Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Tiểu luận nhập môn truyền hình ngôn ngữ truyền hình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.49 KB, 22 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC.........................................................................................................................................1
Mở đầu...........................................................................................................................................2
1.1.Đặc điểm chương trình truyền hình..........................................................................................3
1.2. Ngôn ngữ truyền hình..............................................................................................................4
1.3. Đặc điểm ngôn ngữ truyền hình..............................................................................................5
2. 1. Giới thiệu về Đài truyền hình Việt Nam...................................................................................8
2.2. Về chương trình Thời sự của Đài Truyền hình Việt Nam..........................................................9
2.2.1. Nhận xét chung.....................................................................................................................9
2.2.2. Minh họa về các tin tức, bài vở trong chương trình Thời sự 19h của đài THVN..................10
3.1.Sử dụng nhiều từ ngữ thưa gửi, đưa đẩy................................................................................16
3.2.Sử dụng rộng rãi lớp từ văn hóa.............................................................................................17
3.3.Dùng từ dễ hiểu, gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày của quần chúng...............................17
3.4. Sử dụng rộng rãi những từ ngữ giàu hình ảnh, giàu sắc thái biểu cảm..................................18
3.5. Sử dụng các câu ngắn.............................................................................................................18
3.6. Văn bản thời sự có dung lượng ngắn.....................................................................................19
3.7.Văn bản đều có nhan đề (tít)...................................................................................................19
KẾT LUẬN......................................................................................................................................21

1


Mở đầu
Ngôn ngữ học hiện nay quan tâm nhiều đến ngôn ngữ ứng dụng, trong đó việc sử
dụng ngôn ngữ trên báo chí là vấn đề rất được công chúng quan tâm. Đặc biệt là
trước thực trạng sử dụng ngôn ngữ thiếu chọn lọc, thiếu sáng tạo, thậm chí chưa tôn
trọng ngôn ngữ tiếng Việt trên báo chí. Vấn đề này đã thu hút sự quan tâm của giới
chuyên môn, của các nhà ngôn ngữ học và đông đảo các tầng lớp bạn đọc, khán giả.
Ngôn ngữ ứng dụng trong các phương tiện thông tin đại chúng trong đó có ngôn
ngữ truyền hình có một vị trí quan trọng, đặc biệt là đối với một đài truyền hình
Quốc gia là Đài Truyền hình Việt Nam (THVN).


Chính vì vậy, trong khuôn khổ của tiểu luận này, em xin phép được trình bày
những hiểu biết của mình về những đặc điểm của ngôn ngữ truyền hình, cụ thể là
qua các chương trình thời sự 19h trên đài truyền hình Việt Nam, thông qua việc
nghiên cứu. khảo sát các chương trình thời sự được phát sóng trên đài THVN từ
tháng 10/2012 – 5/2013.
Trong quá trình viết bài không thể tránh khỏi sai sót, em hy vọng sẽ nhận được
nhiều ý kiến góp ý để có thể hoàn thiện hơn các đề tài khác trong kỳ sau.

2


Phần 1
Giới thiệu về ngôn ngữ truyền hình
1.1.Đặc điểm chương trình truyền hình
Truyền hình là một loại hình truyền thông đại chúng chuyển tải thông tin
bằng hình ảnh và âm thanh về một vật thể hoặc một cảnh đi xa bằng sóng vô tuyến
điện. Truyền hình xuất hiện vào đầu thế kỷ thứ XX và phát triển với tốc độ như vũ
bão nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ, tạo ra một kênh thông tin
quan trọng trong đời sống xã hội. Ngày nay, truyền hình là phương tiện thiết yếu
cho mỗi gia đình, mỗi quốc gia, dân tộc. Với những ưu thế về kỹ thuật và công
nghệ, truyền hình đã làm cho cuộc sống như được cô đọng lại, làm giàu thêm ý
nghĩa, sáng tỏ hơn về hình thức và phong phú hơn về nội dung.
“Theo nghĩa rộng của tín hiệu học thì truyền hình là một phương tiện truyền
tin. Dưới góc độ ngôn ngữ học, truyền hình là việc truyền hình ảnh, âm thanh bằng
sóng điện tử, là phương tiện giao tiếp đặc biệt của chủ thể truyền hình với khán
giả" (TS Nguyễn Thế Kỷ).
Là một thể loại báo chí mang tính tổng hợp cao (có hình, có tiếng, có chữ…),
truyền hình còn có thể đến được với nhiều người, ở nhiều nơi khác nhau cùng lúc,
nên tính chất báo chí nổi bật của truyền hình là tính xã hội và dân chủ, một mặt
hướng tới đông đảo khán giả, mặt khác dành cho chính khán giả tham gia ngôn

