Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Trình bày nguồn gốc và sự phát triển của ngôn ngữ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.12 KB, 16 trang )

Lêi nãi ®Çu
***
Phần 1: Mục lục
Phần 2: Lời nói đầu
I.
1.
2.
2.1
2.2
2.3
2.4
2.5
3.
3.1.
3.2.
II.
1.

1.1
1.2
1.3
1.4
1.5
2.
3.

3.1
3.2
4.

4.1


4.2

Nguồn gốc của ngôn ngữ
Khái niệm về ngôn ngữ
Một số giả thuyết về nguồn gốc của ngôn ngữ
Thuyết tượng thanh
Thuyết cảm thán
Thuyết tiếng kêu trong lao động
Thuyết khế ước xã hội
Thuyết ngôn ngữ cử chỉ
Những thiếu sót chung của các thuyết về nguồn gốc ngôn ngữ
Vấn đề nguồn gốc ngôn ngữ
Điều kiện nảy sinh ra ngôn ngữ
Tiền thân của ngôn ngữ loài người
Sự phát triển của ngôn ngữ
Quá trình phát triển của ngôn ngữ
Ngôn ngữ bộ lạc và các biến thể của nó
Ngôn ngữ khu vực
Ngôn ngữ dân tộc và các biến thể của nó
Ngôn ngữ văn hóa và các biến thể của nó
Ngôn ngữ cộng đồng tương lai
Các hình thức của ngôn ngữ
Cách thức phát triển của ngôn ngữ
Ngôn ngữ phát triển từ từ, liên tục, không đột biến, nhảy vọt
Ngôn ngữ phát triển không đồng đều giữa các mặt
Những nhân tố khách quan và chủ quan làm cho ngôn ngữ biến đổi và phát triển
Nhân tố khách quan
Nhân tố chủ quan

Phần 3: Kết luận

Tài liệu tham khảo

Lêi nãi ®Çu
***
1


Dẫn Luận Ngôn Ngữ

Không phải chỉ có chúng ta hôm nay mới tự hỏi: ngôn ngữ của con người
ra đời từ đâu? nhờ ai? nhờ cái gì?... Việc đặt những vấn đề đại loại như thế và
lời giải đáp cho chúng, thực ra đã có không ít và có từ lâu, thậm chí từ xa xưa.
Khi đức tin vào sức mạnh sáng tạo vạn năng nơi Thượng Đế bị đổ vỡ (vì chẳng
bao giờ có Thượng Đế cả) thì không ai còn nghĩ rằng Thượng Đế đã tạo ra loài
người chúng ta và cho ta ngôn ngữ để ta biết nói như biết thở vậy.
Người ta cũng đã cố gắng đi tìm nguồn gốc ngôn ngữ ở trần gian,
nơi ngôn ngữ đang tồn tại và hoạt động. Thế là các giải thuyết như: thuyết
tượng thanh, thuyết về tiếng kêu động vật, thuyết về tiếng kêu trong phối hợp
lao động, thuyết cảm thán bộc lộ tâm lí tình cảm, thuyết quy ước xã hội… lần
lượt xuất hiện. Ngày nay, bình tĩnh mà xét, các giả thuyết đó đều có phần đúng
của nó, nhưng tiếc thay, chỉ đúng được với một vài sự kiện hoặc hiện tượng
ngôn ngữ mà thôi. Nhìn nhận như thế về nguồn gốc ngôn ngữ, thật chẳng khác
nào lấy một vài cây đã vội kết luận cho rừng bởi vì “thấy cây mà chẳng thấy
rừng”. Sau đây là một số giải thuyết cụ thể về nguồn gốc và sự phát triển của nó

Nguồn gốc của ngôn ngữ

I.
1.


Khái niệm về ngôn ngữ
Ngôn ngữ là một hệ thống các đơn vị (âm vị, hình vị, từ, câu) và những
quy tắc kết hợp để tạo thành lời nói trong giao tiếp. Những đơn vị ngôn ngữ và
2


quy tắc kết hợp các đơn vị ngôn ngữ để tạo thành lời nói được cộng đồng sử
dụng ngôn ngữ ấy quy ước và được phản ánh trong ý thức của họ.
2.

Một số giả thuyết về nguồn gốc của ngôn ngữ
Từ thời xa xưa, con người đã quan tâm đến vấn đề nguồn gốc của
ngôn ngữ. Nhưng suốt trong thời gian dài từ cổ đại đến thời trung thế kỷ,
người ta vẫn lẫn lộn vấn đề nguồn gốc với vấn đề lý luận nhận thức. Chỉ từ
thời kỳ Phục Hưng trở đi, vấn đề nguồn gốc ngôn ngữ mới được rọi dưới
những ánh sáng mới
Hiện nay đã có trên 500 giả thuyết về nguồn gốc của ngôn ngữ. Sau
đây là một số giả thuyết phổ biến:

a.

Thuyết tượng thanh
Thuyết tượng thanh manh nha từ thời cổ đại, phát triển mạnh vào thế kỷ
17 đến thế kỷ 19. Theo thuyết này, toàn bộ ngôn ngữ nói chung và các từ riêng
biệt của nó đều là do ý muốn tự giác hay không tự giác của con người bắt chước
những âm thanh của thế giới bao quanh. Cơ sở của thuyết này là trong tất cả các
ngôn ngữ đều có một số lượng nhất định các từ tượng thanh và từ sao phỏng.
Nhưng những người theo thuyết này không tính đến các điểm sau: Một là, muốn
bắt chước các âm thanh tự nhiên con người phải có các cơ quan phát âm đã phát
triển, có tiếng nói và tư duy hoàn thiện. Hai là, những từ tượng thanh và từ sao

phỏng trong mỗi ngôn ngữ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ so với những từ cần thiết và
thường dùng nhất. Ba là, tính tượng thanh là quy ướ, tức là trong những ngôn
ngữ khác nhau, từ tượng thanh cùng mô phỏng một sự vật có sự khác nhau. Hơn
nữa, có nhiều từ trong ngôn ngữ này là tượng thanh nhưng trong ngôn ngữ khác
lại không tượng thanh. Ví dụ “cười ha ha: trong tiếng Nga là XOXOTATь
nhưng trong tiếng Pháp là “rire aux esclats”

b.

