TRƯƠNG ĐAI HOC TÂY NGUYÊN
̀
̣
̣
KHOA KINH TẾ
CHUYÊN ĐÊ TÔT NGHIÊP
̀ ́
̣
TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG KINH TẾ XÃ HỘI
THEO TIÊU CHÍ NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ TAM GIANG,
HUYỆN KRÔNG NĂNG, TỈNH ĐẮK LẮK
Sinh viên
: Trần Trọng Phước
Chuyên nganh
̀
: Kinh tế nông nghiệp
Khoa hoc
́ ̣
: 2011 2015
Đắk Lắk, tháng 06 năm 2015
TRƯƠNG ĐAI HOC TÂY NGUYÊN
̀
̣
̣
KHOA KINH TẾ
CHUYÊN ĐÊ TÔT NGHIÊP
̀ ́
̣
TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG KINH TẾ XÃ HỘI
THEO TIÊU CHÍ NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ TAM GIANG,
HUYỆN KRÔNG NĂNG, TỈNH ĐẮK LẮK
Sinh viên
: Trần Trọng Phước
Chuyên nganh
̀
: Kinh tế nông nghiệp
Giao viên h
́
ương dân
́
̃
CN. Ao Xuân Hòa
Đắk Lắk, tháng 06 năm 2015
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình hoàn thành và trong suốt thời gian thực tập tại UBND xã Tam
Giang, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
Các thầy cô giáo trường Đại học Tây Nguyên đã tận tình giảng dạy, trang bị
cho tôi những kiến thức trong suốt thời gian học tập tại trường;
Ban lãnh đạo và cán bộ địa chính xã Tam Giang đã gúp đỡ và cung cấp những
thông tin cần thiết để tôi có thể hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp của
mình;
Các cô chú, anh chị đang công tác tại UBND xã Tam Giang đã giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình thực tập tại địa phương;
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Ao Xuân Hòa người đã trực tiếp
hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện;
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè đã động
viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.
Dù tôi đã cố gắng nhiều nhưng vì thời gian thực tập có hạn và kiến thức còn
hạn chế nên chuyên đề không tránh được những sai sót. Tôi rất mong nhận được sự
đóng góp ý kiến của thầy cô và bạn bè.
Buôn Ma Thuột, tháng 06 năm 2015
Sinh viên thực hiện
Trần Trọng Phước
i
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
.............................................................................................................
i
MỤC LỤC
..................................................................................................................
ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
................................................................................
iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU
........................................................................................
v
PHẦN I: MỞ ĐẦU
.....................................................................................................
1
1.1.Lý do chọn đề tài
....................................................................................................
1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
.............................................................................................
2
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
..............................................
3
2.1.Cơ sở lý luận
..........................................................................................................
3
2.1.1.Một số khái niệm cơ bản
....................................................................................
3
2.1.2.Vai trò của hạ tầng KTXH đối với quá trình CNHHĐH nông nghiệp, nông
thôn. 3
2.1.3.Nội dung cơ bản của quy hoạch xây dựng nông thôn mới về hạ tầng kinh tế
xã hội 4
2.2.Cơ sở thực tiễn
.......................................................................................................
7
2.2.1.Những kết quả đạt được trong quá trình xây dựng nông thôn mới tại tỉnh
DakLak
..........................................................................................................................
7
2.2.2.Các bài học kinh nghiệm
.....................................................................................
9
PHẦN III: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
............................
11
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
.......................................................................
11
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
......................................................................................
11
3.1.2.Phạm vi nghiên cứu
...........................................................................................
11
3.2.Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
...............................................................................
11
3.2.1.Điều kiện tự nhiên.
............................................................................................
11
3.2.2.Điều kiện kinh tế xã hội
.................................................................................
15
3.3.Phương pháp nghiên cứu
......................................................................................
23
3.3.1.Chọn địa bàn nghiên cứu
....................................................................................