luận. Bên cạnh nhiệm vụ tuyền truyền, Truyền hình còn là vũ khí sắc bén trên mặt
trận tư tưởng văn hóa cũng như lĩnh vực phát triển kinh tế xã hội.
Nói đến truyền hình là nói đến các phương tiện, điều kiện kỹ thuật hiện đại.
Sự tiếp cận thông tin kịp thời, nhanh chóng, rộng rãi, tiện lợi và hiệu quả mà truyền
hình mang đến cho khán giả là những thành tựu của khoa học, công nghệ hiện đại.
Công nghệ truyền hình hiện nay đã tạo ra sự chuyển dịch không gian, đưa không
3


gian từ xa đến gần hiện hữu trước khán giả một cách chân thực và sinh động.
Không chỉ là một phương tiện thông tin đại chúng, các chương trình truyền
hình còn được ví như một trường học bổ ích cho nhiều đối tượng, do đó đòi hỏi các
chương trình truyền hình phải có tính định hướng, tính chính xác, tính chuẩn mực
và tính văn hóa.
1.2. Ngôn ngữ truyền hình
Ngôn ngữ truyền hình là "loại" ngôn ngữ tổng hợp, có ngôn ngữ viết như cho độc
giả báo in, có ngôn ngữ nói như cho thính giả phát thanh, hơn thế nữa, có "ngôn
ngữ hình ảnh" cho khán giả truyền hình.
Để tường thuật một sự kiện (đưa tin), cả ba phóng viên của ba loại báo chí trên đều
phải nêu những yếu tố cần và đủ của thể loại. Nhưng truyền hình đã có hình ảnh
nên không phải mô tả như báo viết và báo nói (trời nắng hay mưa, tĩnh mịch hay ồn
ào, buồn rầu hay sung sướng...). Truyền hình lại giống phát thanh là có tiếng động
hiện trường sự kiện.
Đi theo sự phát triển nhiều loại hình thông tin đại chúng, ngôn ngữ báo chí cũng
tách dần ra theo từng ngành riêng. Lợi thế rất lớn của truyền hình là hình ảnh sống
động, nên ngôn ngữ truyền hình không những phải bám sát các khuôn hình mà còn
cần biết gợi mở cảm xúc cho người xem. Tiếp nhận thông tin bằng mắt bao giờ
cũng sâu hơn, hiệu quả hơn bằng tai nghe. Ở truyền hình, công chúng vừa xem bằng
mắt, vừa nghe bằng tai, cho nên truyền hình có lợi thế hơn rất nhiều các loại hình
báo chí khác.

Ngôn ngữ trên báo hình, báo nói (phát thanh – truyền hình) cơ bản giống ngôn ngữ
trên báo viết, đòi hỏi phải đáp ứng các yêu cầu sử dụng ngôn ngữ chuẩn mực, chuẩn
phong cách ngôn ngữ báo chí. Nếu như thông tin trên báo in do câu chữ và hình ảnh
trong bài viết đưa lại thì thông tin trên báo hình là do hình ảnh cùng với lời đọc, lời
4


bình. Ngôn ngữ được sử dụng ở đây là ngôn ngữ viết dùng để đọc, vì vậy phải viết
sao cho khán thính giả kịp nghe, kịp hiểu khi nó tác động đến người nghe bằng âm
thanh. Chắc chắn ngôn ngữ tác động đến khán, thính giả bằng âm thanh sẽ khác với
ngôn ngữ viết. Nói đúng hơn thì ngôn ngữ viết và ngôn ngữ dùng để đọc có sự khác
biệt đáng kể về phương diện từ vựng, ngữ pháp và phong cách. Chính vì vậy ngôn
ngữ trong chương trình không chỉ mang tính thời sự mà còn gây ấn tượng và đòi hỏi
giọng đọc cũng như từ ngữ phải có phong cách thân mật, tự nhiên. Chính vì thế vấn
đề về sự phát âm, ngữ điệu, ngắt giọng… trên truyền hình cũng cần có sự quan tâm
thỏa đáng.
Trên báo hình, bài nào cũng đọc cho mọi người, vì vậy nội dung cần phải đơn
giản hơn và chỉ có thể đi sâu vào một khía cạnh nào đó của vấn đề chứ không thể
nói tất cả các khía cạnh, ngóc ngách của vấn đề như báo viết. Như vậy thông tin
trên báo hình sơ lược hơn và từ ngữ cần đơn giản hơn.
1.3. Đặc điểm ngôn ngữ truyền hình
Ngôn ngữ phát thanh - truyền hình mang các đặc tính sau:
a. Tính đa dạng và phức thể của âm thanh
Dùng âm thanh truyền trên sóng để thể hiện ý nghĩa và khai thác các ngôn từ giàu
âm hưởng làm phương tiện tác động chính. Cũng như loại báo phát thanh, âm thanh
ở đây bao gồm cả lời nói, tiếng động và âm nhạc. Kết hợp hình ảnh cùng âm thanh
sinh động đã tạo nên sức hấp dẫn của truyền hình với khán giả.
b. Tính đơn thoại trong giao tiếp
Đặc tính này là đặc tính được hiểu là ngôn ngữ của một người nói với hàng triệu
người, vì vậy có tác giả cho đây là một thứ ngôn ngữ độc thoại đặc biệt. Vì vậy đòi


