Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Tiểu luận : Bàn về phong cách ngôn ngữ của bác hồ trong tác phẩm đường kách mệnh cực hay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.29 KB, 10 trang )

Tiểu luận:

Bàn Về Phong Cách Ngôn Ngữ Của Chủ
Tịch Hồ Chí Minh Trong Tác Phẩm
“Đường Cách Mệnh”
( sưu tầm)

Nghiên cứu “đường kách mệnh”, chúng tôi tìm hiểu hoàn
cảnh hình thành và đặc điểm phong cách của tác phẩm này, tác
phẩm lý luận chính trị phổ cập dầu tiên bác viết bằng tiếng việt.
“Đường cách mệnh” là bản tập hợp các bài giảng trong các
lớp huấn luyện cho thanh niên ở quảng châu, viết năm 1926.
“Đường kách mệnh” được viết theo một phong cách giản dị,
sáng sủa. Tác phẩm được trình bày dưới hình thức vấn đáp. Hơn
100 câu hỏi xoáy quanh những vấn đề nóng bỏng đặt ra trước
những người quan tâm đến vận mệnh nước nhà: “ vì sao chúng
ta muốn sống thì phải kách mệnh? Vì sao kách mệnh là việc
chung cả dân chúng chứ không phải việc một hai người? ai là
bạn ta? kách mệnh thì phải làm thế nào?”. Bác đã giải đáp những
vấn đề có ý nghĩa trọng đại đó về chiến lược của cách mạng
bằng những lời lẽ dễ hiểu như lời ăn tiếng nói của quần chúng.


Về mặt từ vựng, bác triệt để sử dụng từ ngữ của ngôn ngữ
dân gian. Những từ nôm này đôi khi được dùng với nghĩa mới,
để diễn đạt các khái niệm mới. Các từ này dễ hiểu, và trong
nhiều trường hợp, có tính hình ảnh, có giá trị gợi cảm lớn:
“Kông nông là gốc kếch mệnh” kòn học trò, nhà buôn nhỏ,
điền chủ nhỏ cũng bị tư bản áp bức song không cực khổ bằng
công nông, ba hạng ấy chỉ là bầu bạn kách mệnh của công
nông”.


“Công nông là gốc kách mệnh, phải có chính đảng để dẫn dắt
công nông làm cách mệnh”
Một số từ, thường được dùng trong khẩu ngữ, dưới ngòi bút
của bác, được dung rất đắt, đôi khi rất dí dỏm:
“ Đế quốc anh thì tham lam, muốn hốt (tài nguyên của mỹ)
về cho mình kả”…”kinh tế Mỹ rất khốn đốn, nên từ năm 1770
dân mỹ tức mình, tẩy chay Anh”.
Tuy sinh ra và lớn lên ở miền trung, rồi lại đi hoạt động cách
mạng ở nước ngoài nhưng bác vẫn viết “Đường cách mệnh” căn
bản bằng ngôn ngữ thống nhất của cả nước.
Một số từ địa phương được dùng trong tác phẩm không phải
là khó hiểu, mà còn có tác dụng gợi cảm; một số từ đang đi vào
kho tàng ngôn ngữ của toàn dân: “vua thấy dân chộn rộn thì bắt
bớ những người tuyên truyền và tổ chức”.
Trong việc cấu tạo từ ngữ, nói chung, bác theo quy tắc ghép
từ của tiếng việt. thời bấy giờ, trên sách báo hiện tượng ghép từ
theo quy tắc của tiếng hán còn phổ biến,
Trong “ Đường kách mệnh” cũng còn những tổ hợp như bị
áp bức dân tộc liên hiệp hội, tuyên truyền bộ… nhưng nhiều tổ
hợp do bác đặt ra theo quy tắc ghép từ của tiếng việt: zai cấp bị
áp bức, đảng cộng sản…
Bác tận dụng những phương tiện cú pháp độc đáo của khẩu
ngữ, làm cho lời văn gần gũi với ngôn ngữ nhân dân.


