Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Nghiên cứu phương pháp quản trị nội dung website thương mại điện tử và ứng dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (765.4 KB, 22 trang )



HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG




NGUYỄN QUANG ĐỨC

NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP QUẢN TRỊ
NỘI DUNG WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
VÀ ỨNG DỤNG


Chuyên ngành: KHOA HỌC MÁY TÍNH

Mã số: : 60.48.01

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ KĨ THUẬT



HÀ NỘI – NĂM 2012




Luận văn được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG



Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. LÊ HUY THẬP


Phản biện 1:…………………………… …………………….

Phản biện 2: …………………………………………………

Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ tại Học
viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
Vào lúc: giờ ngày tháng năm

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Thư viện của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông





Vào lúc: giờ ngày tháng năm

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Thư viện của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông

3

MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Hiện nay khi việc sử dụng máy tính ngày càng phổ biến thì mạng internet
ngày càng phát triển. Thông qua mạng internet các Website mang lại cho con
người nguồn kiến thức, cùng những lợi ích vô cùng lớn. Các Website được tạo

ra với nhiều thông tin đa dạng như tin tức, giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm, mua
bán … Đặc biệt xu hướng mua bán, giao dịch và kinh doanh trên mạng (hay còn
gọi là thương mại điện tử) đang phát triển và góp phần không nhỏ trong đời
sống hàng ngày của chúng ta.
Đối với doanh nghiệp quản lý, Website là một văn phòng ảo của doanh
nghiệp trên mạng Internet. Website bao gồm toàn bộ thông tin, dữ liệu, hình ảnh
về các sản phẩm, dịch vụ và hoạt động sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp
muốn truyền đạt tới người truy cập Internet. Với vai trò quan trọng như vậy, có
thể coi Website chính là bộ mặt, là nơi để đón tiếp và giao dịch của Công ty với
các khách hàng trên mạng.
Tuy nhiên để các Website nói chung thực sự mang lại hiệu quả sử dụng
thì phương pháp quản trị chúng là rất quan trọng. các tính toán về quản trị đường
dẫn, quản trị kho hàng, quản trị thu chi, giao diện thân thiện thông minh… Thực
sự cần nghiên cứu tối ưu để mang lại lợi ích lớn nhất cho người sử dụng chúng.

4

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Giới thiệu chương:
Chương này sẽ đề cập về tổng quan TMĐT, Để đưa ra một định nghĩa
khái quát, bao hàm đầy đủ nội dung, bản chất của khái niệm TMĐT, xác định
nội dung cơ bản của TMĐT là gì. các lợi ích của thương mại điện tử. Ngoài ra
chương này cũng đề cập đến các yêu cầu chung khi thiết kế một website TMĐT
cũng như nhiệm vụ chung khi quản trị website TMĐT.
1.2 Nội dung website thương mại điện tử
1.2.1 Tổng quan website thương mại điện tử
1.2.1.1 Định nghĩa thương mại điện tử (TMĐT)
Thương mại điện tử (e-commerce) bao gồm các họat động kinh doanh,
giao dịch thương mại dựa trên các công cụ điện tử mà cụ thể là mạng Internet và
WWW (World Wide Web).

Các hoạt động thương mại điện tử có thể là: mua bán hàng hóa, quảng cáo,
tìm kiếm trao đổi thông tin giữa các doanh nghiệp, thanh toán trực tuyến, hỗ trợ
khách hàng… Các hoạt động này khi được thực hiện trên mạng Internet đã đem
lại rất nhiều tiện dụng và lợi ích hơn so với các hình thức thương mại truyền
thống.
1.2.1.2 Các đặc trưng của TMĐT
So với các hoạt động Thương mại truyền thống, thương mại điện tử có
một số điểm khác biệt cơ bản sau:
a. Các bên giao dịch TMĐT không tiếp xúc trực tiếp với nhau và biết
nhau từ trước.
Trong Thương mại truyền thống, các bên thương gặp nhau trực tiếp để
tiến hành giao dịch. Các giao dịch được thực hiện chủ yếu theo nguyên tắc vât lý
như chuyển tiền, séc hóa đơn, vận đơn, gửi báo cáo. Các phương tiện viễn thông
như: fax, telex, chỉ được sử dụng để chuyển tải thông tin một cách trực tiếp
5