23
3.3.2.Phương pháp thu thập thông tin
.........................................................................
23
ii
3.3.3.Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
............................................................
23
3.3.4.Phương pháp phân tích
.......................................................................................
23
3.3.5.Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu:
.....................................................................
25
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
....................................................................
26
4.1.Đánh giá thực trạng hạ tầng kinh tế xã hội theo tiêu chí nông thôn mới ở xã
Tam Giang
...................................................................................................................
26
4.1.1.Thực trạng về giao thông (tiêu chí 1)
................................................................
26
4.1.2.Thực trạng về thủy lợi (tiêu chí 2)
....................................................................
29
4.1.3.Thực trạng về điện nông thôn (tiêu chí 3)
.........................................................
30
4.1.4.Thực trạng về cơ sở vật chất trường học (tiêu chí 4)
......................................
30
4.1.5.Cơ sở vật chất văn hóa (tiêu chí 5)
....................................................................
35
4.1.6.Chợ nông thôn (tiêu chí 6)
..................................................................................
36
4.1.7.Bưu điện (tiêu chí 7)
..........................................................................................
36
4.1.8.Nhà ở dân cư (tiêu chí 8)
....................................................................................
37
4.2.Giải pháp phát triển nông thôn mới ở xã Tam Giang
...........................................
39
4.2.1.Về giao thông (tiêu chí 1)
...................................................................................
39
4.2.2.Về thủy lợi (tiêu chí 2)
......................................................................................
40
4.2.3.Về điện nông thôn (tiêu chí 3)
...........................................................................
40
4.2.4.Về cơ sở vật chất trường học (tiêu chí 4)
........................................................
40
4.2.5.Về cơ sở vật chất văn hóa (tiêu chí 5)
..............................................................
40
4.2.6.Về chợ nông thôn (tiêu chí 6)
............................................................................
41
4.2.7.Về bưu điện (tiêu chí 7)
.....................................................................................
41
4.2.8.Về nhà ở dân cư (tiêu chí 8)
..............................................................................
41
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
................................................................
42
5.1.Kết luận
................................................................................................................
42
5.2.Kiến nghị
...............................................................................................................
43
PHỤ LỤC
..................................................................................................................
44
BỘ TIÊU CHÍ QUỐC GIA
.....................................................................................
44
TÀI LIỆU THAM KHẢO
........................................................................................
51
iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
CHỮ VIẾT TẮC
BNNPTNT
CNHHĐH
GTVT
KH
KHHĐNVQS
KTXH
LĐTĐTLĐ
NK
NTM
PPV
QL
SX
TH
THCS
UBND
VHTTDL
TDTT
CT
NGUYÊN NGHĨA
Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn
Công nghiệp hóa – hiện đại hóa
Giao thông vận tải
Kế hoạch
Kế hoạch – hội đồng nghĩa vụ quân sự
Kinh tế xã hội
Lao động trong độ tuổi lao động
Nhân khẩu
Nông thôn mới
Phiếu phỏng vẩn
Quốc lộ
Sản xuất
Thực hiện
Trung học cơ sở
Ủy ban nhân dân
Văn hóa – thể thao du lịch
Thể dục thể thao
Công trình
iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT
NỘI DUNG BẢNG
TRANG
Bảng 3.1: Tình hình phát triển diện tích sản lượng một số cây trồng chính
............
18
Bảng 3.2: Bản tổng hợp các loại vật nuôi chính trên địa bàn xã
...............................
19
Bảng 3.3: Tình hình dân số và lao động xã Tam Giang năm 2013
.............................
22
Bảng 3.4: Tổng hợp đánh giá mức độ đạt được 8/19 tiêu chí nông thôn mới
...........
25
Bảng 4.1: Hiện trạng hệ thống đường giao thông xã Tam Giang
.............................
27
Bảng 4.2: Hiện trạng các hồ đập thủy lợi trên địa bàn xã
.........................................