Trong khẩu ngữ của tiếng việt có hiện tượng tăng them đại
từ “nó” vào giữa danh từ chủ ngữ và động từ làm vị ngữ, gọi là
hiện tượng chủ ngữ được tăng cường. Trong một số câu nói về
kẻ địch , bác dùng hiện tượng này để vừa tỏ thái độ khinh miệt
kẻ thù, vừa nhấn mạnh điều cần nói:

“ Pháp nó sợ, nên cấm chúng ta học, kấm chúng ta xem…”
Thông thường, khi nhiều động từ làm vị ngữ tùy thuộc vào
một chủ ngữ, thì chủ ngữ chỉ xuất hiện một lần trước động từ
đầu tiên và không cần đặt trước động từ tiếp theo, nhưng bác đã
đặt thêm đại từ để nhấn mạnh và làm cho câu văn gần gũi với
khẩu ngữ:
“ Địa chủ xem nông nô như súc vật, nó cho sống được sống,
nó bắt chết phải chết. khi nó cần tiền thì nó đem nông nô đi bán
như bán trâu bò”.
Trong câu phức hợp, theo phong cách khẩu ngữ, nhiều khi
bác không dùng liên từ phụ thuộc, mà câu văn vẫn gọn gàng,
sáng sủa, mạnh mẽ.
“ việc gì (dù) khó cho mấy. (nếu ) quyết tấm làm thì làm
chắc được: (nếu) ít người làm không nổi, nhiều người đồng tâm
hiệp lực thì làm phải nổi. (nếu) đời này làm chưa xong, đời sau
nối tiếp thì phải xong”.
Ngoài ra, bác còn sử dụng hàng loạt biện pháp khác để dân
chủ hóa lời nói.
Các khái niệm tương đối trừu tượng, khó hiểu đối với nhân dân
ta thời bấy giờ, được bác diễn đạt thành những ý cụ thể. Bác
viết: “ trong 100 người thì đến 90 người là dân cày”. ( không viết
90% dân số là nông dân). “khi bàn rồi thì bỏ thăm, ý kiến nào
được nhiều người theo hơn thì được. (không viết :sau khi thảo
luận thì biểu quyết theo nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số).
Các từ ngữ, thuật ngữ chưa quen thộc được giải thích ngắn
gọn. tất nhiên lời giải thích đó chưa phải là những định nghĩa
đầy đủ nhưng cũng lột tả được ý chính:


“Kách mệnh là kái cũ, đỗi ra cái mới, phá cái xấu đỗi ra cái

tốt. kèm theo những lời giải thích đó là những ví dụ về cách
mạng khoa học kĩ thuật, trong kinh tế học để minh họa cụ thể.
Một điều rất thú vị là bác thường dựa và tục ngữ để giải
thích các khái niệm mới. tục ngữ là sản phẩm trí tuệ tập thể, đúc
kết kinh nghiệm lao động trong cuộc sống lao động, đâu tranh
của quần chúng nên tục ngữ để giải thích là dựa vào vốn hiểu
biết của người đọc để giảng giải khái niệm mới. phương pháp đó
có tính khoa học và tính sư phạm cao.
Hợp tác xã là một khái niệm mới mẻ đối với đồng bào,
nhưng nghe bác giải thích , ai cũng thấy tư tưởng về hợp tác xã
vốn đã có trong dân tộc ta. Bác viết: “ tục ngữ (…) kó những kâu
“ nhóm lại thành giàu, chia nhau thành khó” và “ một cây làm
chẳng nên non, nhiều cây chụm lại thành hòn núi cao”. Lý luận
hợp tác xã đều ở trong những điều ấy”. kế đó , bác đưa ra những
ví dụ rất sát với đời sống, với ý nghĩ, tình cảm của người nông
dân: “mỗi người mang một kái kột, một tấm tranh ở riêng mỗi
người một nơi, thì lều chẳng ra lều, nhà chẳng ra nhà. Nhóm
những cột ấy, tranh ấy, sức ấy, làm ra một cái nhà rộng rãi, bề
thế, rồi an hem ở chung với nhau. ấy là hợp tác lại thí zụ, mười
người muốn ăn cơm, mỗi người dọn dẹp riêng của người nấy thế
thì mất biết bao nhiêu củi, nước, công phu và thì gi. Hợp tác xã
là góp gạo thổi cơm chung cho khỏi hao củi tốn công, lại có
nhiều fần vui vẻ”. chắc chắn rằng nông dân nghe giải thích như
vậy có thể bước đầu hiểu được ý nghĩa và lợi ích của hợp tác xã.
Nhiều khái niệm hoặc sự kiện xa lạ được bác miêu tả theo
cách nhìn, cách cảm nghĩ của nhân dân ta, đặc biệt là của nông
dân. ở nước nga không có trâu nhưng khi giải thích về chế độ
nông nô trong nước nga cũ, bác so sánh việc “ địa chủ bán nông
nô như bán trâu bán bò” để nhân dân ta dễ quan niệm.
Bác không viện dẫn sách kinh điển theo lỗi bác học mà nắm