giữa hai đối tác của cùng một giao dịch. Thương mại điện tử cho phép mọi
người có thể tham gia mà không đòi hỏi nhất thiết phải gặp nhau.
b. TMĐT được thực hiện trong một thị trường không có biên giới .
Biên giới, quốc gia là rào cản lớn đối với thương mại truyền thống. Nó có
thể cản trở doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh trên những thị trường
vượt ra biên giới quốc gia mình. Với sự phát triển của TMĐT, các doanh nghiệp
đã và đang dần từng bước thực hiện được các giao dịch thương mại quốc tế trên
phạm vi tòan cầu. Chỉ cần một website trên mạng internet, doanh nghiệp có thể
thực hiện kinh doanh trên phạm vi tòan cầu.
c. Trong hoạt động giao dịch TMĐT đều có sự tham ra của ít nhất ba chủ
thể.
Trong Thương mại điện tử, ngoài các chủ thể tham gia quan hệ giao dịch
giống như giao dịch thương mại truyền thống đã xuất hiện một bên thứ ba đó là
nhà cung cấp dịch vụ mạng, các cơ quan chứng thực…

1.2.1.3 Một số ưu điểm nổi bật của Thương Mại Điện Tử
a. Đối Với cá nhân:
- Người tiêu dùng dễ dàng tham khảo thông tin về các sản phẩm và dịch
vụ, so sánh giá cả, chất lượng mẫu mã của nhiều nhà cung cấp trước khi quyết
định mua hàng
- Người tiêu dùng có thể mua hàng ở bất cứ đâu, vào bất cứ lúc nào,
thanh toán qua mạng và được giao hàng tận nơi, tiết kiệm thời gian, tiền bạc và
công sức
b. Đối với Doanh nghiệp:
- Doanh nghiệp có một kênh phân phối mới tiếp cận trực tiếp với người
tiêu dùng, mở rộng thị trường ra toàn cầu.
- Doanh nghiệp có thể cắt giảm rất nhiều chi phí về nhân công và mặt
bằng, chi phí marketing, in ấn tài liệu, chi phí cho các khâu trung gian, giảm giá
thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh.
6

- Internet tạo điều kiện cho doanh nghiệp có mối quan hệ trực tiếp với
khách hàng, hỗ trợ khách hàng tốt hơn, đáp ứng tốt hơn các yêu cầu của khách
hàng.
- Việc liên lạc, trao đổi thông tin giữa các doanh nghiệp có thể diễn ra
nhanh chóng, không bị giới hạn về khoảng cách địa lý, tăng hiệu quả kinh doanh
và tính cạnh tranh của doanh nghiệp
- Rút ngắn sự cách biệt trong việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp có
qui mô khác nhau.
- Thương Mại Điện Tử tạo ra nhiều mô hình kinh doanh mới, tạo nên
những cuộc cách mạng trong việc thay đổi những phương thức kinh doanh.
1.2.2 Các yêu cầu chung khi thiết kế website thương mại điện tử
Về bản chất các website TMĐT cũng là một website nên nó cũng đòi hỏi
các yêu cầu chung của một website thông thường.
Về nội dung: Cần xác định rõ đối tượng của website. Có thể là các khách

hàng tiềm năng, có thể là các đối tác hiện có của công ty, có thể là các người
tiêu dùng thông thường. Họ hiểu ngôn ngữ gì, những thông tin gì làm họ quan
tâm hơn cả.
Về hình thức: Có lẽ đây là điểm quan trọng nhất và khó nhất đối với
doanh nghiệp, quan điểm về cái đẹp thường không giống nhau. Ngày nay, mọi
tổ chức dù lớn dù nhỏ thì đều sở hữu một website. Nhưng chỉ có một vài website
là thu được lợi nhuận do đầu tư cao hơn hoặc có được lượng người truy cập
hàng ngày nhiều hơn. Đó là bởi vì họ có được một trang web hấp dẫn được thiết
kế tốt.
Về bố cục: Các chuyên gia về TMĐT của tổ chức thương mại quốc tế ITC
đã cho chúng ta một lời khuyên rất quý báu: "Hãy làm sao để người xem chỉ cần
nhấn chuột không quá 3 lần để thấy thông tin cần tìm". Nếu bạn đã từng mua
hàng ở các siêu thị thì rất dễ nhận thấy vấn đề này. Nếu đạt được ba mục tiêu
trên, có thể nói bạn đã xây dựng được một website có chất lượng.
7

