ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN VŨ QUANG
TRUNG TÂM ỨNG DỤNG KHKT VÀ BẢO VỆ CÂY TRỒNG VẬT NUÔI
TÀI LIỆU
KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY CHANH LEO
Tác giả: Phan Anh Toản
Phan Thị Như Trang
Hà Tĩnh, năm 2016
QUY TRÌNH TRỒNG TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CHANH LEO (CHANH DÂY)
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về diện tích trồng Chanh leo (chanh dây, mác
mác hay lạc tiên) và giúp bà con nông dân hiểu thêm về loại cây trồng này. Chúng tôi
xin giới thiệu quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc, bón phân hợp lý cho cây Chanh
leo (dây) để đạt hiểu quả cao hơn.
I. ĐẶC ĐIỂM:
- Tên tiếng Việt: Chanh leo (chanh dây, lạc tiên) – TNNo.1
- Tên khoa học: Passiflora edulis Sims, Passifloraceae, Violales, Passiflora.
- Tên tiếng anh: TN No.1 Passion fruit seed plant
- Nguồn gốc: Đài Loan Mô tả về cây giống: TN No.1:
Dây đa niên, nửa gỗ, dài đến 15 m. Cây đạt độ trưởng thành ở 12 tháng tuổi, tuổi
thọ 4-5 năm. Thân tròn cạnh, xanh, mang tua dài và lá ở mỗi đốt. Lá mọc xen, mang lá
kèm ở mỗi đốt. Cuống lá dài 2-5 cm, mang phiến lá có 3 thùy dài, kích thước lá 10-15
x 12-25 cm, bìa phiến có răng cưa nhỏ, tròn đầu.
Hoa đơn độc, mọc từ nách lá, đẹp, thơm, đường kính 7,5-10 cm với cuống dài 2-5
cm. 5 cánh hoa + 5 đài hoa trắng mọc xen nhau, bên trên là 2 lớp tràng (corona) với
các sợi trắng (dài 2-3 cm), ửng tím ở gốc rất đẹp. Mỗi hoa mang 5 nhị đực với 5 chỉ
dính nhau thành ống ở đáy và tách rời ở phần mang bao phấn.
quả hình cầu đến bầu dục, kích thước 4-12 x 4-7 cm, màu tím sậm, tự rụng khi
chín. Ngoại quả bì (vỏ quả) cứng; trung quả bì màu xanh; nội quả bì màu trắng. quả
mang rất nhiều hột có cơm mềm, phần cơm (hột) chứa nhiều acid được thu hoạch.
II. YÊU CẦU KHÍ HẬU, ĐẤT ĐAI:
Cây chanh leo (dây) nói chung không kén đất, nhưng tốt nhất là chọn đất thoát
nước tốt, không để đọng nước. Đất có thành phần cơ giới nhẹ, tầng canh tác sâu >50
cm, độ mùn trên 1% và pH 5,5-6. Ở vùng đất bằng phẳng, ấm áp, ẩm ướt, chanh leo
(dây) phát triển rất tốt.
Chanh leo (dây) đòi hỏi khí hậu ấm và ẩm, lượng mưa trung bình từ 1.600mm trở
lên, phân bố đều, đặc biệt trong thời kỳ ra hoa ít bị mưa bão. Nhiệt độ thích hợp từ 16
– 30oC, không có sương muối.
Giống quả tím thích hợp vùng á nhiệt đới, cao độ 1000-1200m so mặt biển cho
chất lượng quả tốt. Ngược lại giống quả vàng thích hợp vùng nhiệt đới, độ cao <600m.
III. KỸ THUẬT TRỒNG
1. Nhân giống:
Hiện nay tại Lâm Đồng chủ yếu sử dụng giống quả tím (Đài nông F1), khả năng
tự thụ phấn cao, ít biến dị, có thể nhân giống bằng hạt. Để tăng khả năng chống chịu
sâu bệnh, tuyến trùng và khả năng sinh trưởng phát triển người ta dùng giống quả tím
2
2
ghép lên gốc ghép là giống quả vàng. Giống phải sạch bệnh, cây giống có đỉnh sinh
trưởng (ngọn) mập khỏe, bộ rễ rậm, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
2. Chuẩn bị đất trồng:
Cây Chanh leo (dây) trồng được trên mọi địa hình. Thích hợp với các loại đất
thoáng xốp, giàu chất hữu cơ như: Đất thịt nhẹ, đất đỏ Bazan … Đất quá chua hoặc
quá kiềm cũng ảnh hưởng tới sinh trưởng phát triến của cây.
