Tải bản đầy đủ (.pdf) (191 trang)

phuong phap day hoc tu nhien va xa hoi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 191 trang )

Đại học huế
Trung tâm đào tạo từ xa

PGS. TS. Nguyễn Đức Vũ

Phương pháp dạy học

Tự nhiên và xã
hội
Sách dùng cho hệ đào tạo từ xa
(Tái bản lần thứ nhất)


Mở đầu
Tổng quan về chương trình học phần
phương pháp dạy học môn tự nhiên và xã
hội, và một số điểm chú ý về phương pháp
học tập

ở tiểu học, môn Tự nhiên và Xã hội đã được đưa vào dạy ở các
trường trong toàn quốc từ năm học 1996 1997. ở các trường Sư
phạm có đào tạo giáo viên tiểu học, học phần Phương pháp dạy học Tự
nhiên và Xã hội được đưa vào chương trình đào tạo các hệ : chính quy,
tại chức. Đại học Huế xây dựng chương trình học phần Phương pháp
dạy học Tự nhiên và Xã hội dùng cho đào tạo Cử nhân giáo dục Tiểu
học hệ từ xa.
I Mục tiêu của học phần phương pháp dạy học tự
nhiên và xã hội, Khoa học, lịch sử và địa lí ở Tiểu học

Sau khi học xong học phần, người học cần :
1. Có những hiểu biết cơ bản về mục tiêu, chương trình, các


phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, sách và tài liệu học tập,
thiết bị dạy học và phương thức kiểm tra, đánh giá môn Tự nhiên và
Xã hội, Khoa học, Lịch sử và Địa lí theo tinh thần của Luật Giáo dục.
2. Có kĩ năng chuẩn bị và tổ chức quá trình dạy học theo hướng
phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh ; bồi
dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào
thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập
cho học sinh ; kĩ năng sử dụng các đồ dùng dạy học, thiết bị thí
nghiệm và một số phương tiện nghe nhìn thông dụng có tác dụng tốt
đối với quá trình dạy học, phù hợp với đối tượng học sinh tiểu học.

4


Thông qua việc học tập, nghiên cứu học phần Phương pháp dạy
học Tự nhiên và Xã hội sinh viên được tăng cường năng lực tự học, tự
nghiên cứu, vận dụng sáng tạo các phương pháp dạy học mới để không
ngừng nâng cao tay nghề.
3. Có ý thức trao đổi nghiệp vụ, tích luỹ kinh nghiệm và phổ biến,
nhân rộng kinh nghiệm của cá nhân, đồng nghiệp ; có ham muốn cải
tiến và sáng tạo trong dạy học bộ môn.
II Nội dung chương trình học phần phương pháp dạy
học tự nhiên và xã hội

Chương I : Vị trí, mục tiêu, cấu trúc và nội dung chương trình,
đặc điểm sách giáo khoa môn Tự nhiên và Xã hội, Khoa học, Lịch sử
và Địa lí ở tiểu học.
Chương II : Hình thành các biểu tượng và khái niệm về Tự nhiên
và Xã hội, Khoa học, Lịch sử và Địa lí ở tiểu học.
Chương III : Các phương pháp dạy học môn Tự nhiên và Xã hội,

Khoa học, Lịch sử và Địa lí.
Chương IV : Các hình thức tổ chức dạy học môn Tự nhiên và Xã
hội, Khoa học, Lịch sử và Địa lí.
Chương V : Phương tiện dạy học môn Tự nhiên và Xã hội,
Khoa học, Lịch sử và Địa lí.
Chương VI : Kiểm tra và đánh giá trong môn Tự nhiên và Xã
hội, Khoa học, Lịch sử và Địa lí.
Chương VII : Hướng dẫn dạy học các chủ đề môn Tự nhiên và
Xã hội ở lớp 1, 2, 3 và môn Khoa học, Lịch sử và Địa lí.
III Một số điểm lưu ý về phương pháp học tập học
phần phương pháp dạy học tự nhiên và xã hội

1. Chương trình môn Phương pháp dạy học Tự nhiên và Xã hội, là
chương trình dạy nghề. Phần lớn người học hệ đào tạo từ xa đã được

5


đào tạo tại trường sư phạm, đã trải qua dạy học và có tích luỹ kinh
nghiệm thực tế. Do vậy, người học :
Nên phát huy cao độ vai trò chủ động, tích cực nhận thức và hoạt
động học tập (tự nghiên cứu, trao đổi, thảo luận, tranh luận, thực
nghiệm...) ; lấy lí thuyết khoa học làm sáng rõ các kinh nghiệm đã có.
Chú ý thu thập, tổng kết, đánh giá kinh nghiệm của người học,
đồng thời uốn nắn những kinh nghiệm không còn phù hợp với thực tiễn
dạy học hiện nay.
Trên cơ sở vận dụng lí luận vào thực tiễn, đề xuất các ý tưởng
mới, sáng tạo nhằm nâng cao nhận thức và tay nghề, hình thành và rèn
luyện năng lực nghiên cứu môn học.
2. Cơ sở khoa học của học phần Phương pháp dạy học Tự nhiên và

Xã hội ở tiểu học, được xây dựng từ các môn Tâm lí học, Giáo dục học
và các môn khoa học cơ bản tự nhiên và xã hội (Vật lí, Hoá học, Sinh
học, Địa lí, Lịch sử...). Do vậy, để học có hiệu quả học phần này,
người học cần ôn lại hoặc nghiên cứu thêm nhiều tri thức cơ bản của
các khoa học liên quan, đồng thời phải luôn cập nhật nhiều kiến thức
mới về xã hội học, dân số, môi trường... là những nội dung tích hợp
nhiều trong các kiến thức môn Tự nhiên và Xã hội.
3. Việc tự học, tự nghiên cứu liên quan thường xuyên và mật thiết
với việc tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của bản thân. Điều này
đòi hỏi trong quá trình học tập, tự nghiên cứu, người học phải luôn
hoàn thành các câu hỏi và bài tập quy định trong giáo trình, tận dụng
cơ hội thuận lợi, tranh luận với đồng nghiệp, tham dự các seminar,
thường xuyên vận dụng các kiến thức đã nghiên cứu vào thực tiễn, và
có ý thức đánh giá thực tiễn dạy học môn Tự nhiên và Xã hội dưới các
tri thức của học phần Phương pháp dạy học Tự nhiên và Xã hội, ở tiểu
học.

