Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Nhận biết bệnh phình đại tràng ở trẻ sơ sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (546.51 KB, 5 trang )

Nhận biết bệnh phình đại tràng ở trẻ sơ sinh
Phình đại tràng ở trẻ sơ sinh là một bệnh do bẩm sinh thường gặp ở trẻ. Bệnh
gây cho trẻ chứng táo bón mãn tính và là nguyên nhân thường xuyên, hàng
đầu gây tắc ruột ở trẻ rất nguy hiểm. Bởi vậy, phụ huynh cần chú ý tìm hiểu
các kiến thức cơ bản về căn bệnh này để phát hiện sớm bệnh ở trẻ và có cách
điều trị phù hợp.
Bệnh Hirschsprung là tên gọi tiếng anh của bệnh phình đại tràng. Theo thống kê,
đây là bệnh bẩm sinh, có tỷ lệ khoảng từ 1/4.000 - 1/5.000 ở trẻ sơ sinh. Trẻ trai
mắc bệnh nhiều hơn trẻ gái, với tỷ lệ nam/nữ từ 4/1 - 9/1.
1. Nguyên nhân gây bệnh phình đại tràng
Đó là do sự không có các tế bào hạch thần kinh ở đám rối của lớp cơ ruột tại một
đoạn ruột, thường là ở trực đại tràng Sigma, có thể tới đại tràng trái, toàn bộ đại
tràng và cả ruột non.
Bên cạnh đó, bệnh nhân bị bệnh này có thể bị thêm các dị tật phối hợp như hội
chứng Down vơi tỷ lệ là 2-5%, bị dị tật tim mạch với tỷ lệ khoảng 1%, dị tật thần
kinh với tỷ lệ 1%,... và có tính chất gia đình ở 3-6% các trường hợp bệnh.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


2. Triệu chứng nhận biết bệnh phình đại tràng
Trường hợp là trẻ sơ sinh:


Trẻ bị chậm đại tiện phân su (sau đẻ trên 24 giờ mới đại tiện phân su)



Bị tắc hoặc bán tắc ruột với các biểu hiện lâm sàng sớm sau đẻ ở trẻ như:
Bụng thường chướng đều, chướng bụng tăng dần, da căng bóng; Nôn ra sữa
rồi dịch mật, dịch ruột; Tiêu chảy do viêm ruột; quai ruột nổi, gõ vang,…





Một dấu hiệu điển hình khi thăm khám là tháo ào ạt hơi và phân khi rút ngón
tay sau thăm trực tràng và bụng bớt chướng hơn.

Với nhiều trẻ sơ sinh, các triệu chứng của bệnh phình đại tràng có thể bắt đầu từ
tuần thứ 2, 3 sau đẻ và nếu không được điều trị sẽ dẫn đến viêm ruột thủng đại
tràng.

Trường hợp trẻ bú mẹ (từ 2-24 tháng tuổi):


Thể bệnh nhẹ: Khi bú mẹ, mặc dù trẻ đại tiện bình thường (phân lúc này có
dấu hiệu hơi lỏng) nhưng khi bắt đầu ăn sữa hộp thì triệu chứng của bệnh xuất
hiện với các dấu hiệu như trẻ bị táo bón kéo dài, ăn uống kém, chướng bụng,
chậm lên cân, da xanh, suy dinh dưỡng.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí




Thể bệnh nặng: Trẻ bị viêm đại tràng do ứ đọng phân nặng, xuất hiện biểu
hiện mất nước và rối loạn điện giải nặng, thiếu máu.

Trường hợp là trẻ nhỏ và trẻ tuổi học đường bị bệnh phình đại tràng (từ 3-15
tuổi): Dấu hiệu nhận biết ở tuổi này đó chính là:



Trẻ có tiền sử bị táo bón và phải thường xuyên phải dùng thuốc nhuận tràng
hoặc thụt đại tràng bằng microlax hay nước muối sinh lý.



Trẻ bị chướng bụng, quai ruột giãn, nổi, nắn bụng thấy khối phân rắn ở phía hố
chậu trái.



Cơ thể trẻ gầy yếu, tay chân nhỏ, chậm phát triển thể lực, mất cảm giác muốn
đại tiện.

3. Chữa trị bệnh phình đại tràng như thế nào?
Dù ở lứa tuổi nào thì tất cả những trường hợp trẻ được xác định mắc bệnh phình
đại tràng đều có chỉ định phẫu thuật. Tuy nhiên, thời điểm phẫu thuật tùy thuộc
vào lúc phát hiện và mức độ nặng nhẹ của bệnh, có hay chưa có biến chứng, tình
trạng chung của bệnh nhi mà có chỉ định mổ sớm ngay sau khi có chẩn đoán hay

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


chuẩn bị săn sóc bệnh nhân một thời gian rồi mới mổ.
Hiện nay, xu hướng là mổ chữa khi trẻ được khoảng 3 tháng tuổi. Một điều đáng
mừng đó là nếu những năm trước đây, vì các bệnh nhân đến khám muộn, không
được chăm sóc, điều trị tốt nên các bác sĩ thường phải áp dụng phương pháp mổ 3
lần nhưng những năm gần đây, nhờ chẩn đoán sớm được bệnh phình đại tràng và
theo dõi điều trị tốt bằng thụt tháo phân hằng ngày nên có thể mổ một lần để điều
trị hiệu quả.
4. Lời khuyên của bác sĩ

Tùy vào tình trạng và mức độ của bệnh mà các bác sĩ sẽ có hướng điều trị cụ thể,
nếu ở mức độ nhẹ, các bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc kết hợp với chế độ nuôi
dưỡng. Tuy nhiên, bệnh không được triệt để. Phương pháp duy nhất giúp trẻ khỏi
bệnh là cắt bỏ đoạn trực - đại tràng vô hạch, nối đầu đại tràng lành với ống hậu
môn. Thời điểm phẫu thuật tùy thuộc vào lúc phát hiện và mức độ nặng nhẹ của
bệnh, có hay chưa có biến chứng, tình trạng chung của trẻ,...

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


Hiện nay, khi bị phình đại tràng, bệnh nhân sẽ được áp dụng phương pháp phẫu
thuật Pullthrough chỉ cần phẫu thuật một lần và được thực hiện trong hậu môn nên
không để lại sẹo cho trẻ, có thể áp dụng phẫu thuật cho trẻ sơ sinh dưới 1 tháng
tuổi. Đối với những trẻ bị bệnh nặng, đoạn vô hạch dài có thể kết hợp với mổ nội
soi ở ổ bụng (phương pháp này trước đây chỉ áp dụng cho người lớn).
Để việc điều trị đạt kết quả hơn, các bậc cha mẹ nên kết hợp tạo cho con thói quen
ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước, tập thói quen đi cầu đúng giờ hằng ngày. Khi
thấy bé có biểu hiện táo bón và táo bón kéo dài kèm theo tiêu chảy bất thường, cần
đưa con đến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị kịp thời.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí



×