Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

SO TAY SV 2013 in 3_da sua_

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 108 trang )

NGÀNH NGHỀ & HÌNH THỨC
ĐÀO TẠO CÁC NGÀNH NGHỀ ĐÀO TẠO
A. CÁC NGÀNH NGHỀ ĐÀO TẠO
- HỆ ĐẠI HỌC: Có 13 ngành và 28 chuyên ngành
 Điều khiển tàu biển;
 Vận hành khai thác Máy tàu thủy;
 Điện và Tự động tàu thủy;
 Điện công nghiệp;
 Điện tử viễn thông;
 Tự động hóa cơng nghiệp;
 Truyền thơng và mạng máy tính;
 Thiết kế thân tàu thuỷ;
 Cơng nghệ đóng tàu thuỷ;
 Thiết bị năng lượng tàu thuỷ;
 Kỹ thuật công trình ngồi khơi;
 Bảo đảm an tồn hàng hải;
 Cơ giới hóa xếp dỡ;
 Cơ khí ơtơ;
 Máy xây dựng;
 Xây dựng dân dụng và công nghiệp;
 Kỹ thuật kết cấu cơng trình;
 Kỹ thuật nền móng và cơng trình ngầm;
 Xây dựng cơng trình thủy;
 Xây dựng cầu hầm;
 Xây dựng đường bộ;
 Quy hoạch và thiết kế công trình giao thơng;
 Xây dựng đường sắt - Metro;
 Cơng nghệ thông tin;
 Kinh tế vận tải biển;
 Kinh tế xây dựng xây dựng;
 Quản lý dự án xây dựng;


-1-


 Quản trị Logistic và vận tải đa phương thức.
1. Ngành Khoa học hàng hải [Mã ngành D840106]: Gồm các
chuyên ngành:
Chuyên ngành Điều khiển tàu biển: Sinh viên tốt nghiệp có thể
cơng tác trên tất cả các loại tàu vận tải biển, sơng, tàu khai thác và dịch vụ
dầu khí của các cơng ty vận tải biển trong và ngồi nước; Ngồi ra sinh
viên tốt nghiệp có thể làm việc tại các công ty bảo hiểm, hoa tiêu, đại lý
tàu, cảng vụ, bảo đảm hàng hải, quản lý an toàn tại các công ty vận tải
biển, làm việc tại hải quan, cảnh sát biển và các tổ chức có liên quan đến
vận tải thủy.
Chuyên ngành Vận hành khai thác Máy tàu thủy: Sau khi tốt
nghiệp, kỹ sư ngành này có thể làm công tác vận hành máy tàu trên tất cả
các phương tiện vận tải thủy, khai thác dịch vụ dầu khí, ở các cơng ty vận
tải biển trong và ngồi nước, ở các nhà máy đóng mới và sửa chữa tàu,
khu công nghiệp.
2. Ngành Kỹ thuật điện, điện tử [Mã ngành D520201]: Gồm các
chuyên ngành:
Chuyên ngành Điện và tự động tàu thủy: Sau khi tốt nghiệp, kỹ sư
chuyên ngành này có thể cơng tác trên các loại tàu thủy, ở các nhà máy
đóng mới và sửa chữa tàu thủy, phịng kỹ thuật của các cơng ty vận tải
biển, đăng kiểm, trên các cơng trình nổi, giàn khoan ngồi biển, các khu
chế xuất và các khu công nghiệp.
Chuyên ngành Điện cơng nghiệp: Đào tạo các kỹ sư Điện cơng
nghiệp có trình độ cao về kỹ thuật điện, điện tử, tin học, thủy lực, khí nén,
lý thuyết điều khiển, máy điện - thiết bị điện, các hệ thống điện tự động
công nghiệp… , có khả năng vận hành, bảo trì, thiết kế và lắp đặt các hệ
thống điện - tự động hiện đại trong các xí nghiệp, nhà máy, các khu công

nghiệp, tàu biển và giàn khoan… Các kỹ sư Kỹ thuật điện công nghiệp sẽ
nắm vững lý thuyết và thực hành trong các lĩnh vực Kỹ thuật điện - Điều
khiển hệ thống điện và tự động công nghiệp.
3. Ngành Kỹ thuật điện tử, truyền thông [Mã ngành D520207]:
Chuyên ngành Điện tử viễn thông: Sau khi tốt nghiệp, kỹ sư chuyên
ngành này có thể cơng tác tại các cơ sở đào tạo, nghiên cứu và sản xuất,
đặc biệt trong các dây chuyền công nghệ hiện đại, các hệ thống thông tin
liên lạc tiên tiến, công nghiệp điện tử, điều khiển tự động.
-2-


4. Ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hoá [Mã ngành
D520216]:
Chun ngành Tự động hóa cơng nghiệp: Sau khi tốt nghiệp, kỹ sư
ngành này có thể đảm đương các cơng việc vận hành và bảo trì các thiết
bị tự động, chuyên gia hệ thống phân tích nhu cầu tự động hóa của các
cơng ty, nhà máy, phân tích và thiết kế cơ sở hệ thống tự động, chỉ huy
các hệ thống tự động hóa, thiết kế và thi cơng dự án.
5. Ngành Truyền thơng và mạng máy tính [Mã ngành D480102]:
Chun ngành Truyền thơng và mạng máy tính: Đào tạo các kỹ sư kỹ
thuật máy tính có trình độ cao về kỹ thuật điện tử, tin học, vi xử lý; thiết
kế và chế tạo phần cứng, phần mềm máy tính; thiết kế và xây dựng mạng
máy tính, mạng truyền thơng có dây và khơng dây… Các kỹ sư Kỹ thuật
máy tính sẽ nắm vững về lý thuyết và thực hành trong các lĩnh vực kỹ
thuật điện tử, công nghệ thông tin.
6. Ngành Kỹ thuật tàu thuỷ [Mã ngành D520122]: Gồm các
chuyên ngành:
Chuyên ngành Thiết kế thân tàu thủy: Sinh viên tốt nghiệp có thể
cơng tác tại: các Viện nghiên cứu; Viện (cơng ty) thiết kế đóng tàu; Các
cơ sở đào tạo (các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chun nghiệp &

dạy nghề); Các nhà máy (cơng ty) đóng mới và sửa chữa tàu thủy; Các cơ
quan giám sát, kiểm tra và kiểm định kỹ thuật tàu thủy; Các cơ quan
Đăng Kiểm; Các công ty quản lý tàu, khai thác tàu thủy.
Chun ngành Cơng nghệ đóng tàu thủy: Sinh viên sau khi tốt
nghiệp có thể cơng tác tại: Viện nghiên cứu; Các cơ sở đào tạo (các
trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp & dạy nghề); Các
nhà máy (cơng ty) đóng mới và sửa chữa tàu thủy: Thiết kế cơng nghệ và
thiết lập quy trình thi cơng đóng mới cho các loại tàu; thẩm định các dự
án và thiết kế ngành cơ khí tàu thuyền; tổ chức sản xuất và quản lý điều
hành q trình cơng nghệ.
Chun ngành Thiết bị năng lượng tàu thủy: Sau khi sinh viên tốt
nghiệp có thể cơng tác tại: Viện nghiên cứu, viện khoa học hàng hải...;
Các cơ sở đào tạo (các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên
nghiệp & dạy nghề); Viện (cơng ty) thiết kế đóng tàu: tính tốn, thiết kế
kỹ thuật hệ thống, thiết bị năng lượng tàu thủy; Các nhà máy (cơng ty)
đóng mới và sửa chữa tàu thủy: Thiết kế cơng nghệ và lập quy trình thi
công các hệ thống, thiết bị năng lượng tàu thủy; tính tốn dự trù ngun
vật liệu, nhân cơng và giá thành đóng mới và sửa chữa thiết bị, hệ thống
-3-


