Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.51 KB, 3 trang )
Sáng kiến kinh nghiệm vận dụng phương pháp
dạy học tự nhiên và xã hội lớp 1
VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT TRONG DẠY HỌC TƯ NHIÊN VÀ
XÃ HỘI LỚP 1
1. A. Phần mở đầu
1. 1. Lý do chọn đề tài
Môn học tự nhiên và Xã hội cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản ban
đầu về các sự vật – hiện tượng trong tự nhiên - xã hội và các mối quan hệ của con
người xảy ra xung quanh các em. Bên cạnh các môn học chính như Toán, Tiếng
Việt, Tự Nhiên và Xã Hội (TN&XH) trang bị cho các em những kiến thức cơ bản
của bậc học góp phần bồi dưỡng nhân cách toàn diện cho trẻ.
Hòa cùng công cuộc đổi mới mạnh mẽ về phương pháp, hình thức tổ chức dạy học
trên toàn ngành, Môn TNXH cũng có những bước chuyển mình, từng bước vận
dụng linh hoạt các phương pháp dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động của học
sinh, phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình lĩnh hội tri
thức.
Phương pháp quan sát là phương pháp đặc trưng, thường được sử dụng khi dạy
học môn TNXH và đặc biệt là đối với học sinh ở dai đoạn đầu cấp. Phương pháp
quan sát giúp học sinh dễ dàng nhận biết hình dạng, đặc điểm bên ngoài của sự vật
– hiện tượng đang diễn ra trong môi trường tự nhiên và trong cuộc sống.
Đặc biệt, phương pháp quan sát phù hợp với tâm lý nhận thức của học sinh Tiểu
học là tư duy bằng hình tượng và bản tính tò mò, thích khám phá. Vì vậy, khi sử
dụng các giác quan để tiếp cận trực tiếp tới các sự vật – hiện tượng ( Sờ, ngửi,
nếm, mổ xẻ, nghe, nhìn, ….) để lĩnh hội tri thức học sinh sẽ hứng thú hơn.
Tuy nhiên, trong thực tế, phương pháp quan sát vẫn chưa được sử dụng đúng mực
và hiệu quả chưa được như mong muốn. Phương pháp dạy học vẫn còn khô khan,
cứng nhắc. Vì vậy các em còn chưa hứng thú với môn học.
Vấn đề đặt ra là sử dụng phương pháp quan sát như thế nào trong giờ dạy TNXH
để phát huy tính tích cực học tập của học sinh và nâng cao chất lượng dạy học.