Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Phân tích các tác phẩm văn xuôi 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.17 KB, 13 trang )

1. Phân tích nhân vật Phương Đinh trong "Những ngôi sao xa xôi"
"Những ngôi sao xa xô"i là tên của một trong những truyện ngắn xuất sắc
của nhà văn Lê Minh Khuê. Truyện viết về cuộc sống và chiến đấu của ba cô gái
thanh niên xung phong ở một cao điểm trên tuyến đường Trường Sơn trong
những năm chiến tranh chống Mĩ ác liệt. Nổi bật trong câu chuyện đó là nhân
vật Phương Định, đại diện tiêu biểu cho thế hệ trẻ ViệtNam trong thời kì kháng
chiến chống Mĩ cứa nước.
Truyện xoay quanh nhân vật chính là Phương Định – một cô gái thanh
niên xung phong sống cùng đồng đội, Thao, Nho, trên cao điểm, giữa một vùng
trọng điểm ở tuyến đường Trường Sơn. Công việc của họ tuy vất vả và nguy
hiểm nhưng các cô vẫn có những giây phút hồn nhiên, thơ mộng của tuổi trẻ.
Trong một lần phá bom, Nho bị thương, Phương Định và Thao đã chăm sóc rất
tận tình. Cũng là lúc có một trận mưa đá ào xuống, Phương Định được sống lại
với niềm vui trẻ thơ và cô lại nhớ về thành phố và gia đình.
Phương Định có hoàn cảnh sống và chiến đấu rất khó khăn, gian khổ. Họ
sống trên một cao điểm, trọng điểm ở tuyến đường Trường Sơn giữa mênh
mông khói bụi và bom đạn hủy diệt của kẻ thù. Công việc của họ là “đo khối
lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom”. Các cô
phải đối diện với thần chết từng phút, từng giờ, “thần kinh căng như chão, tim
đập bất chấp cả nhip điệu chân chạy mà vẫn biết rằng khắp chung quanh có
nhiều quả bom chưa nổ. Trong “lúc đơn vị thường ra đường vào lúc mặt trời lặn
và làm việc có khi suốt đêm” thì các cô, tổ trinh sát mặt đường, phải chạy trên
cao điểm cả ban ngày, dưới cái nóng trên 30 độ. Từ cao điểm trở về, mặt các cô
ai cũng “hai con mắt lấp lánh”, “cười thì hàm răng lóa lên khuôn mặt nhem
nhuốc”. Nhiệm vụ của họ thật quan trọng nhưng cũng đầy gian khổ, hi sinh, thể
hiện phần nào hiện thực cuộc chiến đầy khắc nghiệt. Và cũng từ đó, ta thấy sáng
ngời lên tinh thần yêu nước, đầy quả cảm của các cô gái thanh niên xung phong.
Phương Định là một cô gái Hà Nội vào chiến trường. Ấn tượng đầu tiên về
cô là vẻ bề ngoài đáng yêu, trẻ trung, xinh xắn và đầy sức sống. Cô có “hai bím
tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa lòa kèn”. Đặc biệt,
cô có đôi mắt với ánh cái nhìn sao mà xa xăm. Chẳng phải ngẫu nhiên mà các anh


pháo thủ và lái xe lại hay hỏi thăm cô, hay “viết những thư dài gửi đường dây”,
“mặc dù có thể chào nhau hằng ngày”. Phương Định cảm nhận được điều đó, cô
cảm thấy vui và tự hào nhưng chưa dành tình cảm cho một ai. Cô chỉ thích ngắm
mình trong gương và làm điệu hoặc có vẻ kiêu kì một cách đáng yêu khi thấy các
đồng đội của mình tiếp xúc với một anh bộ đội nói giỏi nào đó.
1


Phương Định vừa bước qua tuổi học trò hồn nhiên, vô tư lự. Cô mang theo
vào chiến trường Trường Sơn đầy ác liệt cả những nét đáng yêu của một cô gái
tuổi mới lớn, mang theo cả một tâm hồn mơ mộng, rất hồn nhiên, yêu đời. Cô mê
hát. Sống trong hoàn cảnh ác liệt của bom đạn trên chiến trường Trường Sơn, lúc
nào cũng cận kề với cái chết, cô vẫn không bỏ đi sở thích của mình. “Thường cứ
thuộc một điệu nhạc nào đó rồi bịa ra lời mà hát. Lời tôi bịa lộn xộn mà ngớ ngẩn
đến tôi cũng phải ngạc nhiên, đôi khi bò ra mà cười một mình". Tuy vậy, chị
Thao vẫn say mê chép những lời bài hát mà Định bịa ra. Cô hát trong những
khoảnh khắc “im lặng” khi máy bay trinh sát rè rè trên đầu, khi cơn bão lửa sắp
chụp xuống cao điểm. Cô hát để động viên đồng đội và cũng là để động viên
chính bản thân mình, để gửi vào trong tiếng hát nỗi khát khao của tuổi trẻ, của
người chiến sĩ, mong được trở về quê hương yêu dấu, được gặp lại người yêu sau
bao nhiêu nhớ nhung, chờ đợi.
Phương Định sống với những kỉ niệm của tuổi thiếu nữ vô tư giữa gia
đình và thành phố Hà Nội thân yêu. Gặp một trận mưa đá, ở cô lập tức toát lên
một niềm vui con trẻ, niềm vui ấy nở tung ra, say sưa, tràn đầy. Cô nhặt những
hạt mưa đá để rồi bâng khuâng ngơ ngác khi thấy nó tan biến bất ngờ, cũng
nhanh như khi nó ập đến. Tất cả mọi kỉ niệm đẹp nhất ở thành phố Hà Nội, về
mẹ, về tuổi thiếu nữ trong sáng, vô tư như ùa về, xoáy mạnh trong lòng cô gái.
Chính những kỉ niệm đó đã làm dịu mát tâm hồn cô trong hoàn cảnh khốc liệt
của chiến tranh.
Cũng như bao cô gái thanh niên xung phong khác, ở Phương Định nổi bật