6


Chương I

Vị trí, mục tiêu, cấu trúc và nội dung
chương trình, đặc điểm sách giáo
khoa môn Tự nhiên và Xã hội (lớp 1, 2, 3),
khoa học, lịch sử và Địa lí (lớp 4, 5)
I Vị trí môn học Tự nhiên và Xã hội, Khoa học, Lịch sử
và Địa lí ở tiểu học

1. Điều 24, Luật Giáo dục ghi rõ : "Giáo dục tiểu học phải bảo

đảm cho học sinh có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội
và con người...". Tự nhiên, xã hội, con người là đối tượng nghiên cứu
của các ngành khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Phù hợp với trình
độ nhận thức của học sinh ở lứa tuổi từ 6 11 tuổi ở bậc Tiểu học, các
nội dung tự nhiên và xã hội được trình bày một cách đơn giản trong
môn Tự nhiên và Xã hội (lớp 1, 2, 3) ; môn Khoa học, Lịch sử và Địa
lí (lớp 4,5). Học sinh sẽ có những hiểu biết cơ bản, ban đầu về các sự
vật, hiện tượng, mối quan hệ giữa chúng trong tự nhiên, xã hội, con
người. Chúng sẽ được củng cố, phát triển bảo đảm cho học sinh có
những hiểu biết phổ thông cơ bản về khoa học xã hội, khoa học tự
nhiên ở Trung học cơ sở trong các môn học độc lập như Vật lí, Hoá
học, Sinh học, Địa lí, Lịch sử...
2. Do đặc điểm nội dung của mình, môn Tự nhiên và Xã hội, Khoa
học, Lịch sử và Địa lí ở tiểu học không chỉ đơn thuần cung cấp cho
học sinh một khối lượng tri thức cần thiết, mà còn tập cho học sinh
làm quen với cách tư duy khoa học, rèn luyện kĩ năng liên hệ kiến thức
với thực tế và ngược lại, giúp cho các em có được những phẩm chất và
năng lực cần thiết thích ứng với cuộc sống, hình thành ở các em thái
độ khám phá, tìm tòi thực tế.
II Mục tiêu và nội dung môn tự nhiên và xã hội, khoa
học, lịch sử và địa lí

7


Theo chương trình Tiểu học (Ban hành kèm theo Quyết định số
43/2001/ QĐ BGD & ĐT ngày 9 tháng 11 năm 2001 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo :
1. Tự nhiên và xã hội
(các lớp 1, 2, 3)

I Mục tiêu
Môn Tự nhiên và Xã hội ở tiểu học nhằm giúp học sinh :
1. Có một số kiến thức cơ bản, ban đầu và thiết thực về :
Con người và sức khoẻ (cơ thể người, cách giữ vệ sinh cơ thể và
phòng tránh bệnh tật, tai nạn).
Một số sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên và xã hội.
2. Bước đầu hình thành và phát triển những kĩ năng :
Tự chăm sóc sức khoẻ cho bản thân, ứng xử hợp lí trong đời
sống để phòng tránh một số bệnh tật và tai nạn.
Quan sát, nhận xét, nêu thắc mắc, đặt câu hỏi, biết cách diễn đạt
những hiểu biết của mình về các sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự
nhiên và xã hội.
3. Hình thành và phát triển những thái độ và hành vi :
Có ý thức thực hiện các quy tắc giữ vệ sinh, an toàn cho bản thân
gia đình và cộng đồng.
Yêu thiên nhiên, gia đình, trường học, quê hương.
II Nội dung
Lớp 1
(1 tiết/ tuần 35 tuần = 35 tiết)
1. Con người và sức khoẻ
Cơ thể người và các giác quan, các bộ phận của cơ thể người, vai
trò nhận biết thế giới xung quanh của các giác quan, vệ sinh cơ thể và
các giác quan, vệ sinh răng miệng. Ăn đủ, uống đủ.
2. Xã hội

8


Gia đình : Các thành viên trong gia đình (ông bà, cha mẹ, anh
chị em ruột) ; Nhà ở và các đồ dùng trong nhà (địa chỉ nhà ở, chỗ ăn,

