Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

ÔN THI VIÊN CHỨC Y TẾ DƯỢC SĨ TRUNG CẤP PHẦN LÝ THUYẾT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (250.02 KB, 34 trang )

BÀI ÔN THI DƯỢC SỸ TRUNG HỌC
THI VIÊN CHỨC Y TẾ
--1. Kháng sinh
2. Vitamin
3. Thuốc chống dị ứng
4. Dược liệu chữa cảm cúm ho
5. Dược liệu an thần gây ngủ
6. Dược liệu có tác dụng lợi tiểu, lợi mật, thông mật
7. Thuốc bột
8. Hổn dịch
9. Nhũ tương
10. Quy định kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú

Bài 1. KHÁNG SINH
1. ĐẠI CƯƠNG
1.1. ĐỊNH NGHĨA
Kháng sinh là những chất có nguồn gốc từ vi sinh vật, bán tồng hợp, tổng
hợp. Có tác dụng kìm hãm sự phát triển hoặc tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh với
nồng độ thấp. Khả năng cùa kháng sinh trong việc ngăn chặn diễn tiến trong quá
trình sống của vi khuẩn, sinh vật đa bào thể hiện bằng hoạt tính kháng khuẩn:
- Tính kìm khuẩn: Kháng sinh chỉ ức chế tạm thời sự phát triển của vi
khuẩn. Nếu ngừng thuốc, vi khuẩn có thể phát triển lại, gây nhiễm trùng tái phát.
Ví dụ : Các Tetracycline, Sulfonamide.
- Tính diệt khuẩn: Kháng sinh gắn vào các vị trí tác động của nó trên tế bào
vi khuẩn và làm vi sinh vật gây bệnh chết hay hủy hoại vĩnh viễn được vi khuẩn.
Ví dụ: Các Beta-lactam, Aminoglycoside.
2.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM
Phổ kháng khuẩn: Mỗi kháng sinh chỉ có tác động trên một số chủng vi khuẩn
nhất định, gọi là phổ kháng khuần của kháng sinh.
- Phổ kháng khuẩn hẹp
- Phổ kháng khuẩn rộng


Nồng độ kìm khuẩn tối thiểu hay MIC (Minimal Inhibitory Concentration): là nồng độ tối
thiểu cùa kháng sinh cần có để ngăn chặn được sự tăng trưởng của vi khuẩn.
Nồng độ diệt khuẩn tối thiểu hay MBC (Minimal Bactericidal Concentration): là
nồng độ tối thiều của kháng sinh đủ để diệt 99,9% số lượng vi khuẩn ban đầu..

1


Sự nhạy cảm và sự kháng thuốc
- Sự nhạy cảm: Một vi khuẩn nhạy cảm với một kháng sinh khi vi khuẩn đó bị diệt
với liều và đường dùng thông thường. Nồng độ kháng sinh/ huyết tương > MIC:
vi khuẩn nhạy cảm với kháng sinh.
- Kháng thuốc:Nồng độ an toàn/ huyết tương (mcg/ml) << MIC.
2. CÁC KHÁNG SINH THÔNG DỤNG
2.1. NHÓM BETA - LACTAMIN(BETA-LACTAM)
Cơ chế tác dung: diệt khuẩn do ức chế sự tổng hợp vách tế bào vi khuẩn.
2.1.1. NHÓM PENICILIN
AMPICILIN
Tác dụng
- Chế phẩm bền vững trong môi trường acid dịch vị nhưng vẫn bị men
penicillinase phân hủy.
- Vi khuẩn Gr(+), trừ Staphylococci tiết β-lactamase.
- Tác động trên vi khuẩn Gr(-) mạnh hơn PNC G, nên có tác dụng trên trực khuẩn
Gr(-) hiếu khí: H. influenzae, Exoli Salmonella...,
- Có hoạt tính trên gonococci khi phối hợp với aminoglycoside (gentamicin).
- Là thuốc lựa chọn trị nhiễm Listeria monocytogens.
Chỉ định
- Trị nhiễm Listeria monocytogenes (nhiễm khuẩn lúc mang thai, nhiễm khuẩn trẻ
em, viêm màng trong tim, viêm màng não, nhiễm khuẩn do thức ăn).
- Các chỉ định khác: là thuốc hàng thứ hai do kháng thuốc

• Nhiễm trùng đường tiểu không biến chứng do E. faecalis, E. faecium, E.duran và
các vi khuẩn gram (-) khác: E. coli, P.mirabilis
• Viêm tai giữa và nhiễm trùng hô hấp do H.influenzae và M.catarrhalis còn
nhạy cảm.
• Trị nhiễm trùng huyết và viêm màng trong tim do enterococci, thường phối
hợp với aminoglycosid
• Trị nhiễm trùng đường ruột: sốt thương hàn, viêm ruột do nhiễm
Salmonella, Shigella, trị lậu do gonococci, trị nhiễm Helicobacter pylori.
- Amoxicillin ổn định trong pH acid, hấp thu tốt khi dùng đường uống so với
ampicillin, nên amoxicillin hấp thu nhanh và hoàn toàn hơn vì vậy ít gây tiêu
chảy. Hiệu lực đường uống của amoxicillin gấp 2 ampicillin, thức ăn ảnh hưởng
hấp thu ampicillin nhưng không ảnh hưởng hấp thu amoxicillin., đổ là điềm khác
biệt chính cùa 2 thuốc này.
Chống chỉ định: Mẫn cảm với thuốc, nhiễm khuẩn do tụ cầu kháng vởi PN, tăng
bạch càu đa nhân do nhiễm khuẩn.
Tác dụng không mong muốn:
- Phản ứng dị ứng: Ban đỏ, mày đay, ngứa.
- Rối loạn tiêu hoá: buồn nôn, nôn, tiêu chảy. Ampicilỉin có thể gây viêm ruột
màng giả do Clos.difficile.
Cách dùng - liều dùng
- Người lớn:

2


Uống trước bữa ăn 30 đến 60 phút hoặc sau bữa ăn 2 giờ.
Uống 2 - 4g/lần, ngày uống 3 - 4 lần
TB: 0,5 - 1g/lần, cách 4 giờ tiêm một lần
Tiêm tĩnh mạch; 0,5 - lg/lần, cách 6 giờ tiêm một lần
- Trẻ em:

Trẻ sơ sinh - 12 tháng tuổi: uống 50 mg/kg/ngảy
Trẻ từ 13 tháng tuổi - 4 tuổi: uống ngày 4 lần,- mỗi lần 1/2 gói bột thơm
Ampicillin 250mg.
Dạng thuốc: viên nang 25 - 500mg; hỗn dịch uống 125- 250mg; bột pha tiêm
125mg, 250mg,.500mg, 1g, 2g, l0g.
2.1.2. PHÂN NHÓM CEPHALOSPORIN
CEPHALEXIN
Tác dụng: Tác dụng chủ yếu với liên cầu khuẩn beta tan huyết, tụ cầu khuẩn,
E.Coli, Proteus, Klebsiella
Chỉ định: Nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiết niệu, các mô mềm và ngoài da.
Chống chỉ định: mẫn cảm với PN và cephalosporin. Suy thận, rối loạn công thức
máu.
Tác dụng không mong muốn:
- Mẫn cảm: ít dị ứng hơn penicillin
- Viêm thận, rổi loạn công thức máu khi dùng kéo dài.
Cách dùng - liều dùng
- Người lớn: uống 1 -4g/ngày, chia làm 3 - 4 lần
- Trẻ em: uống 25 - 50mg/kg/ngày
2.2. KHÁNG SINH HỌ AMINOSID
Cơ chế tác động: ức chê tổng hợp protein
GENTAMYCIN
Tác dụng:
- Phổ kháng khuẩn rộng, tập trung chủ yếu là gram âm (trực khuần gram âm hiếu
khí như: trực khuẩn mủ xanh: pseudomonas, các vi khuẩn đường ruột: salmonella,
shigella..., và một số vi khuẩn gram dương.
- Tác động không thưởng xuyên trên cầu khuẩn, tác động tốt trên staphylococcus
aureus kể cả chủng tiết ra penicilinase.Tác động trung bình trên liên cầu.
Chỉ định
- Phổ rộng, trị nhiễm trùng bệnh viện (viêm phổi, nhiễm trùng máu...)
- Nhiễm trùng màng trong tim