5


hỏi người thực hiện cần lưạ chon phương tiện ngôn ngữ sao cho thỏa mãn sự tiếp
nhận của hàng triệu khán giả.
c. Tính khoảng cách
Khoảng cách ở đây là khoảng cách giữa phát thanh viên và khán giả. Khán giả
nhìn thấy, hoặc không nhìn thấy PTV, BTV nhưng phát thanh viên không nhìn thấy
khán giả. PTV, BTV cần thể hiện những yếu tố phi ngôn ngữ giao tiếp như nét mặt,
ánh mắt, cử chỉ khi xuất hiện. Khi không xuất hiện thì tác giả, biên tập cần tìm kiếm
phương tiện ngôn ngữ thể hiện hiệu quả. Mặt khác tính khoảng cách còn thể hiện
trong việc tiếp nhận của khán giả. Họ có thể bật hay tắt, tăng âm hay giảm âm tùy ý,
chắc chắn ngôn ngữ của chương trình dễ được tiếp nhận khi nó không bị phức tạp
hóa. Biên tập viên, phát thanh viên cần có tốc độ đọc phù hợp, có sự lôi cuốn và
phù hợp nhất định.
d. Tính tức thời
Rõ ràng theo dõi chương trình khán giả tiếp nhận ngôn ngữ ngay trong thời điểm
phát sóng. Như vậy, một mặt tính tức thời và một mặt của ngôn ngữ truyền hình là
ngôn ngữ hội thoại đặc biệt. Cả hai chế định sự bắt buộc phải tiết kiệm phương tiện
thể hiện. Sử dụng ngôn ngữ hiệu quả sẽ đưa đến cho khán giả lượng thông tin lớn
hơn nhiều so với việc kéo dài thời lượng chương trình – điều này đặc biệt phù hợp
trong chương trình thời sự.
e. Tính phổ cập
Cũng như ngôn ngữ phát thanh, ngôn ngữ truyền hinh là ngôn ngữ dành cho đám
đông. Đám đông ấy là các thành phần cư dân, họ có thể khác nhau về lứa tuổi, trình
độ học vấn, trình độ văn hóa, thẩm mỹ .... Chắc chắn khán giả trong đám đông ấy
chỉ nghe (hoặc xem) chương trình một lần thoảng qua, không thể kéo chậm ngữ lưu
6



được nên cũng khó nói lại đầy đủ thông tin vừa tiếp nhận, đây là yêu cầu đòi hỏi
công tác chuẩn bị văn bản truyền hình…
Nằm trong xu thế của báo chí hiện đại, ngôn ngữ Truyền hình luôn hướng tới sự
hấp dẫn để cạnh tranh trong cơ chế thị trường bằng cách kết hợp hài hoà giữa nội
dung thông tin mà độc giả, khán thính giả yêu cầu là chủ yếu với những thông tin
định hướng cần thiết thông qua phương tiện quan trọng nhất đó là ngôn ngữ.
Có thể khẳng định, chương trình truyền hình nói chung và thời sự truyền hình là
kết quả của một quá trình thực hiện gồm nhiều công đoạn, trong đó công đoạn đầu
tiên là phản ánh hiện thực, sáng tác các tác phẩm báo chí bằng ngôn ngữ .

7


PHẦN 2:
Chương trình thời sự Đài THVN
2. 1. Giới thiệu về Đài truyền hình Việt Nam
Ngay từ trước khi chiến tranh Việt Nam kết thúc năm 1975, một ban biên tập của
Đài Tiếng nói Việt Nam được tách ra và thành lập đài truyền hình ngày 7 tháng 9
năm 1970. Năm 1987 đài lấy tên chính thức là Đài Truyền hình Việt Nam. Lịch sử
hình thành và phát triển của Đài trải qua các mốc quan trọng:
• Ngày 7 tháng 9 1970: VTV được thành lập từ một ban biên tập của Đài Tiếng
nói Việt Nam
• Năm 1976: Tách khỏi Đài Tiếng nói Việt Nam và chuyển tới địa điểm mới
• Ngày 30 tháng 4 1987: Đài chính thức được đặt tên là Đài Truyền hình Việt
Nam
• Ngày 1 tháng 1 1990: Bắt đầu phát sóng song song 2 kênh: VTV1 và VTV2
• Tháng 2 năm 1991: Bắt đầu phát sóng vệ tinh kênh VTV1 để các đài địa
phương thu và phát lại nhằm phủ sóng toàn quốc
• Tháng 3 năm 1996: Bắt đầu phát chương trình VTV3, và chương trình này