ngủ, làm việc, học tập, tiếp khách, bếp, khu vệ sinh... và các đồ dùng
cần thiết trong nhà) ; Giữ gìn nhà ở sạch sẽ ; An toàn khi ở nhà (phòng
tránh bỏng, đứt tay chân, điện giật).
Lớp học : Các thành viên trong lớp học, các đồ dùng trong lớp
học, giữ lớp học sạch, đẹp.
Thôn, xóm, xã hoặc đường, phố, phường nơi đang sống : Phong
cách và hoạt động sinh sống của nhân dân ; An toàn giao thông (quy tắc
đi bộ).
3. Tự nhiên
Thực vật và động vật : Một số cây cối và một số con vật phổ biến
(tên gọi, đặc điểm và ích lợi hoặc tác hại đối với con người).
Hiện tượng tự nhiên : Một số hiện tượng phổ biến của thời tiết
(nắng, mưa, gió, nóng, rét).
Lớp 2
(1 tiết/ tuần 35 tuần = 35 tiết)
1. Con người và sức khoẻ
Cơ quan vận động (cơ, xương, khớp xương ; một số cử động vận
động, vai trò của cơ và xương trong cử động vận động ; phòng cong
vẹo cột sống : tập thể dục và vận động thường xuyên để cơ, xương phát
triển).
Cơ quan tiêu hoá (nhận biết trên sơ đồ ; vai trò của từng bộ phận
trong hoạt động tiêu hoá). Ăn sạch, uống sạch, phòng nhiễm giun.
2. Xã hội
Gia đình : Công việc của các thành viên trong gia đình ; Cách
bảo quản và sử dụng một số đồ dùng trong nhà ; Giữ sạch môi trường
xung quanh nhà ở và khu vệ sinh, chuồng gia súc ; An toàn khi ở nhà
(phòng tránh ngộ độc).
Trường học : Các thành viên và công việc của họ ; Cơ sở vật chất
của nhà trường ; Giữ vệ sinh trường học ; An toàn khi ở trường.


9


Huyện hoặc quận nơi đang sống : Cảnh quan tự nhiên ; Nghề
chính của nhân dân ; Các đường giao thông và phương tiện giao thông
: Một số biển báo trên đường bộ, đường sắt ; An toàn giao thông (quy
tắc đi những phương tiện giao thông công cộng).
3. Tự nhiên
Thực vật và động vật : Một số cây cối và một số con vật sống ở
trên mặt đất, dưới nước và trên không.
Bầu trời ban ngày và ban đêm : Mặt Trời, cách tìm phương
hướng bằng Mặt Trời : Mặt Trăng và các vì sao.
Lớp 3
(2 tiết/tuần 35 tuần = 70 tiết)
1. Con người và sức khoẻ
Cơ quan hô hấp (nhận biết trên sơ đồ ; tập thở sâu ; thở không
khí trong sạch ; phòng một số bệnh lây qua đường hô hấp).
Cơ quan tuần hoàn (nhận biết trên sơ đồ ; hoạt động lao động và
tập thể dục thể thao vừa sức).
Cơ quan bài tiết nước tiểu (nhận biết trên sơ đồ ; giữ vệ sinh).
Cơ quan thần kinh (nhận biết trên sơ đồ ; ngủ, nghỉ ngơi và học
tập, làm việc điều độ).
2. Xã hội
Gia đình : Mối quan hệ họ hàng nội, ngoại (cô dì, chú bác, cậu
và các anh chị em họ) ; Quan hệ giữa sự tăng số người trong gia đình
và số người trong cộng đồng ; An toàn khi ở nhà (phòng cháy khi đun,
nấu).
Trường học : Một số hoạt động chính ở nhà trường tiểu học, vai
trò của giáo viên và học sinh trong các hoạt động đó ; An toàn khi ở
trường (không chơi các trò chơi nguy hiểm).

Tỉnh hoặc thành phố nơi đang sống : Một số cơ sở hành chính,
giáo dục, y tế, kinh tế... ; Làng quê và đô thị ; Giữ vệ sinh nơi công
cộng ; An toàn giao thông (quy tắc đi xe đạp).

10


3. Tự nhiên
Thực vật và động vật : Đặc điểm bên ngoài của cây xanh và một
số con vật (nhận biết đặc điểm chung và riêng của cây xanh và một số
con vật).
Mặt Trời và Trái Đất :
+ Mặt Trời, Nguồn sáng và nguồn nhiệt ; Vai trò của Mặt Trời
đối với sự sống trên Trái Đất ; Trái Đất trong hệ Mặt Trời,
Mặt Trăng và Trái Đất.
+ Trái Đất : Hình dạng, đặc điểm bề mặt và sự chuyển động
của Trái Đất, Ngày đêm, năm tháng, các mùa.
2. Khoa học
(các lớp 4, 5)
I Mục tiêu
Môn Khoa học ở tiểu học nhằm giúp học sinh :
1. Có một số kiến thức cơ bản, ban đầu và thiết thực về :
Sự trao đổi chất, nhu cầu dinh dưỡng và sự lớn lên của cơ thể
người. Cách phòng tránh một số bệnh thông thường và bệnh truyền
nhiễm.
Sự trao đổi chất, sự sinh sản của thực vật, động vật.
Đặc điểm và ứng dụng của một số chất, một số vật liệu và dạng
năng lượng thường gặp trong đời sống và sản xuất.
2. Bước đầu hình thành và phát triển những kĩ năng :
ứng xử thích hợp trong các tình huống có liên quan đến vấn đề

sức khoẻ của bản thân, gia đình và cộng đồng.
Quan sát và làm một số thí nghiệm thực hành khoa học đơn giản
gần gũi với đời sống, sản xuất.

11


Nêu thắc mắc, đặt câu hỏi trong quá trình học tập, biết tìm thông
tin để giải đáp. Biết diễn đạt những hiểu biết bằng lời nói, bài viết,
hình vẽ, sơ đồ...
Phân tích, so sánh, rút ra những dấu hiệu chung và riêng của một
số sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên.
3. Hình thành và phát triển những thái độ và thói quen :
Tự giác thực hiện các quy tắc vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia
đình và cộng đồng.
Ham hiểu biết khoa học, có ý thức vận dụng những kiến thức đã
học vào đời sống.
Yêu con người, thiên nhiên, đất nước, yêu cái đẹp. Có ý thức và
hành động bảo vệ môi trường xung quanh.
II Nội dung
Lớp 4
(2 tiết/tuần 35 tuần = 70 tiết)
1. Con người và sức khoẻ
Sự trao đổi chất của cơ thể người với môi trường (cơ thể người sử
dụng những gì từ môi trường và thải ra môi trường những gì).
Một số chất dinh dưỡng (chất bột, chất đạm, chất béo, vitamin,
chất khoáng...) có trong thức ăn và nhu cầu các chất dinh dưỡng của cơ
thể. Ăn uống khi đau ốm.
An toàn, phòng chống bệnh tật và tai nạn : Sử dụng thực phẩm
an toàn (rau sạch, thực phẩm tươi sống, thức ăn, đồ uống đóng hộp...) ;