Ngoài các yêu cầu về thiết kế website TMĐT còn phải kể tới các bước để
thiết kế một website TMĐT
Bước 1: Phân tích người dùng và tự đánh giá chính mình
Bước 2: Thiết kế các chức năng và cấu trúc trang
Bước 3: Tìm cách trình bày ấn tượng và hiệu quả
Bước 4: Xây dựng nội dung
Bước 5: Thiết kế và kiểm tra khung trang web
Bước 6: Đưa nội dung vào
Bước 7: Kiểm tra và đánh giá
1.2.3 Nhiệm vụ chung của quản trị website thương mại điện tử
Nhiệm vụ quản trị website TMĐT là làm sao cho website luôn hoạt động
ở trạng thái tốt nhất. Một số nhiệm vụ chính mà người quản trị cần làm tốt khi
quản trị website TMĐT.
Giám sát hoạt động của trang web, đảm bảo trang web vận hành 24/7

Sao lưu dữ liệu định kỳ theo ngày, tháng, năm
Thường xuyên kiểm tra độ an toàn của thông tin trên website
Cập nhật thông tin, tin tức hoạt động, những thay đổi, bổ sung thông tin
lên website một cách thường xuyên.
Phục hồi dữ liệu kịp thời khi có sự cố
Đảm bảo dữ liệu kho hàng
Quản lý thu chi
Quản lý thanh toán
Phân quyền cho người sử dụng
8

1.3 Kết luận chương
Tóm lại ở chương này đã giới thiệu về tổng quan TMĐT, đưa ra định
nghĩa khái quát, bao hàm nội dung, bản chất của khái niệm TMĐT, xác định nội
dung cơ bản của TMĐT là gì. các lợi ích của thương mại điện tử. Ngoài ra
chương này cũng đã đề cập đến các yêu cầu chung khi thiết kế một website
TMĐT cũng như nhiệm vụ chung khi quản trị website TMĐT.
9

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP QUẢN TRỊ NỘI DUNG WEBSITE
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
2.1 Giới thiệu chương:
Chương này sẽ đề cập đến việc kết nối và truy xuất dữ liệu từ CSDL quan
hệ với các đối tượng PHP bằng câu lệnh, qua đó tìm hiểu về ngôn ngữ PHP,
tổng quan về hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL và tổng quan về CSDL quan hệ.
Ngoài ra chương này còn đề cập đến các vấn đề về quản trị nội dung website
TMĐT, các công việc quản trị nội dung website nói chung và các phương pháp
kỹ thuật quản trị website TMĐT nói riêng.
2.2 Nội dung
2.2.1 Kết nối CSDL với các đối tượng của PHP

2.2.1.1 Kết nối linh hoạt CSDL quan hệ với các đối tượng PHP bằng câu
lệnh
Để kết nối cơ sở dữ liệu MySQL trong PHP, ta có nhiều cách ứng với
nhiều phương thức kết nối cơ sở dữ liệu, trong phần này ta chỉ tìm hiểu cách kết
nối cơ sở dữ liệu MySQL từ PHP bằng chính gói của nó:
<?php
mysql_connect(“localhost”, “ducnq”, ”123456”) or die (“Could not connect to
database”);
mysql_select_db(“thuong_mai_dien_tu”) or die (“Could not select
database”);
?>
2.2.1.2 Tổng quan về ngôn ngữ PHP
a. Giới thiệu về ngôn ngữ PHP:
PHP là từ viết tắt của Hypertext Preprocessor (Ngôn ngữ lập trình kịch
bản), đây là ngôn ngữ kịch bản mã nguồn mở sử dụng cho mục đích chung, đặc
biệt cho sự phát triển của web và có thể nhúng vào HTML, hiện nay đang sử
dụng rất rộng rãi.
10