lên tinh thần dũng cảm, thái độ bình tĩnh vượt lên mọi hiểm nguy. Điều đó được
thể hiện cụ thể qua một lần phá bom trên cao điểm ở Trường Sơn. Sau những
đợt thả bom của giặc, Định cùng đồng đội chạy lên cao điểm để làm nhiệm vụ,
nơi vẫn còn có những quả bom chưa nổ. Không gian lúc đó vắng lặng đến phát
sợ. Nhưng cô không hề sợ hãi. Cô có cảm giác như các chiến sĩ đang dõi theo
mình, vì vậy mà cô cảm thấy an tâm hơn. Cô quyết định không đi khom, bởi một
lý do rất đơn giản “Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ
đường hoàng mà bước tới.” Cảm giác ấy vừa thể hiện lòng tự trọng, vừa là ý chí
mạnh mẽ giúp cô dũng cảm vượt qua mọi hiểm nguy.
Phương Định “dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom”. Quả bom nằm lạnh
lùng. Lưỡi xẻng thỉnh thoảng lại chạm vào quả bom, một tiếng động sắc đến gai
người vang lên, cứa vào da thịt, khiến cô "rùng mình và bỗng thấy tại sao mình
làm quá chậm". Cô thấy minh cần phải "nhanh lên một tí", cảm nhận "vỏ quả
bom nóng", "một dấu hiệu chẳng lành”. Cách miêu tả của tác giả thật tài tình,
khiến cho người đọc cũng có thể cảm nhận được âm thanh của hai vật bằng sắt
2


chạm vào nhau rồi lại cảm thấy rùng mình như Định, càng thấy rõ hơn sự bình
tĩnh, gan dạ của cô.
Những lúc đối mặt với quả bom sắt lạnh lùng, cô cũng có nghĩ đến cái
chết. “Nhưng một cái chết rất mờ nhạt, không cụ thể”. Đó chỉ là một ý nghĩ
thoáng qua. Còn điều mà cô quan tâm lúc này là “liệu mìn có nổ không, bom có
nổ không? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai?” Trong suy nghĩ
của Định, cô luôn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ thật tốt dù có phải hi sinh. Cảm
xúc, suy nghĩ chân thật ấy của cô đã truyền sang người đọc nhiều đồng cảm, yêu
mến, trân trọng và kính phục. Chính nhờ sự gan góc, dũng cảm và tinh thần
trách nhiệm cao đã giúp Định thực hiện tốt công việc của mình. Một cô gái như
muôn ngàn cô gái khác trên tuyến đường Trường Sơn, đang hàng giờ dệt nên
những kì tích cho Tổ quốc thân thương: Những con đường bằng phẳng để các

chuyến xe vượt Trường Sơn tiến vào Nam.
Công việc “chọc giận thần chết” đã trở nên quen thuộc với cô, là công
việc hàng ngày, nhưng nó không làm cho tâm hồn cô trở nên chai lì, khô cứng.
Ở Định, ta còn thấy thường trực một tình cảm đồng đội, đồng chí nồng ấm. Cô
luôn yêu thương trìu mến và quan tâm đến đồng đội. Cô lo lắng cho chị Thao
lên cao điểm chưa về đến nỗi “nói như gắt vào máy” khi đại đội trưởng hỏi tình
hình. Cô vỗ về và chăm sóc cho Nho tận tình như một cô y tá khi Nho bị thương
lúc phá bom: “moi đất, bế Nho đặt lên đùi mình”, “rửa cho Nho bằng nước đun
sôi trên bếp than”, “tiêm cho Nho” rồi “pha sữa trong cái ca sắt”. Sự chăm sóc
tận tình của Định đã giúp Nho khỏe lại nhanh chóng. Ba cô gái thanh niên xung
phong tuy với tính cách khác nhau nhưng họ yêu thương nhau và đối xử với
nhau như chị em ruột thịt.
Cô còn dành tình cảm trân trọng, yêu mến của mình cho những người
chiến sĩ đang trực tiếp cầm súng chiến đấu trên chiến trường. Trong suy nghĩ
của cô, “những người đẹp nhất, thông minh, can đảm và cao thượng nhất là
những người mặc quân phục có ngôi sao trên mũ.” Tình đồng đội, đồng chí của
Phương Định thật thiêng liêng, cao cả và đáng quý. Chính điều đó đã tiếp thêm
sức mạnh cho cô để cô làm tốt nhiệm vụ của mình.
Truyện được miêu tả theo ngôi thứ nhất, cũng là nhân vật chính, tạo điều
kiện để tác giả tập trung miêu tả thế giới nội tâm của nhân vật chính, làm cho
câu chuyện diễn tả một cách chân thật, tự nhiên cảm xúc, tâm trạng của những
người chiến sĩ. Nhan đề truyện xuất phát từ ánh nhìn của Phương Định, những
ngôi sao trên bầu trời gợi nhiều cảm xúc. Bên cạnh đó, vẻ đep tâm hồn của ba
cô gái thật lấp lánh, lãng mạn giữa hiện thực khắc nghiệt như những ngôi sao xa
xôi, lấp lánh trên bầu trời cao rộng.
3