Phòng một số bệnh do ăn thiếu hoặc ăn thừa chất dinh dưỡng ; Phòng
một số bệnh lây qua đường tiêu hoá (tiêu chảy, kiết lị) ; Phòng đuối
nước.
2. Vật chất và năng lượng
Nước : Tính chất của nước, ba thể của nước, sự chuyển thể, vòng
tuần hoàn của nước ; Vai trò của nước trong sản xuất nông nghiệp ;

12


công nghiệp và đời sống ; Sự ô nhiễm nước ; Cách làm sạch nước ; Sử
dụng nước hợp lí, bảo vệ nguồn nước.
Không khí : Tính chất, thành phần của không khí ; Vai trò của
không khí đối với sự sống, sự cháy ; Sự chuyển động của không khí,
gió, bão, phòng chống bão ; Sự ô nhiễm không khí ; Bảo vệ bầu không
khí trong sạch.
Âm : Các nguồn âm, sự truyền âm, âm thanh trong đời sống,
chống tiếng ồn.
ánh sáng : Các nguồn sáng, sự truyền ánh sáng ; Vai trò của ánh
sáng.
Nhiệt : Cảm giác nóng, lạnh, nhiệt độ, nhiệt kế, các nguồn nhiệt
: Vai trò của nhiệt.
3. Thực vật và động vật
Sự trao đổi chất của thực vật và động vật với môi trường (trong quá
trình sống, thực vật và động vật sử dụng những gì từ môi trường và thải
ra môi trường những gì).
Lớp 5
(2 tiết/ tuần 35 tuần = 70 tiết)
1. Con người và sức khoẻ
Sự sinh sản, sự lớn lên và phát triển của cơ thể người. Vệ sinh

học sinh gái, trai.
An toàn, phòng chống bệnh tật và tai nạn : Không sử dụng các
chất gây nghiện ; Sử dụng thuốc an toàn ; Phòng tránh một số bệnh
(sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não, viêm gan, HIV/ AIDS) ; Phòng
chống xâm hại trẻ em ; Phòng tránh tai nạn giao thông.
2. Vật chất và năng lượng
Đặc điểm và ứng dụng của một số vật liệu thường dùng : tre,
mây, song, kim loại (sắt, đồng, nhôm) và hợp kim (gang, thép), đá vôi,
gốm (gạch, ngói), xi măng, thuỷ tinh, cao su, chất dẻo, tơ sợi.
Sự biến đổi hoá học của một số chất.

13


Sử dụng một số dạng năng lượng : Than đá, dầu mỏ, khí đốt ;
Mặt Trời, gió, nước, năng lượng điện (thắp sáng, đốt nóng, chạy động
cơ).
3. Thực vật và động vật
Sự sinh sản của cây xanh.
Sự sinh sản của một số động vật.
4. Môi trường và tài nguyên thiên nhiên
Môi trường và tài nguyên (một số ví dụ). Vai trò của môi trường
đối với con người. Tác động của con người đối với môi trường tự
nhiên. Dân số và tài nguyên. Một số biện pháp bảo vệ môi trường.
3. Lịch sử và địa lí
(các lớp 4, 5)
I Mục tiêu
1. Cung cấp cho học sinh một số kiến thức cơ bản, thiết thực về :
Các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu tương đối có
hệ thống theo dòng thời gian của lịch sử Việt Nam từ buổi đầu dựng

nước cho tới nay.
Các sự vật, hiện tượng và các mối quan hệ địa lí đơn giản ở Việt
Nam và một số quốc gia trên thế giới.
2. Bước đầu hình thành và rèn luyện cho học sinh các kĩ năng :
Quan sát sự vật, hiện tượng ; thu thập, tìm kiếm tư liệu lịch sử,
địa lí từ các nguồn khác nhau.
Nêu thắc mắc, đặt câu hỏi trong quá trình học tập và chọn thông
tin để giải đáp.
Nhận biết đúng các sự vật, sự kiện, hiện tượng lịch sử và địa lí.
Trình bày lại kết quả học tập bằng lời nói, bài viết, hình vẽ, sơ
đồ...
Vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống.

14


3. Góp phần bồi dưỡng và phát triển ở học sinh những thái độ và
thói quen :
Ham học hỏi, tìm hiểu để biết về môi trường xung quanh các em.
Yêu thiên nhiên, con người, quê hương, đất nước.
Tôn trọng, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và văn hoá gần gũi với
học sinh.
II Nội dung
Lớp 4
Lịch sử
(1 tiết/ tuần 35 tuần = 35 tiết)
1. Buổi đầu dựng nước và giữ nước (Cách đây hơn 2000 năm đến
năm 179 TCN)
Nước Văn Lang Âu Lạc : Mấy nét chính của nền văn hoá Hoà
Bình Bắc Sơn Đông Sơn ; Sự ra đời của nước Văn Lang Âu Lạc ;