được tách thành 1 kênh riêng và được phát sóng vệ tinh vào tháng 3 năm
1998
• Ngày 27 tháng 4 2000: VTV4 được chính thức phát trên mạng toàn cầu qua 3
quả vệ tinh phủ sóng toàn bộ châu Á, châu Âu, Bắc Phi, Bắc Mỹ và Tây Bắc
Úc
8


• Tháng 3 năm 2001: Chuẩn DVB-T được chính thức chọn làm chuẩn phát
sóng số mặt đất của VTV
• Ngày 10 tháng 2 2002: Bắt đầu phát VTV5 phục vụ đồng bào thiểu số bằng
tiếng dân tộc
• Tháng 10 năm 2004: Mạng DTH được chính thức khai trương song song với
mạng truyền hình cáp và MMDS
• Tháng 12 năm 2005: Dịch vụ Internet băng thông rộng được chính thức khai
trương trên mạng DTH và Truyền hình cáp
• 2006 – nay: VTV đã tăng thêm 2 kênh quảng bá VTV9 (phát sóng tại Thành
phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông Nam Bộ, đồng thời trên hệ thống
cáp VCTV) và VTV6-Kênh truyền hình dành riêng cho giới trẻ, phủ sóng
toàn quốc, hàng chục kênh trả tiền.
• Ngày 31 Tháng 3 năm 2013 : Đài Truyền hình Việt Nam phát sóng thử
nghiệm kênh VTV3 chuẩn HD
2.2. Về chương trình Thời sự của Đài Truyền hình Việt Nam
2.2.1. Nhận xét chung
Chương trình thời sự của đài THVN có khả năng cung cấp thông tin đa dạng,
chính xác và khách quan và nhanh nhạy. Đặc biệt là chương trình thời sự. Đưa tin
nhanh, sống động là ưu thế riêng của chương trình thời sự truyền hình. Chính vì thế,
chương trình thời sự được coi là chương trình “xương sống”, chương trình "đinh"
của đài THVN, cơ quan ngôn luận lớn nhất của Việt Nam.
Mỗi chương trình Thời sự của đài THVN được phát vào khung giờ vàng lúc 19h

có thời lượng khoảng 40 - 45 phút, thường bao gồm 2 tin chính trị, 2 - 3 tin trong
9


nước, 1 đến 3 phóng sự ngắn hoặc phản ánh thời sự, bản tin quốc tế, và sau cùng là
phần dự báo thời tiết.
Bản tin thời sự truyền hình gồm các phần dẫn (kết nối, liên kết bản tin do người
dẫn chương trình Thời sự trình bày). Các tin tức, phản ánh, phóng sự ngắn, phỏng
vấn truyền hình được sắp xếp theo các vấn đề. Bản tin thường được sắp xếp theo
motip: Chính trị - kinh tế - văn hóa - giáo dục - y tế - an ninh trật tự .... (các tác
phẩm báo chí thuộc thể loại phản ánh, phóng sự, phỏng vấn thời sự thường được gọi
là bài)
Trong văn bản, các tin, bài bao giờ cũng có tít – nhan đề (nó sẽ được thể hiện bằng
chữ trên màn hình trong phần đầu mỗi tin, bài khi phát sóng), phần mào đầu và
phần thân. Phần mào đầu khái quát những nội dung quan trọng của tin bài hay là đề
dẫn để dẫn vào phần thân tin, bài. Hoặc nó sẽ chứa đựng những thông tin quan
trọng nhất của tin bài, hoặc nó tạo ra sự chú ý đặc biệt cho khán giả chú ý theo dõi.
Phần này thường được các biên tập viên lấy làm lời dẫn trong các chương trình thời
sự, thường được thể hiện bằng phông chữ in hoa đậm trên nền trắng, phần thân tin
được thể hiện bằng phông chữ bình thường. Phần thân tin là nội dung cụ thể được
trình bày, triển khai theo mức độ quan trọng của thông tin theo quan điểm của tác
giả. Phần thân của bài phản ánh hay phóng sự truyền hình bao giờ cũng có trích
tiếng động của nhân vật, có thể là người trực tiếp tham gia sự kiện hoặc bị ảnh
hưởng vấn đề, sự kiện đó, cũng có thể là người có trách nhiệm hoặc hiểu biết về
lĩnh vực bài viết quan tâm. Nội dung này phản ánh hiện thực khách quan một cách
trung thực nhất.
2.2.2. Minh họa về các tin tức, bài vở trong chương trình Thời sự 19h
của đài THVN