Trường Sơn là nơi thử thách ý chí, khí phách con người Việt Nam. Chính
những con người như Phương Định, Thao, Nho đã xướng nên bài ca tuyệt đẹp

của “những bông hoa trên tuyến lửa” anh hùng. Giữa sự ác liệt của chiến tranh,
vẻ đẹp của họ vẫn tỏa sáng. Sức trẻ, lòng yêu nước, khát vọng hòa bình đã tạo
nên sức mạnh cho cuộc kháng chiến gian khổ mà anh hùng. Họ vốn chỉ là những
con người rất đỗi bình thường nhưng đã góp phần tạo nên những kì tích anh
hùng.
Tóm lại, truyện “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê đã làm sống
lại trong mọi người hình ảnh tuyệt đẹp của những cô gái thanh niên xung phong
thời kháng chiến chống Mỹ với tâm hồn trong sáng, mơ mộng, tinh thần dũng
cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hy sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan.
Phương Định, tuy chỉ là một ngôi sao bé nhỏ, nhưng sẽ luôn tỏa sáng, sáng lấp
lánh trên bầu trời Việt Nam. Các cô mãi là những hình ảnh đẹp, tiêu biểu cho thế
hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến.
2. Nhân vật ông Hai (Diễn biến tâm trạng ông Hai)
Kim Lân là nhà văn chuyên viết truyện ngắn về nông thôn và cuộc sống
của những người nông dân. truyện ngắn 'Làng' được ông viết năm 1984- thời kì
đầu cho cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong truyện ngắn này, ông đã xây dựng
thành công nhân vật ông Hai- một con người giàu lòng yêu làng, yêu nước tha
thiết, chính vì vậy khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc ông cảm thấy rất đau khổ,
nhục nhã.
Ngôi làng đối với mỗi người nông dân rất quan trọng. Nó là ngôi nhà
chung cho cộng đồng, họ mạc. Đời này qua đời khác, người nông dân gắn bó
với cái làng như một phần máu thịt. Nó là nhà cửa, đất đai, là tổ tiên, là hiện
thân cho đất nước. Vốn là một người có tình yêu làng, yêu nước sâu sắc, ông
Hai không muốn đi tản cư nhưng khi nghe các chiến sỹ cán bộ giảng giải, ông
hiểu rằng "đi tản cư cũng là kháng chiến" nên ông mới đồng ý.
Những ngày đầu ở nơi tản cư, do mới lên lạ đất, lạ người nên ông nhớ
làng da diết, cháy bỏng, ông nhớ những ngày làm việc cùng với anh em, ông
cảm thấy như mình được trẻ ra. Hơn thế nữa, gia đình ông lại ở nhờ nhà của một
người không hợp tính nên ông phải sống trong tâm trạng ngột ngat, khó chịu.
Lúc này, niềm vui của ông chỉ là hàng ngày đi nghe tin tức thời sự kháng chiến

và khoe cái làng chợ Dầu của ông giàu có, trù phú, có thàn tích đánh Tây.
Ở phòng thông tin ông nghe được rất nhiều tin chiến thắng từ trẻ con đến
người phụ nữ ; điều này "làm ruột gan ông cứ múa cả lên, vui quá". Đang tràn
ngập trong niềm vui và sự sung sướng, ông Hai có cảm giác cảnh vật bên đường
4


như đẹp hơn rất nhiều. Cũng trên đoạn đường trở về, trong tâm trạng vui vẻ ấy,
nhà văn Kim Lân đã khéo léo đan cài vào đó một biến cố bất ngờ xảy ra. Ông
gặp người đàn bà tản cư từ Gia Lâm lên, khi gặp họ, ông tưởng mình sẽ nghe
được nhiều tin vui hơn nữa nhưng thật bất ngờ, ông Hai nhận được tin cả làng
chợ Dầu làm việc gian theo Tây.
Cái tin ấy là một tin chết người, nó chẳng những làm mất hết niềm tin,
sụp đổ niềm tự hào về làng của ông mà còn khiến ông tủi khổ, nhục nhã vì đã
khoe bao điều hay về nó. Vừa nghe như vậy, ông Hai thấy cổ họng mình nghẹn
ắng lại, da mắt tê rân rân, lặng đi tưởng chừng như không thở được. Ông vờ lảng
sang chuyện khác để trốn tránh nhưng lời nói của họ như những nhát dao cứa
vào lòng ông. Trên đường trở về, ông chỉ dám cúi gằm mặt xuống đất không
dám ngẩng mặt nhìn ai.
Vừa về đến nhà, ông nằm vật ra giường, nước mắt trào ra, ông tức giận
chửi bon Việt gian làng Dầu bán nước nhưng ông lại thấy những lời chửi của
mình thật vô lí. Ông kiểm điểm từng người trong óc nhưng không tìm được ai có
thể phản bội, họ toàn là những người có tinh thần cả mà. Nhưng thằng chánh
Bêu thì đích thị là người làng ông rồi khiến ông có tâm trạng bối rối, phân vân,
nửa tin nửa ngờ. Chỉ bằng một đoạn văn ngắn, tác giả đã cụ thể hoá sự sững sờ,
ngạc nhiên cao độ đến nghẹn ngào đau đớn, tức giận khi nghe tin làng chợ Dầu
theo giặc của ông Hai. Qua đây, một lần nữa, nhà văn Kim Lân đã chứng tỏ bút
lực dồi dào, khả năng phân tích sắc sảo, tái hiện sinh động trạng thái tình cảm,
hành động của ông hai trong biến cố này.
Cả nhà ông Hai những ngày sau đó, sống trong bầu không khí ảm đảm,

