Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Đề tài: Vệ sinh an toàn thực phẩm hàng quán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.32 KB, 13 trang )

Giao tiếp thuyết trình
Đề tài: Vệ sinh an toàn thực phẩm hàng quán
Phần 1: Mở đầu (Lê Phương Thảo)
Hiện nay có rất nhiều vấn đề nổi cộm đang được dư luận và công chúng quan tâm như: An toàn giao
thông, thảm họa hàng không, bạo lực học đường hay việc chặt hàng loạt cây xanh tại Hà Nội….
Nhưng có 1 vấn đề mà chúng ta luôn quan tâm, lo lắng mỗi ngày đó là vệ sinh an toàn thực phẩm.
Theo thống kê, mỗi năm ở Việt Nam có chừng 250-500 vụ ngộ độc thực phẩm với 7.000-10.000 nạn
nhân và 100-200 ca tử vong. Nhà nước cũng phải chi trên 3 tỉ đồng cho việc điều trị, xét nghiệm và
điều tra tìm nguyên nhân. Tiền thuốc men và viện phí cho mỗi nạn nhân ngộ độc do vi sinh vật tốn
chừng 300.000-500.000 đồng, các ngộ độc do hóa chất (thuốc trừ sâu, phẩm màu…) từ 3-5 triệu
đồng. Nhưng các chi phí do bệnh viện phải chịu còn lớn hơn nhiều. Những con số trên cho chúng ta
thấy vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay ở nước ta đang là vẫn đề xã hội gây bức xúc và cần
được giải quyết.
Thực phẩm là 1 trong những nhu cầu thiết yếu cho sự tồn tại của con người. Đảm bảo vệ sinh an
toàn thực phẩm là vấn đề luôn được mọi người đặc biệt quan tâm. Vậy VSATTP là gì?


Thực phẩm: là những thức ăn, đồ uống của con người dưới dạng tươi sống hoặc đã qua sơ chế,
chế biến; bao gồm cả đồ uống, nhai ngậm và các chất đã được sử dụng trong sản xuất, chế biến
thực phẩm.








Vệ sinh thực phẩm: là mọi điều kiện và biện pháp cần thiết để đảm bảo sự an toàn và phù hợp
của thực phẩm ở mọi khâu thuộc chu trình thực phẩm.
An toàn thực phẩm: là sự bảo đảm thực phẩm không gây hại cho người tiêu dùng khi nó được


chuẩn bị và/hoặc ăn theo mục đích sử dụng.
Định nghĩa vệ sinh an toàn thực phẩm: vệ sinh an toàn thực phẩm là tất cả điều kiện, biện
pháp cần thiết từ khâu sản xuất, chế biến, bảo quản, phân phối, vận chuyển cũng như sử dụng
nhằm bảo đảm cho thực phẩm sạch sẽ, an toàn, không gây hại cho sức khỏe, tính mạng người tiêu
dùng. Vì vậy, vệ sinh an toàn thực phẩm là công việc đòi hỏi sự tham gia của nhiều ngành, nhiều
khâu có liên quan đến thực phẩm như nông nghiệp, thú y, cơ sở chế biến thực phẩm, y tế, người
tiêu dùng.

Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về vệ sinh an toàn thực phẩm tại các quán ăn.

Phần 2: Thực trạng hiện nay (Phạm Trung Hiếu)
Bên cạnh những lợi ích mà thức ăn hàng quán mang lại cũng đồng nghĩa với nhiều nguy cơ không
đảm bảo cho sức khỏe người tiêu dùng, nhất là ở các hàng quán nhỏ lẻ tự phát thì nguy cơ mất vệ
sinh an toàn thực phẩm càng cao.
Điều đáng nói ở đây là, có rất nhiều các hàng quán mọc lên san sát nhau, từ vỉa hè, trong chợ, các
bến tàu xe cho đến trước cửa các trường học, các đơn vị cơ quan, bệnh viện,….Nhưng không phải tất
cả đều nằm trong vòng kiểm soát của các cơ quan chức năng.