- Nhiễm trùng hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu.
- Gentamycin thường được phối hợp với beta-lactamin hay fluoroquinolon
- Ngoài dạng tiêm, còn dùng ở dạng thuốc nhỏ mắt
Tác dụng không mong muốn:
- Độc tính trên thận: dùng liều cao và kéo dài gây rối loạn chức năng thận.
- Độc tính trên tai: tích tụ ở tai trong và gây tổn thương dây thần kinh sọ số 8,
biểu hiện độc tính tai vừa tiền đình vừa thính lực.
Chống chỉ định:

3


- Mẫn cảm với nhóm aminosìd
- Phụ nữ có thai hay đang cho con bú
- Suy thận nặng, rối loạn thính giác,
Liều lượng: 3mg/kg/ngày chia làm 3 lần (ở người có chức năng thận bình
thường)
2.3 KHÁNG SINH HỌ MACROLID
Cơ chế tác động: ức chế tồng hợp protein
CLARITHROMYCIN
Tác dụng: tác dụng trên các vi khuẩn nhạy cảm với erythromycin, mạnh hơn trên
tụ cầu khuẩn (staphylococcus) và liên cẩu khuẩn (streptococcus). Ngoài ra tác
dụng, trên Toxoplasma gondii... và các vi khuẩn kháng erythromycin.
Chỉ định: Trị các bệnh khuẩn: phổi, tai-mũi-họng, răng miệng và đường tiểu,
sinh dục, và các nhiễm trùng ngoài da. Đặc biệt được dùng trị loét dạ dày đo H.
pylori và trị nhiễm trùng cơ hội và khó trị ở bệnh nhân bị AIDS
Tác dụng không mong muốn:
- Ít độc tính, rối loạn tiêu hóa (buồn nôn, nôn, tiêu chảy)
- Dị ứng ngoài da
Chống chỉ định: mẫn cảm với macrolid, suy gan thận .

Cách, dùng và liều dùng:
Người lớn: uống 250 - 500mg/lần X 2 lần/ngày. Ngày thứ hại dùng 1/2 liều, đợt
trong 5-10 ngày.
Trẻ em: uống 7,5mg/kg/ngày
2.4. KHÁNG SINH HỌ CYCLIN
Cơ chế tác động: ức chế tổng hợp protein
DOXYCYCLIN
Tác dụng: hoạt phổ rộng trên gram dương và gram âm (2 lần mạnh hơn
tetracyclin) và một số mầm nội bào (chlamydia, mycoplasma)
Chỉ định
- Trị nhiễm mycoplasma, chlamydia (viêm cổ tử cung, đường tiểu trực tràng, mắt
hột...)
- Thay thế penicillin trong trị bệnh than, giang mai, lậu, nhiễm trùng hô hấp, dịch
hạch. Mụn trứng cá
- Tiêu chảy của người đi du lịch do nhiều mầm loại vi khuẩn khác nhau gây ra
- Trị sốt rét và amib, viêm phổi cộng đồng.
Tác dụng không mong muốn:
- Rối loạn tiêu hóa: buồn nôn, nôn, tiêu chảy
- Chậm phát triển xương, vàng hỏng răng
- Trên da: tăng nhạy cảm với ánh sáng
- Quá mẫn: mề đay, phát ban, ngứa
- Độc trên gan thận
- Nhạy cảm với ánh sáng
Chống chỉ định: Phụ nữ có thai và cho con bú, trẻ em dưới 8 tuổi, suy gan nặng.
Cách dùng và liều lượng
Doxycyclin: 200mg/ngày uống một lần, 100 mg/ngày cho các ngày sau

4



- Bệnh lậu cầp: 300mg/lần/ngày cho ngậy đầu, 200mg/lần/ngày cho ngày sau
Bệnh giang mai: 300mg/ngày chia 3 lần
- Viêm niệu đạo: 200mg/ngày
- Mụn trứng cá: 100 mg/lần/ngày.
2.5. NHÓM LINCOSAMID
Cơ chế tác động - ức chế tổng hợp protein
CLINDAMYCIN
Tác dụng
- Tác dụng chủ yếu trên cẩu khuẩn gr.(+) nhất là tụ cầu, liên cầu, phế cầu...khi
các vi khuẩn này trong xương, da, các mô. Còn tác dụng với tụ cầu kháng với các
kháng sinh khác.
Chỉ định: nhiễm khuẩn tai, mũi, họng, đường hô hấp, ngoài da, mô mềm, viêm
xương tủy, nhiễm trùng huyết...
Tác dụng không mong muốn:
Nôn, viêm miệng, viêm lưỡi, tiêu chảy, viêm ruột kết giả mạc.
Chống chỉ định
Mẫn cảm với thuốc, phụ nữ có thai, đang cho con bú, trẻ sơ sinh.
Cách dùng và liều lượng:
Người lớn: cứ 6 giờ uống 1 liều 150 - 300mg
Trẻ em lớn hơn 1 tháng tuổi: uống 8 - 20mg/kg/ngày chia 3 - 4 lần.
2.6. NHÓM FLUOROỌUINOLONE
Cơ chế tác động: -ức chế tống hợp acid nucleic
CIPROFLOXACIN
Tác dụng
Có tác dụng trên hầu hết vi khụẩn hiếu khí gram (-)gồm cả thương hàn, tuy
nhiên đã xuất hiện đề kháng trên chủng Pseudomonas aeruginosa. Nó có tác dụng
trên vi khuẩn gram (+) nhưng sự đề kháng đã được lưu ý trên S.aureus, do đó cần
sử dụng cẩn thận với nhiễm trùng da .
Chỉ định
- Trị nhiễm trùng đường tiểu, viêm tuyến tiền liệt.