Thuyết cảm thán
Thuyết cảm thán phát triển mạnh vào thế kỉ XVIII - đến thế kỉ XX.
Những người chủ trương thuyết này cho rằng ngôn ngữ loài người bắt nguồn từ
những âm thanh của mừng, giận, buồn, vui,… phát ra lúc tình cảm bị xúc động.
Trong một số trường hợp, đó là những thán từ - những tinsn hiệu của cảm xúc
và ý chí của chúng ta. Trong các trường hợp khác thì có thể xem xét mối liên hệ
gián tiếp giữa âm hưởng của từ và trạng thái cảm xúc của con người. Cơ sở của
thuyết này là sự tồn tại trong các ngôn ngữ những thán từ và những từ phái
sinhh từ thán từ. Ví dụ, các từ: ối, á, ôi, a ha,…. trong tiếng Việt.
3


c.

Thuyết tiếng kêu trong lao động
Thuyết này xuất hiện vào thế kỉ XIX trong các công trình của các nhà duy
vật như L.Naure, K.Biukher. Theo thuyết này, ngôn ngữ đã xuất hiện từ những
tiếng kêu trong lao động tập thể. Một phần có thể là những tiếng hổn hển do
hoạt động cơ năng mà phát ra, nhịp theo lao động, những âm thanh đó sau này
trở thành tên gọi của động tác lao động, một phần là những tiếng kêu của người
nguyên thuỷ muốn người khác đến với mình trong quá trình lao động... Lí

thuyết này cũng có cơ sở thực tế trong sinh hoạt lao động của con người hiện
nay.
Tiếng kêu trong lao động có cơ sở thực tế trong sinh hoạt lao động của
con người hiện nay. Các tác giả đã nói đến nhu cầu phối hợp lẫn nhau trong lao
động tập thể nhưng không nói rõ được điều kiện nảy sinh của ngôn ngữ. Mối
quan hệ giữa ngôn ngữ và lao động được giải thích quá thô sơ; với lý thuyết
trên, những động vật có thể phát ra tiếng thở và có đời sống tập thể cũng có thể
tạo ra ngôn ngữ

d.

Thuyết khế ước xã hội
Thuyết này bắt nguồn từ một số ý kiến của nhà triết học cổ đại Democrit,
thịnh hành vào thế kỉ XVIII với Adam Smith và Russo. Theo thuyết này thì
ngôn ngữ là do con người thoả thuận với nhau mà ra. Adam Smith nó khế ước
xã hội là khả năng đầu tiên làm cho ngôn ngữ hình thành. Russo lại cho rằng,
loài người trải qua hai giai đoạn: giai đoạn đầu là giai đoạn tự nhiên, con người
là một bộ phận của tự nhiên, nguồn gốc của ngôn ngữ là cảm xúc (xem phần
trên). Giai đoạn sau là giai đoạn văn minh, ngôn ngữ là sản phẩm của khế ước
xã hội.
Muốn có khế ước xã hội để tạo ra ngôn ngữ thì phải có ngôn ngữ trước
đã. Người nguyên thủy chưa có ngôn ngữ không thể nào bàn bạc với nhau về
phương ấn tạo ra ngôn ngữ. Muốn quy ước với nhau, con người phải có ngôn
ngữ và tư duy phát triển

e.

Thuyết ngôn ngữ cử chỉ
Thuyết này thịnh hành vào thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX. Đại biểu của
thuyết này là Wundt, nhà tâm lý học Đức thế kỷ 19 và Marr, nhà ngôn ngữ học

Nga. Những người chủ trương thuyết này cho rằng ban đầu con người chưa có
ngôn ngữ thành tiếng, để giao tiếp với nhau người ta dùng tư thế của thân thể và
của tay. Vunter (thế kỉ XIX) cho rằng bộ điệu về nguyên tắc cũng giống với âm
thanh, dù là bộ điệu về nguyên tắc cũng giống với âm thanh, dù là bộ điệu về
nguyên tắc cũng giống với âm thanh, dù là bộ điệu tay hay âm thanh cũng đều
4


là động tác biểu hiện. Marr (đầu thế kỉ XX) khẳng định ngôn ngữ cử chỉ tồn tại
cách đây 1 triệu đến 1 triệu rưỡi năm còn ngôn ngữ âm thanh chỉ có cách đây 5
vạn đến 50 vạn năm. Theo ông, ngôn ngữ cử chỉ có thể biểu thị tư tưởng, khái
niệm hình tượng hoá, có thể dùng làm công cụ giao tiếp giữa các thành viên
trong cùng một bộ lạc và với cả các bộ lạc khác, có thể là công cụ phát triển
khái niệm của mình. Ngôn ngữ thành tiếng lúc đầu chỉ là ngôn ngữ của các đạo
sĩ dùng để giao tiếp với các vật tổ của mình. Ông nói: Ban đầu cái ngôn ngữ
thành tiếng được dùng tới không thể không có tính chất thần bí, từ cá biệt của
nó được xem như một thứ gì huyền diệu khiến người ta phải trọng vọng. Người
ta quý trọng nó như giữ gìn cái bí mật không thể cho người khác biết, giống như
bây giờ người ta vẫn không để cho ai biết thứ ngôn ngữ của người đi săn riêng
biệt, huyền diệu vậy.
Việc sử dụng cử chỉ trong giao tiếp là có thật. Tuy nhiên, cử chỉ là yếu tố
cận ngôn ngữ, đi kèm theo ngôn ngữ. Không có cơ sở để nói rằng nó là ngôn
ngữ đầu tiên của con người

 Những thiếu sót chung của các thuyết về nguồn gốc ngôn
ngữ







Tách rời ngôn ngữ khỏi tư duy, cho tư duy có trước ngôn ngữ.
Tách rời nguồn gốc ngôn ngữ khỏi nguồn gốc của con người cho rằng con
người ra đời trước ngôn ngữ
Không tính đến chức năng giao tiếp của ngôn ngữ.
Không tính đến chức năng giao tiếp của ngôn ngữ
Không tính đến vai trò của lao động trong quá trình hình thành con người và
ngôn ngữ

3.

