Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Xây dựng chương trình quản lý độc giả thư viện tại trường đại học sư phạm hà nội 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 70 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

TRẦN THỊ HẢI YẾN

XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH QUẢN
LÝ ĐỘC GIẢ THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI
HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Sƣ phạm tin học

HÀ NỘI – 2016


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

TRẦN THỊ HẢI YẾN

XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH QUẢN
LÝ ĐỘC GIẢ THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI
HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Sƣ phạm tin học

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
ThS. Nguyễn Minh Hiền

HÀ NỘI – 2016



LỜI CẢM ƠN
Trƣớc tiên, em xin đƣợc gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến cô giáo, ThS.
Nguyễn Minh Hiền, ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn và chỉ bảo tận tình cho em
hoàn thành khóa luận này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô giáo trong khoa Công nghệ
Thông tin trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2 đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho em
trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Trong quá trình thực hiện, do còn nhiều hạn chế về trình độ cũng nhƣ
thời gian thực hiện nên đề tài sẽ không tránh đƣợc nhiều sai sót. Em rất mong
đƣợc sự chỉ bảo góp ý của thầy cô và các bạn.
Cuối cùng, em muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc đến tất cả bạn bè và đặc
biệt là gia đình, những ngƣời đã giúp đỡ, động viên em rất nhiều trong suốt
quá trình học tập để em có thể thực hiện tốt khóa luận này.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Sinh viên

Trần Thị Hải Yến


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đề tài “Xây dựng chƣơng trình quản lý độc giả thƣ
viện trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2” là kết quả nghiên cứu của riêng em
dƣới sự hƣớng dẫn của cô giáo, ThS. Nguyễn Minh Hiền.
Các số liệu, những kết luận nghiên cứu đƣợc trình bày trong khóa luận

này trung thực và chƣa từng đƣợc công bố dƣới bất cứ hình thức nào.
Nếu sai em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Ngƣời cam đoan
TRẦN THỊ HẢI YẾN


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT .............................................................. 4
1.1. Giới thiệu khái quát về hệ thống thông tin quản lý và cơ sở dữ liệu ........ 4
1.1.1. Đặc điểm của hệ thống thông tin quản lý ...................................... 4
1.1.2. Các thành phần cơ bản của hệ thống thông tin .............................. 4
1.1.3. Yêu cầu đối với hệ thống thông tin quản lý ................................... 5
1.1.4. Sơ lƣợc các bƣớc xây dựng hệ thống thông tin quản lý................. 6
1.1.5. Các khái niệm cơ bản ..................................................................... 7
1.2. Giới thiệu về ngôn ngữ C# ........................................................................ 7
1.3. SQL Server 2008..................................................................................... 13
1.3.1. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu .............................................................. 13
1.3.2. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server 2008 ................................. 13
CHƢƠNG 2. PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG......................... 17
2.1. Phân tích hệ thống ................................................................................... 17
2.1.1. Khảo sát hệ thống ......................................................................... 17
2.1.2. Mô hình phân cấp chức năng ....................................................... 31

2.1.3. Sơ đồ luồng dữ liệu ...................................................................... 32
2.1.4. Sơ đồ quan hệ thực thể ................................................................. 36
2.2. Thiết kế hệ thống..................................................................................... 36
2.2.1. Thiết kế dữ liệu ............................................................................ 36
2.2.2. Thiết kế giao diện ......................................................................... 45
CHƢƠNG 3. XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH THỬ NGHIỆM .............. 51
3.1. Giới thiệu bài toán................................................................................... 51
3.2. Ý tƣởng giải quyết bài toán..................................................................... 52
3.3. Cách thức thực hiện ................................................................................ 53
3.4. Kết quả đạt đƣợc ..................................................................................... 54
3.4.1. Giao diện chính ........................................................................... 54
3.4.2. Chức năng quản lý ngƣời dùng .................................................... 55
3.4.3. Cửa sổ độc giả .............................................................................. 55


3.4.4. Cửa sổ thẻ độc giả ........................................................................ 56
3.4.5. Cửa sổ phiếu mƣợn ...................................................................... 56
3.4.6. Cửa sổ phiếu trả............................................................................ 57
3.4.7. Cửa sổ phiếu đền .......................................................................... 57
3.4.8.Danh sách thống kê tài liệu đƣợc mƣợn ........................................ 58
3.4.9.Danh sách thống kê mƣợn quá hạn theo độc giả ........................... 59
KẾT LUẬN VÀ HƢỚNG PHÁT TRIỂN ................................................... 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 61


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Mô tảbảng CHUYÊN NGÀNH ...................................................... 37
Bảng 2.2: Mô tảbảng HỌC HÀM ................................................................... 37
Bảng 2.3: Mô tả bảng HỌC VỊ ....................................................................... 37
Bảng 2.4: Mô tả bảng ĐỘC GIẢ .................................................................... 38

Bảng 2.5: Mô tả bảng LOẠI TÀI LIỆU ......................................................... 38
Bảng 2.6: Mô tả bảng MỨC THẺ ................................................................... 38
Bảng 2.7: Mô tảbảng HỒ SƠ ĐỘC GIẢ ........................................................ 39
Bảng 2.8: Mô tảbảng NGHỀ NGHIỆP ........................................................... 39
Bảng 2.9: Mô tả bảng PHIẾU ĐỀN TÀI LIỆU .............................................. 39
Bảng 2.10: Mô tả bảng PHIẾU ĐỀN TÀI LIỆU CHI TIẾT .......................... 40
Bảng 2.11: Mô tả bảng PHIẾU MƢỢN.......................................................... 40
Bảng 2.12: Mô tả bảng PHIẾU MƢỢN CHI TIẾT ........................................ 40
Bảng 2.13: Mô tả bảng PHIẾU NHẬP ........................................................... 41
Bảng 2.14: Mô tả bảng PHIẾU NHẬP CHI TIẾT ......................................... 41
Bảng 2.15: Mô tả bảng PHIẾU XUẤT ........................................................... 41
Bảng 2.16: Mô tả bảng PHIẾU XUẤT CHI TIẾT ......................................... 42
Bảng 2.17: Mô tả bảng TÀI LIỆU .................................................................. 42
Bảng 2.18: mô tả bảng THẺ ĐỘC GIẢ .......................................................... 42
Bảng 2.19: Mô tả bảng TRÌNH ĐỘ ................................................................ 43
Bảng 2.20: Mô tả bảng NGƢỜI SỬ DỤNG ................................................... 43
Bảng 2.21: Mô tả bảng MƢỢN QUÁ HẠN ................................................... 43
Bảng 2.22: Mô tả bảng PHIẾU TRẢ .............................................................. 44
Bảng 2.23: Mô tả bảng PHIẾU TRẢ CHI TIẾT ............................................ 44
Bảng 2.24: Mô tả bảng LƢỢNG ĐỘC GIẢ ................................................... 44