10



Các tin bài trong chương trình thời sự thuộc thể loại báo chí thông tấn. Trong
chương trình thời sự truyền hình thường bao gồm thể loại tin, tin tường thuật (tin
sâu – phản ánh), phóng sự ngắn và phỏng vấn. Ngoài phỏng vấn nhân vật, các tin,
bài thường được chuẩn bị bằng văn bản trước khi biên tập viên, hoặc phát thanh
viên thể hiện bằng lời, sau đó phần lời được ghép với hình ảnh. Sản phẩm báo chí
truyền hình đến với khán giả bao gồm hình ảnh, chữ và lời nói. Từ cấu trúc của
chương trình thời sự, của tin, phóng sự thời sự chúng tôi bước đầu tìm hiểu đặc đăc
điểm ngôn ngữ chương trình thời sự trên hai phương diện Văn bản và Phát thanh.
Trong các tin bài thời sự khi phát sóng còn có một nội dung quan trọng nhưng
không được thể hiện trên văn bản, đó là các phát biểu của nhân vật còn gọi là tiếng
động – bao gồm các thành phần trong xã hội, đại diện cho chính quyền, cho người
dân cho các cơ quan chức năng… song do còn chưa đủ điều kiện để tìm hiểu ngôn
ngữ tiếng động nhân vật trong chương trình thời sự truyền hình, mà mới dừng ở
việc tìm hiểu phần ngôn ngữ được thể hiện bằng văn bản, và ngôn ngữ từ văn bản
thể hiện trên sóng (phát thanh).
Sau đây là một số ví dụ minh họa các thể loại tin tức và bài vở thường được phát
sóng trên thời sự đài THVN.
a. Thể loại tin sâu – phản ánh
THẢO LUẬN DỰ THẢO LUẬT
THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ
Sáng nay, về thảo luận và dự thảo sửa đổi về luật thực hành tiết kiệm, chống lãng
phí, các đại biểu quốc hội đã phân tích thực trạng lãng phí và những nguyên nhân
gây ra lãng phí. Các đại biểu đề nghị, dự thảo luật cần phải có những quy định cụ
thể, với những chế tài rõ ràng, đủ mạnh, đồng thời đảm bảo tính thực thi của các
văn bản luật.
11



Lấy dẫn chứng cụ thể từ những sự lãng phí, đại biểu Ngô Thị Minh cho rằng một
số điều khoản trong dự thảo Luật sửa đổi còn chung chung, chồng chéo hoặc khó
khả thi và chưa sát với thực tế. Để đảm bảo tính khả thi, dự thảo Luật cần có những
điều khoản cụ thể, quy định về trách nhiệm của những người có thẩm quyền, khi để
xảy ra thất thoát, lãng phí tiền bạc của Nhà nước.
Trích phát biểu của đại biểu Ngô Thị Minh
Trích phát biểu của đại biểu Huỳnh Thế Kỳ
Cùng với tình trạng lãng phí tiền bạc, tài nguyên, nhiều đại biểu cũng đề nghị dự
thảo Luật cần có những quy định để hạn chế cả việc tình trạng lãng phí về thời gian.
Trích phát biểu của đại biểu Thân Đức Nam
Một số đại biểu đề nghị bổ sung quy định về việc xử lí thông tin, phát hiện lãng
phí theo hướng khuyến khích các tổ chức, cá nhân và công dân, phát hiện và cung
cấp kịp thời các thông tin về lãng phí
Trích phát biểu của đại biểu Lù Thị Lừu
Trích phát biểu của đại biểu Đỗ Mạnh Hùng
Kết thúc phiên thảo luận, phó chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết,
trên cơ sở ý kiến của các đại biểu quốc hội, ủy ban thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo
công cuộc nghiên cứu, nghiệm thu để hoàn chỉnh dự án Luật và trình quốc hội xem
xét, thông qua.
Cũng trong sáng nay, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về điều chỉnh
xây dựng chương trình Luật pháp lệnh nhiệm kì quốc hội khóa 13 – năm 2013 và
chương trình xây dựng Luật pháp lệnh năm 2014.

12


Và chiều nay quốc hội tiếp tục thảo luận về dự án sửa đổi luật bổ sung một số
điều của Luật thi đua khen thưởng. Cũng trong ngày hôm nay, quốc hội đã chính
thức thông qua Luật Khoa học – Công nghệ sửa đổi.
Thời sự 19h (VTV1 ngày 19/5/2013)