năng lượng cho tàu. Bảo dưỡng và sửa chữa các hệ thống, thiết bị năng
lượng cho các loại tàu. Quản lý, khai thác các hệ thống thiết bị năng
lượng trong các nhà máy, khu công nghiệp, cao ốc, khách sạn...
Chuyên ngành Kỹ thuật cơng trình ngồi khơi: Sinh viên sau khi tốt
nghiệp có thể cơng tác tại: Viện nghiên cứu; Các cơ sở đào tạo (các
trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp & dạy nghề); Viện
(công ty) thiết kế cơng trình ngồi khơi; Các nhà máy (cơng ty) đóng mới
và sửa chữa cơng trình ngồi khơi; Tham gia kiểm tra giám sát thiết kế và
q trình thi cơng; Bảo dưỡng và sửa chữa các cơng trình ngồi khơi; Tổ

chức quản lý, khai thác các cơng trình ngồi khơi như giàn khoan, trạm
chứa dầu v.v...
7. Ngành Kỹ thuật cơ khí [Mã ngành D520103]: Gồm các chuyên
ngành:
Chuyên ngành Cơ giới hoá xếp dỡ: Thời gian đào tạo 5 năm, kỹ sư
tốt nghiệp chun ngành này có thể cơng tác tại các cảng biển, nhà máy
đóng tàu và sửa chữa tàu thủy, các dàn khoan dầu khí, khai thác mỏ, các
nhà máy sản xuất công nghiệp, quản lý các phương tiện cơ giới của các
kho, bãi hàng xuất khẩu…
Chuyên ngành Cơ khí ơ tơ: Thời gian đào tạo 5 năm, kỹ sư chun
ngành cơ khí ơ tơ có khả năng khai thác, sửa chữa, bảo trì và quản lý kỹ
thuật ơ tơ, sản xuất và lắp ráp ơ tơ, tính tốn thiết kế mới và thiết kế cải
tiến các loại ô tô theo yêu cầu thực tế sản xuất, nắm vững các nghiệp vụ
quản lý, tổ chức, khai thác các phương tiện vận tải ô tô.
Chuyên ngành Máy xây dựng: Thời gian đào tạo 5 năm, kỹ sư
chuyên ngành này có khả năng quản lý, khai thác, sửa chữa, thiết kế mới,
thiết kế cải tiến các máy và thiết bị xây dựng, phục vụ các cơng trình xây
dựng giao thơng, cơng nghiệp và dân dụng: các cảng, sân bay, cầu đường,
thủy điện, giàn khoan, khai thác mỏ, xây dựng xưởng, nhà ở...
8. Ngành Kỹ thuật cơng trình xây dựng [Mã ngành D580201]:
Gồm các chuyên ngành:
Chuyên ngành Xây dựng dân dụng và công nghiệp: Sau khi ra
trường, kỹ sư chuyên ngành này có thể cơng tác tại các cơ quan thi cơng,
ban quản lý, công ty tư vấn thiết kế các công trình xây dựng dân dụng và
cơng nghiệp, nhà máy, cụm dân cư, cụm công nghiệp; và giải quyết các
vấn đề khoa học kỹ thuật chuyên ngành.
-4-


Chun ngành Kỹ thuật kết cấu cơng trình: Đào tạo kỹ sư chun

về tính tốn, thiết kế kết cấu các cơng trình dân dụng và cơng nghiệp như
nhà cao tầng, nhà xưởng, cơng trình cầu, các kết cấu đặc biệt…; đồng
thời cũng có thể làm việc tại các cơng ty thi cơng, ban quản lý cơng trình
các cấp, các cơ quan nghiên cứu, giáo dục và đào tạo.
Chuyên ngành Kỹ thuật nền móng và cơng trình ngầm: Đào tạo
chun sâu về tính tốn, thiết kế, xử lý các vấn đề liên quan đến địa kỹ
thuật, nền móng các cơng trình dân dụng - cơng nghiệp, cơng trình cầu,
cơng trình ngầm trong đơ thị; Ngồi ra sinh viên cũng được trang bị kiến
thức cho việc giám sát, tổ chức thi công các cơng trình. Sau khi ra trường,
kỹ sư chun ngành này có thể làm việc tại các cơng ty tư vấn thiết kế,
các công ty xây dựng, ban quản lý cơng trình các cấp. Những sinh viên
khá giỏi có thể tiếp tục học sau đại học, làm công tác nghiên cứu hoặc
giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng.
9. Ngành Kỹ thuật xây dựng cơng trình giao thơng [Mã ngành
D580205]: Gồm các chun ngành:
Chun ngành Xây dựng cơng trình thủy: Đào tạo ra các kỹ sư liên
quan đến lĩnh vực xây dựng các cơng trình cảng, bến (sơng và biển) cũng
như các cơng trình liên quan đến đường thủy khác. Đất nước Việt Nam có
bờ biển dài, chiến lược biển ngày càng được coi trọng nên nhu cầu xây
dựng các cơng trình liên quan đến đường biển, đường thủy rất lớn. Sau
khi tốt nghiệp, kỹ sư chuyên ngành này có thể cơng tác tại cơ quan thiết
kế, thi cơng, quản lý hay nghiên cứu trên lĩnh các vực này.
Chuyên ngành Xây dựng cầu hầm: Trang bị và cung cấp kiến thức
chuyên môn để đào tạo ra các kỹ sư có khả năng thiết kế, quản lý, tổ chức
thi cơng những cơng trình cầu và hầm của đường ơ tơ, đường sắt, metro,
kết cấu cơng trình dân dụng, có khả năng tham gia nghiên cứu và giải
quyết các vấn đề khoa học kỹ thuật xây dựng cầu và hầm nói chung. Hệ
thống sơng ngịi dày đặc ở miền Nam và hệ thống metro ở các đô thị lớn
đang rất cần nguồn nhân lực chuyên ngành này để xây dựng các cây cầu
vượt sông, các cầu cạn và các đường hầm.

Chuyên ngành Xây dựng đư ng bộ: Sau khi ra trường, kỹ sư
chun ngành này có thể cơng tác ở các cơ quan nghiên cứu, thiết kế,
quản lý, giám sát, tổ chức thi cơng những cơng trình đường ơ tơ, đường
cao tốc, đường đô thị và các loại đường chuyên dụng khác. Hệ thống
đường ô tô và đường cao tốc của Việt Nam rồi đây sẽ được tập trung xây
dựng để phục vụ cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
-5-