- Trị nhiễm trùng tiêu hóa như tiêu chảy nhiễm trùng: hầu hết các vi khuẩn
gây bệnh đường ruột đều nhạy cảm như E.coỉi, Salmonella, Shigella
- Trị nhiễm trùng mô mềm, xương khớp, da, viêm xoang cấp, nhiễm trùng
ổ bụng (phối hợp với metronidazole), nhiễm trùng hô hấp dưới kể cả vi khuẩn đa
kháng thuốc như Pseudomonas, Enterobacter, viêm nội tâm mạc, nhiễm trùng
bệnh viên.
- Trị các bệnh lây truyền theo đường tình dục: bệnh lậu, hạ cam, viêm niệu
đạo và cổ tử cung.
Tác dụng không mong muốn:
- Rối loạn tiêu hoá: buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng, đầy hơi, ăn không
ngon miệng. Viêm đại tràng giả mạc.
- Ảnh hưởng trên hệ thần kinh: chóng mặt, nhức đầu, mệt mỏi, mất ngủ,

5


kích động, run rẫy, hiếm khi trầm cảm, ảo giác.
- Phản ứng quá mẫn: nổi ban, ngứa, phản ứng phảnvệ
- Nhạy cảm với ánh sáng, hiếm khó chịu ở khớp, viêm bao gân, đau cơ
- Các tác dụng phụ trên tim mạch có thể gặp (<1%)
Chống chỉ định
- Dị ứng với các quinilone
- Phụ nữ có thai hay đang cho con bú, trẻ em dưới 16 tuổi
Cách dùng và liều lượng
Viên nén bao phim 250 mg, 500mg
Dung dịch tiêm truyền: 100mg/50ml, 200mg/100ml
Người lớn: uống 500-750 mg X 2lần. Nhiễm trùng niệu 250mg X 2 lần
Tiêm truyền tĩnh mạch trong 30 phút cho 100mg và 200mg hay 60 phút
cho 400mg trường hợp nhiễm trùng nặng.
3. SƯ ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH CỦA VI KHUẨN

3.1. Các dạng đề kháng
Đề kháng giả
- Khi hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy yếu.
- Khi vi khuẩn ở trạng thái nghỉ.
- Khi có vật cản trở tuần hoàn, làm kháng sinh không đến được ổ viêm.
Đề kháng thật
- Đề kháng tự nhiên.
- Đề kháng thu nhận: xảy ra do các biến cố di truyền làm vi khuẩn từ chỗ không
có trở thành có mang gen đề kháng. Bao gồm: Đề kháng trên nhiễm sắc thể và đề
kháng ngoài nhiễm sắc thể (đề kháng do plasmid)
3.2. Cơ chế kháng thuốc của vi khuẩn
- Làm thay đổi tính thấm qua màng tế bào vi khuẩn (tetracyclin) hay làm mất hệ
thống vận chuyển qua màng tế bào vi khuẩn (aminosid)
- Làm thay đổi vị trí tác động của kháng sinh (Penicillin, cephalosporin)
- Tạo ra enzyme làm biến đổi hay phá hủy cấu trúc của kháng sinh (Penicillin,
cephalosporin, AG)
- Vi khuẩn thay đổi đường chuyển hóa mới hay tạo ra nhiều chất cạnh tranh với
kháng sinh (Sulfonamid)
- Biến đổi các enzyme có chức năng chuyển hoá trở thành ít nhạy cảm với kháng
sinh (Sulfonamid)
- Có hệ thống đẩy kháng sinh khỏi tế bào vi khuẩn (beta-lactam)
4. NGUYÊN TẢC SỬ DỤNG KHẢNG SINH
MỤC TIÊU
- Điều trị hiệu quả.
- Tránh tạo chủng vỉ khuẩn đề kháng thuốc.
- Tránh những tác dụng có hại của kháng sinh.
- Hạ giá thành trị liệu.
NGUYÊNTẮC
Các nguyên tắc chính nhằm sử dụng hợp lý -an toàn kháng sinh là:
- Chỉ sự dụng kháng sinh khi có nhiễm trùng.

- Phải chọn đúng kháng sinh và đường cho thuốc thích hợp.

6


- Phải sử dụng kháng sinh đúng liều lượng và đúng thời gian qui định .
- Phải biết các nguyên tắc chủ yếu về phối hợp kháng sinh .
Ngoài bốn nguyên tắc chủ yếu trên, khi tiến hành kháng sinh trị liệu cũng cần :
- Nắm vững các chống chỉ định của kháng sinh.
- Theo dõi không chỉ hiệu quả trị liệu mà còn các tác dụng phụ của kháng sinh
- Biết rõ độc tính của kháng sinh sử dụng để có thể sử trí đúng khi có tai biến do
kháng sinh gây ra .
Chỉ dùng kháng sinh khi biết chắc có nhiễm khuẩn: Mỗi kháng sinh chỉ có tác động
trên một số loại vi khuẩn nhất định vả hầu hết không có hiệu quả đối với các tác
nhân gây bệnh khác như: virus, ký sinh trúng, nấm... Do đó, chỉ nên chỉ định sử
dụng kháng sinh trong trường hợp có nhiễm khuẩn.
Lựa chọn kháng sinh hợp lý: Lựa chọn kháng sinh phụ thuộc 3 yếu tố:
• Độ nhạy cảm của vi khuẩn gây bệnh với kháng sinh.
• Vị trí nhiễm khuẩn.
• Tình trạng bệnh nhân:
- Tình trạng bệnh nhẹ, bệnh năng,
- Tuổi: đặc biệt ở người cao tuổi hay trẻ sơ sinh.
- Chức năng gan thận
- Thời kỳ mang thai-cho con bú
- Tiền sử dị ứng hoặc tác dụng phụ đối với một loại thuốc, sử dụng lần sau
sẽ nặng hơn.
-Khả năng đề kháng của bệnh nhân.
Lự'a chọn dạng kháng sinh đường cho thuốc hơp lý:
Đường cho thuốc kháng sinh tùy thuộc nhiều yếu tố như:
- Tính khẩn cấp trong trị liệu.

- Vị trí nhiễm khuẩn,
- Đặc tính hấp thu của kháng sinh
Bao gồm:
- Uống: phụ thuộc vào mức độ hấp thu qua đường ruột
- Tiêm chích: chỉ định khi thuốc hấp thu kém qua đường ruột hoặc bị nhiễm
khuẩn nặng.
- Hạn chế sử dụng kháng sinh tại chỗ: chỉ dùng khi nhiễm khuẩn ở mắt. Nên dùng
thuốc sát khuẩn cho nhiễm khuẩn ngoài da.
Sử dụng đúng liều lượng:
- Dùng ngay kháng sinh ở liều điều trị cần thiết, không nên bắt đầu từ liều nhỏ rồi
tăng đần.
- Điều trị liên tục, không ngắt quảng hoặc dừng đột ngột.
- Không giảm liều từ từ để tránh đề kháng thuốc.
Dùng kháng sinh đúng thời gian qui định
Đến nay, ấn định khoảng thời gian kháng sinh trị liệu vẫn một phần dựa trên kinh
nghiệm. Trong thực tế, với các trường hợp nhiễm khuẩn nhẹ, đợt điều trị thường
kéo dài từ 7 - 1 0 ngày. Trong phần lớn những bệnh nhiễm trùng khác, thời gian
kháng sinh trị liệu còn tùy thuộc diễn tiến lâm sàng của từng ca bệnh và tùy thuộc
xét nghiệm sinh học, vi trùng.