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1: Mã vạch của tài liệu ........................................................................ 25
Hình 2.2: Nhãn gáy sách ................................................................................. 26
Hình 2.3: Đơn xin làm thẻ bạn đọc ................................................................. 27
Hình 2.4: Phiếu mƣợn trả tài liệu .................................................................... 28
Hình 2.5: Sổ theo dõi trả tài liệu của bạn đọc ................................................. 28
Hình 2.6: Mẫu báo cáo tổng hợp tài liệu đang đƣợc mƣợn ............................ 29
Hình 2.7: Thƣ thông báo triệu hồi tài liệu ...................................................... 30

Hình 2.8: Mô hình phân cấp chức năng .......................................................... 31
Hình 2.9: Mô hình phân rã chức năng quản lý độc giả ................................... 31
Hình 2.10: Mô hình phân rã chức năng quản lý mƣợn trả .............................. 32
Hình 2.11: Mô hình phân rã chức năng báo cáo thống kê .............................. 32
Hình 2.12: Sơ đồ luồng dữ liệu mức khung cảnh ........................................... 33
Hình 2.13: Sơ đồ luồng dữ liệu mức đỉnh....................................................... 34
Hình 2.14: Sơ đồ luồng dữ liệu mức dƣới đỉnh- chức năng quản lý độc giả.. 35
Hình 2.15: Sơ đồ quan hệ thực thể .................................................................. 36
Hình 2.16: Danh sách thống kê tài liệu đƣợc mƣợn ....................................... 45
Hình 2.17: Danh sách độc giả mƣợn quá hạn ................................................. 45
Hình 3.1: Giao diện chính ............................................................................... 54
Hình 3.2: Chức năng quản lý ngƣời dùng ....................................................... 55
Hình 3.3: Cửa sổ độc giả ................................................................................. 55
Hình 3.4: Cửa sổ thẻ độc giả ........................................................................... 56
Hình 3.5: Cửa sổ phiếu mƣợn ......................................................................... 56
Hình 3.6: Cửa sổ phiếu trả .............................................................................. 57
Hình 3.7: Cửa sổ phiếu đền ............................................................................. 57


Hình 3.8: Danh sách thống kê tài liệu đƣợc mƣợn ......................................... 58
Hình 3.9: Danh sách độc giả mƣợn quá hạn ................................................... 59


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chúng ta bƣớc vào thế kỷ 21, kỷ nguyên của khoa học kỹ thuật đặc biệt
sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin. Trong đó vai trò thông tin và
kiến thức là yếu tố quyết định sự phát triển của mỗi ngành nghề, mỗi quốc
gia. Do đó công nghệ thông tin không thể thiếu đƣợc trong các hoạt động kinh
tế xã hội của mỗi quốc gia trên thế giới.

Ở nƣớc ta hiện nay, ngành công nghệ thông tin đang phát triển với tốc
độ khá nhanh và đang dần đƣợc ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của nền kinh
tế, góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
Cùng với sự phát triển của xã hội và nền kinh tế thị trƣờng thì công
việc quản lý ngày càng khó khăn và phức tạp, đòi hỏi phải quản lý làm sao
cho đạt hiệu quả cao nhất nhƣ: nhanh, bảo mật, thân thiện? Tất cả những yếu
tố trên chúng ta đều có thể nhờ đến những thành tựu của công nghệ thông tin,
đó là những phần mềm trợ giúp, quản lý giúp giảm bớt sức lao động của con
ngƣời, tiết kiệm đƣợc thời gian, độ chính xác cao, gọn nhẹ, tiện lợi hơn nhiều
so với việc làm thủ công quản lý trên giấy tờ nhƣ trƣớc đây. Tin học hóa giúp
thu hẹp không gian lƣu trữ, tránh đƣợc thất lạc dữ liệu, tự động hệ thống hóa
và cụ thể hóa các thông tin theo nhu cầu của con ngƣời.
Với khả năng lƣu trữ lớn máy tính đã thay thế hoàn toàn những cuốn từ
điển đồ sộ, hơn thế nữa với tốc độ tìm kiếm rất nhanh, chính xác máy tính đã
trở thành một công cụ đắc lực giúp đỡ con ngƣời trong việc tra cứu và tìm
kiếm thông tin đạt hiệu quả cao.
Ở bất cứ thời kỳ lịch sử nào thƣ viện đều đƣợc coi là kho trí tuệ của
loài ngƣời, nhu cầu sử dụng thƣ viện rất rộng rãi. Có lẽ không có một lĩnh vực
hoạt động nào mà không cần đến thƣ viện. Quy mô của thƣ viện gắn liền với
sự phát triển của xã hội, các ngành sản xuất và nghiên cứu. Thƣ viện ngày
càng đa dạng về nội dung, lớn về số lƣợng. Nó tạo lên sự phức tạp trong công
tác quản lý và tra tìm tài liệu của ngƣời quản lý độc giả. Quản lý độc giả thƣ
1


viện là một chuỗi công việc rất vất vả và tốn nhiều công sức. Chính vì vậy để
giảm bớt gánh nặng của ngƣời quản lý cần đƣa ra hệ thống mới với các chức
năng tăng cƣờng cho công tác quản lý dựa trên sự hỗ trợ của máy tính.
Vì vậy việc áp dụng tin học, đƣa máy tính vào trợ giúp quản lý thƣ viện
không những giúp ngƣời quản lý xử lý nhanh chóng một khối lƣợng lớn về

thông tin mà còn giúp cho độc giả tra tìm một cách nhanh chóng, tiết kiệm
đƣợc nhiều thời gian và công sức.
Xuất phát từ nhận thức trên, với mong muốn áp dụng công nghệ thông
tin vào quản lý, dựa trên những hoạt động thực tiễn, em tiến hành làm đề tài:
“Xây dựng chƣơng trình quản lý độc giả thƣ viện trƣờng Đại học Sƣ
phạm Hà Nội 2”. Đây là một đề tài mang tính thực tiễn cao, với các chức
năng lƣu trữ, xử lý các thông tin về tài liệu và độc giả đặc biệt là với sinh viên
– những ngƣời có nhu cầu rất cao về tìm hiểu và tra cứu sách báo tài liệu.
2. Mục đích nghiên cứu
-

