MỤC LỤC
LỜI NÓI MỞ ĐẦU
1.
Lý do chọn đề tài
Sau một thời gian tìm hiểu về công ty TNHH LAPTOP 4G em nhận thấy
trong quá trình kinh doanh công ty vẫn còn kinh doanh theo phương thức truyền
thống,chưa phát huy được điểm mạnh của công ty và công ty bán hàng theo hình
thức là khách hàng có nhu cầu phải đến tận nơi của cửa hàng để lựa chọn chưa có
đội ngũ chăm sóc khách hàng,những hình ảnh quảng cáo banners bang jon còn hạn
chế.
Chính vì thế, với mong muốn đưa ra những đề xuất như xây dựng một
website riêng cho công ty áp dụng marketing thương mại điện tử đưa ra các chiến
lược kinh doanh để giúp công ty hoạt động tốt cũng như việc áp dụng kiến thức lý
thuyết của mình vào thực tiễn, em quyết định chọn tên đề tài là: “Nghiên cứu một
số mô hình thương mại điện tử và ứng dụng cho công ty TNHH LAPTOP 4G
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
Đê tai nhăm nghiên c
̀ ̀
̀
ứu tông quan vê th
̉
̀ ương mai điên t
̣
̣ ử,và một số mô hình
thương mại điện tử nắm được một số mô hình thương mại điện tử,nắm được
ngôn ngữ lập trình và đặc biệt là ứng dụng một số mô hình thương mại điện tử
như B2C cho công ty TNHH LAPTOP 4G.
Đê tai giup năm v
̀ ̀ ́ ́ ững ngôn ngữ lâp trinh
̣
̀ Joomla va Hê quan tri CSDL My SQL.
̀ ̣
̉
̣
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng : Đề tài tập trung nghiên cứu một số mô hình thương mại điện tử
và ứng dụng cho Công ty trách nhiệm hữu hạng laptop 4g.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu tổng quan về thương mại điện tử, ứng
dụng mô hình thương mại điện tử B2C cho công ty trách nhiệm hữu hạng laptop 4g.
4. Ý nghĩa khoa học của đề tài.
Việc ứng dụng mô hình B2c cho công ty TNHH LAPTOP 4G có ý nghĩa rất
to lớn cho sự phát triển của công ty giữa doanh nghiệp với Khách hàng là hình thức
thương mại điện tử giao dịch giữa công ty và người tiêu dùng ,góp phấn giảm chi
nâng cao hiệu quả kinh doanh của công thông qua giao dịch trực tuyến tiết kiệm
1
thời gian và chi phí cho khách hàng từ đó góp phần thúc đẩy sự phát triển của
thương mại điện tử
Bố cục đề tài thực tập cơ sở gồm 3 phần : phần mở đầu,phần kết luận,và
phần nội dung bố cục như sau:
Chương 1: Tổng quan về thương mại điện tử và một số mô hình thương mại
điện tử.
Chương 2: Phân tích thiết kế hệ thống.
Chương 3: Chương trình thực nghiệm ( y dựng một website bán máy tính,giới
thiệu hàng hóa..)
2
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ MỘT SỐ MÔ HÌNH
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
1.1.Khái niệm thương mại điện tử.
Thương mại điện tử (còn gọi là thị trường điện tử, thị trường ảo, E
Commerce hay E Business) là quy trình mua bán ảo thông qua việc truyền dữ liệu
giữa các máy tính trong chính sách phân phối của tiếp thị. Tại đây một mối quan hệ
thương mại hay dịch vụ trực tiếp giữa người cung cấp và khách hàng được tiến
hành thông qua Internet.
1.1.1.Hiểu theo nghĩa hẹp.
Theo nghĩa hẹp, thương mại điện tử chỉ đơn thuần bó hẹp thương mại điện
tử trong việc mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử,là qua
Internet và các mạng liên thông khác.
Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), "Thương mại điện tử bao gồm
việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh
toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản
phẩm giao nhận cũng như những thông tin số hoá thông qua mạng Internet".
Theo Uỷ ban Thương mại điện tử của Tổ chức hợp tác kinh tế châu ÁThái
Bình Dương (APEC), "Thương mại điện tử là công việc kinh doanh được tiến hành
thông qua truyền thông số liệu và công nghệ tin học kỹ thuật số".
1.1.2.Hiểu theo nghĩa rộng.