7


Kết quả xét nghiệm vi khuẩn học: (-)
Lâm sàng: tình trạng bệnh nhân tiến triển tốt sử dụng kháng sinh thêm 2 - 3 ngày
ở người bình thường và từ 5-7 hgày ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch.
Phối hợp kháng sinh
• Mục tiêu
- Tăng phổ tác dụng điều trị nhiễm khuẩn do nhiều loại vi khuẩn
- Trong bệnh nặng chưa rõ nguyên nhân

- Nhằm đạt được sự hiệp lực diệt khuẩn nhanh hơn.
- Ngăn ngừa vi khuẩn phát triển dòng kháng thuốc.
- Giảm độc tính do dùng liều cao hay dài ngày.
• Nguyên tắc
- Căn cứ vào kết quả xét nghiệm vi khuẩn học, kháng sinh đồ
- Phối hợp hai loại kháng sinh khác họ, khác cơ chế, khác phổ tác dụng
- Phối hợp kháng sinh có cùng kiểu tác dụng
- Phối hợp các kháng sinh có tác dụng hiệp lực.
- Không phối hợp 2 kháng sinh có cùng độc tính
Thay đồi kháng sinh
- Khi tình trạng nhiễm khuẩn không thuyền giảm sau một thời gian điều trị.
Trước khi thay kháng sinh, cần chú ý:
- Vi khuẩn: Khả năng kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh.
- Ổ nhiễm khuẩn: Kháng sinh không đến được (do bọc mủ, vật cản), ồ nung mủ
khu trú cần được dẫn lưu không?
- Kháng sinh dùng: Liều lượng, đường dùng, nhịp dùng thuốc
- Cơ địa bệnh nhân: Kiểm tra việc thực hiện y lệnh
Theo dõi quá trình dàng khảng sinh:
Phải theo dõi chặt chẽ, đặc biệt lưu ý đến những biểu hiện không dung nạp và ngộ
độc thuốc như: Mẫn cảm, độc với thận, tai, gan, thần kinh, máu...
,

8


Bài 2 VITAMIN
1. Tổng quát:
• Vitamin lả những hợp chất hữu cơ rất cẩn thiết cho sự sống. Vitamin đóng
vai trò không thể thiểu được trong sự chuyển hóa các chất. Nếu thiếu
vitamin các hoạt động của cơ thể sẽ bị rối loạn.

• Phần lớn các vitamin cần thiết cho cơ thể điều được đưa từ ngoải vào vì cơ
thể không thể tự tổng hợp được.
• Nhu cầu hằng ngày của cơ thể về vitamin không nhiều; nhu cầu này có thể
tăng trong một số trạng thái sinh lý, bệnh lý đặc biệt như trong quá trình
mang thai, cho con bó, trong lúc bị nhiễm khuẩn.
• Một số nguyên tắc sử dụng vitamin:
- Chỉ nên dùng vitamin khi có biểu hiện thiếu trong cơ thể. Tình trạng thiếu
vitamin thường do:
+ Nguồn thức ăn không cung cấp đủ các Vitamin.
+ Ống tiêu hóa bị bệnh nên không hấp thu được.
+ Việc sử dụng kháng sinh có thề diệt đi những vi khuẩn tông hợp một số
vitamin.
+ Nhu cầu cơ thê tăng.
- Trừ vitamin A và D nếu dùng nhiều và lâu dài có thể gây bệnh thừa
vitamin, còn các vitamin khác ít tích lũy nên thường không có tai biến và chống
chỉ định tuyệt đối.
2. Các Vitamin tan trong dầu
2.1. Vitamin A (Retinal; Retinol)
• Nguồn gốc:
- Động vật: dầu gan cá, bơ sữa,lòng đỏtrứng.
- Thực vật: cà rốt, gấc (dầu gấc có nhiều β - caroten, là tiền chất của
vitamin A , khi vào cơ thể sẽ được gan chuyển hóa thành vitamin A)
• Nhu cầu cùa cơ thể: 5000UI / ngày (1UI = 0,3µg vitamin A)
• Chỉ định
- Bệnh quán gà, khô mắt, rối loạn màu sắc.
- Bệnh ngoài da: bệnh vẩy cá, giúp mau lành vết thương, vết bỏng, vết loét.
- Trẻ em chậm lớn, dễ nhiễm khuẩn các bệnh đường hô hấp.
• Cách dùng:
- Viên 50000 UI Viên đầu cá. uống 10000 - 50000UI / ngày : Dung dịch
tiêm dầu, thuốc mỡ.

2.2. Vitamin D (Calciferon)
• Nguồn gốc:
- Động vật: dầu gan cá, bơ, sữa, lòng đỏ trứng.
- Ở da có nhiều tiền chất của vitamin D. Chất này được hoại hóa thành
vitamin D dưới tác dụng của tia từ ngoại
- Tùy vào cấu trúc của nhóm R- mà ta có các loại Vitamin D1 - Vitamin D7
• Nhu cầu của cơ thể: 400UI / ngày (1UI — 0,025µg vitamin D)
• Chỉ định
- Phòng và chữa bệnh còi xương, chứng loãng xương, nhuyễn xương,

9


xương gẫy, chậm lành, trẻ em chậm mọc răng.
- Bệnh ngoài da: bệnh vẩy nến, eczema mạn tính, xơ cứng bì, trứng cá.
• Cách dùng:
- Dung dịch cồn 200000 UI. Viên dầu cá. uống 10000 - 50000UI / ngày
- Dung dịch tiêm dầu.
2.3. Vitamin E (Tocopherol)
• Nguồn gốc: Dầu thực vật, rau cải, rau xà lách, mỡ, bơ, lòng đỏ trứng, mè
đen...
• Nhu cầu của cơ thể: 10-30 mg. / ngày
• Chỉ định
- Điều trị vô sinh, xẩy thai liên tiếp.
- Dùng trong bệnh teo cơ do thần kinh, nhược cơ, một số bệnh về tim mạch.
• Cách dùng: Viên 100mg. uống 100 - 500mg / ngày
2.4. Vitamin K
• Nguồn gốc:
- K1: có trong tự nhiên, tan trong dầu, có nhiều trong thực vật như cà chua,
đậu, bắp cải, cà rốt...

- K2: do vi khuẩn ruột tổng hợp, tan trong dầu...
- K3, K4: là những chất tổng hợp, tan trong nước.
• Nhu cầu của cơ thể: 1mg/ngày
• Chỉ định: Điều trị hiện tượng xuất huyết do thiếu prothrombin.
• Cách dùng: ống tiêm 10mg, SC, IM 10mg/ngày
3. Các vitamin tan trong nước
3.1. Vitamin B1 (Thiamin)
• Nguồn gốc:
- Men bia, cám gạo, mầm lúa mì, đậu tương, vi khuẩn ruột.
- Vi khuẩn ruột.
• Tính chất:
- Bột kết tịnh trắng, hoặc trắng hơi vàng, mùi thơm men, vị đắng, tan trong
nước, bị phân hủy bởi nhiệt độ.
• Tác động:
- Tham gia chuyển hóa glucid (carbonhydrat).
- Dạng có họat tính: thiamin pyrophosphat.
- Đóng vai trò là coenzym của các enzym decarboxylase, transketolase.
• Triệu chứng thiếu:
- Viêm thần kinh ngoại biên, phù, suy tim.
- Tê liệt cơ.
• Nhu cầu của cơ thể:1 - 3 mg /ngày
• Chỉ định
- Bệnh tê phù Beri - Beri..
- Viêm đa dây thần kinh do nghiện rượu.
- Dùng liều cao có tác dụng giảm đau (đau mình mẩy, đau dây thần kinh,
đau do thấp khớp...).