nặng nề, đầy lo lắng. Họ nghĩ đến sự ghẻ lạnh, tẩy chay của mọi người và đặc
biệt lo lắng khi không biết sẽ phải làm thé nào. Ông Hai ăn không ngon, ngủ
không yên, lúc nào cũng mơm mớp, bất ổn trong nỗi tủi nhục ê chề. Thậm chí
ông không dám nhắc tới, phải gọi tên cái chuyện phải bội là "chuyện ấy". Ông
tuyệt giao với tất cả mọi người, trốn biệt ở nhà, không dám bước chân ra ngoài
vì xấu hổ.
Và cái chuyện vợ chồng ông lo nhất cũng đã đến. Bà chủ nhà bóng gió
đuổi gi đình ông đi, chỉ vì họ là người làng theo Tây. Trong tình cảnh ấy ông
Hai đã nghĩ hay là quay về làng nhưng rồi ông đã dứt khoát "về làng tức là bỏ
kháng chiến, bỏ cụ Hồ, chịu đầu hàng Tây là cam chịu kiếp sống nô lệ" nên ông
đã quyết định "làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù".. Đến đây,
tình yêu làng của ông Hai đã hoà quyện vào tình yêu nước. Tình cảm cách mạng
khi bị đặt vào tình huống thử thách gay cấn buộc phải lựa chon giữa làng và
nước, ông Hai đã chấp nhận hi sinh tình cảm làng vì có 1 tình cảm thiêng lêng,
5


lớn hơn- đó là tình cảm dành cho kháng chiến, cho cụ Hồ. Trong tâm trạng bế
tắc và tuyệt vọng ông Hai chỉ còn biết trút nỗi lòng của mình qua lời nói thủ thỉ,
tâm sự với đứa con út của mình. Thực chất, những lời tâm sự với con chính là
lời giãi bày của ông .
Mặc dù đã vơi đi nỗi nặng nề trong lòng phần nào nhưng ông vẫn chưa
vơi đi phần nào lỗi tuyệt vọng, bế tắc trong lòng ông. Chỉ đến khi, ông chủ tịch
xã đã lên tận khu tản cư cải chính lại tin đồn mới đem lại niềm vui sướng cho
ông Hai. Vì vậy, nhà mình bị Tây đốt sạch nhưng ông vẫn mang tin này đi khoe
khắp nơi với thái độ sung sướng, hớn hở không một chút nuối tiếc. Ông cố gắng
khoe để thật nhiều người biết như một bằng chứng khẳng định làng chợ Dầu của
ông trung thành với kháng chiến. Hành động của ông Hai thật vô lí nhưng đặt
trong mạch tâm lí, nó có giá trị đề cao tinh thần hi sinh của ông vì cách mạng, vì
kháng chiến Qua đó, ông tự nhủ lòng mình yêu làng, yêu nước hơn và trung

thành với cách mạng.
Xây dựng thành công diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai là thành cồn
lón nhất của truyện ngắn 'làng'. Điều đó đã thể hiện dk tài năng của nhà văn Kim
Lân trong việc khám phá chiều sâu tâm lí nhân vật. Và hơn hết, điều đó đã xây
dựng trong lòng độc giả một chân dung sống động, cảm động của người nông
đan Việt Nam chất phác, thật thà.
3. Cảm nhận (Phân tích) về vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên trong
"Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long
Gấp lại truyện ngắn “Lặng lẽ Sa pa ”của Nguyễn Thành Long lòng ta cứ
xao xuyến vấn vương trước vẻ đẹp của những con người, trước những tình cảm
chân thành, nồng hậu trong một cuộc sống đầy tin yêu. Dù được miêu tả ít hay
nhiều, nhân vật nào của “Lặng lẽ Sa pa” cũng hiện lên với nét cao quý đáng
khâm phục. Trong đó, anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu
đã để lại cho chúng ta nhiều ấn tượng khó phai mờ.
Trước tiên, anh thanh niên đẹp ở tấm lòng yêu đời, yêu nghề, ở tinh thần
trách nhiệm cao với công việc lắm gian khổ của mình.Trong lời giới thiệu với
ông hoạ sỹ già và cô gái, bác lái xe gọi anh là “người cô độc nhất thế gian”. Đã
mấy năm nay anh “sống một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m bốn bề chỉ có
cỏ cây và mây mù lạnh lẽo”. Công việc hàng ngày của anh là “đo gió, đo mưa,
đo chấn động mặt đất” rồi ghi chép, gọi vào máy bộ đàm báo về trung tâm.
Nhiều đêm anh phải “đối chọi với gió tuyết và lặng im đáng sợ”. Vậy mà anh rất
yêu công việc của mình.

