Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Lam viec nhom o sing va PP lam viec nhom moi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.47 KB, 7 trang )

Một người Singapore làm việc bằng 15
người Việt Nam
Lao động chưa qua đào tạo, thiếu kỹ năng mềm khiến năng suất lao động
của người Việt Nam rơi vào mức thấp nhất châu Á - Thái Bình Dương, chỉ
bằng 1/5 so với Malaysia và 1/15 so với Singapore.
Thông tin trên được Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đưa ra tại diễn đàn chính
sách về những tác động của Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) đến thị trường
lao động Việt Nam, diễn ra tại Hà Nội ngày 4/9.
Được thành lập năm 2015, AEC sẽ cho phép lao động có tay nghề cao của 10
quốc gia thành viên ASEAN được di chuyển tự do hơn. Điều này tạo ra thách
thức rất lớn cho Việt Nam khi trình độ lao động còn thấp.
Chất lượng lao động thấp, thiếu kỹ năng mềm khiến thu nhập
cũng như năng suất của lao động Việt Nam thuộc vào loại thấp
nhất khu vực.
Theo ILO, chưa đến 20% lực lượng lao động của Việt Nam được đào tạo
chuyên môn và những kỹ năng được trang bị thường không phù hợp với đòi hỏi
của thị trường. Đồng bằng sông Cửu Long là khu vực có trình độ kỹ năng thấp
nhất. Cứ 10 lao động tại đây thì chỉ một người được đào tạo.
Khảo sát về nhu cầu kỹ năng mới đây do ILO thực hiện với hơn 200 doanh
nghiệp trong ngành du lịch ở miền Trung Việt Nam cũng cho thấy thực trạng
tương tự. Toàn bộ chủ doanh nghiệp cho biết sinh viên tốt nghiệp các trường
dạy nghề không đáp ứng yêu cầu công việc ở đơn vị của họ.
Hệ quả của thực trạng này là năng suất lao động của người Việt Nam rơi vào
mức thấp nhất châu Á - Thái Bình Dương. Một nghiên cứu khác của ILO tính
toán năng suất lao động của người Singapore năm 2013 cao gấp 15 lần năng
suất lao động của người Việt Nam. Thậm chí, năng suất lao động của người Việt
Nam cũng chỉ bằng 1/5 so với Malaysia và 2/5 so với Thái Lan - hai quốc gia
thu nhập trung bình khác thuộc khối ASEAN.
“Nguồn lao động trẻ và dồi dào đã mở ra cho Việt Nam nhiều cơ hội, nhưng
đáng tiếc là trình độ kỹ năng và chuyên môn thấp của người lao động lại cản trở
Việt Nam nắm bắt những cơ hội không dễ dàng có được ấy”, ông Gyorgy


Sziraczki, Giám đốc Văn phòng ILO tại Việt Nam nhận định.


Ông Cao Quang Đại, Vụ trưởng Kỹ năng nghề, Tổng cục Dạy nghề (Bộ Lao
động Thương binh và Xã hội) lo ngại tỷ lệ thất nghiệp khi hội nhập có thể tăng
lên. “Sự cạnh tranh về việc làm sẽ rất khốc liệt khi chúng ta gia nhập AEC. Nếu
người lao động không nâng cao kỹ năng có thể mất việc ngay tại ‘sân nhà’. Đây
là thách thức rất lớn với công tác dạy nghề hiện nay”, ông Đại nói.
Theo ông, điểm yếu của lao động Việt Nam là thiếu kỹ năng mềm như cách làm
việc nhóm, giao tiếp, khả năng ngoại ngữ, kỹ năng tuân thủ quy trình lao động...
Để phù hợp với hoàn cảnh hội nhập, người lao động cần ý thức phải luôn luôn
học hỏi, cập nhật kỹ năng mới duy trì được việc làm bền vững.
Đây cũng là thách thức với lĩnh vực dạy nghề. Vì thế, trong thời gian tới Tổng
cục Dạy nghề sẽ tập trung vào nâng cao chất lượng lao động, định hướng đến
năm 2020 sẽ có những trường dạy nghề chất lượng cao, đạt đẳng cấp khu vực
và thế giới.
Có cái nhìn khả quan hơn về cơ hội của Việt Nam khi gia nhập AEC, ông Phú
Huỳnh, chuyên gia kinh tế lao động, Văn phòng ILO khu vực châu Á - Thái
Bình Dương cho rằng, Việt Nam sẽ hưởng lợi từ việc hội nhập này. Đây cũng là
cơ hội cho lao động Việt Nam có kỹ năng nghề cao, có khả năng ngôn ngữ tốt
di chuyển sang các nước như Singapore, Malaysia, Thái Lan làm việc để có thu
nhập cao hơn.
“AEC cho phép lao động có kỹ năng nghề cao di chuyển tự do hơn trong khu
vực nhưng ở phạm vi rất hạn chế, tập trung vào 8 ngành như bác sĩ, y tá, kiến
trúc sư, kỹ sư... Không kể du lịch thì 7 ngành còn lại chỉ chiếm 1% lực lượng
lao động”, ông Huỳnh nói.
Dù vậy, theo ông khi hội nhập, nhu cầu lao động kỹ năng nghề gia tăng. Việt
Nam cần tập trung nâng cao chất lượng của hệ thống giáo dục bậc trung học và
kỹ thuật dạy nghề, đồng thời tăng cường trao đổi với khu vực tư nhân nhằm
nắm bắt nhu cầu của họ.