10



- Phòng ngừa thiếu vitamin B1.
• Cách dùng:
- Viên 50 - 100 mg. uống 100 - 250mg / ngày
- Dung dịch tiêm : IM 25 - 100mg / ngày,
- Phòng ngừa thiếu 20 - 100mg / ngày
3.2. VitaminB2 (Riboflavin)
• Nguồn gốc:
- Cám sữa và các sản phẩm của sữa: phô - mai; sữa chua, kem...; men bia;
tinh bột; lòng trắng trứng; rau lá;.hoa quả.
- Do vi khuẩn ruột tổng hợp.
- Tổng hợp hóa học.
• Tính chất:
- Bột tinh thể màu vàng cam.
- Vị đắng, khó tan trong nước và dung môi hữu cơ.
- Không bị phân hủy bởi nhiệt độ và oxy.
- Dễ bị thủy phân trong môi trường kiềm hay acid cho ra các sản phẩm
không có hoạt tính vitamin.
- Trong môi trường kiềm dễ bị phân hủy bởi ánh sáng.
• Tác dụng:
- Tham gia vào phản ứng oxy hóa - khử carbonhydrat và acid amin thông
qua chuyển hô hấp tế bào.
- Tác dụng dinh dưỡng da và niêm mạc nếu thiếu sẽ gây tổn thương.
• Triệu chứng thiếu:
- Rối loạn tiêu hóa.
- Viêm giác mạc, lưỡi, loét môi, nứt mép.
- Viêm da, tăng tiết bã nhờn, thiếu máu
• Chỉ định: Tổn thương mắt, da niêm mạc; viêm kết mạc; viêm màng mắt;
viêm loét lưỡi miệng.
• Cách dùng:
- Viên nén: 5 - 250mg, uống 5 - 30mg / ngày

- Ống tiêm 10 mg, IM sâu.
3.3. Vitamin PP
• Nguồn gốc:
- Men bia, ngũ cốc, gan, thịt, sữa, vi khuẩn iruột.
• Tính chất:
- Tinh thể hình kim, không màu, vị đắng, tan trong nước hoặc alcol, không
bị phân hủy khi đun nấu.
• Tác dụng:
- Là coenzym của nhiều enzym xúc tác các phản ứng oxy hóa - khử chuồi
hô hấp tế bào để tạo ra năng lượng dưới dạng ATP.
- Acid nicotinic làm giảm LDL và tăng HLD, giãn mạch (nicotinamid
không có tác dụng này).
• Nhu cầu của cơ thể: 25 mg / ngày

11


Triệu chứng thiếu:
- Đau họng, viêm miệng, luỡi, sụt cân.
- Pellagra: tiêu chảy; viêm da; sa sút trí tuệ.
• Chỉ định
.
- Phòng và chữa bệnh Pellagra (các rối loạn ngoài da, rối loạn thần kinh và
tâm thần, rối loạn tiêu hóa và suy nhược.)
- Một số bệnh da - niêm mạc, tiêu hóa...
• Cách dùng: Viên nén 500mg; uống 500mg / ngày.


3.4. Vitamin B6 (Pyridoxin)
• Nguồn gốc:

- Men bia, lúa mì, đậu, ngô, thịt, gan...
• Tính chất:
- Tinh thể trắng, vị đắng, dễ tan trong nước vả cồn.
- Bền vững với nhiệt độ, nhạy cảm với tia UV, dễ bị oxy hóa.
- Bảo quản trong chai nâu, nút kín. .
• Tác dụng:
- Là coenzym cùa enzym chuyển hóa protid.
- Tham gia quá trình biến đồi a.gluconic => GABA.
- Tham gia tổng hợp Heme.
- Tham gia quá trình chuyển hóa glucid, lipid.
• Triệu chứng thiếu:
- Viêm da, đau họng, tăng tiết bả nhờn.
- Men bia, cấm gậo, mầm lúa mi, đậu tương, vi khuẩn ruột.
- Viêm thần kinh ngoại biên, thiếu máu, co giật.
• Nhu cầu của cơ thể: 2 mg / ngày
• Chỉ định
- Viêm dây thần kinh, rối loạn thần kinh.
- Viêm da, các bệnh về da do thần kinh.
- Nhiễm độc khi có thai.
- Bệnh Pellagra (phối hợp với vitamin PP).
- Ngộ độc cấp tính INH.
• Cách dùng:
- Viên nén 5mg; 10mg; 25mg; 50mg;100mg; 250mg và 500mg.
Uống từ 25mg - 250mg / ngày.
- Dùng dịch tiêm 100mg / ml; 50mg / ml.
3.5. Vitamin C (Acid Ascorbic)
• Nguồn gốc:
- Cam, chanh, bưởi, ớt, sơri, các loại rau xanh...
• Tác động:
- Chất chống oxy hóa mạnh;

- Tạo ra hydroxyprolin là thành phần chính của mô liên kết.
- Tham gia chuyển hóa protid, glucid, lipid
• Triệu chứng thiếu:

12


- Xuất huyết dưới da: vết bầm, chảy máu chân răng, vết thương chậm lên
sẹo.
• Nhu cầu của cơ thể: 100 mg / ngày
• Chỉ định
- Phòng và chữa bệnh Scorbut (chảy máu chân răng, lỗ chân lông, nội
tạng).
- Các trường hợp cần tăng sức đề kháng của cơ thể như trong nhiễm khuẩn,
nhiễm độc, cúm, mệt mõi.
• Cách dùng:
- Viên 500mg. Uống 500 - 2000mg / ngày.
- Ống tiêm 500mg. IM, IV

13


Bài 3 THUỐC CHỐNG DỊ ỨNG
1. ĐẠI CƯƠNG
Kháng histmin H1 là nhóm thuốc tổng hợp làm ức chế tác dụng của histamin
trên thụ thể H1 trong các phản ứng dị ứng. Thường được chỉ định trong các trường
hợp: triệu chứng dị ứng ngoài da như phát ban, mẫn ngứa, phù Quincke, viêm
mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng... Ngoài ra một số chất kháng histamin H 1 còn
được chỉ định để phòng và trị chứng say tàu xe.Dựa vảo tác động lên thần kinh
trung ương các chất kháng histamin Hi được phân ra thành 3 thế hệ:

+ Thế hê thứ 1:
Ưu điểm: - rẻ tiền.
- Có kinh nghiệm sử dụng

Nhược điểm: - Buồn ngủ,
- Tác dụng ngắn,
- Kháng cholinergic nhiều :
+ Thế hệ thứ 2:
Ưu điểm: - Khắc phục được một số nhược điểm của thuốc thế hệ 1
- Không hoặc ít gây buồn ngủ.
- Thời gian tác dụng dài hơn
- Tác dụng kháng cholinergic ít hơn.
Nhược điểm:
- Một số thuốc gây rối loạn nhịp tim:Terfenadin và Astemizol gây rối
loạn nhịp thất, ngừng tim, tác dụng này xảy ra không quá xa liều điều trị. Vì vậy 2
thuốc này đã bị rút ra khòi thị trường Mỹ năm 1998-1999
- Tương tác với nhiều thuốc.
+ Thế hệ thứ 3 : Gồm những thuốc là đồng dạng ( isomer) hoặc các chất chuyển
hoá còn hoạt tính của những thuốc ở thế hệ 2
Ưu điểm: Khắc phục được nhược điểm các thuốc thế hệ 1,2. Ngoài ra còn có tác
dụng kháng viêm.
2. NHÓM THUỐC KHÁNG HISTAMIN HI THẾ HỆ I
2.1. CLORPHENIRAMIN MALEAT
Tác dụng
Kháng histamin H1 (thế hệ I), kháng cholinergic, an thần.
Chỉ định
- Dị ứng đường hô hấp trên: viêm mũi dị úng, sổ mũi mùa.
- Dị ứng da: nổi mề đay, phù Quyncke; dị ứng thuốc; dị ứng thức ăn
- Viêm kết mạc dị ứng;
- Sưng viêm do côn trùng đốt.