Theo thống kê, tại Hà Nội có trên 26.000 cơ sở, dịch vụ ăn uống hàng quán, hè phố nhưng trên
16.000 cơ sở nằm ngoài tầm kiểm soát. Hay trên quận Ba Đình có 233 cơ sở được cấp giấy chứng
nhận đăng kí kinh doanh nhưng chỉ có 35 cơ sở có giấy chứng nhận VSATTP.
Ngoài việc nằm ngoài sự quản lí của các cơ quan chức năng, thì việc giữ vệ sinh ATTP tại các quán
ăn đều rất kém.
Theo một Điều tra Bộ Y tế Việt Nam về thức ăn đường phố tại 11 địa phương thì hầu hết bàn tay của
người kinh doanh, chế biến thức ăn đường phố đều bị nhiễm vi khuẩn E.coli như Hà Nội là, Sài
Gòn, Đà Nẵng, các thực phẩm, thức ăn cho dù đã được nấu chín nhưng qua kiểm tra vẫn phát ra
nhiều vi khuẩn gây bệnh nguy hại. Tại Nam Định, 100% mẫu các loại giò, chả, nem chua, lòng
heo chín có vi khuẩn E.coli, còn tại Thành phố Hồ Chí Minh là 90% bị nhiễm E.Coli, ngoài ra mặt
hàng kem bán tại các cổng trường học ở đây cũng nhiễm tới 96% có vi khuẩn gây bệnh tiêu hóa.

Theo một Điều tra Bộ Y tế Việt Nam về thức ăn đường phố tại 11 địa phương thì hầu hết bàn tay của
người kinh doanh, chế biến thức ăn đường phố đều bị nhiễm vi khuẩn E.coli như Hà Nội là, Sài
Gòn, Đà Nẵng, các thực phẩm, thức ăn cho dù đã được nấu chín nhưng qua kiểm tra vẫn phát ra
nhiều vi khuẩn gây bệnh nguy hại. Tại Nam Định, 100% mẫu các loại giò, chả, nem chua, lòng
heo chín có vi khuẩn E.coli, còn tại Thành phố Hồ Chí Minh là 90% bị nhiễm E.Coli, ngoài ra mặt
hàng kem bán tại các cổng trường học ở đây cũng nhiễm tới 96% có vi khuẩn gây bệnh tiêu hóa.
Đặc biệt là trong khâu sử dụng các nguyên liệu và chế biến.
Trong những năm gần đây, nền kinh tế của nước ta chuyển sang cơ chế thị trường. Các loại thực
phẩm sản xuất, chế biến trong nước và nước ngoài nhập vào nước ta ngày càng nhiều chủng loại.
Việc sử dụng các chất phụ gia trong sản xuất trở lên phổ biến. Các loại phẩm màu, đường hóa học
đang bị lạm dụng trong chế biến các loại hoa quả, nước ngọt hay thức ăn sẵn như thịt quay, giò
chả….


Hầu hết các quán ăn hiện nay đều sử dụng các loại rau củ có chứa hóa chất bảo quản thực vật, thịt
chưa đc qua kiểm duyệt thú y, các loại thịt đc tẩm hàn the (để giữ thịt tươi lâu). Hay các loại thịt
được bơm nước để tăng trọng lượng. Trong quá trình chế biến, các chủ hàng thường dùng các loại
dầu mỡ, tương ớt 3 Không: Không nhãn mác, Không nguồn gốc, Không hạn sử dụng.
Đặc biệt là dầu mỡ, chúng được làm từ các cơ sở sản xuất tự phát với 1 thứ công nghệ kinh người:
Các loại mỡ lợn đã thối sẽ được ngâm trong thuốc tẩy để làm sạch và làm trắng. Hoặc không cần
làm sạch mà được cho thẳng vào những chiếc chảo lớn đen ngòm, bẩn thỉu bắc trên bếp. “Chiên đến
khi thấy thấy tóp mỡ cháy đen thì thôi, đổ lẫn nhiều loại mỡ vào nên khó mà nhận ra được mỡ bẩn
hay mỡ sạch”. Chỉ 10 phút sau chảo mỡ sôi ùng ục và mùi khét lẹt lờm lợm bay ra. Sau đó mỡ sẽ
được múc ra 1 cái thùng phuy đã gỉ ngoèn, cáu bẩn, ruồi nhặng nổi lềnh phềnh bên trong. Những
thùng phuy mỡ sau khi để nguội sẽ được các chủ cơ sở nấu mỡ đóng vào can loại 20 - 30 lít, sau đó
vận chuyển đi tiêu thụ. Những loại mỡ này chỉ có giá từ 10.000-15.000 đồng/1 lít.
Hay theo như điều tra của 1 phóng viên, quá trình sản xuất bì lợn cũng tương tự như vậy. “quá trình
làm bì lợn tại thôn Bình Lương cũng hãi hùng không kém. 16h chiều 12/11, cơ sở sản xuất bì lợn của
ông chủ cơ sở tên T đón hai xe ba gác chở da lợn, mỡ lợn vào nhập hàng. Sau khi lọc mỡ, toàn bộ
phần da lợn được vứt thành đống giữa sân nền gạch nhớp nháp, lông, đất, phân lẫn lộn với nhau.