6


Anh quan niệm:“Khi ta làm việc ta với công việc là đôi, sao gọi là một
mình được?” Anh hiểu rõ: “Công việc của cháu gian khổ thế đấy,chứ cất nó đi,
cháu buồn đến chết mất”. Anh ý thức và nhận ra ý nghĩa công việc thầm lặng
của mình gắn bó với lao động sản xuất và chiến đấu của đồng bào ta. Anh thấy

"từ đó cháu sống thật hạnh phúc" khi phát hiện một đám mây khô giúp chiến sĩ
ta bắn rơi máy bay.
Tuy sống trong điều kiện thiếu thốn nhưng người thanh niên ấy vẫn ham
mê công việc, biết sắp xếp lo toan cuộc sống riêng ngăn nắp, ổn định.Anh nuôi
gà, trồng hoa, đọc sách,thỉnh thoảng anh xuống đường tìm gặp bác lại xe cùng
hành khách để trò chuyện cho vơi bớt nỗi nhớ nhà.
Sống trong hoàn cảnh như thế sẽ có người dần thu mình lại trong nỗi cô
đơn. Nhưng anh thanh niên này thật đáng yêu ở nỗi “thèm người ”, lòng hiếu
khách đến nồng nhiệt và sự quan tâm đến người khác một cách chu đáo. Ngay từ
những phút gặp gỡ ban đầu, lòng mến khách, nhiệt tình của anh đã gây được
thiện cảm tự nhiên đối với người hoạ sỹ già và cô kỹ sư trẻ. Niềm vui được đón
khách dào dạt trong anh, toát lên qua nét mặt, cử chỉ: anh biếu bác lái xe củ tam
thất, mừng quýnh đón quyển sách bác mua hộ, hồ hởi đón mọi người lên thăm
“nhà”, hồn nhiên kể về công việc, đồng nghiệp và cuộc sống của mình nơi Sa pa
lặng lẽ. Khó người đọc nào có thể quên, việc làm đầu tiên của anh khi có khách
lên thăm nơi ở của mình là: hái một bó hoa rực rỡ sắc màu tặng người con gái
lần đầu quen biết. Bó hoa cho cô gái, nước chè cho ông hoạ sỹ già, làn trứng ăn
đường cho hai bác cháu…Tất cả không chỉ chứng tỏ anh thanh niên là người con
trai rất chu đáo, biết quan tâm đến mọi người mà còn là kỷ niệm của một tấm
lòng sốt sắng, tận tình đáng qúy.
Công việc vất vả,có những đóng góp quan trọng cho đất nước nhưng
người thanh niên hiếu khách và sôi nổi ấy lại rất khiêm tốn. Anh cảm thấy đóng
góp của mình bình thường, nhỏ bé so với bao ngừơi khác. Bởi thế anh ngượng
ngùng khi ông hoạ sỹ già phác thảo chân dung mình vào cuốn sổ tay. Con người
khiêm tốn ấy hào hứng giới thiệu cho ông hoạ sỹ những người khác đáng vẽ hơn
mình: “Không,không, bác đừng mất công vẽ cháu, để cháu giới thiệu cho bác
những người khác đáng vẽ hơn.” Đó là ông kỹ sư ở vườn rau vượt qua bao vất
vả để tạo ra củ su hào ngon hơn, to hơn. Đó là “người cán bộ nghiên cứu sét, 11
năm không xa cơ quan lấy một ngày”…Dù còn trẻ tuổi, anh thấm thía cái nghĩa,
cái tình của mảnh đất Sa pa, thấm thía sự hy sinh lặng thầm của những con

người đang ngày đêm làm việc và lo nghĩ cho đất nước .
Bằng một cốt truyện khá nhẹ nhàng ,những chi tiết chân thực tinh tế, ngôn
ngữ đối thoại sinh động, Nguyễn Thành Long đã kể lại một cuộc gặp gỡ tình cờ
7


mà thú vị nơi Sa pa lặng lẽ. Chưa đầy 30 phút tiếp xúc với anh thanh niên khiến
người hoạ sỹ già thêm suy ngẫm về vẻ đẹp cuộc đời mà mình không bao giờ thể
hiện hết được và còn làm cô kỹ sư trẻ lòng bao cảm mến bâng khuâng …
Qua truyện ngắn này, phải chăng nhà văn muốn khẳng định: Cuộc sống
của chúng ta được làm nên từ bao phấn đấu, hy sinh lớn lao và thầm lặng?
Những con người cần mẫn, nhiệt thành như anh thanh niên ấy, khiến cuộc sống
này thật đáng trân trọng, thật đáng tin yêu.
4. Cảm nhận về tình cha con trong "Chiếc lược ngà"
Nguyễn Quang Sáng là nhà văn có phong cách độc đáo, đậm đà chất Nam
Bộ từ việc xây dựng khung cảnh thiên nhiên cho đến khắc họa tính cách con
người. Một trong những văn bản tiêu biểu nhất cho phong cách nghệ thuật của
ông chính là tác phẩm “Chiếc lược ngà” được viết năm 1966, tại chiến trường
Nam Bộ trong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ của nhân dân ta đang diễn ra quyết
liệt. truyện là một biểu tượng cao đẹp cho tình cha con trong hoàn cảnh éo le,
khốc liệt của chiến tranh…
“Chiếc lược ngà” là một câu chuyện cảm động giữa cha con anh. Anh Sáu
đi kháng chiến, khi có dịp trở về thăm nhà thì con gái đã lên tám tuổi. Bé Thu
không nhận anh là cha vì vết sẹo dài trên má khiến khuôn mặt anh không còn
giống như trong bức ảnh chụp chung với má mà bé Thu đã biết. Đến khi bé nhận
ra thì cũng là lúc anh Sáu phải lên đường nhận nhiệm vụ mới. Vào khu căn cứ,
nhớ lời con, anh Sáu đã làm một chiếc lược bằng ngà voi để tặng con nhưng anh
đã bị hi sinh trong một trận càn của địch. Đó không chỉ là cảnh ngộ éo le của cha
con anh Sáu, mà còn là sự thiệt thòi, mất mát của đồng bào miền Nam trong
cuộc kháng chiến đầy gian khổ của dân tộc.

