Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Vai trò và sự phát triển của các loại hình bảo hiểm chủ yếu ở Việt Nam, vai trò cho việc an sinh xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (251.87 KB, 23 trang )

Đề tài 5: Vai trò và sự phát triển của các loại hình bảo hiểm chủ yếu ở Việt Nam,
vai trò cho việc an sinh xã hội và phát triển kinh tế?
A, Mở đầu:
Trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày cũng như trong hoạt động sản xuất kinh
doanh, dù đã luôn chú ý ngăn ngừa đề phòng nhưng con người vẫn luôn luôn phải
đối mặt với nguy cơ rủi ro trong mọi lĩnh vực. Các rủi ro xảy ra có thể do nhiều
nguyên nhân như môi trường, thiên nhiên, xã hội như: bão lụt, hạn hán, bệnh dịch,
tai nạn … Tất cả mọi rủi ro đó đều đe dọa đến khả năng tài chính của mỗi cá nhân,
những con người không may gặp tai nạn. Để ngăn ngừa, khắc phục những rủi ro đó
người ta nghĩ đến việc đoàn kết cộng đồng, liên hợp nhiều người lại để chia sẻ mất
mát với những con người kém may mắn đó. Như vậy, xét trên diện rộng là cả cộng
đồng thì hoạt động này tận dụng được tối đa mọi nguồn lực xã hội và lợi ích xã hội
thu được là rất lớn. Do vậy, các công ty bảo hiểm xuất hiện.
Ngày nay khi nền kinh tế hàng hóa – tiền tệ ngày càng phát triển thi người ta còn
biết đến bảo hiểm như các tổ chức phi ngân hàng mà trong đó nó thực hiện chức
năng như một trung gian tài chính, tức là góp phần giải quyết hiện tượng thiếu thừa
vốn diễn ra thường xuyên trong nền kinh tế, đảm bảo cho quá trình tuần hoàn vốn
được diễn ra trôi chảy và nhanh chóng Qua vài điều sơ lược trên ta nhận thấy bảo
hiểm có vai trò quan trọng đối với con người, xã hội, nền kinh tế.
Để biết cụ thể hơn về bảo hiểm cũng như vai trò và sự phát triển của bảo hiểm ở
nước ta, các bạn hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu về đề tài: “Vai trò và sự phát triển
của các loại hình bảo hiểm chủ yếu ở nước ta. Vai trò của các loại hình bảo hiểm
cho việc an sinh xã hội và phát triển kinh tế”
B, Nội dung:
I, Giới thiệu chung về bảo hiểm:
1,Sự cần thiết của các dịch vụ bảo hiểm:
Thực tiễn cho thấy, tai nạn gây ra nhiều tổn thất về tài chính, tinh thần thậm chí là
cả tính mạng cho chính bản thân và gia đình của những người không may gặp. Theo
báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Ngân hàng thế giới (WB) thì mỗi năm,
thế giới có hơn 1,2 triệu người chết vì tai nạn giao thông đường bộ, khoảng 50 triệu
người khác bị thương trong các tai nạn đó. Hiện nay nguy cơ chiến tranh và nguy


cơ khủng bố, nội chiến sắc tộc ở các nước châu Phi, tranh chấp lãnh thổ giữa một số
quốc gia vùng trung và nam châu Á,...vẫn luôn thường trực xảy ra, đe doạ sự an
toàn của tất cả mọi người. Vẫn đang từng ngày cướp đi sinh mạng, tiền của của rất
nhiều người. Đặc biệt trận động đất và sóng thần kinh hoàng xảy ra ở Nhật Bản vừa
qua đã cướp đi sinh mạng của hàng ngàn người,nhiều thành phố bị xoá sổ,gây thiệt
hại ước tính khoảng 180 tỷ đô la. Ở Việt Nam cũng có rất nhiều nguy cơ có thể ảnh
hưởng tới cuộc sống ổn định của con người. Theo báo cáo sơ bộ, trong mười một
tháng năm 2010, trên địa bàn cả nước đã xảy ra 12,6 nghìn vụ tai nạn giao thông,
làm chết 10,4 nghìn người và làm bị thương 9,2 nghìn người. Thiên tai xảy ra trong
năm 2010 đã làm 355 người chết và mất tích; gần 600 người bị thương; hơn 2,6
nghìn ngôi nhà bị sập đổ, cuốn trôi; hơn 579 nghìn ngôi nhà bị sạt lở, tốc mái, ngập
nước; 30 nghìn ha lúa và hoa màu bị mất trắng; trên 100 km đê, kè và gần 1,9 nghìn
km đường giao thông cơ giới bị vỡ, sạt lở và cuốn trôi; hơn 11 nghìn cột điện bị
gãy, đổ. Tổng giá trị thiệt hại do thiên tai gây ra trong năm 2010 ước tính 11,7 nghìn
tỷ đồng. Sự ổn định cuộc sống của mỗi con người đang bị đe doạ nghiêm trọng.
Trong khi đó, thu nhập của họ đang được nâng lên đáng kể, nhu cầu tiết kiệm để
đảm bảo cuộc sống trong tương lai rất được chú trọng. Do vậy các hoạt động bảo
hiểm lại là sự lựa chọn an toàn của những người tham bảo hiểm. Đó chính là những
đòi hỏi khách quan cho sự ra đời,tồn tại và phát triển của các loại hình dịch vụ bảo
hiểm
2, Định nghĩa và bản chất của bảo hiểm:
a, Định nghĩa:
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về bảo hiểm được xây dựng dựa trên từng góc độ
nghiên cứu xã hội, pháp lý, kinh tế….
- Theo Dennis Kessler: Bảo hiểm là sự đóng góp của số đông vào sự bất hạnh của
số ít.
- Theo Monique Gaullier: Bảo hiểm là một nghiệp vụ qua đó, một bên là người được
bảo hiểm cam đoan trả một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm thực hiện mong muốn để
cho mình hoặc để cho người thứ ba trong trường hợp xảy ra rủi ro sẽ nhận được một
khoản đền bù các tổn thất được trả bởi một bên khác: đó là người bảo hiểm. Người