Phân tích thiết kế hệ thống thông tin cho thƣ viện trƣờng.

-

Triển khai ứng dụng bằng một phần mềm ứng dụng cụ thể.

-

Kiểm tra bằng thực nghiệm về việc xử lý các vấn đề thƣờng xuyên diễn ra
trong công tác quản lý độc giả thƣ viện nhƣ: trao đổi mƣợn sách và trả
sách, báo cáo thống kê về sách, về thông tin độc giả còn nợ sách,…

3. Nhiệm vụ nghiên cứu
-

Làm sáng tỏ cơ sở lý luận của đề tài.

-


Tìm hiểu cơ cấu tổ chức của thƣ viện trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2
đối với bạn đọc.

-

Khảo sát tình hình thực tế của thƣ viện.

-

Áp dụng các kiến thức về cơ sở dữ liệu và phân tích – thiết kế hệ thống
thông tin quản lý để xây dựng chƣơng trình Quản lý độc giả thƣ viện.

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tƣợng nghiên cứu:
Đối tƣợng nghiên cứu là việc quản lý, cách thức tổ chức hoạt động của
thƣ viện trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2.
2


 Phạm vi nghiên cứu:
Việc phân tích thiết kế hệ thống thông tin chủ yếu quan tâm đến yêu
cầu thực tế là công việc hằng ngày trong thƣ viện của ngƣời thủ thƣ là mƣợn
trả sách, tìm kiếm thông tin sách. Độc giả là sinh viên, công nhân viên chức
trong trƣờng.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Quản lý độc giả thƣ viện là một quá trình lƣu trữ hợp nhất xử lý, tính
toán tất cả các thông tin về độc giả. Đề tài nghiên cứu mang tính ứng dụng
công nghệ thông tin vào việc quản lý độc giả thƣ viện nói chung, khắc phục
những nhƣợc điểm còn tồn tại ở hệ thống quản lý độc giả thƣ viện trƣờng Đại
học sƣ phạm Hà Nội 2 nói riêng, nâng cao hiệu suất phục vụ bạn đọc, nhanh

chóng đáp ứng nhu cầu tìm hiểu và tra cứu tài liệu của độc giả.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
 Phƣơng pháp nghiên cứu lí luận:
Nghiên cứu qua việc đọc sách, báo, tài liệu liên quan nhằm xây dựng
cơ sở lý thuyết của đề tài và các biện pháp cần thiết để giải quyết các vấn đề
của đề tài.
 Phƣơng pháp thực nghiệm:
Thông qua quan sát thực tế, yêu cầu của cơ sở những lí luận đƣợc
nghiên cứu, chƣơng trình sẽ đƣợc đƣa vào chạy thử nghiệm tại thƣ viện
trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2 để từ đó có những điều chỉnh cho phù hợp
hơn.
7. Cấu trúc khóa luận
Khóa luận tốt nghiệp ngoài phần kết luận và phƣơng hƣớng phát triển,
nội dung chính bao gồm ba chƣơng:
Chƣơng 1. Cơ sở lý thuyết
Chƣơng 2. Phân tích và thiết kế hệ thống
Chƣơng 3. Xây dựng chƣơng trình thử nghiệm

3


CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1.

Giới thiệu khái quát về hệ thống thông tin quản lý và cơ sở dữ liệu

1.1.1. Đặc điểm của hệ thống thông tin quản lý
Hệ thống thông tin là hệ thống đƣợc tổ chức thống nhất từ trên xuống
dƣới có chức năng tổng hợp các thông tin. Một hệ thống quản lý đƣợc phân
thành nhiều cấp bậc nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý từ trên

xuống dƣới. Thông tin đƣợc tổng hợp từ dƣới lên và truyền từ trên xuống.
1.1.2. Các thành phần cơ bản của hệ thống thông tin
Nếu không kể con ngƣời và phƣơng tiện thì hệ thống thông tin còn lại
thực chất gồm 2 bộ phận: dữ liệu và xử lý.
 Các dữ liệu
Các thông tin có cấu trúc. Với mỗi cấp quản lý, lƣợng thông tin xử lý
có thể rất lớn, đa dạng và biến động cả về chủng loại và cách thức xử lý.
Thông tin cấu trúc bao gồm luồng thông tin vào và luồng thông tin ra.
-

Luồng thông tin vào:
Trong hệ thống thông tin quản lý có những đầu vào khác nhau. Những

thông tin đầu vào là cố định và ít thay đổi, những thông tin này mang tính
chất lâu dài. Những thông tin mang tính chất thay đổi thƣờng xuyên phải luôn
cập nhật để xử lý. Những thông tin có tính chất thay đổi tổng hợp đƣợc tổng
hợp từ những thông tin cấp dƣới phải xử lý định kỳ theo thời gian.
Có thể phân loại các thông tin cần xử lý thành 3 loại sau:
 Thông tin cần cho tra cứu: các thông tin dùng cho tra cứu là thông tin
dùng chung cho hệ thống và ít bị thay đổi. Các thông tin này thƣờng đƣợc
cập nhật một lần và chỉ dùng cho tra cứu trong việc xử lý thông tin sau
này.
 Thông tin luân chuyển chi tiết: các thông tin luân chuyển chi tiết là các
loại thông tin cần xử lý ngay, vì những thông tin này nó quan trọng và có
thể ảnh hƣởng đến toàn hệ thống nếu không đƣợc xử lý nhanh chóng.