b. Tại sao phải sử dụng PHP:
Bảng 2.1: So sánh các ngôn ngữ phổ biến
PHP ASP.NET ASP
JSP/
java
- Tốc độ xử lý
nhanh, hiệu quả cao
- Tốc độ xử lý
nhanh, hiệu quả cao
-Tốc độ xử lý rất
chậm

- Hơi chậm
- Chi phí giá thành
thấp (ngôn ngữ free
không tốn chi phí
mua bản quyền)
- Chi phí giá thành
cao (do một phần
phải mua bản quền)
- Chi phí giá
thành trung bình
(do một phần phải
mua bản quền)
- Chi phí
giá thành
cao
- Thời gian code và
triển nhanh, đơn
giản
- Thời gian code và
triển khai hơi phức
tạp, chậm hơn PHP
- Thời gian code
và triển khai trung
bình
- Thời gian
code và
triển khai
hơi phức
tạp, chậm
hơn PHP

- Số lượng nhà cung
cấp hosting nhiều,
dễ lựa chọn
-Số lượng nhà cung
cấp hosting không
nhiều, vì vậy khó
cho việc lựa chọn
-Số lượng nhà
cung cấp hosting
không nhiều, vì
vậy khó cho việc
lựa chọn
- Số lượng
nhà cung
cấp hosting
ít, khó tìm
- Khả năng mở rộng
và phát triển dễ
dàng và nhanh
chóng
- Mở rộng và phát
triển website dẽ
dàng
- Khả năng mở
rộng và phát triển
website khó khăn
- Khả năng
mở rộng và
phát triển
website khó

khăn

- Đối với đa số website nên chọn ngôn ngữ phát triển web PHP/MySQL vì
giá thành tương đối, tốc độ xử lý nhanh, dễ lựa chọn nhà cung cấp.
c. Giới thiệu về MySQL:
11

MySQL là hệ quản trị cở sở dữ liệu mã nguồn mở phổ biến nhất thế giới
và được các nhà phát triển rất ưa chuộng trong quá trình phát triển ứng dụng. Nó
có nhiều phiên bản cho các hệ điều hành khác nhau: Phiên bản Win32 cho các
hệ điều hành dòng Windown, Linux, Mac OS…
MySQL là một trong những ví dụ rất cơ bản về Hệ quản trị Cơ sở dữ liệu
quan hệ sử dụng ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc (SQL).
MySQL được sử dụng cho việc bổ trợ PHP, PERL và nhiều ngôn ngữ
khác, nó làm nơi lưu trữ những thông tin trên các trang web viết bằng PHP hay
Perl,
2.2.1.3 Tổng quan về CSDL quan hệ
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu, đặc biệt là cơ sở dữ liệu quan hệ là một hệ thống
phần mềm có vai trò quan trọng trong các hệ thống lập trình. Cũng giống như
các loại phần mềm hệ thống chủ yếu khác như: trình biên dịch và hệ điều hành,
các nguyên lý của hệ quản trị cơ sở dữ liệu đã được phát triển từ khá lâu. Những
khái niệm này rất hữu ích, không những giúp cho việc sử dụng hiệu quả các hệ
quản trị cơ sở dữ liệu mà còn hỗ trợ trong việc thiết kế và cài đặt chúng.
2.2.2 Quản trị nội dung website thương mại điện tử
2.2.2.1 Tổng quan về quản trị website thương mại điện tử
Quản trị website là công việc mà các công ty, tổ chức, cá nhân phải làm
sau khi đơn vị thiết kế website hoàn thành việc xây dựng website. Công việc
quản trị website bao gồm :
Xây dựng nội dung cho website: Người quản trị website phải xây dựng
nội dung cho website: viết bài giới thiệu công ty, cập nhật thông tin liên hệ, đưa

thông tin về các sản phẩm/ dịch vụ/ tin tức của công ty lên website.
Thường xuyên cập nhật nội dung cho website: Một website thường
xuyên được cập nhật nội dung (thông tin, hình ảnh, tin tức,…) sẽ hấp dẫn người
xem. Và được người xem đánh giá cao.
12