Vấn đề nguồn gốc ngôn ngữ

a.

Điều kiện nảy sinh ra ngôn ngữ

o

Bắt chước âm thanh, nhu cầu biểu hiện tình cảm, động vật và trẻ sơ sinh,
thuyết tiếng kêu trong lao động rồi khế ước xã hội đều không nói rõ được
điều kiện nảy sinh ra ngôn ngữ
Ngôn ngữ ra đời hoàn toàn không phải do ý muốn bắt chước âm
thanh của tự nhiên hay nhu càu biểu hiện cảm xúc của người nguyên thủy cũng
không phải do sự cần thiết phát ra tiếng kêu trong lao động tập thể, do khế ước
xã hội hay nhu cầu giao tiếp của các đạo sĩ với các vật tổ. Bắt chiếc âm thanh
cũng vậy vì bản thân sự bắt chước âm thanh không nói lên sự bắt chước như vậy
để làm gì. Động vật và trẻ sơ sinh biết biểu hiện tình cảm nhưng chúng đều
5



không có ngôn ngữ. Nếu loài người chỉ biết biểu hiện tình cảm mà mà tạo nên
ngôn ngữ thì về căn bản họ không thể tạo ra ngôn ngữ được vì họ sớm có ngôn
ngữ để biểu hiện tình cảm rồi. Thuyết tiếng kêu trong lao động dường như cũng
nói đến nhu cầu phối hợp lẫn nhau trong lao động tập thể nhưng vẫn không nói
rõ được điều kiện nảy sinh của ngôn ngữ vì như vậy những động vật có thể phát
ra tiếng thở và có đời sống tập thể cũng có thể tạo ra ngôn ngữ. Thuyết khế ước
xã hội lại còn phi lí hơn bởi vì phải tạo ra ngôn ngữ đã. Người nguyên thủy
chưa có ngôn ngữ không thể bàn bạc để tạo ra ngôn ngữ.
Tóm lại tất cả thuyết trên đều không thể giải thích được ngôn ngữ đã
nảy sinh trong điều kiện nào.
o

Công cụ lao động làm lao động của con người trở nên sáng tạo và công cụ tư
duy của con người đã phát triển.Tư duy không tồn tại trần trụi, thoát khỏi
ngữ liệu. Do vậy, tư duy hình thành thì ngôn ngữ cũng ra đời.
Bước quyết định trong quá trình vượn biến thành người là sự kiện đôi tay
được giải phóng,con người có thể chế tạo ra công cụ lao động điều mà bất cứ
một loài vượn nào có thể làm đc.Kiến trúc loài ong cũng khá tinh vi nhưng
chúng không sáng tạo không tự giác.Chúng chỉ lao động bằng cơ quan thuần túy
sinh vật học chứ không có công cụ nên không có sự tiến bộ nào trong lao
động,mãi nghìn năm sau chúng vẫn làm như bây giờ mà thôi.Nhờ lao động bằng
công cụ mà tư duy con người đã phát triển.

o

Ngôn ngữ sinh ra là do nhu cầu, sự cần thiết phải giao tiếp.Nhu cầu giao tiếp
ấy của con người cũng lại do lao động quyết định.
Sự phát triển của lao động đã đưa đến kết quả tất yếu là thắt chặt thêm

những mối quan hệ giữa thành viên của xã hội bằng cách tạo ra rất nhiều trường
hợp để con người giúp đỡ lẫn nhau,hợp tác với nhau làm mỗi cá nhân ngày càng
ý thức hơn với lợi ích của sự hợp tác ấy. Tóm lại những con người đang được
hình thành đó đã đạt tới mức đối với nhau họ có những điều phải nói mới được.
Do tư duy trừu tượng phát triển nên nội dung mà con người cần trao đổi với
nhau ngày càng phong phú và ngược lại. Lao động quyết định nhu cầu tạo ra
ngôn ngữ.

o

Khả năng tạo ra ngôn ngữ của con người cũng bắt nguồn từ lao động (tư
duy trừu tượng, khả năng phát âm rõ ràng)
Muốn có ngôn ngữ phải có tư duy trừu tượng và khả năng phát âm rõ
ràng thì thành quả của tư duy trừu tượng mới trở thành yếu tố ngữ nghĩa của
ngôn ngữ.
6


Tóm lại, con người cũng như tư duy trừu tượng và ngôn ngữ cùng ra đời
một lúc dưới tác động của lao động. Lao động quyết định nhu cầu tạo ra ngôn
ngữ. Lao động cũng quyết định khả năng tạo ra ngôn ngữ của con người. Lao
động đã quyết định sự ra đời của ngôn ngữ
b.

Tiền thân của ngôn ngữ loài người
Những giả thuyết về nguồn gốc của ngôn ngữ trước Mác nếu không giải
thích được những điều kiện tạo ra ngô ngữ thì ít nhiều đều hướng đến tiền thân
của ngôn ngữ loài người. Ngôn ngữ, với tư cách là hệ thống tín hiệu thứ hai,
phải bắt nguồn từ hệ thống tín hiệu thứ nhất ở con người. Hệ thống tín hiệu thứ
hai, phải bắt nguồn từ hệ thống tín hiệu thứ nhất của con người. Hệ thống tín