vững ý của Mác, Ăng-ghen, Lê-nin rồi diễn đạt thành những lời


lẽ rất tự nhiên, sinh động. cuối bản tuyên ngôn của đảng cộng
sản, mác và Ăng-ghen viết: “ Trong cuộc cách mạng ấy, những
người vô sản chẳng mất gì hết ngoài những xiềng xích trói buộc
họ. Trong cuộc cách mạng ấy họ giành được cả một thế giới về
mình” , bác không lệ thuộc vào nguyên văn ; mà nắm ý của mác
, Ăng-ghen, rồi diễn đạt thành một câu, tuy ý nghĩa nó thay đổi
chút ít nhưng rất gọn gàng, rất việt nam: “ Kông nông là tay
không chân rỗi, nếu thua thì chỉ mất một cái kiếp khổ, nếu được
thì được cả thế giới”. thành ngữ “ tay không chân rỗi” có tính
hình ảnh, cụ thể, làm cho câu văn có màu sắc dân tộc. So với câu
nguyên văn rất tây “chẳng mất gì hết ngoài những xiềng xích trói
buộc họ” thì câu của bác “ chỉ mất một cái kiếp khổ” rất độc đáo,
rất quần chúng.
Tư tưởng của Mác “ Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại” và
tư tưởng của Lê-nin – sự phát triển tư tưởng của mác trong hoàn
cảnh lịch sử mới- “ Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp
bức đoàn kết lại!” được bác diễn đạt một cách thấm thía : “ Thợ
thuyền và dân cày trong thế giới là anh em, khi anh em xứ này
rủi ro thì anh em xứ khác phải giúp đỡ”. Về sau này khi giải
thích cho phụ nữ về vấn đề đó, bác nói:
“Lọ là thân thích ruột rà
Công nông thế giới đều là an hem”.
Cũng theo tinh thần và tình cảm đó , chào mừng đại biểu của
các đảng an hem đến dự đại hội đảng lần thứ ba, bác nói:
“ Quan sơn muôn dặm một nhà
Bốn phương, vô sản đều là anh em”
Cách so sánh cách, chọn hình ảnh của bác mang tính dân gian

sâu sắc.
Bác vận dụng rất linh hoạt sang tạo các hình ảnh có sẵn trong
truyện cổ tích. Bác sử dụng câu chuyện đời xưa về bó đũa để


khuyên răn đồng bào ba miền trung, nam, bắc đoàn kết thành
một khối chặt chẽ, đừng “ Người nam thì nghi người trung,
người trung thì khinh người bắc nên nỗi yếu sức đi như đũa mỗi
nơi một chiếc”.
Các hình ảnh do bác tạo ra rất độc đáo, rất gần gũi với sinh
hoạt của nhân dân. Bác ví tình cảnh tư bản pháp một mặt bị đức
xâm lược một mặt bị cách mạng tiến công như cảnh nhà cháy từ
2 bên. Bác so sánh đảng của giai cấp công nhân như người cầm
lái, phong trào cách mạng như con thuyền , chủ nghĩa cộng sản
như la bàn chỉ phương hướng : “ Đảng có vững, kách mệnh mới
thành công, cũng như người cầm lái vững thuyền mới chạy. đảng
muốn vững phải có chủ nghĩa làm cốt … đảng không có chủ
nghĩa cũng giống con người không có trí khôn, tàu không có kim
chỉ nam”.
Trong “ Đường kách mệnh “, đôi khi ta cũng gặp những câu
có vần, có đối, phảng phất màu sắc của thơ văn cổ điển. đó cũng
là một trong những điểm phân biệt văn của bác với văn của
nhiều cây bút trẻ, chỉ cốt diễn đạt được ý tưởng , chưa khai thác
được đặc sắc tinh hoa của ngôn ngữ dân tộc . Câu văn có vần, có
đối của của bác nghe nhịp nhàng, uyển chuyển nhưng hoàn toàn
thoát ra khỏi những quy tắc cứng nhắc của văn biền ngẫu, vẫn
rất đơn giản, rất hiện đại.
Bác thường dùng phương pháp phản đối để nêu bật lên
những cảnh trái ngược nhau. Miêu tả tình trạng bất công trong
chế độ cũ ở nước ta, dưới thời thống trị của thực dân pháp, bác

phác họa ra cảnh những người thợ mỏ việt nam quanh năm vất
vả: “ Ăn chẳng đủ ăn, mặc không có mặc, đau không kó thuốc,
chết không có hòm” và cảnh bọn chủ mỏ người tây không bao
giờ nhúng tay đến việc gì mà “ ăn sung mặc sướng, lên ngựa
xuống xe” , mỗi năm lãi 17 triệu đồng thằng chủ tây làm ra hay
công nhân làm ra??


