Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

tiểu luận cao học ton giao thực trạng nhận thức về vị trí và vai trò của phụ nữ trong phật giáo của người dân nông thôn hưng yên hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.85 MB, 33 trang )

MỤC LỤC

1


I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Xã hội ngày càng phát triển nhu cầu về tâm linh của con người càng lớn chính
vì vậy đó là điều kiện để các tôn giáo phát triển trong đó có Phật giáo. Phật
giáo được Thích Ca Mâu Ni (Shakyamuni) truyền giảng ở miền bắc Ấn Độ vào thế
kỷ 6 TCN. Được truyền bá trong khoảng thời gian 49 năm khi Phật còn tại thế ra
nhiều nơi đến nhiều chủng tộc nên lịch sử phát triển của đạo Phật khá đa dạng về
các bộ phái cũng như các nghi thức hay phương pháp tu học. Ngay từ buổi đầu,
Bổn Sư Thích Ca, người sáng lập đạo Phật, đã tổ chức được một giáo hội với các
giới luật chặt chẽ. Nhờ vào sự uyển chuyển của giáo pháp, đạo Phật có thể thích
nghi với nhiều hoàn cảnh xã hội, nhiều dạng người, nhiều tập tục ở các thời kỳ
khác nhau, và do đó ngày nay Phật giáo vẫn tiếp tục tồn tại và ngày càng phát triển
rộng rãi trên toàn thế giới ngay cả trong các nước có nền khoa học tiên tiến
như Hoa Kỳ và Tây Âu. Phật giáo truyền vào Việt Nam rất sớm. Một số sách sử
ghi rằng nơi đầu tiên là Luy Lâu (Bắc Ninh) vào cuối thế kỷ thứ hai. Phật giáo vào
Việt Nam bằng hai con đường: đường thủy thông qua việc buôn bán với thương
gia Ấn Độ và đường bộ qua sự giao lưu văn hóa với Trung Quốc. Đạo Phật đến với
Việt Nam thông qua con đường hòa bình, mặt khác giáo lý của Phật giáo chuyển
tải tư tưởng bình đẳng, bác ái, cứu khổ, cứu nạn.... gần gũi tín ngưỡng, văn hóa
Việt Nam nên được các cư dân Việt Nam dễ dàng chấp nhận. Trải qua gần 2000
năm tồn tại, Phật giáo lúc thịnh lúc suy và trải qua nhiều bước thăng trầm. Có thời
kỳ Phật giáo được coi là quốc đạo. Tư tưởng, văn hóa, đạo đức Phật giáo đã bám rễ
và ảnh hưởng sâu sắc đến con người và xã hội Việt Nam. Được đánh giá là một
trong những tôn giáo tiến bộ Phật giáo lấy sự bình đẳng làm điều cốt lõi để phát
triển. Phật dạy rằng “chúng sanh bình đẳng” người theo đạo lấy đó làm điều cốt lõi
để phát triển và truyền đạo. Sự bình đẳng của Phật giáo đưa ra được thể hiện trong
kinh Phật và hành động của người theo đạo như thế nào? Vấn đề này được rất


nhiều nhà nghiên cứu và bản thân những nhà sư theo đạo cũng đề cập đến nhưng
đến nay việc nghiên cứu cũng còn nhiều hạn chế và chưa thực sự đầy đủ. Để góp
2


phần bổ sung vào hệ thống quan niệm và làm rõ những vấn đề đặt ra xung quanh
mối quan hệ giữa bình đẳng giới và vai trò của phụ nữ trong đạo Phật tôi lựa chọn
đề tài: “Thực trạng nhận thức về vị trí và vai trò của phụ nữ trong Phật giáo
của người dân nông thôn Hưng Yên hiện nay” (Qua khảo sát tại địa bàn xã
Tân Dân, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên)
II. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1. Trên thế giới
Trên thế giới có rất nhiều nhà xã hội học đã nghiên cứu về phật giáo, việc
nghiên cứu này còn phát triển ra một nhánh của xã hội học đó là ngành khoa học
nghiên cứu xã hội học phật giáo. Việc nghiên cứu cũng có rất nhiều tác phẩm nổi
bật điển hình là nghiên cứu của giáo sư: Dhammavihari có tên “Women and the
religious order of the Buddha”. Trong nghiên cứu cũng chỉ ra trong giai đoạn hình
thành đạo phật và sự chấp thuận phụ nữ được gia nhập đạo phật. Như chúng ta đã
biết Phật giáo được hình thành tại Ấn Độ một nơi có sự phân chia giai cấp rất lớn,
tại đó người phụ nữ không được coi trọng như nam giới. Việc đạo phật chấp nhận
cho phụ nữ gia nhập đạo Phật đã khiến cho người phụ nữ được đặt ngang hàng với
nam giới. Việc làm như vậy được cho là không thể chấp nhận được trong xã hội
thời đó. Chính vì vậy nghiên cứu đã chỉ ra những quy định từ xuất phát trong kinh
phật về việc cho phụ nữ được gia nhập đạo Phật. Những quy định này được tổng
hợp lại thành 8 điều mà nhà Phật đã quy định đối với một người phụ nữ muốn gia
nhập. Theo nghiên cứu những quy định này so với quy định hà khắc của thời bấy
giờ là rất tiến bộ nhưng người phụ nữ khi đó vẫn được đánh giá thấp hơn nam giới
và vẫn phải chịu một số quy định khi đối mặt với nam giới. Bên cạnh đó còn có
những nghiên cứu của các nhà khoa học khác như nghiên cứu của nữ học giả
Horner đã đưa ra một kết luận rất thâm thúy về địa vị của người phụ nữ trong tư