hiệu thứ nhất là tất cả những ấn tượng, cảm giác và biểu tượng thu được từ bối
cảnh tự nhiên bên ngoài thông qua những phản xạ, kích thích ở mọi dạng cảm
giác: thính giác, thị giác, xúc giác…Hệ thống tín hiệu thứ nhất tiến hành giao
tiếp trong phạm vi tư duy hình tượng. Sự giao tiếp như vậy rất đơn sơ nhưng
dầu sao vẫn có tác dụng giao tiếp. Phạm vi của hệ thống tín hiệu thứ nhất ở
người nguyên thủy rất rộng. Bất cứ hình tượng nào mà bộ máy cảm giác hình
thành nên đều có thể trở thành cái biểu hiện của hệ thống tín hiệu thứ nhất.
Nhưng không phải ngôn ngữ bắt nguồn từ tất cả hệ thống tín hiệu thứ nhất. Vì
ngôn ngữ lấy âm thanh làm vật kích thích, lấy nội dung khái niệm làm nội dung
chính cho những vật kích thích ấy cho nên chỉ bộ phận hệ thống tín hiệu thứ
nhất lấy âm thanh làm vật kích thích, có tác dụng giao tiếp, mới trở thành ngôn
ngữ
Với cách hiểu trên, một phần sự bắt chước âm thanh, bộ phận tiếng kêu
trong lao động, tiếng kêu cảm thán có tác dụng giao tiếp với tư cách là hệ thống
tín hiệu thứ nhất, đều có thể trở thành những bộ phận cấu thành ngôn ngữ sau
này.
Ngôn ngữ với tư cách là hệ thống tín hiệu thứ 2 phải bắt nguồn từ hệ
thống tín hiệu thứ nhất ở con người (ấn tượng, cảm giác, biểu tượng thu
được…) Hệ thống tín hiệu thứ nhất tiến hành giao tiếp trong phạm vi tư duy
hình tượng một mặt lấy hình tượng mà bộ máy cảm giác nhận được làm cái biểu
hiện còn cái được biểu hiện là tư duy hình tượng.Sự giao tiếp như vậy rất đơn
sơ vì nó không có tư duy trừu tượng nhưng vẫn có tác dụng giao tiếp.
Một phần của sự bắt chước âm thanh là nguồn gốc của một số thành phần
ngôn ngữ. Nhưng phải là âm thanh do sự vật phát ra để làm làm tín hiệu giao
tiếp.

7


Những bộ phận tiếng kêu trong lao động, tiếng kêu cảm thán có tác dụng

giao tiếp với tư cách là hệ thống tín hiệu thứ nhất. Đều có thể trở thành bộ phận
cấu thành của ngôn ngữ sau này.

Sự phát triển của ngôn ngữ

II.
1.

Quá trình phát triển của ngôn ngữ
Sự phát triển của xã hội loài người, từ các thị tộc, bộ lạc nguyên thủy đến
các dân tộc ngày nay trải qua những chặng đường khúc khuỷu, quanh co, rất
phức tạp, trong đó, quá trình thống nhất và quá trình phân ly chồng chéo lẫn
nhau. Ngôn ngữ phát sinh và phát triển cùng với xã hội loài người nên nó cũng
trải qua những chặng đường khúc khuỷu, quanh co, cũng phải tuân theo quy luật
thống nhất và phân ly như thế. Qua mỗi chặng đường, ngôn ngữ cũng được thay
đổi về chất. Trong toàn bộ quá trình phát triển của ngôn ngữ, có các bước quan
trọng sau:

1.1.

Ngôn ngữ bộ lạc và các biến thế của nó
Mỗi bộ lạc bao gồm nhiều thị tộc, vì các thị tộc trong một bộ lạc có quan
hệ rất chặt chẽ với nhau cho nên không có ngôn ngữ riêng cho từng thị tộc mà
cả bộ lạc có một ngôn ngữ chung. Như vậy, những ngôn ngữ đầu tiên của loài
người là những ngôn ngữ bộ lạc.Trong thực tế thì cứ mỗi bộ lạc có một ngôn
ngữ.Ở chỗ nào có hai bộ lạc đã suy yếu hợp lại với nhau thì rất ít khi trong cùng
một bộ lạc người ta lại nói hai ngôn ngữ rất gần nhau. Do sự phân chia của một
bộ lạc đã hình thành một số bộ lạc độc lập, có họ hàng với nhau. Cùng với sự
phân li đó, ngôn ngữ của các bộ lạc này cũng phát triển những nét riêng độc lập.
Đó là những biến thể về mặt cội nguồn của cùng một ngôn ngữ bộ lạc. Khi hợp

nhất một số bộ lạc thành liên minh bộ lạc, tuy các ngôn ngữ bộ lạc ấy vẫn giữ
được tính chất cội nguồn của mình và có thể phát triển những nét chung trong
điều kiện hợp nhất của liên minh bộ lạc, nhưng dầu sao liên minh bộ lạc cũng
chỉ có tính chất "liên minh", thường là tạm thời cho nên ngôn ngữ riêng của
từng bộ lạc vẫn giữ vai trò chủ yếu

1.2.

Ngôn ngữ khu vực
Các bộ lạc, bộ tộc, liên minh bộ lạc đến một lúc nào đó thì tan rã, nhường
bước cho sự ra đời của các dân tộc. Sự xuất hiện và phát triển của các dân tộc
gắn liền với việc mở rộng và tăng cường các mối liên hệ kinh tế, chính trị và
nhà nước.
8


Dân tộc là một khối cộng đồng ổn định, hình thành trong lịch sử, dựa trên
cơ sở cộng đồng về ngôn ngữ, về lãnh thổ, về sinh hoạt kinh tế và về cấu tạo
tâm lí biểu hiện bằng cộng đồng về văn hoá. Như vậy, dân tộc có thể bao gồm
các bộ lạc hoàn toàn khác nhau, nói tiếng khác nhau (chẳng hạn, dân tộc Ý hiện
đại là do người La Mã, Germanic, Estrcans, Hi Lạp và A-rập hợp thành) và
cộng đồng ngôn ngữ là một trong những đặc trưng của dân tộc. Tuy nhiên, sự
hình thành của dân tộc và ngôn ngữ dân tộc là cả một quá trình, nó tất phải trải
qua những bước quá độ. Trước khi thống nhất thành ngôn ngữ chung của toàn
dân tộc đã diễn ra sự thống nhất ngôn ngữ trong phạm vi từnh khu vực. Ngôn
ngữ khu vực chính là bước quá độ trên con đường phát triển ngôn ngữ dân tộc.
Nếu thời cộng sản nguyên thuỷ, mỗi bộ lạc sống tách riêng khỏi bộ lạc khác,
giữa các địa phận cư trú riêng của mỗi bộ lạc là một miền đất đai rộng lớn
không thuộc về ai cả, thì sau này do sự phát triển của kinh tế, sự phát triển của
thủ công nghiệp, do sự phân hoá trong nội bộ các bộ lạc thành giai cấp v.v... mà

