Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Câu hỏi vấn đáp môn pháp luật trong hoạt động kinh tế đối ngoại FTU2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.1 KB, 26 trang )

Chương 1: Tổng quan về pháp luật trong hoạt động kinh tế đối ngoại
Câu 1: Pháp luật trong hoạt động kinh tế đối ngoại: Khái niệm và
những đặc điểm cơ bản
Khái niệm: Tổng hợp tất cả các quy phạm pháp luật (mà -> nó) điều chỉnh
lên tất cả quan hệ xã hội trong hoạt động KTDN
Hoạt động KTDN là hoạt động kinh doanh thương mại có yếu tố nước
ngoài
+(mua bán hàng hóa, đầu tư nước ngoài, cung ứng dịch vụ, hoạt động sinh
lời khác)
+ chủ thể, khách thể, sự kiện pháp lý có yếu tố nước ngoài, hoạt động trong
lĩnh vực KTDN
Phân tích : đối tượng điều chỉnh, chủ thể, nguồn luật điều chỉnh
+ Đối tượng: quan hệ xã hội phát sinh từ hoặc liên quan đến hoạt động
KTDN
+ Chủ thể: cá nhân (quốc tịch), pháp nhân,
nhà nước (chủ thể đặc biệt: Quyền miễn trừ tư pháp Miễn trừ xét xử tại bất
cứ Tòa án nào. Miễn trừ đối với các biện pháp cưỡng chế nhằm đảm bảo
đơn kiện, nếu quốc gia đồng ý cho tổ chức, cá nhân nước ngoài kiện mình,
tức là đồng ý cho Tòa án nước ngoài xét xử vụ kiện mà quốc gia là bị đơn.
Miễn trừ đối với các biện pháp cưỡng chế nhằm đảm bảo thi hành quyết
định của Tòa án trong trường hợp quốc gia không đồng ý cho các tổ chức,
cá nhân nước ngoài kiện, đồng ý cho Tòa án xét xử.)

Câu 2: Nhận định sau đây đúng hay sai, giải thích: Các quốc gia thuộc
hệ thống pháp luật Civil Law không công nhận án lệ là một nguồn của
pháp luật.
Ở những nước theo truyền thống thông luật (Anh, Mỹ...), án lệ được coi là
nguồn luật. Nguyên tắc áp dụng án lệ ở những nước này là phán quyết của
tòa án cấp trên có giá trị ràng buộc với phán quyết của tòa án cấp dưới.
Trước đây, các quốc giá thuộc Civil Law thì tòa án không có quyền lập
pháp, Civil Law coi trọng lý luận lập pháp hơn là coi trọng pháp luật thành


văn như Common Law
Ngày nay thì Civil Law đã có xu hướng coi trọng án lệ. Cụ thể là ở Đức, án
lệ đã được công nhận, khi luật thành văn không có quy định rõ rang hay ko

quy định thì tòa án có quyền đưa ra nguyên tắc giải quyết, nếu đáp ứng một
số điều kiện nhất định thì nguyên tắc đó sẽ trở thành pháp luật
Câu 3: Nhận định sau đây đúng hay sai, giải thích: Vì Việt Nam không
công nhận án lệ là nguồn của pháp luật nên án lệ không thể được vận
dụng để giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài.


Chương 2: Thương nhân và các công ty thương mại - Chủ thể trong hoạt
động KTĐN
Câu 4: So sánh Văn phòng đại diện và chi nhánh của thương nhân
nước ngoài tại Việt Nam
Từ điều 3 khoản 6 và 7, điều 17, 18, 19, 10 Luật TM 2005

2. Thương nhân nước ngoài được đặt Văn phòng đại diện, Chi nhánh tại
Việt Nam; thành lập tại Việt Nam doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
theo các hình thức do pháp luật Việt Nam quy định.
4. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thương nhân nước ngoài
thành lập tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước
quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên thì được coi
là thương nhân Việt Nam.

• Giống: - Đều là đơn vị phụ thuộc của thương nhân nước ngoài.
- TNNN chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ hoạt động
- Được quyền ký kết các hoạt động về thuê, mua trụ sở, phương tiện vật
chất, hợp đồng tuyển dụng lao động

• Khác:
- Văn phòng đại diện
+ Thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại (theo điều 3.10 LDN 2005).
+ Không được thực hiện hoạt động sinh lợi trực tiếp tại VN.
+ Không được ký kết hợp đồng thương mại, trừ khi được TNNN ủy quyền.
- Chi nhánh:
+ Hoạt động thương mại phù hợp với nội dung hoạt động được quy định
trong giấy phép thành lập chi nhánh.
+ Ký kết hợp đồng thương mại phù hợp với nội dung hoạt động của mình.
Câu 5: Công ty TNHH Unilever Việt Nam có phải là thương nhân nước
ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam? Thương nhân nước ngoài có
thể thực hiện hoạt động thương mại tại Việt Nam dưới những hình
thức nào? Luật doanh nghiệp
Điều 16. Thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam
1. Thương nhân nước ngoài là thương nhân được thành lập, đăng ký kinh
doanh theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc được pháp luật nước
ngoài công nhận.

-

Công ty TNHH Unilever VN không phải là thương nhân nước ngoài. Theo
điều 16.4, LTM 2005, công ty TNHH Unilever VN là doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài thành lập ở VN nên công ty này được coi là thương nhân
VN. Để hoạt động kinh doanh tại VN, theo điều 16.2, LTM 2005, TNNN có
thể đặt Văn phòng đại diện, Chi nhánh tại Việt Nam và thành lập tại VN
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo các hình thức do pháp luật VN
quy định.
Câu 6: Những chủ thể nào sau đây là thương nhân theo quy định của
pháp luật Việt Nam hiện hành: Chi nhánh của 1 công ty nước ngoài tại
Việt Nam, đại lý của Vinamilk, giám đốc của 1 DNTN.

Điều kiện thương nhân:
Thực hiện hành vi thương mại
Thưc hiện hành vi thương mại độc lập
Thực hiện hành vi thương mại mang tính thường xuyên
Có đăng kí kinh doanh
Điều 3.
4.Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam là đơn vị phụ thuộc
của thương nhân nước ngoài, được thành lập và hoạt động thương mại tại
Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Điều 166. Đại lý thương mại
Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên
đại lý thoả thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hoá
cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách
hàng để hưởng thù lao.
- Giám đốc DNTN: có 2 trường hợp:
+ Giám đốc đồng thời là chủ công ty: là thương nhân
+ Giám đốc được thuê: ko là thương nhân


Chương 2: Thương nhân và các công ty thương mại - Chủ thể trong
hoạt động KTĐN
Câu 7: Phân biệt: Vốn điều lệ, vốn pháp định, vốn có quyền biểu quyết,
vốn đầu tư (của chủ doanh nghiệp tư nhân)
- Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông đóng góp hoặc cam kết
góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty. Không
phải DN nào cũng có vốn điều lệ mà chỉ những loại hình DN có điều lệ như
công ty TNHH, công ty Cổ phần…thì mới có vốn điều lệ
. - Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật
để thành lập doanh nghiệp. Không phải tất cả các ngành nghề đều phải có

vốn pháp định mà chỉ một số ngành nghề được quy định trong danh mục
các ngành nghề phải có vốn pháp định thì DN mới bắt buộc phải có vốn
pháp định để thành lập DN.
- Vốn có quyền biểu quyết là phần vốn góp hoặc cổ phần, theo đó người sở
hữu có quyền biểu quyết về những vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của
Hội đồng thành viên hoặc Đại hội đồng cổ đông.
Theo điều 142 khoản 1 và 3 luật DN 2005
- Vốn đầu tư của chủ DNTN là số vốn do chủ DN tự đăng ký chính xác.
Chủ DNTN có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư trong quá trình hoạt động
kinh doanh và phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán. Trong trường hợp
giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn số vốn đầu tư đăng ký ban đầu thì chủ
DNTN chỉ được giảm vốn sau khi đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh
doanh
Câu 8: Công ty TNHH 2 thành viên trở lên: Đặc điểm thành viên, chế
độ trách nhiệm, khả năng phát hành chứng khoán, điều kiện chuyển
nhượng vốn và tư cách pháp lý.
Điều 47: Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp,
trong đó:
a) Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt
quá 50;
b) Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác
của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ
trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 48 của Luật này;
c) Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại
các Điều 52, 53 và 54 của Luật này.
2. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân
kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

3. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên không được quyền

phát hành cổ phần.
Câu 9: Công ty TNHH 1 thành viên: Đặc điểm thành viên, chế độ trách
nhiệm, khả năng phát hành chứng khoán, tư cách pháp lý, đại diện
theo pháp luật
Điều 73. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ
chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty);
chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản
khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
2. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ
ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
3. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền phát
hành cổ phần.
Đại diện theo pháp luật, căn cứ vào điều lệ công ty
Trường hợp Điều lệ công ty không quy định thì Chủ tịch Hội đồng thành
viên hoặc Chủ tịch công ty là người đại diện theo pháp luật của công ty.
Câu 10: Công ty cổ phần: Đặc điểm thành viên, chế độ trách nhiệm,
khả năng phát hành chứng khoán, tư cách pháp lý, khả năng chuyển
nhượng cổ phần.
Điều 110. Công ty cổ phần
1. Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:
a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và
không hạn chế số lượng tối đa;
c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác
của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người
khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 và khoản 1 Điều 126
của Luật này.
2. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng

nhận đăng ký doanh nghiệp.
3. Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn.
Điều 114. Quyền của cổ đông phổ thông
1. Cổ đông phổ thông có các quyền sau đây:
d) Tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp
quy định tại khoản 3 Điều 119 và khoản 1 Điều 126 của Luật này;
Điều 119. Cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập


3. Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận
đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ
phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ
phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu
được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông dự
định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển
nhượng các cổ phần đó.
Điều 126. Chuyển nhượng cổ phần
1.Cổ phần được tự do chuyển nhượng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3
Điều 119 của Luật này và Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển
nhượng cổ phần. Trường hợp Điều lệ công ty có quy định hạn chế về
chuyển nhượng cổ phần thì các quy định này chỉ có hiệu lực khi được nêu
rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng.
Điều 116. Cổ phần ưu đãi biểu quyết và quyền của cổ đông ưu đãi biểu
quyết
3. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng
cổ phần đó cho người khác.
Câu 11: Công ty hợp danh: Đặc điểm thành viên, chế độ trách nhiệm,
khả năng phát hành chứng khoán, tư cách pháp lý, đại diện theo pháp
luật
Điều 172. Công ty hợp danh

1. Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:
a) Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau
kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài
các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;
b) Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài
sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;
c) Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty
trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
2. Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng
nhận đăng ký doanh nghiệp.
3. Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
Điều 179. Điều hành kinh doanh của công ty hợp danh
1. Các thành viên hợp danh có quyền đại diện theo pháp luật và tổ chức
điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty. Mọi hạn chế đối
với thành viên hợp danh trong thực hiện công việc kinh doanh hằng ngày
của công ty chỉ có hiệu lực đối với bên thứ ba khi người đó được biết về
hạn chế đó.

4. Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có các
nhiệm vụ sau đây:
đ) Đại diện cho công ty trong quan hệ với cơ quan nhà nước; đại diện cho
công ty với tư cách là bị đơn hoặc nguyên đơn trong các vụ kiện, tranh chấp
thương mại hoặc các tranh chấp khác;
Câu 12: Doanh nghiệp tư nhân: Đặc điểm thành viên, chế độ trách
nhiệm, khả năng phát hành chứng khoán, tư cách pháp lý, cơ cấu tổ
chức quản lý và đại diện theo pháp luật
Điều 183. Doanh nghiệp tư nhân
1. Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự
chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh
nghiệp.

2. Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán
nào.
Điều 185. Quản lý doanh nghiệp
1. Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp, việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp
thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
2. Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý,
điều hành hoạt động kinh doanh. Trường hợp thuê người khác làm Giám
đốc quản lý doanh nghiệp thì vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp.
4. Chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Câu 13: Phân biệt cơ cấu tổ chức quản lý của công ty cổ phần và công
ty TNHH 2 thành viên trở lên
Điều 134. Cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần
1. Công ty cổ phần có quyền lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động theo
một trong hai mô hình sau đây, trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có
quy định khác:
a) Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc
hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và
các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì
không bắt buộc phải có Ban kiểm soát;


b) Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám
đốc. Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là
thành viên độc lập và có Ban kiểm toán nội bộ trực thuộc Hội đồng quản
trị. Các thành viên độc lập thực hiện chức năng giám sát và tổ chức thực
hiện kiểm soát đối với việc quản lý điều hành công ty.
Điều 55. Cơ cấu tổ chức quản lý công ty

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có Hội đồng thành viên,
Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Công ty
trách nhiệm hữu hạn có từ 11 thành viên trở lên phải thành lập Ban kiểm
soát; trường hợp có ít hơn 11 thành viên, có thể thành lập Ban kiểm soát
phù hợp với yêu cầu quản trị công ty. Quyền, nghĩa vụ, tiêu chuẩn, điều
kiện và chế độ làm việc của Ban kiểm soát, Trưởng Ban kiểm soát do Điều
lệ công ty quy định.
Câu 14: Phân biệt cổ phần phổ thông và cổ phần ưu đãi biểu quyết

Câu 15: So sánh cổ phần ưu đãi cổ tức và cổ phần ưu đãi hoàn lại

Câu 16: Nhận định sau đây đúng hay sai: Tất cả các công ty TNHH 1
thành viên phải có kiểm soát viên
Điều 78. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu
được tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây:
a) Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên;
b) Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên.
2. Trường hợp Điều lệ công ty không quy định thì Chủ tịch Hội đồng thành
viên hoặc Chủ tịch công ty là người đại diện theo pháp luật của công ty.
3. Trường hợp Điều lệ công ty không quy định khác, thì chức năng, quyền
và nghĩa vụ của Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc
Tổng giám đốc và Kiểm soát viên thực hiện theo quy định của Luật này.
Điều 85. Cơ cấu tổ chức quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành
viên do cá nhân làm chủ sở hữu
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu
có Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
2. Chủ tịch công ty có thể kiêm nhiệm hoặc thuê người khác làm Giám đốc
hoặc Tổng giám đốc.

3. Quyền, nghĩa vụ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc được quy định tại
Điều lệ công ty, hợp đồng lao động mà Giám đốc hoặc Tổng giám đốc ký
với Chủ tịch công ty.
Câu 17: HĐQT của 1 CTCP có năm thành viên: A (Chủ tịch), B, C, D, E. Bốn
TV tham dự cuộc họp bàn về việc cách chức TGĐ là ông H, bổ nhiệm TGĐ
mới là bà G. Kết quả:
- A, B đồng ý cách chức H và bổ nhiệm G
- C,D phản đối cách chức H và bổ nhiệm G
Hỏi: Ai là TGĐ công ty: H hay G? Nếu biết kết quả như sau:
Trường hợp 1:
- A, B đồng ý cách chức H và bổ nhiệm G
- C,D phản đối cách chức H và bổ nhiệm G
Trường hợp 2:
- A, B đồng ý cách chức H và bổ nhiệm G
- C,D phản đối cách chức H và bổ nhiệm G
- E gởi phiếu bằng VB: “Phản đối cách chức H”

Trường hợp 1: Số phiếu đồng ý và phản đối ngang nhau nên quyết định
cuối cùng thuộc về phía có ý kiến của CTHĐQT căn cứ theo quy định tại
điều 112.8 LDN 2005. Như vậy trong trường hợp này, vì CTHĐQT là A nên
quyết định cuối cùng sẽ là “cách chức H và bổ nhiệm G”. G là TGĐ công
ty.


Trường hợp 2: E không tham dự cuộc họp nhưng gửi phiếu bằng văn bản.
Phiếu này của E có giá trị pháp lý theo điều 112.8 LDN 2005. Như vậy
trong trường hợp này, số phiếu phản đối nhiều hơn số phiếu đồng ý “cách
chức H, bổ nhiệm G” nên H sẽ không bị cách chức và tiếp tục là TGĐ của
công ty.
Câu 18: Công ty TNHH: A = 200tr, B=300tr, C=250 tr, D=350tr, E=150 tr, VĐL

= 1,250tr.
Thành viên C chuyển nhượng phần vốn góp, sẽ giải quyết như thế nào nếu:
- Trường hợp 1: Cả 4 thành viên còn lại đều muốn mua?
- Trường hợp 2: Chỉ có A và B muốn mua?
- Trường hợp 3: chỉ có E muốn mua

TH 1: Vì cả 4 thành viên đều muốn mua nên phần vốn của thành viên C sẽ
được bán cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp
của họ trong công ty với cùng điều kiện theo điều 44.1 LDN 2005
Như vậy, A sẽ mua (200/1000) x 250 = 50 triệu
B sẽ mua (300/1000) x 250 = 75 triệu
D sẽ mua (350/1000) x 250 = 87,5 triệu
E sẽ mua (150/1000) x 250 = 37,5 triệu
TH 2: Chỉ có A và B muốn mua thì phần vốn của C sẽ được bán cho A và B
theo tỉ lệ tương ứng phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện.
Như vậy, A sẽ mua (200/500) x 250 = 100 triệu B sẽ mua (300/500) x 250 =
150 triệu
TH 3: Nếu chỉ có E muốn mua thì E sẽ được mua hết số vốn của C. Nếu E
không mua hết thì phần còn lại sẽ được bán cho người không phải là thành
viên của công ty theo quy định tại điều 44.2 LDN 2005.
Câu 19: DNTN B do ông A làm chủ có trụ sở tại TP.HCM chuyên kinh
doanh mặt hàng vật liệu xây dựng. Ông A đang muốn tăng thêm quy
mô và mở phạm vi hoạt động kinh doanh của mình sang cả lĩnh vực tư
vấn, thiết kế và xây lắp công trình xây dựng nhưng không muốn có
thêm những người khác cùng kinh doanh nên có những dự định sau:
1.
Ông A thành lập thêm 1 DNTN khác hoạt động trong lĩnh vực
xây dựng
2.
DNTN B đầu tư vốn để thành lập thêm 1 công ty TNHH 1

thành viên và ủy quyền cho ông A làm chủ tịch công ty kiêm Giám đốc
3.
DNTN B tăng vốn bằng cách phát hành 1000 trái phiếu doanh
nghiệp để vay nợ.
Theo anh (chị), những phương án trên có phù hợp với quy định của
pháp luật không? Vì sao?

1. Không được vì theo điều 141.3 LDN 2005, Mỗi cá nhân chỉ được quyền
thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Ông A đã là chủ của DNTN B thì
không thể thành lập 1 DNTN nào khác nữa.
2. Không được vì theo điều 12.1 NĐ 102/2010/NĐ-CP hướng dẫn thi hành
chi tiết một số điều của LDN 2005, tất cả các tổ chức là pháp nhân, bao
gồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại VN, không phân biệt nơi
đăng ký địa chỉ trụ sở chính và mọi cá nhân không phân biệt nơi cư trú và
quốc tịch, không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2, Điều 13 LDN 2005
đều có quyền thành lập, tham gia thành lập doanh nghiệp tại VN.
Ở đây, DNTN B không có tư cách pháp nhân nên không thể tham gia thành
lập công ty TNHH 1 thành viên theo quy định của LDN 2005 và NĐ 102.
3. Không được vì theo điều 141.2 LDN 2005, DNTN không được phát
hành bất kỳ loại chứng khoán nào

Câu 20: Những đối tượng sau đây muốn cùng nhau tham gia thành lập
công ty TNHH 2 thành viên trở lên:
1.
Ông A - Chuyên viên cao cấp của Sở thương mại Tp. HCM
2.
Bà T – Giảng viên trường Đại học Ngoại thương
3.
Ông K – Trưởng văn phòng đại diện của hãng K (Đức) tại Tp.
HCM

4.
Doanh nghiệp tư nhân M
5.
Ông N – Thành viên Hội đồng quản trị của 1 công ty cổ phần bị
tuyên bố phá sản cách đây 2 năm
Căn cứ vào những quy định của pháp luật hiện hành, những đối tượng
này có được quyền thành lập DN không?
1. Ông A – Chuyên viên cao cấp của Sở thương mại TPHCM. Ông A là
công chức nhà nước tại Sở thương mại TPHCM nên theo điều 13.2 (b)
LDN 2005, ông A không thể thành lập hoặc tham gia thành lập DN.
2. Bà T – Giảng viên trường ĐHNT. Theo quy định tại điều 13.2 (b), bà T
không thể thành lập hoặc tham gia thành lập DN.
3. Ông K – Trưởng văn phòng đại diện hãng K(Đức) tại TPHCM được
thành lập hoặc tham gia thành lập DN vì thỏa mãn các quy định tại điều
12.1 NDD102/NĐ-CP và điều 13 LDN 2005.


4. DNTN M không có tư cách pháp nhân vì không thỏa mãn tiêu chí tài sản
độc lập với các cá nhân, tổ chức khác theo quy định của pháp luật. Vì vậy,
theo quy định tại điều 12.1 NĐ 102/010/NĐ-CP, DNTN M không được
thành lập hoặc tham gia thành lập DN
5. Ông N – Thành viên HĐQT của 1 công ty cổ phần bị tuyên bố phá sản
cách đây 2 năm. Theo điều 13.2 (g) LDN 2005, ông N thuộc vào các trường
hợp không được thành lập hoặc tham gia thành lập DN theo quy định của
pháp luật về phá sản. Căn cứ vào điều 94, luật Phá sản 2004 quy định các
đối tượng bị cấm thành lập và tham gia thành lập DN sau khi DN bị tuyên
bố phá sản từ 1 đến 3 năm gồm có chủ DNTN, TVHD của Công ty HD,
GĐ/TGĐ, Chủ tịch và thành viên HĐQT, HĐTV của DN, Chủ nhiệm và
các thành viên của ban quản trị của HTX. Như vậy, ông N không được
thành lập hoặc tham gia thành lập DN.

Câu 21: Các ông A,B,C,D,E cùng thỏa thuận thành lập 1 CTCP lấy tên
là CTCP Hoa Hồng, đặt trụ sở chính tại thành phố H. Vốn điều lệ dự
định là 3 tỷ đồng và được các thành viên thỏa thuận chia thành 30.000
phần. Hỏi:
1. Để huy động được số vốn điều lệ nói trên, cty phải phát hành bao
nhiêu CP, và mỗi cổ phần có mệnh giá là bao nhiêu? A,B,C,D,E có phải
cùng đăng ký mua ít nhất 20% tổng số CPPT được quyền chào bán của
công ty hay không? Biết rằng E không ký tên vào bản điều lệ đầu tiên
của công ty.
2. Việc đặt tên công ty như trên có trái với LDN không, nếu trước đó
đã có Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Hoa Hồng được cấp giấy
chứng nhận ĐKKD và đặt trụ sở chính tại thành phố H.
3. Điều lệ công ty quy định A là giám đốc của CTCP Hoa Hồng. Hiện A
cũng đồng thời là giám đốc một công ty TNHH X. Điều này có trái với
LDN không?

Câu 22: Dương, Thành, Trung, Hải thành lập Công ty TNHH Thái Bình
Dương, kinh doanh XNK và xúc tiến xuất khẩu. Công ty đã đăng ký thành lập
doanh nghiệp với số vốn điều lệ là 5 tỷ đồng. Số vốn góp của mỗi thành viên
như sau:
- Dương góp 800 triệu tiền mặt (chiếm 16% vốn điều lệ)
- Thành góp bằng giấy nhận nợ của công ty Thành Mỹ, tổng số tiền của giấy
nhận nợ là 1,3 tỷ, được các bên nhất trí định giá là 1,2 tỷ (100 triệu là khoản
trừ cho rủi ro không đòi được nợ của Thành Mỹ) (chiếm 24% vốn điều lệ)
- Trung góp vốn bằng ngôi nhà của mình, trị giá tại thời điểm góp vốn là 700
triệu nhưng được các thành viên thống nhất định giá là 1,5 tỷ (chiếm 30% vốn
điều lệ) do tin chắc rằng trong thời gian tới, con đường trước ngôi nhà đó sẽ
được mở rộng và trị giá ngôi nhà sẽ tăng
- Hải góp vốn bằng 1,5 tỷ đồng tiền mặt (chiếm 30% vốn điều lệ) nhưng lúc
đầu chỉ góp 500 triệu, 1 tỷ Hải cam kết sẽ góp khi công ty cần vốn tiền mặt.

