Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Ôn thi viên Chức ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TUYỂN VIÊN CHỨC Y SỸ Y HỌC CỔ TRUYỀN phần Thực Hành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.21 KB, 11 trang )

PHẦN THỰC HÀNH
YHCT
--Bài 1. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH HÀO CHÂM
Stt NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
- Xem bệnh án, bệnh trình của bệnh nhân để biết chẩn đoán chỉ định châm:
1
phương hướng, phương huyệt, pháp bổ hay tả
2 - Chuẩn bị dụng cụ cần thiết, xếp gọn trong khay
- Mời bệnh nhân vào, hỏi diễn biến qua các lần châm trước. Thái độ tiếp
3
xúc niềm nở, lịch sự
- Hướng dẫn bệnh nhân để chuẩn bị châm: tư thế châm, bộc lộ vùng châm,
4
dặn dò động viên tạo sự an tâm
- Sát khuẩn vùng huyệt châm, nếu vùng huyệt châm không sạch, sát khuẩn 2
5
lần.
6 - Chọn kim châm phù hợp huyệt châm
- Cầm kim, đâm kim qua da, động tác dứt khoát, châm đúng huyệt, đúng
7 gốc độ và đúng hướng kim
- Tay trái phối hợp véo, ấn hay căng da phù hợp vùng châm
- Tiến kim vào theo cách bổ hay tả
8
- Đạt cảm giác đắc khí (hỏi cảm giác bệnh nhân)
- Lưu kim: thực hiện bổ, tả hoặc bình bổ, bình tả
9
- Quan sát theo dõi diễn biến của bệnh nhân khi đang châm
* Kết thúc:
- Rút kim theo cách bổ hay tả
10 - Dặn dò bệnh nhân
- Ghi bệnh trình




Bài 2. THỦ THUẬT BỔ TẢ TRONG CHÂM CỨU
Stt NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
- Xem bệnh án, bệnh trình của bệnh nhân để biết chẩn đoán chỉ định châm:
1
phương hướng, phương huyệt, pháp bổ hay tả
2 - Chuẩn bị dụng cụ cần thiết, xếp gọn trong khay
- Mời bệnh nhân vào, hỏi diễn biến qua các lần châm trước. Thái độ tiếp
3
xúc niềm nở, lịch sự
- Hướng dẫn bệnh nhân để chuẩn bị châm: tư thế châm, bộc lộ vùng châm,
4
dặn dò động viên tạo sự an tâm
- Sát khuẩn vùng huyệt châm, nếu vùng huyệt châm không sạch, sát khuẩn 2
5
lần.
6 - Chọn kim châm phù hợp huyệt châm
- Cầm kim, đâm kim qua da, động tác dứt khoát, châm đúng huyệt, đúng
7 gốc độ và đúng hướng kim
- Tay trái phối hợp véo, ấn hay căng da phù hợp vùng châm
- Tiến kim vào châm bổ: đắc khí để nguyên kim, vê nhẹ hoặc không vê.
- Tiến kim vào châm tả: đắc khí vê mạnh, vê mổ cò, cách 5 phút vê 1 lần
- Đạt cảm giác đắc khí:
8
+ Tiến kim cảm thấy có lực giữ kim lại, không lỏng lẻo và thấy màu da
quanh kim thay đổi
+ Hỏi cảm giác bệnh nhân: căng tê nặng tức
- Quan sát theo dõi diễn biến của bệnh nhân khi đang châm
- Châm bổ: lưu kim lâu từ 15 – 30 phút

9
- Châm tả: lưu kim ít từ 10 – 15 phút
* Kết thúc:
- Châm bổ: Rút kim nhanh, bịt ngay lỗ châm
10 - Chân tả: Rút kim từ từ, không bịt ngay lỗ châm
- Dặn dò bệnh nhân.
- Ghi bệnh trình


Bài 3. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH ĐIỆN CHÂM
Stt NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
- Xem bệnh án, bệnh trình của bệnh nhân để biết chẩn đoán chỉ định của
1
phương huyệt, pháp bổ hay tả.
- Chuẩn bị dụng cụ cần thiết, xếp gọn trong khay kiểm tra máy điện châm:
2
bật tắc nguồn, xem tần số, các núm cường độ ra kim dây dẫn, kẹp kim
- Mời bệnh nhân vào, hỏi diễn biến trong những lần điện châm trước. Nếu
3
điện châm lần đầu thì dặn dò hướng dẫn trước.
4 - Hướng dẫn bệnh nhân tư thế nằm hoặc ngồi, bộc lộ vùng huyệt châm.
5 - Sát khuẩn vùng huyệt châm từ trong ra ngoài
- Châm kim:
+ Chọn kim châm phù hợp huyệt châm
6
+ Đâm kim nhanh gọn không đau
+ Tiến kim đạt cảm giác đắc khí
- Chuẩn bị nối dây điện châm vào kim:
7
+ Vặn núm tần số theo chỉ thị bổ hay tả