Tác dụng phụ: Buồn ngủ, ngủ gà ban ngày.
Khô miệng. Chóng mặt.
Chống chỉ định
- Mẫn cảm với thuốc, phì đại tuyến tiền liệt, glaucom góc đóng.
- Cơn hen cấp, trẻ sơ sinh và trẻ sinh thiếu tháng.
Liều dùng.
- Ngườỉ lớn: 4 mg/ lần x 4 -6 lần / 24 giờ; tối đa 40 mg/ 24giờ.

14


- Trẻ em (<12 tuồi): 2 mg/ lần x 3 - 6 lần / 24 giờ; tối đa 12 mg/ 24 giờ.
2.2. DEXCLORPHENIRAMIN MALEAT
Chỉ định: Chỉ định giống với clorpheniramin maleat tác dụng mạnh gấp 2 lần
clorpheniramin maleat. Giới hạn an toàn cao.
Tác dụng phụ
- Buồn ngủ, ngủ gà ban ngày.
- Khô miệng. Chóng mặt.
Liều dùng:
- Người lớn: 2 mg/ lần X 3 - 4 lần / 24 giờ.
- Trẻ em 6 -12 tuổi: 1 mg/ lần X 3 - 4 lần / 24 giờ.
- Trẻ 2 - < 6 tuổi: 0,5mg /lần X 3 - 4 lần / 24 giờ.
2.3. DIPHENHYDRAMIN HYDROCLORID
Chỉ định
- Đây là 1 kháng histamin H1 và có tác dụng kháng cholinergic như chống nôn,
chống ho, giảm tiết, ngoài ra còn có tính an thần gây ngủ.
- Dị ứng đường hô hấp trên: viêm mũi dị ứng, sổ mũi mùa.
- Dị ứng da: nổi mề đay; dị ứng thuốc; dị ứng thức ăn; sưng viêm do côn trùng
đốt
- Viêm kết mạc dị ứng.

- Phòng chổng nôn do say tàu xe
Tác dụng phụ
- Buồn ngủ, ngủ gà ban ngày. Khô miệng. Tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn.
- Chóng mặt.
Liều dùng: Liều cho đường uống
- Người lớn: 25 - 50 mg/ lần X 4 -6 lần / 24 giờ; tối đa 300 mg/ 24giờ.
- Trẻ em 6 - 12 tuổi: 12,5 - 25 mg/ lần X 4 - 6 lần / 24 giờ; tối đa 150 mg/ 24 giờ.
- Trẻ em < 6 tuổi: 6,25 - 12,5 mg/lần X 4 - 6 lần / 24 giờ
2.4. CETIRIZIN HYDROCLORID
Chỉ định
- Dị ứng đường hô hấp trên: viêm mũi dị ứng dai dẳng, viêm mũi theo mùa.
- Mê đay mạn tính vô căn ở người lớn và trẻ em trên 12 tuổi
- Viêm kết mạc dị ứng;
Tác dụng phụ
- Buồn ngủ, ngủ gà ban ngày. Mệt mỏi, khô miệng.
- Chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn.
Chống chỉ định: Có tiền sử dị ứng với cetirizin
Liều dùng: 6 tuổi: 10 mg X 1 lần / 24 giờ hoặc 5 mg X 2 lần / 24 giờ.
2.5. LORATADINE
Chỉ định: .
- Viêm mũi dị ứng. Viêm kết mạc dị ứng;
- Ngứa, mề đay liên quan đến histamin .

15


Tác dụng phụ
- Đau đầu, chóng mặt. Khô miệng. Buồn nôn
- Khô mũi, hắc hơi.
Liều dùng: > 12 tuổi; 10 mg/ lần / 24 giờ.

- Trẻ em 2 -12 tuổi: trọng lượng cơ thể > 30 kg uống 10 ml xi-rô (1 mg /ml) /lần /
24 giờ
- Trọng lượng cơ thể < 30 kg uống 5 ml xi -rô (1 mg /ml) /lần / 24 giờ

16


BÀI 4. DƯỢC LIỆU CHỮA CẢM - CÚM-HO
1. CÂY BẠC HÀ
Tên khoa học: Mentha arvemis L. Họ Hoa môi (Lamiaceace)
Bộ phận dùng:
Cả cây (Herba Menthae)
Thành phần hóa học:
Tinh dầu, menthol là thảnh phần chủ yếu có trong tinh dầu tinh dầu dưới dạng tự
do hay kết hợp với acid acetic.
Ngoài ra còn chứa flavonoid
Thu hái - chế biến - bảo quản:
Thu hái lúc cây sắp ra hoa hoặc đang ra hoa, cắt cành lá để cất tinh dầu hoặc phơi
trong mát (phơi âm can) đến khô, đóng bao, để nơi khô mát. Mỗi năm thu hái 3-4
lần, hái về bó lại từng bó phơi chổ mát cho khô, hoặc nếu cất lấy tinh dầu thì cất
ngay hoặc để héo rồi cất. Tinh dầu cất lấy menthol.
Tác dụng công dụng
Tác dụng
• Gây tê tại chỗ
• Sát trùng ngoài da và tai mũi họng.
• Kháng viêm
• Với liều nhỏ gây hưng phấn xủc tiếp sự bài tiết của tuyến mồ hôi, làm cho
nhiệt độ cơ thể hạ thầp.Liều lớn gây kích tùy sống gây tê và liệt phản xạ
ngăn sự lên men quá bình thường trong ruột non.
Công dụng

• Chữa cảm cúm, chữa ho, viêm họng.
• Chữa đau bụng, đầy bungj, ăn uống khó tiêu.
• Là thuốc chữa loét dạ dày, lảm giảm bài tiết dịch vị và giảm đau.
Chú ý
Bạc hà, tinh dầu bạc hà, các chế phẩm từ Bạc hà gây ức chế hô hấp ờ trẻ sơ sinh
=> gây ngừng thở, ngừng tim.
Cần thận trọng khi dùng cho trẻ em và không dùng cho trẻ sơ sinh.
2. TÍA TÔ
Tên khác: Còn có tên gọi là: tử tô, tử tô tử, tử tô ngạnh.
Tên khoa học: Perilla ocymoides L.Họ Hoa môi (Lamiaceace)
Bộ phận dùng
- Tử tô tử (Quà chín phơi khô hay sấy khô)
- Tử tô (Cành non cỏ mang lá phơi khô hay sẩy khô)
- Tử tô diệp (Lá phơi khô hay sấy khô)
- Tử tộ ngạnh (Cành non hoặc cành già phơi hay sấy khô)
Thu hái - chế biến - bảo quản .
Hái cả cây khi sắp ra hoa. Phơi sấy nhẹ tới khô.
Cây lấy hạt thì không thu hái lá. Khi cây già cắt cả cành phơi trong mát tới khô,
rũ lấy hạt, sàn sảy cho sạch, phơi lại cho khô hẳn, đóng bao để nơi khô ráo,
thoáng mát.

