Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

SKKN:Thi đua học tập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.02 KB, 22 trang )

Xây dựng các hình thức tổ chức thi đua học tập
XÂY DỰNG CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC
THI ĐUA HỌC TẬP
----------------------
A. PHẦN MỞ ĐẦU:
Năm học 2006 – 2007, giáo dục Tiểu học tiếp tục đổi mới chương trình,
nội dung, phương pháp giáo dục, củng cố thành tựu phổ cập giáo dục Tiểu học
nhằm từng bước nâng cao chất lượng và hiểu quả giáo dục.
Để thực hiện tốt được nhiệm vụ trọng tâm (nói trên) của Bộ giáo dục và
đào tạo, đòi hỏi bản thân của mỗi giáo viên chúng ta phải phát triển toàn diện
cùng với nhiệt tình, nghò lực, cần đặc biệt coi trọng nâng cao năng lực, cả năng
lực trí tuệ và năng lực thực tiễn. Cần không ngừng học tập nâng cao trình độ, tự
học tự rèn, chủ động sáng tạo để đủ kiến thức giải quyết các vấn đề do thực tế
giáo dục đặt ra. Như Bộ trưởng Bộ giáo dục (Trần Hồng Quân) đã nói “Bậc tiểu
học được coi là bậc học khó nhất... bậc Tiểu học đứng về phía kiến thức khoa
học đâu có bao nhiêu nhưng mà rất khó thành công. Nó đòi hỏi người thầy kiến
thức sư phạm rất cao. Toàn bộ bản lónh của người thầy ở đây đòi hỏi hết sức
khắt khe so với bậc học cao hơn”. Vì vậy, bản thân giáo viên phải luôn trau dồi
kiến thức, nghiệp vụ sư phạm, cải tiến phương pháp dạy học phù hợp với tình
hình thực tế học sinh của lớp, làm sao phát huy được tính tích cực của học sinh,
tổ chức cho mọi đối tượng học sinh trong lớp đều được hoạt động và học tập có
hiệu quả nhằm giúp học sinh chiếm lónh hệ thống kiến thức khoa học và hình
Trang 1
Xây dựng các hình thức tổ chức thi đua học tập
thành hệ thống kỹ năng, kỹ xảo, thực hành sáng tạo
“XÂY DỰNG CÁC HÌNH
THỨC TỔ CHỨC THI ĐUA HỌC TẬP”
, là một trong những biện pháp để học sinh
đạt được những yêu cầu trên. Mục đích để các em có điều kiện trao đổi học tập,
kiểm tra bài lẫn nhau, các em có tinh thần giúp đỡ khuyến khích nhau trong học
tập, tạo cho học sinh tình đoàn kết nói chung và tình đoàn kết giữa các dân tộc


Kinh, Khơme và Jarai nói riêng, bồi dưỡng kỹ năng tự quản cho các em. Qua đó,
đưa hoạt động học tập và các phong trào thi đua của lớp ngày càng tiến bộ để
đạt được kết quả cao về chất lượng hai mặt: Học lực và Hạnh kiểm.
B. NỘI DUNG
Hình thức tổ chức thi đua học tập là phương pháp tổ chức, điều khiển hoạt
động học tập của học sinh theo một trình tự và chế độ nhất đònh nhằm giúp học
sinh thi đua thực hiện tốt mục tiêu và các nhiệm vụ của bài học.
I.THỰC TRẠNG CỦA LỚP:
Là một trường thuộc một khu vực xa thò trấná, học sinh lớp Năm tôi chủ
nhiệm có hơn 1/3 lớp là người dân tộc Jarai, có một học sinh là người dân tộc
Bana. Trong đó có một số em dân tộc gia đình ở khu vực làng cách xa khu
vực người kinh sinh sống, từ lớp Một đến lớp Bốn các em đều họcû tại lớp làng.
Sự hiểu biết về giao tiếp bằng tiếng Việt của các em rất hạn chế dẫn đến các
em diễn đạt yếu. Đến lớp học các em rất sợ khi nghe cô giáo gọi tên mình để
kiểm tra bài hay trả lời câu hỏi, ...
Hơn nữa điều kiện kinh tế gia đình làm nông khó khăn cùng với trình độ
nhận thức của đa phần phụ huynh rất thấp, ít quan tâm đến việc học tập của con
em mình, sách, vở, đồng dùng học tập còn thiếu thời gian ở gia đình các em phải
Trang 2
Xây dựng các hình thức tổ chức thi đua học tập
làm việc giúp đỡ gia đình, có một số gia đình bắt con nghỉ học buổi chính khoá
ở nhà để tưới nước cà phê hoặc chăn bò, trông em ... nên việc học tập của các
em chủ yếu chỉ ở trên lớp. Thời gian nghỉ hè các em không ôn lại bài nên hầu
hết kiến thức đã học ở năm trước các em đều quên hết. Năm học 2006 – 2007,
một số học sinh ở khu vực làng ... được học chung với các bạn ở khu vực trường
chính. Lúc đầu các em có sự cách biệt rất lớn về mọi mặt đối với học sinh người
kinh, các em nhận thức tiếp thu bài rất chậm học yếu lại còn rụt rè, nhút nhát
không dám hoà đồng với các bạn. Trong giờ học các em chỉ ngồi im lặng thụ
động, khi yêu cầu các em trả lời hoặc kiểm tra bài cũ các em mất bình tónh vì sợ
trả lời sai các bạn cười chê... có điều gì lo sợ ... các em lại nghỉ học. Hầu hết các

