VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC NINH
TRƯỜNG THPT THUẬN THÀNH SỐ 3
ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT HỌC SINH LẦN 1
NĂM HỌC 2014 -2015
Môn thi: Ngữ Văn 10
Thời gian làm bài: 120 phút; không kể thời gian
giao đề
(Ngày 11 tháng 8 năm 2014)
Câu 1: (2 điểm)
Cho bài ca dao sau:
Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
a. Tìm những biện pháp tu từ nghệ thuật được sử dụng trong bài ca trên? Tác dụng
của những biện pháp nghệ thuật đó?
b. Hãy nêu nội dung ý nghĩa của bài ca dao?
Câu 2: (3 điểm)
"Gạo đem vào giã bao đau đớn
Gạo giã xong rồi trắng tựa bông
Sống ở trên đời người cũng vậy
Gian nan rèn luyện ắt thành công".
(Nghe tiếng giã gạo - Nhật kí trong tù - Hồ Chí Minh)
Từ ý nghĩa nội dung của bài thơ trên, anh (chị) hãy viết bài văn (từ 400 – 600 chữ)
bàn về ý chí và nghị lực của thanh niên Việt Nam hiện nay.
Câu 3: (5 điểm)
Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước,
Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen
Ngoài rèm thước chẳng mách tin
Trong rèm,dường đã có đèn biết chăng?
Đèn có biết dường bằng chẳng biết,
Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.
Buồn rầu nói chẳng nên lời,
Hoa đèn kia với bóng người khá thương...
(Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ - Chinh phụ ngâm - Đặng Trần Côn & Đoàn Thị
Điểm)
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
Hướng dẫn chấm
Câu 1 (2 điểm)
a. Các biện pháp tu từ nghệ thuât: So sánh, đối, điệp từ ... (0,5đ)
Tác dụng: Nhấn mạnh ý, tăng tính biểu cảm, tính hình tượng, phép đối tạo nên sự cân
đối hài hòa giữa các vế và các câu. (0,5đ)
b. Nội dung ý nghĩa: Bài ca dao ca ngợi công lao to lớn của cha mẹ đối với con đồng
thời nhắc nhở con phải ghi nhớ và đền đáp ơn sinh thành nuôi dưỡng, nghĩa là phải hiếu
thuận với cha mẹ - đó là đạo làm con. (1,0đ)
Câu 2: (3 điểm)
* Yêu cầu về kĩ năng:
- Nắm vững phương pháp làm bài văn nghị luận xã hội
- Hiểu ý nghĩa của bài thơ,đi sâu bàn về ý chí nghị lực của con người
- Có dẫn chứng cụ thể
* Yêu cầu kiến thức:
a. Giải thích nghĩa đen và nghĩa bóng của bài thơ: Nghe tiếng giã gạo (1,0đ)
- Gạo đem vào giã phải trải qua nhiều đau đớn, nhưng khi giã xong rồi gạo trắng tựa
bông; cũng giống như con người trong cuộc sống phải trải qua quá trình gian nan rèn
luyện mới có được thành công
- Bài thơ khẳng định muốn thành công con người phải trải qua quá trình rèn luyện
gian nan. Trong quá trình đó con người cần có ý chí và nghị lực.
b. Giải thích và bàn luận về ý chí và nghị lực của con người nói chung, thanh niên nói
riêng. (1,0đ)
- Ý chí và nghị lực của con người nói chung, thanh niên nói riêng là lòng quyết tâm
vượt qua những khó khăn và trở ngại trong cuộc sống.
- Ý chí và nghị lực có tác dụng lớn lao: Khích lệ tinh thần, tiếp thêm sức mạnh, củng
cố niềm tin..
c. Bài học rút ra và liên hệ bản thân (1,0đ)
Ca ngợi, tuyên dương những tấm gương vượt khó, phê phán những người sống thiếu ý
chí và nghị lực. Tuy nhiên muốn thành công ngoài ý chí và nghị lực ta cần có thêm những
yếu tố chủ quan và khách quan khác.
Câu 3: (5 điểm)
* Yêu cầu chung: Học sinh có kĩ năng viết một bài văn nghị luận cho một đoạn thơ
Cảm nhận được những kiến thức cơ bản của đoạn trích
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
* Yêu cầu cụ thể:
- Giới thiệu vài nét về tác giả, dịch giả, tác phẩm và đoạn trích (0.5đ)
- Học sinh cảm nhận được nỗi cô đơn, lẻ bóng, tâm trạng buồn rầu của người chinh
phụ: Biểu hiện (3,0đ)
+ Qua hành động lặp đi lặp lại, một mình dạo hiên vắng, buông, cuốn rèm nhiều lần,
mong tin vui mà "ngoài rèm thước chẳng mách tin" tất cả đều vô vọng, hành động đó cho
thấy sự tù túng bế tắc của người chinh phụ
+ Qua sự đối bóng của người chinh phụ với ngọn đèn khuya, để rồi cũng chỉ là "Một
mình mình biết, một mình mình hay". Tả ngọn đèn chính là tả không gian mênh mông và
sự cô đơn của con người
- Những đặc sắc về nghệ thuật: Tả cảnh ngụ tình, miêu tả tinh tế nội tâm nhân vật,
hình ảnh biểu tượng.... (1,0đ)
- Qua cảm nhận đoạn trích học sinh có thể rút ra ý nghĩa: Tám câu thơ đầu cho thấy
nỗi cô đơn lẻ bóng của người chinh phụ khi có chồng đi chinh chiến, đoạn thơ nói riêng
và tác phẩm nói chung là tiếng nói tố cáo chiến tranh phong kiến và đề cao khát vọng
hạnh phúc lứa đôi. (0.5đ)