫu rèn luyện phẩm chất tư cách
của một người giáo viên nhân dân, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Sống
cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, hoà nhã, thân ái với đồng chí, đồng nghiệp
3
và mọi người xung quanh, được đồng nghiệp, nhân dân, học sinh tin tưởng. Tự
rèn luyện trau dồi phẩm chất đạo đức, lối sống, tác phong của một người giáo
viên. Không ngừng nghiên cứu, tìm tòi qua sách báo, tài liệu, mạng Internet để
trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ về chuyên môn nghiệp vụ để hoàn thành tốt
mọi nhiệm vụ được giao.
- Về ý thức trách nhiệm tâm huyết với công việc:

+ Tích cực lao động, học tập, công tác với tinh thần lao động sáng tạo, có
năng suất, chất lượng, hiệu quả cao; Biết quý trọng công sức lao động và tài sản
tập thể, của nhân dân; Không xa hoa, lãng phí, không phô trương hình thức.
+ Kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân, lối sống thực dụng; Thẳng thắn,
trung thực bảo vệ công lý, bảo vệ đường lối, quan điểm của Đảng, bảo vệ người
tốt; Chân thành, khiêm tốn, không chạy theo chủ nghĩa thành tích, không bao che,
giấu khuyết điểm…..
+ Kiên quyết chống bệnh lười biếng, lối sống hưởng thụ, nói không đi đôi
với làm, nói nhiều, làm ít.
+ Luôn có ý thức giữ gìn đoàn kết trong nhà trường, ngành GD.
- Về ý thức tổ chức, kỷ luật, thực hiện tự phê bình và phê bình theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh :
+ Bản thân tôi tự luôn đặt mình trong tổ chức, trong tập thể, thực hiện tốt
Pháp lệnh cán bộ, công chức, nội quy, quy chế của ngành, nhà trường và địa
phương, các tổ chức chính trị xã hội mà mình tham gia.
+ Luôn có ý thức coi trọng tự phê bình và phê bình. Luôn phê phán những
biểu hiện xuất phát từ những động cơ cá nhân. Luôn động viên những người than
trong gia đình, nhà trường giữ gìn đạo đức, lối sống, xây dựng gia đình văn hoá.
+ Bản thân và gia đình luôn gương mẫu chấp hành tốt các chủ trương,
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nội qui, qui định của ngành, địa
phương. Thực hiện tốt cuộc vận động “Toàn dân xây dựng đời sống văn hoá ở
khu dân cư”. Có quan hệ tốt với chính quyền, nhân dân ở nơi cư trú. Thực hiện tốt
mọi nghĩa vụ của công dân.
- Khuyết điểm: Trong việc đấu tranh phê bình đôi lúc còn cả nể. Sắp xếp,
bố trí thời gian, tổ chức công việc chưa thật sự khoa học. Chưa thực sự mạnh dạn
4
tham mưu, đề xuất cho Lãnh đạo nhà trường trên lĩnh vực mình được phân công
phụ trách; trong công việc đôi khi còn ỷ lại.
4. Trách nhiệm của cá nhân trong việc học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh trong thời gian tới:

Tiếp tục nghiên cứu, học tập để nâng cao nhận thức về tư tưởng tấm
gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Phấn đấu hoàn thành tốt và giữ vững những kết quả đã đạt được. Không
ngừng tu dưỡng rèn luyện, trau dồi đạo đức cách mạng theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh.
Rèn luyện kỹ năng trong đấu tranh phê bình và tự phê bình, mạnh dạn góp
ý cho đồng nghiệp, đồng chí để cùng tiến bộ, mạnh dạn tham mưu, đề xuất trong
lĩnh vực mình được phân công phụ trách.
Người viết
Phạm Văn Hiếu
5

×