Điều này chắc chắn sẽ đòi hỏi một lượng kỹ sư nhiều hơn cho những dự
án này.
Chuyên ngành Quy hoạch và thiết kế cơng trình giao thơng: Trang
bị và cung cấp kiến thức chuyên môn để đào tạo các kỹ sư tham gia công
tác tại các cơ quan quản lý liên quan tới xây dựng và giao thông, các ban
quan lý dự án, viện quy hoạch và viện chiến lược để lập chiến lược phát
triển mạng lưới giao thông đường bộ đường sắt, đường thủy, các công ty
tư vấn liên quan đến khảo sát thiết kế cơng trình giao thơng, các khu dân
cư và khu công nghiệp, lập dự án và thiết kế các cơng trình giao thơng.
Chun ngành Xây dựng đư ng sắt - Metro: Sau khi tốt nghiệp, kỹ
sư chuyên ngành này có thể làm việc trong các cơ quan nghiên cứu, quản
lý nhà nước, tư vấn hoặc thi cơng cơng trình liên quan hệ thống đường sắt
quốc gia, các hệ thống hầm và đặc biệt là hệ thống đường sắt, metro tại
các đô thị lớn. Các dự án đường sắt đơ thị ở Tp Hồ Chí Minh và Hà Nội
đã bắt đầu triển khai xây dựng, đòi hỏi một lượng kỹ sư lớn để đáp ứng
như cầu nhân lực trong thời gian tới.
10. Ngành Công nghệ thông tin [Mã ngành D480201]:
Chuyên ngành Công nghệ thông tin: Sau khi ra trường, kỹ sư ngành
này có thể đảm nhận các công việc xây dựng và quản lý các hệ thống xử
lý thông tin, thiết kế phần mềm, thiết kế và quản trị hệ thống mạng máy
tính và truyền thơng tại các công ty trong các lĩnh vực khác nhau của nền

kinh tế quốc dân.
11. Ngành Kinh tế vận tải [Mã ngành D840104]:
Chuyên ngành kinh tế vận tải biển: Sau khi ra trường, kỹ sư ngành
này có thể cơng tác ở các công ty vận tải biển, cảng biển, xuất nhập khẩu
hàng hoá đường biển và các tổ chức kinh tế có liên quan đến vận tải biển.
12. Ngành Kinh tế xây dựng [Mã ngành D580301]: Gồm các
chuyên ngành:
Chuyên ngành Kinh tế xây dựng: Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể
đảm đương các cơng việc sau: tổ chức quản lý hoạt động sản xuất kinh
doanh trong lĩnh vực đầu tư xây dựng các cơng trình giao thơng; lập và
thẩm định dự án đầu tư, quản lý dự án đầu tư xây dựng; lập và quản lý giá
các cơng trình xây dựng; lập hồ sơ dự thầu và lập giá dự thầu; tổ chức thi
cơng xây dựng cơng trình, giám sát và nghiệm thu cơng trình về mặt tài
chính, định mức và tổ chức lao động; lập hồ sơ thanh quyết tốn cơng
trình.
-6-


Chuyên ngành Quản lý dự án xây dựng: Sinh viên sau khi tốt
nghiệp có khả năng quản trị, tổ chức điều hành các dự án đầu tư xây
dựng; Lập và thẩm định dự án đầu tư; định giá và quản lý chi phí dự án
xây dựng; quản lý tiến trình thực hiện dự án trong giai đoạn xây dựng;
giám sát và quản lý chất lượng dự án xây dựng; thanh quyết tốn chi phí
thực hiện dự án, kiểm tốn thực hiện dự án.
13. Ngành Khai thác vận tải [Mã ngành D840101]:
Chuyên ngành Quản trị logistic và vận tải đa phương thức: Sinh
viên sau khi tốt nghiệp có khả năng tổ chức, quản lý, kinh doanh khai
thác các dịch vụ về logistic và vận tải đa phương thức như: phân phối,
kho vận dịch vụ khách hàng, quản trị chiến lược của doanh nghiệp vận
tải, nghiệp vụ kinh doanh quốc tế, phân tích và lập kế hoạch sản xuất kinh

doanh.
- HỆ ĐẠI HỌC VĂN BẰNG 2: Có 2 ngành
- Kinh tế vận tải;
- Kỹ thuật tàu thủy.
- BẬC TIẾN SĨ: Có 01 chuyên ngành:
- Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa.
- BẬC CAO HỌC: Có 8 chuyên ngành
- Tự động hóa;
- Khai thác, bảo trì tàu thủy;
- Khoa học hàng hải;
- Tổ chức và quản lý vận tải;
- Xây dựng cầu, hầm;
- Xây dựng cơng trình thủy;
- Kỹ thuật tàu thủy;
- Xây dựng đường ô tô và đường thành phố.
- HỆ CAO ĐẲNG: Có 5 chuyên ngành
1. Điều khiển tàu biển;
2. Vận hành khai thác Máy tàu thủy;
3. Công nghệ thông tin;
4. Cơ khí Ơtơ;
5. Kinh tế vận tải biển.
- HỆ ĐẠI HỌC LIÊN THƠNG (TỪ CAO ĐẲNG LÊN ĐẠI HỌC):
Có 8 ngành
-7-


1. Ngành Khoa học hàng hải
+ Chuyên ngành Điều khiển tàu biển;
+ Chuyên ngành Vận hành khai thác Máy tàu thủy.
2. Ngành Kỹ thuật Điện, điện tử

+ Chuyên ngành Điện cơng nghiệp.
3. Ngành Kỹ thuật xây dựng cơng trình giao thông
+ Chuyên ngành Xây dựng cầu đường.
4. Ngành Kỹ thuật cơng trình xây dựng
+ Chun ngành Xây dựng dân dụng và công nghiệp.
5. Ngành Công nghệ thông tin
+ Chuyên ngành Cơng nghệ thơng tin.
6. Ngành Kỹ thuật cơ khí
+ Chun ngành Cơ khí ơ tơ.
7. Ngành Kinh tế vận tải
+ Chuyên ngành Kinh tế vận tải biển.
8. Ngành kinh tế xây dựng
Theo chức năng được giao, Trường sẽ đào tạo 42 chuyên ngành thuộc
các lĩnh vực giao thông vận tải:
1. Vận tải Hàng hải;
2. Vận tải Đường bộ;
3. Vận tải Đường sông;
4. Vận tải Đường sắt;
5. Hàng không dân dụng.
B. HÌNH THỨC ĐÀO TẠO
 Đại học hệ chính quy: từ 4 đến 4,5 năm (tùy theo ngành)
 Đại học hệ văn bằng hai: 2 năm
 Cao đẳng hệ chính quy: 3 năm
 Đại học hệ liên thơng: 2 năm (chính quy và tại chức)
 Đại học hệ vừa học vừa làm: 4 đến 5 năm (tùy theo ngành)
 Các lớp trái ngành (từ các ngành Hàng hải, Máy tàu của các trường
khác sang ngành tương ứng của Trường).

-8-



 Các lớp ngắn hạn, chuyên đề: Huấn luyện và cấp chứng chỉ hàng hải
(theo tiêu chuẩn của Tổ chức Hàng hải Quốc tế - IMO), các chứng
chỉ ngoại ngữ và tin học quốc gia.
C. CÁC ĐỀ TÀI VÀ DỰ ÁN TIÊU BIỂU ĐÃ VÀ ĐANG ĐƢỢC
TRIỂN KHAI
1. Các đề tài khoa học cấp Nhà nước về mô phỏng điều khiển các thiết
bị giao thông vận tải.
2. Các đề tài tập trung cho cơng nghiệp mũi nhọn như: Cơng nghiệp
đóng tàu, Cơ khí ơtơ, Cơng trình…
3. Nghiên cứu xây dựng mơ hình liên doanh đào tạo thuyền viên với
các trường Đại học Quốc tế đáp ứng tiêu chuẩn EU để xuất khẩu lao động
kỹ thuật cao vào thị trường Châu Âu.
4. Áp dụng các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong hoạt
động giao thông thủy trên tuyến TP.HCM - Vũng Tàu.
5. Khảo sát, đánh giá, xây dựng bản đồ ô nhiễm tiếng ồn do hoạt động
giao thông tại các tuyến giao thông trọng yếu khu vực TP.HCM.
D. QUAN HỆ QUỐC TẾ
1. Hợp tác nghiên cứu với Hiệp hội xúc tiến khoa học Nhật Bản về
giao thông thủy, quy hoạch cảng biển.
2. Dự án viện trợ kỹ thuật của Chính phủ Na Uy, Hà Lan và Nhật Bản.
3. Hợp tác đào tạo với các Trường Đại học của Liên bang Nga, Hà
Lan và Úc.
4. Đặc biệt dự án thực hiện chiến lược huấn luyện xuất khẩu thuyền
viên.
5. Chương trình đào tạo cử nhân quốc tế:
- Chương trình liên kết đào tạo với trường Đại học Surrey - Vương
quốc Anh: Đào tạo cử nhân ngành Nghiên cứu Kinh doanh (3 năm tại Việt
Nam + 1 năm tại Anh), bằng do Đại học Surrey cấp.
- Chương trình liên kết đào tạo với trường Đại học Tổng hợp