Bonus:
Mô hình làm việc theo nhóm kiểu mới
lên ngôi


Deloitte cho rằng một hình thức tổ chức mới đang lên ngôi: mạng lưới
nhóm đang thay thế trật tự truyền thống xưa nay trong doanh nghiệp.
Làm việc nhóm đã trở thành “rường cột” của nhiều tổ chức, doanh nghiệp. Các
quảng cáo tuyển dụng cũng yêu cầu ứng viên phải có tinh thần làm việc theo
nhóm. Các trường kinh doanh cũng xếp hạng sinh viên một phần dựa vào cách
họ làm việc khi tham gia trong các dự án của nhóm.
Nhưng theo một báo cáo mới của hãng Deloitte có tên Global Human Capital
Trends dựa trên khảo sát hơn 7.000 nhà điều hành tại hơn 130 quốc gia, “mốt”
làm việc theo nhóm đã đạt một đỉnh cao mới. Gần như phân nửa số người được
khảo sát cho biết doanh nghiệp của họ hoặc đang trong quá trình tái cấu trúc
hoặc chuẩn bị triển khai điều này. Và nhìn chung, tái cấu trúc có nghĩa là đặt
nặng hơn đối với vấn đề làm việc theo nhóm.
Các doanh nghiệp đang từ bỏ các “pháo đài” theo phòng ban chức năng, mà
thay vào đó là tổ chức các nhân viên thành các nhóm chuyên môn chéo để tập
trung vào những khách hàng, vấn đề hoặc các sản phẩm nhất định. Các nhóm
này ngày càng được giao nhiều quyền lực hơn trong việc tự vận hành công việc


của mình. Họ cũng đang dành nhiều thời gian hơn làm việc với nhau hơn là báo
cáo cho cấp trên. Deloitte cho rằng một hình thức tổ chức mới đang lên ngôi:
một mạng lưới các nhóm đang thay thế trật tự truyền thống xưa nay trong doanh
nghiệp.
Xu hướng nhóm được ưa chuộng một phần vì cách tổ chức nhân sự cũ ngày

trước được cho là quá cứng nhắc trong bối cảnh thị trường hiện đại và không
đáp ứng được những trông đợi của nhân viên. Cải tiến công nghệ cũng cổ xúy
tinh thần làm việc nhóm khi nó đề cao tính nhanh nhạy. John Chambers, Chủ
tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Cisco, cho rằng: “Chúng ta đang cạnh tranh
với những chuyển giao của thị trường, chứ không phải với các đối thủ. Chuyển
giao sản phẩm từng mất 5-7 năm, nhưng giờ chỉ mất 1-2 năm”.
Công nghệ kỹ thuật số cũng khiến cho người ta dễ dàng hơn trong việc phối
hợp các hoạt động với nhau mà không phải thông qua các cấp bậc trong doanh
nghiệp. Những người thuộc thế hệ millennial (thế hệ sinh ra trong giai đoạn đầu
thập niên 1980 đến cuối thập niên 1990) - những người sẽ nhanh chóng chiếm
phân nửa lực lượng lao động tại các nước giàu - được nuôi dạy trong môi
trường mẫu giáo mà khuyến khích chúng làm việc theo nhóm.
Xu hướng nhóm cũng đang lan rộng sang các lĩnh vực khác như bệnh viện.
Cleveland Clinic, chẳng hạn, đã tái cơ cấu các nhân viên y tế theo những nhóm
tập trung vào các lĩnh vực điều trị nhất định. Các chuyên viên tư vấn, y tá và
những người khác hợp tác chặt chẽ với nhau thay vì được phân chia theo
chuyên môn và cấp bậc.
Khi nhiều doanh nghiệp đi theo cách thức phân quyền cho các nhóm tự tổ chức,
thì các câu hỏi cũng được đặt ra. Leigh Thompson, Giáo sư thuộc Trường Quản
trị Kellogg ở Mỹ, khuyến cáo: “Các nhóm không phải lúc nào cũng là câu trả
lời cho doanh nghiệp. Nhóm có thể mang đến cái nhìn sâu sắc, tính sáng tạo và
kiến thức theo cách mà một người làm việc độc lập không thể có được. Nhưng
làm việc theo nhóm có thể dẫn đến tình trạng bối rối, trì hoãn và ra quyết định
kém”. Cố giáo sư Richard Hackman của Đại học Harvard cũng từng nói rằng:
“Tôi không thắc mắc về khả năng nhóm có thể tạo ra điều kỳ diệu hay điều gì
đó phi thường... Nhưng đừng trông mong vào điều đó”.
Theo Hackman, các nhóm bị cản trở bởi các vấn đề liên quan đến tính phối hợp
và động lực làm việc. Những người có năng lực và có tham vọng lớn lại bị buộc
phải làm chung trong nhóm và họ có thể sẽ bị đánh giá thấp hơn so với năng lực
thực sự của mình, trong khi một số người được trao quyền hành mà đôi khi họ