29
Bảng 4.3: Hiện trạng nhà ở nông thôn xã Tam Giang
................................................
37
v
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Xây dựng nông thôn mới (NTM) là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà
nước, là một phần rất quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước, nhằm đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào
năm 2020 như Nghị quyết số 26NQ/TW, ngày 5 tháng 8 năm 2008 đã nêu một cách
toàn diện quan điểm của Đảng ta về xây dựng nông thôn mới. Trên phạm vi cả
nước việc này đang trở thành một phong trào rộng lớn với nhiều chỉ thị, văn bản
hướng dẫn của Trung ương Đảng và các Bộ, Ngành, được triển khai một cách rầm
rộ và sâu rộng, hai năm qua đã đạt được những kết quả bước đầu.
Xã Tam Giang là xã nằm trong vùng trồng cây công nghiệp như cây cà phê,
tiêu..., đặc trưng cho các tỉnh Tây Nguyên. Do đặc điểm của 2 mùa rõ rệt nên vấn
đề thiếu nước tưới vào mùa khô đang là trở ngại cho sự phát triển cây trồng, ảnh
hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt, sản xuất của người dân. Trong những năm
qua, cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ cho đời sống, sản xuất của nhân dân tuy đã
được đầu tư nhưng vẫn còn nhiều mặt hạn chế, đời sống kinh tế xã hội vẫn còn
nhiều khó khăn, chưa khai thác hết tiềm năng và lợi thế các ngành sản xuất tại địa
phương, chưa đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông
thôn, chưa đưa sản xuất nông nghiệp ở nông thôn thành sản xuất hàng hóa thật sự.
Thực hiện chủ trương xây dựng nông thôn mới của Đảng và Nhà nước đã định
hướng phát triển kinh tế các vùng phù hợp, phát triển mạng lưới đô thị nhỏ và vừa,
các thị trấn, các trung tâm dịch vụ hay cụm kinh tế kỹ thuật làm hậu thuẫn thúc đẩy
sản xuất, tạo thêm việc làm và cải thiện đời sống cho người dân tại địa bàn xã Tam
Giang.
Triển khai thực Quyết định số 491/QĐTTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của
Thủ tướng Chính phủ về xây dựng nông thôn mới theo chuẩn nông thôn mới, xã
Tam Giang đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc cần giải quyết như xuất phát
điểm của xã thấp, trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ còn hạn chế, đời sống của
nhân dân còn khó khăn. Để góp phần công sức vào quá trình xây dựng nông thôn
1
mới ở địa phương, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Tình hình phát triển hạ tầng kinh
tế xã hội theo tiêu chí nông thôn mới tại xã Tam Giang, huyện Krông Năng,
tỉnh ĐăkLăk” làm chuyên đề tốt nghiệp.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Thực trạng phát triển hạ tầng kinh tế xã hội theo tiêu chí nông thôn mới
của tại xã Tam Giang, huyện Krông Năng, tỉnh ĐăkLăk.
Đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển 8/19 tiêu chí nông thôn mới
tại xã Tam Giang, huyện Krông Năng, tỉnh ĐăkLăk.
2
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1.
Cơ sở lý luận
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
Nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp dân cư, trong đó có nhiều nông dân.
Tập hợp này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường
trong một thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng của các tổ chức khác; phân
biệt với đô thị (Phan Kế Vân, 2010).
Phát triển nông thôn là sự phá triển tổng hợp của tất cả các hoạt động có
mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau giữa các yếu tố vật chất, kinh tế, công nghệ,
văn hóa, xã hội, thể chế và môi trường. Nó không thể tiến hành một cách độc lập
mà phải được đặt trong khuôn khổ của một chiến lược, chương trình phát triển của
quốc gia. Sự phát triển của các vùng nông thôn sẽ đóng góp vào sự nghiệp phát
triển kinh tế nói riêng và sự phát triển chung của cả đất nước.