Bác ca ngợi nhân dân pháp tuy đói rách, khổ cực “ người
không kó nón, kẻ không có cày, áo rách quần tua, mặt gầy bụng
đói” , “ lương thực ít, sung ống thiếu nhưng chỉ nhờ gan kếch
mệnh là trong dẹp nội loạn, ngoài phá cường quyền”. cuối cùng,
bác kết luận về sức mạnh của người cách mạng bằng một câu có
vần, có đối như câu tục ngữ:
“ Một người kách mệnh kó gan, hơn một ngàn người vô chi”.
Khi cần thiết bác cũng nhập vào tiếng việt những từ ngữ mới,
những cách diễn đạt mới. Theo sự khảo sát bước đầu của chúng
tôi, thông qua “ Đường kách mệnh” bác đã nhập vào kho từ của
tiếng việt một số từ ngữ như : sách lược, hợp tác xã. Dân chủ tập
trung…
Câu văn của bác gọn gàng, sáng sủa, lượng thông tin cao. Bác
tra đặt những câu ngắn gọn, đơn giản nhưng đơn giản mà không
đơn điệu. để diễn đạt nhanh gọn, có khi bác dùng câu đặc biệt
chỉ gồm một, hai từ, nhưng khi cần lập luận, cần nhấn mạnh để
gây những ấn tượng sâu sắc, bác cũng sử dụng những cầu phức
hợp với những điệp ngữ, đồng vị ngữ…
Trả lời câu hỏi : “ Kách mệnh của an nam cũng là một bộ
phận trong kách mệnh quốc tế không? “ bác viết:
“ Nên lắm, kách mệnh an nam cũng là một bộ phận trong
cách mệnh thế giới. ai làm cách mệnh trong thế giới đều là đồng

chí của an nam cả. Đã là đồng chí, thì sung sướng cực khổ phải
có nhau. Hống zì dân an nam đương lúc tranh đấu với đế quốc
chủ nghĩa pháp, chắc là về sau sẽ có nhiều người làm kếch mệnh
phải hi sinh, fai khốn khổ, fai cần an hem trong thế giới zúp
zùm”.
Về vấn đề phiên âm tiếng nước ngoài ra tiếng việt , bác có
chủ trương rất mới, rất sáng suốt. khuynh hướng chủ yếu thời
bấy giờ là phiên âm ra tiếng hán: mạnh đức tư cưu (montesquieu
), lộ dịch thập tử ( louis 14) , sông lê nhân ( sông rhin). Đối với
các từ đã quen dùng và gồm hai âm tiết như : mỹ, ấn độ, nhật


bản, bác vẫn giữ nguyên cách phiên âm qua tiếng hán, các từ
dùng chưa thật phổ biến, bác phiên âm trực tiếp từ ngôn ngữ
gốc: ca-na-đa, mông-tes-ki-ơ, krom-ven. Nguyên tác phiên âm
này cho đến nay vẫn còn áp dụng.
Thấy rõ những điểm chưa hợp lí trong chữ quốc ngữ bác đã
dùng chữ z thay chữ d và gi, k thay c,f thay ph, d thay đ, bỏ h
trong ngh… đó là những cải tiến có cơ sở khoa học, làm cho chữ
viết của ta theo nghuên tác âm vị học một cách triệt đẻ hơn.
Một vấn đề được đặt ra là: tại sao bác- người đã viết những
áng văn như: “ bán án chế độ thực dân”, “truyện và ký” bằng
tiếng pháp “ như một ngòi bút phương tây sắc sảo, rất diêu
luyện, rất pháp”, và sau này viết “ nhật ký trong tù” bằng chữ
hán với phong cách đường tống- lại viết “ đường cách mệnh”
bừng lối phổ cập, giản dị như thế?
Điều này chỉ có thể lý giải bằng quan điểm của bác đối với
mục đích và đối tượng phục vụ của văn chương.
Văn chính luận công khai đương thời là thứ văn của học giả,
bàn về những vấn đề cao siêu, phục vụ cho các tầng lớp trên