tưởng Phật giáo trong cuốn sách “Women under primitive Buddhism” như sau:
“Từ những chứng cứ tồn tại trong văn học Phật giáo, chúng ta có thể nói rằng vị trí
của nữ giới trong xã hội Ấn Độ thời đức Phật rất đáng ganh tỵ, rất đáng tôn kính
mà trước thời kỳ này chưa hề có. Người phụ nữ và những góa phụ đã không còn bị
3


xã hội khinh rẻ hay bị xem là nỗi thất vọng của gia đình. Họ đáng nhận được nhiều
kính trọng hơn và xác lập được địa vị cá nhân mình trong xã hội. Họ có được tự do
và độc lập hơn để tự quyết định cuộc sống cá nhân mình”.
2. Tại Việt Nam
Tại Việt Nam việc nghiên cứu về vấn đề vai trò của phụ nữ và vai trò của họ
trong Phật giáo cũng được những nhà khoa học rất quan tâm. Điển hình có thể kể
đến những nghiên cứu của đại đức Khải Tuệ; bài viết “Phụ nữ và quan điểm Phật
giáo” kể về vị trí và vai trò của người phụ nữ qua các giai đoạn phát triển trong
phật giáo từ kinh tạng Pali, trong hệ thống kinh điển và tư tưởng Đại thừa. Bài viết
cũng đề cập đến vai trò của phụ nữ trong việc ủng hộ và truyền tụng Phật pháp.
Trong bài viết cũng đề cập đến vị trí đặc biệt của người phụ nữ, đề cao vai trò của
người phụ nữ trong cuộc sống.
Trong cuốn xã hội học phật giáo của tác giả Nandasena Ratnapala được dịch
ra tiếng Việt bởi nhà sư Thích Huệ Pháp cũng đề cập đến vấn đề vị trí và vai trò
của người phụ nữ trong Phật giáo. Trong cuốn sách cũng nhấn mạnh việc Phật giáo
luôn coi trọng vị trí của người phụ nữ, Theo tư tưởng Phật giáo, người phụ nữ
không được xem như là một phần của người chồng, cũng hoàn toàn không phải là
tài sản hay thuộc sở hữu của người chồng. Phật giáo giải phóng phụ nữ thoát khỏi
tình trạng vật sở hữu để tồn tại một cách độc lập trong xã hội. “Phật giáo cho rằng,
những người phụ nữ như: Người độc thân, có chồng, góa phụ thì không có giới hạn
về quyền và bổn phận của họ đối với việc sinh con hay nuôi con, và họ là một phần
không thể tách rời của xã hội” Những hệ tư tưởng tiến bộ khác của Phật giáo cũng
được cuốn sách đề cập đến.

Kết quả điều tra của dự án bình đẳng giới (VKHXHVN, 2006) cũng khẳng
định, hiện nay hình ảnh phụ nữ xuất hiện trên truyền hình với vai trò khá đa dạng,
đan xen cả khuôn mẫu truyền thống và hiện đại. Phần đông người được hỏi, xác
nhận họ nhìn thấy trên truyền hình những hình ảnh phụ nữ tham gia các công việc
nội trợ (90,8 % ý kiến), chăm sóc gia đình (91,9%), tham gia họp hành (92,6%) và
4


vai trò lãnh đạo (92,5%) và hình ảnh nam tương ứng là 75,5 %; 77,1 %, 94,2 % và
94,5%. Về tần suất hiện diện hình ảnh, biểu tuợng phụ nữ và nam giới vẫn mang
tính khuôn mẫu, chịu ảnh hưởng định kiến giới khá rõ rệt trên truyền hình. Đa số
nữ cho rằng, xuất hiện nhiều hình ảnh phụ nữ trên truyền hình (83,7%) với tư cách
là người làm công việc chăm sóc gia đình và 77,1% người làm nội trợ. Ngược lại,
chỉ có 20,8% nhận thấy hình ảnh nữ giới tham dự họp và 16,7% hình ảnh nữ lãnh
đạo trên truyền hình. Đa số nữ giới được hỏi cho rằng, nam giới xuất hiện nhiều
trên truyền hình với vai trò lãnh đạo và đi dự họp (87,7% và 86,4%). Rất ít phụ nữ
thấy hình ảnh nam giới làm công việc nội trợ và chăm sóc gia đình xuất hiện trên
truyền hình (8,2% và 6,7%). Nhận định của nam giới về hình ảnh/biểu tượng vai
trò giới trên truyền hình cũng tương đồng. Tần xuất xuất hiện nhiều hình ảnh mang
nặng tính khuôn mẫu, định kiến giới trên truyền hình gợi mở vấn đề cần quan tâm
theo dõi và đánh giá về hiệu quả tác động hình ảnh/ biểu tượng đến quan niệm, suy
nghĩ, nhận thức của công chúng về vấn đề bình đẳng giới.
III. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1. Mục đích nghiên cứu
- Trên cơ sở điều tra khảo sát người dân tại địa bàn Huyện Khoái Châu, tỉnh
Hưng Yên sẽ cho chúng ta cái nhìn tổng quát về quan niệm cũng như những
hiểu biết của người dân về vị trí và vai trò của người phụ nữ trong phật giáo.
- Tìm hiểu những yếu tố tác động đến hành vi ứng xử liên quan đến vấn đề
bình đẳng giới của người dân theo đạo phật.
- Xác định thực trạng từ đó đưa ra một số giải pháp và khuyến nghị nhằm cải