- Làm sạch cỏ dại, cào san cho mặt đất bằng phẳng.
- Trên các địa hình đất dốc nên làm các rãnh thoát nước tránh rửa trôi, xói mòn.
- Đào hố kích thước 60 x 60 x 60cm, bỏ lớp đất mặt 1 bên. Bón vôi 0,5 kg/hố sau
đó tiến hành bón lót phân chuồng 10-15kg + 0,5 kg lân/hố. Trộn đều với lớp đất mặt.
3. Mật độ khoảng cách trồng:
Tùy theo điều kiện đất đai và khả năng thâm canh, có thể trồng các mật độ:
400 cây/ha:
khoảng cách 5x5 m
500 cây/ha:
khoảng cách 4x5 m
625 cây/ha:
khoảng cách 4x4 m
830 cây/ha:
khoảng cách 3x4 m (mật độ trồng tại Vũ Quang)
4. Làm giàn:
Do là loài cây leo nên cần làm giàn. Có thể làm theo kiểu giàn mướp hoặc kiểu
chữ T. Giàn kiểu chữ T chanh leo (dây) phát triển tốt hơn do ánh sáng tiếp xúc bề mặt
tán lớn, hạn chế nấm bệnh. Nên làm giàn cao 1,8-2m với các trụ tre, gỗ hoặc bê tông,
bên trên căng lưới thép với khoảng cách ô vuông 40 x 40cm cho cây leo.
5. Kỹ thuật trồng
- Ở những vùng khí hậu phù hợp có thể trồng được quanh năm. Riêng ở Vũ
Quang thời vụ trồng thuận lợi từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, phù hợp
nhất là từ tháng 11 năm trước đến tháng 2 năm sau (Đông - Xuân).
- Phân bón lót như phân chuồng hoai, phân vi sinh, phân Đạm, Lân, NPK … theo
liều lượng thích hợp trộn đều với lớp đất mặt vào trong hố.
- Dùng dao sắc cắt bầu nilong, đặt cây con xuống giữa hố, lấp đất nhẹ xung quanh
gốc. Sau trồng cần tưới nước nhẹ để giữ ẩm (nếu không có mưa).
6. Quy trình bón phân
Áp dụng quy trình bón phân chuyên dùng cho cây Chanh leo (dây).
6.1. Bón lót:
Ngoài số lượng phân chuồng, Lân, Vôi theo tập quán, cần bón theo quy trình sau:
1,5 - 2 kg phân Hữu cơ vi sinh + 0,1 - 0,2 kg NPK 15-9-13+TE/cây.
6.2. Bón thúc:
3
3
- Từ khi trồng đến cây con 2 tháng tuổi: Bón: 0,1 - 0,2 kg NPK 15-913+TE/cây cho mỗi lần bón. Tháng bón 2 lần.
- Từ 2 tháng tuổi đến 6 tháng tuổi: Bón 0,2 - 0,3 kg NPK 15-9-13+TE /cây cho
mỗi lần bón. Tháng bón 2 lần.
- Chanh leo (dây) thời kỳ kinh doanh: Bón 0,1 - 0,2 kg NPK 15-9-13+TE/cây
cho mỗi lần bón, kết hợp 0,5 - 1 kg phân Hữu cơ vi sinh/cây. Tháng bón 2 lần.
7. Chế độ chăm sóc
7.1. Tưới nước
Cây chanh leo (dây) là loại cây cần độ ẩm cao, lượng nước nhiều và thường
xuyên vì vậy thường tưới 2 ngày 1 lần, nhất là vào mùa khô cần tưới lượng nước nhiều
hơn sẽ giúp cho cây ra chồi, ra hoa và đậu quả liên tục, yêu cầu nước nhiều ở giai đoạn
làm quả và phát triển quả nếu thiếu nước sẽ làm rụng hoa, quả hoặc quả teo lại.
7.2. Cắt tỉa, tạo tán
Việc cắt tỉa tạo tán nên làm thường xuyên tạo ra các cành thứ cấp mới phân bố
đều trên mặt giàn giúp cho cây ra hoa đậu quả được tốt hơn.