4


 Thông tin luân chuyển tổng hợp: các thông tin luân chuyển tổng hợp là

các loại thông tin đƣợc tổng hợp từ hoạt động của các cấp thấp hơn, thông
tin này thƣờng cô đọng, xử lý theo kỳ, theo lô.
-

Luồng thông tin ra:
Thông tin đầu ra đƣợc tổng hợp từ các thông tin đầu vào và phụ thuộc

vào nhu cầu quản lý trong từng trƣờng hợp cụ thể.
Các thông tin đầu ra quan trọng nhất phục vụ cho nhu cầu quản lý của
hệ thống là các bảng biểu, báo cáo. Nó phản ánh trực tiếp mục đích quản lý
của hệ thống. Các bảng biểu, báo cáo phải đảm bảo tính chính xác và kịp thời.
Ngoài những yêu cầu đƣợc cập nhật thông tin kịp thời cho hệ thống,
luồng thông tin ra phải đƣợc thiết kế linh hoạt mềm dẻo. Đây là chức năng thể
hiện tính mở, tính giao diện của hệ thống thông tin đầu ra gắn với chu kỳ thời
gian tùy ý theo yêu cầu của bài toán cụ thể, từ đó ta có thể lọc bớt đƣợc thông
tin thừa trong quá trình xử lý.
 Các xử lý
Là các quá trình, phƣơng pháp, chức năng xử lý thông tin đƣợc lƣu giữ
lâu dài nhƣng luôn tiến triển do 2 nguồn gốc.


Tự nhiên tiến hóa: thông tin làm thay đổi tình trạng về nội bộ.



Tự nhiên hoạt động: thông tin làm thay đổi tình trạng hoạt động.

1.1.3. Yêu cầu đối với hệ thống thông tin quản lý
 Yêu cầu của một đơn vị
Các yêu cầu thực tế của một đơn vị là cần các thông tin chính xác, kịp

thời.Các thông tin này phải có tính thời sự để ra các quyết định, nhận định
đƣợc tình trạng của đơn vị hiện tại, đề ra xu hƣớng phát triển của đơn vị, giải
quyết những khó khăn vƣớng mắc khi gặp phải…
Nhƣ vậy, một hệ thống thông tin quản lý tốt cần phải nắm đƣợc chiến
lƣợc phát triển chung của đơn vị cần quản lý, không thể để những thay đổi
nhỏ về mặt tổ chức cũng nhƣ quản lý làm sai lệch các thông tin tập hợp, ảnh
hƣởng đến sự sống còn của hệ thống. Trong quá trình phát triển của đơn vị, hệ
thống thông tin quản lý phải đƣợc kiểm chứng tính đúng đắn, khoa học. Đồng
5


thời hệ thống phải luôn đƣợc hoàn thiện, điều chỉnh phù hợp. Các thông tin
đầu ra, hệ thống phải đảm bảo tính mục tiêu, rõ ràng, chuẩn xác, đầy đủ và
đáp ứng đƣợc các yêu cầu.
 Yêu cầu của ngƣời sử dụng đầu cuối
Ngƣời sử dụng đầu cuối là ngƣời sử dụng thông tin quản lý, do đó hệ
thống không những chỉ đáp ứng cho những ngƣời thông thạo vi tính mà còn
đáp ứng đƣợc cho những ngƣời ít hiểu biết về tin học. Vì vậy khi thiết kế hệ
thống cần chú trọng những yêu cầu sau:
- Yêu cầu về truy nhập dữ liệu:
Hệ thống thông tin quản lý phải có khả năng truy nhập dữ liệu nhanh
chóng, thuận lợi, chuẩn xác. Các thao tác thuận lợi, đơn giản song phải đáp
ứng đầy đủ các yêu cầu truy nhập dữ liệu.
- Yêu cầu về hệ thống thông tin:
Hệ thống thông tin phải dễ bảo trì, có tính mở để dễ phát triển, điều
chỉnh. Đặc biệt phải có khả năng kiểm tra sự đúng đắn hoạt động của dữ liệu
cũng nhƣ khả năng phát hiện lỗi.
- Yêu cầu về giao diện:
Giao diện ngƣời và máy phải đƣợc thiết kế khoa học, thân thiện, đẹp
mắt nhƣng không cầu kì, phải có tính thống nhất về phƣơng pháp làm việc,

cách trình bày, khả năng trợ giúp tốt, kịp thời giải đáp những thắc mắc của
ngƣời sử dụng. Các thông báo lỗi phải đầy đủ, dự báo trƣớc đƣợc những sai
sót của ngƣời dùng để xử lý kịp thời.
- Yêu cầu về đối thoại, hỏi đáp:
Hệ thống thông tin phải có khả năng thực hiện chế độ đối thoại ở mức
độ nào đó, nhằm cung cấp nhanh gọn và chuẩn xác các yêu cầu bất thƣờng
của nhà quản lý. Đây là tính mở của hệ thống, đảm bảo cho ngƣời sử dụng
khai thác tối đa chức năng mà hệ thống cung cấp.
1.1.4. Sơ lƣợc các bƣớc xây dựng hệ thống thông tin quản lý
Để xây dựng một hệ thống thông tin quản lý cần phải thực hiện các
bƣớc cơ bản sau:
6


-

Khảo sát và phân tích yêu cầu, đặt ra bài toán quản lý.

-

Phân tích hệ thống.

-

Thiết kế và cài đặt thử nghiệm chƣơng trình.

-

Hoàn chỉnh hệ thống.