Check lỗi website: sau một thời gian hoạt động, một số lỗi có thể phát
sinh trên website như: hình ảnh bị mât, link bị lỗi, bị spam tin nhắn qua
website,… Người quản trị phải thường xuyên check và sửa các lỗi này để người
truy cập website không gặp lỗi.
Tối ưu website: Việc tối ưu website mang lại nhiều lợi ích, giúp công ty/
tổ chức có thêm nhiều khách hàng hơn. Đồng thời nâng cao thương hiệu của
công ty.
Quảng bá website: đây cũng là một công việc của quản trị website. Một
website dù có tốt đến đâu, được chăm sóc kỹ đến đâu mà không có người truy
cập. Thì website đó cũng không thể mang lại hiệu quả. Vì vậy, người quản trị
website còn có công việc là quảng bá website để nhiều người biết tới.
Quản lý kho hàng: là việc theo dõi nhập, xuất, tồn hàng hóa, quá trình
luân chuyển của mỗi mặt hàng, quá trình sống của một hàng hóa từ lúc nhập kho
đến lúc xuất kho cũng như tính toán số lượng hàng tồn kho so với yêu cầu cung
ứng của khách hàng. Với website 24h thông tin về nhập hàng được lưu trong hai
bảng dữ liệu HoaDonNhapHang và ChiTietNhap, Thông tin về xuất hàng được
lưu trong 2 bảng HoaDonGiaoHang và ChiTietGiao.
Quản lý thu chi: Là công việc theo dõi thu chi và đưa ra báo cáo. Để theo
dõi được thu chi của doanh nghiệp phần mềm quản trị phải dựa vào các bảng dữ
liệu liên quan đến việc nhập hàng và xuất hàng.
Ví dụ: Để tính toán lượng tiền đã chi để nhập các hàng hóa dựa vào các
bảng dữ liệu: HoaDonNhapHang : Thông Tin về Hóa Đơn Nhập Hàng
ChiTietNhap : Thông Tin Chi Tiết Nhập Hàng .
Tương tự như vậy để tính toán lượng tiền đã thu phần mềm quản trị

website sẽ lấy các thông tin dựa vào các bảng dữ liệu:
HoaDonGiaoHang : Thông Tin về Hóa Đơn Giao Hàng.
ChiTietGiao : Thông Tin Chi Tiết Giao hàng.
13

Quản lý thanh toán: Là công việc theo dõi thanh toán của khách hàng và
đưa ra báo cáo lỗ lãi. Hàng hóa khi nhập vào và bán ra sẽ có các thông tin về
đơn giá nhập và đơn giá bán, các thông tin này được lưu trên các bảng dữ liệu
nhập hàng và giao hàng. Công thức dùng để tính toán lời lãi hàng hóa dựa vào
mức chênh lệch giữa đơn giá nhập và đơn giá bán hàng thực tế, hay nói cách
khác lời lãi của một hàng hóa cụ thể bằng đơn giá bán trừ đơn giá nhập rồi nhân
với số lượng bán.
Bảo hành website: là hoạt động kiểm tra và sửa lỗi thường xuyên sau khi
một trang web đã chính thức đi vào hoạt động.
2.2.2.2 Các công việc quản trị nội dung website nói chung
1. Giám sát hoạt động của trang web, đảm bảo trang web vận hành 24/7
2. Sao lưu dữ liệu định kỳ theo ngày, tháng, năm
3. Thường xuyên kiểm tra độ an toàn của thông tin trên website, ngăn
chặn các chương trình, phần mềm độc hại, các đối tượng muốn tấn công website
(hacker, malware, virus, …)
4. Cập nhật thông tin, tin tức hoạt động, những thay đổi, bổ sung thông tin
lên website một cách thường xuyên.
5. Cập nhật, sửa đổi ảnh, banner, làm mới banner quảng cáo, video, …
6. Phục hồi dữ liệu kịp thời khi có sự cố
7. Thống kê lại số lượng thành viên, khách ghé thăm định kỳ theo ngày,
tuần, tháng, …
8. Phân quyền cho người sử dụng: Khi các thành viên đã được phân quyền
thì chỉ được phép thao tác trong trong giới hạn quyền của mình.
Ví dụ: thành viên có quyền xem sản phẩm thì chỉ được xem và không
được phép chỉnh sửa hoặc thêm mới sản phẩm. khi truy cập phần mềm quản trị