Một số nét về đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Việt cổ ;
Thành Cổ Loa và cuộc kháng chiến chống Triệu Đà xâm lược.
2. Hơn 1000 năm đấu tranh giành độc lập (Từ năm 179 TCN đến
938 SCN)
Vài nét tiêu biểu về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá thời Bắc
thuộc.
Sơ lược khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40 43), ý nghĩa của cuộc khởi
nghĩa.
Chiến thắng Bạch Đằng (938), chấm dứt hơn một nghìn năm đấu
tranh giành độc lập.
3. Buổi đầu độc lập (thế kỉ X)
Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước.
Cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất (981) : Nhà Lê thành
lập ; Sơ lược diễn biến của cuộc kháng chiến (trận Chi Lăng Bạch
Đằng) ; Kết quả của cuộc kháng chiến.
4. Nước Đại Việt thời Lý (thế kỉ XI XII)

15


Nhà Lý và việc dời đô ra Thăng Long.
Chùa ở thời Lý.
Cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ hai (1075 1077) : Tài
quân sự của vua quan thời Lý ; Kết quả của cuộc kháng chiến.
5. Nước Đại Việt thời Trần (thế kỉ XIII đầu thế kỉ XV)
Nhà Trần thành lập.
Nhà Trần với việc khai phá vùng đất mới và đắp đê làm thuỷ lợi.
Ba lần kháng chiến chống Mông Nguyên : Tinh thần đoàn kết,
quyết tâm của toàn dân ; Tài chỉ huy quân sự của vua quan nhà Trần ;
Kết quả ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên.

Nhà Trần suy tàn.
6. Nước Đại Việt thời Lê (thế kỉ XV đầu thế kỉ XVI)
Khởi nghĩa Lam Sơn ; nhà hậu Lê ra đời.
Vài nét tiêu biểu về chính sách quản lí nhà nước. Khoa học và
giáo dục thời Lê.
7. Thời Trịnh Nguyễn phân tranh (thế kỉ XVI XVIII)
Trịnh Nguyễn phân tranh : đất nước bị chia cắt.
Cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong với sự mở rộng cương vực phía
Nam.
Thành thị phát triển (một số nét tiêu biểu của Thăng Long, Phố
Hiến, Hội An).
8. Thời Tây Sơn (thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX)
Sơ lược tiến trình Tây Sơn tiến ra Thăng Long (mở đầu việc
thống nhất đất nước).
Quang Trung đại phá quân Thanh (sơ lược diễn biến các trận :
Hạ Hồi, Ngọc Hồi, Đống Đa). Kết quả.
Quang Trung và một số chính sách dựng nước chính.
9. Thời Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX)
Nhà Nguyễn thành lập.

16


Kinh thành Huế (sơ lược sự hình thành và cấu trúc của kinh
thành).
Địa lí
(1 tiết/ tuần 35 tuần = 35 tiết)
1. Bản đồ và cách sử dụng. Bản đồ hình thể Việt Nam
2. Thiên nhiên và hoạt động của con người ở miền núi và trung du
(dãy núi Hoàng Liên Sơn, Tây Nguyên, Trung du Bắc Bộ)

Đặc điểm tiêu biểu của thiên nhiên (địa hình, khí hậu, sông,
rừng).
Cư dân (mật độ dân số không lớn, ba dân tộc tiêu biểu với nét
đặc trưng về trang phục, lễ hội).
Hoạt động sản xuất gắn với tài nguyên rừng, sức nước, đất,
khoáng sản (thuỷ điện ; khai thác chế biến gỗ, quặng ; trồng trọt ; chăn
nuôi gia súc...) ; hoạt động dịch vụ (giao thông miền núi và chợ
phiên).
Thành phố vùng cao : Đà Lạt.
3. Thiên nhiên và hoạt động của con người ở miền đồng bằng
(đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ)
Đặc điểm tiêu biểu của thiên nhiên (địa hình, khí hậu, sông
ngòi).
Cư dân (mật độ dân số rất lớn, ba dân tộc tiêu biểu với nét đặc
trưng về trang phục, lễ hội).
Hoạt động sản xuất gắn với tài nguyên đất, nước (sông), khí hậu
và sinh vật (trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông, thuỷ sản) ; hoạt động
dịch vụ (giao thông đồng bằng, thương mại).
Thủ đô Hà Nội, các thành phố lớn : Thành phố Hồ Chí Minh,
Cần Thơ.
4. Thiên nhiên và hoạt động của con người ở miền duyên hải
(duyên hải miền Trung)
Đặc điểm tiêu biểu của thiên nhiên (địa hình, khí hậu, đất, nước,
sinh vật).

17


Cư dân (dân cư khá đông đúc, hai dân tộc tiêu biểu với nét đặc
trưng về trang phục lễ hội).

Hoạt động sản xuất gắn với tài nguyên (trồng trọt, chăn nuôi,
đánh bắt và chế biến hải sản).
Thành phố : Huế, Đà Nẵng.
5. Biển Đông, các đảo, quần đảo
Sơ lược về thiên nhiên, giá trị kinh tế của biển, đảo.
Khai thác dầu khí và đánh bắt, chế biến hải sản.
Lớp 5
Lịch sử
1 tiết/ tuần 35 tuần = 35 tiết
1. 80 năm chống thực dân Pháp xâm lược và đô hộ (1858 1945)
Một số sự kiện, nhân vật tiêu biểu trong phong trào chống Pháp
(cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX) :
+ Sự kiện thực dân Pháp xâm lược nước ta (giữa thế kỉ
XIX).
+ Cuộc kháng chiến chống Pháp của Trương Định.
+ Những đề xuất đổi mới đất nước của Nguyễn Trường Tộ.
+ Thái độ của nhà Nguyễn trước sự xâm lược của thực dân
Pháp (phong trào Cần Vương).
+ Những chuyển biến chính về kinh tế, xã hội ở nước ta đầu
thế kỉ XX.
+ Sơ lược về phong trào Đông Du đầu thế kỉ XX.
+ Nguyễn ái Quốc tìm đường cứu nước.
Đảng Cộng sản Việt Nam và Cách mạng tháng Tám (1945) :
+ Sự kiện Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.
+ Xô Viết Nghệ Tĩnh (1930 1931).
+ Phong trào dân chủ (1936 1939) : hình thức đấu tranh
mới.