Thương mại điện tử hiểu theo nghĩa rộng là các giao dịch tài chính và thương
mại bằng phương tiện điện tử như: trao đổi dữ liệu điện tử, chuyển tiền điện tử
và các hoạt động như gửi/rút tiền bằng thẻ tín dụng.
Theo quan điểm này, có hai định nghĩa khái quát được đầy đủ nhất phạm vi
hoạt động của Thương mại điện tử:
Luật mẫu về Thương mại điện tử của Uỷ ban Liên hợp quốc về Luật
Thương mại quốc tế (UNCITRAL) định nghĩa: "Thuật ngữ thương mại [commerce]
cần được diễn giải theo nghĩa rộng để bao quát các vấn đề phát sinh từ mọi quan
hệ mang tính chất thương mại dù có hay không có hợp đồng. Các quan hệ mang tính
thương mại [commercial] bao gồm, nhưng không chỉ bao gồm, các giao dịch sau
đây: bất cứ giao dịch nào về cung cấp hoặc trao đổi hàng hoá hoặc dịch vụ; thoả
thuận phân phối; đại diện hoặc đại lý thương mại, uỷ thác hoa hồng (factoring),
cho thuê dài hạn (leasing); xây dựng các công trình; tư vấn, kỹ thuật công trình
3
(engineering); đầu tư; cấp vốn, ngân hàng; bảo hiểm; thoả thuận khai thác hoặc tô
nhượng, liên doanh và các hình thức về hợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh;
chuyên chở hàng hoá hay hành khách bằng đường biển, đường không, đường sắt
hoặc đường bộ".
Theo định nghĩa này, có thể thấy phạm vi hoạt động của thương mại điện tử
rất rộng, bao quát hầu hết các lĩnh vực hoạt động kinh tế, trong đó hoạt độngmua
bán hàng hoá và dịch vụ chỉ là một phạm vi rất nhỏ trong thương mại điện tử.
Theo Uỷ ban châu Âu: "Thương mại điện tử được hiểu là việc thực hiện hoạt
động kinh doanh qua các phương tiện điện tử. Nó dựa trên việc xử lý và truyền dữ
liệu điện tử dưới dạng text, âm thanh và hình ảnh".
Thương mại điện tử trong định nghĩa này gồm nhiều hành vi trong đó: hoạt
động mua bán hàng hoá; dịch vụ; giao nhận các nội dung kỹ thuật số trên mạng
chuyển tiền điện tử; mua bán cổ phiếu điện tử, vận đơn điện tử; đấu giá thương
mại; hợp tác thiết kế; tài nguyên trên mạng; mua sắm công cộng; tiếp thị trực tiếp
với người tiêu dùng và các dịch vụ sau bán hàng; đối với thương mại hàng hoá (như
hàng tiêu dùng, thiết bị y tế chuyên dụng) và thương mại dịch vụ (như dịch vụ cung
cấp thông tin, dịch vụ pháp lý, tài chính); các hoạt động truyền thống (như chăm sóc
sức khoẻ, giáo dục) và các hoạt động mới (như siêu thị ảo)
Theo quan điểm thứ hai nêu trên, "thương mại" (commerce) trong "thương
mại điện tử" không chỉ là buôn bán hàng hoá và dịch vụ (trade) theo các hiểu thông
thường, mà bao quát một phạm vi rộng lớn hơn nhiều, do đó việc áp dụng thương
mại điện tử sẽ làm thay đổi hình thái hoạt động của hầu hết nền kinh tế.
Theo ước tính đến nay, thương mại điện tử có tới trên 1.300 lĩnh vực ứng
dụng,
trong đó, buôn bán hàng hoá và dịch vụ chỉ là một lĩnh vực ứng dụng.
1.2 Những đặc trưng của TMDT.
Các điểm đặc biệt của thương mại điện tử so với các kênh phân phối truyền
thống là tính linh hoạt cao độ về mặt cung ứng và giảm thiểu lớn phí tổn vận tải
với các đối tác kinh doanh. Các phí tổn khác thí dụ như phí tổn điện thoại và đi lại
để thu nhập khác hàng hay phí tổn trình bày giới thiệu cũng được giảm xuống. Mặc
dầu vậy, tại các dịch vụ vật chất cụ thể, khoảng cách không gian vẫn còn phải
được khắc phục và vì thế đòi hỏi một khả năng tiếp vận phù hợp nhất định.