em dân tộc tinh thần thi đua học tập còn rất thấp. Tất cả những vấn đề nêu trên
đều ảnh hưởng rất lớn đến việc học tập ở lớp cuối bậc tiểu học.
So với những em học sinh dân tộc Jarai nêu trên thì những em học khá và
các em người kinh học trội hơn rất nhiều, hầu hết nội dung, kiến thức mỗi bài
học các em đều tiếp thu bài nhanh hơn, những bài luyện tập vận dụng kiến thức
bài học cũng làm được ngay. Nếu như giờ học tổ chức “bình thường” thì những
em học sinh nói trên có nhiều thời gian ngồi chơi vì phải chờ đợi các bạn yếu
làm bài hoặc nghe giáo viên giảng lại cho một số bạn yếu. Dẫn đến giờ học rời
rạc, giáo viên làm việc nhiều, giảng giải nhiều nhưng chất lượng không cao,
không phát huy được tính tích cực của mỗi học sinh...
Từ những thực trạng trên, tôi nghó rằng “Cần phải xây dựng các hình
thức tổ chức thi đua học tập trong học sinh” nhằm rèn luyện cho học sinh khả
năng giao tiếp miệng, khả năng hợp tác, khả năng thích ứng và khả năng độc
Trang 3
Xây dựng các hình thức tổ chức thi đua học tập
lập suy nghó nhằm kết hợp cho các em cùng học thầy và học bạn, phát huy tính
tích cực của từng đối tượng học sinh để học sinh chủ động nằm kiến thức, hứng
thú học tập (thích đến Trường, đến lớp) tạo giờ học sinh động đạt chất lượng
cao. Qua đó, giáo viên cũng có cơ hội tận dụng ý kiến kinh nghiệm của học.
II.BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: “XÂY DỰNG CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC
THI ĐUA HỌC TẬP”
1.Bồi dưỡng kỹ năng tự quản:
a.Bồi dưỡng kỹ năng tự quản hoạt động tập thể là một công việc không
thể thiếu được của giáo viên tiểu học, kỹ năng tự quản các hoạt động tập thể
bao gồm những thành phần:
-Kỹ năng đònh hướng nhiệm vụ
-Kỹ năng thực hiện nhiệm vụ
-Kỹ năng đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ.
Để hình thành cho học sinh các kó năng tự quản nói trên, giáo viên cần
tiến hành một loạt các biện pháp cụ thể, nhằm giúp cho học sinh có hiểu biết về