hình thức cư trú tách biệt đó không còn nữa. Các thị tộc, bộ lạc ở xen kẽ nhau
trong một khu vực. Những mối liên hệ với thị tộc, bộ lạc dần mất đi, nhường
chỗ cho những môi liên hệ mới về kinh tế, chính trị, giữa những người thuộc
các thị tộc, bộ lạc khác nhau cùng sống trong một khu vực. Nhu cầu đó đòi hỏi
phải có ngôn ngữ thống nhất và ngôn ngữ của từng khu vực đã ra đời. Ngôn ngữ
khu vực là phương tiện giao tiếp chung của tất cả mọi người trong một vùng,
không phân biệt thị tộc hay bộ lạc. Nó là tiếng nói trên bộ lạc. Các ngôn ngữ
khu vực nằm trong một quốc gia thống nhất, về kết cấu, có thể rất gần nhau như
các tiếng địa phương ở Nga, có thể rất xa nhau như các tiếng địa phương ở Đức
hay Trung Quốc.
1.3.

Ngôn ngữ dân tộc và các biến thể của nó
Sự phát triển của dân tộc và của nhà nước đã đẩy mạnh sự thống nhất bên
trong về kinh tế và chính trị của xã hội, tăng cường và mở rộng những mối liên
hệ khác nhau giữa những con người trong quá trình lao động, trao đổi kinh tế và
quan hệ nội bộ quốc gia v.v... Tình hình đó đòi hỏi phải có một ngôn ngữ chung
cho toàn xã hội: ngôn ngữ dân tộc ra đời. Ngôn ngữ dân tộc là phương tiện giao
tiếp chung của toàn dân tộc, bất kể sự khác nhau về lãnh thổ hay xã hội của họ.
Tuỳ theo hoàn cảnh lịch sử mà sự hình thành của dân tộc và ngôn ngữ dân tộc
mỗi nơi, mỗi thời kì một khác, theo những con đường khác nhau. Marx và
Engels đã viết: “Trong bất cứ ngôn ngữ phát triển nào hiện nay, cái nguyên
nhân khiến cho một ngôn ngữ phát sinh một cách tự phát, được nâng lên
thành ngôn ngữ dân tộc, thì một phần là do ngôn ngữ đó được phát triển một
cách lịch sử từ chỗ nó được chuẩn bị đầy đủ về tài liệu, như ngôn ngữ La Mã
9


và ngôn ngữ Germanic chẳng hạn, một phần là do sự giao dịch và hỗn hợp
của các dân tộc, như tiếng Anh chẳng hạn; một phần nữa là do các phương

ngữ tập trung thành ngôn ngữ dân tộc thống nhất và sự tập trung đó lại do
sự tập trung kinh tế, chính trị quyết định”. Như vậy Marx và Engels đã nói
đến 3 con đường hình thành nên ngôn ngữ dân tộc:
1.3.1.

Từ chất liệu vốn có
Ngôn ngữ dân tộc hình thành trên cơ sở một trong những tiếng địa
phương, thường là tiếng nói của trung tâm chính trị, văn hóa trong cả
nước. Ví dụ: tiếng Pháp. Trước khi ngôn ngữ dân tộc Pháp hình thành thì
trên đất Gô-Loa đã có sự pha trộn của tiếng La Tinh với tiếng Xentich.
Trên cơ sở này phát triển thành nhiều tiếng địa phương trên đất Pháp. Đến
thời kỳ Phục Hưng, tiếng địa phương miền Pari đã chiếm ưu thế, dần dần
phát triển thành ngôn ngữ dân tộc vào thế kỷ 16, 17. Ở Việt Nam, ngôn
ngữ dân tộc được xây dựng trên cơ sở phương ngữ Bắc ( mà trung tâm là
hai vùng đồng bằng sông Hồng, sông Mã)

1.3.2.

Pha trộn nhiều ngôn ngữ dân tộc
Tức là chịu ảnh hưởng rõ rệt của các ngôn ngữ khác. Ví dụ: tiếng Anh.
Các tiếng Anglô Xăcxông vốn ngự trị trên đất Anh từ thời cổ, đến thế kỷ 9 và
10, do sự xâm lược của người Đan Mạch mà có sự pha trộn với tiếng Đan
Mạch. Từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 16, do sự xâm lược của người Noocmăng nên lại
được pha trộn một lần nữa với tiếng Noocmăng. Như vậy, ngôn ngữ dân tộc
Anh hiện đại hình thành trên cơ sở tiếng địa phương Luânđôn, là do sự pha trộn
của 3 thứ tiếng: Anglô Xăcxông, Đan Mạch và Noocmăng.

1.3.3.

1.3.4.