Những người làm tại nhà ông T vô tư đi ủng dẫm đạp lên đống bì lợn rồi dùng xẻng xúc toàn bộ da
lợn ngâm vào một chậu nước sủi bọt. “Da lợn vận chuyển từ nơi khác về đã bị thối, nhợt nhạt nên
phải ngâm oxy già để tẩy rửa”, một người làm tại cơ sở chế biến bì lợn của ông T tiết lộ. Xe bì lợn
này vừa ngâm thuốc tẩy rửa xong, một chiếc xe ba gác khác đã đánh vào tận ngõ giao hàng. Thấy
hàng có vấn đề, bà T nói như bắt chẹt: “Hôi quá, chắc lợn chết, bớt đi”. Sau khi 4 bao tải đựng da,
mỡ lợn thả xuống sân, ông T hối người làm: “Tẩy đi rồi lọc!”.
Ngay lập tức, hai người phụ nữ làm cùng đổ cả 4 bao tải vào hai chậu nước ngay bên cạnh để ngâm,
khoảng 40 phút sau, họ vớt da ra, dội qua nước lạnh rồi trụng vào nước sôi. “Hôi quá, tẩy rồi mà vẫn
không ngửi được”, một phụ nữ làm tại đây nói.


Chỉ tính riêng trong một buổi chiều 13/11, cơ sở ông T đã tẩy rửa và chế biến khoảng 7 tạ da thành
bì lợn. Sau khi ngâm tẩy, những miếng da lợn được xếp phơi ngay ngoài đường, mặc cho bụi bặm
bay vào.
“Cả làng này bây giờ họ làm bẩn lắm, chú không tin cứ vào tận nơi mà xem, họ làm công khai chứ
có ai giấu giếm gì đâu. Trước làm xong bì lợn cứ đen sì, nay có thuốc tẩy rửa nên miếng nào trắng
tinh miếng ấy”, một người dân địa phương cho biết.
Ngoài ra, hiện nay trên thị trường còn suất hiện cả đồ ăn giả như trứng gà, miến, mực khô, mứt trái
cây làm bằng cao su hay ruốc làm từ bã sắn dây, thạch dừa làm từ ni-long…. Tất cả những đồ ăn trên
đều gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người.
Các hàng, quán ăn hiện nay hầu như đều chưa đáp ứng được quy định về Cấp giấy chứng nhận cơ sở
đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống. Các quy định này nhằm
đảm bảo khâu sơ chế, chế biến thực phẩm phải đúng các tiêu chuẩn VSATTP, đảm bảo chất lượng
phục vụ và sức khỏe cho khách hàng đến ăn:
1. Có khu nhà bếp, nấu nướng chế biến thực phẩm và khu ăn uống của khách riêng biệt
2. Nguồn cung cấp thực phẩm phải có xuất sứ cụ thể và an toàn
3. Cơ sở chế biến, thiết bị dụng cụ phải đảm bảo các yêu cầu vệ sinh theo quy định chung
4. Nhân viên phục vụ phải được khám sức khỏe, cấy phân định kì ít nhất 1 năm 1 lần, có giấy
chứng nhận đã được tập huấn kiến thức về VSATTP và đảm bảo thực hành tốt vệ sinh cá nhân.
5. Phòng ăn, bàn ghế phải được thường xuyên giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, có đủ nước vệ sinh và bồn

rủa tay, có tủ lưu nghiệm thức ăn trong 24h.