Khi cây đã lên giàn cần tạo hình, tỉa cành thường xuyên, đặc biệt là tỉa bớt lá vào
thời kỳ mùa mưa vừa để hạn chế nấm bệnh phát triển gây hại đồng thời nhằm ức chế
sinh trưởng, giúp cho cây ra nhiều nụ, đậu nhiều quả.
Việc cắt tỉa được tiến hành thường xuyên. Sau thu hoạch cắt hết tất cả các cành
trên mặt giàn đã cho quả. Để lại thân và các cành từ mặt đất tới giàn. Sau đó cây sẽ ra
chồi mới, phân cành cấp 2, 3 và các cành quả. Nếu chanh leo (dây) không được đốn tỉa
hoàn toàn vào cuối năm, sang năm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và phát triển,
đặc biệt làm hạn chế đến năng suất.
IV. PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH
1. Bệnh hại:
Chanh leo (dây) thường gặp một số bệnh như bệnh thối rễ (héo rũ, thối hạch, thối
thân), bệnh đốm nâu (brown spot) là loại bệnh phổ biến nhất, do nấm Alternaria
passiflorae gây nên, bệnh ghẻ (scab) do nấm Cladosporium horbarum, bệnh đốm do
Septoria gây nên.
1.1. Bệnh thối rễ (héo rũ, thối hạch, thối thân)
a. Tác nhân gây bệnh: Do các loại nấm gây hại như: Phytophthora cinnamomi,
Sclerotinia sclerotiorum, Fusarium solani, Glomerella cinsulata.
b. Triệu chứng:
Ban đầu do nấm Phytophthora xâm nhập gây hại, gây ra sự rối loạn và phá hủy
cây, mở đường cho sự tấn công của nấm Fusarium, Sclerotinia, Glomerella, … làm
vàng lá, thối ngọn, thối gốc rễ và chết cây.
Triệu chứng trên lá, ban đầu lá chuyển sang màu xanh nhạt, sau đó cây héo, lá
rụng.
4
4
Trên thân cành, bệnh gây ra các thương tổn lây lan quanh thân cành làm gãy cành
phía trên vết bệnh. Những vết xơ cứng màu tối là nguồn nấm lưu tồn từ mùa này sang
mùa khác, có thể được tìm thấy trên những chồi cây.
Trên quả, những quả bị xây xát, có vết thương, những quả yếu gặp thời tiết có
sương mù hoặc mưa dễ bị nhiễm bệnh. Quả bị bệnh xuất hiện các vết nứt màu đen,
thối mềm lan khắp quả, làm quả rụng.
Bệnh phát triển một cách chậm chạp, đến khi quá trình gây hoại tử hết vòng
quanh cổ rễ thì cây chết. Nơi gốc bị thối xuất hiện các vệt nấm, khuẩn ty màu trắng
hoặc nâu và phía dưới vết bệnh có quả thể màu đỏ thẫm.
c. Nguồn bệnh và quá trình lây lan:
Bào tử nấm có thể tồn tại nhiều năm trong đất bằng bào tử hậu và lây lan qua
nước, công cụ sản xuất, vườn ươm, cây giống. Những chân đất thấp trũng, có mầm
mống bệnh và những vùng đất đã từng trồng cây trồng khác bị bệnh tương tự đều dễ bị
nhiễm bệnh.
Cây bị các vết thương cơ giới ở vùng cổ rễ thì dễ bị nhiễm bệnh hơn, bệnh thường
có liên quan tương tác với tuyến trùng, kiến, mối, sâu hại ở thân, gốc, rễ.
Bệnh phát sinh mạnh trong điều kiện khí hậu nóng và ẩm. Ở nhiệt độ 18-20 oC
thuận lợi cho bệnh phát triển.
Sức đề kháng của cây tăng lên theo tuổi cây. Do vậy ở những cây còn nhỏ, ít
tháng tuổi thì dễ bị nhiễm bệnh hơn so với những cây lớn, nhiều tháng tuổi.
d. Quản lý, phòng trừ bệnh:
- Sản xuất và chọn nguồn giống sạch bệnh.
- Tránh trồng mới hay ươm cây trên các khu vực đã xảy ra bệnh, chọn đất trồng
có khả năng thoát nước tốt, tránh trồng nơi đất trũng thoát nước kém. Hạn chế tối đa
mọi tác động có thể gây vết thương cho cây.
- Thoát nước tốt, tránh ngập úng để giảm thiểu mầm bệnh. Trước khi trồng cần
phải lấp hố tạo thành mô cao hơn so với mặt đất 20-30 cm. Tránh hiện tượng trồng quá
sâu, đặc biệt là tại vị trí trồng hố không lấp hết tạo thành lòng chảo đọng nước vào
mùa mưa.