thiện tình hình.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được những mục tiêu đã đề ra đề tài cần phải đạt được những
yêu cầu sau:
- Làm rõ khái niệm liên quan: Nhận thức, Bình đẳng giới, Phụ nữ, Phật giáo,
Tôn giáo, Tín ngưỡng.
5


- Vận dụng lý thuyết phù hợp áp dụng vào nội dung nghiên cứu của đề tài.
- Tìm hiểu thực trạng người dân theo đạo Phật của người dân nông thôn
Hưng Yên.
- Đánh giá phân tích, thu thập hoàn thiện thông tin từ những tài liệu có sẵn
và qua quá trình khảo sát thực nghiệm.
IV. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU, KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU.
1. Đối tượng nghiên cứu:
Thực trạng nhận thức về vị trí và vai trò của phụ nữ trong Phật giáo của
người dân nông thôn Hưng Yên hiện nay
2. Khách thể nghiên cứu: người dân nông thôn sinh sống tại địa bàn tỉnh Hưng
Yên (Qua khảo sát tại địa bàn xã Tân Dân, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên)
3. Phạm vi nghiên cứu:
Thời gian nghiên cứu: từ tháng 3 năm 2012 đến tháng 6 năm 2012.
Không gian nghiên cứu: tại xã Tân Dân, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.
4. Chọn mẫu nghiên cứu
Chọn phỏng vấn sâu với 8 người dân nông thôn tại xã Tân Dân bằng phương
pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản.
Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản lấy 30 người dân tại địa bàn thôn Thọ Bình
xã Tân Dân, Khoái Châu, Hưng Yên.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong nghiên cứu này để tìm hiểu thực trạng nhận thức về vị trí, vai trò của

người phụ nữ trong đạo Phật của người dân nông thôn Hưng Yên đã sử dụng các
phương pháp nghiên cứu sau:
5.1. Phương pháp phân tích tài liệu: phương pháp này sẽ được tiến hành
với tất cả các ngành khoa học, các hướng tiếp cận trong quá trình tham gia thực
hiện nghiên cứu. Chú trọng về quy trình thao tác, phân tích tài liệu theo các tiêu chí
khoa học và loại hình tài liệu, đặc biệt chú trọng phương pháp phân tích nội dung
6


(Content analysis) nhằm tìm kiếm và phân tích tất cả các kết quả nghiên cứu có sẵn
để mô tả, khái quát hóa bức tranh toàn cảnh về chủ đề nghiên cứu từ các góc độ
khác nhau. Tập trung phân tích chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, những
tài liệu có sẵn và tài liệu thu thập được từ địa bàn khảo sát.
5.2. Phương pháp điều tra xã hội học, bao gồm:
Phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm: tập trung nhằm thu thập những thông tin,
ý kiến nhận định, đánh giá của lãnh đạo cộng đồng, người dân trong cộng đồng về
các nội dung nghiên cứu.
Phỏng vấn bảng hỏi Anket: nhằm thu thập thông tin trên diện rộng tìm hiểu
ý kiến nhận định, đánh giá của người dân về vấn đề nghiên cứu.
V. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
- Phần lớn người dân đều nhận thức được vị trí và vai trò của phụ nữ và nam
giới trong phật giáo là như nhau
- Nữ giới theo đạo phật nhiều hơn nam giới
- Một số người dân còn hiểu sai về quan niệm của đạo Phật về phụ nữ và vai
trò của họ.
VI. THAO TÁC BIẾN SỐ VÀ KHUNG LÝ THUYẾT
1. Thao tác biến số, chỉ báo, thang đo
a. Biến số
- Biến đôc lập:
- Tuổi

- Giới tính
- Trình độ học vấn
- Điều kiện kinh tế gia đình
- Nghề nghiệp
- Tôn giáo
- Biến can thiệp: Điều kiện kinh tế - văn hóa – xã hội
- Biến trung gian:
7