Sau 1 năm hoạt động, công ty có lãi ròng 800 triệu. Các thành viên họp Hội
đồng thành viên để phân chia lợi nhuận nhưng không thống nhất được. Các
tranh cãi xảy ra là:
(1) Hải được chia lợi nhuận trên tỷ lệ của số vốn đã thực góp (500 triệu) hay số
vốn đã cam kết góp (1,5 tỷ)?
(2) Góp vốn bằng giấy nhận nợ có hợp pháp không? Khoản nợ của công ty
Thành Mỹ chỉ đòi được một nửa (600 triệu) vì công ty này đang lâm vào tình
trạng phá sản, phần còn lại Thành có phải góp thêm không? Thành sẽ được
chia lợi nhuận như thế nào?
(3)Việc định giá ngôi nhà cao hơn giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn sẽ được
xử lý như thế nào? Trung có được chia lợi nhuận trên trị giá 1,5 tỷ không?


c) Giá, phương thức thanh toán;
d) Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;
đ) Quyền, nghĩa vụ của các bên;
e) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
g) Phương thức giải quyết tranh chấp
Câu 25: Hãy nêu sự khác nhau về tiêu chí cơ bản xác định hợp đồng
mua bán hàng hóa và hợp đồng cung ứng dịch vụ theo Luật Thương
mại Việt Nam 2005.
Chương 3: Hợp đồng thương mại
Câu 23.Các hợp đồng sau đây có phải là hợp đồng thương mại không? Luật
áp dụng giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng này là luật nào?
(1) Hợp đồng mua sắm thiết bị giữa trường Đại học Ngoại thương và công ty
CP máy tính X
(2) Hợp đồng vận chuyển giữa công ty A và công ty vận tải B để đưa nhân viên
công ty A đi du lịch thường niên
(3) Hợp đồng xuất khẩu cá tra của một doanh nghiệp X Việt Nam với một
doanh nghiệp Y Hoa Kỳ.

(4) Hợp đồng bảo hiểm tài sản giữa công ty M và Bảo Việt

Điều 3: Luật thương mại
2. Hàng hóa bao gồm:
a) Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai;
b) Những vật gắn liền với đất đai.
8. Mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ
giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán;
bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu
hàng hoá theo thỏa thuận.
9. Cung ứng dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó một bên (sau đây gọi
là bên cung ứng dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác
và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ (sau đây gọi là khách hàng) có
nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa
thuận.

Câu 24: Pháp luật Việt Nam hiện hành có quy định về những điều
khoản chủ yếu của một hợp đồng thương mại hay không?
Luật thương mại Việt Nam 2005 không quy định về các điều khoản chủ yếu
của một hợp đồng thương mại
Theo luật dân sự Việt Nam 2015 thì:
Điều 398. Nội dung của hợp đồng
1. Các bên trong hợp đồng có quyền thỏa thuận về nội dung trong hợp đồng.
2. Hợp đồng có thể có các nội dung sau đây:
a) Đối tượng của hợp đồng;
b) Số lượng, chất lượng;

Điều 513 Luật dân sự. Hợp đồng dịch vụ
Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch
vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải

trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ.
Điều 514. Luật dân sự 2015 : Đối tượng của hợp đồng dịch vụ
Đối tượng của hợp đồng dịch vụ là công việc có thể thực hiện được, không
vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.


Câu 26: Hãy cho ví dụ về hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa bằng
lời nói và bằng văn bản.

Câu 27. Hãy chỉ ra sự khác biệt cơ bản giữa hợp đồng kỳ hạn và hợp
đồng quyền chọn theo Luật Thương mại Việt Nam 2005.
Điều 64. Hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hoá
1. Hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hoá bao gồm hợp
đồng kỳ hạn và hợp đồng quyền chọn.
2. Hợp đồng kỳ hạn là thỏa thuận, theo đó bên bán cam kết giao và bên mua
cam kết nhận hàng hoá tại một thời điểm trong tương lai theo hợp đồng.
3. Hợp đồng về quyền chọn mua hoặc quyền chọn bán là thỏa thuận, theo
đó bên mua quyền có quyền được mua hoặc được bán một hàng hóa xác
định với mức giá định trước (gọi là giá giao kết) và phải trả một khoản tiền
nhất định để mua quyền này (gọi là tiền mua quyền). Bên mua quyền có
quyền chọn thực hiện hoặc không thực hiện việc mua hoặc bán hàng hóa
đó.
So sánh:
Quyền chọn: Là hợp đồng giữa hai bên, người mua và người bán, trong đó
cho người mua quyền nhưng không phải nghĩa vụ, để mua hoặc bán một tài
sản nào đó vào ngày trong tương lai với giá đã đồng ý vào ngày hôm nay.
Quyền chọn cũng có những nét giống với một hợp đồng kỳ hạn nhưng
quyền chọn không bắt buộc phải thực hiện giao dịch còn người sở hữu hợp
đồng kỳ hạn bắt buộc phải thực hiện giao dịch. Hai bên trong hợp đồng kỳ
hạn có nghĩa vụ phải mua và bán hàng hoá, nhưng người nắm giữ quyền

chọn có thể quyết định mua hoặc bán tài sản với giá cố định nếu giá tri của
nó thay đổi.

Chương 4: HĐMBHHQT
Câu 28: Từ góc độ pháp lý, hãy giải thích sự giống và khác nhau giữa các khái
niệm: hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, hợp đồng mua bán ngoại thương,
hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài, hợp đồng xuất
nhập khẩu.

• Giống nhau: đều là hợp đồng mua bán hàng hóa
• Khác nhau: do cách tiếp cận
- HĐMBHHQT: Khái niệm được đưa ra dưới góc độ quốc tế. Hợp đồng này
được hình thành giữa các quốc gia với nhau trong việc thực hiện các hoạt
động thương mại quốc tế dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm
nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu.
- HĐMBNT: Khái niệm được đưa ra dưới góc độ quốc gia. Hợp đồng này
được hình thành bởi việc trao đổi, mua bán hàng hóa giữa 2 quốc gia với
nhau.
- HĐMBHH với TNNN: Khái niệm được đưa ra căn cứ vào quốc tịch của
các chủ thể tham gia trong hợp đồng. Hợp đồng này được hình thành bởi
việc trao đổi, mua bán hàng hóa của 2 thương nhân ở 2 nước khác nhau. –
HĐXNK: Khái niệm được đưa ra dưới góc độ doanh nghiệp. Hợp đồng này
được hình thành khi hàng hóa của DN sản xuất hoặc kinh doanh được mua
bán, trao đổi vượt ra khỏi biên giới của quốc gia nơi DN đặt trụ sở kinh
doanh chính.
Câu 29: Hãy nêu sự khác nhau về tiêu chí cơ bản xác định hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế giữa Công ước Viên 1980 và Luật Thương mại Việt Nam
2005.

- LTM 2005: Theo điều 27.1, HĐMBHHQT là hợp đồng được thực hiện

bằng mua bán hàng hóa dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập,
tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu. Như vậy, theo quy định của


LTM 2005, để xác định HĐMBHHQT có 2 tiêu chí cơ bản. Một là hàng hóa
phải là động sản (theo quy định ở điều 3.2 LTM 2005). Hai là hàng hóa phải
được dịch chuyển ra khỏi biên giới quốc gia hoặc khu hải quan riêng theo
quy định của VN.
- CISG 1980: Theo điều 2 của CISG 1980 có quy định Công ước không áp
dụng mua bán một số loại hàng hóa như: Các hàng hóa dùng cho cá nhân,
gia đình hoặc nội trợ, Các cổ phiếu, cổ phần, chứng khoán đầu tư, các
chứng từ lưu thông hoặc tiền tệ, tàu thủy, máy bay, điện năng...Và theo điều
1 CISG 1980, Công ước này áp dụng cho các hợp đồng mua bán hàng hóa
giữa các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau.
Câu 30: Hãy cho ví dụ về trường hợp đối tượng của hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế không được di chuyển qua biên giới của một nước.
1.Từ nội địa đưa vào khu chế xuất hoặc từ khu chế xuất đưa vào nội địa.
2. Xuất nhập khẩu tại chỗ: bán hàng cho 1 DN nước ngoài nhưng đc chỉ
định giao hàng cho 1 DN khác trong nước
3. Bán hàng cho đối tác tại nước ngoài nhưng yêu cầu chi nhánh của mình ở
nước đó giao hàng.
Câu 31: Điều ước quốc tế về thương mại là gì? Hãy trình bày điều kiện
để điều ước quốc tế về thương mại trở thành nguồn luật điều chỉnh hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Điều ước quốc tế là văn bản ghi nhận sự thỏa thuận của các chủ thể của
công pháp quốc tế nhằm ấn định, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của
các thành viên tham gia vào điều ước đó.
Điều kiện:
+Thỏa thuận
+ Không thỏa thuận: Cả 2 là thành viên, 1 quốc gia là thành viên, không là

thành viên nhưng chọn nguồn luật khác có dẫn chiếu đến điều ước quốc tế,
không là thành viên và không chọn nguồn luật khác nhưng cơ quan giải
quyết tranh chấp chọn điều ước quốc tế để giải quyết
Câu 32: Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ là điều ước quốc tế
thuộc loại nào? Giải thích.
Điều ước quốc tế mang tính chất nguyên tắc (gián tiếp điều chỉnh các hợp
đồng mua bán hhqt)
+ Đưa ra nguyên tắc chung điều chỉnh các vấn đề thương mại giữa 2 nước:
về tiếp cận thị trường- mở cửa, đối xử tối huệ quốc, về thương mại dịch vụ

tuân thủ WTO, về sở hữu trí tuệ TRIPs, về đầu tư- tối huệ quốc, đãi ngộ
quốc gia, minh bạch…
+ Không điều chỉnh trực tiếp quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế giữa các DN việt nam và hoa kì.
Câu 33: Công ước Viên 1980 của Liên hợp quốc về mua bán quốc tế
hàng hóa là điều ước quốc tế thuộc loại nào? Giải thích.
Điều ước quốc tế mang tính chất cụ thể ( trực tiếp điều chỉnh quyền và
nghĩa vụ,trách nhiệm của các bên trong việc ký kết và thực hiện hợp đồng)
Ví dụ: Ở phần 3 Mua bán hàng hóa, chương II quyền lợi và nghĩa vụ của
người bán, chương III quyền lợi và nghĩa vụ của người mua, chương IV các
biện pháp chế tài khi vi phạm hợp đồng
Câu 34: Phát biểu sau đây đúng hay sai: vì Hoa Kỳ và Trung Quốc đã
là thành viên của Công ước Viên 1980 nên Công ước này đương nhiện
trở thành nguồn luật áp dụng đối với các hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế giữa thương nhân hai nước, các bên không có sự lựa chọn
khác? Giải thích.
Ðiều 6:
Các bên có thể loại bỏ việc áp dụng Công ước này hoặc với điều kiện tuân
thủ điều 12, có thể làm trái với bất cứ điều khoản nào của Công ước hay
sửa đổi hiệu lực của các điều khoản đó.