- Tránh tủ cỏ, xác bã thực vật dễ bị nhiễm bệnh sát gốc, đặc biệt là trong mùa
mưa.
- Không nên tưới dư thừa nước, trong vườn cây có nhiều cây bị bệnh, tránh tưới
phun lên tán cây và tưới tràn nhằm hạn chế mầm bệnh lây lan lên cành lá, quả và từ
cây bệnh sang cây khác.
- Bón phân cân đối, đúng thời kỳ, bón bổ sung thêm phân hữu cơ vi sinh.
- Cắt tỉa cành tăm, cành khô, cành sâu bệnh, cành yếu không mang quả, vệ sinh
vườn thường xuyên, thu gom và tiêu hủy. Dùng dung dịch vôi hoặc Boocđô 2% quét
gốc, thân, cành cấp 1 (thân, cành dưới dàn). Hàng năm nên bón thêm vôi vào vùng đất
xung quanh hệ thống rễ.
- Có thể phun phòng định kỳ sau khi thu hoạch quả, cắt tỉa cành lá và trước mùa
mưa bằng một trong các loại thuốc như: Champion 57.6DP, Anvil 50SC, Benlate
50WP, Kasuran 47WP, Ridomil 68WG, …
- Khi thấy bệnh phát triển với vết bệnh nhũn nước, chảy nhựa ở thân cành hoặc rễ
5
5
thì tiến hành cạo bỏ vết bệnh, cắt bỏ những rễ bị bệnh, quét vào thân cành và tưới vào
gốc rễ dung dịch thuốc Ridomil 68WG, Aliette 800WG, Recide 72WP 2-3 lần, cách
nhau 7-10 ngày/lần. Đồng thời cung cấp thêm nấm đối kháng Trichoderma cùng với
phân hữu cơ hoai mục.
- Nếu trong vườn có nhiễm tuyến trùng, kiến, mối, sâu hại gốc rễ thì rải thuốc
Regent 0,3G hoặc Tango 800WG để tiêu diệt.
1.2. Bệnh đốm nâu.
a. Nguyên nhân: Do nấm Alternaria passiflorae gây ra.
b. Triệu chứng:
Trên lá, các vết đốm có viền nâu, vết đốm thường kéo dài dọc theo gân lá và khô
ở trung tâm.
Trên thân, vết bệnh lớn hơn có độ dài lên tới 30 mm, và khi chúng gây hại ở nách
lá có thể làm rụng cả cuống lá, chết những dây leo.
Trên quả, những đốm màu nâu nhạt, tròn và lõm xuống; chúng có thể liên kết
thành những vết bệnh lớn và sản sinh ra khối bào tử màu nâu đỏ.
Bào tử hình thành trên lá, thân và quả, được phán tán, lây lan bởi nước và gió.
Trong điều kiện thời tiết nóng và ẩm ướt thuận lợi cho bệnh phát triển. Bệnh thường
xuất hiện và gây hại nặng vào mùa xuân và cuối mùa hè đầu mùa thu.
c. Biện pháp phòng trừ
- Sản xuất và chọn nguồn giống sạch bệnh.
- Hạn chế tối đa mọi tác động có thể gây vết thương cho cây.
- Bón phân cân đối, hợp lý và đầy đủ cả phân đa lượng, phân vi lượng, bón bổ
sung thêm phân hữu cơ vi sinh.
- Khử trùng dụng cụ trước khi cắt tỉa bằng nước Javel khi chuyển từ cây này sang
cây khác để tránh sự lây nhiễm.
- Vệ sinh vườn cây thường xuyên, kiểm tra vườn để phát hiện, cắt bỏ các cành,
cây bị bệnh, chết mang ra khỏi khu vực vườn và tiêu huỷ. Phun ngừa khi cây ra lộc
non, sau thu hái quả, trước mùa mưa bằng các loại thuốc gốc đồng.
- Khi cây bị nhiễm bệnh có thể sử dụng các loại thuốc hoá học như Benlate
50WP, Mancozeb 72WP, Champion 57.6DP, Kasuran 47WP, Anvil 50SC, Hecwin
50SC hay thuốc gốc đồng theo liều lượng khuyến cáo. Có thể phun định kỳ 7-10
ngày/lần.
