Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

hàng hóa sức lao động là hàng hóa đặc biệt.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.45 KB, 5 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Để tạo ra giá trị thặng dư ngày càng nhiều buộc các nhà tư bản phải tìm kiếm một
thứ hàng hóa. Bản thân chính hàng hóa đó có giá trị sử dụng đặc tính là nguồn
gốc sinh ra giá trị. Thứ hàng hóa đặc biệt đó chính là sức lao động mà các nhà tư
bản đã tìm thấy được trên thị trường. Việt Nam là nước có dân số vàng vì thế mà
thị trường Việt Nam rất năng động . Là điều kiện thuận lợi cho việc thu hút đầu tư
nước ngoài. Nên vấn đề thị trường lao động trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Việc tập trung nghiên cứu thị trường lao động này có ý nghĩa rât lớn cho việc
thúc tiến nên kinh tế phát triển theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

NỘI DUNG:
1.SỨC LAO ĐỘNG TRỞ THÀNH HÀNG HÓA.
I.1 Khái niệm:
Theo C.Mác, “ Sức lao động, đó là toàn bộ các thể lực và trí lực ở trong thân thể
một con người, trong nhân cách sinh động của con người, thể lực và trí lực mà
con người phải làm cho hoạt động để sản xuất ra những vật có ích”.
I.2 Điều kiện để sưc lao động trở thành hàng hóa:
Sức lao động trở thành yếu tố hàng đầu trong quá trình lao động sản xuất .
Nhưng không vì vai trò như thế mà sức lao động nào cũng trở thành hàng hóa.
Sức lao động chỉ trở thành hàng hóa khi đáp ứng đủ hai điều kiện sau:
• Điều kiện 1: người có sức lao động phải tự do về thân thể,làm chủ được sức
lao động của mình và có quyền bán sức lao động cua mình như một hàng hóa,
• Điều kiện 2: người có sức lao động tự do về thân thể. Nhưng mất tư liệu sản
xuất cần thiết hoặc các của cải vật chất khác. Muốn sống buộc họ phải bán sức
lao động của mình và trở thành người làm thuê.
Sự tồn tại song song của hai điều kiện trên là điều tiên quyết để sức lao động trở
thành hàng hóa.Sức lao động trở thành hành hóa là điều kiện quyết định để tiền
biến thành tư bản. Là nhân tố đánh dấu một bước ngoặt cách mạng với sự kết hợp
người lao động với tư liệu sản xuất . Là bước tiến lịch sử so với chế độ nô lệ và
chế độ phong kiến. Chính sự xuất hiện của hàng hóa sức lao động đã làm cho sản



xuất hàng hóa trở nên có tính chất phổ biến và báo hiệu cho sự ra đời của thời đại
mới trong lịch sử xã hội – thời đại của chủ nghĩa tư bản.
2. HAI THUỘC TÍNH CỦA HÀNG HÓA SỨC LAO ĐỘNG – HÀNG HÓA
ĐẶC BIỆT:
Hàng hóa sức lao động có hai thuộc tính: giá trị và giá trị sử dụng.
- Giá trị hàng hóa sức lao động do thời gian lao động xã hội cần thiết để sản
xuất và tái sản xuất sức lao động quy định. Nó được xác định bằng giá trị của
những tư liệu sinh hoạt về vật chất và tinh thần cần thiết để duy trì đời sống bình
thường của công nhân và gia đình anh ta, cộng với những phí tổn đào tạo để
người công nhân có một trình độ nhất định.
Giá trị hàng hóa sức lao động còn phụ thuộc vào ngành nghề và lĩnh vực làm việc
của công nhân trong nền kinh tế và phụ thuộc vào các yếu tố tinh thần, lịch sử.
Tức là ngoài nhu cầu vật chất người công nhân còn có nhu cầu về tinh thần , văn
hóa…Những nhu cầu đó còn phụ thuộc vào hoàn cảnh lịch sử của mỗi nước ở
từng thời kì, điều kiện địa lí, khí hậu của nước đó và mức độ thỏa mãn những nhu
cầu đó phần lớn phụ thuộc vào trình độ văn minh đã đạt ở mỗi nước.
Chính vì thế, lượng giá trị hàng hóa sức lao động do những bộ phận sau đây hợp
thành:
 Một là,giá trị những tư liệu sinh hoạt về vật chất và tinh thần cần thiết để tái
sản xuất sức lao động, duy trì đời sống của bản thân của người công nhân.
 Hai là, phí tổn đào tạo người công nhân.
 Ba là, giá trị những tư liệu sinh hoạt vật chất và tinh thần cần thiết cho con cái
người công nhân.
Giá trị hàng hóa sức lao động, cũng như của mọi hàng hóa khác, được quyết định
bởi số thời gian lao động cần thiết để sản xuất, do đó để tái sản xuất ra thứ sản
phẩm đặc biệt ấy. Vì sức lao động là một giá trị, cho nên bản thân nó chỉ đại biểu
cho một lao động xã hội trung bình nhất định đã vật hóa. Sức lao động chỉ tồn tại
như là một năng lực của con người sống. Muốn duy trì cuộc sống của bản thân
mình, một con người sống cần có một số tư liệu sinh hoạt nhất định. Như vậy,