18



+ Sơ lược về Cách mạng tháng Tám (1945).
+ Lễ tuyên ngôn độc lập (2 9 1945).
2. Chín năm kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc (1946 1954)
Sự kiện thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta, lời kêu gọi toàn
quốc kháng chiến của Bác Hồ. Hà Nội trong những ngày đầu kháng
chiến.
Sơ lược về chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947 và chiến dịch Biên
giới thu đông 1950. Vài nét tiêu biểu về toàn dân kháng chiến, toàn
diện kháng chiến.
Chín năm kháng chiến thắng lợi : Chiến thắng Điện Biên Phủ.
3. Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất
đất nước (1954 1975)
Đất nước bị chia cắt thành 2 miền.
Đồng khởi ở miền Nam.
Một số sự kiện tiêu biểu chống chiến tranh phá hoại và chi viện
cho miền Nam của nhân dân miền Bắc. Tổng tấn công và nổi dậy Mậu
Thân (1968).
Sơ lược về chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử (1975).
4. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội (1975 đến nay)
Đất nước thống nhất.
Một số thành tựu tiêu biểu của công cuộc xây dựng đất nước.
Địa lí
(1tiết/tuần 35 tuần = 35 tiết)
1. Địa lí Việt Nam
Tự nhiên :
+ Sơ lược về vị trí địa lí, diện tích, hình dạng nước ta.

19



+ Một số đặc điểm nổi bật về hình thái địa hình, số lượng
khoáng sản, tính chất khí hậu, sông, biển, các loại đất
chính và động, thực vật (sự phân bố và giá trị kinh tế).
Cư dân :
+ Sơ lược về số dân, sự gia tăng dân số và hai hoặc ba hậu
quả của nó.
+ Ba hoặc bốn đặc điểm nổi bật về các dân tộc Việt Nam,
sự phân bố dân cư.
Kinh tế
+ Ba hoặc bốn đặc điểm nổi bật về tình hình và sự phân bố
nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp.
+ Ba hoặc bốn đặc điểm nổi bật về tình hình và sự phân bố
một số ngành công nghiệp.
+ Đặc điểm về các loại và đầu mối giao thông quan trọng.
+ Năm trung tâm thương mại, du lịch lớn.
2. Địa lí thế giới
Bản đồ thế giới.
Vị trí và ba đặc điểm đặc trưng của từng châu lục, từng đại
dương trên thế giới.
Vị trí, tên các quốc gia, năm đặc điểm nổi bật của khu vực Đông
Nam á.
Vị trí, thủ đô và ba đặc điểm nổi bật của từng quốc gia tiêu biểu
ở các châu lục : Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, Pháp, Ai Cập, Hoa Kì,
Ôxtrâylia.
III Một số đặc điểm của chương trình

1. Chương trình được xây dựng theo tư tưởng tích hợp
(integration)
"Dạy học theo tư tưởng tích hợp là một cách trình bày khái niệm

và nguyên lí khoa học cho phép diễn đạt sự thống nhất cơ bản của tư
tưởng khoa học, tránh nhấn mạnh quá muộn hoặc quá sớm sự sai khác

20


giữa các lĩnh vực khoa học khác nhau" (UNESCO, 1972). Theo nghĩa
hẹp, dạy học tích hợp là việc đưa ra những vấn đề về nội dung của một
số môn học liên quan vào một tài liệu chung nhất, trong đó các khái
niệm được đề cập đến theo một tinh thần và phương pháp thống nhất
(full integration) thể hiện ở chủ đề, hoặc có thể tích hợp bộ phận,
nghĩa là : có thể tích hợp ngay trong một môn học (lịch sử thế giới và
lịch sử dân tộc trong môn lịch sử, địa lí tự nhiên và địa lí kinh tế xã
hội trong môn địa lí...), có thể tích hợp 2 môn với nhau (Lịch sử Địa
lí), hoặc xây dựng chương trình theo kiểu liên môn.
Dạy học tích hợp đã xuất hiện ở châu Âu vào thập kỉ 50, ở Đông Nam
á vào thập kỉ 60. Phần nhiều các nước áp dụng dạy học tích hợp trong
các lớp từ 1 đến 9. Các ưu điểm của dạy học tích hợp thể hiện ở chỗ :
phù hợp với tính toàn vẹn, khó chia cắt riêng rẽ của tri thức xã hội ;
tránh được sự trùng lặp với kiến thức, giảm được số môn học, tiết kiệm
được thời gian học tập, tạo điều kiện đưa kiến thức gần gũi với thực
tiễn. Tuy nhiên, nếu việc soạn thảo tri thức lộn xộn, tản mạn, vụn vặt
trong tích hợp thì tính hệ thống và logic của từng môn học tham gia
tích hợp sẽ bị phá vỡ.
Chương trình đề cập đến tự nhiên con người xã hội trong sự
thống nhất, quan hệ qua lại, tác động lẫn nhau. Một số kiến thức của
các ngành khoa học : Sinh học, Vật lí, Hoá học, Địa lí, Lịch sử, Môi
trường và Dân số đã được tích hợp tạo nên nội dung kiến thức môn Tự
nhiên và Xã hội. Tuỳ theo trình độ nhận thức của học sinh, mức độ
tích hợp có khác nhau, sự tích hợp hoàn toàn (sắp xếp theo chủ đề), đến

tích hợp bộ phận (cấu trúc dưới dạng phân môn).
2. Chương trình có cấu trúc đồng tâm và phát triển qua các lớp. Ví
dụ, với chủ đề gia đình, lớp 1 : gia đình hai thế hệ, lớp 2 : gia đình 3
thế hệ, lớp 3 : gia đình 3 thế hệ mở rộng. Các kiến thức trong môn Tự
nhiên và Xã hội được trình bày từ gần tới xa, từ dễ đến khó, mức độ
phức tạp và tính khái quát được tăng dần phù hợp với quá trình nhận
thức của học sinh. Trong môn Khoa học, Lịch sử và Địa lí, nội dung
lớp 4 và 5 cũng thể hiện cấu trúc đồng tâm rất rõ.