Trong hoàn cảnh đầy khốc liệt và éo le của chiến tranh, ta vấn bắt gặp
được tình cảm của người cha dậy lên trong lòng anh Sáu khi anh được dịp trở về
thăm nhà. Xuồng chưa đỗ lại nhưng khi mới nhìn thấy con gái, anh Sáu đã
“nhún chân nhảy tót lên, xô chiếc xuồng dạt ra rồi “bước vội vàng những bước
dài” và gọi to tên con gái. Anh mường tượng trong đầu cảnh đứa con gái bé nhỏ
sẽ mừng rỡ “chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh” để rồi “anh vừa bước,
vừa khom người đưa tay đón chờ con”. Nhưng có ngờ đâu cô con gái bé nhỏ khi
nghe anh gọi lại ngơ ngác, lạ lùng, giật mình hoảng sợ rồi với gương mặt tái đi,
nó vụt chạy và thét lên cầu cứu má. Lúc ấy, anh cảm thấy đau đớn tột cùng, sự
bất ngờ hiện rõ trên gương mặt anh. Anh như bị dội gáo nước lạnh từ chính sự
sợ hãi, lạ lùng của đứa con gái yêu mà anh hằng ngày mong được gặp. “Hai tay
anh buông xuống như bị gãy”, tâm trạng anh lúc này thật đau đớn và thất vọng
tột
cùng.
8


Rồi những ngày ở nhà, anh Sáu tha thiết muốn nghe một tiếng gọi ba từ
chính cô con gái bé nhỏ nhưng sao khó quá. Chưa bao giờ anh được nghe một
tiếng ba mà chỉ nghe được những lời nói “trổng” của bé Thu. Anh muốn chăm
sóc, yêu thương, vỗ về bé nhưng chỉ nhận lại một thái độ cự tuyệt, ngang bướng
đến không ngờ. Ngay cả khi anh gắp miếng trứng cá vàng to, phần ngon nhất
của con cá cho con thì lại bị nó hất văng tung tóe ra mâm mà không một lời xin
lỗi. Giận con, anh liền đánh vào mông bé mà không kịp suy nghĩ. Anh chỉ thấy
buồn, đau khổ và bất lực trước thái độ ương bướng của con chứ không hề giận
con. Sự ân hận của anh khi đã trót đánh con cũng nói lên sự vị tha và tình yêu
thương của anh giành cho con.
Tuy yêu thương con là vậy nhưng anh lại được hưởng tình yêu từ con quá
ít. Chỉ đến những giây phút cuối cùng lúc chia tay, anh mới được hưởng hạnh
phúc làm cha khi bé Thu bất ngờ gọi to một tiếng “ba” như xé toạc bầu không

khí lúc bấy giờ. Khỏi phải nói lúc ấy anh Sáu xúc động và hạnh phúc đến
nhường nào. Anh ôm chặt lấy bé Thu rồi rút khăn lau nước mắt nhưng không để
bé nhìn thấy. Nhưng phút giây hạnh phúc ấy quá ngắn ngủi, vì nhiệm vụ anh lại
phải từ biệt đứa con gái yêu dấu của mình để lên đường.
Hứa với con, ở chiến khu, anh đã tìm được một mảnh ngà voi và làm một
cây lược cho bé. Bao nhiêu tình cảm yêu thương, nhớ nhung, anh dồn hết vào
việc làm chiếc lược ngà, món quà kỉ niệm anh đã hứa tặng con gái ngày ra đi.
Anh nâng niu chiếc lược ngà, ngắm nghía nó, mài lên mái tóc cho cây lược thêm
bóng mượt, “cây lược ngà ấy chưa chải được mái tóc của con, nhưng nó như gỡ
rối được phần nào tâm trạng của anh”. Chiếc lược ngà đối với anh không chỉ là
chiếc lược bình thường, mà là vật kỉ niệm, mang tâm hồn, chứa đựng biết bao
tình thương nỗi nhớ đối với cô con gái bé nhỏ. Chiếc lược là niềm an ủi, động
viên anh trong những tháng ngày gian khổ. Đó cũng là biểu tượng của tình
thương yêu, săn sóc của người cha dành cho con gái thật thiêng liêng, sâu nặng
và bất diệt.
Còn về phía bé Thu, bé không nhận ba bởi vì bé rất yêu ba mình. Thu là
một đứa bé mới có tám tuổi, còn quá nhỏ để nhớ mặt ba mình. Nên khi anh Sáu
gọi tên nó ở gần bến thì nó bất ngờ, hoảng sợ như phản xạ tự nhiên của nhiều
đứa trẻ khác. Sau đó, bé nhìn anh Sáu với cặp mắt xa lạ và cảnh giác, dứt khoát
không chịu đến gần ba thể hiện sự ngây thơ của bé.
Những ngày anh Sáu ở nhà, bé rất ngang ngạnh và ương bướng mặc cho
người lớn khuyên nhủ, tạo mọi tình thế bắt buộc (chắt nước nồi cơm, gọi ba vào
ăn cơm,…) để bé phải gọi ba, nhận anh Sáu là ba mình nhưng đều thất bại bởi
sự thông minh nhưng bướng bỉnh của bé.
9