Tất cả những vấn đề nêu trên đã tác động tiêu cực và gây tâm lý hoang mang, lo lắng cho người tiêu
dùng. Vậy câu hỏi cần đặt ra, nguyên nhân của thực trạng mất an toàn vệ sinh thực phẩm là do đâu?

Phần 3: Nguyên nhân (Nguyễn Cao Thăng)
Nguyên nhân chính gây ra mất vệ sinh mất vệ sinh an toàn thực phẩm đường phố là do : người bán
còn thiếu kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm, các vật dụng dụng họ sử dụng như dao, kéo,bát
đũa.... đều không đảm bảo vệ sinh. các bạn có thể đi ăn các hàng quán ven đường ở hà nội mọi
người sẽ để ý thấy đằng sau nơi họ chế biến thực phẩm để bán cho chúng ta là những chồng bát đũa
chưa rửa cộng thêm đó chỉ có vài chậu rửa bát, không đủ lượng nước để rửa sạch hàng chồng bát
mà mọi người đã sử dụng.
Bên cạnh đó. vì hám lợi nhuận mà người bán hàng tìm mua nguyên liệu thực phẩm giá rẻ, không rõ
nguồn gốc có thể không đảm bảo chất lượng thêm vào đó là vận chuyển và bảo quản nguyên liệu
tươi sống không đúng cách nên làm nguyên liệu ô nhiễm thêm.
Nguyên nhân gây ra mất vệ sinh an toàn thực phẩm không chỉ có thế mà còn liên quan tới cả cách
chế biến, điều kiện môi trường xung quanh,cách bảo quản. điển hình như sử dụng phẩm màu, phụ
gia không đúng cách, thức ăn nấu chưa kỹ. đồ đã được chế biến thì không bảo quản cẩn thận và môi
trường xung quanh thì một số nơi ẩm ướt, chật hẹp sát cống rãnh, nhiều bụi bặm ruồi muỗi, thực
phẩm chế biến xong không được che đậy cẩn thận mà được bày bán ngay sát lòng đường và chưa


được kiểm soát chất lượng vệ sinh thực phẩm. một số nơi còn giữ lại hàng tồn sau đó bảo quản qua
loa hôm sau tiếp tục bày bán để kiếm lời mà không nghĩ cho sức khỏe của khách hàng.
Dùng chung dao, thớt hoặc để chung thực phẩm sống với thực phẩm chín.
Dùng khăn bẩn để lau dụng cụ ăn uống
Bàn chế biến thực phẩm, bàn ăn nhiễm bẩn, không rửa tay trước khi chế biến thực phẩm
Người chế biến thực phẩm đang bị bệnh: Ho, sốt, tiêu chảy, nhiễm trùng ngoài da…..


Phần 4: Hậu quả (Nguyễn Quang Huy)
Do không đảm bảo vệ sinh, sử dụng dầu ăn bẩn, tương ớt giá rẻ chắc chắn phải tiềm ẩn nhiều nguy
cơ gây hại sức khỏe.
Ăn thức ăn đường phố có thể bị tiêu chảy, bệnh tả, thương hàn, nhiễm giun, ngộ độc thực phẩm do
không đảm bảo vệ sinh.
Đồ chiên nhiều dầu mỡ có thể gây béo phì, các bệnh về tim mạch, huyết áp.
Các chất phụ gia, tạo màu sử dụng trong dầu bẩn, tương ớt giá rẻ có thể gây nhiều bệnh nguy hiểm,
tích tụ lại có thể gây ung thư, hại gan thận.
Ăn đồ ăn nhanh vỉa hè có thể là đã là thói quen của nhiều người. Nhưng trước những cảnh báo nguy
hại khi dầu ăn bẩn, tương ớt giá rẻ bị phanh phui, những loại đồ ăn thường không thể thiếu dầu ăn và
tương ớt như xúc xích, lạp xườn, nem chua, phô mai, các loại bánh khoai, bánh chuối… cần phải
được loại bỏ ngay khỏi danh sách thực phẩm để đảm bảo sức khỏe.
Việc bảo quản lương thực, thực phẩm không đúng quy cách tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm mốc
phát triển đã dẫn đến các vụ ngộ độc thực phẩm, các bệnh về đường ruột và tiêu hóa.
Đặc biệt do tích lũy các chất độc hại từ môi trường và thực phẩm hàng ngày vào cơ thể nên dễ dẫn
đến nguy cơ mắc các bệnh về ung thư, tim mạch,….