trong xã hội. là một nhà cách mạng vô sản đã từng lăn lộn trong
phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân quốc tế.
bác viết sach báo nhằm mục đích tuyên truyền giải thích chủ
nghĩa mác- leenin., đường lối chính sách của cách mạng để giác
ngộ nhân dân. Đối tượng phục vụ chủ yếu của bác là công nông.
Viết “ đường kách mệnh”, bác “ chỉ ước ao sao đồng bao xem
rồi thì nghĩ lại, nghĩ rồi thì tỉnh dậy. tỉnh rồi thì đứng lên đoàn
kết với nhau mà làm kếch mệnh. Văn chương và hi vọng sách
này chỉ ở trong hai chữ kếch mệnh!kếch mệnh! Kếch mệnh!”.
Những quan niệm rất kách mệnh của bác hồ về mục đích và
đối tượng của văn chương có tác dụng quyết định đối với việc
lựa chọn phong cách viết. các cây bút lớp trước quan niệm văn là
một thứ cao siêu phục vụ cho số ít người có học thức nên thường
có lối hành văn cầu kì, khó hiểu. theo bác, văn là công cụ phục


vụ công nông nên cần viết gọn gang, dễ hiểu. tất nhiên, cần quan
niệm một cách biện chứng về tính giản dị của văn bác. “ tuyên
ngôn độc lập” mà bác long trọng công bố trước đồng bào cả
nước. sự ra đời 18 sau “ đường kách mệnh”, là một áng văn bất
hủ. lời lẽ hung hồn, đanh thép; “ lời kêu gọi toàn quốc kháng
chiến” thì thiết tha, hung tráng, phảng phất hào khí hịch tướng sĩ
văn; còn “ đường kách mệnh” ra đời trong hòa cảnh” hơn hai
mươi triệu đồng bào hấp hối trong vòng tử địa”, trình độ văn
hóa, chính trị còn thấp kém, nên phải viết dưới hình thức phổ
cập, phải “ nói cho vắt tắt, zễ hiểu, zễ nhớ”.
Diễn đạt lý luận Mác- Lênin, đường lối chính sách của đảng,
kiến thức khoa học cao của thời đại thành lời lẽ dễ hiểu, hấp dẫn
đối với công nông là một việc rất khó khăn, một khoa học đồng
thời là một nghệ thuật, bác có thể làm được việc này, vì có

những điều kiện sau đây:
Bác thấm nhuần sâu sắc chủ nghĩa mấc- leenin, có kiến thức
triết học , lịch sử, văn học đông tây, kim cổ uyên bác và vốn
sống thực tế phong phú , tích lũy được qua đấu tranh cách mạng
ở trong và ngoài nước, nhờ vậy, bác có thể lựa chọn được những
điểm cốt yếu nhất, những sự kiện điển hình có sức thuyết phục
mạnh mẽ nhất để nói, để viết.
Là một nhà yêu nước, một nhà văn hóa lớn, bác có ý thức
sâu sắc đối với việc giữ gìn và sử dụng tiếng mẹ đẻ “ thứ của cải
vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc”. vốn ngôn ngữ
dân gian bác tiếp thu được lúc thiếu thời ở vùng quê nghệ an, ở
trung và nam trung bộ, vẫn tiếp tục được bồi bổ một cách có ý
thức ở nước ngoài, thông qua những thanh niên của ba miền đất
nước đi hoạt động cách mạng, những học trò và đồng chí của
bác. Do có quan điểm quần chúng sâu sắc, nắm vững được ngôn
ngữ, thâm nhập được lối cảm nghĩ của quần chúng, bác có cách
hành văn rất gần gũi với lời ăn tiếng nói của quần chúng.


Bác nắm vững và sử dụng thành thạo nhiều ngoại ngữ :
tiếng pháp, tiếng anh, tiếng nga, tiếng hàn cổ và hiện đại… bác
đọc nhiều nguyên tác của các nhà văn nổi tiếng trên thế giới, bác
là một cây bút sắc sảo của nhiều tờ báo pháp, nga… do am hiểu
nhiều ngoại ngữ, do độc nhiều tác phẩm xuất sắc , do viết nhiều,
bác tiếp thu và vận dụng nhuần nhuyễn nhiều cách diễn đạt mới,
gọn gang, trong sáng.
Những điều kiện đó đã làm cho văn phong của “ đường kách
mệnh” khác với văn phong của các cây bút đương thời: vừa có
cái giản dị, mộc mạc của lời nói dân gian, vừa tiếp thu được cái
gọn gàng trong sáng của văn pháp, vừa giữ được yếu tố cân đối

nhịp nhàng của văn cổ điển.
Bằng cuốn “ đường kách mệnh” , bác đã đặt cơ sở đầu tiên
cho văn chính luận cách mạng việt nam để sau này chúng ta có
những tác phẩm chính luận sắc bén, có tính đảng, tính nhân dân
sâu sắc.
( theo ngôn ngữ số 2-1973)



×