1.3. Bệnh sần sùi (đốm bẩn)
a. Nguyên nhân: Do nấm Septoria passiflorae gây ra.
b. Triệu chứng:
Bệnh gây hại ở lá, thân và quả, bị nặng có thể làm rụng lá và giảm năng suất cây
trồng. Bệnh thường xuất hiện trong suốt mùa hè và mùa thu.
Trên bề mặt lá, ban đầu xuất hiện các vết đốm nhỏ xíu, hình dạng không đều, mọc
nổi trên lá, vết đốm phát triển chuyển dần sang màu nâu sáng, bị nặng nhanh chóng
làm lá rụng kéo dài.
Trên thân, đốm xuất hiện như ở trên lá, ban đầu vết bệnh nhỏ nổi lên trên thân về
sau vết đốm bị lõm sâu vào thân. Bệnh có thể làm cành đọt hư hại và làm chết dây.
6
6
Trên quả, tương tự như trên lá và thân, ban đầu là những đốm nhỏ xanh đậm dạng
dầu, chúng phát triển thành những vết gần tròn dạng giọt dầu hoặc hình tròn thô;
những đốm này phát triển, liên kết với nhau kéo thành những thương tổn gây nên quả
rụng.
c. Biện pháp phòng trừ:
- Sử dụng phân bón cân đối và hợp lý, tránh bón quá nhiều đạm đặc biệt là trong
điều kiện mùa mưa.
- Tăng cường bón thêm các loại phân trung, vi lượng có các chất như: Mg, Ca, Si,
Cu, Mn, Bo, Fe, …
- Vệ sinh đồng ruộng, thường xuyên cắt tỉa chồi, lá bệnh, quả bệnh và đem tiêu
hủy, tưới đủ nước, giữ nước trong mùa khô.
- Thường xuyên kiểm tra vườn để phát hiện bệnh. Cắt bỏ các cành, cây chết mang
ra khỏi khu vực vườn và tiêu huỷ. Phun ngừa khi cây ra lộc non, sau thu hái quả, trước
mùa mưa bằng các loại thuốc gốc đồng.
- Sử dụng một trong các loại thuốc hoá học sau để phun phòng trừ như Champion
57.6DP, Anvil 50SC, Benlate 50WP, Kasuran 47WP, Ridomil 68WG hay thuốc gốc
đồng theo liều lượng khuyến cáo. Có thể phun định kỳ 7-10 ngày/lần để phòng trừ.
2. Sâu hại:
- Các loại ruồi đục quả Dacus dorsalis, Dacus cucurbitae. Dùng thuốc diệt ruồi
SOFRI protein, chỉ cần phun dưới tán mỗi cây một khoảng 30 cm x 30cm cách mặt đất
0,8 – 1,0m, hoặc mật độ ruồi ít thì 1 cây phun 1 cây chừa, sẽ dẫn dụ ruồi ăn và chết.
Dùng bẫy dẫn dụ Methyl Eugenol (Vidubon…) hoặc tự làm bằng dấm pha đường
và ít thuốc trừ sâu, đặt rải rác cách 5-10 m một bẫy.
- Nhện đỏ, rệp: Dùng các loại thuốc Nissoran, commite, Bifentox 30ND,
Vibamec 1.8EC, Vineem 1500EC, supracide 40EC … liều lượng sử dụng theo khuyến
cáo trên bao bì sản phẩm.
- Bọ trĩ (Thips), rầy các loại: Vertimec, Tập kỳ, Mospilan, Vineem1500EC,
Confidor...để phòng trừ.
Khi phun thuốc chú ý tránh thời gian cây nở hoa vào sáng sớm, ảnh hưởng đến
khả năng thụ phấn của hoa.
Cần thăm đồng ruộng thường xuyên để phát hiện sâu bệnh hại kịp thời để phòng
trừ có hiệu quả tốt. Nên áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp.
V. THU HOẠCH VÀ BẢO QUẢN
- Thu hoạch nên tiến hành đồng loạt, thu tất cả các quả gần chín và chín hoàn toàn
nhằm đạt trọng lượng quả tối đa cho năng suất cao. Thu hoạch tránh làm cho vỏ quả bị
trầy xước cơ học làm ảnh hưởng đến mẫu mã và vi sinh vật gây hại xâm nhập vào
trong quả.
- Bảo quản nơi thoáng mát, chọn phân loại quả trước khi đóng hộp vận chuyển.
7
7
8
8