Phát triển nông thôn là một quá trình cải thiện có chủ ý một cách bền vững
về kinh tế, xã hội, văn hóa và môi trường, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống
của người dân nông thôn. Quá trình này, trước hết là do chính người dân nông thôn
và có sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước và các tổ chức khác (Tuyết Hoa Niê Kdam
2006).
2.1.2. Vai trò của hạ tầng KTXH đối với quá trình CNHHĐH nông nghiệp,
nông thôn.
Hạ tầng KTXH là nền tảng cho phát triển kinh tế xã hội nông thôn, nói cụ
thể hơn nó là nền tảng cung cấp những yếu tố cần thiết cho quá trình sản xuất và
nâng cao chất lượng cuộc sống cư dân nông thôn.
Các mục tiêu phát triển KTXH nông thôn sẽ khó có thể thực hiện được nếu
thiếu một hệ thống hạ tầng kin tế xã hội tương ứng và đồng bộ.
Phát triển nông nghiệp, nông thôn hiện vẫn được coi là vấn đề then chốt,
quyết định sự thành công của quá trình phát triển kinh tế xã hội nói chung và công
cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) nói riêng của nhiều quốc gia. Đặc
3
biệt với Việt Nam, một nước có nền sản xuất nông nghiệp làm nền tảng, sự đóng
góp của nông nghiệp, nông thôn vào sự phát triển chung của quốc dân càng to lớn.
Phát triển nông nghiệp, nông thôn là một quá trình tất yếu cải thiện một cách bền
vững về kinh tế, xã hội, văn hóa và môi trường.
Phát triển kinh tế xã hội bao giờ cũng đi đôi với việc đầu tư cơ sở hạ tầng,
nếu việc đầu tư đồng bộ được lên kế hoạch thì nó sẽ giúp cho phát triển kinh tế
của vùng bền vững và hiệu quả hơn việc ưu tiên đầu tư các công trình hạ tầng có
tính chất quyết định đến sự phát triển kinh tế xã hội sẽ nhanh tạo ra sức bật cho
toàn xã hội thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nông thôn.
Các mục tiêu phát triển KTXH nông thôn sẽ khó có thể thực hiện được nếu
thiếu một hệ thống hạ tầng kin tế xã hội tương ứng và đồng bộ (Đặng Kim Sơn
2008).
2.1.3. Nội dung cơ bản của quy hoạch xây dựng nông thôn mới về hạ tầng
kinh tế xã hội
Ngày 16/4/2009, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 491/QĐTTg, ban
hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới về hạ tầng kinh tếxã hội bao gồm 8/19
tiêu chí:
Tiêu chí số 2: Giao thông
Tiêu chí số3: Thủy lợi
Tiêu chí số 4: Điện
Tiêu chí số 5: Trường học
Tiêu chí số 6: Cơ sở vật chất văn hóa
Tiêu chí số 7: Chợ nông thôn
Tiêu chí số 8: Bưu điện
Tiêu chí số 9: Nhà ở dân cư nông thôn
Các chính sách liên quan của Đảng và Nhà nước nhằm phát triển cơ sở
hạ tầng kinh tế xã hội theo tiêu chí nông thôn mới tại xã.