- Nghị định số 81/CP ngày 8-11-1993 nghị định chính phủ quy định về việc
tổ chức thực hiện các hoạt động phù hợp với pháp luật hiện hành.
- Quan điểm của Đảng và nhà nước về các vấn đề tự do tôn giáo và tín
ngưỡng và ảnh hưởng của nó tới người dân và nhận thức của họ.
- Biến phụ thuộc:
Thực trạng nhận thức về vị trí và vai trò của phụ nữ trong Phật giáo của
người dân nông thôn Hưng Yên hiện nay. (Thái độ, hành vi của người dân)
b. Thang đo
Nghiên cứu tiến hành sử dụng những thang đo sau:
- Thang định danh: Phân loại đối tượng (giới tính, xuất thân, nơi ở, nghề nghiệp…)
- Thang đo khoảng: đo thứ tự phân chia khoảng cách các thang bậc và có ý nghĩa
về mặt đo lường (thái độ ứng xử của người dân giữa nam và nữ, đánh giá mức độ
bình đẳng giới).
- Thang đo bậc: phân loại đối tượng từ cao đến thấp (mức thu nhập cá nhân của
mỗi người)

8


2. Khung lý thuyết


Yếu tố môi trường Kinh tế - văn hóa – xã hội

Yếu tố nhân khẩu học:
Thực trạng nhận thức về vị trí và vai trò của phụ nữ trong Phật giáo của
người
dânxử
nông
Thái
độ ứng
giữathôn
namHưng
và nữYên
- Tuổi
- Giới tính
- trình độ học vấn
- điều kiện kinh tế.
- Nghề nghiệp
- Tôn giáo

Hành động trong đời sống

Quan điểm của Đảng và chính phủ

9


VII. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Phương pháp luận
Vận dụng quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin: chủ nghĩa duy vật biện chứng và

chủ nghĩa duy vật lịch sử; đồng thời vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong lĩnh
vực tôn giáo; các chủ trương, chính sách của Đảng trong lĩnh vực truyền thông đại
chúng, những quy định về tôn giáo và tín ngưỡng của Đảng.
2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu định lượng
Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản
Chọn 30 mẫu trong khu vực thôn Thọ Bình, xã Tân Dân, huyện Khoái Châu, tỉnh
Hưng Yên.
Phương pháp nghiên cứu định tính
- Phân tích tài liệu: Sưu tầm, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và khái quát hóa
những lý thuyết cũng như các công trình đã được đăng tải trên sách báo, tạp chí và
những công trình nghiên cứu thực tiễn của các tác giả có liên quan đến vấn đề tôn
giáo và những nghiên cứu về người dân Hưng yên.
- Quan sát không tham dự: Điều tra viên đứng ngoài cuộc và điều hành quan sát,
không tham gia trực tiếp cùng nhóm đối tượng cần quan sát. Nó cho phép ta có thể
mở rộng phạm vi quan sát. So với quan sát có thâm nhập (quan sát tham dự) thì
quan sát không thâm nhập khách quan hơn. Hình thức này được áp dụng với những
nhóm hoặc khi phạm vi hoạt động của đối tượng rộng. Nó cho phép ta bao quát
được một đối tượng ở bề rộng nhưng không sâu được bằng hình thức quan sát có
thâm nhập.
- Phỏng vấn sâu: Phương pháp phỏng vấn sâu được thực hiện dựa trên việc thiết kế
một bảng phỏng vấn sâu để thu thập thông tin với một số đối tượng dựa trên mục
đích của cuộc nghiên cứu.( Phỏng vấn sâu 8 người) Để tiếp cận với khách thể
nghiên cứu sinh viên đã về tận địa bàn thôn Thọ Bình, xã Tân Dân, huyện Khoái
10


Châu, tỉnh Hưng Yên. Bước đầu tiếp cận có nhiều khó khăn và chưa được sự tin
tưởng của người trả lời, sau đó nhờ sự quen biết của người thân và sinh viên đã
nhờ giới thiệu đến được những khách thể nghiên cứu. Trong nghiên cứu có sử

Phương pháp thu thập thông tin: Sử dụng bảng hỏi Anket
Phương pháp xử lý thông tin: phần mềm spss 17.0, phần mềm NVIVO 8.0
VIII. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN
1. Ý nghĩa lý luận
Đề tài góp phần bổ sung, làm phong phú hơn những nghiên cứu về truyền
thông đại chúng về người dân nông thôn tại tỉnh Hưng Yên. Đồng thời cung cấp
những số liệu cần thiết về thực trạng mức độ tiếp cận các chương trình truyền hình
của người dân nông thôn Hưng Yên hiện nay.
2. Ý nghĩa thực tiễn
Từ kết quả của cuộc khảo sát thực trạng mức độ tiếp cận các chương trình
truyền hình, đề tài sẽ đưa ra những giải pháp và khuyến nghị góp phần nâng cao
chất lượng các chương trình truyền hình cho người dân. Góp phần vào khả năng
xây dựng những chương trình truyền hình mang chất lượng cao có hiệu quả lớn
trong việc tuyên truyền giáo dục cho người dân thôn Thọ Bình nói riêng và toàn
thể người dân nông thôn tỉnh Hưng Yên nói chung.