-

Vận hành và bảo trì.[1]

1.1.5. Các khái niệm cơ bản
Cơ sở dữ liệu là tập hợp các dữ liệu có quan hệ với nhau đƣợc lƣu trữ
trong máy tính theo một quy định nào đó, có thể sử dụng thuận lợi cho một số
đông khách hàng. Các khách hàng có thể dễ dàng cập nhập dữ liệu của mình
vào máy tính, lƣu trữ, tìm kiếm và khai thác chúng nhằm phục vụ cho yêu cầu
của mình.
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu là một tập hợp chƣơng trình giúp cho ngƣời
sử dụng tạo ra, duy trì và khai thác một cơ sở dữ liệu. Nó là một hệ thống
phần mềm phổ dụng, làm dễ quá trình định nghĩa, xây dựng và thao tác cơ sở
dữ liệu cho các ứng dụng khác nhau.
Thực thể là một “vật” trong thế giới thực, có sự tồn tại độc lập. Mỗi
một thực thể có các thuộc tính, đó là giá trị đặc trƣng cụ thể mô tả thực thể đó.
Các giá trị thuộc tính mô tả mỗi thực thể sẽ trở thành một phần chính của các
cơ sở dữ liệu sẽ đƣợc lƣu giữ trong cơ sở dữ liệu.Một kiểu thực thể là một tập
hợp các thực thể có các thuộc tính nhƣ nhau. Một kiểu thực thể trong cơ sở dữ
liệu đƣợc mô tả bằng tên và các thuộc tính.
Mô hình thực thể - liên kết, gọi tắt là mô hình ER (Entity –
Relationship Model). Đó là mô hình dữ liệu mức quan niệm phổ biến, tập
trung vào các cấu trúc dữ liệu và các ràng buộc. Mô hình này thƣờng sử dụng
để thiết kế các ứng dụng cơ sở dữ liệu và nhiều công cụ thiết kế cơ sở dữ liệu
sử dụng các khái niệm của nó.
Mô hình quan hệ là mô hình biểu thị cơ sở dữ liệu nhƣ một tập các
quan hệ. Mỗi quan hệ có thể đƣợc biểu diễn nhƣ một bảng giá trị, mỗi một
dòng trong bảng biểu thị một tập hợp các giá trị dữ liệu liên quan với nhau. [2]
1.2.


Giới thiệu về ngôn ngữ C#
7


Ngôn ngữ C# là ngôn ngữ lập trình hƣớng đối tƣợng đƣợc phát triển
bởi đội ngũ kĩ sƣ của Microsoft, là phần khởi đầu cho kế hoạch .NET của họ,
trong đó ngƣời dẫn đầu là Anders Hejlsberg và Scott Wiltamuth. Cả hai ngƣời
này đều là những ngƣời nổi tiếng trong đó Anders Hejlsberg đƣợc biết đến là
tác giả cuả Turbo Pascal, một ngôn ngữ lập trình PC phổ biến. Và ông đứng
đầu nhóm thiết kế Borland Delphi, một trong những thành công đầu tiên của
việc xây dựng một môi trƣờng phát triển tích hợp (IDE) cho lập trình
client/server. Tên của ngôn ngữ bao gồm ký tự thăng theo Microsoft nhƣng
theo ECMA là C#, chỉ bao gồm dấu số thƣờng.
Ngôn ngữ C# khá đơn giản, chỉ khoảng 80 từ khóa và hơn mƣời mấy
kiểu dữ liệu đƣợc xây dựng sẵn. Tuy nhiên ngôn ngữ C# có ý nghĩa cao hơn
khi nó thực thi những khái niệm lập trình hiện đại.
C# bao gồm tất cả những hỗ trợ cho cấu trúc, thành phần component,
lập trình hƣớng đối tƣợng. Những tính chất đó hiện diện trong một ngôn ngữ
lập trình hiện đại. Và ngôn ngữ C# hội tụ đủ những điều kiện nhƣ vậy, hơn
nữa nó đƣợc xây dựng trên nền tảng của hai ngôn ngữ mạnh nhất là C++ và
Java. C# đƣợc miêu tả là ngôn ngữ có đƣợc sự cân bằng giữa C++, Visual
Basic, Delphi và Java.
C# theo một hƣớng nào đó là ngôn ngữ lập trình phản ánh trực tiếp nhất
đến .NET Framework mà tất cả các chƣơng trình .NET chạy, và nó phụ thuộc
mạnh mẽ vào Framework này. Mọi dữ liệu cơ sở đều là đối tƣợng, đƣợc cấp
phát và hủy bỏ bởi trình dọn rác Garbage – Collector (GC) và nhiều kiểu trừu
tƣợng khác chẳng hạn nhƣ class, delegate, interface, exception, …, phản ánh
rõ ràng những đặc trƣng của .NET runtime.
Phần cốt lõi hay còn gọi là trái tim của bất kì ngôn ngữ lập trình hƣớng
đối tƣợng nào là sự hỗ trợ của nó cho việc định nghĩa và làm việc với những

lớp. Những lớp thì định nghĩa những kiểu dữ liệu mới, cho phép ngƣời phát
triển mở rộng ngôn ngữ để tạo mô hình tốt hơn để giải quyết vấn đề. Ngôn
ngữ C# chứa những từ khóa cho việc khai báo những kiểu lớp đối tƣợng mới
và những phƣơng thức hay thuộc tính của lớp và cho việc thực thi đóng gói,
8


kế thừa và tính đa hình, ba thuộc tính cơ bản của bất cứ một ngôn ngữ lập
trình hƣớng đối tƣợng nào.
Trong ngôn ngữ C# mọi thứ liên quan đến khai báo lớp đều đƣợc tìm
thấy trong phần khai báo của nó. Định nghĩa lớp trong ngôn ngữ C# không
đòi hỏi phải chia ra tập tin header và tập tin nguồn giống nhƣ trong ngôn ngữ
C++.
Hơn thế nữa ngôn ngữ C# hỗ trợ kiểu XML, cho phép chèn các tag XML để
phát sinh tự động các document trong lớp.
C# cũng hỗ trợ giao diện interface, nó đƣợc xem nhƣ một cam kết với
một lớp cho những dịch vụ mà giao diện quy định. Trong ngôn ngữ C#, một
lớp chỉ có thể kế thừa từ duy nhất một lớp cha, tức là không cho đa kế thừa
nhƣ trong ngôn ngữ C++, tuy nhiên một lớp có thể thực thi nhiều giao diện.
Khi một lớp thực thi một giao diện nó sẽ hứa là nó sẽ cung cấp chức năng
thực thi giao diện.
Trong ngôn ngữ C#, những cấu trúc cũng đƣợc hỗ trợ, nhƣng khái niệm
về ngữ nghĩa của nó thay đổi khác với C++. Trong C#, một cấu trúc đƣợc giới
hạn, là kiểu dữ liệu nhỏ gọn, khi tạo thể hiện thì nó ít yêu cầu hệ điều hành
hơn và bộ nhớ so với một lớp. Một cấu trúc thì không thể kế thừa từ một lớp
hay đƣợc kế thừa nhƣng một cấu trúc có thể thực thi một giao diện.
Ngôn ngữ C# cung cấp những đặc tính hƣớng thành phần (component –
oriented), nhƣ là những thuộc tính, những sự kiện. Lập trình hƣớng thành
phần đƣợc hỗ trợ bởi CLR (Common Language Runtime) cho phép lƣu trữ
metadata với mã nguồn cho một lớp. Metadata mô tả cho một lớp, bao gồm