website nếu chỉ có quyền xem thì các nút thêm mới, chỉnh sửa đều được ẩn đi
để thành viên không thực hiện được các thao tác này.
9. Đăng ký website lên các công cụ tìm kiếm.
14

Nếu là một người sử dụng internet thường xuyên thì nên biết được tầm
quan trọng của công cụ tìm kiếm. Khi bắt đầu thực hiện những biện pháp liên
quan đến hoạt động SEO, các công cụ tìm kiếm này sẽ giúp nâng cao thứ hạng
website trên bảng xếp hạng.
10. Quảng bá website
Việc quảng bá website là vô cùng quan trọng. Để thực hiện việc này trước
hết website phải tốt. Tốt ở đây được hiểu theo nhiều nghĩa:
 Nội dung tốt chứa nhiều thông tin hữu ích thiết thực với khách hàng.
 Mã nguồn xây dựng website phải tối ưu và đúng chuẩn thiết kế web
11. Gỡ bỏ các phần đã quá hạn hoặc không cần thiết cho website.
12. Quản lý kho hàng: theo dõi việc nhập, xuất, tồn hàng hóa, quá trình
luân chuyển của mỗi mặt hàng, quá trình sống của một hàng hóa từ lúc nhập kho
đến lúc xuất kho .
13. Quản lý thu chi: theo dõi thu chi và đưa ra báo cáo thu chi định kỳ
14. Quản lý thanh toán: theo dõi vịêc thanh toán của khách hàng đưa ra
các báo cáo tính toán lời lãi định kỳ.
15. Quản lý tiếp thị: Thông qua việc quản trị website có thể đưa ra các số
liệu mua bán các mặt hàng từ đó có thể phân tích, tổ chức, lập kế hoạch, duy trì
và phát triển những cuộc trao đổi có lợi với những người thường xuyên mua
hàng qua website, lập danh sách các khách hàng tiềm năng, gửi email tiếp thị
các sản phẩm mới…
16. Liên kết với website khách hàng và các công ty: Đây là một trong
những phương thức liên kết phổ biến nhất và không thể tránh khỏi trong cộng
đồng Website. Liên kết tương hỗ là loại liên kết hai chiều.
2.2.2.3 Phương pháp và kỹ thuật quản trị nội dung website thương mại

điện tử
15

a. Cập nhật được
Trong một khung nhìn (view) dữ liệu có thể được lấy ra từ nhiều bảng
khác nhau.
Ví dụ: một khung nhìn quản lý điểm có thể được lấy thông tin từ các bảng
dữ liệu “điểm, sinh viên, môn học”