11


NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1. Thao tác hóa khái niệm
- Nông dân (Từ điển tiếng Việt): Nông dân là người dân làm nghề trồng trọt, cày
cấy. nói đến nông dân là nói đến một nhóm xã hội, một giai tầng xã hội, một giai
cấp xã hội
- Nông thôn (Theo từ điển tiếng Việt): là làng mạc sống vằng sản xuất nông nghiệp
khác hẳng thành thị, Nói đúng hơn nông thôn là vùng địa lý cư trú gắn với thiên
nhiên khác hẳn thành thị với dân cư chủ yếu là nông dân, ngành nghề chủ yếu là
nông nghiệp và có lối sống riêng, văn hóa riêng.
- Làng là khái niệm chỉ đơn vị tụ cư cổ truyền ở nông thôn người Việt, tương

đương với sóc, bản, buôn; một kết cấu cư trú, kinh tế, xã hội, văn hóa, đa dạng,
một trong ba khâu quan trọng cấu trúc xã hội truyền thống, nối liền nhà với nước.
(từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam)
- Tôn giáo là niềm tin vào các lực lượng siêu nhiên, vô hình, mang tính thiêng
liêng, được chấp nhận một cách trực giác và tác động qua lại một cách hư ảo, nhằm
lý giải những vấn đề trên trần thế cũng như ở thế giới bên kia. Niềm tin đó được
biểu hiện rất đa dạng, tuỳ thuộc vào những thời kỳ lịch sử, hoàn cảnh địa lý - văn
hóa khác nhau, phụ thuộc vào nội dung từng tôn giáo, được vận hành bằng những
nghi lễ, những hành vi tôn giáo khác nhau của từng cộng đồng xã hội tôn giáo khác
nhau.
- Phật giáo là một tôn giáo dựa trên lời dạy của Siddhartha Gautama, người sống
cách đây khoảng 26 thế kỷ ở phía Đông Bắc nước Ấn Độ và thuộc Nepal ngày nay.
Ngài được người ta gọi là “Đức Phật” (Buddha) hàm nghĩa là một người tỉnh thức
sau khi trải qua kinh nghiệm tu tập, nhận chân được bản chất của cuộc đời, sự sống
và cái chết. Trong tiếng Anh, đức Phật còn được gọi là một người giác ngộ, mặc dù
trong ngôn ngữ Sanskrit là “Bodhi” có ý nghĩa là “tỉnh thức”.

12


- Phụ nữ hay đàn bà là từ chỉ giống cái của loài người. Phụ nữ thường được dùng
để chỉ một người trưởng thành, còn con gái thường được dùng chỉ đến trẻ
gái nhỏhay mới lớn. Bên cạnh đó từ phụ nữ, đôi khi dùng để chỉ đến một con
người giống cái, bất kể tuổi tác, như là trong nhóm từ "quyền phụ nữ".
Nữ giới là một khái niệm chung để chỉ một người, một nhóm người hay toàn bộ
những người trong xã hội mà một cách tự nhiên, mang những đặc điểm giới tính
được xã hội thừa nhận về khả năng mang thai và sinh nở khi cơ thể họ hoàn thiện
và chức năng giới tính hoạt động bình thường.
Nữ giới, phân biệt với nam giới, là một trong hai giới tính truyền thống, cơ bản và
đặc trưng của loài người.

- Theo quan điểm triết học Mác-Lênin, nhận thức được định nghĩa là quá trình
phản ánh biện chứng hiện thực khách quan vào trong bộ óc của con người, có tính
tích cực, năng động, sáng tạo, trên cơ sở thực tiễn.
Theo "Từ điển Bách khoa Việt Nam", nhận thức là quá trình biện chứng của sự
phản ánh thế giới khách quan trong ý thức con người, nhờ đó con người tư duy và
không ngừng tiến đến gần khách thể.
2. Lý thuyết áp dụng:
- Thuyết lựa chọn hợp lý: (hay còn gọi là thuyết lựa chọn duy lý) trong xã hội
học có nguồn gốc từ triết học, kinh tế học và nhân học vào thế kỷ VIII, XIX. Một
số nhà triết học đã cho rằng bản chất con người là vị kỷ, luôn tìm đến sự hài lòng,
sự thoả mãn và lảng tránh nỗi khổ đau. Một số nhà kinh tế học cổ điển thì từng
nhấn mạnh vai trò động lực cơ bản của động cơ kinh tế, lợi nhuận khi con người
phải đưa ra quyết định lựa chọn hành động. Đặc trưng thứ nhất có tính chất xuất
phát điểm của sự lựa chọn duy lý chính là các cá nhân lựa chọn hành động. Thuyết
này gắn với tên tuổi của rất nhiều nhà xã hội học tiêu biểu như: George Homans,
Peter Blau, James Coleman.
- Lý thuyết Xã hội hóa:

13


Xã hội hóa là một khái niệm, một phạm trù cơ bản của xã hội học. Có rất
nhiều cách hiểu khác nhau về xã hội hóa. Tuy nhiên tác giả chỉ đưa ra ba cách hiểu
gần nhất với đề tài nghiên cứu về nhận thức và thái độ của người dân
Từ điển xã hội học định nghĩa: “ Xã hội hóa là quá trình thích ứng và cọ xát
với các giá trị, chuẩn mực và hình mẫu hành vi xã hội mà trong quá trình đó một
thành viên xã hội tiếp nhận và duy trì khả năng hoạt động xã hội”.
Điểm cốt yếu của thuyết này là sự bắt chước và học hỏi. Xã hội hóa diễn ra đầu
tiên trong môi trường gia đình rồi đến nhà trường, bạn bè, nơi làm việc và các môi
trường khác. Trong mỗi môi trường xã hội hóa khác nhau cá nhân có thể thực hiện

thuận lợi các tương tác xã hội của mình nhằm mục đích thu nhận và tái tạo kinh
nghiệm xã hội.
Áp dụng vào trong nghiên cứu có thể thấy người dân khi theo đạo Phật,
được học theo những điều mà Phật dạy, từ đó truyền bá cho những người xung
quanh. Thông qua việc tìm hiểu và học những bài kinh mà Phật dạy những người
theo đạo cũng dần thay đổi hành vi và truyền bá những hành động đó ra những
người xung quanh, khiến những người xung quanh học tập và làm theo.

14


II. THỰC TRẠNG NHẬN THỨC VỀ VỊ TRÍ VÀ VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ
TRONG PHẬT GIÁO CỦA NGƯỜI DÂN NÔNG THÔN HƯNG YÊN HIỆN
NAY. (Qua khảo sát tại địa bàn xã Tân Dân, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng
Yên)
1. Những quy định của Phật giáo đối với nữ giới.
Theo tư tưởng Phật giáo, người phụ nữ không được xem như là một phần
của người chồng, cũng hoàn toàn không phải là tài sản hay thuộc sở hữu của người
chồng. Phật giáo giải phóng phụ nữ thoát khỏi tình trạng vật sở hữu để tồn tại một
cách độc lập trong xã hội. “Phật giáo cho rằng, những người phụ nữ như: Người
độc thân, có chồng, góa phụ thì không có giới hạn về quyền và bổn phận của họ
đối với việc sinh con hay nuôi con, và họ là một phần không thể tách rời của xã
hội”
Chức năng làm mẹ là bản chất đặc trưng của tất cả giống cái, là thiên chức
của người phụ nữ. Một cô gái trẻ sẽ trở thành người mẹ tương lai, rồi có người
đang làm mẹ và những người đã làm mẹ. Thậm chí, ngay cả người không thể có
con thì họ vẫn có đó thiên chức làm mẹ. Do vậy, đối với những phụ nữ độc thân
vẫn được xã hội kính trọng như bao phụ nữ khác.
Đức Phật dạy rằng, phụ nữ cũng có khả năng chứng quả giải thoát như nam
giới. Một lần nọ, Ngài đã trả lời về câu hỏi có liên quan đến phụ nữ của vị thị giả

Ānanda: “Này Ānanda, chư Phật ra đời không chỉ đem lại lợi ích cho nam giới mà
còn đem lại lợi ích cho nữ giới. Khi Ta thuyết kinh Tiro Kudha, đã có nhiều phụ
nữ chứng ngộ đạo quả. Hay khi nói kinh Adhidhamma ở Tantía, có nhiều phụ nữ
thuộc giai cấp cùng đinh chứng quả, chứ không phải những phụ nữ thuộc giai cấp
cao hơn như thương gia hay Sát-đế-lợi. Cánh cửa giải thoát rộng mở cho nam lẫn
nữ giới mà không có bất cứ sự phân biệt nào”.
Khi chồng của mình xuất gia trở thành một vị tỷ kheo trong Tăng đoàn của
Phật, người vợ đó đã từng cảm thán như sau: “Đức Phật hiện ra nơi đời không chỉ
lợi ích cho nam giới mà còn cho cả nữ giới chúng tôi”.Cả nam và nữ đều có thể
15


chứng đắc thánh quả khi thực hành theo lời Phật dạy. Giải thoát tối hậu không là
đặc quyền cho bất kỳ giới tính nào. “Như cỗ xe chở người, bất luận nam hay nữ.
Cũng thế, chiếc xe chánh pháp chờ đón họ thẳng tới niết bàn”.
Lúc bấy giờ, mặc dù Ấn độ là một xã hội trọng nam khinh nữ, nhưng trong
các kinh điển của Phật giáo, không đề cập đến sự phân biệt giới tính trẻ con. Các tu
sĩ Phật giáo không thừa nhận việc con trai nối dõi tông đường khi cha chết như các
tu sĩ Bà-la-môn. Người phụ nữ đến tuổi phải lấy chồng và sinh con. Người phụ nữ
độc thân bị khinh thường trong xã hội Ấn Độ thời ấy. Kinh Mi Tiên Vấn Đáp, một
bộ kinh thuộc giai đoạn sau, đã phản ảnh như sau: “Tâu Bệ hạ, trên thế gian này có
mười hạng người đáng bị khinh miệt, chỉ trích, chê trách; trong đó phụ nữ không
chồng là một trong mười hạng người này v.v..”. Nhưng nội dung giáo điển của
Phật giáo thì phản đối quan điểm này. Với sự ảnh hưởng của Phật giáo, phụ nữ độc
thân có thể không bị thành kiến, sống chan hòa, vui vẻ, bình đẳng với mọi thành
viên gia đình; chăm sóc cha mẹ, trông nom em trai và em gái của mình. Sự thành
lập Ni đoàn đã làm tăng thêm giá trị của nữ giới đặc biệt là các phụ nữ độc thân.
Khả năng được chấp nhận gia nhập Ni đoàn mở ra cho những phụ nữ này một chân
trời mới. Phụ nữ dường như phải lấy chồng ở độ tuổi từ mười sáu đến hai mươi.
Thời đó, việc tảo hôn, Phật giáo không bao giờ chấp nhận, rất phổ biến trong xã