những phƣơng thức và những thuộc tính của nó, cũng nhƣ những sự bảo mật
cần thiết và những thuộc tính khác. Mã nguồn chứa đựng những logic cần
thiết để thực hiện những chức năng của nó. Do vậy, một lớp đƣợc biên dịch
nhƣ là một khối self – contained, nên môi trƣờng hosting biết đƣợc cách đọc
metadata của một lớp và mã nguồn cần thiết mà không cần những thông tin
khác để sử dụng nó.
9


Ngôn ngữ C# là ngôn ngữ dẫn xuất từ C và C++, nhƣng nó đƣợc tạo từ
nền tảng phát triển hơn. Microsoft bắt đầu với công việc trong C và C++ và
thêm vào những đặc tính mới để làm cho ngôn ngữ này dễ sử dụng hơn.
Nhiều trong số những đặc tính này khá giống với những đặc tính có trong
ngôn ngữ Java. Không dừng lại ở đó, Microsoft đƣa ra một số mục đích khi
xây dựng ngôn ngữ này nhƣ sau:
-

C# là ngôn ngữ hiện đại
Những đặc tính nhƣ là xử lý ngoại lệ, thu gom bộ nhớ tự động, những

kiểu dữ liệu mở rộng và bảo mật mã nguồn là những đặc tính đƣợc mong đợi
trong một ngôn ngữ hiện đại. C# chứa tất cả những đặc tính trên.
-

C# là ngôn ngữ đơn giản
Ngôn ngữ C# loại bỏ một vài sự phức tạp của những ngôn ngữ nhƣ

Java và C++, bao gồm việc loại bỏ những macro, những template, đa kế thừa
và lớp cơ sở ảo. Chúng là những nguyên nhân gây ra sự nhầm lẫn hay dẫn đến
những vấn đề cho những ngƣời phát triển C++. Nếu chúng ta là ngƣời học

ngôn ngữ này đầu tiên thì chắc chắn là ta sẽ không trải qua những thời gian để
học nó. Nhƣng khi đó ta sẽ không biết đƣợc hiệu quả của ngôn ngữ C# khi
loại bỏ những vấn đề trên.
Ngôn ngữ C# đơn giản vì nó dựa trên nền tảng C và C++. Nếu chúng ta
thân thiện với C và C++ hoặc thâm chí là Java thì chúng ta sẽ thấy C# khá
giống về diện mạo, cú pháp, biểu thức toán tử và những chức năng khác đƣợc
lấy trực tiếp từ ngôn ngữ C và C++ nhƣng nó đã đƣợc cải tiến để làm cho
ngôn ngữ đơn giản hơn.
-

C# là ngôn ngữ hƣớng đối tƣợng
Những đặc điểm chính của ngôn ngữ hƣớng đối tƣợng là sự đóng gói,

sự kế thừa và đa hình. C# hỗ trợ tất cả điều đó.
-

C# là ngôn ngữ mạnh và mềm dẻo
Nhƣ đã đề cập ở trƣớc, với ngôn ngữ C# chúng ta chỉ bị giới hạn ở

chính bởi bản thân hay là trí tƣởng tƣợng của chúng ta. Ngôn ngữ này không
đặt những ràng buộc lên những việc có thể làm. C# đƣợc sử dụng cho nhiều
10


dự án khác nhau nhƣ tạo ra ứng dụng xử lý văn bản, ứng dụng đồ họa, bản
tính hay thâm chí là những trình biên dịch cho các ngôn ngữ khác.
Nền tảng ngôn ngữ C#
-

Kiểu dữ liệu

C# là ngôn ngữ lập trình mạnh về kiểu dữ liệu, một ngôn ngữ mạnh về

kiểu dữ liệu là phải khai báo kiểu của mỗi đối tƣợng khi tạo (kiểu số nguyên,
số thực, kiểu chuỗi, kiểu điều khiển,…) và trình biên dịch sẽ giúp cho ngƣời
lập trình không bị lỗi khi chỉ cho phép một loại kiểu dữ liệu có thể đƣợc gán
cho các kiểu dữ liệu khác. Kiểu dữ liệu của một đối tƣợng là một tín hiệu để
trình biên dịch nhận biết kích thƣớc của một đối tƣợng (kiểu int có kích thƣớc
là 4 byte) và khả năng của nó (nhƣ một đối tƣợng button có thể vẽ, phản ứng
khi nhấn,…).
Tƣơng tự nhƣ C++ hay Java, C# chia thành hai tập hợp kiểu dữ liệu
chính: kiểu xây dựng sẵn (built – in) mà ngôn ngữ cung cấp cho ngƣời lập
trình và kiểu đƣợc ngƣời dùng định nghĩa (user – defined) do ngƣời lập trình
tạo ra.C# phân tập hợp kiểu dữ liệu này thành hai loại: kiểu dữ liệu giá trị
(value) và kiểu dữ liệu tham chiếu (reference). Việc phân chia này do sự khác
nhau khi lƣu kiểu dữ liệu giá trị và kiểu dữ liệu tham chiếu trong bộ nhớ. Đối
với một kiểu dữ liệu giá trị thì sẽ đƣợc lƣu giữ kích thƣớc thật trong bộ nhớ đã
cấp phát là stack. Trong khi đó thì địa chỉ của kiểu dữ liệu tham chiếu thì
đƣợc lƣu trong stack nhƣng đối tƣợng thật sự thì lƣu trong bộ nhớ heap.
Nếu chúng ta có một đối tƣợng có kích thƣớc rất lớn thì việc lƣu giữ
chúng trên bộ nhớ heap rất có ích. Ngoài ra C# cũng hỗ trợ một kiểu con trỏ
C++, nhƣng hiếm khi đƣợc sử dụng và chỉ khi nào làm việc với những đoạn
mã lệnh không đƣợc quản lý (unmanaged code). Mã lệnh không đƣợc quản lý
là các lệnh đƣợc viết bên ngoài nền MS.NET, nhƣ là các đối tƣợng COM.
-