Nghị quyết số 26NQ/TW ngày 05/08/2008 của Ban chấp hành Trung Ương
Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;
4
Thông báo số 238/TBTW 7/4/2009 của Ban chấp hành Trung Ương Đảng về
kết luận của Ban bí thư về đề án Chương trình xây dựng thí điểm mô hình nông
thôn mới trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa;
Quyết định số 491/QĐTTG ngày 16/4/2009 của thủ tướng chính phủ về Ban
hành bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;
Quyết định số 800/QĐTTG ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về
ban hành chương trình MTQG xây dựng Nông Thôn mới;
Kế hoạch số 2114/KHBCĐ NTM ngày 14/9/2011 của Bộ Nông nghiệp và
phát triển Nông thôn mới huyện Krông Păc về việc thực hiện chương trình mục
tiêu mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới xã Eakly giai đoạn 20112015;
Thông tư số 07/2010/TTBNNPTNT ngày 08 tháng 02 năm 2010 của Bộ
Nộng nghiệp và Phát triển Nông thôn hướng dẫn quy hoạch sản xuất nông nghiệp
cấp xã theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;
Thông báo số 1877/TB–BNN–KTHT, ngày 30/6/2009 của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn về ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn
Sinh Hùng tại cuộc họp về xây dựng Chương trình mục tiêu Quốc gia về nông thôn
mới.
Thông báo số 2183/BNN–KTHT, ngày 24/7/2009 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn về việc thực hiện chủ trương xây dựng nông thôn mới.
Và các tài liệu khác có liên quan
-
Bộ tiêu chí Quốc gia nông thôn mới ban hành kèm theo Quyết định số
491/QĐTTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành bộ Tiêu
chí Quốc gia về nông thôn mới;
-
Quy hoach tông thê phat triên kinh tê xa hôi cua huyên Krông Năng đên năm
̣
̉
̉
́
̉
́ ̃ ̣
̉
̣
́
2010, tầm nhìn 2020;
-
Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh ĐăkLăk giai đoạn 2010 đến
2020 về nông nghiệp, nông thôn;
-
QH sử dụng đất xã Tam Giang đên năm 2020;
́
-
Đề án xây dựng nông thôn mới xã Tam Giang, huyện Krông Năng, tỉnh
ĐăkLăk. (giai đoạn 2013 – 2015, định hướng đến năm 2020);
5
-
Báo cáo tóm tắt Đồ án quy hoạch chung xây dựng xã nông thôn mới đến
năm 2020 xã Tam Giang, huyện Krông Năng, tỉnh ĐăkLăk.
-
Các báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế – xã hội hàng năm và
phương hướng nhiệm vụ của các năm tiếp theo của Đảng uỷ, HĐND, UBND xã
Tam Giang.
-
Các số liệu, tài liệu, dự án đã và đang triển khai trên địa bàn, bản đồ khác có
liên quan.
6
2.2.
Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Những kết quả đạt được trong quá trình xây dựng nông thôn mới tại
tỉnh DakLak
-
Qua nhiều năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây
dựng nông thôn mới (NTM), DakLak đã đạt được những kết quả bước đầu. Tuy
nhiên, tên thực tế, việc triển khai xây dựng NTM đang gặp nhiều khó khăn, thách
thức. Đến nay, toàn tỉnh có 4 xã đạt 19 tiêu chí nông thôn mới, trong đó 2 xã Hòa
Thuận, Ea Kao thành phố Buôn Ma Thuột đã đựợc UBND tỉnh ban hành quyết
đinh công nhận; 02 xã Quản Tiến, huyện CưM’ga và xã Ea Kly, huyện Krông Pắc
đang hoàn thiện hồ sơ đề nghị thẩm định; có 17 xã đạt 15 18 tiêu chí; 56 xã đạt 10
14 tiêu chí, 67 xã đạt 59 tiêu chí; 8 xã đạt 3 4 tiêu chí nông thôn mới
-
Không khí thi đua xây dựng NTM lan tỏa rộng khắp trong tỉnh, nhân dân các
địa phương đã tự nguyện đóng góp công sức, tiền của, phá bỏ cây cối, hoa màu giải
tỏa mặt bằng… để xây dựng và mở rộng các trục đường giao thông nông thôn, giao
thông nội đồng, kéo điện phục vụ sản xuất. Điển hình như TP. Buôn Ma Thuột đã
vận động nhân dân tu bổ, cải tạo, nâng cấp 9 tuyến đường giao thông nông thôn, 5
công trình thủy lợi, 4 lớp học, xây dựng 3 hội trường, kéo 10 km đường điện phục
vụ sinh hoạt, sản xuất; Người dân và các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Krông
Pak tự nguyện hiến đất, đóng góp 5,1 tỷ đồng, mở rộng, làm mới 17 km đường giao
thông, xây dựng 1 trường mẫu giáo, 1 hội trường xã… Tại huyện Ea Kar, 11/14 xã
ra quân giải phóng hành lang, mở rộng và làm mới các tuyến đường giao thông nông
thôn với tổng chiều dài 104 km. Người dân tự nguyện hiến 239.660 m2 đất; phá bỏ
1.800 m tường rào, 100 m2 sân bê tông, 30 m2 công trình phụ; gần 10.000 cây cà
phê, điều, cây ăn quả và các loại hoa màu...