Về lâu dài, thực phẩm không những có tác động thường xuyên đến sức khỏe mỗi con người mà còn
ảnh hương lâu dài đến nòi giống dân tộc. Sử dụng các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh trước mắt
có thể bị ngộ độc cấp tính với các triệu chứng ồ ạt, dễ nhận thấy, nhưng vấn đề nguy hiểm hơn nữa
là sự tích lũy dần các chất độc hại ở một số cơ quan trong cơ thể sau một thời gian mới phát bệnh
hoặc có thể gây các dị tật, dị dạng cho thế hệ mai sau. Những ảnh hưởng tới sức khỏe đó phụ thuộc
vào các tác nhân gây bệnh. Những trẻ suy dinh dưỡng, người già, người ốm càng nhạy cảm với các
bệnh do thực phẩm không an toàn nên càng có nguy cơ suy dinh dưỡng và bệnh tật nhiều hơn.
Những thiệt hại khi không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm gây nên nhiều hậu quả khác nhau, từ
bệnh cấp tính, mạn tính đến tử vong. Thiệt hại chính do các bệnh gây ra từ thực phẩm đối với cá
nhân là chi phí khám bệnh, phục hồi sức khỏe, chi phí do phải chăm sóc người bệnh, sự mất thu
nhập do phải nghỉ làm … Đối với nhà sản xuất, đó là những chi phí do phải thu hồi, lưu giữ sản
phẩm, hủy hoặc loại bỏ sản phẩm, những thiệt hại do mất lợi nhuận do thông tin quảng cáo … và

thiệt hại lớn nhất là mất lòng tin của người tiêu dùng. Ngoài ra còn có các thiệt hại khác như phải
điều tra, khảo sát, phân tích, kiểm tra độc hại, giải quyết hậu quả …
Một số ví dụ:
1. Trái cây dầm
Trái cây dầm có thể được xem là món tráng miệng cực kỳ ưa thích của giới trẻ, nhất là trong những
ngày tiết trời oi bức. Nhưng sự thực là một số loại quả như xoài, cóc, thơm... có chứa lượng axit rất
lớn nên có thể gây dư thừa axit nếu bạn ăn nhiều. Đó là chưa kể trong quá trình chế biến, người bán
sử dụng siro, sữa, ớt bột... không rõ nguồn gốc trộn chung để tăng hương vị đậm đà cho món ăn
nhưng lại không tốt cho sức khỏe. Bạn có thể bị đau bụng, khó tiêu, thậm chí là ngộ độc thực phẩm.
2. Phô mai que
Phô mai que một thời là món ăn đường phố gây “sốt” vì vị lạ miệng và giá rẻ vô cùng. Nhưng ẩn
chứa đằng sau những que phô mai chiên vàng rụm là những nguy hại khôn lường vì hầu hết bột phô
mai đang bán trên thị trường đều không hề được kiểm định, là hàng nhập từ Trung Quốc, kèm theo
đó là hàng loạt hóa chất tạo mùi thơm, tạo màu vàng chanh và độ dẻo. Những nguyên liệu này khi


chiên ngập trong dầu ăn được tái sử dụng nhiều lần thì độ nguy hiểm càng tăng cao, bạn có thể bị
ung thư hoặc tổn thương hệ thần kinh nghiêm trọng.
3. Xúc xích
Xúc xích là món ăn chế biến sẵn, được bày bán khắp nơi nhất là ở cạnh trường học, khu chợ...và
được rất nhiều người ưa chuộng nhưng có mấy ai biết được những nguy hiểm rình rập đằng sau món
ăn hấp dẫn này?
Nhiều người bán vì ham lợi nhuận đã dùng thịt ôi thiu chế biến xúc xích, bạn không biết ăn vào thì
nguy cơ ngộ độc thực phẩm là rất lớn. Bên cạnh đó, trong xúc xích đều chứa nitrat và nitrit, là các
loại chất có trong thịt chế biến để bảo quản màu sắc và hương vị thì đều có liên kết với các loại ung
thư, gây thiếu máu, thậm chí tử vong cho người dùng.
4. Ốc vỉa hè
Ốc vỉa hè luôn là món ăn hấp dẫn với các teen nhà mình vì sự đa dạng, giá cả hợp túi tiền và có thể
vừa ngồi ăn vừa tám chuyện thoải mái. Nhưng chính v́ sự cẩu thả trong khâu vệ sinh ốc trước khi
nấu rồi cách chế biến một cách vội vàng trên vỉa hè của người bán, món ốc sẽ không đảm bảo được