Kiểu dữ liệu xây dựng sẵn
Ngôn ngữ C# đƣa ra các kiểu dữ liệu xây dựng sẵn rất hữu dụng, phù

hợp với một ngôn ngữ lập trình hiện đại, mỗi kiểu dữ liệu đƣợc ánh xạ đến
một kiểu dữ liệu đƣợc hỗ trợ bởi hệ thống xác nhận ngôn ngữ chung

11


(Common Language Specification: CLS) trong MS.NET. Việc ánh xạ các
kiểu dữ liệu nguyên thủy của C# đến các kiểu dữ liệu của .NET sẽ đảm bảo
các đối tƣợng đƣợc tạo ra trong C# có thể đƣợc sử dụng đồng thời với các đối
tƣợng đƣợc tạo bởi bất cứ ngôn ngữ khác đƣợc biên dịch bởi .NET, nhƣ
VB.NET.
Mỗi kiểu dữ liệu có một sự xác nhận và kích thƣớc không thay đổi,
không giống nhƣ C++, int trong C# luôn có kích thƣớc là 4 byte bởi vì nó
đƣợc ánh xạ từ kiểu Int32 trong .NET.
-

Chọn kiểu dữ liệu
Thông thƣờng để chọn một kiểu dữ liệu nguyên để sử dụng nhƣ short,

int hay long thƣờng dựa vào độ lớn của giá trị muốn sử dụng. Ví dụ, một biến
ushort có thể lƣu giữ giá trị từ 0 đến 65.535, trong khi biến ulong có thể lƣu
giữ giá trị từ 0 đến 4.294.967.295, do đó tùy vào miền giá trị của phạm vi sử
dụng biến mà chọn các kiểu dữ liệu thích hợp nhất. Kiểu dữ liệu int thƣờng
đƣợc sử dụng nhiều nhất trong lập trình vì với kích thƣớc 4 byte của nó cũng
đủ để lƣu các giá trị nguyên cần thiết.
Kiểu số nguyên có dấu thƣờng đƣợc lựa chọn sử dụng nhiều nhất trong
kiểu số trừ khi có lý do chính đáng để sử dụng kiểu dữ liệu không dấu.Cách
tốt nhất khi sử dụng biến không dấu là giá trị của biến luôn luôn dƣơng, biến
này thƣờng thể hiện một thuộc tính nào đó có miền giá trị dƣơng. Ví dụ, khi
cần khai báo một biến lƣu giữ tuổi của một ngƣời thì ta dùng kiểu byte (số
nguyên từ 0 – 255) vì tuổi của ngƣời không thể nào âm đƣợc.
Kiểu float, double và decimal đƣa ra nhiều mức độ khác nhau về kích
thƣớc cũng nhƣ độ chính xác. Với thao tác trên các phân số nhỏ thì kiểu float

là thích hợp nhất. Tuy nhiên lƣu ý rằng trình biên dịch luôn luôn hiểu bất cứ
một số thực nào cũng là một số kiểu double trừ khi chúng ta khai báo rõ ràng.
Để gán một số kiểu float thì số phải có ký tự f theo sau.
Float soFloat = 24f
Kiều dữ liệu ký tự thể hiện các ký tự Unicode, bao gồm các ký tự đơn
giản, ký tự theo mã Unicode và các ký tự thoát khác đƣợc bao trong những
12


dấu nháy đơn. Ví dụ, A là một ký tự đơn giản trong khi \u0041 là một ký tự
Unicode. Ký tự thoát là những ký tự đặc biệt bao gồm hai ký tự liên tiếp trong
đó ký tự đầu tiên là dấu chéo „\‟. Ví dụ, \t là dấu tab.[3 – 5]
1.3.

SQL Server 2008

1.3.1. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu
Một hệ quản trị cơ sở dữ liệu là một hệ thống các chƣơng trình hỗ trợ
của các tác vụ quản lý, khai thác dữ liệu theo mô hình cơ sở dữ liệu quan hệ.
SQL Server là một hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu quan hệ (RDBMS) hay còn
đƣợc gọi là Relation Database Management System. Cơ sở dữ liệu quan hệ là
cơ sở dữ liệu mà dữ liệu bên trong nó đƣợc tổ chức thành các bảng. Các bảng
đƣợc tổ chức bằng cách nhóm dữ liệu theo cùng chủ đề và có chứa các cột và
các hàng thông tin. Sau đó các bảng này lại liên hệ với nhau bởi Database
Engine khi có yêu cầu. RDBMS là một trong những mô hình cơ sở dữ liệu
thông dụng nhất hiện nay.
Ngƣời dùng truy cập từ dữ liệu trên Server thông qua ứng dụng. Ngƣời
quản trị cơ sở dữ liệu truy cập Server trực tiếp để thực hiện các chức năng cấu
hình, quản trị và thực hiện các thao tác bảo trì cơ sở dữ liệu.
Ngoài ra, SQL Server là một cơ sở dữ liệu có khả năng mở rộng, nghĩa

là chúng có thể lƣu trữ một lƣợng lớn dữ liệu và hỗ trợ tính năng cho phép
nhiều ngƣời dùng truy cập dữ liệu đồng thời.[3]
1.3.2. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server 2008
SQL Server 2008 ra đời là bƣớc đột phá trong công nghệ so với phiên
bản SQL Server 2005.
SQL Server 2008 giúp giảm độ phức tạp trong hệ thống công nghệ
thông tin đồng thời cung cấp nền tảng dữ liệu dễ quản lý, dễ nâng cấp và bảo
mật tốt hơn, đảm bảo ứng dụng hoạt động ít bị gián đoạn.
SQL Server 2008 hỗ trợ xây dựng các ứng dụng dùng nhiều loại công
nghệ kết nối có sẵn nhƣ ODBC, ADO/ OLEDB và ADO.NET. Đặc biệt, SQL
Server 2008 cùng với .NET Framework và Visual Studio Team System cho
phép xây dựng những ứng dụng cơ sở dữ liệu thế hệ kế tiếp mạnh mẽ.
13