b. Thể loại phóng sự
VĂN HÓA THẦN TƯỢNG Ở TUỔI MỚI LỚN
10 năm gần đây, làn sóng Hàn Quốc đã lan mạnh sang các nước Châu Á.
Người ta chứng kiến sự đổ bộ ồ ạt của công nghiệp văn hóa giải trí Hàn, từ phim
ảnh, âm nhạc, ẩm thực, thời trang cho đến mĩ phẩm. Việt Nam không phải là ngoại
lệ. Số lượng các bạn trẻ Việt Nam tuổi mới lớn, đặc biệt là ở thành thị, hâm mộ các
ngôi sao Hàn Quốc tăng lên nhanh chóng.
Yêu mến thần tượng, ở nghĩa tích cực thì sẽ làm đẹp và phong phú hơn đời
sồng tinh thần của mỗi người, nhưng gần đây ở xã hội, và đặc biệt nhiều bậc phụ
huynh đau đầu trước hội chứng “cuồng” thần tượng thái quá, thậm chí là có phần
lệch lạc trong một bộ phận khá đông các bạn trẻ. Bản tin thời sự hôm nay xin dành
thời lượng để bàn đến hiện tượng văn hóa này.
Những hình ảnh như thế này đã trở nên quen thuộc, khán giả Việt cơm nắm
muối vừng có mặt ở sân bay từ sáng sớm để đón các thần tượng đến từ Hàn Quốc.
Hò reo, gào thét, khóc, cười, ngất tại nhiều sự kiện âm nhạc. 20 em ngất trong
chương trình MTV Exit 2010 phần lớn do chen lấn, xô đẩy, thậm chí đứng cả lên
nhau. Nhiều năm nay, các ngôi sao Hàn Quốc đã trở thành thần tượng của nhiều
khán giả trẻ Việt Nam.
PV Khán giả hâm mộ
13


Sự kiện hàng loạt khán giả nữ Việt hôn ghế ngồi của nam ca sĩ Bi Rain vừa
qua, đã như một “giọt nước làm tràn ly” kiểu hâm mộ quá khích
PV PGS – TS Đinh Thi Kim Thoa, Phó trưởng khoa các khoa học GD, đại học
GD
PV NSUT Trung Anh
Có lẽ ai cũng sốc khi đọc những dòng tâm sự của nhiều em mới học cấp 2 viết
trên web cá nhân “Em sẵn sàng giết bố mẹ nếu không cho em đi xem Suju biểu

diễn. Thật vui khi ông bà già cuối cùng đã biết điều và để mình đi.” Có em sẵn sàng
qua đêm với ai đó để có vé đi xem SuJu, tức Super Junior.
PV PGS – TS Nguyễn Thị Minh Thái, trưởng khoa Quan hệ công chúng, đại
học Đại Nam
“Tôi phải làm gì để giúp cháu sống thực tế hơn, đừng có phát cuồng với thần
tượng như vậy” – câu hỏi có phần thất vọng của một vị phụ huynh gửi tới 1 trang tư
vấn trước hiện tượng cô con gái lúc nào cũng mơ tưởng trở thành người yêu của
chàng ca sĩ Hàn Quốc. Thậm chí có em còn bỏ nhà, dọa tự tử. Theo các chuyên gia
tâm lý, các bậc phụ huynh phải bình tĩnh trước chứng “cuồng thần tượng” của cô
con gái.
PV TS Hoàng Cẩm Tú – Nguyên trưởng khoa tâm bệnh học bệnh viện nhi
Trung ương
“Đời người chỉ sống có một lần, phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì
những năm tháng đã sống hoài, sống phí” – Triết lý sống đẹp của nhân vật Pavel
trong Thép đã tôi thế đấy, đã tiếp thêm sức mạnh cho lớp lớp thanh niên Việt Nam,
nơi đạn bom ác liệt, ngưỡng mộ những tài năng để phấn đấu hơn trong học tập, lao
động, xúc động trước những tâm hồn cao đẹp để sống tốt hơn. Nếu được chia sẻ và
14


định hướng, các em ở lứa tuổi mới lớn hôm nay sẽ biết lựa chọn thần tượng một
cách chuẩn mực, văn hóa, để hướng tới cái đẹp cả hình thức lẫn nội tâm.
(Thời sự 19h – tháng 10/2012)

15


PHẦN 3
ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ TRUYỀN HÌNH
Đặc điểm từ ngữ - câu trên các văn bản viết

Để có được một văn bản đúng chuẩn phong cách, người viết phải có sự chọn
lựa bắt đầu từ chính ngôn từ dùng cho văn bản đó. Điều này có nghĩa, hệ thống
ngôn từ, một mặt đóng vai trò là chất liệu tạo nên văn bản, mặt khác là hình thức
thể hiện chuẩn phong cách của văn bản.
Là văn bản thuộc loại hình phong cách báo chí, văn bản chương trình thời sự
nói chung có những đặc trưng cơ bản sau trong việc sử dụng từ ngữ.
3.1.Sử dụng nhiều từ ngữ thưa gửi, đưa đẩy
Từ ngữ thưa gửi, đưa đẩy được sử dụng trong tất cả các chương trình thời sự. Đó
là các từ như: kính thưa, kính chào, xin phép, cảm ơn, tiếp tục, chuyển sang.
VD: Xin kính chào và cảm ơn quý vị đã theo dõi bản tin thời sự 19h ngày 27
tháng 2 của đài THVN.
Chương trình tối nay sẽ có những nội dung chính sau đây:
-