Do tập trung nhiều tiếng địa phương
Ngôn ngữ dân tộc được xây dựng nhờ tập trung nhiều tiếng địa phương.
Ví dụ: tiếng Nga. Ngôn ngữ dân tộc Nga hình thành vào thế kỷ 16, 17 cùng với
sự thành lập quốc gia Matxcơva, trên cơ sở tiếng địa phương Matxcơva có tính
chất chuyển tiếp của tiếng địa phương Bắc Nga và Nam Nga cùng một phần
tiếng Slavơ cổ.
Ngôn ngữ văn hóa và các biến thể của nó
Sự xuất hiện quốc gia đã đặt ra nhu cầu phải có một ngôn ngữ thống nhất
để làm chức năng của ngôn ngữ nhà nước. Nền văn hóa, khoa học, văn học càng
phát triển cũng cần có một ngôn ngữ thống nhất. Tất cả những điều đó thúc đẩy
sự ra đời của một dạng ngôn ngữ: ngôn ngữ văn hóa. Nội dung của thuật ngữ
“ngôn ngữ văn hóa” trong các giai đoạn lịch sử khác nhau có những đặc điểm
riêng gắn liền với những điều kiện hoạt động và vai trò của nó trong đời sống xã
10


hội. Tuy nhiên, ở mọi giai đoạn lịch sử khác nhau có những đặc điểm riêng gắn
liền với những điều kiện hoạt động và vai trò của nó trong đời sống xã hội. Tuy
nhiên, ở mọi giai đoạn lịch sử, ngôn ngữ văn hóa vẫn có những nét đặc thù
chung: Đó là ngôn ngữ được chuẩn hóa phục vụ những nhu cầu khác nhau của
đời sống tinh thần xã hội, ngôn ngữ được nhà nước sử dụng chính thức, ngôn
ngữ của khoa học, văn học. Đặc điểm nổi bật của ngôn ngữ văn hóa là được sử
dụng như nhau trên toàn lãnh thổ.
Ngôn ngữ văn hóa dân tộc dựa trên ngôn ngữ nói của toàn dân tộc nhưng
khác với ngôn ngữ dân tộc ở sự thống nhất to lớn trong kết cấu của nó. Ngôn
ngữ văn hóa dân tộc hoạt động tuân theo những quy tắc chặt chẽ được gọi là
chuẩn mực. Ngôn ngữ văn hóa dân tộc và ngôn ngữ dân tộc phân biệt nhau ở
chỗ một đằng là ngôn ngữ gọt giũa, một đằng là ngôn ngữ “nguyên liệu”. Ngôn
ngữ nói toàn dân là bổ sung vô tận cho ngôn ngữ văn hóa, ngược lại, ngôn ngữ

văn hóa là đòn bẩy làm chô ngôn ngữ dân tộc ngày càng thống nhất. Ngôn ngữ
văn hóa có thể tồn tại dưới hai hình thức nói và viết. Nó là sản phẩm của xã hội
nhưng biểu hiện cụ thể của ngôn ngữ văn hóa trong các tác phẩm riêng biệt còn
có sự vận dụng sáng tạo có tính cá nhân. Bởi vậy, ngôn ngữ văn hoa phải luôn
vươn lên để đạt tới mức ngôn ngữ chuẩn. Đó chính là nhiệm vụ cấp thiết hiện
nay và sau này của việc chuẩn hóa ngôn ngữ
1.4.

Ngôn ngữ cộng đồng tương lai
Từ lâu, con người đã mơ ước có một ngôn ngữ thống nhất cho toàn nhân
loại. Nếu ngôn ngữ thống nhất đó mà có được thì con người có thể tiết kiệm
được không biết bao nhiêu sức lực và trí tuệ phải bỏ ra để dạy và học ngoại ngữ
như hiện nay. Vào thế kỉ 17, Đêcac và Lepnich đã đề xướng việc tạo ra một thế
giới ngữ gọi là Voluapuk.Từ đó đến nay đã có thêm một số thế giới ngữ nữa
được đề nghị như Adjuvanto, Ido, Esperanto nhưng chỉ có tiếng Esperanto được
chấp nhận nhiều nhất. Hiện nay Esperanto đã được dùng ở nhiều nước, hàng
vạn cuốn sách, hàng trăm tờ báo và tạp chí, hàng trăm trường phổ thông và đại
học, hàng chục đài phát thanh... đã sử dụng thứ tiếng này. Đại hội hoà bình thế
giới năm 1955 đã công nhận tác dụng thắt chặt tình đoàn kết quốc tế của nó.
Tuy nhiên, thế giới ngữ vẫn là một thứ ngôn ngữ nhân tạo, tất cả mọi dân tộc
đều phải học nó như một thứ ngoại ngữ, mặc dù vì đó không phải là tiếng của
dân tộc nào cho nên không có vấn đề miệt thị dân tộc.
Hiện nay, các nhà ngôn ngữ học có những dự đoán khác nhau về tương
lai ngôn ngữ loài người.

11


 Một số người cho rằng, trong tương lai, các ngôn ngữ sẽ thâm nhập lẫn nhau,




2.
2.1.

hoà vào nhau, dần dần tạo thành một ngôn ngữ chung thống nhất. Dự đoán này
đã dựa vào những xu hướng có thật của các liên minh ngôn ngữ hiện đại. Chẳng
hạn: Sự xích lại gần với tiếng Việt của các ngôn ngữ trên lãnh thổ Việt Nam.
Trong liên mình ngôn ngữ của khối thị trường chung châu Âu cũng đang xuất
hiện hàng loạt những phạm trù ngôn ngữ chung. Trên phạm vi toàn thế giới,
mầm mống của ngôn ngữ cộng đồng tương lai cũng đã xuất hiện và thể hiện ở
các hệ thống thuật ngữ có tính chất quốc tế.
Một số người dự đoán sự phát triển của ngôn ngữ sẽ đi theo con đường tạo ra
các ngôn ngữ giao tiếp chung giữa các dân tộc. Ngôn ngữ chung này sẽ không
phải là một ngôn ngữ nào mới được tạo ra, mà chỉ là một ngôn ngữ có sẵn,
nhưng được đề lên cương vị ngôn ngữ giao tiếp chung giữa các dân tộc. Thí dụ:
tiếng Việt là phương tiện giao tiếp chung của tất cả các dân tộc Việt Nam, tiếng
Đức là phương tiện giao tiếp chung giữa các dân tộc vùng biển Ban Tích. Một
số ngôn ngữ như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Nga, tiếng Tây Ban
Nha được Hiến chương Liên hợp quốc ghi nhận là những ngôn ngữ giao tiếp
quốc tế. Như vậy, đối với các dân tộc mà ngôn ngữ của họ không được dùng
làm ngôn ngữ quốc tế thì tương lai có lẽ là củng cố tiếng mẹ đẻ của mình, đồng
thời học thêm một hoặc hai ngôn ngữ quốc tế.