Các bên tiến hành giao dịch trong thương mại điện tử không tiếp xúc trực
tiếp với nhau và không đòi hỏi phải biết nhau từ trước
4
Trong thương mại truyền thống, các bên thường gặp gỡ nhau trực tiếp để
tiến hành giao dịch. Các giao dịch được thực hiện chủ yếu theo nguyên tắc vật lý
như: Chuyển tiền, séc hóa đơn, vận đơn, gửi báo cáo..Các phương tiện viễn thông
như: fax, telex.. chỉ được sử dụng để trao đổi số liệu kinh doanh.
Tuy nhiên, việc sử dụng các phương tiện điện tử trong thương mại truyền
thống chỉ để chuyển tải thông tin một cách trực tiếp giữa hai đối tác của một giao
dịch. Từ khi xuất hiện trên mạng máy tính mở toàn cầu Internet thì việc trao đổi
thông tin không chỉ giới hạn trong quan hệ giữa các công ty và doanh nghiệp mà các
hoạt động thương mại đa dạng đã mở rộng nhanh chóng trên phạm vi toàn thế giới
với số lượng tham gia ngày càng tăng. Những người tham gia là cá nhân hoặc doanh
nghiệp, có thể đã biết, hoặc hoàn toàn chưa biết bao giờ.
Trong nên kinh tế số, thông tin được số hóa thành các byte, lưu giữ trong
các máy tính và truyền qua mạng với tốc độ ánh sáng. Điều này tạo ra những khả
năng hoàn toàn mới làm thay đổi thói quen tiêu dùng và mua bán của con người mà
trong đó, người bán (mua) hàng có thể giao dịch với đối tác ở bất kỳ đâu trên thế
giới mà không cần qua khâu trung gian hỗ trợ của bất kỳ công ty thương mại nào.
Thương mại điện tử cho phép mọi người cùng tham gia từ các vùng xa xôi hẻo lánh
đến các khu vực đô thị lớn, tạo điều kiện cho tất cả mọingười ở khắp mọi nơi đều
có cơ hội ngang nhau tham gia vào thị trường giao dịch toàn cầu và không đòi hỏi
nhất thiết phải có mối quen biết lẫn nhau.
Thương mại điện tử được thực hiện trong một thị trường không có biên giới
(thị trường toàn cầu) và tác động trực tiếp đến môi trường cạnh tranh toàn cầu.
Thương mại điện tử ngày càng phát triển, thì máy tính cá nhân ngày càng trở
thành cửa sổ cho doanh nghiệp hướng ra thị trường khắp nơi trên thế giới.không chỉ
các công ty hàng đầu thế giới mới có thể tiếp cận những thị trường mới, mà ngay
cả một công ty vừa khởi sự cũng có một mạng lưới tiêu thụ và phân phối không
biên giới ngay đầu ngón tay của mình. Với thương mại điện tử, một doanh nhân dù
mới thành lập đã hoàn toàn có thể kinh doanh ở Nhật Bản, Đức, Chilê…mà không
phải đi ra nước ngoài.
Trong hoạt động thương mại điện tử đều có sự tham gia của ít nhất ba chủ
thể, trong đó một chủ thể chủ chốt đó là người cung cấp dịch vụ mạng, các cơ
chứng thực.
Trong thương mại điện tử, ngoài các chủ thể tham gia quan hệ giao dịch
giống như giao dịch thương mại truyền thống đã xuất hiện một bên thứ ba đó là
5
nhà cung cấp dịch vụ mạng, các cơ quan chứng thực…Là những người tạo môi
trường cho các giao dịch thuơng mại điện tử.
Nhà cung cấp dịch vụ mạng và các cơ quan chứng thực có nhiệm vụ chuyển
đi, lưu giữ các thông tin giữa các bên tham gia giao dịch thương mại điện tử, đồng
thời họ cũng xác nhận độ tin cậy của các thông tin trong giao dịch thương mại điện
tử. Đối với thương mại điện tử thì mạng lưới thông tin chính là thị trường.
Thông qua thương mại điện tử, nhiều loại hình kinh doanh mới được hình
thành. Ví dụ: Các dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng máy tính hình thành trên các
trung gian ảo làm các dịch vụ môi giới, trọng tài cho giới kinh doanh và tiêu dùng,
các siêu thị ảo được hình thành để cung cấp hàng hóa và dịch vụ trên mạng máy
tính.
Theo một số chuyên gia về kinh doanh trên mạng, chính những tính năng để
sử dụng và hình thức vui mắt, dễ hiểu của các trang Web dành cho Thương mại
điện tử là những yếu tố quyết định trong việc thu hút khách hàng.
