Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Đề cương ôn tập học kỳ 2 môn công nghệ 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.61 KB, 4 trang )

Trường THCS Phước Nguyên
Tổ Sinh – Hóa

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II MÔN CÔNG NGHỆ 7
Phần II: LÂM NGHIỆP
Câu 1: Nêu vai trò của rừng và nhiệm vụ của trồng rừng?

• Vai trò của rừng:
-

Làm sạch môi trường không khí: hấp thụ các loại khí độc hại, bụi trong không khí.

-

Phòng hộ: Phòng gió bão, hạn chế lũ lụt, hạn hán, bảo vệ cải tạo đất.

-

Cung cấp nguyên liệu phục vụ đời sống sản xuất, xuất khẩu.

-

Nơi nghiên cứu khoa học và sinh hoạt văn hoá khác như tồn tại hệ sinh thái.

• Nhiệm vụ trồng rừng:
Trồng rừng để thường xuyên phủ xanh đất lâm nghiệp, trong đó có:
-

Trồng rừng sản xuất: lấy nguyên liệu phục vụ cho đời sống và xuất khẩu

-



Trồng rừng phòng hộ: phòng hộ đầu nguồn, trồng rừng ven biển,...

-

Trồng rừng đặc dụng: vườn Quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên và môi trường rừng để
nghiên cứu khoa học, văn hóa, lịch sử và du lịch

Câu 2: Em hãy cho biết hậu quả của việc phá rừng? Là học sinh em phải làm gì để bảo
vệ rừng?
• Hậu quả của việc phá rừng:
-

Làm tăng diện tích đất trống, đồi trọc, diện tích đất bị xói mòn và làm giảm độ phì nhiêu
của đất, tăng quá trình sạc lở đất.

-

Thường xuyên xảy ra lũ lụt, hạn hán.

-

Làm khí hậu biến đổi, gây ô nhiễm môi trường.

-

Làm mất cân bằng sinh thái, suy giảm sự đa dạng của động thực vật.

• Nhiệm vụ của học sinh: tự suy nghĩ trả lời


Phần III: CHĂN NUÔI
Câu 3: Hãy trình bày mục đích của chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi? Có những
phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn nào?
Mục đích:
• Chế biến thức ăn: Làm tăng mùi vị, tăng tính ngon miệng, dễ tiêu hóa, làm giảm bớt
khối lượng, giảm độ thô cứng và khử bỏ chất độc hại.
• Dự trữ thức ăn: Nhằm giữ thức ăn lâu hỏng và luôn có đủ nguồn thức ăn cho vật
nuôi.


Phương pháp:
-

Chế biến:
• Phương pháp vật lý: cắt ngắn, nghiền nhỏ, xử lý nhiệt (rang, hấp, luộc,...)
• Phương pháp hóa học: đường hóa tính bột, kiềm hóa rơm rạ,...
• Phương pháp vi sinh vật: ủ men
• Tạo thức ăn hỗn hợp.

-

Dự trữ:
• Làm khô: cỏ, rơm và các loại củ, hạt,...
• Ủ xanh các loại rau cỏ tươi xanh

Câu 4: Kể tên một số phươmg pháp sản xuất thức ăn giàu protein, giàu gluxit và thức ăn
thô xanh mà em biết ?
a/ Phương pháp sản xuất thức ăn giàu protein :
-


Nuôi và khai thác nhiều sản phẩm thủy sản nước mặn và nước ngọt

-

Nuôi và tận dụng nguồn thức ăn động vật như giun đất, nhộng tằm

-

Trồng xen và tăng vụ để có nhiều cây và hạt họ đậu.

b/ Phương pháp sản xuất thức ăn giàu Gluxit và thức ăn thô xanh:
-

Luân canh, xen canh, gối vụ để sản xuất nhiều lúa, ngô, khoai, sắn

-

Tận dụng đất vườn, rừng, bờ mương để trồng nhiều loại cỏ, rau xanh

-

Tận dụng sản phẩm phụ trong trồng trọt như rơm, rạ, thân ngô, lạc, đỗ

Câu 5: Vai trò của chuồng nuôi? Thế nào là chuồng nuôi hợp vệ sinh?
-

Vai trò của chuồng nuôi:

• Giúp vật nuôi tránh được những thay đổi của thời tiết đồng thời tạo ra một tiểu khí hậu
thích hợp cho vật nuôi.

• Giúp vật nuôi hạn chế tiếp xúc với mầm bệnh (vi trùng, ký sinh trùng gây bệnh).
• Giúp thực hiện qui trình chăn nuôi khoa học.
• Giúp quản lý tốt đàn vật nuôi, thu được chất thải làm phân bón, làm khí gas, tránh gây ô
nhiễm môi trường.
• Góp phần nâng cao năng suất chăn nuôi.
-

Tiêu chuẩn chuồng nuôi hợp vệ sinh:
• Nhiệt độ thích hợp. ( Ấm về mùa đông,thoáng mát về mùa hè.)
• Độ ẩm trong chuồng 60% - 75%.
• Độ thông thoáng: tốt, không có gió lùa.
• Độ chiếu sáng phù hợp với từng loại vật nuôi.
• Lượng khí độc ( amoniac, hydrosunphua) trong chuồng ít nhất.