Ðiều 94:
1. Hai hay nhiều quốc gia thành viên, khi áp dụng các quy tắc pháp lý
tương tự hay giống nhau về những vấn đề thuộc phạm vi điều chỉnh của
Công ước này, bất cứ lúc nào cũng có thể tuyên bố không áp dụng Công
ước cho các hợp đồng mua bán hoặc cho việc ký kết các hợp đồng này
trong những trường hợp khi các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia
này. Các quốc gia có thể cùng nhau ra tuyên bố nói trên hoặc trao cho nhau
những tuyên bố đơn phương về vấn đề này.
Câu 35: PetroEcuador ký hợp đồng xuất khẩu dầu thô với BP Oil (US),
ý định muốn loại trừ CISG và áp dụng Luật Ecuador. PetroEcuador
dự định soạn thảo điều khoản luật áp dụng như sau:
Phương án 1: CISG không được áp dụng cho hợp đồng này


Phương án 2: Luật áp dụng cho hợp đồng này là luật của nước cộng
hòa Ecuador
Hãy bình luận 02 phương án trên.
Câu 36: Phát biểu sau đây đúng hay sai: nếu hệ thống pháp luật của
nước được chọn luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
không có luật chuyên ngành và luật liên quan trực tiếp đến hợp đồng
thì áp dụng các nguyên lý chung về hợp đồng trong Bộ luật dân sự?
Giải thích.
Điều 4. Áp dụng Luật thương mại và pháp luật có liên quan
1. Hoạt động thương mại phải tuân theo Luật thương mại và pháp luật có
liên quan.
2. Hoạt động thương mại đặc thù được quy định trong luật khác thì áp dụng
quy định của luật đó.
3. Hoạt động thương mại không được quy định trong Luật thương mại và
trong các luật khác thì áp dụng quy định của Bộ luật dân sự.
Câu 37: Trình bày sự khác biệt cơ bản giữa tập quán quốc tế về thương

mại và hai nguồn luật: điều ước quốc tế về thương mại và luật quốc
gia.
Thói quen thương mại # Văn bản pháp lý
Hình thành tự nhiên # Hình thành do ý chí của nhà nước, quy định thành
quy phạm pháp luật
Câu 38: Trong một hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có sử dụng
EXW (Incoterms 2000) làm điều kiện cơ sở giao hàng, các bên có thể
thỏa thuận rằng nghĩa vụ làm thủ tục thông quan xuất khẩu lô hàng
thuộc về người bán được hay không? Giải thích.
Đươc. Vì Incoterms là một tập quán TM quốc tế, có những đặc điểm sau:
+ Không có giá trị bắt buộc
+ Các bản cùng song song tồn tại và bản sau không phủ nhận nội dung của
các bản trước

+Các bên hoàn toàn có thể thỏa thuận với nhau để thay đổi 1 số nội dung cụ
thể trong các điều kiện Do đó, miễn là các bên có ghi chú cụ thể về điều
khác biệt so với Incoterms thì các bên có thể thể thỏa thuận rằng nghĩa vụ
làm thủ tục thông quan xuất khẩu lô hàng thuộc về người bán.
Câu 39: Từ góc độ pháp lý, hãy nêu sự khác biệt giữa hai trường hợp
xảy ra trong mua bán quốc tế: di chuyển rủi ro đối với hàng hóa và di
chuyển quyền sở hữu về hàng hóa từ người bán và người mua.
Theo điều 62 Luật Thương mại Việt Nam 2005, nếu không có thỏa thuận
khác hay pháp luật không có quy định khác thì quyền sở hữu đối với hàng
hóa được chuyển từ người bán sang người mua kể từ thời điểm hàng hóa
được chuyển giao.
Ví dụ, các bên có thể thỏa thuận rằng chỉ khi nào người mua xuất trình cho
người bán bảo lãnh của ngân hàng về việc bảo đảm thanh toán thì người
bán mới giao quyền sở hữu hàng hóa cho người mua.
Như vậy, theo quy định của pháp luật Việt Nam, thời điểm chuyển quyền sở
hữu đối với hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế từ người

bán sang người mua trước hết do các bên tự thỏa thuận, pháp luật chỉ điều
chỉnh trong trường hợp không có sự thỏa thuận của các bên.
Trong thực tế, trong một số trường hợp, quyền sở hữu đối với hàng hóa
được chuyển từ người bán sang người mua tại thời điểm giao hàng, tức là
đồng thời với việc chuyển rủi ro; một số trường hợp khác quyền sở hữu đối
với hàng hóa được chuyển từ người bán sang người mua sau thời điểm giao
hàng. Ví dụ, trong hợp đồng mua bán hàng hóa với điều kiện CIF, rủi ro
được chuyển sang người mua tại thời điểm người bán hoàn thành nghĩa vụ
giao hàng của mình ở cảng đi, còn quyền sở hữu chỉ được chuyển giao cho
người mua tại thời điểm người bán giao cho người mua các chứng từ vận
chuyển hoặc tại thời điểm người vận chuyển giao hàng cho người mua ở
cảng đến.
Pháp luật của một số nước quy định rủi ro đối với khách hàng được chuyển
sang người mua đồng thời với việc chuyển quyền sở hữu (Điều 1138 Bộ
luật Dân sự Pháp), pháp luật của một số nước khác lại quy định rủi ro được


chuyển sang người mua tại thời điểm người bán hoàn thành nghĩa vụ được
giao hàng theo quy định của hợp đồng.
Pháp luật Việt Nam quy định thời điểm chuyển rủi ro từ người bán sang
người mua không giống nhau trong các văn bản pháp luật khác nhau. Tuy
nhiên, chúng đều có một điểm chung là không gắn thời điểm chuyển quyền
sở hữu với thời điểm chuyển rủi ro
Câu 40: Khi áp dụng tập quán quốc tế về thương mại để điều chỉnh
hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, tại sao cần kết hợp với các nguồn
luật khác, không nên áp dụng tập quán một cách riêng lẻ? Cho ví dụ
minh họa.
+ Tập quán quốc tế không điều chỉnh mọi vấn đề về thực hiện và ký kết hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế một cách đầy đủ, cụ thể.
+ Tập quán quốc tế chỉ là thói quen về hành vi và cách xử xự hình thành tự

nhiên trong thương mại quốc tế
+ Thường áp dụng khi ko có quy định cụ thể của hợp đồng
+ Khó phân định rõ về quyền và nghĩa vụ của các bên
Ví dụ: Incoterm chỉ giải quyết 4 vấn đề: thời điểm chuyển rủi ro, ai là người
làm thủ tục hải quan, ai trả phí bảo hiểm, ai trả phí vận tải.
Incoterm ko điều chỉnh vấn đề chuyển giao quyền sở hữu, vấn đề vi phạm
hợp đồng, chế độ trách nhiệm khi vi phạm hợp đồng, thời hiệu khiếu kiện…
Câu 41: Tại sao các bên nên thỏa thuận về nguồn luật điều chỉnh hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế ngay từ lúc đàm phán và ký kết hợp
đồng?
Thứ tự áp dụng luật khi có tranh chấp xảy ra: hợp đồng, luật điều chỉnh, tập
quán thương mại.
Câu 42: Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến hiện tượng xung đột pháp
luật về mua bán quốc tế là gì?
Hiện tượng có 2 hay nhiều hệ thống pháp luật khác nhau cùng được vận
dụng vào 1 quan hệ pháp luật X.
Nguyên nhân: chế độ chính trị xã hội, bản chất nhà nước và bản chất giai
cấp, trình độ phát triển kinh tế, điều kiện văn hóa lịch sử tập quán lối sống

-

Xung đột về hình thức của hợp đồng: quy phạm luật tòa án
Xung đột về nội dung của hợp đồng: quy phạm luật nước người
bán, quy phạm luật nơi thực hiện hành vi
Xung đột về địa vị pháp lý của các bên tham gia hợp đồng: quy
phạm luật nhân thân (hệ thuộc luật quốc tịch và hệ thuộc luật nơi cư
trú-anh, mỹ)
(quy phạm luật nơi có tài sản, quy phạm luật nơi xảy ra vi phạm)

Câu 43: Hãy nêu các điều kiện hiệu lực của một hợp đồng mua bán

hàng hóa quốc tế.

-

Chủ thể ký kết hợp đồng phải hợp pháp
Điều 16. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân
1. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân
có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự.
2. Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau.
3. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra
và chấm dứt khi người đó chết.
Điều 19. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân
Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng
hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.
Điều 20. Người thành niên
1. Người thành niên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên.
2. Người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường
hợp quy định tại các điều 22, 23 và 24 của Bộ luật này. (mất hành
vi dân sự, khó khan trong nhận thức hành vi, hạn chế năng lực hành
vi dân sự)
Điều 86. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân
1. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng của pháp
nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự. Năng lực pháp luật dân sự của
pháp nhân không bị hạn chế, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác
có liên quan quy định khác.
2. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép
thành lập; nếu pháp nhân phải đăng ký hoạt động thì năng lực pháp
luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm ghi vào sổ đăng
ký.



-

-

-

-

3. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân chấm dứt kể từ thời
điểm chấm dứt pháp nhân.
Hình thức của hợp đồng phải hợp pháp
Việt Nam, Trung Quốc, Argentina, Chile, Ucraina: Văn bản
Hoa Kỳ: Hợp đồng trị giá từ 5000 USD phải kí bằng văn bản
Công ước viên CISG: bất kì hình thức nào tùy các bên thỏa thuận
theo điều 11 và điều 96
Nội dung của hợp đồng phải hợp pháp
Điều khoản chủ yếu của hợp đồng
Pháp Ý: Đối tượng của hợp đồng + Gía cả
Anh: đối tượng của hợp đồng: tên hàng, số lượng, phẩm chất
Hoa Kỳ: đối tượng của hợp đồng: tên và địa chỉ của các bên, tên
hàng, số lượng
Việt Nam
CISG 1980: giá cả, thanh toán, phẩm chất và số lượng hàng, thời
gian và địa điểm giao hàng, phạm vi trách nhiệm của các bên và
cách giải quyết tranh chấp.
 Nội dung của hợp đồng không vi phạm điều cấm của pháp luật,
không được trái đạo đức xã hội.
Đối tượng của hợp đồng phải hợp pháp: Hàng hóa không thuộc

danh mục cấm xuất nhập khẩu, tạm ngừng xuất nhập khẩu. Đối với
hàng hóa xuất nhập khẩu có điều kiện cần có giấy phép của cơ
quan quản lý chuyên ngành.
Theo hệ thống thông luật, ngoài 4 điều kiện trên còn có nghĩa vụ
đối ứng, tồn tại chào hàng và chấp nhận chào hàng, ý chí mong
muốn kí kết hợp đồng của các bên.

Câu 44: Theo quy định của pháp luật Việt Nam, những hàng hóa nào
được xem là đối tượng hợp pháp của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc
tế?
Danh mục cấm XNK, tạm ngừng XNX tại Nghị định 187/2013/NĐ-CP
Danh mục hàng hóa quản lý bằng hạn ngạch
Danh mục XNK theo giấy phép của Bộ Công Thương, theo quy chế quản lý
chuyên ngành

Câu 45: Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, ai là người
có thẩm quyền thay mặt doanh nghiệp ký kết hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế? Cho ví dụ minh họa.
- Nếu hợp đồng được ký kết giữa các cá nhân, thương nhân cá thể hay các
doanh nghiệp tư nhân với nhau thi người có thẩm quyền ký các hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế là chủ các doanh nghiệp đó.
- Nếu hợp đồng được ký kết giữa các doanh nghiệp dưới dạng công ty,
hãng, hiệp hội, tập đoàn, tổng công ty… thì luật pháp sẽ quy định rõ ai là
người có quyền được ký. Thường là đại diện theo pháp luật cho các công ty,
cho các pháp nhân… ví dụ Tổng giám đốc hoặc Giám đốc công ty, Chủ tịch
các hãng, các tập đoàn.
- Ủy quyền: Những người được ủy quyền ký kết hợp đồng mua bán quốc tế
cần phải có giấy ủy nhiệm hay hợp đồng ủy thác.
Ví dụ: Đối với công ty Cổ phần: Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc
hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty được quy

định tại Điều lệ công ty. Đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên: Chủ
tịch Hội đồng thành viên hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại
diện theo pháp luật của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty.
Câu 46: Hãy nêu sự khác biệt cơ bản về quy định điều kiện được xem
là chấp nhận vô điều kiện một đơn chào hàng giữa pháp luật Việt Nam
và Công ước Viên 1980.
Theo điều 393 Bộ luật dân sự 2015 Việt Nam, chấp nhận đề nghị giao kết
hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị đối với bên đề nghị về việc
chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị. Tức là chấp nhận vô điều kiện mà
không có bất kỳ sửa đổi bổ sung nào.
Theo điều 19 CISG, chấp nhận vô điều kiện đơn chào hàng là có thể sửa
đổi, bổ sung miễn là không làm biến đổi một cách cơ bản nội dung của chào
hàng thì vẫn được xem là chấp nhận.


Câu 47: Công ty Y (Pháp) gởi cho công ty X (Việt Nam) chào hàng có
giá trị hiệu lực đến ngày 30/5
26/5: X gửi chấp nhận chào hàng, trong đó chấp nhận các điều khoản
khác trừ một điều khoản về việc trả tiền bằng USD và đề nghị giảm giá.
29/5: X chấp nhận toàn bộ chào hàng ban đầu
27/5: Y đã bán lô hàng cho người mua khác.
X có đòi được bồi thường trong tình huống này không? Nếu luật áp
dụng là CISG 1980.

Tránh tranh chấp giao hàng không đúng quy định, quy cách phẩm
chất do ko thống nhất tên hàng

Câu 50: Người ta thường sử dụng mẫu hàng (sample) trong mua bán
quốc tế đối với những mặt hàng có đặc điểm gì? Cho ví dụ minh họa.
Đại diện về mặt phẩm chất

- Hàng hóa khó tiêu chuẩn hóa, khó mô tả, nhiều chi tiết
- Hàng hóa chất lượng thay đổi
Ví dụ: Trang sức cầu kì, hóa chất…
Câu 51: Hãy nêu những trường hợp người bán bắt buộc phải tổ chức
kiểm tra phẩm chất hàng hóa tại địa điểm ở nước xuất khẩu trước khi
giao hàng cho người chuyên chở.