Sunderland - Vương quốc Anh: Đào tạo Cử nhân ngành Quản trị kinh
doanh và Cử nhân ngành Kế tốn - Tài chính (3 năm tại Việt Nam, 1 năm
tại Anh hoặc 4 năm tại Việt Nam), bằng do trường Đại học Tổng hợp
Sunderland cấp.

-9-


E. BỒI DƢỠNG NGHIỆP VỤ
1. Trung tâm Huấn luyện thuyền viên:
Theo giấy phép số 534/2002/GP-BGTVT ngày 22/2/2002 của Bộ
Giao thông vận tải, Trung tâm được phép:
a. Tổ chức các khóa huấn luyện theo tiêu chuẩn của Bộ luật về huấn
luyện, cấp giấy chứng nhận và trực ca của thuyền viên (STCW95):
- Thuyền trưởng, Đại phó, Máy trưởng, Máy hai, Sĩ quan.
- Thủy thủ trưởng, Thủy thủ trực ca, Thợ máy chính, Thợ máy trực ca,
Nhân viên vơ tuyến GMDSS.
b. Tổ chức huấn luyện và cấp các loại chứng chỉ chuyên môn theo tiêu
chuẩn của Bộ luật về huấn luyện, cấp giấy chứng nhận và trực ca của
thuyền viên (STCW95):
- Giấy chứng nhận huấn luyện cơ bản: Kỹ thuật cứu sinh, phịng cháy
chữa cháy, sơ cứu, an tồn sinh mạng và trách nhiệm xã hội.
- Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ: Quan sát đồ giải radar, mô
phỏng radar, ARPA, GMDSS, chữa cháy nâng cao, sơ cứu y tế, chăm sóc
y tế, bè cứu sinh, xuồng cứu nạn, xuồng cứu nạn cao tốc.
- Giấy chứng nhận huấn luyện đặc biệt: An toàn tàu dầu (làm quen và
nâng cao), an toàn tàu hóa chất (làm quen và nâng cao), an tồn tàu khí
hóa lỏng (làm quen và nâng cao), an tồn tàu khách - Ro-Ro.
2. Trung tâm Nghiên cứu khoa học và Phát triển công nghệ Giao thông
vận tải:

Tại điều 2 Quyết định số 1425/QĐ-BGTVT ngày 19/5/2004 của Bộ
trưởng Bộ Giao thông vận tải: Trung tâm thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Thực hiện công tác nghiên cứu khoa học và đưa các tiến bộ khoa học
kỹ thuật vào giảng dạy cũng như phát triển công nghệ ngành Giao thông
vận tải;
- Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo, ứng dụng chun ngành các
lĩnh vực có liên quan đến chương trình nghiên cứu khoa học, phát triển
công nghệ, giảng dạy của trường Đại học Giao thông vận tải TP.HCM;
- Tổ chức đào tạo, đào tạo lại, bổ túc và thực hành tiến bộ khoa học kỹ
thuật, chuyển giao công nghệ vào sản xuất, khai thác, kinh doanh ngành
Giao thông vận tải và môi trường;

- 10 -


- Tư vấn đầu tư, thiết kế, giám sát, kiểm định kỹ thuật, đánh giá chất
lượng thiết bị, phương tiện, kết cấu hạ tầng cơng trình giao thơng vận tải
và giàn khoan;
- Triển khai ứng dụng các công nghệ mới, tổ chức sản xuất, sản xuất
thử trong các lĩnh vực công nghiệp, công nghệ kim loại, vật liệu mới và
kết cấu hạ tầng cơng trình giao thơng, mơi trường, cấp thoát nước và dân
dụng.
3. Trung tâm Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ Giao thông vận tải:
Trung tâm thực hiện các hoạt động chủ yếu sau đây:
- Tổ chức các lớp đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ thuộc
lĩnh vực Giao thông vận tải cho mọi đối tượng có nhu cầu;
- Tổ chức các khố đào tạo kỹ thuật vận hành và bảo trì cơng nghiệp
cho các phương tiện, thiết bị Giao thông vận tải;
- Tổ chức các hoạt động tư vấn thiết kế, nghiên cứu khoa học, chuyển
giao công nghệ và chế thử các sản phẩm cơ khí. Tạo điều kiện cho cán bộ,

giảng viên, sinh viên nhà trường tham gia lao động sản xuất, nâng cao
nghiệp vụ, thực tập nghề và nghiên cứu khoa học;
- Được liên kết với các đơn vị trong và ngoài trường tổ chức và thực
hiện các nhiệm vụ đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ Giao thông vận tải;
- Đào tạo lái xe ô tô.
4. Trung tâm Đào tạo và Hợp tác Quốc tế (IEC):
- Tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ;
- Tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng các khóa ngắn hạn Logistics và
vận tải đa phương thức.

- 11 -


CƠ CẤU TỔ CHỨC
BỘ MÁY QUẢN LÝ
I. BAN GIÁM HIỆU:
Hiệu trưởng;
Các Phó Hiệu trưởng.
II. CÁC PHÕNG BAN VÀ ĐƠN VỊ CHỨC NĂNG
1. Phòng Đào tạo;
2. Phòng Đào tạo vừa làm vừa học;
3. Phịng Cơng tác Chính trị và Quản lý sinh viên;
4. Phịng Khoa học cơng nghệ và Đào tạo sau đại học;
5. Phịng Tổ chức - Hành chính;
6. Phịng Đối ngoại - Nghiên cứu và Phát triển;
7. Phòng Kế hoạch - Tài vụ;
8. Phòng Quản trị thiết bị;
9. Phòng Thanh tra;
10. Văn phòng Ban Giám hiệu;
11. Ban Quản lý khu nội trú;

12. Ban Quản lý cơ sở Quận 12;
13. Ban Quản lý dự án;
14. Trung tâm Khảo thí và Kiểm định chất lượng;
15. Thư viện;
16. Trạm y tế.
III. CÁC KHOA VÀ BỘ MÔN TRỰC THUỘC
1. Khoa Hàng hải;
2. Khoa Máy tàu thủy;
3. Khoa Điện - Điện tử viễn thông;
4. Khoa Cơng trình giao thơng;
5. Khoa Cơng nghệ thơng tin;
6. Khoa Kinh tế vận tải;
7. Khoa Kỹ thuật tàu thủy;
8. Khoa Cơ khí;
9. Khoa Kỹ thuật xây dựng;
10. Khoa Cơ bản;
- 12 -


