Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Lập kế hoạch marketing kinh doanh dịch vụ đi chợ thuê

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (753.44 KB, 10 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Đề tài:  LẬP KẾ HOẠCH MARKETING KINH DOANH DỊCH VỤ
ĐI CHỢ THUÊ

Giảng viên hướng dẫn

: TS. Hoàng Lệ Chi

Nhóm thực hiện:

Lại Thị Mai Thùy
Lê Thị Nam Ngọc
Nguyễn Đức Trọng
Trần Dương Quỳnh Như 
Nguyễn Thị Kim Ngân
  


MỤC LỤC
PHẦN I.

TỔNG QUAN........................................................................................2

PHẦN II.

PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG...............................................................3

1. Hiện trạng thị trường dịch vụ đi chợ thuê.................................................3
2. Phân tích môi trường......................................................................................3


3. Phân tích ma trận SWOT...............................................................................5
4. Đánh giá cơ hội marketing.............................................................................6
PHẦN III. CHIẾN LƯỢC MARKETING............................................................7
1...........................................................................................................Sứ mệnh
........................................................................................................................... 7
2.............................................................................................Mục tiêu tiếp thị
........................................................................................................................... 7
3............................................................................................Mục tiêu tài chính
........................................................................................................................... 7
4....................................................................................Nghiên cứu thị trường
........................................................................................................................... 7
5.................................................................................Các thị trường mục tiêu
......................................................................................................................... 11
6..............................................................................................................Định vị
......................................................................................................................... 12
7....................................................................................Chiến lược marketing
......................................................................................................................... 12
8...........................................................................Chương trình marketing 7P
......................................................................................................................... 13
PHẦN IV.

TÀI CHÍNH CHO KẾ HOẠCH MARKETING..............................18

1.............................................................................................Tổng hợp chi phí
......................................................................................................................... 18
2.........................................................................................................Doanh thu
......................................................................................................................... 19
3.............................................................................................Hiệu quả đầu tư
......................................................................................................................... 19
2



4...............................................................................................Dòng tiền dự án
......................................................................................................................... 19
PHẦN V.

KIỂM SOÁT.......................................................................................20

1..........................................................................................Tổ chức marketing
......................................................................................................................... 20
2.......................................................................................Kế hoạch dự phòng.
......................................................................................................................... 20
KẾT LUẬN...............................................................................................................21

3


PHẦN I: TỔNG QUAN
Ngày nay, vệ  sinh an toàn thực phẩm là vấn đề  được hầu hết xã hội quan  
tâm, các gia đình dần chú ý nhiều hơn vào bữa ăn của mình, những bữa cơm bên 
ngoài có xu hướng dần được thay trở lại bằng những bữa cơm tự nấu tại nhà.  
Các bà nội trợ ­ những người phụ nữ hiện đại đang cố gắng để vừa có thể hoàn 
thành công việc ngoài xã hội, vừa có thể làm tốt vai trò của người phụ nữ trong  
gia đình như nấu những bữa ăn ngon, đảm bảo dinh dưỡng, vệ sinh cho gia đình  
mình. Hiểu được vai trò của người nội trợ  trong cuộc sống hiện đại, Dịch vụ 
“Đi chợ thuê” ra đời nhằm tiết kiệm thời gian, giảm bớt gánh nặng cho họ.
Yếu tố môi trường cũng là một nguyên nhân thúc đẩy dịch vụ này phát triển,  
như: thời tiết nắng nóng hay quá lạnh, ngập nước, kẹt xe, khói bụi,…khiến cho 
việc phải ra đường trở  thành một áp lực, nhất là người nội trợ  làm công việc  
văn phòng, tan tầm cũng đúng vào thời điểm kẹt xe. Bên cạnh đó, họ có nhu cầu 

sử dụng sản phẩm tươi sống mà chỉ có thể mua ở chợ vào buổi sáng.
Đồng thời có thể thấy, các dịch vụ giao hàng tận nơi ngày càng nở rộ, phần 
nào cho thấy sự  phù hợp của loại hình này hiện nay. Tuy vậy, đối tượng của  
dịch vụ  giao hàng hầu hết là quần áo, mỹ  phẩm, đồ  dung, vật dụng… Do đó,  
loại hình “Đi chợ  thuê” sẽ  giúp đa dạng hóa các sản phẩm, khách hàng có thể 
đặt bất kỳ sản phẩm nào khách hàng cần, đặc biệt là thực phẩm tươi sống.