-
Cùng với việc huy động sức dân trong xây dựng cơ sở hạ tầng, các địa
phương cũng chú trọng phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân. Tiêu
biểu như TP. Buôn Ma Thuột, các huyện Krông Pak, Cư Kuin, Krông Buk, Krông
Ana, M’Drak... với những hoạt động: tổ chức tập huấn chuyển giao kỹ thuật, xây
dựng các mô hình mẫu như lúa lai, ghép cải tạo cà phê già cỗi, sản xuất cà phê bền
vững, cánh đồng mẫu lớn, sản xuất rau an toàn, ủ phân vi sinh từ vỏ cà phê, trồng ca
7
cao dưới tán điều, tưới nhỏ giọt cà phê, nuôi cá lăng thương phẩm, gà sao, ngan
pháp… Các hoạt động trên đã tạo động lực thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi cơ
cấu cây trồng, vật nuôi, hình thành các vùng chuyên canh, tạo giá trị gia tăng cho sản
xuất nông nghiệp, nâng cao thu nhập và cải thiện cuộc sống của người dân.
-
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai thực hiện chương trình
xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh cũng gặp không ít vướng mắc, khó khăn. Công tác
triển khai rà soát, đánh giá thực trạng NTM so với Bộ tiêu chí quốc gia gặp rất
nhiều khó khăn do năng lực cán bộ cấp xã hạn chế, trong khi các văn bản, sổ tay
hướng dẫn có nhiều nội dung chưa rõ ràng dẫn đến những nhận định khác nhau
trong đánh giá tiêu chí. Tiến độ lập quy hoạch rất chậm. Theo kế hoạch, đến hết
3062012 các xã cơ bản hoàn thành quy hoạch xây dựng NTM nhưng đến thời
điểm giữa tháng 7 mới chỉ có 3/15 xã được phê quyệt quy hoạch. Theo đánh giá
chung của các địa phương, chất lượng các quy hoạch xây dựng NTM chưa đạt yêu
cầu, thể hiện ở việc phân tích, xử lý số liệu, đánh giá hiện trạng tại các xã chưa
sâu sắc. Nguyên nhân là do nhiều đơn vị tư vấn từ trước đến nay chỉ thực hiện
nhiệm vụ lập quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng chứ không có kinh nghiệm trong
lập quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch sản xuất nên các đồ án chưa thể hiện
được hết các yêu cầu của quy hoạch xây dựng NTM. Mặt khác, cả tỉnh chỉ có 13
đơn vị tư vấn trong thời gian 6 tháng (từ tháng 1 đến tháng 62012) không thể bảo
đảm tiến độ lập quy hoạch cho 151 xã. Ngoài ra, trong khi lập đề án xây dựng NTM
cấp xã, một số nơi đặt nặng về xây dựng cơ sở hạ tầng mà chưa chú trọng đến chỉ
tiêu phát triển sản xuất để tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân; công tác
tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn còn lúng túng, thiếu chủ động, thiếu tính đồng bộ; một
bộ phận cán bộ các cấp và người dân còn trông chờ, ỷ lại, chưa nhận thức rõ vai trò
chủ thể của người dân và cộng đồng trong xây dựng NTM; nguồn lực đầu tư cho
chương trình còn hạn chế...