Về mặt vị trí, các từ ngữ thưa gửi thường xuất hiện ở phần chào đầu và phần

chào cuối của chương trình thời sự. Còn các từ ngữ đưa đẩy thường xuất hiện ở
giữa chương trình để nối kết các bản tin.
VD: Vâng, xin được cảm ơn chị Diệp Anh. Thưa quý vị và các bạn, trong quá
trình đóng góp vào việc dự thảo sửa đổi Hiến pháp…
- Từ ngữ thưa gửi xuất hiện trong phần chào cuối chương trình

16


• Chương trình thời sự xin được khép lại tại đây. Cảm ơn quý vị và các bạn đã
quan tâm theo dõi.
• Thông tin vừa rồi đã khép lại chương trình thời sự của Đài THVN. Xin cảm
ơn và kính chào tạm biệt.
Đối với truyền hình, ở mỗi chương trình được phát sóng, cái đích không phải chỉ

là cung cấp thông tin cho khán giả. Điều quan trọng là thông tin ấy truyền đến
người xem như thế nào để người xem cảm nhận như mình tiếp nhận thông tin bằng
con đường giao tiếp trực tiếp. Do vậy, trong các chương trình thời sự, việc sử dụng
các từ ngữ thưa gửi, đưa đẩy sẽ giúp cho người phát thanh viên thiết lập và duy trì
được hoạt động giao tiếp với người xem, tạo hứng thú cho người xem để người xem
lĩnh hội thông tin được một cách trọn vẹn và đầy đủ nhất.
3.2.Sử dụng rộng rãi lớp từ văn hóa
Lớp từ văn hóa gọt giũa còn được coi là lớp từ vựng chuẩn. Đây là lớp từ đã
được trau chuốt, gọt giũa, đã được sàng lọc để phục vụ hữu hiệu nhất cho yêu cầu
giao tiếp văn hoá của toàn dân tộc. Trong các văn bản chương trình thời sự, việc sử
dụng lớp từ này sẽ thể hiện được sắc thái trang trọng và chuẩn mực, đáp ứng đúng
yêu cầu sử dụng ngôn ngữ của một cơ quan ngôn luận.
3.3.Dùng từ dễ hiểu, gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày của quần chúng
Bên cạnh việc sử dụng các lớp từ văn hóa, việc sử dụng những từ ngữ dễ hiểu,
gần gũi cũng là yêu cầu chặt chẽ của thời sự trên truyền hình.
“Qua vấn đề nêu trên có thể thấy một chủ trương đúng đắn hợp với ý Đảng,
lòng dân có tác dụng mạnh đến việc làm thay đổi bộ mặt kinh tế xã hội vùng nông
thôn miền núi, song khi triển khai xuống cấp cơ sở thì lại gặp quá nhiều ách tắc,
vướng mắc khó khăn. Thế mới biết vấn đề con người có ý nghĩa hết sức quan trọng,
17


trong khi các địa phương trong tỉnh đang mong mỏi được hưởng dự án thì ở Võ
Nhai sức ỳ vẫn còn là trở ngại cho sự phát triển”
Một trong những đặc điểm của báo chí là “tính đại chúng”, chính vì vậy, báo
hình cũng cần tuân theo nguyên tắc này, báo chí là phục vụ công chúng, càng gần
với công chúng bao nhiêu, càng mang lại hiệu quả tốt bấy nhiêu.
3.4. Sử dụng rộng rãi những từ ngữ giàu hình ảnh, giàu sắc thái biểu cảm
“Là thương binh hạng 4/4 nhưng bà vẫn cặm cụi, lo toan giúp chồng những công
việc nhẹ trong gia đình”. ( Chuyện về cựu thanh niên Trường Sơn)

Lớp từ ngữ biểu cảm được sử dụng nhiều trong chương trình thời sự, và đắc dụng
trong các phóng sự ngắn thời sự, sở dĩ lớp từ này được sử dụng trong cả một
chương trình mang tính chính luận cao bởi vì dân tộc Việt nam là dân tộc giàu tình
cảm và trọng tình cảm. Với lớp từ này, bài viết trở nên sinh động, có hồn, giàu sức
thuyết phục và hấp dẫn khán giả bởi nó giúp tác giả biểu lộ được tình cảm của mình
và định hướng tình cảm của khán giả với sự vật sự việc được phản ánh.
3.5. Sử dụng các câu ngắn
Do văn bản được sử dụng chuyển thể thành phát thanh (nói) trên truyền hình, do
đó người viết phải sử dụng các câu ngắn, để tránh việc dài hơi, bị đứt hơi, câu đơn
nghĩa dễ hiểu, ngắn gọn, ngắt nhịp đúng quãng, giúp cho người nghe dễ tiếp nhận
hơn.
Ví dụ:
(35) Kính chào quý vị và các bạn.
(36) Cảm ơn quý vị và các bạn đã quan tâm theo dõi.