độ an toàn vệ sinh thực phẩm. Bạn có thể bị viêm màng não do giun A.cantonensis, các loại giun sán
khác vô cùng nguy hiểm mà nguyên nhân là do ăn ốc không được nấu – nướng chín kỹ.
5. Bánh tráng trộn
Dù là món ăn vặt được ưa thích vì mang lại cảm giác ngon miệng, kích thích sự thèm ăn... nhưng
bánh tráng trộn vẫn ẩn chứa rất nhiều nguy cơ không tốt cho sức khỏe.
Vì giá bán rẻ, trung bình 10K/bịch nên các nguyên liệu như tôm, muối, khô bò, xoài xanh, trứng
cút... để trộn bánh tráng có khả năng là hàng trôi nổi, không rõ nguồn gốc và xuất xứ, có thể gây ngộ
độc thực phẩm, nôn ói, nhức đầu. Chưa kể, các nguyên liệu làm bánh tráng đều được phơi ngoài
đường hoặc được sản xuất qua loa, tay người bán bẩn bọc trong túi nilong được dùng nhiều lần để
trộn bánh tráng nên các loại giun đũa có thể thâm nhập vào món ăn. Tốt nhất, bạn hãy tự mua
nguyên liệu và trộn bánh tráng tại nhà để tránh nguy cơ bệnh tật.
6. Chân gà nướng


Chân gà nướng vỉa hè là món ăn khoái khẩu của nhiều thực khách nhưng lại tiềm ẩn nhiều bệnh tật
vì chân gà thường được tẩm hóa chất hoặc bị nhiễm khuẩn. Bên cạnh đó, các dụng cụ để nướng,
người ướp chân gà không đảm bảo vệ sinh nên cũng khiến món ăn này trở nên đáng sợ, có thể gây
hại cho hệ tiêu hóa, ung thư phổi, đại tràng, ruột và gan. Không ngoa khi nói rằng ăn chân gà nướng
vỉa hè mà không biết rõ nguồn gốc chân gà, quá trình ướp tẩm...thì chẳng khác nào chúng ta đang
“nhậu” hóa chất, tự rước họa vào thân lúc nào không biết.

Phần 5: Thách thức và Giải pháp (Dương Văn Cương)
Những thách thức


Sự bùng nổ dân số cùng với đô thị hóa nhanh dẫn đến thay đổi thói quen ăn uống của nhân
dân, thúc đẩy phát triển dịch vụ ăn uống trên hè phố tràn lan, khó có thể đảm bảo vệ sinh an toàn
thực phẩm. Thực phẩm chế biến ngày càng nhiều, các bếp ăn tập thể gia tăng … là nguy cơ dẩn
đến hàng loạt vụ ngộ độc.
Bên cạnh đó, sự gia tăng nhanh dân số còn làm khan hiếm tài nguyên thiên nhiên, trong đó nguồn

nước sạch sử dụng cho sinh hoạt và ăn
uống thiếu cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc bảo
đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.



Ô nhiễm môi trường: sự phát triển của các ngành công nghiệp dẩn đến môi trường ngày càng
bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến vật nuôi và cây trồng. Mức độ thực phẩm bị nhiễm bẩn tăng lên, đặc
biệt là các vật nuôi trong ao hồ có chứa nước thải công nghiệp, lượng tồn dư một số kim loại nặng
ở các vật nuôi cao.




Sự phát triển của khoa học công nghệ: việc ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật mới
trong chăn nuôi, trồng trọt, sản xuất, chế biến thực phẩm làm cho nguy cơ thực phẩm bị nhiễm
bẩn ngày càng tăng do lượng tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất bảo quản trong rau, quả; tồn
dư thuốc thú y trong thịt, thực phẩm sử dụng công nghệ gen, sử dụng nhiều hóa chất độc hại, phụ
gia không cho phép, cũng như nhiều quy trình không đảm bảo vệ sinh gây khó khăn cho công tác
quản lý, kiểm soát.