-

Câu 48: Tại sao nội dung về tên và địa chỉ của các bên trong hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế cần phải là thông tin được thể hiện trong
giấy phép thành lập hoặc giấy chứng nhân đăng ký doanh nghiệp?

-

Căn cứ xác định chính xác chủ thể của hợp đồng
Căn cứ xác định năng lực hành vi, năng lực pháp lý của chủ thể đó
Trao quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của chủ thể đó đối với hợp
đồng theo quy định của pháp luật, điều ước quốc tế hay tập quán
điều chỉnh

Câu 49: Tại sao thông tin về tên hàng cần phải được thống nhất giữa
các chứng từ khác nhau trong cùng một bộ chứng từ thanh toán xuất
nhập khẩu?
- Đảm bảo giá trị pháp lý, tính hợp lệ, đồng bộ của các chứng từ khác
nhau trong 1 bộ chứng từ thanh toán XNK
- Đảm bảo thực hiện hợp đồng thuận lợi
- Đảm bảo thanh toán, thông quan XNK, việc xác định trị giá tính
thuế


Hợp đồng quy định
L/C yêu cầu chứng từ kiểm tra phẩm chất hàng hóa
Luật của nước xuất/nhập khẩu quy định phải
Ví dụ: Việt Nam, người bán xuất khẩu hàng thuộc “Danh mục sản
phầm hàng hóa phải kiểm tra chất lượng sản phẩm” như đồ chơi trẻ
em, thức ăn gia súc, trang thiết bị y tế, vắc xin, phân bón, thuốc thú
y, cà phê xuất khẩu….
Câu 52: Hãy nêu những trường hợp người mua bắt buộc phải tổ chức
giám định phẩm chất hàng hóa tại địa điểm ở nước nhập khẩu sau khi
nhận hàng từ người chuyên chở.
- Luật của nước nhập khẩu quy định hàng hóa đó thuộc danh mục “
Danh mục sản phẩm hàng hóa phải kiểm tra chất lượng sản phẩm”
Ví dụ: ở Việt Nam: sản phẩm dệt may, công nghiệp thực phẩm
(rượu bia, sữa chế biến, dầu thực vật, tinh bột bánh mứt, kẹo) hóa
chất, vật liệu nổ công nghiệp, thép và sản phẩm ngành thép, nhóm
thiết bị công nghệ…
Câu 53: Phát biểu sau đây đúng hay sai: về mặt pháp lý, giấy chứng
nhận phẩm chất có tính quyết định được lập ra ở cảng đi ràng buộc
tuyệt đối người mua và người mua không bác lại được? Giải thích.
Sai: trừ khi có biên bản giám định đối tịch (có chữ kí và xác nhận của 2
bên) Nếu ko, có thể bác lại khi
- Nội dung giấy chứng nhận kiểm tra phẩm chất ko rõ rang


-

Người mua chứng minh người bán gian dối
Người mua chứng minh cơ quan kiểm tra phẩm chất có sơ suất
trong quá trình kiểm tra và lập giấy chứng nhận kiểm tra phẩm chất
Câu 54: Ngày 04/10/1993 giữa nguyên đơn (người mua Nga) và bị đơn

(người bán VN) ký hợp đồng số 829/93, theo đó bị đơn bán cho nguyên
đơn 110 MT lạc nhân theo điều kiện CIF cảng Vladivostok. Hợp đồng
quy định phẩm chất của lạc nhân theo 6 chỉ tiêu trong đó có chỉ tiêu độ
ẩm <9%. HĐ quy định kiểm tra phẩm chất tại nước người bán do
Vinacontrol làm là quyết định.
-18/3/94: người bán giao hàng 105 MT trong 7 containers, lấy vận đơn
hoàn hảo. Trước khi bốc hàng lên tàu đã mời Vinacontrol giám định và
cấp GCNPC.
- 25/4/94: hàng đến cảng Vladivostok.
- 26/5/94: người mua mời công ty giám định đến giám định 2 container
theo tiêu chuẩn quốc gia Nga, kết luận: “lạc kém phẩm chất, độ ẩm
13%, mốc, mọc mầm”. Người mua chở bằng đường sắt 5 container còn
lại đến Rostop Nadonu.
- 16/6/94: người mua mời 1 công ty đến giám định lô lạc. Biên bản giám
định kết luận lạc không đúng phẩm chất quy định trong HĐ, việc tiếp
tục sử dụng lạc phải giao cho cơ quan kiểm dịch Nhà nước Nga quyết
định. Người mua Nga giao 7 containers cho người mua lại nội địa.
Người này thấy lạc không sử dụng được nên đã tự động huỷ lô lạc.
Người mua Nga tiến hành khiếu nại người bán đòi giao thay thế hàng
đúng phẩm chất hoặc trả lại tiền.
Yêu cầu của Nga có được chấp nhận không? Tại sao?

Câu 55: Thế nào là chấp hành hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
trên tinh thần hợp tác và tôn trọng lợi ích của nhau?
Điều 412 BLDS 2005 quy định: Việc thực hiện hợp đồng phải tuân theo các
nguyên tắc sau đây:
1. Thực hiện đúng hợp đồng, đúng đối tượng, chất lượng, số lượng, chủng
loại, thời hạn, phương thức và các thỏa thuận khác;
2. Thực hiện một cách trung thực, theo tinh thần hợp tác và có lợi nhất cho
các bên, bảo đảm tin cậy lẫn nhau;

3. Không được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng,
quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Ngoài ra, bộ nguyên tắc của
Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế có quy định “nguyên tắc thiện chí
và trung thực”
Câu 56: Thế nào là nguyên tắc suy đoán lỗi trong mua bán quốc tế
hàng hóa?
Nguyên tắc suy đoán lỗi là nguyên tắc mà trái chủ không có nghĩa vụ chứng
minh lỗi của thụ trái mà được quyền coi thụ trái có lỗi nếu có hành vi vi
phạm hợp đồng. Ví dụ: Cách quy định trách nhiệm của người chuyên chở
trong Quy tắc Hamburg là dựa trên nguyên tắc suy đoán lỗi.
Người thụ trái phải chứng minh mình không có lỗi hoặc thuộc trường hợp
miễn trách
Điều 294. Các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm
1. Bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong các trường hợp sau
đây:
a) Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận;
b) Xảy ra sự kiện bất khả kháng;
c) Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia;


d) Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản
lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm
giao kết hợp đồng.
2. Bên vi phạm hợp đồng có nghĩa vụ chứng minh các trường hợp miễn
trách nhiệm.
Câu 57: Hãy phân biệt hai trường hợp miễn trách trong mua bán quốc
tế hàng hóa: bất ngờ và bất khả kháng.
Sự khác biệt giữa bất ngờ và bất khả kháng chỉ mang tính tương đối.
Sự kiện bất ngờ là những sự kiện xảy ra không có quy luật mà không thể
tránh kịp. Ví dụ: tàu đi biển gặp ngư lôi.

Sự kiện bất khả kháng là những sự kiện xảy ra có tính quy luật nhưng cũng
không thể khắc phục được. [Theo Bộ luật dân sự 2005 điều 161.1 Sự kiện
bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước
được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần
thiết và khả năng cho phép.]
Câu 58: Hợp đồng mua bán dược phẩm giữa một công ty Việt Nam và
một công ty Đài Loan có quy định về điều khoản bất khả kháng như
sau:
“Bất khả kháng: Người bán không chịu trách nhiệm trong việc chậm
giao hàng trong mọi trường hợp xảy ra bất khả kháng, bao gồm: chiến
tranh, đình công, phong tỏa, bạo loạn, phản loạn, hỏa hoạn, lũ lụt,
chiến tranh, cấm vận, đình trệ sản xuất và vận chuyển thiết bị, hoặc do
những quy định, sắc lệnh của nhà cầm quyền. Khi xảy ra sự kiện bất
khả kháng, người bán phải gửi bằng chứng chứng minh sự kiện bất
khả kháng đến người mua mà không có sự trì hoãn nào.”
Hãy bình luận điều khoản nói trên.

Câu 59: Phát biểu sau đây đúng hay sai: việc áp dụng chế tài phạt vi phạm
hợp đồng theo Luật Thương mại Việt Nam 2005 không phụ thuộc vào việc có
thiệt hại thực tế xảy ra hay không? Cho ví dụ minh họa.

Điều 300. Phạt vi phạm
Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền
phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận, trừ các trường
hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này.
Điều 301. Mức phạt vi phạm
Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với
nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8%
giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều
266 của Luật này.

 Đúng: Miễn là các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm trong hợp
đồng.
Ví dụ: trong hợp đồng, bên bán thỏa thuận với bên mua sẽ giao hàng vào
ngày 21/10/2011, nếu giao chậm sẽ phạt 0.1% giá trị hợp đồng cho mỗi
ngày chậm. Nếu bên bán giao hàng cho bên mua vào ngày 25/10, dù bên
mua chưa bị thiệt hại gì thì bên bán vẫn phải trả cho bên mua 1 khoản phạt
vi phạm bằng 0.4% giá trị hợp đồng
Câu 60: HĐ mua bán giữa doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản có điều
khoản: “Trường hợp người mua không thanh toán trong vòng 2 tuần kể từ khi
hợp đồng được ký kết, người mua phải nộp phạt 0.25% trên số tiền chưa
thanh toán kể từ ngày đầu tiên của tuần thứ ba.”
Biết:
+ Hợp đồng giao kết ngày 26/7/2013
+ Giá trị hợp đồng là 600 triệu VNĐ, sau khi ký hợp đồng A thanh toán cho B
được 200 triệu.
+ Việc chậm thanh toán kéo dài đến 26/11/2013.
Hỏi A phải nộp phạt bao nhiêu biết luật áp dụng là luật Việt Nam.

Điều 301. Mức phạt vi phạm
Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với
nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8%
giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều
266 của Luật này.


400x0.25%(122-14)=108 >0.08x400=32 -> nộp 32 triệu
Câu 61 Hãy phân biệt chế tài đình chỉ thực hiện hợp đồng và chế tài
hủy bỏ một phần hợp đồng theo Luật Thương mại Việt Nam 2005.
Chế tài đình chỉ thực hiện hợp đồng: Điều 311 – LTM VN 2005 “Khi hợp
đồng bị đình chỉ thực hiện thì hợp đồng chấm dứt từ thời điểm một bên

nhận được thông báo đình chỉ. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa
vụ hợp đồng”. Nhưng phần hợp đồng thực hiện trước đó vẫn có hiệu lực.
Chế tài hủy bỏ một phần hợp đồng: Điều 312.3 – LTM VN 2005 “Hủy bỏ
một phần hợp đồng là việc bãi bỏ thực hiện một phần nghĩa vụ hợp đồng,
các phần còn lại trong hợp đồng vẫn còn hiệu lực”. Phần hợp đồng đó,
không cần biết bị hủy bỏ khi nào, đã đang và sẽ bị hủy bỏ kể từ khi ký kết
hợp đồng.
Câu 62: Hãy nêu sự khác biệt cơ bản về quy định điều kiện được xem
là hành vi vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng giữa Luật Thương mại
Việt Nam 2005 và Công ước Viên 1980.
Ðiều 25: Công ước viên 1980
Một sự vi phạm hợp đồng do một bên gây ra là vi phạm cơ bản nếu sự vi
phạm đó làm cho bên kia bị thiệt hại mà người bị thiệt hại, trong một chừng
mực đáng kể bị mất cái mà họ có quyền chờ đợi trên cơ sở hợp đồng, trừ
phi bên vi phạm không tiên liệu được hậu qủa đó và một người có lý trí
minh mẫn cũng sẽ không tiên liệu được nếu họ cũng ở vào hoàn cảnh tương
tự.
Điều 3 Luật thương mại 2005
13. Vi phạm cơ bản là sự vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho
bên kia đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao
kết hợp đồng.
Như vậy, trong CISG có quy định điều khoản loại trừ vi phạm cơ bản hợp
đồng. Người vi phạm được xem như không vi phạm cơ bản hợp đồng nếu

họ không tiên liệu được hậu quả và 1 người có lý trí minh mẫn cũng không
tiên liệu được nếu họ cũng ở vào hoàn cảnh tương tự
Chương 5: Hợp đồng chuyên chở hàng hóa XNK bằng đường biển
Câu 63: Nêu các nguồn luật điều chỉnh hợp đồng thuê tàu chợ
- Điều ước quốc tế: • Công ước Brussels 1924 (Quy tắc Hague)
• Nghị định thư 1968/ sửa đổi 1979 (Quy tắc Visby)