+ Vặn các núm cường độ về số không
- Nối dây vào kim:
8
+ Chữa chứng đau nối cực dương vào điểm đau ( A thị )
+ Chữa liệt để dòng điện chạy dọc theo khối cơ liệt
- Đưa điện kích thích huyệt
9 - Vặn núm cường độ từ từ tăng dần, hỏi cảm giác bệnh nhân quan sát cơ và
kim máy đập.
* Kết thúc:
10 - Tắt máy, tháo dây rút kim, sát khuẩn vùng huyệt châm
- Dặn dò giúp đỡ bệnh nhân. Ghi bệnh trình


Bài 4. CÁCH CHỌN HUYỆT, PHỐI HUYỆT ĐƠN GIẢN
Stt NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
1 - Áp dụng chữa chứng đau hoặc bệnh của một vùng cơ thể
- Lấy huyệt tại chỗ và vùng lân cận: Lấy huyệt ngay tại nơi đau, điểm đau
nhất (Huyệt A thị) và những huyệt ở gần nơi bệnh.
2
+ Đau răng hàm: Giáp xạ, hạ quan.
+ Máy mắt: Tình minh, Ngư yêu, Thừa khấp
+ Đau vùng thượng vị: Trung quản, Lương môn.
- Lấy huyệt ở nơi xa bệnh:
+ Huyệt ở xa nhưng ở trên đường kinh đi qua nơi bệnh, thường là những
3 huyệt từ khuỷu tay và khoeo chân ra đến các ngón.
+ Có thể là huyệt Tổng, huyệt Nguyên, huyệt Khích, huyệt Hội, huyệt Lạc,
huyệt Mộ
- Đau vùng mặt: Hợp cốc (huyệt Tổng vùng mặt).
4 - Đau vùng Thái dương: Ngoại quan (thuộc kinh tam tiêu đi qua vùng Thái
dương).

- Đau thương vị: Túc tam lý (huyệt Tổng vùng Thượng vị).
5
- Đau mạng sườn: Dương lăng tuyền (kinh Đởm đi qua mạng sườn)
- Phối hợp huyệt: Trong mỗi đơn huyệt thường kết hợp một vài huyệt tại
chỗ và lân cận với một vài huyệt ở xa.
+ Cơn đau dạ dày: Tại chỗ, Trung quản, Lương môn. Ở xa: Nội quan, Lương
6
khâu.
+ Khái huyết do lao: Tại chỗ, Phế du, Trung phủ. Ở xa: Nội đình, Hợp
cốc.
- Vùng bệnh: Khớp khuỷu tay: tại chỗ, Khúc trì, Thủ tam lý. Ở xa: Ngoại
7 quan
- Vùng bệnh: Khớp cổ tay: tại chỗ, Hợp cốc, Hậu khê. Ở xa: Khúc trì


Bài 5. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH CỨU MỒI NGÃI CÁCH GỪNG
Stt NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
- Chuẩn bị dụng cụ:
1 + Hộp ngãi nhung, gạt tàn. Diêm và hương đốt
+ Dao thái nhỏ, gừng tươi 1 củ to, khay đựng
- Xem bệnh, bệnh trình của bệnh nhân để biết chẩn đoán chỉ định điều trị bằng
2
ngãi cứu
3 - Mời bệnh nhân vào, hỏi diễn biến trong những lần điện châm trước (nếu có )
- Hướng dẫn bệnh nhân tư thế châm cứu và bộc lộ vùng châm, dặn dò động
4
viên
- Làm mồi ngãi:
+ Cắt 1 lát gừng dày 1- 2 mm
5

+ Nhúm ngãi nhung bằng 3 ngón tay đặt lên lát gừng sửa thành hình chóp
nón gọn
- Kiểm tra lại vùng huyệt sẽ cứu, chỉnh lại tư thế bệnh nhân thoải mái,
6
không phải cử động khi đang cứu
- Đốt mồi ngãi khi mồi đã cháy 2 - 3 mm, đặt lát gừng có mồi ngãi lên
7
huyệt, tiếp tục các mồi khác (nếu có)
- Theo dõi mồi ngãi, hỏi cảm giác bệnh nhân nếu nóng rát thì độn
8
thêm 1 lát gừng nữa.
- Mồi ngãi cháy hết, nhấc nhẹ lát gừng ra, gạt bỏ tàn vào gạt tàn, làm mồi
9
tiếp nếu có chỉ định.
* Kết thúc:
- Hỏi cảm giác bệnh nhân sau khi cứu
10 - Dặn dò bệnh nhân trước khi về
- Ghi quá trình thực hiện vào bệnh trình