bảo hiểm nhận trách nhiệm đối với toàn bộ rủi ro và đền bù các thiệt hại theo các
phương pháp của thống kê.
- Tập đoàn bảo hiểm AIG của Mỹ định nghĩa: Bảo hiểm là một cơ chế, theo cơ chế
này, một người, một doanh nghiệp hay một tổ chức chuyển nhượng rủi ro cho công
ty bảo hiểm, công ty đó sẽ bồi thường cho người được bảo hiểm các tổn thất thuộc
phạm vi bảo hiểm và phân chia giá trị thiệt hại giữa tất cả những người được bảo
hiểm.
- Luật Kinh doanh bảo hiểm của Việt Nam (2000): Kinh doanh bảo hiểm là hoạt
động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo
hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng
phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng
hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
b, Bản chất:
Bản chất của bảo hiểm: Là việc phân chia tổn thất của một hoặc một số người cho
tất cả những người tham gia bảo hiểm cùng chịu. Bảo hiểm hoạt động dựa trên Quy
luật số đông (the law of large numbers).
3, Lịch sử phát triển của bảo hiểm:
Trước lợi nhuận mà ngành thương mại hàng hải mang lại cũng như các mức độ và
số lượng rủi ro phải ứng phó, các chủ tàu, các nhà buôn bán, những người vận tải
luôn luôn tìm kiếm những hình thức bảo đảm an toàn cho quyền lợi của mình.
Đầu tiên vào thế kỷ thứ V trước công nguyên, người ta đã tìm cách giảm nhẹ tổn
thất toàn bộ lô hàng bằng cách san nhỏ lô hàng của mình ra làm nhiều chuyến hàng.
Đây là cách phân tán rủi ro, tổn thất và có thể coi đó là hình thức nguyên khai của
bảo hiểm.
Vào thế kỷ XIV, ở Floren Genoa nước Ý đã xuất hiện các hợp đồng bảo hiểm hàng
hải đầu tiên mà theo đó một người bảo hiểm cam kết với người được bảo hiểm sẽ
bồi thường những thiệt hại về tài sản mà người được bảo hiểm phải gánh chịu khi
có thiệt hại xảy ra trên biển, đồng thời với việc nhận một khoản phí. Hợp đồng bảo
hiểm cổ xưa nhất mà người ta tìm thấy có ghi ngày 22/04/1329 hiện còn được lưu
giữ tại Floren. Sau đó cùng với việc phát hiện ra Ấn Độ dương và tìm ra Châu Mỹ,