17


Thành phần hoá học
Chứa 0,5% tinh dầu
Thành phần chủ yếu là perilla aldehyd (55%), limonen (20-30%),α-pinen và
dihydrocurmin. perilla aldehyd có vị ngọt gấp 2000 lần đường, khó tan trong
nước, đun nóng bị phân giâi.
Công dụng

- Tử tô diệp chữa trúng độc do ăn cua cá.
- Tử tô chữa cám lảnh, đầy bụng và ói mửa
- Tử tô ngạnh có tác dụng an thai chữa động thai.
- Từ tô tử: trừ đờm, chữa ho hen, tê thấp.
3. QUÝT TRẦN BÌ
Tên khác : Trần bì hay thanh bì
Tên khoa học : Citrus deliciosa Tenore Họ Cam quýt (Rutaceae)
Bộ phận dùng:
- Trần bì (Pericarpium Citri deliciosa) là vỏ quýt càng phơi để lâu càng tốt vả
quý.
- Quất hạch ( Semen Citri deliciosa) là hạt quýt phơi khô.
- Thanh bì (Pericarpium Citri immaturi) vỏ quả quýt còn xanh.
- Lá quýt (Folium Citri reticulatae)
Thu hái - chể biến - bảo quản: Đựợc trồng nhiều nơi và thu hái quanh năm.
Thành phần hóa học
- Vỏ quýt chứa tinh dầu (0.5-1%) chủ yếu là d - limonen (90%), citral,
methylathranilat.
- Các flavanoid: hesperidin và các polymethoxyflavon (sinensetin, noboletin,
tangeretin...)
- Các chất khác: coumarin, limonin, caroten, vitamin C, acid Citric...
Tác dụng - công dụng - cách dùng
Tác dụng- công dụng

- Dùng quả quýt ăn, tác dụng bồi bổ cơ thể, giải khát bổ sung vitamin C. Vỏ quýt
dùng để chế tính dầu.
- Trần bì chữa ho, tức ngực, nhiều đờm, đau bụng, nôn mửa.
- Lá quýt chữa ho, tức ngực.

18



Bài 5 - DƯỢC LIỆU AN THẦN GÂY NGỦ
1. VÔNG NEM
Tên khác: Ngô đồng, vông.
Tên khoa học: Erythrina indica Lamk.
Erythrina orientalis L. Murr
Họ Đậu: (Fabaceae) .
Bộ phận dùng: Lá và vỏ thân (Folium et Cortex Erythrinae)
Thu hát - chế biến- bảo quản
- Hái lá vào mùa thu, phơi sấy khô hoặc dùng tươi.
- Bóc vỏ cây vào mùa xuân, cạo bỏ gai, cắt thành từng đoạn dài 20 -30 cm phơi
hay sấy khô, đóng bao để nơi khô mát, hoặc nấu cao lỏng, cao mềm.
Thành phần hoá học
Chủ yểu là alkaloid, ngoài ra còn có saponin, flavonoid, tanin
Tác dụng - công dụng - cách dùng
Tác dụng
- An thần, hạ sốt, hạ huyết áp.
- Kéo dài giấc ngủ cùa hexobạrbitaỉ
Công dụng
- Chữa mất ngủ, hồi hộp, chữa cảm sốt.
- Trong dân gian còn dùng lá giã nát, hơ nóng đắp trĩ ngoại, bột lá rắc lên vết
thương trị nhiễm trùng.
- Thường kết hợp với tâm sen, binh vôi, lạc tiên.
2.SEN
Tên khoa học: Nelumbo nuciferacGaertn.
Nelumbium nuciferumGaertn
Nelumbium speciosum Willd
Họ Sen (Nelumbonaceae)

Bộ phận dùng

- Hạt sen (liên nhục, Semen Nelumbinis)
- Tâm sen (liên tâm, Plumula Nelum), mầm xanh ở chính giữa hạt sen.
- Gương sen (liên phòng, Receptaculum Nelumbinis), đế hoa đã thu quả
- Tua sen (liên tu, Stamen Nelumbinis),chỉ nhị của hoa sen
- Lá sen (liên diệp, Folium Nelumbinis) phơi khô bỏ cuốn
- Mấu ngó sen (ngẫu tiết, Nodus Nelumbinis Rhizomatis)
Thu hái - chế biến - bảo quản
- Các bộ phận của cây được thu hái quanh năm, phơi khô, bảo quản nơi khô mát
Thành phần hoá học:
- Alkaloid: nuciferin.
- Flavonoid: quercetin.
Tác dụng - công dụng - cách dùng
Tác dụng
- Hạt sen: bổ, thành phần chính là tinh bột.
- Tâm sen: an thần nhẹ (Alkaloid )
- Lá sen: cầm máu, hạ huyết áp (Alkaloid - nuciferin)

19


- Gương sen: cầm máu (Flavonoid - quercetin)
- Tua nhị: cầm máu
- Ngó sen: cầm máu, hạ sốt
Công dụng:
- Hạt sen: làm thực phẩm, chữa suy nhược, kém ăn ít ngủ. Dùng 20 - 100g/ ngày,
dạng chè, bánh mứt.
- Tâm sen: Chữa hồi hộp mất ngủ. Dạng thuốc sắc.
- Gương sen: chữa băng huyết, rong huyết, tiêu tiểu ra máu, dạng thuốc sắc, kèm
với các vị thuốc khác.
- Tua nhị: Chữa băng huyết, thổ huyết, di tinh, đái dầm, dạng thuốc sắc.

- Lá sen: Chữa nôn ra máu, chảy máu cam, huyết áp cao, dạng thuốc sắc.

20


BÀI 6- DƯỢC LIỆU CÓ TÁC DỤNG LỢI TIỂU
LỢI MẬT - THÔNG MẬT
1. CÂY MÃ ĐỀ
Tên khác: Xa tiền, Mã đề thảo.
Tên khoa học: Plantago major L.
Plantago asiatica L
Họ Mã đề (Plantaginaceae)
Bộ phận dùng
- Toàn cây trừ gốc rễ (mã để thảo, Herba Plantaginis)
- Hạt (xa tiền từ, Semen Plantaginis)
- Lá mã đề (Folium Pỉantaginis)
Thu hái - chế biến - bảo quản
- Thu hái Mã đề thảo, lá lúc cây sắp ra hoa.
- Thu hái Xa tiền tử khi quả già.
Thành phần hoá học
- Thành phần chính là chất nhầy ( lá 20%, Hạt 40% )
- Còn có flavonoid, acid hữu cơ, tanin, saponin.
Tác dụng - công dụng - cách dùng
Tác dụng:
- Lợi tiểu, tăng thải trừ Urê và muối Clorid
- Giãn phế quản, kháng khuẩn, kháng viêm.
Công dụng:
- Chữa tiểu đục, tiểu gắt.
- Chữa viêm phế quàn, khí quản.
- Chữa đau mắt đỏ.