21


3. Kiến thức gần gũi với cuộc sống xung quanh các em. Trong bản
thân học sinh đã tích luỹ được một số hiểu biết về môi trường gần gũi
và các em đã có một vốn sống, vốn hiểu biết thực tế gắn với nơi các
em sống và nguồn gốc xã hội. Đây là cơ hội thuận lợi để học sinh vận
dụng những tri thức mình đã có dưới sự tổ chức, hướng dẫn, khuyến
khích của thầy, cô giáo để học bài mới.
IV Đặc điểm của sách giáo khoa

1. Cách trình bày chung của cuốn sách
Sách giáo khoa môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1, 2, 3 được trình bày
bằng hình ảnh, gồm ảnh chụp và tranh vẽ sinh động, màu sắc tươi sáng
và có sự kết hợp hài hoà với kênh chữ.
Kênh hình chiếm ưu thế trong sách và có chức năng kép : vừa
cung cấp thông tin, là nguồn tri thức của học sinh, vừa làm nhiệm vụ
chỉ dẫn hoạt động học tập.
Kênh chữ gồm một hệ thống "lệnh" yêu cầu học sinh làm việc và
câu hỏi. ở lớp 3, kênh chữ còn có nhiệm vụ cung cấp thông tin (ở mục
Bạn cần biết) và chú thích một số hình.

Các câu hỏi và "lệnh" trong sách giáo khoa đi kèm với các kí hiệu
chỉ dẫn hoạt động học tập của học sinh :
* "Kính lúp" : Quan sát và trả lời câu hỏi
* "Dấu chấm hỏi" : Liên hệ thực tế và trả lời
* "Cái kéo và quả đấm" : Trò chơi học tập
* "Bút chì" : Vẽ
* "ống nhòm" : Thực hành
* "Bóng đèn toả sáng" : Bạn cần biết
2. Cách trình bày một chủ đề
Mỗi chủ đề được dành một trang riêng để giới thiệu bằng hình ảnh
khái quát tượng trưng, thể hiện nội dung cốt lõi của chủ đề. Các chủ đề
được phân biệt nhau bằng dải màu khác nhau (ví dụ ở lớp 3, từ chủ đề

22


1 đến 3 là các màu tương ứng : hồng, xanh da trời, xanh lá cây), hình
ảnh khác nhau (cậu bé, cô bé, Mặt Trời).
3. Cách trình bày một bài học
Mỗi bài học được trình bày gọn trong hai trang mở liền nhau. Cấu
trúc một bài thông thường như sau :
Có thể bắt đầu bằng tranh ảnh trong sách giáo khoa, hay quan
sát môi trường xung quanh để tìm ra kiến thức, sau đó là phần câu hỏi
nhằm áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế.
Có thể bắt đầu bằng việc hướng dẫn học sinh sử dụng vốn kiến
thức đã có, hoặc liên hệ thực tế, sau đó quan sát từ tranh ảnh trong
sách giáo khoa để tìm ra kiến thức mới.
Cuối bài học có thể là trò chơi, hoặc yêu cầu học sinh sưu tầm
mẫu vật, tranh ảnh liên quan đến bài học.


Câu hỏi hướng dẫn học tập
1.

Trình bày mục tiêu và nội dung của môn Tự nhiên và Xã hội ở tiểu học.

2.

Khái niệm dạy học tích hợp. Chứng minh rằng chương trình môn Tự
nhiên và Xã hội được xây dựng theo tư tưởng tích hợp.

3.

Chứng minh rằng chương trình Tự nhiên và Xã hội, Lịch sử và Địa lí có
cấu trúc đồng tâm phát triển qua các lớp và nội dung gần gũi với cuộc
sống xung quanh học sinh.

4.

Phân tích đặc điểm sách giáo khoa Tự nhiên và Xã hội, Khoa học, Lịch
sử và Địa lí ở Tiểu học.

5.

Các khoa học nào dưới đây có cơ sở kiến thức cho môn Tự nhiên và Xã
hội :
a) Tiếng Việt

k) Đạo đức

b) Sinh học


g) Toán học

c) Dân số

m) Địa lí

d) Hoá học

n) Sức khoẻ

e) Vật lí

o) Thể dục

g) Môi trường

p) Lịch sử

23


h) KÜ thuËt

24

q) MÜ thuËt


Chương II


Hình thành biểu tượng và khái niệm
về Tự nhiên và Xã hội, khoa học,
lịch sử và địa lí
I Hình thành biểu tượng về Tự nhiên và Xã hội