nhiệm vụ được giao, cách tiến hành nhiệm vụ hợp lý và cách thức đánh giá, rút
kinh nghiệm thực hiện nhiệm vụ đó.
b.Cơ cấu đội ngũ cán bộ lớp có năng lực phù hợp. Tổ chức đội ngũ cán bộ
lớp hoạt động có hiệu quả. Giáo viên thường xuyên, hướng dẫn, theo dõi, đánh
giá về thao tác kỹ thuật điều khiển hoạt động tập thể của đội ngũ cán bộ lớp.
c.Nêu gương học sinh biết tự chủ, tự giác để toàn lớp học tập, giáo viên
cần thực hiện khéo léo để những em nêu gương không có xu hướng chủ quan,
coi thường bạn bè, thoả mãn với thành tích, nhận ra được thiếu sót của mình.
Trang 4
Xây dựng các hình thức tổ chức thi đua học tập
Giáo viên cần theo dõi sự tiến bộ của từng học sinh. Việc nêu gương cần chỉ ra
được những điều mà lớp cần học tập, đồng thời cũng chú ý đến những điểm cần
rút kinh nghiệm, coi đây là một dòp để bồi dưỡng và rèn luyện các kỹ năng tự
quản cho học sinh.
d.Tập cho học sinh có thói quen nhận xét đúng bạn trong việc thực hiện
nhiệm vụ được giao: Giáo viên cần bồi dưỡng cho học sinh cách nhận xét đúng
bạn mình với thái đội chân tình, nâng cao về tình bạn giữa các học sinh với
nhau.
g.Ví dụ: Tập cho học sinh kỹ thuật điều khiển tập thể hoạt động, có nhận
xét đánh giá:
Trong giờ học, sau khi tổ chức thảo luận nhóm, giáo viên có thể mời một
em (lúc đầu là cán bộ lớp, sau lần lượt mời đến các các học sinh bất kỳ nào)
điều khiển cho các nhóm trình bày (dưới sự hướng dẫn của giáo viên) về những
vấn đề trọng tâm của các nhóm đã thảo luận. Cuối cùng em có nhận xét đánh
giá việc thảo luận và trình bày của các bạn.
Giáo viên cần tổ chức linh hoạt, đảm bảo thời gian dạy học phù hợp, lại
có kết quả học tập cao.
Kết thúc vấn đề, giáo viên có nhận xét (tuyên dương, khuyến khích) và
góp ý thêm về cách điều khiển tập thể hoạt động của các em học sinh đó.
*Các biện pháp về nhận thức, giúp học sinh đònh hướng nhiệm vụ được

giao. Các em hiểu được nhiệm vụ đó bao gồm những công việc gì ? thứ tự các
việc, dự kiến kế hoạch chuẩn bò để thực hiện nhiệm vụ, các biện pháp về thực
hiện nhiệm vụ, giúp học sinh tập luyện các kỹ năng tự quản qua các hoạt động
Trang 5
Xây dựng các hình thức tổ chức thi đua học tập
tập thể cụ thể. Thông qua các hình thức hoạt động khác nhau, học sinh có dòp
biểu hiện các kó năng ấy qua các hành động thực, các nhiệm vụ đơn giản đến
phức tạp. Dần dần, các em nắm được kỹ thuật điều khiển tập thể hoạt động và
không chỉ vài em mà nhiều em sẽ được thay nhau giữ vai trò chỉ huy học tập
hoạt động, các biện pháp về đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao. Tổ
chức cho học sinh tự đánh giá trung thực, tự giác công việc của mình trước
nhóm, tổ, lớp. Có thể tổ chức đánh giá lẫn nhau một cách chân tình theo những
yêu cầu nhất đònh.
Trên cơ sở đó rút ra được những bài học kinh nghiệm để lần sau làm tốt
hơn.
2.Xây dựng tinh thần đoàn kết:
“Đoàn kết” là một trong những điều kiện rất cần thiết để chúng ta đạt
được nhiều thành công. Đầu năm học, các em học sinh người kinh có thái độ
chia rẽ, phân biệt, nhiều lúc còn cười chê bai các bạn dân tộc...
Vì vậy cần phải chấn chỉnh ngay, tôi tiến hành xây dựng mối quan hệ
đoàn kết trong học sinh thông qua các giờ sinh hoạt lớp và lồng ghép vào các
môn học phù hợp.
Giáo viên nhấn mạnh ý nghóa về tính truyền thống lâu đời của tình đoàn
kết các dân tộc anh em. Giúp học sinh nhận thức được tất cả các dân tộc chung
sống trên đất nước Việt Nam hiện nay đã từng gắn bó khăn khít với nhau trong
lòch sử hàng nghìn đời nay trong công cuộc dựng nước và giữ nước trên cùng
một đất nước Việt Nam này. Trong thời kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ rất
nhiều thiếu niên anh hùng, chiến só cách mạng và anh hùng quân đội thuộc các
Trang 6
Xây dựng các hình thức tổ chức thi đua học tập