Cách thức phát triển của ngôn ngữ
Ngôn ngữ phát triển từ từ, liên tục, không đột biến, nhảy vọt
Sự phát triển của ngôn ngữ không theo con đường phá hủy ngôn ngữ hiện
có và tạo ra ngôn ngữ mới, mà theo con đường phát triển và cải tiến những yếu
tố căn bản của ngôn ngữ hiện có. Và sự chuyển biến từ tính chất này của ngôn
ngữ qua tính chất khác, tuyệt nhiên không diễn ra bằng cách bùng nổ, đột biến,

phá hủy cái cũ và tạo lập ra cái mới, mà bằng cách tuần tự,lâu dài tích góp
những yếu tố của tính chất mới, cơ cấu mới của ngôn ngữ.
Sự phối hợp giữa ngôn ngữ là một quá trình trường kỳ, kéo dài hàng thế
kỷ, không thể nói có đột biến nào ở đây được… Nó là hoàn toàn sai khi nghĩ
rằng, do sự phối hợp của hai ngôn ngữ, một ngôn ngữ mới, ngôn ngữ thứ 3 sẽ
xuất hiện, khác hẳn với ngôn ngữ phối hợp, khác hẳn về tính chất đối với 2
ngôn ngữ cũ.

2.2.

Ngôn ngữ phát triển không đồng đều giữa các mặt
12


Vì trực tiếp phản ánh đời sống xã hội nên từ vựng của ngôn ngữ, so với
ngữ âm và ngữ pháp là bộ phận biến đổi nhiều và nhanh nhất. Cần phân biệt từ
vựng nói chung và từ vựng căn bản. Phần chủ yếu của từ vựng trong một ngôn
ngữ là vốn từ cơ bản, mà cái lõi của nó thì bao gồm tất cả những từ gốc. Như
vậy từ vựng nói chung biến đổi không ngừng, ngày càng phong phú, nhưng
những từ gốc, từ vựng cơ bản lại có “sức kiên định” rất lớn.
Mặt ngữ âm của ngôn ngữ biến đổi chậm và không đều vì nếu như ngữ
âm mà biến đổi nhanh và nhiều, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc giao tiếp bằng
ngôn ngữ hàng ngày. Thường là, chỗ này xảy ra biến đổi nhưng những chỗ khác
vẫn giữ nguyên do đó dẫn đến tình trạng khác biệt về ngữ âm giữa các địa
phương.
Hệ thống ngữ pháp cùng với từ vựng cơ bản là cơ sở của ngôn ngữ,cho
nên nó biến đổi chậm nhất. Tất nhiên cùng với thời gian, hệ thống ngữ pháp
cũng biến đổi,cải tiến,tu bổ them làm cho những quy luật của nó chính xác
hơn,thậm chí cũng có thể bổ sung them các quy luật mới, song cơ sở của hệ
thống ngữ pháp vẫn được bảo tồn trong một khoảng thời gian rất lâu. Hệ thống

ngữ pháp biến đổi chậm hơn từ vựng cơ bản.
3.

3.1.

Những nhân tố khách quan và chủ quan làm cho ngôn ngữ
biến đổi và phát triển
Nhân tố khách quan
Với tư cách là hiện tượng xã hội đặc biệt, sự phát triển của ngôn ngữ phải
do những điều kiện kinh tế, chính trị, văn hoá và các điều kiện xã hội khác quy
định. Người ta chỉ có thể hiểu được một ngôn ngữ và quy luật phát triển của nó
khi nào người ta nghiên cứu nó theo sát lịch sử của xã hội, lịch sử của nhân dân
có ngôn ngữ đó, sáng lập và bảo tồn, sử dụng ngôn ngữ đó. Sản xuất phát triển,
các giai cấp xuất hiện, chữ viết ra đời, các quốc gia hình thành cần giao dịch thư
từ có quy thức ít nhiều cho việc hành chính; nền thương nghiệp trưởng thành
càng cần giao dịch thư từ có quy tắc hơn nữa, báo chí ấn loát xuất hiện, văn học
tiến lên, tất cả những điều đó đã đưa lại những biến đổi lớn lao trong sự phát
triển của ngôn ngữ. Ảnh hưởng đến sự phát triển của ngôn ngữ còn phải kể đến
những nhân tố khách quan như: hình thức cộng đồng tộc người, dân số, trình độ
học vấn; hình thức thể chế nhà nước; môi trường tộc người; tốc độ phát triển
kinh tế-xã hội; mối liên hệ kinh tế, chính trị, văn hoá; thế tương quan giữa trình
độ phát triển của một dân tộc với các dân tộc láng giềng; truyền thống văn hoá,
mức độ phân chia thành các tiếng địa phương.
13


Tuy nhiên, điều kiện kinh tế, văn hoá, chính trị,... của xã hội mới chỉ là
nguyên nhân bên ngoài, đề ra những yêu cầu nhất định đối với ngôn ngữ, còn
bản thân ngôn ngữ có nhiều biến đổi và phát triển được hay không lại do
nguyên nhân bên trong nó quyết định. Nguyên nhân bên trong chính là sự đối

lập, mâu thuẫn giữa các yếu tố trong ngôn ngữ. Những yêu cầu của xã hội đặt ra
sẽ được đáp ứng thông qua việc giải quyết những mâu thuẫn trong nội bộ ngôn
ngữ. Nguyên nhân bên trong thể hiện tình hình và khả năng nội bộ của ngôn
ngữ. Chính vì vậy, những điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội,... có thể trực tiếp
giải thích quy luật phát triển của kết cấu ngôn ngữ nói chung, tức là sự phát
triển của ngôn ngữ từ ngôn ngữ bộ lạc, đến ngôn ngữ dân tộc và ngôn ngữ cộng
đồng tương lai, nhưng lại chưa đủ để giải thích những quy luật phát triển nội bộ
của ngôn ngữ, tức là quy luật phát triển các mặt, các yếu tố của nó.
3.2.