-
Để khắc phục những khó khăn, vướng mắc trên, theo Phó Giám đốc Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vũ Văn Đông, trước hết cần đẩy mạnh
công tác tuyên truyền để các cấp, ngành, người dân nhận thức việc xây dựng
NTM là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, trong đó mỗi người dân đóng vai
8
trò chủ thể từ triển khai thực hi ện đến kiểm tra, giám sát; huy động tổng thể các
nguồn lực đóng góp, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông, thủy lợi, phát
triển sản xuất. Bên cạnh đó, Ban chỉ đạo tỉnh, Văn phòng điều phối tỉnh, các sở,
ngành, địa phương cần phối hợp ch ặt ch ẽ v ới các đơn vị tư vấn trong khảo sát,
thẩm định, xây dựng quy hoạch NTM (nongthonmoi.gov.vn, 2013).
2.2.2. Các bài học kinh nghiệm
-
Tiến hành xây dựng NTM trên địa bàn xã, trước tiên phải làm tốt công tác
tuyên truyền sâu rộng để nâng cao nhận thức trong cộng đồng dân cư về nội dung,
phương pháp, cách làm, cơ chế chính sách của Nhà nước về xây dựng NTM... để cả
hệ thống chính trị ở cơ sở và người dân hiểu rõ: (1) Đây là chương trình phát triển
kinh tế xã hội tổng thể, toàn diện, lâu dài trong nông thôn, không phải là một dự
án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; (2) Xây dựng NTM phải do cộng đồng dân cư
làm chủ, người dân phải là chủ, làm chủ; huy động nội lực là chính với sự hỗ trợ
một phần của Nhà nước thì công cuộc xây dựng NTM mới thành công và bền vững.
-
Phải coi trọng công tác xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ nòng cốt ở các
cấp, nhất là đội ngũ cán bộ cơ sở.
-
Giai đoạn đầu bước vào thực hiện nhiệm vụ, đội ngũ cán bộ từ tỉnh đến xã
đều lúng túng vì chưa được trang bị kiến thức về xây dựng NTM. Sau quá trình
triển khai, họ đều thấy cần phải được trang bị những kiến thức cơ bản về xây
dựng NTM như: Nội dung, trình tự các bước tiến hành, vai trò chủ thể và cách thức
để người dân thực sự đóng vai trò chủ thể; phương pháp xây dựng đề án; phương
pháp xây dựng và quản lý quy hoạch; cơ chế động viên nguồn lực, quản lý tài
chính, quản lý xây dựng cơ bản trên địa bàn xã; thủ tục thanh quyết toán... Do đó,
ngay khi bắt tay vào xây dựng NTM cần khẩn trương tập huấn, bồi dưỡng thật kỹ
những nội dung trên cho đội ngũ cán bộ vận hành chương trình từ tỉnh đến huyện,
nhất là cán bộ cơ sở.
-
Xây dựng NTM cấp xã phải có cách làm chủ động, sáng tạo, phù hợp với
điều kiện và đặc điểm của xã, tránh rập khuôn, máy móc.
-
Kinh nghiệm từ 11 xã điểm đã khẳng định, xây dựng NTM phải dựa theo Bộ
tiêu chí Quốc gia để định hướng hành động và là thước đo để đánh giá kết quả. Tuy
9
nhiên, trong xây dựng đề án và chỉ đạo thực hiện, mỗi địa phương phải căn cứ vào
đặc điểm, lợi thế và nhu cầu thiết thực của người dân để lựa chọn nội dung nào
làm trước, nội dung nào làm sau, mức độ đến đâu cho phù hợp. Phải tạo điều kiện
để mỗi địa phương tự chủ trong xác định nhu cầu thiết thực và việc phân bổ nguồn
lực cũng tập trung ưu tiên hơn cho các nhu cầu thiết thực này.