Bài 6. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH TẬP THỞ KHÍ CÔNG TƯ THẾ
NGỒI
Stt NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
- Ngồi cả hai bàn chân đều ngữa, tỳ lên bẹn đùi (bàn chân ngữa để thật sát
1
bẹn là chuẩn).
2 - Lưng thẳng vuông góc với mặt nền
3 - Cổ hơi cúi tạo với lưng thành 1đường thẳng
- Hai tay buông lỏng long bàn tay ngữa đặt lên đầu gối, các ngón tay hơi
4

co, đầu ngón cái chạm ngón trỏ
5 - Hai mắt nhắm hoặc lim dim (để bắt đầu tập trung nhận thức bản thể )
6 - Thở bình thường 2 - 3 nhịp (dưới sự tự quan sát )
- Bắt đầu bụng thót lại từ từ không khí qua mũi miệng, êm ái không giật
7
cục
8 - Ngừng thở giây lát tùy sức, vẻ mặt bình thản.
- Bụng từ từ phình to, miệng ngậm không khí vào chỉ qua mũi, êm ái
9
không giật cục
10 - Ngừng thở giây lát tùy sức rồi lại tiếp tục thở ra như bước 7


Bài 7. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH CẠO GIÓ
Stt NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
- Hỏi bệnh nhân để loại trừ những chứng nhức đầu có chống chỉ định cạo
1
gió (như u não, viêm màng não).
- Kiểm tra vùng da sẽ cạo để loại trừ những chống chỉ định (như viêm da
2
cấp, trứng cá, nấm da…).
- Chuẩn bị dụng cụ:
+ Dụng cụ cạo: bờ của những vật mỏng chắc như dìa đồng kim loại, thìa
3
nhôm, dìa bát, đĩa sứ.
+ Bông cồn, dầu gió.
4 - Mời bệnh nhân vào, hướng dẫn tư thế ngồi để cạo, bộc lộ vùng cạo.
- Sát khuẩn vùng da chuẩn bị cạo bằng cồn hoặc dầu gió rất mỏng
5
(không được quá nhiều).

- Cạo vùng cổ gáy, đường cạo dọc theo cổ gáy, động tác mềm mại nhưng
6
đủ thấm. Kết quả da ửng hồng ấm là được
- Cạo vùng vai, đường cạo từ gốc cổ gáy đi ra hết vùng vai. Kết quả: da
7
ửng hồng ấm là được.
- Cạo vùng lưng, đường cạo:
+ Dọc theo 2 bên cột sống, bắt đầu từ gốc cổ đi xuống.
8
+ Tỏa ra 2 bên theo rãnh liên sườn.
+ Kết quả da ửng hồng ấm là được.
- Hỏi cảm giác bênh nhân sau khi cạo gió:
9
+ Cảm giác khoan khoái dễ chịu là tốt.
+ Cảm giác nóng, rát đau, khó chịu là chưa tốt.
- Dặn dò bệnh nhân trước khi ra về:
+ Không được tắm ngay.
10
+ Không tiếp tục lao động nơi gió lùa, lạnh ngay.
+ Nên kết hợp ăn cháo giải cảm.


Bài 8. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH ĐÁNH GIÓ
Stt NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
- Chuẩn bị dụng cụ:
+ Cách làm dụng cụ đánh gió: Lấy 100g cám gạo, hoặc một củ gừng tươi
1 giã nát hoặc một nắm lá ngãi cứu tươi. Rang nóng: Cám gạo, gừng giã
hoặc lá ngãi cứu thì xào nóng rồi đổ vào một chút rượu
+ Bông cồn
- Hỏi bệnh nhân để loại trừ những chứng nhức đầu có chống chỉ định đánh

2
gió (như u não, viêm màng não).
- Kiểm tra vùng da sẽ đánh gió để loại trừ những chống chỉ định (như viêm
3
da cấp, trứng cá, nấm da…).
4 - Mời bệnh nhân vào, hướng dẫn tư thế để đánh gió, bộc lộ vùng đánh gió.
- Dược liệu còn đang nóng được gói vào một miếng vải, bóp chặt lại rồi
5
chà sát nhẹ lên da người bệnh
- Chà sát từ giữa trán ra hai bên thái dương 3 lần
- Chà sát từ giữa trán sát dọc hai bên sống mũi 3 lần
6
- Chà sát từ thái dương xuống dọc hai bên cổ mỗi bên 3 lần
- Kết quả da ửng hồng ấm là được.
- Chà sát từ gáy sát dọc cột sống và dọc hai bên cột sống 9 lần
7 - Chà sát từ gáy sát ra đỉnh vai 3 lần
- Kết quả: da ửng hồng ấm là được.
- Chà sát các lòng bàn tay, lòng bàn chân
8
- Nếu dược liệu nguội cần rang nóng lại
- Hỏi cảm giác bênh nhân sau khi đánh gió:
9
+ Cảm giác khoan khoái dễ chịu là tốt.
+ Cảm giác nóng, rát đau, khó chịu là chưa tốt.
- Dặn dò bệnh nhân trước khi ra về:
+ Không được tắm ngay.
10
+ Không tiếp tục lao động nơi gió lùa, lạnh ngay.
+ Nên kết hợp ăn cháo giải cảm.