11. Khoa Lý luận chính trị;
12. Bộ mơn Ngoại ngữ.
IV. CÁC VIỆN, CÔNG TY VÀ TRUNG TÂM
1. Viện Tự động hóa và Cơng nghệ thơng tin;
2. Cơng ty Tư vấn và Ứng dụng khoa học công nghệ Giao thông vận
tải;
3. Công ty TNHH Đào tạo và Nguồn nhân lực hàng hải;
4. Trung tâm Nghiên cứu khoa học và Phát triển công nghệ Giao thông
vận tải;
5. Trung tâm Ngoại ngữ, Tin học và Luyện thi đại học;
6. Trung tâm Huấn luyện thuyền viên;

7. Trung tâm Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ Giao thông vận tải;
8. Trung tâm Đào tạo và Hợp tác Quốc tế;
9. Trung tâm Quan hệ doanh nghiệp và Hỗ trợ sinh viên.
CÁN BỘ LÃNH ĐẠO NHÀ TRƢỜNG
1. Hiệu trưởng, Bí thư Đảng ủy:
NGƯT.PGS-TS. Nguyễn Văn Thư
2. Phó Hiệu trưởng:
NGƯT.PGS-TS. Nguyễn Hữu Khương
PGS-TS. Nguyễn Bá Hoàng
NGƯT.TS. Đồng Văn Hướng
3. Chủ tịch Cơng đồn:
ThS. Nguyễn Thị Hồng
4. Bí thư Đồn trường:
KS. Nguyễn Văn Bình
I. LÃNH ĐẠO CÁC PHÕNG VÀ ĐƠN VỊ CHỨC NĂNG:
 Văn phòng Ban Giám hiệu:
Chánh Văn phòng:
ThS. Bùi Trọng Hùng
 Phòng Đào tạo:
Trưởng phòng:
ThS. Cổ Tấn Anh Vũ
Phó trưởng phịng:
ThS. Trần Thiện Lưu
 Phịng Đào tạo vừa làm vừa học:
Trưởng phòng:
ThS. Lê Văn Hiền
 Phòng Tổ chức - Hành chính:
Trưởng phịng:
TS. Nguyễn Xn Phương
- 13 -



Phó trưởng phịng:

ThS. Nguyễn Đức Hiếu
ThS. Nguyễn Thị Hồng
 Phịng Cơng tác chính trị - Quản lý sinh viên:
Trưởng phịng:
KS. Phạm Quang Dũng
 Phòng Kế hoạch-Tài vụ:
Trưởng phòng:
ThS. Nguyễn Thị Hằng
Phó trưởng phịng:
KS. Phạm Thị Hải Anh
CN. Tơ Văn Long
 Phịng Quản trị thiết bị:
Trưởng phịng:
KS. Trịnh Xn Thư
Phó trưởng phịng:
KS. Nguyễn Thị Dun
 Phịng Khoa học cơng nghệ và Đào tạo sau đại học:
Phó trưởng phịng phụ trách: TS. Vũ Ngọc Bích
 Phịng Thanh tra:
Trưởng phịng:
ThS. Trần Đình Long
 Phòng Đối ngoại - Nghiên cứu và phát triển:
Trưởng phòng:
ThS. Nguyễn Thúy Hồng Vân
Phó trưởng phịng:
ThS. Nguyễn Q Doanh

 Thư viện:
Trưởng Thư viện:
CN. Nguyễn Thị Khốn
Phó trưởng Thư viện:
KS. ng Thị Lành
 Trung tâm Khảo thí và Kiểm định chất lượng:
Giám đốc:
KS. Nguyễn Văn Sơn
Phó Giám đốc:
ThS. Lê Quang Thành
 Ban Quản lý Khu nội trú:
Trưởng ban:
Ông Lê Anh Hùng
 Ban Quản lý cơ sở Quận 12:
Phó trưởng ban phụ trách:
ThS. Nguyễn Mạnh Hùng
 Ban Quản lý dự án:
Quyền trưởng ban:
ThS. Mai Hồng Hà
II. LÃNH ĐẠO CÁC KHOA VÀ BỘ MƠN TRỰC THUỘC:
 Khoa Hàng hải:
Trưởng khoa:
TS. Lê Văn Ty
Phó trưởng khoa:
ThS. Lê Vinh Phan
Phó trưởng khoa:
TS. Nguyễn Phùng Hưng
 Khoa Máy tàu thủy:
- 14 -



Trưởng khoa:
TS. Lê Văn Vang
 Khoa Điện - Điện tử viễn thơng:
Quyền Trưởng khoa:
TS. Võ Cơng Phương
 Khoa Cơng trình giao thơng:
Trưởng khoa:
TS. Nguyễn Quốc Hiển
Phó trưởng khoa:
TS. Vũ Hồng Nghiệp
 Khoa Cơng nghệ thơng tin
Trưởng khoa:
PGS.TS. Nguyễn Hữu Khương
Phó trưởng khoa:
ThS. Bùi Trọng Hiếu
 Khoa Kỹ thuật tàu thủy:
Phó trưởng khoa phụ trách:
TS. Phan Văn Quân
Phó trưởng khoa:
ThS. Huỳnh Văn Chính
 Khoa Kinh tế vận tải:
Quyền Trưởng khoa:
TS. Nguyễn Văn Khoảng
Phó trưởng khoa:
TS. Phạm Thị Nga
 Khoa Cơ khí:
Trưởng khoa:
TS. Đồng Văn Hướng
Phó trưởng khoa:

ThS. Trần Văn Trung
 Khoa Kỹ thuật xây dựng:
Trưởng khoa:
TS. Vũ Trường Vũ
Phó trưởng khoa:
TS. Nguyễn Thành Đạt
 Khoa Cơ bản:
Phó trưởng Khoa phụ trách:
ThS. Huỳnh Văn Tùng
 Khoa Lý luận chính trị
Trưởng Khoa:
TS. Vũ Ngọc Lanh
 Bộ mơn Ngoại ngữ:
Tổ trưởng:
ThS. Nguyễn Thị Xun
Phó tổ trưởng:
CN. Trương Thế Diêm
III. CÁC ĐƠN VỊ DỊCH VỤ:
 Công ty Tư vấn và Ứng dụng khoa học công nghệ GTVT:
Giám đốc:
PGS - TS. Nguyễn Hữu Khương
 Viện Tự động hóa và Cơng nghệ thơng tin:
Viện trưởng
TS. Đồng Văn Hướng
 Trung tâm Nghiên cứu khoa học và Phát triển Cơng nghệ GTVT:
Giám đốc:
NGND.PGS-TS. Trần Cảnh Vinh
Phó Giám đốc:
PGS-TS. Nguyễn Bá Hoàng
- 15 -













TS. Vũ Ngọc Bích
Trung tâm Ngoại ngữ, Tin học và Luyện thi đại học:
Giám đốc:
PGS-TS. Nguyễn Văn Thư
Trung tâm Huấn luyện thuyền viên:
Giám đốc:
TTr. Nguyễn Ngọc Tuấn
Phó Giám đốc:
KS. Hồng Ngọc Thịnh
Công ty TNHH Đào tạo và Nguồn nhân lực hàng hải (UT-STC):
Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc: Mr. Erik Hietbrink
Phó Tổng Giám đốc:
ThS. Đỗ Thành Sen
Trung tâm Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ Giao thơng vận tải:
Giám đốc:
ThS. Trần Văn Trung
Phó Giám đốc:
ThS. Trần Văn Kết