4


PHẦN II: PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG
1. Hiện trạng thị trường dịch vụ đi chợ thuê:

Thực tế đây không phải là loại hình kinh doanh mới mẻ, mà nó đã ra đời từ 
khá lâu với những chủ thể kinh doanh khác nhau. Ban đầu đây là dịch vụ tự phát 
do những bà nội trợ có thời gian rảnh nên nhận đi chợ thay cho người quen, rồi  
dần dần được giới thiệu cho những khách hàng mới. Về  sau, công việc này 
được tổ  chức hoạt động với loại hình công ty nhỏ. Hiện tại các siêu thị  cũng  
đang dần phát triển dịch vụ mua sắm online để phục vụ khách hàng có nhu cầu  
mua thực phẩm.
Tuy nhiên hiện tại vẫn chưa có những nghiên cứu, khảo sát thị  trường về 
lĩnh vực này để  có định hướng phục vụ  đúng nhu cầu khách hàng và sinh lợi 
bền vững.
Theo tìm hiểu của nhóm, nhiều bài báo viết không lâu trước đây cho rằng 
nhiều người kinh doanh loại hình này, đặc biệt là giới sinh viên, kiếm được thu  
nhập khá tốt. Tuy nhiên khi truy cập vào các trang mạng của một số nhà cung  
cấp dịch vụ được báo chí đề cập là “làm ăn có lãi” thì hầu hết trong tình trạng 
ngưng hoạt động hoặc chủng loại hàng hóa không đa dạng. Điều này cho thấy  
tính chất kinh doanh tự  phát, chưa có sự  nghiên cứu, khảo sát để  định hướng 
kinh doanh hợp lý nên lợi nhuận chưa cao và chưa ổn định, do đó chưa đủ  hấp  

dẫn để duy trì hoạt động kinh doanh.
2. Phân tích môi trường:
a.  Môi trường vĩ mô: 

Yếu tố kinh tế: Cùng với sự khả quan của tình hình kinh tế Thế giới,  
nền kinh tế Việt Nam cũng đang có được những chuyển biến tích cực. 
GDP và GDP bình quân đầu người tăng.

Trong năm 2015 nước ta cũng đã ký kết được nhiều hiệp định hợp 
tác về  kinh tế  với các liên minh lớn như:   Hiệp định thương mại tự  do 
(FTA)   với   Hàn   Quốc   (05/05/2015),   với   Liên   minh   kinh   tế   Á   Âu 
5


(29/05/2015),   Hiệp   định   đối   tác   thương   mại   xuyên   Thái   Bình   Dương 
(04/02/2016)… Việc ký kết các hiệp định nêu trên sẽ  góp phần mở  ra cơ 
hội hội nhập cao và phát triển đời sống người dân cả  nước nói chung và 
đặc biệt thành phần nhận được ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẻ  nhất là 
người dân tại Thành phố  Hồ  Chí Minh – nơi Nhóm sẽ  thành lập Công ty  
để thực hiện kinh doanh dịch vụ đi chợ thuê.
Yếu tố Chính trị và Luật pháp: 
Việt Nam là quốc gia có nền chính trị  khá  ổn định, đây là yếu tố 
thuận lợi đối với người làm kinh tế.
Hoạt động của dịch vụ đi chợ thuê cũng không phức tạp, không gặp 
các vấn đề khó khăn về tính pháp lý.
Yếu tố xã hội và công nghệ:
Dân số  tại Thành phố  Hồ  Chí Minh ngày càng tăng, kể  cả  dân địa  
phương và dân nhập cư. Tính đến nay dân số  Thành phố  đã hơn 9 triệu  
người. Đây là thị trường lớn để phát triển dịch vụ.
Xã hội ngày càng phát triển, vai trò của người phụ  nữ  ngoài xã hội 

ngày càng quan trọng hơn, do đó vai trò của họ đối với gia đình cũng phần  
nào bị   ảnh hưởng. Họ  có ít thời gian hơn để  chăm lo cho gia đình. Do đó  
họ đang tìm kiếm mọi sự hỗ trợ có thể từ bên ngoài.
Ngày nay với sự  phát triển của công nghệ  thông tin, mọi người dễ 
dàng tiếp cận với các dịch vụ  được cung cấp thông qua internet. Với trình  
độ dân trí ngày càng cao và thối quen sử dụng internet ngày càng phổ biến  
thì đây là kênh quảng bá và vận hành dịch vụ rất hiệu quả. Dịch vụ đi chợ 
thuê cũng sẽ tận dụng điều kiện này để phát triển hoạt động kinh doanh và 
quảng bá thương hiệu.
Yếu tố tự nhiên:
Thành phố Hồ Chí Minh có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô. Do 
cơ sở hạ tầng Thành phố chưa hoàn chỉnh nên vào mùa mưa nhiều khu vực  
bị ngập lụt, đường bùn lầy, trơn trợt, đặc biệt vào giờ cao điểm như  buổi 
sáng khi mọi người đi làm, đi học hoặc giờ tan tầm, cùng với trời mưa làm 
cho người nội trợ rất ngại đi chợ. Vào mùa khô, nhất là các tháng mùa hè, 
trời nắng nóng khó chịu, việc phải đi chợ và mất thời gian chọn thực phẩm  
ngoài trời cũng không phải là một việc làm được yêu thích.
Do đó điều kiện tự  nhiên tại thành phố là một yếu tố  thuận lợi để 
phát triển dịch vụ này.
b.  Môi trường vi mô: 
6