Câu 6: Theo em, tại sao nên làm chuồng quay về hướng Nam hay Đông – Nam, không
nên chọn hướng Bắc?
Khi làm chuồng phải có cửa hướng về phía Nam hoặc Đông Nam để tận dụng ánh sáng ban
mai và gió hướng Nam mát mẻ, nếu làm cửa hướng về phía Bắc sẽ không tận dụng được
ánh sáng mặt trời chiếu vào hợp lí, mùa đông có gió mùa đông bắc lùa mạnh gây nguy hiểm
cho sức khỏe vật nuôi.
Câu 7: Hãy nêu nguyên nhân gây bệnh ở vật nuôi ? Giải thích câu “Phòng bệnh hơn
chữa bênh”
-

Nguyên nhân gây bệnh ở vật nuôi:

• Yếu tố bên trong là : yếu tố di truyền
• Yếu tố bên ngoài là : + Cơ học ( chấn thương )
+ Lí học ( nhiệt độ cao )

+ Hóa học ( ngộ độc )
+ Sinh học : ▪ Kí sinh trùng ▪ Vi sinh vật
-

Giải thích câu “phòng bệnh hơn chữa bệnh”

Nếu con vật đã bị bệnh sẽ tốn tiền thuốc chữa, con vật sút cân, giảm sức khỏe có thể bị chết
nếu chữa không khỏi bệnh. Nếu phòng bệnh tốt con vật không bị ốm, sẽ không phải tốn
tiền, công sức để chữa bệnh. Vậy phòng bệnh có lợi hơn.
Câu 8: Phân biệt bệnh truyền nhiễm và bệnh thông thường. Lấy ví dụ
Bệnh truyền nhiễm

Bệnh thông thường

- Do vi sinh vật ( vi rút, vi khuẩn,…) - Không phải do vi sinh vật gây ra.
gây ra
- Lây lan nhanh thành dịch.

- Không lây lan nhanh, không thành
dịch.

- Gây tổn thất lớn : làm chết nhiều vật - Ít tổn thất, vật nuôi ít khi bị chết.
nuôi , lây truyền bệnh cho người,…
- VD: bệnh cúm gà , dịch tả lợn , heo - VD: bị ngộ độc thức ăn, bị giun sán,
tai xanh, lở mồm long móng ...
chấy rận,…
Câu 9: Cho biết tác dụng của vắc xin, những điểm cần chú ý khi sử dụng vắc xin.
a Tác dụng của vắc xin
Khi đưa vắc xin vào cơ thể vật nuôi khỏe mạnh, cơ thể phản ứng lại bằng cách sinh ra
kháng thể chống lại sự xâm nhiễm của mầm bệnh tương ứng, khi mầm bệnh xâm nhập lại,

cơ thể vật nuôi có khả năng tiêu diệt mầm bệnh, vật nuôi không bị mắc bệnh gọi là vật nuôi
đã có khả năng kháng bệnh.
b Lưu ý khi sử dụng:
-

Vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi khỏe (chưa nhiễm bệnh, nếu tiêm vắc xin cho vật nuôi
đang ủ bệnh thì vật nuôi sẽ phát bệnh nhanh hơn. Hiệu lực của vắc xin phụ thuộc vào
sức khỏe vật nuôi)

-

Khi sử dụng phải tuân theo chỉ dẫn trên nhãn thuốc.


-

Đã pha phải dùng ngay. Sau khi dùng vắc xin còn thừa phải xử lí theo đúng quy định.

-

Thời gian tạo miễn dịch sau khi tiêm từ 2-3 tuần

-

Sau khi tiêm phải theo dõi vật nuôi 2-3 giờ tiếp theo. Nếu thấy vật nuôi phản ứng thuốc
phải dùng thuốc chống dị ứng.

PHẦN IV: THỦY SẢN
Câu 10: Nuôi thủy sản có vai trò gì trong nền kinh tế và đời sống xã hội? Cho ví dụ?
-


Cung cấp thực phẩm cho xã hội (tôm, cua, cá, ốc,...)

-

Cung cấp thức ăn cho gia súc, gia cầm (cua, ốc, trai, bột cá, bột tôm,....)

-

Cung cấp nguyên liệu cho xuất khẩu và công nghiệp chế biến. (tôm đông lạnh, cá ba sa
xuất khẩu, cung cấp nguyên liệu để sản xuất các loại thức ăn đóng hộp,...)

-

Làm sạch môi trường nước. (cá ăn các loại ấu trùng, rong rêu trong nước)

Câu 11: Nước nuôi thủy sản có những màu nào? Vì sao chúng có những màu khác
nhau như vậy?
• Nước nuôi thủy sản có các màu:
-

Màu nõn chuối hoặc vàng lục: nước này chứa nhiều thức ăn dễ tiêu

-

Màu tro đục, xanh đồng: vùng nước nghèo thức ăn tự nhiên

-

Màu đen, mùi thối: nước có chứa nhiều khí độc


• Nước nuôi thủy sản có nhiều màu khác nhau là do:
-

Nước có khả năng hấp thụ và phản xạ ánh sáng

-

Có các chất mùn hòa tan

-

Trong nước có nhiều sinh vật phù du

Câu 12: So sánh sự khác nhau của thức ăn tự nhiên và nhân tạo?
-

Thức ăn tự nhiên: Có sẵn trong nước gồm có: vi khuẩn, thực vật thủy sinh, động vật phù
du, động vật đáy và mùn bã hữu cơ.

-

Thức ăn nhân tạo: Do con người cung cấp trực tiếp.Có 3 loại: Thức ăn tinh, thức ăn thô,
thức ăn hỗn hợp.



×