Trung tâm Đào tạo và Hợp tác Quốc tế:
Giám đốc:
ThS. Nguyễn Thúy Hồng Vân
Trung tâm Quan hệ doanh nghiệp và Hỗ trợ sinh viên:
Giám đốc:
TS. Đồng Văn Hướng
Phó Giám đốc:
KS. Nguyễn Văn Bình

- 16 -


PHẦN 2
QUY CHẾ VỀ ĐÀO TẠO
QUY ĐỊNH VỀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG HỆ CH NH QUY
THEO HỆ THỐNG T N CHỈ TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIAO
THÔNG VẬN TẢI THÀNH PHỐ HỒ CH MINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 956 /ĐT ngày 30 tháng 08 năm 2013
của Hiệu trưởng trường Đại học Giao thông vận tải
thành phố Hồ Chí Minh)
Chƣơng I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này là sự cụ thể hóa Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng
hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ ban hành kèm theo Quyết định số
43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 và Thông tư số
57/2012/TT-BGDĐT ban hành ngày 27 tháng 12 năm 2012 về Sửa đổi, bổ
sung một số điều của Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy
theo hệ thống tín chỉ của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tại Trường
Đại học Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi tắt là

Trường).
Điều 2. Chƣơng trình đào tạo, đề cƣơng chi tiết học phần
1. Chương trình đào tạo (sau đây gọi tắt là chương trình), bao gồm
trình độ đại học và trình độ cao đẳng, cần thể hiện rõ: trình độ đào tạo;
ngành học; đối tượng đào tạo, điều kiện nhập học và điều kiện tốt nghiệp;
mục tiêu đào tạo, chuẩn kiến thức, kỹ năng của người học khi tốt nghiệp;
khối lượng kiến thức lý thuyết, thực hành, thực tập; kế hoạch đào tạo theo
thời gian thiết kế; phương pháp và hình thức đào tạo; cách thức đánh giá
kết quả học tập đối với mỗi học phần; các điều kiện thực hiện chương
trình.
2. Mỗi chương trình gắn với một ngành (kiểu đơn ngành) hoặc với
một vài ngành (kiểu song ngành, kiểu ngành chính - ngành phụ, kiểu 2 văn
bằng) và được cấu trúc từ các học phần thuộc hai khối kiến thức: giáo dục
đại cương và giáo dục chuyên nghiệp.
- 17 -


3. Đề cương chi tiết của từng học phần phải thể hiện rõ số lượng tín
chỉ, điều kiện tiên quyết (nếu có), nội dung lý thuyết và thực hành, cách
thức đánh giá học phần, giáo trình, tài liệu tham khảo và điều kiện thí
nghiệm, thực hành, thực tập phục vụ học phần.
4. Khối lượng của mỗi chương trình được thực hiện tại trường là 32
tín chỉ/năm học, trong đó:
- Trình độ đại học: từ 4 đến 5 năm;
- Trình độ cao đẳng: từ 2,5 đến 3 năm.
Điều 3. Học phần và Tín chỉ
1. Học phần:
a) Học phần là đơn vị cấu thành của chương trình đào tạo gồm một
khối lượng kiến thức tương đối trọn vẹn, thuận tiện cho sinh viên tích luỹ
trong q trình học tập. Phần lớn học phần có khối lượng từ 2 đến 4 tín

chỉ, nội dung được bố trí giảng dạy trọn vẹn và phân bố đều trong một học
kỳ. Kiến thức trong mỗi học phần phải gắn với một mức trình độ theo năm
học thiết kế và được kết cấu riêng như một phần của môn học hoặc được
kết cấu dưới dạng tổ hợp từ nhiều môn học. Từng học phần được ký hiệu
bằng một mã số riêng theo quy định của Trường.
Hoạt động học tập, giảng dạy của một học phần bao gồm một hay kết
hợp một số hình thức sau:
- Giảng dạy lý thuyết – tổ chức thành các lớp học phần;
- Giảng dạy, hướng d n theo lớp hoặc theo từng cá nhân hay nhóm
gồm:
+ Thực hành, làm bài tập
+ Giảng dạy thí nghiệm, thực hành tại phịng thí nghiệm, xưởng
;
+ Hướng d n thực tập, thực tập tốt nghiệp tại các cơ sở bên
ngoài;
+ Hướng d n đồ án, tiểu luận và luận văn tốt nghiệp.
Mỗi học phần có đề cương chi tiết thể hiện các nội dung: giới thiệu
tóm tắt học phần; các học phần tiên quyết, học phần học trước, cách đánh
giá học phần; nội dung chính của các chương mục; các giáo trình, tài liệu
tham khảo v.v.. Đề cương của học phần được khoa phê duyệt và công bố
- 18 -


cùng với chương trình giáo dục. Nội dung đề cƣơng chi tiết đƣợc giảng
viên thông báo tới sinh viên trong buổi học đầu tiên của học phần.
b) Các loại học phần:
- Học phần bắt buộc là học phần chứa những nội dung kiến thức chính
yếu của mỗi chương trình và bắt buộc sinh viên phải tích lũy;
- Học phần tự chọn bắt buộc là học phần chứa đựng những nội dung
kiến thức bổ trợ cần thiết của một chương trình giáo dục để tích lũy đủ số

tín chỉ quy định cho chương trình đào tạo đó và sinh viên được tự chọn
theo hướng d n của khoa nhằm đa dạng hố hướng chun mơn sâu;
- Học phần tự chọn tuỳ ý là học phần mà sinh viên đăng ký học theo
nguyện vọng để tích lũy cho đủ số tín chỉ quy định của chương trình đào
tạo;
- Học phần tiên quyết là học phần mà sinh viên bắt buộc phải dự học
và có điểm từ điểm D trở lên trước khi được học một học phần liên quan
tiếp theo;
- Học phần học trước là học phần mà SV bắt buộc phải dự học và có
điểm q trình đạt tối thiểu bằng 80% tổng điểm quá trình quy định cho
học phần này trước khi được dự học một học phần liên quan tiếp theo.
c) Việc tính số giờ giảng dạy của giảng viên cho các học phần được
quy định trong Quy chế chi tiêu nội bộ của Trường trên cơ sở số giờ giảng
dạy trên lớp, số giờ thực hành, thực tập, số giờ chuẩn bị khối lượng tự học
cho sinh viên, đánh giá kết quả tự học của sinh viên và số giờ tiếp xúc sinh
viên ngồi giờ lên lớp.
2. Tín chỉ:
Tín chỉ là đơn vị quy chuẩn dùng để lượng hoá khối lượng kiến thức
và khối lượng học tập của sinh viên. Tiến độ học tập của sinh viên được đo
lường bằng số lượng tín chỉ đã tích lũy được.
Một tín chỉ được quy định bằng khoảng 15 tiết học lý thuyết; 30 – 45
tiết thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận; 45 – 90 giờ thực tập tại cơ sở; 45
– 60 giờ làm tiểu luận, bài tập lớn hoặc đồ án, luận văn tốt nghiệp.
Một tiết học được tính bằng 50 phút.
Đối với những học phần lý thuyết hoặc thực hành, thí nghiệm, để tiếp
thu được một tín chỉ sinh viên phải dành ít nhất 30 giờ chuẩn bị cá nhân.
- 19 -