Các trang Web khá nổi tiếng như Yahoo! American online hay Alta Vista..
đóng vai trò như các trang Web gốc khác với vô số thông tin. Các trang Web này đã
trở thành các “khu chợ” khổng lồ trên internet. Với mỗi lần nhấn chuột,khách hàng
có khả năng truy cập vào hàng ngàn cửa hàng ảo khác nhau và tỷ lệ khách hàng vào
thăm rồi mua hàng là rất cao.
Tính tiện lợi và dễ sử dụng luôn được khách hàng quan tâm. Tuy
nhiên,trong thời gian tới khi các công ty kinh doanh trên mạng cạnh tranh khốc liệt
hơn và cố gắng thu hút khách hàng nhất thì sự phát triển cũng sẽ không kém so với
thị trường thực tế.
Tóm lại, trong thương mại điện tử bản chất của thông tin không thay
đổi,thương mại điện tử chỉ biến đổi cách thức khởi tạo, trao đổi bảo quản và xử lý
thông tin, hoàn toàn không thay đổi những chức năng cơ bản của thông tin đối với
các bên tham gia truyền thống của hợp đồng.
1.3. Một số mô hình thương mại điện tử.
Thương mại điện tử có thể được phân loại theo tính cách của người tham gia:
Người tiêu dùng:
C2C (ConsumerToComsumer) Người tiêu dùng với người tiêu dùng
C2B (ConsumerToBusiness) Người tiêu dùng với doanh nghiệp
C2G (ConsumerToGovernment) Người tiêu dùng với chính phủ
Doanh nghiệp:
6
B2C (BusinessToConsumer) Doanh nghiệp với người tiêu dùng
B2B (BusinessToBusiness) Doanh nghiệp với doanh nghiệp
B2G (BusinessToGovernment) Doanh nghiệp với chính phủ
B2E (BusinessToEmployee) Doanh nghiệp với nhân viên
Chính phủ:
G2C (GovernmentToConsumer) Chính phủ với người tiêu dùng
G2B (GovernmentToBusiness) Chính phủ với doanh nghiệp
G2G (GovernmentToGovernment) Chính phủ với chính phủ
Tùy thuộc vào đối tác kinh doanh người ta gọi đó là thị trường B2B, B2C,
C2B hay C2C. Thị trường mở là những thị trường mà tất cả mọi người có thể đăng
ký và tham gia. Tại một thị trường đóng chỉ có một số thành viên nhất định được
mời hay cho phép tham gia. Một thị trường ngang tập trung vào một quy trình kinh
doanh riêng lẻ nhất định, thí dụ như cung cấp: nhiều doanh nghiệp có thể từ các
ngành khác nhau tham gia như là người mua và liên hệ với một nhóm nhà cung cấp.
Ngược lại, thị trường dọc mô phỏng nhiều quy trình kinh doanh khác nhau của một
ngành duy nhất hay một nhóm người dùng duy nhất.
Ngày nay công nghệ thực hiện một thị trường điện tử đã rẻ đi rất
nhiều.Thêm vào đó là xu hướng kết nối nhiều thông tin chào hàng khác nhau thông
qua các giao diện lập trình ứng dụng để thành lập một thị trường chung có mật độ
chào hàng cao. Ngoài ra các thị trường độc lập trước đây còn được tích hợp ngày
càng nhiều bằng các giải pháp phần mềm cho một cổng Web toàn diện.
Căn cứ vào tính chất của thị trường và khách hàng, người ta thường đề cập
đế 2 loại hình Thương mại điện tửc hinh.
B2B (Business To Business): thương mại điện tử B2B chỉ bao gồm các
giao dịch thương mại trên Internet mà trong đó, đối tượng khách hàng của loại
hình này là các doanh nghiệp mua
hàng.
B2C (Business To Customer): Thương mại điện tử B2C là chỉ bao
gồm các giao dịch thương mại trên Internet giữa doanh nghiệp với khách hàng,
mà trong đó, đối tượng khách hàng của loại hình này là các cá nhân mua hàng.
Loại hình này áp dụng cho bất kỳ doanh nghiệp hay tổ chức nào bán các sản
phẩm hoặc dịch vụ của họ cho khách hàng qua Internet, phục vụ cho nhu cầu sử
dụng của cá nhân
Vậy điểm khác biệt giữa Thương mại điện tử B2B và B2C là gì?