thời gian lao động cần thiết để sản xuất ra sức lao động sẽ quy thành thời gian lao
động cần thiết để sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt ấy, hay nói một cách khác,


giá trị của sức lao động là giá trị của những tư liệu cần thiết để duy trì cuộc sống
của con người có sức lao động ấy.
- Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động, trước hết nó cũng thỏa mãn nhu
cầu nào đó của người mua, tức là tiêu dùng vào quá trình lao động.
Hàng hóa sức lao động có sự khác biệt so với hàng hóa thông thường ở chỗ:
1. Phương thức tồn tại gắn liền với con người,chứa đựng những yếu tố vật chất
lẫn tinh thần và kể cả lịch sử.
2. Được đo gián tiếp bằng giá trị của những tư liệu sinh hoạt cần thiết để tái sản
xuất ra lao động.
3. Hàng hóa sức lao động tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân nó, đó
chính là giá trị thặng dư .Đặc điểm này chính là chìa khóa để giải quyết muân
thuẫn trong công thức chung của tư bản.
4. Ở hàng hóa sức lao động người mua có quyền sử dụng nhưng không có quyền
sở hữu và người bán phải phục tùng người mua .Với hàng hóa thông thường
người bán và người mua hoàn toàn độc lập nhau.
5. Ngoài ra quan hệ buôn bán của nó cũng rất đặc biệt đó là sự mua bán chịu,
thường không ngang giá và có thòi hạn. Ngược so với hàng hóa kia là sự ngang
giá, mua đứt- bán đứt.
3. Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ:
3.1 Ý nghĩa lí luận:
Việc nghiên cứu hàng hóa sức lao động trong chủ nghĩa tư bản hết sức quan trọng
. Bởi vì hàng hóa sức lao động là hàng hóa đặc biệt cho nên cần phải phát huy tối
đa hiệu quả của nó. Đồng thời cần phải tránh đi sự lãng phí. Hàng hóa sức lao
động là hàng hóa tạo ra giá trị tăng lên là nguồn lợi lớn đối với tư bản.
Qua việc nghiên cứu ta thấy được sự bất bình đẳng trong mối quan hệ giữa tư sản
và vô sản. Tư sản ngày càng giàu có thì tầng lớp vô sản càng cơ cực, khốn khó.