Bé Thu luôn từ chối mọi sự quan tâm của anh Sáu. Anh Sáu càng vỗ về,
yêu thương con bao nhiêu thì bé Thu lại càng đẩy ra, xa lánh và thờ ơ với anh
bấy nhiêu. Lúc anh Sáu nổi nóng đánh con vì cái khao khát của người cha muốn

được cảm nhận tình cha con được đưa đến đỉnh điểm thì bé Thu lại phản ứng
gan lì và quyết liệt (bé không khóc mà bỏ về nhà bà ngoại).
Tất cả những hành động đó của một đưa trẻ như bé Thu cũng rất dễ hiểu
bởi vì bé vẫn còn nhỏ, chưa thể biết chiến tranh đã tàn phá khốc liệt như thế nào,
đã tàn phá và làm biến dị gương mặt hiền từ của người cha mình ra sao để rồi
với trí óc non nớt, bé chỉ yêu và dành hết tình cảm cho người cha có khuôn mặt
hiền từ, phúc hậu như trong tấm ảnh chụp với má. Còn anh Sáu, tuy tốt với bé
thật đấy nhưng bé không muốn đón nhận bởi bé nghĩ anh ấy không phải cha
mình mà là 1 người xấu đang tìm mọi cách dụ dỗ, mua chuộc để bé phải gọi là
ba. Bé không can tâm bởi bé chỉ có một người cha duy nhất mà thôi. Bé không
yêu ai khác ngoài cha mình. Để rồi khi sang bà ngoại, được nghe ngoại giải
thích về vết sẹo của anh Sáu là do chiến tranh gây ra thì lúc ấy, bé mới thực sự
ân hận và căm thù chiến tranh ghê gớm. Buổi sáng hôm sau, Thu được bà ngoại
đưa về nhà nhưng không dám lại gần vì trót làm ba giận nên nó chỉ im lặng một
cách khó hiểu, “vẻ mặt nó sầm lại, buồn rầu, nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa”.
Đến lúc anh Sáu nói tiếng cuối cùng chia tay nó để lên đường thì ngoài sự
tưởng tượng của mọi người, nó đã kêu lên tiếng: “Ba…a…a…ba!” như xé ruột,
là tiếng kêu vỡ tung từ đáy lòng nó, tiếng kêu mà nó cố đè nén từ bao năm nay.
Bây giờ, tình cha con giữa anh Sáu và nó trỗi dậy thật mãnh liệt. “Nó hôn ba nó
cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó
nữa”. Tình yêu thương cha sâu sắc được bé thể hiện một cách thật cảm động. Bé
bảo cha phải hứa mua cho bé chiếc lược với mong muốn cha sẽ trở về với bé lần
nữa nhưng có ngờ đâu đó chính là lời hứa cuối cùng và cũng là duy nhất mà anh
thực hiện cho bé.
Qua đây, ta nhận ra vẻ đẹp tâm hồn của bé Thu: yêu thương ba nhưng
rạch ròi xấu tốt, cá tính mạnh mẽ nhưng ương bướng, đặc biệt là tình cảm dành
cho ba là vô bờ bến. Anh Sáu cũng vậy, là một người cha rộng lượng và yêu con
hết mực.
Với nghệ thuật miêu tả tâm lí tính cách nhận vật đặc sắc, xây dựng tình
huống truyện bất ngờ và tự nhiên, một lần nữa, ta có thể khẳng định rằng

Nguyễn Quang Sáng là cây bút truyện ngắn xuất sắc về đề tài chiến tranh.
Đọc những trang viết của ông, ta cảm nhận được sự khốc liệt của chiến
tranh và sự mất mát to lớn của đồng bào ta. Đó là cảnh ngộ éo le của mỗi gia
đình, vì chiến tranh mà cha con không được nhận nhau, vì chiến tranh mà con
10


mãi mãi không được gặp cha nữa. Nguyễn Quang Sáng cho ta thấy rõ được tội
ác của chiến tranh phi nghĩa, đồng thời đề cao tình phụ tử, sự hy sinh thầm lặng
của con người Việt Nam trong quá trình giữ nước.
“Chiếc lược ngà” là một bài ca về tình phụ tử, là một câu chuyện cảm
động về tình cảm cha con ruột thịt trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh. Câu
chuyện khẳng định một ý nghĩa lớn lao, tình nghĩa con người, tình cha con, tình
đồng đội, sự gắn bó các thế hệ là cội nguồn của sức sống mạnh mẽ, bền bỉ, kiên
cường mà cũng rất đỗi nhuần nhị, nhân hậu, thiết tha của những con người trên
mảnh đất Nam Bộ.
5. Cảm nhận về nhân vật Vũ Nương trong "Chuyện người con gái
Nam Xương"
Trong văn học Việt Nam đã có không ít tác phẩm có tính chất truyền kỳ
song được tôn vinh là “thiên cổ kỳ bút” thì cho đến nay chỉ có một “Truyền kỳ
mạn lục” của Nguyễn Dữ. “Chuyện người con gái Nam Xương” được rút trong
tập những câu chuyện kỳ lạ đó. Câu chuyện xoay quanh cuộc đời và số phận bi
thảm của người con gái xinh đẹp, nết na tên là Vũ Thị Thiết quê ở Nam Xương.
Câu chuyện đã để lại trong lòng người đọc niềm cảm thương sâu sắc.
Trên cơ sở một câu chuyện cổ, Nguyễn Dữ đã tái hiện Vũ Nương, người
phụ nữ có vẻ đẹp mẫu mực “tính đã thùy mị nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp”,
tiêu biểu cho công dung ngôn hạnh ở xã hội xưa. Vũ Nương là người vợ đảm
đang, dịu dàng, thiết tha với niềm vui “nghi gia nghi thất”, một lòng một dạ
chung thủy với chồng. Trong những ngày đoàn viên ít ỏi, dù Trương Sinh con
nhà hào phú tính vốn đa nghi, đối với vợ thường phòng ngừa quá sức nhưng