Điều thứ nhất là sự khác nhau về khách hàng:
7
Khách hàng của các giao dịch B2B (giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh
nghiệp) là các công ty còn khách hàng của B2C là các cá nhân. Tuy nhiên cần phải
xem xét chữ C trong B2C là người tiêu dùng cuối cùng (Enduser). Nghĩa là C còn
bao gồm cả những doanh nghiệp mua sắm hàng hóa về để tiêu dùng.
Chẳng hạn như doanh nghiệp mua bàn ghế phục vụ cho công việc văn
phòng. Xét về tổng thể, các giao dịch B2B phức tạp hơn và đòi hỏi tính an toàn cao
hơn.
Khác biệt về đàm phán, giao dịch:
Việc bán hàng cho các doanh nghiệp (B2B) phải bao gồm cả các yếu tố
như đàm phán về giá cả, việc giao nhận hàng và xác định quy cách, các đặc tính kỹ
thuật của sản phẩm. Bán hàng cho người tiêu dùng (B2C) không nhất thiết phải bao
gồm tất cả các yếu tố như vậy. Điều này khiến cho các nhà bán lẻ dễ dàng hơn
trong việc đưa lên mạng catalog sản phẩm dịch vụ của họ để mở một siêu thị trực
tuyến. Đó cũng chính là lý do tại sao những ứng dụng Thương mại điện tử B2B
đầu tiên được phát triển chỉ cho những hàng hóa và sản phẩm hoàn chỉnh, đơn giản
trong khâu mô tả đặc tính và định giá.
Khác biệt về vấn đề tích hợp:
Các công ty trong Thương mại điện tử B2C không phải tích hợp hệ thống
của họ với hệ thống của khách hàng. Trái lại các công ty khi bán hàng cho các
doanh nghiệp (B2B) cần phải đảm bảo rằng các hệ thống của họ có thể giao tiếp
được với nhau mà không cần sự can thiệp trực tiếp của con người dẫn đến nhu cầu
phải tích hợp hệ thống của doanh nghiệp bán hàng và doanh nghiệp mua hàng
1.3. Những tác động của thương mại điện tử:
Giao dịch thương mại qua các phương tiện điện tử, trong đó mọi dữ liệu
(kể cả chữ ký) đều ở dạng số hoá, đặt ra yêu cầu nghiêm ngặt về tính bảo mật, an
toàn, tránh mất tiền, lừa gạt, thay đổi thông tin, xâm nhập dữ liệu, v.v... là các rủi ro
ngày một lớn, không chỉ với người buôn bán, mà cả với người quản lý, với từng
quốc gia, vì các hệ thống điện tử có thể bị kẻ xấu (thường gọi là "hacker") xâm
nhập, đòi hỏi phải có các hệ thống bảo mật, an toàn được thiết kế trên cơ sở kỹ
thuật mã hóa hiện đại, và một cơ chế an ninh hữu hiệu (nhất là đối với các hệ
thống có liên quan tới an ninh quốc gia). Ngoài ra, còn có nhu cầu ngày càng tăng vì
giữ gìn bí mật riêng tư.
Thương mại điện tử chỉ có thể thực hiện thực tế và có hiệu quả khi đã tồn
tại một hệ thống thanh toán tài chính ở mức độ phát triển đủ cao, cho phép tiến
8
hành thanh toán tự động (trong đó "thẻ thông minh") có vai trò đặc biệt quan trọng
trong kinh doanh bán lẻ; khi chưa có hệ thống này, thì thương mại điện tử chỉ giới
hạn trong khâu trao đổi tin tức, còn việc buôn bán hàng hóa và dịch vụ vẫn phải kết
thúc bằng trả tiền trực tiếp hoặc qua các phương tiện thanh toán truyền thông; hiệu
quả sẽ thấp, rất có thể không đủ bù đắp chi phí trang bị phương tiện thương mại
điện tử.