Biểu tượng là hình ảnh bên ngoài của sự vật, hiện tượng, học sinh
tri giác được, ghi nhớ vào kí ức, khi cần có thể tái hiện được. Nếu hình
ảnh bên ngoài được giữ nguyên vẹn khi tái hiện, thì đó là biểu tượng
tái tạo, còn nếu có sự sai khác một cách sáng tạo, thì đó là biểu tượng
sáng tạo, hay biểu tượng tưởng tượng.
Biểu tượng có được, trước hết là nhờ tri giác. Để tri giác tích cực,
giáo viên nên hướng dẫn các em quan sát có mục đích rõ ràng, có
nhiệm vụ cụ thể. Ví dụ : khi quan sát một cây gỗ, nên hướng các em
quan sát chiều cao, vòng thân cây, tán lá...
Tri giác có thể xảy ra trực tiếp với vật chất. Trong trường hợp
không có vật thật phải dùng tranh, ảnh hoặc các hình vẽ minh hoạ. Đó
là tri giác gián tiếp. Đặc biệt hơn, nếu không có cả vật thật lẫn tranh,
ảnh... Giáo viên có thể dùng lời nói mô tả, kể chuyện để tạo biểu tượng
ở học sinh. Biểu tượng là cơ sở để hình thành khái niệm. Các biểu
tượng càng rõ ràng, đậm nét bao nhiêu thì càng thuận lợi cho việc hình
thành khái niệm bấy nhiêu.
II Hình thành khái niệm về Tự nhiên và Xã hội

1. Khái niệm
Là sự phản ánh các dấu hiệu bản chất, thuộc tính bản chất và mối
liên hệ giữa chúng của các sự vật hiện tượng. Khái niệm vừa là sản
phẩm vừa là tiền đề của tư duy. Việc hình thành khái niệm tương ứng
với quá trình nhận thức lí tính, sử dụng các thao tác tư duy như phân
tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hoá, khái quát hoá.


25


Mỗi khoa học đều có một hệ thống khái niệm nhất định. Khái
niệm của môn Tự nhiên và Xã hội được phân ra thành khái niệm chung
và khái niệm riêng.
Khái niệm chung là khái niệm phản ánh các sự vật và hiện tượng
cùng loại, có tên chung. Ví dụ : cây, con, núi, sông...
Khái niệm riêng là khái niệm phản ánh các sự vật, hiện tượng
riêng biệt. Ví dụ : sông Hương, núi Ngự, Ngô Quyền...
Khái niệm chung và riêng có quan hệ mật thiết với nhau. Khái
niệm chung bao quát rất nhiều khái niệm riêng. Ngược lại, các dấu
hiệu cơ bản của khái niệm chung được thể hiện cụ thể qua từng khái
niệm riêng.
2. Các giai đoạn hình thành khái niệm
Con đường chung nhất hình thành khái niệm, theo đúng quy luật
nhận thức từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng rồi đến thực
tiễn. Tuy nhiên, có nhiều cách phân chia các giai đoạn hình thành khái
niệm.
2.1. Theo V.P. Gôrôsenkô và I.A.Stêpanôv (Phương pháp dạy
học tự nhiên. M., 1983), quá trình hình thành khái niệm trải qua 2 giai
đoạn : hình thành biểu tượng, hình thành khái niệm.
Hình thành biểu tượng : Tổ chức cho học sinh quan sát sự vật,
hiện tượng, nhận biết các dấu hiệu chủ yếu bên ngoài.
Hình thành khái niệm :
+ Từ dấu hiệu bên ngoài, phát hiện các mối liên hệ, tìm ra dấu
hiệu bản chất bên trong, hình thành khái niệm chung.
+ Cụ thể hoá các khái niệm chung bằng những sự vật, hiện tượng
cụ thể, tìm ra mối liên hệ giữa điểm chung và riêng, hình thành khái

niệm riêng.
+ Củng cố khái niệm bằng cách học sinh nhắc lại nhiều lần trong
quá trình sử dụng nó ở trường hợp khác.
Ví dụ : Hình thành khái niệm "Sông", trải qua các giai đoạn sau :

26


* Quan sát bản đồ, kết hợp với vốn tri thức thực tế, học sinh có
biểu tượng về sông.
* Học sinh được hướng dẫn phát biểu khái niệm : "Sông là những
dòng chảy tự nhiên, thường xuyên, cố định trên bề mặt Trái Đất".
* Học sinh làm quen với sông Nin, Amazôn, Mêkông... Mỗi sông,
học sinh sẽ được trả lời các câu hỏi : thuộc châu lục nào và đổ ra đại
dương nào ? dài hay ngắn...
* Khi mô tả các sông ở bài sau, học sinh cần phải nói : Sông Hồng
là sông lớn nằm ở phía bắc nước ta, chảy ra biển Đông.
2.2. T.Cupesevich (I. D. Drevev. Giáo dục sinh thái trong hoạt
động tập thể của học sinh. M., 1983) chia quá trình hình thành khái
niệm ra thành 5 giai đoạn :
Phân tích mở đầu : Phân biệt sự vật cần hình thành cho học sinh
với các sự vật, hiện tượng khác.
Khái quát : Chỉ ra các đặc điểm chung, dấu hiệu đặc trưng của
sự vật đó.
Phân hoá : Phân biệt những điểm khác nhau của các sự vật, hiện
tượng đã cho nhằm củng cố các dấu hiệu chung và nắm những dấu
hiệu đặc trưng của sự vật.
Tổng hợp : Phát biểu khái niệm trên cơ sở các dấu hiệu bản chất
của sự vật.
Sử dụng : áp dụng khái niệm đã học vào tình huống mới.

Ví dụ : Hình thành khái niệm "Núi", có các bước :
* Học sinh quan sát trực tiếp một vùng núi gồm nhiều quả núi,
hoặc một số tranh ảnh về các ngọn núi. Giáo viên giúp học sinh phân
biệt núi với đồi, với miền đất thấp dưới núi.
* Học sinh tìm ra đặc điểm chung của núi : cao, thể hiện rõ đỉnh,
sườn, chân núi ; đỉnh nhọn hoặc khá nhọn, sườn dốc.
* Phân biệt : có núi cao, núi thấp, núi vừa nhưng đều có đỉnh,
sườn, chân núi. Nếu thấp quá, dưới 500m, tuy có đỉnh, sườn, chân
nhưng đó là đồi.

27


×