- Dùng ngoài chữa mụn nhọt lở ngứa, sưng tấy, vết côn trùng cắn.
- Lá còn có tác dụng chữa lỵ.
2. RAU MÁ
Tên khác: Tích huyết thảo, Liên tiền thào
Tên khoa học: Centella asiatica(L. ) Urb . Họ Hoa tán (Apiaceae).
Bộ phận dùng: Cả cây, tươi hoặc khô (Herba Centellae asiaticae)
Thu hái - chế biến - bảo quản: Thu hái quanh năm, dùng tươi hay phơi không
phần thân chứa tinh dầu, dầu á stearic; alkaloid, chất đắng vellarin;
Tác dụng - công dụng - cách dùng
Tác dụng
- Thông tiểu, giải nhiệt, giải độc.
- Kháng viêm, làm lành sẹo
Công dụng

- Chữa bệnh vàng da, vàng mắt
- Chữa bí tiếu, tiểu rát buốt
- Chữa mụn nhọt và các tổn thương ở da
- Chữa thồ huyết, chảy máu cam, sốt sởi.
3. RÂU MÈO

21


Tên khác: Còn gọi là cây bông bạc
Tên khoa học: Orthosiphon stamineus Benth.Họ Hoa môi (Lamiaceae)
Bộ phận dùng
- Lá (Folium Orthosiphonis)
- Cả cây trừ gốc rề (Herba Orlhosiphonis)
Thu hái — chế biển - bảo quản: cắt cả cây khi cây ra họa.
Thành phần hoá học: Saponin (Orthosiphonin), flavonoid (sinensetin)

Tác dụng - công dụng - cách dùng
Tác dụng
- Làm tăng lưu lượng nước tiểu, đồng thời tăng lượng clorua và urê và lượng acid
uric.
- Ngoài ra còn làm giảm sung huyết gan vả đường mật.
Công dụng
Làm thuốc thông tiểu trong trường hợp viêm đường tiết niệu, sỏi tiết niệu, và nhiễm độc
do bí tiểu, do viêm gan, tắc mật.
4. AC-TI-SÔ
Tên khác: Artichaut, Artichoke
Tên khoa học: Cynara scoỉymns L.Họ Cúc (Asteraceae)
Bộ phân dùng: Lá, hoa (Folium et Flos Cynàrae)
Thu hái - chế biến - bảo quản: Hái lá cây lúc sắp ra hoa, rọc bỏ cuống ỉá.
Thành phần hoá học: Flavonoid (cynarin), vitamin và chất khoáng
Tác dụng - công dụng - cách dùng
Tác dụng
- Lợi mật, thông mật.
- Lợi tiểu, giảm cholesterol, giảm ure.
Công dụng
- Bảo vệ và phục hồi tế bào gan, tăng khả năng kháng độc của gan.
- Chữa bệnh gan mật: viêm gan mật, ngừa sỏi mật....
- Chữa bí tiểu do viêm sỏi tiết niệu.
- Còn dùng làm thuốc ngừa xơ vữa động mạch.
6. CỎ TRANH
Tên khác: Bạch mao cãn
Tên khoa học: Imperata cylindrical Beauv.Họ lúa (Poaceae)
Bộ phận dùng: Thân rễ (Rhizoma Imperatae)
Thu hái - chể biến - bảo quản
- Thường thu hoạch vào mùa thu (tháng 10 -11) và mùa xuân (3-4).
- Đào lấy thân - rễ, cắt bỏ phần trên cổ rễ, rửa sạch đất cát, tuốt bỏ sạch bẹ, lá và

rễ con, xong đem phơi khô và phân loại to, nhỏ, buộc lại thành bó.
Thành phần hoá học: Rễ cỏ tranh chứa chất cylindrin, arundoin, (glucose,
fructose và acid hữu cơ - vô cơ).
Tác dụng - công dụng - cách dùng
Tác dụng

22


- Lợi tiểu, thanh nhiệt, hạ sốt, giải độc.
Công dụng
- Chữa tiều ít, tiểu đỏ, tiểu ra máu
- Giải nhiệt, giải khát, chữa sốt, sốt vàng da.

23


Bài 7. THUỐC BỘT
1. Định nghĩa: Thuốc bột là dạng thuốc thể rắn, khô tơi, để uống hoặc dùng
ngoàỉ, được bào chế từ một hay nhiều loại bột thuốc có kích thước xác định bằng
cách trộn đều thành hỗn hợp đồng nhất.
2. Phân loại: Có nhiều cách phân loại thuốc bột.
2.1. Dựa vào thành phần
- Thuốc bột đơn: Chỉ có một dược chất duy nhất,
- Thuốc bột kép gồm nhiều dược chất.
2.2. Dựa vào cách phân liều, đóng gói
. - Thuốc bột phân liều: Sau khi bào chế xong, được đóng gói một liều hoặc
nhiều liều dùng để cấp phát cho người dùng. Thuốc bột phân liều thường dùng đề
uống.
- Thuốc bột không phân liều: Sau khi bào chế xong, được đóng gói toàn bộ

lượng thuốc bột vào một bao bì thích hợp rồi cấp phát để bệnh nhân tự chia liều
khi sử dụng theo chỉ dẫn của thầy thuốc. Thuốc bột không phân liều thường là
thuốc dùng ngoài.
2.3. Dựa theo cách dùng
- Thuốc bột để uống: Là loại thuốc bột thường gặp nhất, gồm có nhiều loại: để
uống trực tiếp, để pha thành dung dịch uống, pha hỗn dịch, pha siro...
- Thuốc bột để dùng ngoài: Thường là bột mịn hoặc rất mịn để tránh tạo cảm giác
khó chịu khi xoa lên da.
- Thuốc bôt để pha thuốc tiêm.
3. ƯU NHƯỢC ĐIỂM
3.1. Ưu điểm
- Bào chế đơn giản, dễ đóng gói và vận chuyển.
- Tương đối ổn định trong quá trình bảo quản, tuổi thọ kéo dài.
- Có tính sinh khả dụng cao hơn các dạng thuốc rắn khác.
3.2. Nhược điểm
- Khó uống (đối với các dược chất có mùi vị khó chịu và gây kích ứng niêm mạc
đường tiêu hóa).
- Khó bảo quản (dễ hút ẩm).
4. Kỹ thuật điều chế thuốc bột kép
4.1. Kỹ thuật bào chế thuốc bột đơn
• Dược chất là dược liệu thảo mộc:
- Sơ chế dược liệu: Loại tạp chất, phơi sấy khô, chia thô....
- Tán thành bột: tùy theo yêu cầu của từng loại dược liệu, dụng cụ sử dụng
là thuyền tán, cối chày, máy xay...
- Rây: Chọn cỡ rây thích hợp với yêu cầu của bột.
• Dược chất là hóa chất:
- Sấy khô.
- Tán bột (nếu cần).
- Rây.
4.2. Kỹ thuật bào chế thuốc bột kép


24


* Giai đoạn nghiền bột đơn
- Dược chất có khối lượng lớn nghiền trước, sau đó xúc ra khỏi cối rồi nghiền tiếp
dược chất có khối lượng ít hơn.
- Dược chất có tỷ trọng lớn cần phải nghiền mịn hơn dược chất có tỷ trọng nhỏ.
* Giai đoạn trộn bột kép
- Theo nguyên tắc đồng lượng: Cho bột có khối lượng ít nhất vào trước, thêm dần
các chất có khối lượng nhiều hơn vào sau. Lượng bột thêm vào bằng với lượng
bột có trong cối.
- Dược chất có tỷ trọng nặng cho vào trước, nhẹ cho vào sau để tránh bay bụi làm
ô nhiễm không khí và hao hụt dược chất.
.
- Thuốc bột có chứa dược chất độc A, B (thông thường có khối lượng rất nhỏ), để
tránh hao hụt, phải lót cối bằng một khối lượng thuốc khác.
- Trường hợp có chất lỏng (tinh dầu,dầu khoáng, glycerin, cồn thuổc, cao lỏng,...),
thì lượng chất lỏng cho vào không quá 10% so với lượng chất rắn để không làm
ảnh hưởng đến thể chất thuốc bột. Chất lỏng là tinh dầu phải cho vào sau cùng để
tránh bay hơi.
- Thuốc bột có kháng sinh thì dược chất cùng tham gia với kháng sinh phải khô,
không hút ẩm và được điều chế, đóng gói trong điều kiện vô khuần.

25


×