Mỗi một quốc gia, thương mại điện tử chỉ có thể tiến hành khi tính pháp lý
của nó được thừa nhận (biểu hiện cụ thể bằng sự thừa nhận pháp lý giá trị của các
giao dịch điện tử, chữ ký điện tử, chữ ký số hóa, các thanh toán điện tử, các dữ liệu
có xuất xứ từ các cơ quan nhà nước, sở hữu trí tuệ hàm chứa trong thông tin trên
Website, bí mật đời tư, và bảo vệ pháp lý đối với mạng thông tin chống tội phạm
xâm nhập), và có các cơ quan xác thực hoặc chứng nhận chữ ký điện tử, v.v...;
Ngoài ra, còn đòi hỏi mọi doanh nghiệp, hàng hóa và dịch vụ đều đã được mã hóa
thống nhất; một hệ thống thuế thích hợp để xử lý các dữ liệu và các dịch vụ mua
bán qua mạng; nói cách khác, đòi hỏi phải có một môi trường. kinh tế đã tiêu chuẩn
hóa ở mức cao, với các khía cạnh của thương mại điện tử được phản ánh đầy đủ
trong quan hệ nội luật. Trên bình diện quốc tế, vấn đề môi trường pháp lý còn phức
tạp hơn nữa, vì các trao đổi là xuyên quốc gia, đòi hỏi phải có sự hài hòa giữa các
hệ thống pháp luật và hệ thống chính trị khác nhau.
Tác động văn hóa xã hội của thương mại điện tử xuất hiện khi sử dụng
Internet làm công cụ giao tiếp, như khi tiến hành thương mại điện tử qua biên giới
(với nước khác), hoặc nếu trong một quốc gia nhưng sử dụng Iternet, Web làm công
cụ mạng. Internet có thể trở thành "hộp thư" giao dịch mua bán dâm, ma tuý, và
buôn lậu; các lực lượng phản xã hội đưa lên Internet phim con heo, các tuyên truyền
kích dục có mục đích đối với trẻ em, các hướng dẫn làm bom thư, làm chất nổ phá
hoại, các loại tuyên truyền kích động bạo lực, phân biệt chủng tộc, kỳ thị tôn giáo,
v.v...; Internet cũng có thể trở thành một phương tiện thuận lợi cho các lực lượng
chống đối sử dụng để tuyên truyền, kích động lật đổ
Chính phủ và hoặc gây rối làm loạn trật tự xã hội; ngoài ra phải tính tới
tác động về cuốn hút thanh niên theo các lối sống không phù hợp với bản sắc văn
hoá dân tộc (nếu chỉ làm thương mại điện tử trong nước, thông qua nối mạng các
doanh nghiệp, sử dụng mạng quốc gia, mà không dùng Internet, thì không cần tính
tới tác động tiêu cực này; nhưng nếu không lợi dụng Internet làm công cụ giao tiếp
9
chung, mà thiết lập các mạng riêng thì không có tính kinh tế, và việc làm thương
mại điện tử với nước ngoài sẽ bị hạn chế).
Thương mại điện tử bao trùm một phạm vị rộng lớn các hoạt động kinh
tế xã hội, và hạ tầng cơ sở của nó là một tổng hòa phức hợp của hàng chục mặt
vấn đề; cho nên, tuyệt đối không nên nhìn nhận thương mại điện tử đơn thuần chỉ
là việc dùng phương tiện điện tử để thực hiện các hành vi buôn bán truyền
thống,mà nên hiểu rằng một khi chấp nhận và áp dụng thương mại điện tử thì toàn
bộ hình thái hoạt động của một đất nước sẽ thay đổi, cả hệ thống giáo dục, cả tập
quán làm việc và sinh hoạt hàng ngày.
1.4.Tổng quan về ngôn ngữ lập trình
1.4.1.Giới thiệu mã nguồn mở Joomla.
Joomla là một hệ quản trị nội dung mã nguồn mở CMS. Joomla! được viết
bằng ngôn ngữ PHP và kết nối tới cơ sở dữ liệu MySQL. Bài hôm nay chúng ta sẽ
tìm hiểu cơ bản về các khái niệm trong joomla, tạo tiền đề cho một chuổi bài
viết hướng dẫn về joomla sau này.
Front End:
Là các trang Web mà mọi người sẽ được thấy khi truy cập vào Web Site của
bạn. Phần này ngoài việc hiển thị nội dung của trang Web còn là nơi mọi người có
thể đăng ký thành viên và tham gia quản lý, viết bài đăng trên trang Web.
Backend:
Là phần quản lý Web Site dành cho các Quản trị, chủ nhân của Web Site.
Phần này bạn nào học thiết kế web cũng phải biết qua, nó cho phép cấu hình các
thông số về hoạt động, nội dung, hình thức và quản lý các thành phần, bộ phận
được tích hợp thêm cho Joomla! Phần backend được truyậ thông
qua
đường dẫn:
http://your_domain/administrator.
10