Câu 1 Hiện tượng của một gen lên nhiều tính trạng là hiện tượng:
A)
Tác động bổ trợ
B)
Tác động cộng gộp
C)
Nhiều thứ tính trạng khác nhau chịu sự tác động đồng thời của một gen
D)
một tính trạng chịu tác động đồng thời của nhiều gen
Đáp án C
Câu 2 Hiện tượng tác động của một gen lên nhiều tính trạng đã giải thích
A)
Sự xuất hiện hiện tượng biến dị tổ hợp
B)
Hiện tượng trội không hoàn toàn làm xuất hiện tính trạng trung gian
C)
Hiện tượng biến dị tương quan:sự thay đổi của tính trạng này luôn luôn đi
kèm với sự thay đổi tương quan trên một tính trạng khác
D)
Sự tác động qua lại giữa các gen alen để cùng chi phối một thứ tính trạng
Đáp án C
Câu 3 Nhận xét nào dưới đây là không đúng:
A)
Giữa kiểu gen và kiểu hình có mối quan hệ phức tạp
B)
Kiểu gen là một tổ hợp gồm những tác động riêng rẽ
C)
Giữa kiểu gen và kiểu hình chịu ảnh hưởng của sự tác động qua lại giữa
các gen và với môi trường xung quanh
D)
Ngoài sự tác động qua lại giữa các gen trong cặp alen còn có sự tác động
qua lại giữa các gen không alen để cùng chi phối một thứ tính trạng
Đáp án B
Câu 4 ở đậu hà lan Menden nhận thấy tính trạng hoa tím luôn luôn đi đôi với hạt
mầu nâu, nách lá có một chấm đen ,tính trạng hoa trắng đi đôi với hạt màu
nhạt,nách lá không có chấm.Hiện tượng này được giải thích.
A)
Kết quả của hiện tượng đột biến gen
B )
Là kết quả của hiện tượng thường biến dưới sự tác động của môi trường
C)
Các tính trạng trên chịu sự chi phối của nhiều cặp gen không alen
D)
Mỗi nhóm tính trạng trên do một gen chi ph ối
Đáp án D
Câu 5 Khi nghiên cứu ở ruồi giấm Moocgan nhận thấy ruồi có gen cánh cụt thì
đốt thân ngắn lại ,lông cứng ra,trứng đẻ ít đi,tuổi thọ ngắn.. hiện tượng này
được giải thích
A)
Gen cánh cụt đã bị đột biến
B)
Tất cả các tính trạng trên đều do gen cánh cụt gây ra
C)
Là kết quả của hiện tượng thường biến dưới tác động trực tiếp của môi
trường lên gen quy định cánh cụt
D)
Gen cánh cụt đã tương tác với gen khác trong kiểu gen để chi phối các tính
trạng khác.
Đáp án B