Như vậy khi cập nhật dữ liệu để đảm bảo tính nhất quán, toàn vẹn dữ liệu
trong trường hợp dữ liệu được truy xuất và cập nhật từ nhiều bảng thì hệ thống
phải đảm bảo tất cả các cập nhật đều được thực hiện thành công.
b. Không cập nhật được
Trường hợp dữ liệu trên một khung nhìn cập nhật thông tin vào đồng thời
nhiều bảng dữ liệu. Và trong quá trình cập nhật (cập nhật xin được hiểu theo
nghĩa rộng là các hành động sửa đổi dữ liệu, như INSERT, UPDATE,
DELETE…) phát sinh lỗi thì để đảm bảo tính toàn vẹn dữ liệu thì toàn bộ hành
động trước đó đều bị hủy bỏ. Khi đó dữ liệu trở về trạng thái như trước khi xảy
ra quá trình cập nhật. Nói cách khác phương pháp không cập nhật được ngăn
chặn tình huống dữ liệu được cập nhật nửa chừng, trong đó một phần được cập
nhật còn một phần bị bỏ qua.
Một ví dụ kinh điển là khi bạn cần thực hiện một giao dịch chuyển tiền
giữa hai tài khoản ngân hàng. Giả sử bạn có hai tài khoản A và B với số tiền
tương ứng là 8 tỷ và 1 tỷ; nay bạn cần chuyển bớt 2 tỷ từ tài khoản A sang tài
khoản B. Sẽ có hai phép cập nhật như sau:
- trừ số tiền hiện có của tài khoản A đi 2 tỷ
Bảng điểm (t_diem)
Bảng sinh viên (t_sinh_vien)
Bảng môn học (t_mon)
View(quản lý điểm)


16

- cộng thêm số tiền hiện có của tài khoản B lên 2 tỷ
Nếu hai lệnh cập nhật trên diễn ra độc lập (không nằm trong một
transaction), và vì một lý do nào đó lệnh thứ hai bị lỗi, tài khoản A sẽ còn 6 tỷ
và tài khoản B vẫn giữ nguyên 1 tỷ. Điều này không thể chấp nhận được vì 2 tỷ
bỗng dưng biến mất! Khi thực hiện hai lệnh trên đảm bảo:
- hoặc cả hai lệnh update đều được thực hiện thành công. Cả hai tài khoản
được cập nhật với số tiền tương ứng.
- hoặc trong trường hợp giao dịch bị lỗi cả hai lệnh đều không được thực
hiện. Hay nói cách khác là không cập nhật được.
c. Kết nối với các website điện tử khác
Trên các website này tích hợp quản lý đường dẫn cho phép kết nối tới các
website điện tử khác hoặc thiết kế dựa trên nguyên tắc của cổng thông tin điện
tử. các website được thiết kế có chung một số bảng trong cơ sở dữ liệu. cho phép
dữ liệu ở website này có thể được đồng bộ hoặc truy xuất từ một website khác.
Một ví dụ đơn giản như khi các website chung dữ liệu người dùng thì khách
hàng có thể dùng tài khoản để đăng nhập mua điện thoại ở website này sau đó có
thể dùng chính tài khoản đó để tải nhạc từ một website khác.Ngoài ra các
website có thể chia sẻ dữ liệu tận dụng tối đa những tài nguyên có sẵn nhằm
nâng cao giá trị phục vụ của các website. Hay nói cách khác dữ liệu trên các
website được tích hợp, được tuỳ biến, được cá nhân hóa theo mục đích của
người sử dụng.
2.3 Kết luận chương
Tóm lại ở chương này đã giới thiệu về tổng quan ngôn ngữ PHP, hệ quản
trị cơ sở dữ liệu MySQL và tổng quan về CSDL quan hệ. Từ đó đưa ra kết nối
linh hoạt CSDL quan hệ với các đối tượng PHP bằng câu lệnh. Ngoài ra chương
này còn đề cập đến các vấn đề về quản trị nội dung website TMĐT, các công
việc quản trị nội dung website nói chung và các phương pháp kỹ thuật quản trị