dân tộc ít người đã tham gia hoạt động cách mạng góp phần không nhỏ vào quá
trình đánh đuổi giặc ngoại xâm như: Anh Kim Đồng (Dân tộc Nùng), anh
KpăKlơng (dân tộc Jarai), anh Hoàng Văn Thụ (dân tộc Tày), anh La Văn Cầu
(dân tộc Tày), anh Hùng Núp (dân tộc Bana), trường chúng ta mang tên của một
Vò anh hùng dân tộc .
Ngày nay đất nước ta đã được thống nhất, các em được học dưới mái
trường “xã hội chủ nghóa”, bất kể thuộc dân tộc nào các em đều phải biết tự
hào, quý trọng và ra sức giữ gìn mối tình đoàn kết các dân tộc anh em. Vì vậy
xem các bạn trong lớp như anh em một nhà, phải biết yêu thường quan tâm,
giúp đỡ nhau ... tôi thông báo cho các em biết “xem đây là một trong những tiêu
chuẩn để xếp loại hạnh kiểm của các em”. Tôi theo dõi thường xuyên trong
từng tiết học, buổi học,... để kòp thời tuyên dương hoặc nhắc nhở ý thức, thái độ
của các em.
Những buổi sinh hoạt, vui chơi hay trong mỗi giờ học tôi thường tổ chức
trò chơi (nhất là trong giờ học thể dục hoặc sinh hoạt tập thể 15 phút đầu giờ)
tạo điều kiện, khích lệ cho tất cả các em cùng chơi mà học hứng thú, vui vẻ
nhằm giúp các em dân tộc hoà đồng cùng với các bạn, thích đến lớp để học,
nâng cao tinh thần đoàn kết cho học sinh.
*Kết luận:
Chỉ qua một thời gian thực hiện, các em đã có sự chuyển biến tốt về tình
bạn, tình đoàn kết các dân tộc, các em đã biết yêu thương, quan tâm giúp đỡ
nhau một cách chân tình, ... làm cho tôi cảm thấy tự tin hơn khi ngày ngày lên
Trang 7
Xây dựng các hình thức tổ chức thi đua học tập
lớp với học sinh, làm tăng thêm tình cảm của các em đối với từng môn học và
cô giáo.
3.Xây dựng các tổ, nhóm thi đua học tập.
Thi đua là gì ? Thi đua là ý nghóa như thế nào? Đối với học sinh dân tộc
vùng ven để hiểu và thực hiện tốt điều đó không phải là đơn giản. Vì vậy giáo
viên cần giúp học sinh hiểu rõ và khơi dậy tính thi đua ở mỗi cá nhân, nhóm, tổ

của lớp. Giúp học sinh hiểu được lời kêu gọi của Bác muốn nhắn nhủ đến mọi
đối tượng, mọi người dân Việt Nam đó là “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì
phải thi đua”, “... tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tuỳ theo sức của mình...” (Hồ Chí
Minh).
a.Hình thức chia nhóm:
Trong thực tế giảng dạy có thể áp dụng rất nhiều hình thức chia nhóm,
việc lựa chọn hình thức chia nhóm nào cũng phải căn cứ theo yêu cầu, nội dung
học tập, điều kiện, phương tiện và tính chất của vấn đề học tập, nghiên cứu.
Tuy nhiên ở mỗi hình thức chia nhóm đều có những ưu điểm cơ bản là:
-Tạo nên môi trường học tập trong đó có sự hợp tác, trao đổi, giúp đỡ giữa
các thành thành viên trong nhóm với nhau.
-Hình thành không khí học tập tích cực trong nhóm: khuyến khích, động
viên các thành viên trong nhóm luôn có ý thức sưu tầm tài liệu, tìm giải pháp
mới để giải quyết vấn đề, tích cực tư suy sáng tạo để chuẩn bò phát biểu, tranh
luận, bồi dưỡng vấn đề bằng ngôn ngữ nói, ...
Trang 8

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×