• Công ước Hamburg 1978
• Công ước Rotterdam 2008
- Luật quốc gia như Bộ Luật hàng hải VN 2005, COGSA 1936 của Hoa Kỳ,
BLHH của Trung Quốc 1992
- Tập quán hàng hải quốc tế như Incoterms
Câu 64: Phân biệt lỗi hàng vận (Nautical fault) và lỗi thương mại
(commercial fault). Cho ví dụ.
Lỗi hàng vận hay lỗi hải vận: là lỗi liên quan đến việc điều khiển, chăm sóc
và quản trị tàu. Đó là sơ suất của thuyền trưởng và chủ tàu trong việc quản
lý, điều khiển các thiết bị phục vụ đơn thuần cho việc hoạt động của con
tàu. VD: sơ suất của thuyền trưởng làm tàu mắc cạn, dẫn đến hầm tàu bị vô
nước.
- Lỗi thương mại là lỗi liên quan đến việc chăm sóc và bảo quản hàng hóa.
Đó là sơ suất của người chuyên chở trong quá trình sử dụng, điều khiển các
thiết bị phục vụ cho việc trông coi, bảo quản, chất xếp, dịch chuyển hàng
hóa. VD: sắp xếp hàng hóa sai, để hàng hóa gần những loại hàng có đặc
tính khác biệt làm hàng bị ảnh hưởng, thay đổi tính chất
Câu 65: Trình bày trách nhiệm của người chuyên chở khi hàng bị tổn
thất do nước mưa trong những tình huống cụ thể sau:
1. Tàu không có phương tiện che mưa
2. Tàu có phương tiện che mưa, nhưng không được người chuyên chở
che chắn


3. Tàu có phương tiện che mưa, người chuyên chở có che chắn một
phần, nhưng phần hàng nằm ở cầu cảng bị ướt
1. Tàu không có phương tiện che mưa Không cần mẫn hợp lý để tàu có đủ
khả năng đi biển
2. Tàu có phương tiện che mưa, nhưng không được người chuyên chở che
chắn Lỗi thương mại, không chăm sóc và bảo quản hàng hóa hợp lý.

3. Tàu có phương tiện che mưa, người chuyên chở có che chắn một phần,
nhưng phần hàng nằm ở cầu cảng bị ướt
Tùy thuộc vào hợp đồng áp dụng Brussel hay Hamburg. Nếu áp dụng
Brussel, trách nhiệm của người chuyên chở là từ cẩu đến cẩu, do đó ko phải
chịu trách nhiệm trong trường hợp này. Ngược lại, nếu áp dụng Hamburg,
trách nhiệm của người chuyên chở là từ lúc nhận hàng cho đến lúc giao
hàng, vì thế phải chịu trách nhiệm.
Câu 66: Nghĩa vụ cơ bản của người chuyên chở theo Công ước Brussels
1924 (Quy tắc Hague)
Người chuyên chở có 3 nghĩa vụ liên quan đến tàu, hàng và cấp B/L
- Liên quan đến tàu: Điều 3.1, người chuyên chở phải chứng minh sự cần
mẫn hợp lý của mình trong việc làm cho tàu có khả năng đi biển : giấy
chứng nhận tàu có khả năng đi biển, biên chế trang bị và cung ứng đầy đủ
cho tàu, làm cho hầm hàng, buồng lạnh và các bộ phận khác của của tàu
vẫn dùng để chứa hàng thích ứng và đủ điều kiện cho việc tiếp nhận,
chuyên chở và bảo quản hàng hóa. NCC phải đưa tàu đến đúng cảng bốc
hàng quy định và đúng thời gian.
- Liên quan đến hàng: Điều 3.2, người chuyên chở phải tiến hành 1 cách
hợp lý và cẩn thận việc xếp, chuyển dịch, sắp xếp, chuyên chở, coi giữ,
chăm sóc và dỡ hàng.
Liên quan đến cấp B/L: Điều 3.3, Sau khi nhận trách nhiệm về hàng hóa,
NCC hoặc thuyền trưởng hoặc đại lý của NCC sẽcấp cho người gửi hàng
một vận đơn đường biển. Nếu trước đó NCC đã cấp “vận đơn nhận để xếp”
thì khi cấp vận đơn hàng đã xếp lên tàu phải thu hồi vận đơn nhận để xếp.

Câu 67: So sánh phạm vi trách nhiệm của người chuyên chở đối với
hàng hóa theo Công ước Brussels 1924, Công ước Hamburg 1978 và Bộ
luật hàng hải Việt Nam 2005
- Công ước Brussels 1924: Từ cẩu đến cẩu: là quá trình từ khi bốc hàng từ
cảng hoặc xà lan lên tàu, được tính từ khi móc cẩu chạm vào lô hàng đầu

tiên, cho đến khi đưa hàng từ tàu xuống cảng, được tính đến khi móc cẩu
rời khỏi lô hàng cuối cùng.
- Công ước Hamburg 1978: Từ khi nhận hàng đến khi giao hàng: tình từ
khi người chuyên chở nhận từ chủ hàng hoặc đại diện của chủ hàng hoặc từ
cơ quan có thẩm quyền, cho đến khi trực tiếp giao hàng cho người nhận
hoặc đại diện của người nhận hoặc đặt dưới sự định đoạt của người mua
hoặc 1 cơ quan có thẩm quyền mà theo luật hàng hóa phải được giao như
thế.
- Bộ luật hàng hải Việt Nam 2005: Từ khi nhận hàng đến khi giao hàng
Câu 68: Trong trường hợp người xuất khẩu ký kết hợp đồng thuê tàu
chuyến, việc B/L dẫn chiếu đến hợp đồng chuyên chở có thể khiến
người nhập khẩu phải chịu một số rủi ro nhất định. Lấy ví dụ và phân
tích để minh họa cho nhận định trên.

Câu 69: Nhận định sau đây đúng hay sai, giải thích: Khi vận chuyển
hàng hóa dễ bị hấp hơi, nếu tàu biển do người chuyên chở cung cấp
không được trang bị phương tiện thông hơi, thông gió thì người chuyên
chở đã mắc lỗi hàng vận.
Sai. Là người chuyên chở không cần mẫn hợp lý để tàu có đủ khả năng đi
biển


Câu 70: Nguồn luật điều chỉnh hợp đồng chuyên chở hàng hóa XNK
bằng tàu chuyến
Hiện tại chưa có điều ước quốc tế nào điều chỉnh hợp đồng chuyên chở
hàng hóa XNK bằng tàu chuyến nên nguồn luật điều chỉnh chủ yếu gồm có:
Luật quốc gia các nước: Được áp dụng trong các trường hợp khi Hợp đồng
có quy định, hoặc do các bên thỏa thuận lựa chọn luật áp dụng sau khi HĐ
được kí kết, do ĐƯQT có liên quan quy định và do thỏa thuận mặc nhiên
hay thỏa thuận bằng hành vi

- Tập quán thương mại: Do các bên dẫn chiếu trong Hợp đồng
- Hợp đồng mẫu: có quy định các quyền và nghĩa vụ các bên khi sử dụng
Hợp đồng mẫu
Câu 71: Thời hiệu khởi kiện người chuyên chở theo Công ước Brussels
1924, Công ước Hamburg 1978 và Bộ luật hàng hải Việt Nam 2005
- Công ước Brussels 1924: theo khoản 6, điều 3, 1 năm kể từ ngày giao
hàng hoặc từ ngày hàng hoá đáng lẽ phải được giao
- Khoản 1, Điều 20 Công ước Hamburg 1978 : 2 năm kể từ ngày giao toàn
bộ lô hàng cho người nhận
- Bộ luật hàng hải Việt Nam 2005: thời hạn khiếu nại là 1 năm kể từ ngày
giao hàng hoặc lẽ ra phải giao hàng (điều 97)
Câu 72: Nhận định sau đây đúng hay sai, giải thích: Nghĩa vụ cơ bản
của người chuyên chở trong hợp đồng thuê tàu chuyến chỉ là cấp phát
một bộ vận đơn hoàn hảo.
Nhận định sai
Trong Hợp đồng thuê tàu chuyến, nghĩa vụ cơ bản của người chuyên chở
còn là nghĩa vụ liên quan đến tàu, nghĩa vụ liên quan đến hàng, nghĩa vụ
liên quan đến hành trình. Người chuyên chở phải có nghĩa vụ cung cấp tàu
đủ khả năng đi biển, trang bị và cung ứng đầy đủ cho tàu; bên cạnh đó là
cung cấp tàu đúng thời gian và địa điểm. Trong suốt quá trình vận chuyển,
người chuyên chở phải bảo quản, chăm sóc hàng hóa.Ngoài ra, người
chuyên chở phải cho tàu đi theo tuyến đường thường lệ từ cảng bốc đến
cảng dỡ trong một thời gian hợp lý

Câu 73: Nhận định sau đây đúng hay sai, giải thích: Theo Bộ luật hàng hải
Việt Nam 2005, người chuyên chở phải chịu trách nhiệm đối với những tổn
thất của hàng hóa do tàu đi chệch hướng.

Sai Bộ luật HHVN 2005 quy định tại điều 108 khoản 2 rằng “Người chuyên
chở không bị coi là vi phạm hợp đồng nếu tàu biển phải đi chệch đường để

cứu người gặp nạn trên biển hoặc phải vì lí do chính đáng khác. Người
chuyên chở không phải chịu trách nhiệm bồi thường tổn thất phát sinh do
tàu biển phải đi chệch đường trong các trường hợp này”
Câu 74: Một hợp đồng mua bán được ký kết giữa người mua và người bán
nước ngoài. Trong hợp đồng có các điều khoản sau:
Đối tượng HĐ: 5000 MT  4% xi măng P500
Điều kiện giao hàng: CFR Haiphong Incoterms 1990.
Thời hạn giao hàng: 10/1994
Thanh toán bằng L/C at sight 100% giá trị HĐ
Thực hiện HĐ, Người bán ký hợp đồng chuyên chở tàu chuyến với người
chuyên chở. Trong HĐ quy định người thuê chở có nghĩa vụ bốc hàng lên tàu,
xếp hàng trong hầm tàu và chịu chi phí. Tháng 10/1994, người bán giao hàng
và nhận vận đơn hoàn hảo. Hàng đến cảng đến bị tổn thất. Người mua lập
COR và lập BBGĐ, kết luận:
-6394 bao (319,2 MT) bị ướt, cứng do tàu quá cũ (tàu đóng năm 1974), tàu có
một vết nứt dài 10 cm, rộng 1mm làm nước biển rò chảy vào (1)
-2968 bao (148,4 MT) bị rách vỡ do khuân vác khi đưa hàng lên tàu (2)
-3246 bao (162,3 MT) bị vón cứng do chất xếp trong hầm tàu, hàng được chất
xếp liên tục từ đáy hầm tàu lên nóc hầm tàu cao 10m (3)
Người mua sẽ khiếu nại ai và sẽ được bồi thường những khoản nào?

- Khoản (1): Khiếu nại người chuyên chở và chỉ khiếu nại lỗi thương mại.
Do vết nứt chỉ dài 10cm và rộng 1mm, khó thấy nên không thể khiếu nại lỗi
hải vận được. Trường hợp này hàng bị ướt tới 319,2 MT nên có thể đặt câu
hỏi về sự bảo quản của người chuyên chở.
- Khoản (2): Khiếu nại người chuyên chở. Trước khi đưa hàng lên tàu, hàng
bị rách vỡ mà người bán vẫn được cấp vận đơn sạch. Như vậy giữa người
bán và người chuyên chở đã có thỏa thuận bằng LOI – Thư đảm bảo. –
Khoản (3): Khiếu nại người chuyên chở về lỗi thương mại vì bản thân
người chuyên chở phải chịu trách nhiệm về việc sắp xếp, chỉ dẫn người bán

xếp hàng trong hầm tàu.