ngành hàng hải nói chung và bảo hiểm hàng hải nói riêng đã phát triển rất nhanh.
Về cơ sở pháp lý có thể coi chiếu dụ Barcelona năm 1435 là văn bản pháp luật đầu
tiên trong ngành bảo hiểm. Sau đó là sắc lệnh của Philippe de Bourgogne năm 1458,
những sắc lệnh của Brugos năm 1537, Fiville năm 1552 và ở Amsterdam năm 1558.
Ngoài ra còn có sắc lệnh của Phần Lan năm 1563 liên quan đến hợp đồng bảo hiểm
hàng hóa.
Đến cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII cùng với sự ra đời của phương thức sản xuất
TBCN thì hoạt động bảo hiểm mới phát triển rộng rãi và ngày càng đi sâu vào nhiều
lĩnh vực của đời sống kinh tế- xã hội.
Sau bảo hiểm hàng hải là sự xuất hiện của bảo hiểm hỏa hoạn, đánh dấu bằng vụ
cháy thảm khốc ở Luân Đôn nước Anh ngày 2/9/1666 hủy diệt 13.000 căn hộ trong
đó có hơn 100 nhà thờ trong 4 ngày để lại một sự thiệt hại quá lớn không thể cứu
trợ được, sau đó những nhà kinh doanh ở nước Anh đã nghĩ ra việc cộng đồng chia
sẻ rủi ro hỏa hoạn bằng cách đứng ra thành lập những công ty hỏa hoạn: Fire
Office(1667), Hand and Hand(1696)…Lúc đó công ty bảo hiểm Lloyds đã ra đời
nhưng chỉ hoạt động trong lĩnh vực hàng hải mãi đến thế kỷ XX mới chuyển sang
hoạt động cả lĩnh vực nội địa và tái bảo hiểm
Ở Việt Nam, chưa có tài liệu nào chứng minh một cách chính xác bảo hiểm xuất
hiện ở Việt Nam khi nào mà chỉ phỏng đoán là vào năm 1880 do hội bảo hiểm
ngoại quốc như: Anh, Pháp, Thụy Sĩ… đã để ý đến Đông Dương. Vào năm 1926,
chi nhánh đầu tiên của công ty Franco-Asietique đã được mở tại Việt Nam. Đến
năm 1929 mới có Công ty Việt Nam đặt trụ sở tại Sài Gòn, đó là Việt Nam Bảo
hiểm Công ty, nhưng chỉ hoạt động về bảo hiểm xe ô tô. Từ năm 1952 về sau, hoạt
động bảo hiểm mới được mở rộng dưới những hình thức phong phú với sự hoạt
động của nhiều Công ty bảo hiểm trong nước và nước ngoài. Ở miền Bắc Việt Nam,
ngày 15/01/1965 công ty Bảo hiểm Việt Nam (gọi tắt là Bảo Việt) mới chính thức
đi vào hoạt động. Trong những năm đầu, Bảo Việt chỉ tiến hành các nghiệp vụ về
hàng hải như bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu, bảo hiểm tàu viễn dương…
II, Vai trò và sự phát triển của các loại hình bảo hiểm ở Việt Nam:
1, Một số loại hình bảo hiểm ở Việt Nam:

1.1. Bảo hiểm xã hội:
1.1.1. Khái niệm và bản chất của BHXH:
a, Khái niệm : BHXH là việc tạo ra nguồn thu nhập thay thế trong trường hợp
nguồn thu nhập bình thường bị gián đoạn đột ngột hoặc mất hẳn, bảo vệ cho những
người lao động làm công ăn lương trong xã hội đó. Trong các cơ chế của các hệ
thống an sinh xã hội thì BHXH là trụ cột quan trọng nhất.
b Bản chất: Bản chất của BHXH là sự bảo đảm bù đắp một phần hoặc thay thế thu
nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai
nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết trên cơ sở
đóng góp vào quỹ BHXH do Nhà nước tổ chức thực hiện.
1.1.2. Vai trò của BHXH:
BHXH được coi là mạng lưới đầu tiên và quan trọng nhất trong hệ thống an sinh xã
hội (ASXH), BHXH là 1 trụ cột trong hệ thông ASXH, do vậy sự vững chắc của hệ
thống ASXH của 1 quốc gia được phản ánh qua chính sách BHXH của quốc gia đó.
BHXH điều tiết các chính sách trong hệ thống ASXH, BHXH,ưu đãi xã hội,cứu trợ
xã hội là những nội dung của chính sách ASXH,do đó đều là những chính sách xã
hội quan trọng của mỗi quốc gia. Chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau,cùng bổ
sung và hộ trợ cho nhau, tất cả đều góp phần ổn định cuộc sống cho mỗi người
trong xã hội, từ đó góp phần làm ổn định xã hội.
1.2. Bảo hiểm y tế:
1.2.1. Khái niệm, đối tượng, phạm vi của BHYT:
a, Khái niệm: BHYT là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc
sức khỏe nhằm đảm bảo chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí khám chữa bệnh cho
nhưng người tham gia BHYT khi họ ốm đau bệnh tật bằng nguồn qũy BHYT do sự
đóng góp theo chu kỳ của người sử dụng lao động, các tổ chức và cá nhân.
BHYT là các quan hệ kinh tế gắn liền với việc huy động các nguồn tài lực từ sự
đóng góp của những người tham gia bảo hiểm để hình thành quỹ bảo hiểm, và sử
dụng quỹ để thanh toán các chi phí khám chữa bệnh cho người được bảo hiểm khi
ốm đau..
b Đối tượng:

Theo Điều lệ Bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Nghị định số 63/2005/NĐ-
CP ngày 16-5-2005 của Chính phủ, bảo hiểm y tế (BHYT) bắt buộc được áp dụng
với những đối tượng sau:
- Người lao động Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động (HĐLĐ) có thời hạn
từ đủ 3 tháng trở lên và HĐLĐ không xác định thời hạn trong các doanh nghiệp
thuộc mọi thành phần kinh tế, các cơ quan, đơn vị sự nghiệp, đơn vị thuộc lực
lượng vũ trang
- Cán bộ, công chức, viên chức theo Pháp lệnh Cán bộ, công chức.
- Người đang hưởng chế độ hưu trí, hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) hằng
tháng.
- Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật.
- Người tham gia kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học do Mỹ
sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam đang hưởng trợ cấp hằng tháng.
- Đại biểu Quốc hội đương nhiệm không thuộc biên chế Nhà nước và biên chế của
các tổ chức chính trị - xã hội; đại biểu Hội đồng nhân dân đương nhiệm các cấp
không thuộc biên chế Nhà nước hoặc không hưởng chế độ BHXH hằng tháng.
- Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp BHXH hằng tháng và
cán bộ xã già yếu nghỉ việc đang hưởng phụ cấp hằng tháng từ nguồn ngân sách
Nhà nước.
- Thân nhân sĩ quan quân đội nhân dân đang tại ngũ; thân nhân sĩ quan nghiệp vụ
đang công tác trong lực lượng Công an nhân dân.
- Các đối tượng bảo trợ xã hội được hưởng trợ cấp hằng tháng.
- Người cao tuổi từ 90 tuổi trở lên và người cao tuổi được ưu đãi theo Pháp lệnh
Người cao tuổi.
- Người nghèo theo quy định của Chính phủ.
- Cựu chiến binh thời kỳ chống Pháp, chống Mỹ.
- Lưu học sinh nước ngoài đang học tập tại Việt Nam được Nhà nước Việt Nam cấp
học bổng.
- Người lao động làm việc tại các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức đã nêu trên làm
việc theo HĐLĐ có thời hạn dưới 3 tháng, khi hết hạn HĐLĐ mà người lao động

vẫn tiếp tục làm việc hoặc giao kết HĐLĐ mới đối với doanh nghiệp, tổ chức, cá
nhân đó thì phải tham gia BHYT bắt buộc.
BHYT tự nguyện được áp dụng đối với mọi đối tượng có nhu cầu tự nguyện
tham gia BHYT, kể cả đối tượng tham gia BHYT bắt buộc nhưng muốn tham gia
BHYT tự nguyện để hưởng mức dịch vụ BHYT cao hơn đối với người tham gia
BHYT bắt buộc.
c Phạm vi BHYT:
- Bảo hiểm y tế là một chính sách xã hội của mọi quốc gia trên thế giới do chính
phủ tổ chức thực hiện, nhằm huy động sự đóng góp của mọi tầng lớp trong xã hội
để thanh toán chi phí y tế cho người tham gia bảo hiểm;
- Người tham gia bảo hiểm y tế khi gặp rủi ro về sức khỏe được thanh toán chi phí
khám chữa bệnh với nhiều mức khác nhau tại các cơ sở y tế;
- Một số loại bệnh mà người đến khám bệnh được ngân sách nhà nước đài thọ theo
quy định; cơ quan bảo hiểm y tế không phải chi trả trong trường hợp này.
1.2.2 Vai trò của BHYT:
- BHYT giúp ổn định cuộc sống cho người lao động lúc ốm đau,tại nạn…sớm khỏe
trở lại và cũng như sớm có việc làm.
- BHYT là 1 công cụ đắc lực của Nhà nước góp phần vào việc phân phối lại thu
nhập quốc dân 1 cách công bằng, hợp lý giữa các tầng lớp dân cư, đồng thời giảm
ngân sách Nhà nước bảo đảm ASXH bền vững.
1.3. Bảo hiểm thất nghiệp:
1.3.1,Vài nét về bảo hiểm thất nghiệp:
a, Sự ra đời và phát triển của BHTN:
Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường và bước vào hội nhập với kinh tế thế
giới, bên cạnh những thành tựu đạt được về kinh tế - xã hội, thì tình trạng thất
nghiệp đang là một trong những vấn đề nan giải và hết sức bức xúc.
Hàng năm có từ 1,1 đến 1,2 triệu người bước vào tuổi lao động, nhưng khả năng thu
hút lao động của nền kinh tế lại có hạn. Bên cạnh đó, trong quá trình công nghiệp
hoá, hiện đại hoá và chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đổi mới, sắp xếp doanh nghiệp nhà
nước, một bộ phận không nhỏ lao động do nhiều nguyên nhân khác nhau bị mất

việc làm, đời sống rất khó khăn, ảnh hưởng đến trật tự an sinh xã hội. Bảo hiểm thất
nghiệp ra đời sẽ góp phần ổn định đời sống và hỗ trợ cho người lao động được học

×