Giải Pháp:
Trước mắt, thực phẩm là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho sự phát triển của cơ thể, đảm bảo sức
khỏe con người nhưng đồng thời cũng là nguồn có thể gây bệnh nếu không đảm bảo vệ sinh. Không
có thực phẩm nào được coi là có giá trị dinh dưỡng nếu nó không đảm bảo vệ sinh. Thế nhưng thực
phẩm cũng là nguồn truyền bệnh nguy hiểm, cũng có thể gây chết người nếu như không đảm bảo vệ
sinh và an toàn.
Chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của mỗi con người, đến sức
khoẻ cộng đồng và lâu dài ảnh hưởng đến giống nòi dân tộc, nên vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm
(ATVSTP) là vấn đề phức tạp, đặc biệt nhạy cảm, liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp và toàn xã

hội. Chính vì vậy việc đảm bảo ATVSTP trên thế giới nói chung và đất nước ta nói riêng là một vấn
đề hết sức bức xúc hiện nay.
Từ thực trạng và nguyên nhân nêu trên, để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước chuyên
ngành vệ sinh an toàn thực phẩm, để vấn đề chất lượng ATVSTP không còn là nỗi lo của cộng đồng
và xã hội, đảm bảo sức khoẻ cho người tiêu dùng, duy trì và phát triển nòi giống dân tộc Việt Nam
bền vững, cần có những giải pháp cụ thể như sau:
- Các cấp cần thành lập một lực lượng quản lý chuyên ngành ATVSTP đủ quyền lực để giải quyết
đến mức cao nhất những vi phạm về ATVSTP; Nâng cao chế tài xử phạt với những người, những cơ
sở vi phạm ATVSTP cố ý, tái phạm, kết hợp tịch thu tài sản, phương tiện vi phạm; Hoàn thiện hệ


thống văn bản quy phạm pháp luật về ATVSTP để Luật An toàn thực phẩm thực sự đi vào cuộc sống
của người dân;
- Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngành Công thương tăng cường quản lý việc sử dụng
các thuốc, hoá chất dùng trong nuôi trồng, thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật…
nhằm ngăn chặn ô nhiễm thực phẩm trong sản xuất nông, ngư nghiệp; nghiên cứu và phổ biến công
nghệ sản xuất, sau thu hoạch.
- Ngành Y tế cần có biện pháp quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm chặt chẽ hơn nhằm giảm thiểu ô
nhiễm trong sản xuất, chế biến, dịch vụ ăn uống, hạn chế đến mức thấp nhất ngộ độc thực phẩm và
các bệnh truyền qua thực phẩm; tăng cường năng lực kiểm nghiệm chất lượng ATVSTP; xây dựng
hệ thống giám sát ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm, đảm bảo vệ sinh an toàn
thức ăn đường phố.
- Có chế độ ưu đãi, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho lực lượng thanh tra chuyên ngành vệ sinh an
toàn thực phẩm để tạo sự tự tin, nhạy bén, bản lĩnh, sáng tạo trong thực thi nhiệm vụ, góp phần xây
dựng lực lượng thanh tra ngày càng phát triển vững mạnh.
- Nâng cao hơn nữa cộng đồng trách nhiệm giữa các cấp, các ngành và của toàn xã hội trong công
tác quản lý nhà nước về ATVSTP nhằm đảm bảo sức khỏe cho con người và cho toàn xã hội; có sự
phối hợp đồng bộ giữa các ngành chức năng và đảm bảo đủ kinh phí hoạt động nhằm thực hiện công
tác thanh tra thường xuyên, liên tục, góp phần quản lý nhà nước về ATVSTP được chặt chẽ hơn,
hiệu quả hơn.



- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục hơn nữa đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế
biến thực phẩm và người tiêu dùng nhằm nâng cao ý thức chấp hành các quy định của pháp luật về
ATVSTP và ý thức trong việc chọn lựa thực phẩm an toàn.
Tóm lại, vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm là 1 vấn đề hết sức nhạy cảm vì vậy mỗi người chúng
ta cần phải bảo vệ chính bản thân mình trước ,trước khi nó xảy ra quá gần đến vs mình



×