Đối thủ cạnh tranh: 
Như  đã trình bày  ở  trên, dịch vụ  này thực tế  đã ra đời từ  khác lâu, 
cũng không ít người/ công ty kiếm được thu nhập khá từ  công việc này. 
Tuy nhiên đến nay thì hoạt động kinh doanh này vẫn chưa phổ biến, chưa  
có công ty nào nổi tiếng trong lĩnh vực này.
Về  phía  các  siêu  thị  cũng  đang  dần phát triển  dịch  vụ  mua  sắm  
online bao gồm các mặt hàng thực phẩm. Tuy nhiên dịch vụ này mới chỉ áp 

dụng cho các thực phẩm khô, thực phẩm đã tẩm  ướp, còn đối với thực  
phẩm tươi sống vẫn chưa được áp dụng.
Khách hàng:
Đây là nhu cầu tiềm  ẩn, phù hợp với điều kiện của các bà nội trợ 
tại Thành phố  Hồ  Chí Minh. Tuy nhiên trước các thông tin về  thực phẩm  
kém chất lượng được bán tại chợ, thậm chí là trong các siêu thị  thì việc 
giao cho người khác đi chợ thay đòi hỏi phải có một lòng tin nhất định. Vì 
vậy cần phải có chiến lược marketing phù hợp để  thu hút sự  chú ý của 
khách hàng, thuyết phục khách hàng sử  dụng dịch vụ  và tạo dựng uy tín, 
niềm tin để giữ chân khách hàng.
Đây không phải là dịch vụ  mang lại lợi nhuận hấp dẫn trong mỗi  
giao dịch, nhưng nếu có thể  duy trì một mạng lưới khách hàng lớn và sử 
dụng dịch vụ lâu dài thì sẽ mang lại thu nhập  ổn định và tăng trưởng bền 
vững.
Nhà cung cấp:
Đối tượng nhà cung cấp của dịch vụ rất đa dạng: từ các tiểu thương  
trong chợ, đến các siêu thị, các cửa hàng bán sản phẩm là đặc sản các vùng  
miền… Để  phục vụ  tốt nhu cầu  đa dạng và yêu cầu nhanh chóng của  
khách hàng, Công ty cần đa dạng nhà cung cấp với các mặt hàng và chính  
sách bán hàng khác nhau. 
Công ty cũng cần có biện pháp để kiểm soát tốt chất lượng hàng từ 
nhà cung cấp để  đảm bảo uy tín đối với khách hàng, đồng thời phải xây 
dựng mạng lưới nhà cung  ứng để  có thể  mua hàng nhanh và chất lượng.  
Một khi Công ty đã có một lượng khách hàng nhất định, Công ty sẽ  là 
người mua lớn của các nhà cung cấp. Khi đó Công ty có thể đòi hỏi những  
chính sách  ưu đãi như  chiết khấu, mua hàng trước trả  tiền sau, đặt hàng  
linh hoạt…
3. Phân tích ma trận SWOT
3.1. Điểm mạnh:


7


­

Có sẵn các mối quan hệ  với một số  nhà cung cấp hàng đặc sản miền 
trung, miền tây…

­

Sử  dụng lao động bán thời gian rộng khắp các địa bàn nên dễ  dàng mở 
rộng mạng lưới phục vụ.

­

Sản phẩm đa dạng, được cung  ứng từ  nhiều nguồn nên có thể  phục vụ 
tối đa nhu cầu của khách hàng.

­

Giá dịch vụ  rẻ  nhờ  tận dụng lợi thế  số  lượng nhiều và mức độ  thông 
thạo của nhân viên và sự hợp tác với các nhà cung cấp.

3.2. Điểm yếu:
­

Là công ty khởi nghiệp, chưa được biết đến trên thị trường.

­


Tiềm lực về tài chính còn yếu, thiếu kinh nghiệm.

­

Khó khăn trong việc tạo niềm tin với khách hàng về  nguồn gốc, an toàn  
sản phẩm.

3.3. Cơ hội:
­

Sự   phát   triển   của   mạng   Internet,   công   nghệ   điện   tử,   các   ứng   dựng 
thương mại điện tử.

­

Sự phù hợp của loại hình giao hàng tận nơi trong cuộc sống hiện đại.

­

Điều kiện tự nhiên, yếu tố xã hội khiến cho sự tiện lợi được đề cao.

­

Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm được cả xã hội quan tâm, dẫn đến các 
gia đình chuyển dần sang xu hướng nấu ăn tại nhà.

