Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Giáo án Vật lý 8 bài 2: Vận tốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.5 KB, 5 trang )

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

VẬN TỐC
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- So với quãng đường chuyển động trong một giây của mỗi chuyển động để rút ra
cách nhận biết sự nhanh, chậm của chuyển động.
- Nắm vững công thức tính vận tốc.
2. Kỹ năng: Biết vận dụng công thức tính quãng đường, thời gian.
3. Thái độ: Cẩn thận, suy luận trong quá trình tính toán.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KỶ THUẬT DẠY HỌC
- Nêu và giải quyết vấn đề
- Thiết lập công thức
III. CHUẨN BỊ CỦA GV & HS
1. Chuẩn bị của GV:
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung 2.1 SGK.
- Tranh vẽ hình 2.2 SGK
2. Chuẩn bị của HS:
- Chia làm 4 nhóm, mỗi nhóm chuẩn bị ra bảng lớn bảng 2.1 và 2.2 SGK.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
- Chuyển động cơ học là gì?
- Ta đi xe đạp trên đường thì ta chuyển động hay đứng yên so với cây cối? Hãy chỉ
ra vật làm mốc?
2. Bài mới
Ở bài 1 chúng ta đã biết thế nào là một vật chuyển động và đứng yên. Trong bài
tiếp theo này ta sẽ biết vật đó chuyển động nhanh, chậm như thế nào?


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


Hoạt động của GV và HS

NỘI DUNG KIẾN THỨC

HĐ 1: Nghiên cứu khái niệm vận tốc.
GV: Treo bảng phụ phóng lớn bảng 2.1
lên bảng.

I. Vận tốc là gì?

HS: Quan sát

C1: Ai có thời gian chạy ít nhất là
nhanh nhất, ai có thời gian chạy
nhiều nhất là chậm nhất.

GV: Các em thảo luận và điền vào cột 4
và 5.
HS: Thảo luận
GV: Làm thế nào để biết ai nhanh hơn, ai
chậm hơn?
HS: Ai chạy với thời gian ít nhất thì
nhanh hơn, ai có thời gian chạy nhiều
nhất thì chậm hơn.
GV: cho HS xếp hạng vào cột 4.
GV: Hãy tính quãng đường hs chạy được
trong 1 giây?
HS: Dùng công thức: Quãng đường chạy/
thời gian chạy.


C2: Dùng quãng đường chạy được
chia cho thời gian chạy được.

GV: Cho HS lên bảng ghi vào cột 5. Như
vậy Quãng đường/1s là gì?
GV: Nhấn mạnh: Quảng đường chạy trên
1s gọi là vận tốc.

C3: Độ lớn vận tốc biểu thị mức
độ nhanh chậm của chuyển động.

GV: Cho hs thảo luận và trả lời C3

(1) Nhanh

HS: (1) Nhanh

(3) Quãng đường (4) đơn vị

(2) chậm

(2) Chậm

(3) Quãng đường (4) đơn vị
HĐ 2: Tìm hiểu công thức tính vận tốc
GV: Cho HS đọc phần này và cho HS

II. Công thức tính vận tốc



VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

ghi phần này vào vở.
HS: ghi

v

s
t

Trong đó v: vận tốc
S: Quãng đường đi được
t: thời gian đi hết quãng
đường đó
HĐ 3: Tìm hiểu đơn vị vận tốc
Treo bảng 2.2 lên bảng

III. Đơn vị vận tốc

GV: Em hãy điền đơn vị vận tốc vào dấu
3 chấm.

Đơn vị vận tốc là mét/giây (m/s)
hay kilomet/h (km/h)

HS: Lên bảng thực hiện
GV: Giảng cho HS phân biệt được vận
tốc và tốc kế.
GV: Nói vận tốc ôtô là 36km/h, xe đạp
10,8km/h, tàu hỏa 10m/s nghĩa là gì?

HS: Vận tốc tàu hỏa bằng vận tốc ô tô.
Vận tốc xe đạp nhỏ hơn tàu hỏa.
GV: Em hãy lấy VD trong cuộc sống của
chúng ta, cái nào là tốc kế
HĐ 4: Tìm hiểu phần vận dụng
GV: cho HS thảo luận C6

C4:

HS: thảo luận 2 phút

C5:

GV: gọi HS lên bảng tóm tắt và giải

- Vận tốc ôtô = vận tốc tàu hỏa

HS: lên bảng thực hiện

- Vận tốc xe đạp nhỏ hơn.

GV: Các HS khác làm vào giấy nháp.

C6: Tóm tắt:
t = 1,5h

s = 81km


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


Tính v = km/h, m/s
Giải:
Áp dụng:
v = s/t = 81/1,5 = 54 km/h
= 15m/s
GV: Cho HS thảo luận C7.

C7: Tóm tắt

HS: thảo luận trong 2 phút

t = 40phút = 2/3h

GV: Em nào tóm tắt được bài này?

v= 12 km/h

HS: Lên bảng tóm tắt

Giải:

GV: Em nào giải được bài này?

Áp dụng CT: v = s/t => s= v.t

HS: Lên bảng giải. Các em khác làm vào
nháp

= 12 x 2/3 = 8 km

C8: Tóm tắt:
v = 4km/h; t =30 phút = ½ giờ

GV: Tương tự hướng dẫn HS giải C8.

Tính s =?
Giải:
Áp dụng: v = s/t → s= v .t
= 4 x ½ = 2 (km)

3. Củng cố
- Độ lớn vận tốc cho biết điều gì?
- Công thức tính vận tốc
- Đơn vị vận tốc? Nếu đổi đơn vị thì đơn vị vận tốc có thay đổi không?
4. Hướng dẫn về nhà:
a. Hướng dẫn HS học bài cũ
- Học thuộc phần “Ghi nhớ SGK”
- Làm bài tập từ 2.2 đến 2.5 SBT


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Bài 2.5 SBT: Muốn biết người nào đi nhanh hơn cần so sánh vận tốc của 2 người
đó, đổi về cùng đơn vị.
b. Chuẩn bị bài mới: Chuyển động đều, chuyển động không đều.
- Thế nào là chuyển động đều và chuyển động không đều?
- Công thức tính vận tốc trung bình của chuyển động không đều?
V. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY




×