Chương 6: Giải quyết tranh chấp trong ngoại thương
Câu 75: Hồ sơ khiếu nại và cách giải quyết khiếu nại trong trường hợp
người bán giao hàng chậm
Hồ sơ khiếu nại:
- Đơn khiếu nại
- Hợp đồng
- Chứng từ xác nhận ngày thực tế giao hàng
Cách giải quyết: - Phạt - Buộc bồi thường thiệt hại - Hủy hợp đồng nếu có
quy định trong hợp đồng hoặc hành vi vi phạm này dẫn đến vi phạm cơ bản
hợp đồng
Vẫn có trường hợp người bán giao hàng chậm, người mua có quyền hủy
hợp đồng. Ví dụ như đối với mặt hàng có tính thời vụ…
Câu 76: Hồ sơ khiếu nại và cách giải quyết khiếu nại trong trường hợp
người bán giao hàng kém phấm chất
- Hồ sơ khiếu nại: Đơn khiếu nại, hợp đồng, biên bản giám định phẩm chất
- Cách giải quyết khiếu nại: +Buộc thực hiện hợp đồng + Phạt +Buộc bồi
thường thiệt hại +Hủy hợp đồng
Câu 77: Hồ sơ khiếu nại và cách giải quyết trong trường hợp người
bán giao hàng thiếu
- Hồ sơ khiếu nại: Đơn khiếu nại, Hợp đồng, Vận đơn, ROROC (Biên bản
kết toán nhận hàng với tàu), CSC (Biên bản nhận hàng thiếu).
- Cách giải quyết khiếu nại: Phạt hợp đồng, bồi thường thiệt hại, trừ chênh
lệch.
Trường hợp đặc biệt: Nhập 5 container nguyên đai kẹp chì, hải quan mở 1
container phát hiện hàng thiếu, người mua tự chịu chi phí cho container đó,
4 container còn lại yêu cầu cơ quan giám định đến giám định.


Câu 78: Một trong những vấn đề mà các bên phải lưu ý khi tiến hành
khiếu nại là thời hạn khiếu nại. Luật thương mại Việt Nam 2005 và
Công ước Viên 1980 quy định về vấn đề này như thế nào?
Tại điều 318 Luật Thương Mại 2005 có quy định: “ Thời hạn khiếu nại do
các bên thỏa thuận trong HĐ, nếu các bên không có thỏa thuận về thời hạn
khiếu nại trong hợp đồng thì thời hạn khiếu nại được quy định như sau: + 3
tháng kể từ ngày giao hàng: khiếu nại về số lượng
+ 6 tháng kể từ ngày giao hàng :khiếu nại về chất lượng.
Trong trường hợp hàng có bảo hành: 3 tháng, kể từ ngày hết thời hạn bảo
hành + 9 tháng kể từ ngày các bên phải hoàn thành nghĩa vụ theo HĐ đối
với khiếu nại về các loại vi phạm khác.
Trong trường hợp hàng có bảo hành: 9 tháng kể từ ngày hết thời hạn bảo
hành.
+ 14 ngày kể từ ngày thương nhân kinh doanh dịch vụ Logistics giao hàng
cho người nhận ( trong trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ
Logistics)
- Tại điều 39 Công ước Viên quy định:
+ Người mua bị mất quyền khiếu nại về việc hàng hóa không phù hợp hợp
đồng nếu người mua không thông báo cho người bán những tin tức về việc
không phù hợp đó trong một thời hạn hợp lí kể từ lúc người mua đã phát
hiện ra sự không phù hợp đó.
+ Trong mọi trường hợp, người mua bị mất quyền khiếu nại về việc hàng
không phù hợp với hợp đồng nếu họ không thông báo cho người bán biết về
việc đó chậm nhất trong thời hạn hai năm kể từ ngày hàng hóa đã thực sự
được giao cho người mua trừ phi thời hạn này trái ngược với thời hạn bảo
hành quy định trong hợp đồng
Câu 79: Người mua gởi cho người bán một bức thư khiếu nại có nội dung như
sau:
“ Tên, địa chỉ người gởi;
Tên, địa chỉ người nhận;

Ngày, tháng, năm
Đơn khiếu nại
Kính gửi:
Theo HĐ số……ký ngày…... giữa công ty chúng tôi với công ty của các ông,
các ông đã cam kết cung cấp cho chúng tôi 5000 MT bột mỳ theo giá. CIF


Haiphong. Điều 6 hợp đồng quy định thời hạn giao hàng là tháng 8 năm 2011
nhưng cho đến hôm nay ngày 26 tháng 9 năm 2011, các ông vẫn chưa giao
hàng. Vậy, chúng tôi xin các ông lưu ý và khẩn trương giao hàng cho chúng
tôi.
Xin gửi tới các ông lời chào trân trọng.
Ký tên”
. Theo anh/chị, bức thư trên có được xem là một đơn khiếu nại hợp lệ hay
không? Vì sao?

Câu 81: Phân biệt luật hình thức và luật nội dung
- Luật hình thức (luật tố tụng): giải quyết những vấn đề về quá trình tố tụng,
thủ tục xét xử (như lệ phí tòa án, địa điểm xét xử, ngôn ngữ xét xử, sự hiện
diện của các bên…) Ví dụ: Bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam 2004; Quy tắc
tố tụng của VIAC,…
- Luật nội dung (luật thực chất hay luật áp dụng): Quy định quyền, nghĩa
vụ, trách nhiệm của các bên, giải quyết nội dung của vụ việc tranh chấp.
Luật nội dung được quy định trong hợp đồng và có thể là luật trong nước
hoặc luật nước ngoài. Nếu các bên không thỏa thuận thì khi đưa ra tòa án sẽ
dùng luật tố tụng dân sự tại địa phương tòa án hoặc nếu đưa ra trọng tài thì
sẽ dùng quy tắc mà trọng tài cho là hợp lý nhất
Câu 82: Tòa án có thẩm quyền xét xử các tranh chấp trong ngoại
thương trong những trường hợp nào?


Câu 80: Trong quan hệ hợp đồng chuyên chở, người ta thường dựa vào
nguyên tắc suy đoán trách nhiệm để quy trách nhiệm cho người chuyên
chở. Trình bày những hiểu biết của anh chị về nguyên tắc này.
Nguyên tắc suy đoán trách nhiệm bao gồm hai nội dung:
- Tại cảng đi: + Người chuyên chở cấp B/L sạch : Người chuyên chở bị suy
đoán chịu trách nhiệm về hư hỏng tổn thất rõ rệt của hàng hóa (tình trạng
bên ngoài) trong quá trình vận chuyển
+ Người chuyên chở cấp vận đơn không sạch: Người chuyên chở được
hưởng suy đoán miễn trách về tổn thất hàng hóa do những nguyên nhân đã
ghi trên B/L.
- Tại cảng đến:
+ Khi nhận hàng, người nhận hàng không có thông báo về tổn thất hàng
hóa: Người chuyên chở được hưởng suy đoán là hoàn thành nghĩa vụ
chuyên chở theo hợp đồng.
+Người chuyên chở bị suy đoán là phải chịu trách nhiệm khi đã cùng người
nhận hàng ký vào các biên bản đối tịch ROROC, COR, L/R.

- Không có thẩm quyền đương nhiên đối với các tranh chấp phát sinh trong
ngoại thương
- Tòa án quốc gia sẽ có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp khi:
+ Các bên thoả thuận bằng một điều khoản trong HĐ (điều khoản giải quyết
tranh chấp)
+ Sau khi tranh chấp phát sinh, các bên thoả thuận bằng văn bản lựa chọn
một Toà án cụ thể để giải quyết vụ tranh chấp.
+ Điều ước quốc tế có liên quan quy định hay theo thông lệ quốc tế thường
là tòa nơi đóng trụ sở kinh doanh chính của bị đơn hoặc nếu tranh chấp có
liên quan đến bất động sản thì là tòa nơi có bất động sản.
Câu 83: Trình bày những đặc điểm của việc giải quyết tranh chấp
trong ngoại thương bằng Tòa án
- Xét xử Tòa án thường thông qua hai cấp: sơ thẩm và phúc thẩm

- Tòa án bất kì nước nào cũng chỉ tuân thủ luật tố tụng nước mình còn khi
giải quyết tranh chấp Tòa án phải áp dụng luật thực chất điều chỉnh hợp
đồng.
- Qúa trình xét xử là công khai
- Tòa án của nước nào thường mang tính quan điểm chính trị, đường lối,
chính sách của Nhà Nước
- Phán quyết có tính cưỡng chế mạnh


Câu 84: Nhận định sau đây đúng hay sai: Khi phát sinh tranh chấp từ
hợp đồng xuất khẩu gạo giữa bên bán Việt Nam và bên mua Hoa Kỳ,
nếu các bên không thỏa thuận được về cơ quan giải quyết tranh chấp
thì nguyên đơn Việt Nam chỉ có thể khởi kiện bị đơn ra Tòa án tại Hoa
Kỳ. Giải thích.

Câu 85: Trình bày những đặc điểm của việc giải quyết tranh chấp
trong ngoại thương bằng Trọng tài thương mại
Xét xử kín, không công khai
- Xét xử một cấp, phán quyết trọng tài là chung thẩm, hai bên không chống
án được
- Quy trình , thủ tục xét xử đơn giản
- Các trọng tài viên thường là các chuyên gia kinh tế đầu ngành, có kinh
nghiệm và chuyên môn sâu về các lĩnh vực trong hoạt động kinh tế đối
ngoại.
Câu 86: So sánh những đặc điểm của việc giải quyết tranh chấp trong
ngoại thương bằng con đường Trọng tài thương mại và Tòa án
* Điểm giống nhau:
- Đều là phương thức giải quyết tranh chấp mang tính tài phán.
- Thủ tục đi kiện: nguyên đơn phải chuẩn bị hồ sơ kiện gồm các đơn kiện và
các chứng từ làm bằng chứng. Đơn kiện phải làm bằng văn bản, nội dung

đơn kiện theo đúng quy định của luật tố tụng nước tòa án hoặc theo quy tắc
tố tụng của trọng tài TM.
- Luật áp dụng : các bên đương sự và tòa án hoặc trọng tài đều phải nghiên
cứu về luật áp dụng để giải quyết tranh chấp.
- Thời hiệu khởi kiện : người đi kiện phải tuân thủ thời hiệu khởi kiện, nếu
bỏ qua thời hiệu khởi kiện mới đi kiện thì đơn kiện sẽ bị bác.
- Thẩm quyền xét xử : ko có thẩm quyền đương nhiên trừ khi có thỏa thuận
trong hợp đồng, hoặc bằng 1 văn bản riêng, hoặc dựa trên các điều ước
quốc tế hữu quan hoặc trong luật quốc gia.

• Khác nhau:
-Tính chung thẩm Quyết định của Tòa án thường bị kháng cáo # Quyết định
của trọng tài là chung thẩm
-Năng lực chuyên môn về TMQT
-Thẩm phán không phải lúc nào cũng nắm được chuyên môn về TMQT #
---Trọng tài viên thường là các chuyên gia am hiểu chuyên môn và
PLTMQT
-Tính linh hoạt Thấp, các bên không có quyền lựa chọn thẩm phán# Cao,
các bên được lựa chọn trọng tài viên
-Thời gian xét xử Có thể bị kéo dài # Nhanh chóng
-Tính bí mật Xét xử công khai # Xét xử kín
-Tính cưỡng chế Bản án của Tòa án được bảo đảm cưỡng chế # Quyết định
của trọng tài được cưỡng chế thi hành thông qua Tòa án
-Sự công nhân quốc tế: Khó (thông qua các Hiệp định tương trợ tư pháp
song phương hay đa phương) # Khả năng công nhận quốc tế cao nhờ Công
ước New York 1958 (132 thành viên)
-Tính trung lập Tòa án có thể bị chi phối bởi yếu tố chính trị # Hoàn toàn
trung lập
-Phí tổn Án phí: thấp # Phí trọng tài cao: 1 vụ kiện 1 triệu USD do 1 TTV
xét xử tốn khoảng 54.000 USD

Câu 87: Phân biệt Trọng tài ad-hoc (trọng tài vụ việc) và trọng tài quy
chế
* Trọng tài Ad – hoc:
- Khái niệm: Là tổ chức trọng tài không được thành lập thường xuyên mà
chỉ được thành lập để giải quyết một vụ việc cụ thể. Khi giải quyết xong, sẽ
tự giải thể.
- Đặc điểm:
+ Không tồn tại thường xuyên + Không có trụ sở cố định, không có điều lệ
và quy tắc tố tụng riêng. Xét xử linh hoạt
* Trọng tài quy chế:
- Khái niệm: Là tổ chức xã hội nghề nghiệp được thành lập để giải quyết
các tranh chấp trong thương mại


- Đặc điểm: + Tồn tại thường xuyên, + Có trụ sở cố định, có điều lệ hoạt
động và quy tắc tố tụng riêng của mình
Câu 88: Năm 2008, Tổng công ty vật tư nông nghiệp chuyển nhượng cho
CTCP vật tư nông sản 20.000.000 cổ phiếu của mình trong công ty cảng Đình
Vũ. Tranh chấp xảy ra, Tổng công ty vật tư nông nghiệp cho rằng: “Tranh
chấp về chuyển nhượng cổ phần không phải là tranh chấp về hành vi thương
mại theo quy định tại Luật thương mại. Chính vì vậy, quan hệ tranh chấp giữa
Tổng công ty vật tư nông nghiệp và CTCP vật tư nông sản không thuộc thẩm
quyền giải quyết của Trung tâm trọng tài”.
Tranh chấp nói trên có thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài thương mại
không?