hội. Tính độc lập của người phụ nữ được nâng cao trong thời đức Phật, thậm chí
vai trò mang tính truyền thống của người cha là kén rể cho con gái, bất luận con
mình có thích hay không, đã bị suy giảm đáng kể.
Phật giáo khuyến khích việc tặng của hồi môn cho con gái khi đám cưới.
Của hồi môn này là tài sản riêng của cô dâu và không bao giờ được xem như là cái
giá mà gia đình cô dâu phải trả cho bên gia đình nhà chồng, cũng như không bao
giờ giao hết cho gia đình nhà chồng. Của hồi môn là của để dành, sẽ giúp người vợ
một khi cần dùng đến. Trong kinh có ghi lại việc những người phụ nữ đã trao lại
của hồi môn này cho chồng mình trước khi xuất gia. Thực tế cũng cho thấy, mặc
dù đã lấy chồng, nhưng của hồi môn hay tài sản riêng tư của người phụ nữ luôn là
một phần thiết yếu của họ.
16


Tư tưởng Phật giáo nói rằng, không có sự phân biệt về giới tính trong mức
độ chứng đắc Thánh quả hay mức độ phát triển tinh thần. Cấp độ chứng đắc Thánh
quả của nữ giới không khác với những gì mà nam giới đạt được. Vào thời đó, khi
tỷ kheo ni Mahā Pajāpati Gotami sắp tịch diệt, đức Phật đã tán thán như sau: “Này
Gotami, hãy thể hiện thần thông để đập tan những tư tưởng sai lầm của những kẻ
ngu si đang nghi ngờ về khả năng chứng đắc Thánh quả của nữ giới”. Những lời
tán dương trên của đức Phật có giá trị như là một bằng chứng chứng tỏ sự xem
trọng khả năng của nữ giới ngang bằng với nam giới. “Với một sự hiểu biết sâu
sắc, đức Phật xác định đặc điểm giá trị của nữ giới và đặt giá trị này một cách hài
hòa vào trong cơ cấu xã hội”.
Người phụ nữ là một thành viên dễ mến trong gia đình, nắm giữ nhiều mối
quan hệ, và được các đứa con yêu quý của mình kính trọng và thương yêu. Đức
Phật cho rằng giới tính không quan trọng trong các vấn đề như nhân cách và vai trò
trong xã hội, thậm chí, người phụ nữ có thể cạnh tranh được với đàn ông. Trong
gia đình, tình yêu được xem là vấn đề then chốt trong cuộc sống vợ chồng. Vợ
chồng phải chung thủy với nhau. Trong công việc, vai trò của vợ và chồng phải hỗ

tương lẫn nhau. Người chồng phải tin tưởng nơi vợ mình và xem vợ mình như “vị
thần” trong gia đình. Ngược lại, người vợ phải có trách nhiệm chăm sóc tổ ấm của
mình. Giúp con cái hòa nhập với xã hội là một trong những khía cạnh quan trọng
về vai trò của người mẹ. Người vợ là người bạn đời chung thủy nhất của người
chồng. “Một người vợ chỉ biết sợ chồng, phục tùng chồng thì không phải là người
vợ thật sự”. “Món quà quý giá nhất của đàn ông trên trái đất này chính là có được
người vợ tốt”.
Vai trò giới tính của phụ nữ được nhấn mạnh trong mối quan hệ với người
chồng. “Tất cả năm thứ giác quan làm thỏa mãn tâm ý của đàn ông đều tập trung
vào ngoại hình của người phụ nữ”. Bổn phận và nhu cầu về quan hệ vợ chồng là
bình đẳng. Vì thế, việc quan hệ trước hôn nhân được xem là không thích hợp, cũng
như sau khi đã kết hôn, chung thủy được xem là đức tính cần được giữ gìn, không
nên vi phạm. Sự chung thủy không phải chỉ xuất phát từ phía người vợ. Người
17