chẳng cần gắng sức gì cả. Sự đồng tâm nhất trí trong một nhóm cũng là một vấn
đề khác. Trong cuộc nghiên cứu 120 nhóm các nhà điều hành cấp cao, ông phát


hiện ra rằng chưa tới 10% thành viên nhất trí về tư cách thành viên của những
người trong nhóm. Nếu chuyện xác định tư cách thành viên khó như vậy thì
chuyện đồng thuận về mục đích của nhóm càng khó hơn nhiều.
Những thay đổi lớn trong lực lượng lao động đang khiến cho các nhóm trở nên
khó quản lý hơn. Các nhóm làm việc hiệu quả nhất nếu các thành viên có một
văn hóa chung. Điều này khó mà đạt được khi, giống như trong trường hợp ở
nhiều tập đoàn lớn, có một tỉ lệ lớn thành viên làm tạm thời theo hợp đồng.
Rõ ràng, các doanh nghiệp cần phải suy nghĩ kỹ hơn về vấn đề quản lý nhóm.
Họ cần từ bỏ lối suy nghĩ theo chủ nghĩa quân bình đa cảm, vì thực tế cho thấy
những nhóm thành công nhất là những nhóm có người đứng đầu đặt ra được
định hướng chung và thẳng tay đối với những ai làm việc thiếu quyết đoán. Họ
chỉ nên lập các nhóm nhỏ với ít thành viên và tập trung vào một mục đích, như
vậy mới có thể tránh được tình trạng rời rạc, hoạt động không hiệu quả. Jeff
Bezos, ông chủ của tập đoàn thương mại điện tử Amazon, cho rằng: “Nếu tôi
thấy nhiều hơn 2 cái bánh pizza cho bữa trưa, nghĩa là nhóm có quá nhiều
người”.
Doanh nghiệp cũng cần tránh để nhóm rơi vào tình trạng “ai cũng nhất trí”.
Hackman từng nói những nhóm giỏi nhất luôn có những kẻ “nổi loạn” sẵn sàng
đi ngược lại quan điểm chung của nhóm. Một nghiên cứu mới về 12.000 lao
động tại 17 quốc gia do Steelcase, một nhà sản xuất đồ nội thất và cũng là một
công ty tư vấn, cho thấy cách tốt nhất đảm bảo nhân viên tham gia tích cực vào
nhóm là cho họ quyền kiểm soát nhiều hơn về nơi họ làm việc cũng như cách
thức họ xử lý công việc. Điều này có nghĩa là cho họ quyền tự do không phải
làm tất cả mọi thứ cùng với những người khác.
Tuy nhiên, các tổ chức cần hiểu một điều còn có ý nghĩa cao hơn là việc quản lý
nhóm như thế nào cho hiệu quả: họ cần phải luôn tạo thói quen tự đặt câu hỏi

liệu rằng nhóm có phải là công cụ tốt nhất để xử lý một công việc nào đó. Các
kỹ năng xây dựng nhóm đang rất kém: Deloitte cho biết chỉ 12% các nhà điều
hành trong diện nghiên cứu cảm thấy rằng họ hiểu được cách mà mọi người làm
việc với nhau trong những mạng lưới làm việc chung và chỉ 21% tự tin rằng họ
có khả năng xây dựng các nhóm chức năng chéo.
Những nhóm quản lý lỏng lẻo có thể dẫn đến sao nhãng trong công việc. Các
thành viên thường xuyên than phiền rằng họ không thể giải quyết xong công
việc vì buộc phải dành quá nhiều thời gian gặp gỡ và phải làm việc trong những
văn phòng quá ồn ào. Thậm chí trong thời đại văn phòng không gian mở và thời
của mạng xã hội, một số công việc tốt nhất là nên giao cho cá nhân làm, chứ
không phải cho nhóm.




×