Số tiết, số giờ cụ thể đối với từng học phần được quy định trong

chương trình đạo tạo của ngành/chuyên ngành do Hiệu trưởng ban hành.
Điều 4. Thời gian hoạt động giảng dạy
Tuỳ theo tình hình thực tế của trường, Hiệu trưởng quy định cụ thể
thời gian hoạt động giảng dạy của trường.
Tuỳ theo số lượng sinh viên, số lớp học cần tổ chức và điều kiện cơ sở
vật chất của trường, phịng Đào tạo sắp xếp thời khóa biểu hàng ngày cho
các lớp.
Điều 5. Đánh giá kết quả học tập
Kết quả học tập của sinh viên được đánh giá sau từng học kỳ qua các
tiêu chí sau:
1. Số tín chỉ của các học phần mà sinh viên đăng ký học vào đầu mỗi
học kỳ (gọi tắt là khối lượng học tập đăng ký).
2. Điểm trung bình chung học kỳ là điểm trung bình có trọng số của
các học phần mà sinh viên đăng ký học trong học kỳ đó, với trọng số là số
tín chỉ tương ứng của từng học phần.
3. Khối lượng kiến thức tích lũy là khối lượng tính bằng tổng số tín
chỉ của những học phần đã được đánh giá theo thang điểm chữ A, B +, B,
C+, C, D+, D tính từ đầu khóa học.
4. Điểm trung bình chung tích lũy là điểm trung bình của các học phần
và được đánh giá bằng các điểm chữ mà sinh viên đã tích lũy được, tính từ
đầu khóa học cho tới thời điểm được xem xét vào lúc kết thúc mỗi học kỳ.
Chƣơng II
TỔ CHỨC ĐÀO TẠO
Điều 6. Thời gian và kế hoạch đào tạo
1. Trường tổ chức đào tạo theo khoá học, năm học và học kỳ.
a) Khoá học là thời gian thiết kế để sinh viên hồn thành một chương
trình cụ thể. Tuỳ thuộc chương trình, khố học được quy định như sau:
- Đào tạo trình độ cao đẳng được thực hiện từ 2,5 đến 3 năm học tùy
theo ngành nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ
thơng hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp;

- 20 -


- Đào tạo trình độ đại học được thực hiện từ 4 đến 5 năm học tùy theo
ngành nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông
hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp; từ 1,5 đến 2 năm học đối với người có
bằng tốt nghiệp cao đẳng cùng ngành đào tạo.
b) Một năm học có hai học kỳ chính, mỗi học kỳ chính có ít nhất 15
tuần thực học và 3 tuần thi. Ngoài hai học kỳ chính, Hiệu trưởng xem xét
quyết định tổ chức thêm một kỳ học phụ để sinh viên có điều kiện được
học lại; học bù hoặc học vượt. Mỗi học kỳ phụ có ít nhất 5 tuần thực học
và 1 tuần thi.
2. Căn cứ vào khối lượng và nội dung kiến thức tối thiểu quy định cho
các chương trình, Hiệu trưởng dự kiến phân bổ số học phần cho từng năm
học, từng học kỳ.
3. Thời gian tối đa hoàn thành chương trình bao gồm: thời gian thiết
kế cho chương trình quy định tại khoản 1 của Điều này, cộng với 4 học kỳ
đối với các khoá học đến 3 năm; 6 học kỳ đối với các khoá học từ 4 đến
4.5 năm; 8 học kỳ đối với các khoá học 5 năm.
Các đối tượng được hưởng chính sách ưu tiên theo đối tượng quy định
tại Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy khơng bị hạn chế về
thời gian tối đa để hồn thành chương trình.
Điều 7. Đăng ký nhập học
Trường tổ chức tuyển sinh theo ngành/chuyên ngành hoặc nhóm
ngành căn cứ vào chỉ tiêu được giao và tuân theo các quy định của Quy
chế tuyển sinh đại học và cao đẳng hệ chính quy hiện hành của Bộ Giáo
dục và Đào tạo.
1. Khi đăng ký nhập học, sinh viên phải nộp các giấy tờ theo quy định
tại Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành. Tất cả
giấy tờ khi sinh viên nhập học phải được xếp vào túi hồ sơ của từng cá

nhân và được quản lý tại đơn vị do phòng Cơng tác chính trị - Quản lý sinh
viên quản lý.
2. Sau khi xem xét thấy đủ điều kiện nhập học, phịng Cơng tác chính
trị - Quản lý sinh viên trình Hiệu trưởng ký quyết định công nhận người
đến học là sinh viên chính thức của trường và cấp cho họ:
a) Thẻ sinh viên;
b) Các giấy tờ khác theo quy định của trường.
- 21 -


3. Mọi thủ tục đăng ký nhập học phải được hoàn thành trong thời hạn
theo quy định tại Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện
hành.
4. Sinh viên nhập học phải được trường cung cấp đầy đủ các thông tin
về mục tiêu, nội dung và kế hoạch học tập của các chương trình, quy chế
đào tạo, nghĩa vụ và quyền lợi của sinh viên.
Điều 8. Sắp xếp sinh viên vào học các chƣơng trình hoặc ngành
đào tạo
1. Trường xác định điểm trúng tuyển theo ngành/chuyên ngành hoặc
nhóm ngành trong kỳ thi tuyển sinh, thì những thí sinh đạt yêu cầu xét
tuyển được trường sắp xếp vào học các ngành/chuyên ngành hoặc nhóm
ngành đã đăng ký.
2. Đối với những sinh viên trúng tuyển theo ngành (có nhiều chuyên
ngành) hoặc nhóm ngành, sau 2 năm học, căn cứ vào kết quả học tập và
đăng ký nguyện vọng, trường sắp xếp sinh viên vào chuyên ngành hoặc
ngành, Mỗi sinh viên được đăng ký một số nguyện vọng theo thứ tự ưu
tiên. Trường hợp số sinh viên đăng ký vào một chuyên ngành vượt quá chỉ
tiêu, sẽ lấy theo tiêu chuẩn điểm trung bình tích lũy từ cao đến thấp cho đủ
chỉ tiêu, những sinh viên không được chọn sẽ chuyển sang các chuyên
ngành khác còn chỉ tiêu theo nguyện vọng hoặc sự điều chuyển của

trường.
Điều 9. Tổ chức lớp học
1. Lớp học phần:
Lớp học phần là lớp gồm các sinh viên cùng đăng ký một học phần,
có cùng thời khoá biểu của học phần trong một học kỳ.
Lớp học phần được tổ chức dựa vào việc đăng ký khối lượng học tập
của sinh viên ở từng học kỳ. Mỗi lớp học phần được gán một mã số riêng.
Lớp học phần có lớp trưởng do giáo viên phụ trách học phần cử.
Số lượng tối thiểu để xem xét mở lớp học phần trong học kỳ đối với
các học phần như sau:
a. Học phần lý thuyết:
- 40 sinh viên.
- Trong trường hợp các học phần đặc thù hoặc học phần chuyên
ngành, nếu có đề nghị của khoa quản lý ngành/chuyên ngành có học
phần, Trường sẽ xem xét mở các lớp có sĩ số dưới 40 sinh viên.
- 22 -