SQL Server 2008 có các kiểu dữ liệu mới cho phép lƣu trữ và quản lý
hiệu quả dữ liệu không cấu trúc nhƣ tài liệu, hình ảnh và dữ liệu địa lý. Ngoài
các kiểu dữ liệu mới, SQL Server 2008 còn cung cấp nhiều dịch vụ làm việc
với các kiểu dữ liệu khác nhau đồng thời đảm bảo tính tin cậy, bảo mật và khả
năng quản lý của nền tảng dữ liệu này.
SQL Server 2008 cung cấp nền tảng kho dữ liệu toàn diện và có thể mở
rộng, cho phép đƣa dữ liệu vào kho dữ liệu nhanh hơn và có thể nâng cấp để
quản lý lƣợng dữ liệu và ngƣời dùng ngày càng tăng, đồng thời cung cấp
thông tin phân tích đến tất cả mọi ngƣời.
SQL Server 2008 xây dựng trên tính năng OLAP có trong SQL Server
2005, cung cấp thời gian truy vấn và tốc độ làm tƣơi dữ liệu nhanh hơn. Cải
thiện hiệu suất này cho phép thực hiện việc phân tích phức tạp nhiều chiều và
kết hợp.
Ngoài những ƣu điểm trên SQL Server còn có cung cấp cho chúng ta
những điểm mới nhƣ:



Mã hóa dữ liệu trong suốt: cho phép mã hóa toàn bộ cơ sở dữ liệu và các
file dữ liệu mà không cần viết lại cũng nhƣ không làm ảnh hƣởng đến
hiệu suất của các ứng dụng hiện có.



Quản lý khóa mở rộng: cung cấp giải pháp toàn diện cho việc mã hóa và
quản lý khóa, đáp ứng các yêu cầu tính tƣơng thích và bảo mật dữ liệu, hỗ
trợ các phần cứng bảo mật và quản lý khóa của hãng thứ ba.



SQL Server 2008 có tác dụng đòn bảy cho công nghệ .NET 3.0 (Do Net
Framework 3.0) với LINQ (Language Integrated Query – ngôn ngữ truy
vấn tích hợp). Thêm vào đó là sự hỗ trợ hiệu quả hơn cho các thực thể dữ
liệu doanh nghiệp cùng với các tùy chọn đồng bộ dữ liệu.
SQL Server 2008 cung cấp công nghệ và những tính năng mà ngƣời

dùng có thể tin cậy để giải quyết các thách thức ngày càng tăng trong việc
quản lý dữ liệu và trong việc cung cấp thông tin hữu ích cho ngƣời dùng. Với
những cải tiến quan trọng, những lợi ích mà SQL Server 2008 đem lại rất thiết
thực. SQL Server 2008 là một phần của nền tảng dữ liệu của Microsoft đƣợc
14


thiết kế để đáp ứng nhu cầu quản lý và làm việc với dữ liệu hiện tại và trong
tƣơng lai.
 Các câu lệnh SQL cơ bản

Lệnh CREATE
- Lệnh CREATE dùng để tạo các đối tƣợng cơ sở dữ liệu nhƣ các bảng, các
view, các tệp chỉ số,…
- Cú pháp:
+ CREATE TABLE <Tên bảng> (<Danh sách: Tên_cột Kiểu_cột><Điều
kiện kiểm soát dữ liệu>)
+ CREATE VIEW <Tên View> (<Danh sách: Tên _cột Kiểu_cột><Điều kiện
kiểm soát dữ liệu>) AS Q;
Với Q là một khối câu lệnh SELECT định nghĩa khung nhìn (view).
+ CREATE [UNIQUE] INDEX <tên chỉ số> ON <tên bảng> (tên cột
[ASC|DESC])
- Một số kiểu dữ liệu: integer – số nguyên; float – dấu phẩy động; char – ký
tự; datetime – ngày tháng, boolean,…
Lệnh ALTER
-

Dùng đểthay thế sửa đổicấu trúc lƣợc đồ của các đối tƣợng cơ sở dữ liệu.

-

Cú pháp: ALTER TABLE <tên bảng><thực hiện các lệnh trên cột>
Các lệnh trên cột có thể là:

+ Xóa một cột: Delete <tên cột>
+ Thêm một cột: Add <tên cột>
+ Thay đổi tên cột: Change column <tên cột> To <tên cột>
+ Xóa khóa chính: Drop PRIMARY KEY
+ Xóa khóa ngoại: Drop FOREIGN KEY
+ Thiết lập khóa chính: PRIMARY KEY (tên cột)
+ Thiết lập khóa ngoại: FOREIGN KEY (tên cột) REFERENCES TO

bảng ngoại>
+ ALTER VIEW < tên view> (<danh sách: tên_cột kiểu_cột><điều kiện kiểm
soát dữ liệu>) AS Q;
15


Với Q là một khối câu lệnh SELECT định nghĩa khung nhìn (view).
Xóa cấu trúc DROP
- Dùng để xóa các đối tƣợng cơ sở dữ liệu nhƣ table, view, index,…
- Cú pháp:
DROP TABLE <tên bảng>
DROP VIEW <tên view>
DROP INDEX <tên index>
Lệnh UPDATE
- Dùng để sửa lỗi dữ liệu.
- Cú pháp:
UPDATE <tên bảng> SET biểu_thức_2,…> [Where <điều kiện>]
Lệnh DELETE
- Xóa một số hàng trong bảng.
- Cú pháp:
DELETE FROM <tên bảng> WHERE <điều kiện>. [6]

16


×