website TMĐT nói riêng.
17

CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG QUẢN TRỊ NỘI DUNG WEBSITE
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
3.1 Giới thiệu chương:
Chương này sẽ đề cập về ứng dụng quản trị nội dung website TMĐT cụ
thể là website của công ty 24h. các nội dung đề cập trong chương bao gồm giới
thiệu về CSDL dùng để quản trị website, kết nối csdl website sử dụng ngôn ngữ
PHP cũng như giới thiệu chi tiết các chức năng quản trị của website.
3.2 Nội dung
3.2.1 Giới thiệu CSDL dùng để quản trị website của công ty 24h
Các bảng dữ liệu dùng để quản trị webite của công ty 24h bao gồm:
a. TaiKhoan: Bao Gồm Các Tài Khoản .
b. KhachHang : Bao Gồm các thông tin của các khách hàng
c. HangHoa : Thông Tin về hàng hóa
c. DonGia : Thông Tin về Đơn Giá
d. BaoHanh : Thông Tin Bảo Hành
e. ChiTietBH : Thông Tin Chi Tiết Bảo Hành
f. NhanVien : Thông Tin về Nhân Viên
g. NhaCungCap : Bao Gồm các thông tin của các Nhà Cung Cấp
h. HangHoaCungCap : Bao gồm các thông tin của Nhà Cung Cấp Hàng
Hóa
i. HoaDonGiaoHang : Thông Tin về Hóa Đơn Giao Hàng.
k. ChiTietGiao : Thông Tin Chi Tiết Giao hàng
l. GioHang : Thông Tin về Giỏ Hàng
m. HoaDonNhapHang : Thông Tin về Hóa Đơn Nhập Hàng
n. ChiTietNhap : Thông Tin Chi Tiết Nhập Hàng .
o. LoaiHangHoa : Thông Tin về Loại Hàng Hóa .


18

3.2.1.1. Sơ đồ quan hệ giữa các bảng

Hình 3.1: Sơ đồ quan hệ giữa các bảng

3.2.2 Kết nối PHP với CSDL
3.2.2.1 Khai báo thông tin kết nối
Cơ sở dữ liệu chứa dữ liệu Website TMĐT 24h được đặt tên là “tmdt”.
Code khai báo thông tin dùng để kết nối tới cơ sở dữ liệu này. Trong đó:
$hostname: Tên domain hoặc địa chỉ host chứa database cần kết nối
$database: Tên cơ sở dữ liệu
$db_login: Tài khoản truy cập
$db_pass: Mật khẩu truy cập

19

3.2.3 Phần mềm quản trị website của công ty 24h
3.2.2.1 Giao diện đăng nhập phần mềm quản trị website
Giao diện đăng nhập phần mềm quản trị website TMĐT 24h gồm 2 thông
tin chính:
Tài khoản đăng nhập: Tài khoản đã được tạo và được phân quyền truy cập
website
Mật khẩu đăng nhập: Mật khẩu của tài khoản (trong quá trình đăng nhập
mật khẩu sẽ được mã hóa MD5 để tránh bị lộ thông tin)

Hình 3.2: giao diện đăng nhập hệ thống quản trị website TMĐT 24h

3.2.2.1 Giao diện quản trị tài khoản và phân quyền chức năng
Màn hình danh sách tài khoản sử dụng phần mềm có giao diện như hình

3.3, tại màn hình này có thể thực hiện các thao tác:
Tìm kiếm tài khoản, thêm mới tài khoản, cập nhật thông tin 1 tài khoản,
xóa một hoặc nhiều tài khoản

Hình 3.4: Giao diện quản trị tài khoản
20

Bảng 3.1: Báo cáo phân quyền ứng dụng


3.2.2.2 Giao diện quản trị hàng hóa
Màn hình quản trị hàng hóa và các thông tin liên quan được thiết kế thân
thiện với người sử dụng, tại các màn hình này người dùng có thể thực hiện các
thao tác: Tìm kiếm hàng hóa, thêm mới hàng hóa, cập nhật thông tin 1 hàng hóa,
xóa một hoặc nhiều hàng hóa…


Hình 3.8: Giao diện quản lý hàng hóa


21


Bảng 3.2: Báo cáo tồn kho theo ngành hàng

Bảng 3.3: Báo cáo tình hình thu chi


22


Bảng 3.4: Báo cáo tình hình doanh thu lỗ lãi


3.3 Kết luận chương
Ở chương này em đã giới thiệu về ứng dụng quản trị website TMĐT cụ
thể là website của công ty 24h. cũng như giới thiệu về CSDL dùng để quản trị
website, qua đó kết nối sử dụng ngôn ngữ PHP để kết nối và thao tác CSDL
website này, ngoài ra em cũng đã giới thiệu chi tiết một số giao diện chính dùng
để quản trị website 24h.

×