b. Các học phần thí nghiệm, thực tập được mở theo khả năng sắp
xếp, đảm nhận của đơn vị chuyên mơn, các phịng thí nghiệm.
Nếu khơng tổ chức được lớp học cho một học phần thì những sinh
viên đã đăng ký học học phần đó phải đăng ký chuyển sang học những học
phần khác có lớp nếu chưa đảm bảo đủ quy định về khối lượng học tập tối
thiểu cho mỗi học kỳ.
2. Lớp khoá học và giáo viên chủ nhiệm:
Lớp khoá học được tổ chức cho sinh viên trúng tuyển vào học cùng
một ngành/chuyên ngành trong một khoá học nhằm duy trì các hoạt động
đồn thể, hoạt động chính trị - xã hội, văn hoá, thể thao; đồng thời để quản
lý sinh viên trong quá trình học tập và thực hiện các chức năng khác theo
quy định của quy chế học sinh - sinh viên và của nhà trường. Lớp khóa

học có cơ cấu theo quy định của Trường và có giáo viên chủ nhiệm lớp (có
thể đồng thời là cố vấn học tập) do khoa quản lý sinh viên phân cơng. Lớp
khóa học được gọi tên theo ngành/chun ngành và năm nhập học của sinh
viên, được mã hóa theo quy định của trường Đại học Giao thông vận tải
Thành phố Hồ Chí Minh.
Điều 10. Đăng ký khối lƣợng học tập
1. Quy trình đăng ký học học phần
Bước 1: Trước thời điểm bắt đầu học kỳ 6 tuần, Trường cơng bố thời
khố biểu cho từng học phần dự kiến sẽ tổ chức đào tạo trong học kỳ.
Trong thời hạn quy định của Trường, căn cứ vào thời khoá biểu và số học
phần dự kiến này, kết hợp với chương trình đào tạo đã đăng ký, sinh viên
đăng ký học các học phần của một học kỳ mới trên “Phiếu đăng ký học
phần” hoặc trực tuyến trên mạng nội bộ của Trường dưới sự hướng d n,
chấp nhận của cố vấn học tập. Phiếu đăng ký học phần của sinh viên sẽ do
phòng Đào tạo của trường lưu giữ.
Sinh viên được phép đăng ký và theo học bất cứ học phần nào thuộc
chương trình đào tạo đã đăng ký theo học mà nhà trường mở trong học kỳ
nếu thoả mãn các điều kiện ràng buộc của học phần (học phần học trước,
học phần tiên quyết,…) và khi lớp học phần tương ứng còn khả năng tiếp
nhận sinh viên. Việc đăng ký làm luận văn/thi tốt nghiệp được thực hiện
theo quy định riêng.
Sinh viên mới trúng tuyển không phải đăng ký khối lƣợng học tập
cho học kỳ học đầu tiên.
- 23 -


Bước 2: Phòng Đào tạo của Trường sẽ xử lý và công bố kết quả đăng
ký học phần. Sinh viên phải kiểm tra, bổ sung hoặc điều chỉnh để hoàn
thiện thời khóa biểu cá nhân. Việc đăng ký thêm hoặc thay đổi (khi khơng
có lớp mở) được thực hiện trong 2 tuần đầu của học kỳ chính hoặc trong

tuần đầu của học kỳ phụ nhưng không quá 20% thời gian học của học phần
đó.
Bước 3: Sinh viên theo dõi kết quả đăng ký học phần tại trang cá nhân
trên website của trường. Trên kết quả đăng ký học phần của mỗi sinh viên
có ghi rõ mã học phần, mã nhóm, tên học phần, số tín chỉ, số tiết học, tuần
học, phịng học, số tiền học phí và thời hạn đóng. Sinh viên khơng đóng
học phí đúng hạn sẽ bị cấm đăng ký học phần của học kỳ tiếp theo.
2. Khối lượng học tập mà sinh viên phải đăng ký trong mỗi học kỳ
được quy định như sau:
a. Đối với những sinh viên được xếp hạng học lực bình thường:
- Tối thiểu 14 tín chỉ và tối đa 24 tín chỉ cho mỗi học kỳ chính (khơng
tính các học phần Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng), trừ học kỳ
cuối khóa học;
- Tối đa 12 tín chỉ cho mỗi học kỳ phụ.
b. Đối với những sinh viên bị xếp hạng học lực yếu:
- Tối thiểu 10 tín chỉ và tối đa 14 tín chỉ cho mỗi học kỳ chính, trừ học
kỳ cuối khóa học;
- Tối đa 8 tín chỉ cho mỗi học kỳ phụ.
c. Không quy định khối lượng học tập tối thiểu đối với sinh viên đăng
ký học ở học kỳ phụ.
d. Trong trường hợp đặc biệt, sinh viên muốn đăng ký học ít hơn số
tín chỉ tối thiểu ở học kỳ chính thì phải được sự đồng ý của Hiệu trưởng.
3. Đăng ký những học phần đặc biệt.
a) Học phần Giáo dục Quốc phòng - An ninh
Trừ trường hợp được miễn, hoãn theo luật định hoặc trường hợp đặc
biệt được Hiệu trưởng chấp thuận, sinh viên phải tham dự học phần giáo
dục quốc phòng theo lịch của phịng Đào tạo cơng bố trên cơ sở hợp đồng
ký kết giữa nhà trường và cơ sở Giáo dục quốc phòng.
b) Học phần thực tập:
- 24 -



Lịch học của những học phần thực tập tại xưởng Trường và ngồi đơn
vị sản xuất có ký hợp đồng với Trường sẽ được phịng Đào tạo cơng bố cụ
thể cho từng lớp khóa học căn cứ vào lịch sử dụng thiết bị thực tập và hợp
đồng với đơn vị sản xuất. Sinh viên phải tham dự học phần này theo sự
phân công của khoa, trường hợp sinh viên tự liên hệ được thực tập thì theo
lịch tự liên hệ đó.
Điều 11. Rút bớt học phần đã đăng ký
1. Việc rút bớt học phần trong khối lượng học tập đã đăng ký chỉ được
chấp nhận sau 2 tuần kể từ đầu học kỳ chính, nhưng khơng muộn q 4
tuần; sau 1 tuần kể từ đầu học kỳ phụ, nhưng không muộn quá 2 tuần.
Ngoài thời hạn quy định trên, học phần v n được giữ nguyên trong kết quả
đăng ký học và nếu sinh viên không đi học học phần này sẽ được xem như
tự ý bỏ học và phải nhận điểm F.
2. Điều kiện rút bớt các học phần đã đăng ký:
a) Sinh viên phải tự viết đơn gửi phòng Đào tạo của trường;
b) Được cố vấn học tập chấp thuận;
c) Không vi phạm khoản 3 Điều 10 của Quy định này.
Phịng Đào tạo kiểm tra và thơng báo kết quả giải quyết đơn rút học
phần của sinh viên.
Sinh viên chỉ được phép bỏ lớp đối với những học phần xin rút khi đã
có kết quả giải quyết thành cơng từ phịng Đào tạo.
Việc đăng ký rút học phần Giáo dục quốc phòng – An ninh phải tuân
theo quy định của cơ sở giáo dục quốc phòng.
Điều 12. Đăng ký học lại
1. Sinh viên có học phần bắt buộc hoặc tự chọn bắt buộc bị điểm F +, F
phải đăng ký học lại học phần đó ở một trong các học kỳ tiếp theo cho đến
khi đạt điểm A, B+, B, C+, C, D+ hoặc D.
2. Sinh viên có học phần tự chọn tùy ý bị điểm F +, F phải đăng ký học

lại học phần đó hoặc học đổi sang học phần tự chọn tương đương khác.
3. Ngoài các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 của Điều
này, sinh viên được quyền đăng ký học lại hoặc học đổi sang học phần
khác đối với các học phần bị điểm D để cải thiện điểm trung bình chung
tích lũy.
- 25 -


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×