nàng khéo léo cư xử, giữ gìn khuôn phép nên gia đình không khi nào phải bất
hoà. Khi tiễn chồng đi lính, mong ước lớn nhất của nàng không phải là công
danh phú quí mà là khao khát ngày chồng về “mang theo hai chữ bình yên”.
Lòng chung thủy ở Vũ Nương biểu hiện cụ thể ở hành động nuôi con, luôn nhớ
đến chồng. Cậu bé Đản hàng đêm được mẹ chỉ cái bóng của mình trên tường gọi
là cha chính là thể hiện tình yêu của nàng đối với chồng như hình với bóng.
Vũ Nương là một người mẹ hiền, dâu thảo, nàng vừa một mình nuôi dạy
con thơ vừa làm tròn phận sự của một nàng dâu chăm sóc, thuốc thang khi mẹ
chồng đau ốm, ma chay chu tất khi bà qua đời. Tấm lòng hiếu thảo của Vũ
Nương được mẹ chồng ghi nhận và cảm kích qua lời trăng trối sau cùng của bà:
“Sau này trời xét lòng lành ban cho phúc đức, giống dòng tươi tốt, con cháu
đông đàn. Xanh kia quyết chẳng phụ con cũng như con đã chẳng phụ mẹ”.
11


Tưởng rằng hạnh phúc sẽ mỉm cười với Vũ Nương sau những tháng ngày
chờ đợi. Tưởng rằng người phụ nữ dịu dàng, hiếu nghĩa, tận tuỵ và chung tình sẽ
được đền bù xứng đáng bằng một gia đình êm ấm, phúc lộc đề huề. Lời nói ngây
thơ của bé Đản, đứa con trai vừa lên ba tuổi, về “một người đàn ông đêm nào
cũng đến” đã làm cho Trương Sinh nghi ngờ. Với bản tính hay ghen cộng thêm
tính gia trưởng, độc đoán, thất học, Trương Sinh đã “ mắng nhiếc nàng và đánh
đuổi đi” mặc cho Vũ Nương hết sức phân trần, mặc cho “hàng xóm can ngăn”.
Bi kịch dâng tràn đến đỉnh điểm, đau khổ tuyệt vọng, không cách gì biện bạch
được, không có cơ hội để thanh minh, Vũ Nương đành chọn con đường kết thúc
cuộc đời mình ở bến Hoàng Giang để tự minh oan.Thực chất là Vũ Nương đã bị
bức tử. Sự khiếm khuyết trong tính cách của Trương Sinh đã dồn nàng đến bước
đường cùng. Cái chết ấy là sự đầu hàng số phận nhưng cũng là lời tố cáo luật lệ
phong kiến hà khắc, bất công dung túng cho sự độc ác, thói ghen tuông ích kỉ,
sự hồ đồ, vũ phu của đàn ông.
Thật ra, nỗi bất hạnh của Vũ Nương không phải bắt đầu ở tấn bi kịch này.

Nỗi bất hạnh đến từ khi nàng chấp nhận cuộc hôn nhân với Trương Sinh. Từ
đầu, ta đã nhận ra đây là một cuộc hôn nhân không bình đẳng. Vũ Nương vốn
“con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu”, còn Trương Sinh muốn lấy được Vũ
Nương chỉ cần “nói với mẹ đem trăm lạng vàng cưới nàng về làm vợ”. Cách
thức ấy cộng thêm cái thế của người chồng, người đàn ông trong chế độ nam
quyền phong kiến đã khiến cho Trương Sinh tự cho mình cái quyền đánh đuổi
vợ không cần có chứng cứ rõ ràng. Câu chuyện đã phản ánh cuộc đời đau khổ và
bi thảm của người phụ nữ dưới chế độ nam quyền bất công, độc đoán trong xã
hội phong kiến xưa kia.
Ở phần sau của câu chuyện, ta thấy Vũ Nương được sống sung sướng
dưới Thủy cung, được kề cận với Linh Phi, vợ vua biển Nam Hải nhưng không
vì thế mà ta thấy nàng hạnh phúc. Làm sao có thể hưởng thụ hạnh phúc cho
được khi quyền làm mẹ, làm vợ của nàng vĩnh viễn không còn? Người đọc càng
cảm thấy xót xa hơn khi nghe câu nói của nàng ở cuối truyện: “Đa tạ tình chàng,
thiếp chẳng trở về nhân gian được nữa”. Đoạn kết của truyện tuy mang màu sắc
cổ tích (kết thúc có hậu) với những hư cấu và tình tiết ly kỳ nhưng vẫn không
làm mờ đi bi kịch của Vũ Nương: âm dương đã cách trở đôi đường, nàng mãi
mãi không thể trở về dương thế sống bên cạnh chồng con được nữa.
Bi kịch của Vũ Nương cũng là bi kịch chung của phụ nữ trong chế độ
nam quyền. Hạnh phúc rất mong manh! Để có được hạnh phúc, phải thực sự

12


hiểu nhau, tôn trọng lẫn nhau, tránh những ngộ nhận đáng tiếc. Đó là tất cả ý
nghĩa mà chúng ta có thể nhận ra được từ: "Chuyện người con gái Nam Xương".

13




×