Đẩy sự phận hóa giàu nghèo lên mức cực độ. Do sự vơ vét, bóc lột dã man từ các
nhà tư bản với điều kiện làm việc hết sức tăm tối, điều kiện đảm bảo cho lao động
không có.Mà chế độ tiền công thì nghèo nàn, “nhỏ giọt”. Đó là nguyên nhân dẫn
đến muân thuẫn giữa hai tầng lớp này ngày càng gay gắt.
3.2 Ý nghĩa thực tiễn:


Việc nghiên cứu hàng hóa sức lao động có ý nghĩa rất lớn đối với thực tiễn phát
triển kinh tế thị trường với định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.
Đảng và Nhà nước ta đã thừa nhận sức lao động là hàng hóa ( khi có đủ điều kiện
để trở thành hàng hóa). Vì thế mà việc xây dựng thị trường lao động trở nên tất
yếu. Phát triển nền kinh tế thị trường theo hướng xã hội chủ nghĩa là vấn đề cốt
lõi, trọng tâm của Đảng ta. Nền kinh tế ấy ở nước ta đòi hỏi cần có sự phát triển
đồng bộ các loại thị trường . Và nghị quyết Đại hội IX cũng nhấn mạnh phải tiếp
tục tạo lập đồng bộ các yếu tố thị trường. Thị trường lao động từ chỗ không tồn
tại đã bắt đầu hình thành và phát triển.
Thị trường sức lao động là thị trường mà trong đó các dịch vụ lao
động được mua bán thông qua một quá trình để xác định số lượng lao
động được sử dụng cũng như mức tiền công và tiền lương. Thị trường lao
động là một trong những loại thị trường cơ bản và có một vị trí đặc biệt
trong hệ thống các thị trường của nền kinh tế. Quá trình hình thành và
phát triển cũng như sự vận động của thị trường lao động có những đặc
điểm hết sức riêng biệt. Thị trường lao động cũng như các loại thị trường
khác tuân thủ theo những quy luật của thị trường như quy luật cung cầu,
quy luật giá trị và quy luật cạnh tranh. Điểm khác biệt lớn nhất ở đây là
do tính chất đặc biệt của hàng hoá sức lao động.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho thị trường sức lao động phát triển thì Đảng và Nhà
nước đã ban hành hệ thống các chính sách và cơ chế quản lí như sau:
Tại Đại hội lần thứ VIII của Đảng có nêu rõ: “ Khuyến khích mọi thành
phần kinh tế, mọi công nhân, mọi nhà đầu tư mở mang ngành nghề, tạo nhiều

việc cho người lao động.Mọi công nhân đều được tự do hành nghề, thuê
mướn nhân công theo pháp luật. Phát triển dịch vụ việc làm. Tiếp tục phân
bố lại dân cư và lao động trên địa bàn cả nước,tăng dân cư trên các địa bàn
có chiến lược về kinh tế, an ninh quốc phòng.Mở rộng kinh tế đối ngoại, đẩy
mạnh xuất khẩu. Giảm đáng kể tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm
ở nông thôn.” (Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, trang 114115).
Nhà nước từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật : Luật Đầu tư nước
ngoài, Luật đất đai,Luật doanh nghiệp, Luật khuyến khích đầu tư trong
nước…


Tiến hành cải tiến trong quản lí hành chính, hộ khẩu,hoàn thiện chính
sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, tiền tệ hóa thành tiền lương , tách chính
sách tiền lương, thu nhập khỏi chính sách xã hội đã góp phần làm tăng tính cơ
động của lao động.

KẾT LUẬN:
Sức lao động là hàng hóa đặc biệt . Cho nên cần có sự quan tâm , chú trọng
đến nó để có được sự phát triển vượt bậc. Muốn như thế thì cần phải có những
giải pháp tới ưu về cơ chế chính sách đi đôi với việc nâng cao chát lượng lao
động.
Tạo điều kiện thuận lợi cho mọi lao động được tự do buôn bán sức lao động,
tụ do di chuyển sức lao động giữa các vùng , các miền khác nhau… để phát huy
hết tiềm năng nguồn lao động của nước ta . Với mục đích xây dựng một thị
trường sôi nổi , năng động và có hiệu quả tác động tích cực đến sự phát triển kinh
tế.




×