-
Đa dạng hoá việc huy động nguồn lực để xây dựng NTM. Theo phương
châm "Huy động nguồn lực từ cộng đồng là quyết định, sự tham gia của doanh
nghiệp và xã hội là quan trọng, sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước là cần thiết". Thực
tiễn cho thấy, với số vốn từ ngân sách T.Ư bố trí cho các xã điểm lúc đầu chiếm
11,9% (300 tỷ đồng), nhưng đã thúc đẩy ngân sách địa phương tham gia và huy động
sự tham gia của vốn ngoài ngân sách tới 68,5%. Việc sử dụng nguồn lực vào các
công trình công cộng phải được người dân bàn bạc dân chủ và thống nhất, có giám
sát cộng đồng, đảm bảo công khai, minh bạch. Việc huy động nguồn lực trong dân
theo nhiều hình thức: Đóng góp trực tiếp bằng công sức, tiền của vào các công trình
cộng đồng, cải tạo nâng cấp nơi ở, công trình vệ sinh, cải tạo vườn, ao, sửa sang
cổng ngõ.
-
Để xây dựng NTM, cần có sự tập trung chỉ đạo cụ thể, liên tục, đồng bộ và
huy động được sự tham gia của cả hệ thống chính trị. Ban Chỉ đạo xây dựng NTM
các cấp từ trung ương, tỉnh, huyện, xã đều phải xây dựng chương trình và quy chế
làm việc, phải phân công mỗi cá nhân, tập thể chịu trách nhiệm một loại việc và
địa bàn cụ thể, tăng cường kiểm tra, sơ kết, tổng kết, thúc đẩy thực hiện chương
trình. Ban Chỉ đạo phải thường xuyên kiểm điểm việc thực hiện nhiệm vụ đã giao
đối với từng thành viên và các tổ chức đoàn thể.
10
PHẦN III: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng phát triển hạ tầng kinh tế xã hội theo tiêu chí nông thôn mới tại
xã Tam Giang, huyện Krông Năng, tỉnh ĐăkLăk.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
3.1.2.1.
Phạm vi không gian
Địa điểm: tại xã Tam Giang, huyện Krông Năng, tỉnh ĐăkLăk.
3.1.2.2.
Phạm vi thời gian
Thời gian thực hiên đề tài từ : 15/03/2015 – 15/05/2015
Thời gian thu thập số số liệu thứ cấp từ 2012 – 2014
3.1.2.3.
Phạm vi nội dung
Tập trung vào hạ tầng kinh tế kỹ thuật bao gồm: giao thông, thuỷ lợi, điện,
chợ nông thôn, bưu điên… và hạ tầng văn hoá xã hội: trường học, cơ sở vật chất
văn hoá, nhà ở dân cư… theo tiêu chí nông thôn mới của xã từ năm 2011 đến nay và
đề xuất các giải pháp nhằm phát triển hạ tầng kinh tế xã hội theo tiêu chí nông
thôn mới tại xã Tam Giang, huyện Krông Năng, tỉnh ĐăkLăk.
3.2.
Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.2.1. Điều kiện tự nhiên.
3.2.1.1.
Vị trí địa lý
Xã Tam Giang nằm phía Đông huyện Krông Năng cách trung tâm huyện Krông
Năng khoảng 10 km, nằm trong khoảng toạ độ địa lý 12°55’44” đến 13°00’32” độ vĩ
bắc và 108°22’30” đến 108°24’42” độ kinh đông, có ranh giới tiếp giáp với các xã như
sau:
Phía Bắc giáp xã Ea Tam và xã Phú Lộc.
Phía Nam giáp xã Ea Dăh.
Phía Tây giáp thị trấn Krông Năng.
Phía Đông giáp xã Ea Púk.
11