­

Dân số tại TPHCM tăng, tăng trưởng kinh tế cũng tiến triển qua các năm.


3.4. Nguy cơ:
­

Sự phát triển của quá nhiều công ty dịch vụ giao hàng, thương mại điện 
tử,…

­

Nguy cơ phải đối diện với các đối thủ khổng lồ là các siêu thị nổi tiếng.

­

Vấn đề vệ sinh an toàn cũng là một thách thức trong việc lấy được lòng 
tin của khách hàng về sản phẩm mà công ty cung cấp.

4. Đánh giá cơ hội marketing
Dịch vụ đi chợ thuê tạo ra giá trị  cao hơn cho khách hàng nhờ giải quyết 
vấn đề của họ tốt hơn:
­

8

So với dịch vụ giao hàng của hệ thống siêu thị: 


+ Tiết kiệm thời gian: Khách hàng không cần tốn thời gian đi siêu thị  và  
lựa chọn thực phẩm.
+ Tiết kiệm chi phí: Khách hàng không cần cố  gắng mua hàng tới một  
định mức lớn để được giao hàng tận nhà.
­


So với dịch vụ mua hàng trực tuyến:
+ Thực phẩm đảm bảo: Khách hàng được nhận những sản phẩm tươi 
ngon như là chính mình lựa chọn. 
+ Đa dạng mặt hàng: Dịch vụ  cung cấp đầy đủ  các loại thực phẩm và 
các mặt hàng thiết yếu khác. Không chỉ  áp dụng đối với thực phẩm khô 
và đồ gia dụng khác như dịch vụ mua hàng online của các siêu thị.

Ngoài ra, dịch vụ  đi chợ  thuê là giải pháp khi các bà nội trợ  “đau đầu” 
trong việc lên thực đơn cho gia đình thông qua những tư  vấn, gợi ý bữa ăn 
hợp lý, đảm bảo dinh dưỡng.

PHẦN III: CHIẾN LƯỢC MARKETING
1. Sứ mệnh:

Sứ mệnh của dịch vụ đi chợ thuê của chúng tôi là mang đến thực phẩm tươi,  
sạch, dinh dưỡng và giá cả hợp lý để giúp bà nội trợ chuẩn bị tốt nhất cho bữa 
cơm gia đình.
2. Mục tiêu marketing:
­

Giúp người có nhu cầu biết đến dịch vụ của chúng tôi và sử dụng thử.

­

Duy trì khách hàng hiện hữu, tạo lập mạng lưới khách hàng thân thiết.

­

Gia tăng khách hàng mới thường xuyên.


3. Mục tiêu tài chính:
­

Tăng trưởng doanh thu  ổn định nhờ  duy trì mạng lưới khách hàng thân  
thiết và gia tăng khách hàng mới đều đặn.

­

Tiếp tục dành ngân sách cho hoạt động marketing để  tìm kiếm khách  
hàng mới và tạo dựng hình  ảnh quen thuộc của Công ty đối với khách 
hàng.

­

Đạt được tăng trưởng hai con số ngay trong năm thứ 2.

4. Nghiên cứu thị trường:

Để  có cơ  sở  định hướng kinh doanh, đáp  ứng đúng nhu cầu khách hàng và 
phát triển bền vững, nhóm đã thực hiện nghiên cứu thị trường đối với đối tượng là 
các chị em nội trợ ­ người lo bữa cơm cho gia đình với bảng câu hỏi như sau:
9


Câu hỏi khảo sát:
Phần I: Câu hỏi phân loại
1. Bạn có phải là người lo bữa ăn cho gia đình không?
a. Có
b. Không. Vui lòng dừng trả lời khảo sát. Xin cảm ơn!

2. Độ tuổi của bạn nằm trong khoảng:
a. 18 ­ 25
b. 25 ­ 30
c. 30 ­ 40
d. 40 ­ 60
3. Bạn còn độc thân hay đã lập gia đình
a. Độc thân và đang sống một mình
b. Độc thân và đang sống với gia đình (cha mẹ, ông bà…)
c. Đã lập gia đình
4. Thu nhập của bạn (gia đình bạn) nằm trong khoảng:
a. <5 triệu
b. 5 ­ 10 triệu
c. 10 ­ 15 triệu
d. > 15 triệu
5. Gia đình bạn có bao nhiêu người?
a. Tôi đang sống một mình
b. 2­4 người
c. 5­6 người
d. >6 người
6. Gia đình bạn có người giúp việc không:
a. Có
b. Không
7. Nếu không có thời gian và không có người giúp việc bạn muốn  

chọn loại hình nào sau đây để chuẩn bị bữa cơm cho gia đình:
a. Đi ăn ngoài
b. Đặt mua thức ăn nấu sẵn giao hàng tận nơi
10




×