Câu 89: Trong hợp đồng có điều khoản:
“Mọi tranh chấp phát sinh từ hợp đồng này sẽ được giải quyết trước
tiên tại Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam sau đó sẽ được giải
quyết chung thẩm tại Tòa án”.

Anh (chị) hiểu như thế nào về điều khoản này?
Hai cái sai:

-

Không có Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam mà phải là Trung
tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam bên cạnh phòng thương mại và
công nghiệp Việt Nam (VIAC)
Theo điều 4 khoản 5 luật trọng tài thương mại 2010, quyết định
của trọng tài là chung thẩm và theo điều 6 của cùng luật này, tòa án
sẽ từ chối thụ lý trong trường hợp có thỏa thuận trọng tài

 nên điều khoản trên là sai : Điều khoản thỏa thuận về trọng tài
trên không thực hiện được
Câu 90: Tranh chấp giữa nguyên đơn người bán Việt Nam và bị đơn người
mua Hàn Quốc: “Mọi tranh chấp phát sinh sẽ được giải quyết bằng Trọng tài
tại Việt Nam”
Anh chị hiểu như thế nào về điều khoản này? Thỏa thuận trọng tài có bị xem
là vô hiệu theo quy định tại Điều 18 của Luật TTTM 2010?

Điều khoản này không chỉ rõ tổ chức trọng tài và hình thức trọng tài cụ thể
và điều khoản có nghĩa là khi có bất kì tranh chấp nào xảy ra thì tranh chấp
đó sẽ được giải quyết bởi Trọng tài hiện diện tại Việt Nam. Nó không bị
xem là vô hiệu theo điều 18 của Luật TTTM 2010 vì theo điều 43 khoản 5
của Luật này, trường hợp có thỏa thuận trọng tài nhưng không chỉ rõ hình
thức hoặc không thể xác định được tổ chức trọng tài cụ thể thì khi có tranh
chấp, các bên phải thỏa thuận lại về hình thức trọng tài hoặc tổ chức trọng
tài cụ thể để giải quyết tranh chấp. Nếu không thỏa thuận được thì việc lựa
chọn hình thức, tổ chức trọng tài để giải quyết tranh chấp được thực hiện
theo yêu cầu của nguyên đơn. Tóm lại, điều khoản về Trọng tài này có hiệu

lực
Câu 91: Trong hợp đồng có điều khoản sau: “Mọi tranh chấp phát sinh từ
hoặc có liên quan đến hợp đồng này trước hết sẽ được hai bên giải quyết bằng
thương lượng. Nếu thương lượng không thành, tranh chấp sẽ được chuyển
đến Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) xét xử theo Quy tắc về hòa
giải và Trọng tài của Phòng thương mại Quốc tế ICC ở Paris”. Anh (chị) hiểu
như thế nào về điều khoản này?

Đây là thỏa thuận trọng tài. Thỏa thuận trên quy định trình tự của giải quyết
tranh chấp : ban đầu giải quyết bằng thương lượng, nếu thương lượng ko
thành sẽ đưa ra hội đồng trọng tài giải quyết.
Về thỏa thuận trọng tài này thì theo Điều 13 Điều lệ VIAC việc giải quyết
tranh chấp tại VIAC phải được tiến hành theo Quy tắc tố tụng trọng tài của
VIAC, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận chọn quy tắc tố tụng trọng tài
của tổ chức Trọng tài khác. Như vậy, việc tranh chấp tại VIAC xét xử theo
Quy tắc về hòa giải và Trọng tài của Phòng thương mại Quốc tế ICC ở Paris
có thể thực hiện được. Nhưng nếu VIAC xét xử theo quy tắc của ICC thì sẽ
vô tình loại trừ vai trò của VIAC trong việc giải quyết tranh chấp vì theo
Điều 2 Điều lệ VIAC, VIAC có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát


sinh giữa các bên là tổ chức, cá nhân kinh doanh trong trường hợp các bên
có thỏa thuận trọng tài bằng văn bản chọn VIAC để giải quyết tranh chấp.
Do đó nếu tranh chấp xảy ra trong thực tế, thì VIAC vẫn thụ lý đơn kiện
nhưng sẽ ko thể giải quyết dc vụ việc này. Để tiến hành giải quyết tranh
chấp bằng trọng tài, các bên phải sửa đổi điều khoản trên.
Câu 92: Điều kiện để giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài. Cách thức
thiết lập và hình thức của thỏa thuận trọng tài theo quy định của Luật
TTTM 2010.
- Điều kiện để giải quyết bằng trọng tài được quy định tại điều 5 khoản 1,

luật TTTM 2010, Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có
thoả thuận trọng tài.
- Cách thức thiết lập:
+1 điều khoản trong hợp đồng thương mại
+1 thỏa thuận trọng tài riêng biệt
- Hình thức: được quy định tại điều 16 của Luật TTTM 2010.
1. Thỏa thuận trọng tài có thể được xác lập dưới hình thức điều khoản trọng
tài trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng.
2. Thoả thuận trọng tài phải được xác lập dưới dạng văn bản.
Các hình thức thỏa thuận sau đây cũng được coi là xác lập dưới dạng văn
bản:
a) Thoả thuận được xác lập qua trao đổi giữa các bên bằng telegram, fax,
telex, thư điện tử và các hình thức khác theo quy định của pháp luật;
b) Thỏa thuận được xác lập thông qua trao đổi thông tin bằng văn bản giữa
các bên;
c) Thỏa thuận được luật sư, công chứng viên hoặc tổ chức có thẩm quyền
ghi chép lại bằng văn bản theo yêu cầu của các bên;
d) Trong giao dịch các bên có dẫn chiếu đến một văn bản có thể hiện thỏa
thuận trọng tài như hợp đồng, chứng từ, điều lệ công ty và những tài liệu
tương tự khác;
đ) Qua trao đổi về đơn kiện và bản tự bảo vệ mà trong đó thể hiện sự tồn tại
của thoả thuận do một bên đưa ra và bên kia không phủ nhận.

Câu 93: Đặc điểm của phương thức giải quyết tranh chấp bằng hòa
giải qua trung gian
• Không phải là thủ tục bắt buộc
• Không làm phương hại đến quyền đi kiện của các bên
• Quy trình hòa giải được tổ chức kín
• Hòa giải viên không có quyền xét xử mà chỉ đóng vai trò trung gian
khuyên giải và giúp hai bên tìm ra giải pháp

. • Biên bản hòa giải thành không có tính cưỡng chế
Câu 94: Đặc điểm của thời hiệu khởi kiện. Luật thương mại 2005 quy
định về vấn đề này như thế nào?
* Đặc điểm của thời hiệu khởi kiện:
-Do pháp luật quy định, các bên cần tuân thủ
-Bỏ lỡ thời hiệu khởi kiện: + TA (TT) có quyền bác đơn kiện, không xử +
Bị đơn có quyền yêu cầu TA bác đơn kiện + Nguyên đơn khó bảo vệ quyền
lợi của mình
Theo điều 319 và 237 luật thương mại 2005 quy định thời hiệu khởi kiện
như sau : Thời hiệu khởi kiện áp dụng đối với các tranh chấp thương mại là
hai năm, kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, trừ
trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 237 của Luật này.
Riêng đối với các dịch vụ kiện liên quan đến kinh doanh dịch vụ Logistics,
thời hiệu khởi kiện là 9 tháng kể từ ngày giao hàng.
Câu 95: Hủy phán quyết trọng tài: Thời hạn yêu cầu, căn cứ để Tòa án
hủy phán quyết trọng tài theo quy định của Luật Trọng tài thương mại
2010
Theo khoản 1 điều 69 của Luật TTTM 2010, thời hạn yêu cầu hủy phán
quyết trọng tài là 30 ngày kể từ ngày nhận được phán quyết trọng tài
Theo khoản 1 điều 68, TA sẽ xem xét việc hủy phán quyết của trọng tài khi
có đơn yêu cầu của 1 bên.
Theo khoản 2 điều 68 của Luật này, căn cứ để Tòa án hủy phán quyết trọng
tài thuộc một trong các trường hợp sau đây:


a) Không có thoả thuận trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu;
b) Thành phần Hội đồng trọng tài, thủ tục tố tụng trọng tài không phù hợp
với thoả thuận của các bên hoặc trái với các quy định của Luật này;
c) Vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài; trường
hợp phán quyết trọng tài có nội dung không thuộc thẩm quyền của Hội

đồng trọng tài thì nội dung đó bị huỷ;
Chương 7: Luật đầu tư năm 2005
Câu 96: Phân biệt hình thức đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp theo
Luật đầu tư 2005
Điều 3: Luật đầu tư
2. Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham
gia quản lý hoạt động đầu tư.
3. Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổ
phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tư chứng khoán và thông
qua các định chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp
tham gia quản lý hoạt động đầu tư.
Câu 97: Phân biệt hợp đồng liên doanh và hợp đồng hợp tác kinh
doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam

Câu 98: Phân biệt các hợp đồng BOT, BTO và BT

Điều 3:
17. Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (sau đây gọi tắt là
hợp đồng BOT) là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có
thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng, kinh doanh công trình kết cấu hạ
tầng trong một thời hạn nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư chuyển giao
không bồi hoàn công trình đó cho Nhà nước Việt Nam.
18. Hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (sau đây gọi tắt là
hợp đồng BTO) là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có
thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi
xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt
Nam; Chính phủ dành cho nhà đầu tư quyền kinh doanh công trình đó trong
một thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận.
19. Hợp đồng xây dựng - chuyển giao (sau đây gọi tắt là hợp đồng BT)
là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà

đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong, nhà
đầu tư chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam; Chính phủ tạo
điều kiện cho nhà đầu tư thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi
nhuận hoặc thanh toán cho nhà đầu tư theo thoả thuận trong hợp đồng BT.
Câu 99: Ngày 16/9/2008, Công ty Global Source (GSC) (Hong Kong) và Công
ty TNHH Kiến Dương (Việt Nam) có ký với nhau Hợp đồng hợp tác góp vốn
để kinh doanh nhà hàng tại địa chỉ 20/35A (nay là 287A) Phạm Văn Bạch,
Phường 15, quận Tân Bình, TPHCM (lấy tên là Nhà hàng Kenyo) theo nguyên
tắc cùng có lợi và cùng gánh chịu rủi ro. GSC đã thực hiện đúng nghĩa vụ của
mình theo hợp đồng là đã chuyển số tiền góp vốn 50.000 USD cho Công ty
Kiến Dương (thông qua Ngân hàng HSBC) vào ngày 26/9/2008 và Nhà hàng
Kenyo đã chính thức hoạt động từ tháng 02 năm 2009. Tuy nhiên, sau khi hoạt
động một thời gian đến tháng 4/2009, Nhà hàng Kenyo đã ngưng hoạt động và
các bên đã thống nhất ý kiến chấm dứt hợp đồng hợp tác góp vốn giữa các
bên.
+ Xác định loại hợp đồng đầu tư?
+ Các bên trong hợp đồng có phải làm thủ tục đăng ký đầu tư tại cơ quan nhà
nước quản lý đầu tư có thẩm quyền đối với trường hợp này không?
+ Công ty Kiến Dương có trách nhiệm hoàn trả cho GSC số tiền góp vốn ban
đầu không nếu hợp đồng hợp tác nói trên cũng không được phép tiếp tục thực
hiện nếu luật áp dụng là luật Việt Nam?


×