18


3.6. Văn bản thời sự có dung lượng ngắn
Với dung lượng vừa phải, không quá dài, và thường sử dụng các phần phỏng vấn
nhân vật, âm thanh, tiếng động hiện trường, nên các phần văn bản trong chương
trình thời sự phải ngắn gọn, súc tích và cô đọng được nội dung chính
Đắk Nông cần tập trung chống dịch tai xanh, khắc phục hạn hán, tăng cường
công tác phòng chống cháy rừng mùa khô. Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát
đã yêu cầu như vậy trong cuộc làm việc với lãnh đạo tỉnh Đắk Nông vào sáng nay
tại thị xã Gia Nghĩa. Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Cao Đức Phát khẳng
định Đắk Nông đang có những lợi thế để phát triển nông nghiệp. Trước mắt tỉnh
cần tập trung dập tắt dịch lợn tai xanh, không để lây lan ra diện rộn. Bộ
NN&PTNT cũng sẽ chỉ đạo Cục Thú Y, chậm nhất là ngày 11/3 tới sẽ cỏ đủ vắc xin
cho Đắk nông tiêm phòng trên đàn gia súc (Thời sự ngày 9/3/2013)

3.7.Văn bản đều có nhan đề (tít)
“Tít” hay còn gọi là đầu đề, tiêu đề hay nhan đề của mỗi tin, bài trong các thể loại
báo chí. Vai trò của “tít” đã được thực tế hoạt động báo chí trên thế giới ghi nhận,
các nhà nghiên cứu ngôn ngữ - xã hội học khẳng định: Nếu nói số phận bài báo phụ
thuộc rất nhiều vào tít, thì đó cũng là vai trò thực tế mà nó đảm nhận. Theo Man cô – lin F. Man – lét tít báo có 4 chức năng đó là: Tổng kết thông tin; Phân định
mức độ quan trọng của câu chuyện; Là yếu tố dễ nhận thấy trong việc trình bày; và
gây cảm tình đối với người xem.
Tít tin bài trong chương trình thời sự Đài THVN hiếm khi có cấu trúc một từ, đa
phần là tít có cấu trúc một ngữ, hoặc một câu.
Các ví dụ:
“Hội nghị thượng đỉnh ASEAN – EU”
19


“Nguy cơ tan rã đại học, cao đẳng ngoài công lập”
“Mạo danh chữ kí sửa đổi hiến pháp”
Tít giúp người xem có được cái nhìn chung nhất về vấn đề họ đang theo dõi, có
thể kịp thời theo được nhịp độ phát sóng (nếu có bỏ lỡ vài phút trước đó). Ngoài ra,
tít giúp gây ấn tượng mạnh tới khán giả, làm cho khán giả bị thu hút vào tin, bài
đang được phát sóng đó.

20


KẾT LUẬN
Ngôn ngữ truyền hình là một trong những yếu tố quan trọng nhất tạo nên sức
hấp dẫn của truyền hình đối với khán giả. Phát huy được những mặt tích cực, cũng
như áp dụng đúng các quy tắc, quy định về việc sử dụng chuẩn ngôn ngữ trên
truyền hình là một vấn đề cấp thiết đối với không chỉ đài THVN, mà cả ở các đài
địa phương.

Chương trình thời sự đã trở thành một trong những chương trình “xương sống”
của mỗi đài Truyền hình, chính vì vậy, mỗi chương trình thời sự đều phải có sự
chuẩn bị cực kì kỹ lưỡng, tỉ mẩn, nhất là trong khâu biên tập các văn bản để chuyển
thể thành lời dẫn trên sóng truyền hình. Người biên tập cần chú ý nhất để tránh khỏi
sự sai sót đáng tiếc.
Ngôn ngữ của dân tộc ta là một ngôn ngữ đa sắc tộc, chính vì vậy việc phát
huy, bảo tồn, cũng như áp dụng nó như thế nào vào trong báo chí, đặc biệt là báo
truyền hình cũng là một vấn đề mà các nhà làm báo đều hết sức lưu tâm. Chính vì
vậy, em hy vọng việc tìm hiểu về đặc điểm của ngôn ngữ truyền hình thông qua các
chương trình thời sự 19h cũng mang một phần giá trị thiết thực như thế.

21


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Báo chí truyền hình tập 1 + 2, NXB Thông Tấn
2. Nguyễn Đức Dân “Ngôn ngữ báo chí - Những vẫn đề cơ
bản”.
3. Nguyễn Đức Dân, Lô gíc – ngữ nghĩa – cú pháp, Nxb. Đại
học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
4. Hữu Quỳnh, Ngữ pháp tiếng Việt hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà
Nội.
5. Vũ Quang Hào “ Ngôn ngữ báo chí” NXB ĐHQG HN
Và một số tài liệu khác.

22




×