Bài 9. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH XOA BÓP VÙNG LƯNG
Stt NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
- Xem bệnh án, bệnh trình của bệnh nhân để biết chẩn đoán chỉ định, chống
1
chỉ định xoa bóp bấm huyệt vùng lưng
- Mời bệnh nhân vào, hỏi diễn biến qua các lần xoa bóp bấm huyệt trước
2
(nếu có). Thái độ tiếp xúc niềm nở, lịch sự
- Hướng dẫn bệnh nhân để chuẩn bị xoa bóp bấm huyệt: y phục, tư thế, dặn
3
dò động viên tạo sự an tâm
- Tiến hành xoa bóp bấm huyệt vùng lưng
4
- Kỹ thuật xát, day, bấm hai bên thắt lưng
- Tiến hành xoa bóp bấm huyệt vùng lưng
5
- Kỹ thuật phân hợp theo cột sống
6 - Tìm các điểm đau co cứng để day, bấm hoặc điểm
7 - Tiến hành véo cuộn dọc cột sống và hai bên cột sống 2 – 3 lần
8 - Tiến hành vỗ huyệt Mệnh môn 3 cái
- Vận động cột sống
9
- Quan sát theo dõi diễn biến của bệnh nhân khi đang xoa bóp bấm huyệt
* Kết thúc:
10 - Dặn dò bệnh nhân
- Ghi bệnh trình


Bài 10. QUY TRÌNH UỐNG THUỐC SẮC

Stt
1
2

3

4

5

6

7

NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
Dụng cụ:
- Thuốc đã sắc đựng trong lọ, chai, phích, ấm...
- Bát (chén, ca...)
Bệnh nhân:
Được biết giờ uống thuốc (để có mặt)
Thầy thuốc:
Biết tác dụng của thuốc sắc (công, bổ) để cho uống vào thời điểm thích
hợp.
- Biết lượng dùng cho bệnh nhân 1 lần.
- Biết số lượng dùng trong ngày.
- Biết tác dụng của thuốc (hiệu quả, tác dụng cụ).
- Biết cách cho uống thuốc.
Địa điểm: Tại giường bệnh nhân.
Các bước tiến hành:
- Bệnh nhân có mặt tại giường.

- Thầy thuốc:
+ Mang thuốc đến giường cho bệnh nhân
+ Rót thuốc vào bát, trao cho bệnh nhân và hướng dẫn cách uống.
+ Chờ bệnh nhân uống xong, mang bát đi.
- Bệnh nhân:
+ Uống thuốc với sự có mặt của thầy thuốc.
+ Nghỉ 15 - 20 phút sau khi uống.
Ghi chép báo cáo:
- Phản ứng của bệnh nhân khi uống thuốc: Không có gì; uống không hết;
uống xong lợm giọng như có cặn ở họng; uống xong buồn nôn và nôn;
uống xong bụng ấm ách đau bụng, muốn đi ỉa, uốn xong nổi mẩn ngứa,
uống xong người nóng hơn, lạnh hơn, mệt mỏi hơn, uống xong trong người
dễ chịu bệnh giảm...
Dăn dò hướng dẫn Bệnh nhân:
- Theo dõi cảm giác khi uống thuốc vào trong người (ấm hơn, lạnh hơn).
- Theo dõi hiệu quả của thuốc: Ví dụ: Vã mồ hôi ở người sốt, cảm lạnh, hết
đau bụng đi ỉa ở người ỉa chảy do hàn, đi ỉa ra phân ở người táo bón...
- Theo dõi tác dụng phụ của thuốc: như buồn nôn, nôn, đau bụng, chướng


bụng ỉa chảy; hoặc sau khi ra mồ hôi, mồ hôi tiếp tục ra không dứt (người
bị cảm lạnh), sau khi đi ngoài được rồi, tiếp tục ỉa chảy (ở người táo bón)...
- Phản ánh kịp thời cho thầy thuốc để kịp thời xử lý.



×