Nhân tố chủ quan

Ngôn ngữ phát triển theo những quy luật khách quan của mình. Sự phát
triển ấy chính là kết quả tác động của những nguyên nhân khách quan (nguyên
nhân bên trong cũng như nguyên nhân bên ngoài). Tuy nhiên, nhân tố chủ quan
của con người cũng góp phần không nhỏ trong sự phát triển của ngôn ngữ.
Chính sách ngôn ngữ là thể hiện ý chí chủ quan của con người đối với sự phát
triển ấy. Nội dung chính sách ngôn ngữ của Đảng và Nhà nước ta thể hiện ở
những chủ trương sau:


Tôn trọng tiếng mẹ đẻ của các dân tộc, bảo đảm sự phát triển tự do và
bình đẳng của tất cả các ngôn ngữ dân tộc ở Việt Nam.
Thực tế, Đảng ta đã đề ra nhiệm vụ cụ thể là “hoàn thành việc xây dựng
chữ viết cho các dân tộc ít người”. Chỉ thị 84 CT-TU lại nhấn mạnh: “Sử dụng
chữ dân tộc là nguyện vọng tha thiết của các dân tộc, cần tiếp tục nghiên cứu
tiếng dân tộc về mặt khoa học, đồng mạnh dạn sử dụng rộng rãi 3 thứ chữ TàyNùng, Thái, Mông trên sách báo, trong các cơ quan hành chính và trong đời
sống hàng ngày. Chống tư tưởng coi thường chữ dân tộc, không phát triển việc
học và sử dụng chữ dân tộc”.




Khuyến khích và tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số ở Việt Nam học
tiếng Việt và dùng Tiếng Việt làm ngôn ngữ giao tiếp giữa các dân tộc ở
Việt Nam
Nhiều văn kiện chính trị, quân sự, ngoại giao,... viết bằng tiếng
Việt. Hàng loạt tác phẩm triết học, sử học, văn nghệ bằng tiếng Việt ra đời. Đặc
biệt, ở miền Bắc nước ta, ngay từ đầu, các trường đại học đều dùng tiếng Việt
để giảng dạy và học tập. Chính nhờ đường lối đúng đắn ấy mà tiếng Việt đã
14


phát triển một bước lớn so với trước đây. Thực tế chứng tỏ khả năng vô cùng
phong phú của tiếng Việt, nó có thể dùng ở tất cả mọi lĩnh vực, kể cả lĩnh vực
khoa học và kĩ thuật. Nhiều nước, tuy đã giành được độc lập dân tộc nhưng vẫn
chưa khẳng định được vai trò và vị trí của ngôn ngữ dân tộc, như Ấn Độ,
Pakistan,...


Dân chủ hoá, quần chúng hoá tiếng Việt



Trong khi khẳng định vị trí, vai trò của tiếng Việt, Đảng và Nhà nước ta
cũng vạch ra phương hướng phát triển của tiếng Việt là dân chủ hoá, quần
chúng hoá. Hồ Chủ tịch nói: “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô
cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó nhằm làm
cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp. Của mình có mà không dùng, lại đi
mượn của nước ngoài, đó chẳng phải là đầu óc quen ỷ lại hay sao?”. Hồ Chủ
tịch khuyên chúng ta “phải học cách nói của quần chúng”, “khi viết, khi nói,

phải luôn luôn làm thế nào cho ai cũng hiểu được”, “làm sao cho quần chúng
đều hiểu”. Người nói: “Chúng ta muốn tuyên truyền quần chúng, phải học cách
nói của quần chúng, mới nói lọt tai quần chúng.
Để thấm nhuần và thực hiện những lời dạy ân cần của Bác, Hội nghị bàn
về vấn đề giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt đã họp từ ngày 7 đến 10/2/1966.
Trong bài phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nêu ra ba khâu
cần phải làm để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt:
Một là giữ gìn và phát triển vốn chữ của tiếng ta;




Hai là nói và viết đúng phép tắc của tiếng ta;
Ba là giữ gìn bản sắc, tinh hoa, phong cách của tiếng ta trong mọi thể văn
(văn nghệ, chính trị, khoa học, kĩ thuật...).
Thủ tướng kết luận: “Đây là một công việc lâu dài, phải kiên trì, phải
nhìn xa, thấy rộng, phải làm từng bước với tất cả ý thức trách nhiệm của mỗi
người chúng ta, với lòng tự hào về tiếng nói của dân tộc và với lòng phấn
khởi và tin tưởng đặng góp phần mình vào một công việc vừa quan trọng,
vừa tốt đẹp vô cùng”.

KÕt luËn
Vấn đề về nguồn gốc ngôn ngữ nói chung muốn nói tới loài người đã
sáng tạo ra ngôn ngữ trong quá trình phát triển lịch sử của nó như thế nào, loài
người bắt đầu nói chuyện với nhau, bắt đầu dùng công cụ giao tiếp quan trọng
15


nhất, công cụ để thể hiện tư duy như thế nào. Vấn đề nguồn gốc của ngôn ngữ
nói chung gắn liền với nguồn gốc của ngôn ngữ xã hội loài người. Nó vừa là

vấn đề ngôn ngữ học, vừa là vấn đề lịch sử xã hội loài người. Cần có những sự
hiểu biết về kết cấu của các ngôn ngữ cụ thể, kiến thức về lịch sử văn hóa, lịch
sử xã hội, nhân loại học, lịch sử phát triển của tư duy.

Tài liệu tham khảo






/>p=903
F.de Saussure. Giáo trình ngôn ngữ học đại cương, NXB Khoa học xã hội, Hà
Nội, 1973
Ngôn ngữ học. Khuynh hướng – lĩnh vực – khái niệm, NXB Khoa học xã hội,
Hà Nội, 1984
/>Nguyễn Thiện Giáp. Những khái niệm cơ bản về ngôn ngữ học, ĐHTH Hà Nội,
1977, in lần 2, ĐHTH Hồ Chí Minh, 1978
--------Hết-------

16



×