chồng chỉ nên thỏa mãn nhu cầu về ‘quan hệ’ với vợ mình, không được trăng hoa
với phụ nữ khác; và ngược lại, người vợ cũng như thế. Người vợ nên hiểu rằng,
giúp chồng thỏa mãn nhu cầu ‘quan hệ’ là bổn phận của mình. Nếu không, người
chồng sẽ khó giữ chung thủy với vợ mình và tìm kiếm người đàn bà khác, điều đó
sẽ hủy hoại thanh danh và đổ vỡ hạnh phúc gia đình.
Trong xã hội thời đức Phật, những bà góa phụ rất đáng thương hại. Đức Phật
dạy không nên đưa ra bất kỳ lý do nào để lăng mạ hay xỉ nhục những người góa
phụ, thậm chí cũng không được gán cho họ biểu tượng như là phụ nữ vận đen.
Trong giáo lý Phật giáo cũng không chấp nhận việc hạn chế các quyền lợi của
người góa phụ như mất quyền thừa kế tài sản, bảo vệ tài sản hay không được tham
gia các lễ hội v.v.. Phật giáo cho rằng, người góa phụ có quyền tái hôn, và nếu
muốn, họ có thể xuất gia trở thành tỷ kheo ni trong giáo đoàn của đức Phật. ‘Nô lệ’
hay người đày tớ là một hiện tượng không xa lạ trong xã hội Ấn Độ thời đức Phật.
Một cách hiển nhiên, họ bị xem như là tài sản của chủ nhà. Phật giáo không chấp

nhận việc chiếm hữu nô lệ và kêu gọi quyền tự do cho các nữ đày tớ. Thời đó, có
những đày tớ như là bà Khujjuttarā (nữ cư sĩ được đức Phật tán dương là đệ nhất
Thanh văn trong hàng nữ cư sĩ) không chỉ được tự do sau khi chuyển đổi từ đạo
khác sang đạo Phật mà địa vị xã hội và tinh thần của bà còn được nâng cao hơn vì
được Hoàng hậu Sāmāwathi tín nhiệm.
Những phụ nữ hành nghề gái điếm cũng được xuất gia trong giáo đoàn Ni
chúng của đức Phật. Một trong số đó có những vị sau này trở thành nữ đệ tử xuất
sắc của đức Phật như: Padumāwati, Addhakāsi và Ambapāli. Trong kinh có mô tả
về lầu xanh hạng sang do một người tên là Kāli làm chủ: “Ở lầu xanh này, toàn là
những thương gia giàu có, hay các bậc quyền quý lui tới, mỗi lần như thế, họ phải
chi trả hàng ngàn đồng tiền vàng để vui chơi. Họ phải chi năm trăm đồng tiền vàng
để bao một người đẹp, năm trăm đồng khác chỉ để thuê quần áo bận qua đêm, nước
hoa và vòng hoa thơm. Sáng hôm sau, họ phải trả lại trang phục đã thuê và ra về
với quần áo đã bận khi đến”.

18


Tám bổn phận và khả năng sau mà một nữ cư sĩ Phật giáo nên tu tập để làm
tròn hai vai trò cao quý là làm mẹ và làm vợ của mình trong một gia đình:
1. Sắp xếp các việc trong gia đình một cách hiệu quả.
2. Quan tâm đến người phục dịch.
3. Cố gắng làm vui lòng chồng.
4. Khéo bảo quản tài sản mà chồng kiếm được.
5. Có niềm tin vào tôn giáo.
6. Giữ gìn tiết hạnh.
7. Tốt bụng và
8. Rộng lượng.
Có những nghi vấn đặt ra xung quanh vấn đề tại sao đức Phật một mặt thừa
nhận phụ nữ có khả năng thành tựu về mặt tinh thần như nam giới nhưng mặt khác

đã cố ý trì hoãn việc cho họ xuất gia. Để hiểu được điều này, trước hết chúng ta
nên bình tâm để nhớ lại quan niệm xã hội đối với người phụ nữ trong xã hội Ấn Độ
thời bấy giờ. Công luận xã hội thời đức Phật ảnh hưởng nặng nề bởi những loại
quan niệm luật Manu. Là người thực tế, Ngài luôn đặc biệt chú ý đến dư luận trước
khi bắt đầu xúc tiến các bước cải cách. Điều này thể hiện rõ trong cách mà đức
Phật ban hành giới luật. Đa số các điều luật được ban hành là do sự thúc đẩy, đề
nghị của công chúng. Khi phụ nữ yêu cầu được xuất gia, có lẽ đức Phật đã suy
nghĩ về thái độ tiêu cực của dân chúng đối với việc đổi mới này. Biện pháp nào tốt
nhất để thay đổi thái độ này nhằm tạo thuận lợi cho các bước cải cách như thế?
Phản ứng của xã hội về điều này chính là mối bận tâm của đức Phật. Vì rằng, sự
tồn tại của hai chúng xuất gia tỷ kheo và tỷ kheo ni phụ thuộc vào sự ủng hộ của
người thế tục - nam, nữ cư sĩ - không có họ, cộng đồng xuất gia Phật giáo không
thể hoạt động được.
Sau đó, Tôn giả Ānanda, vị đệ tử thị giả hỏi đức Phật phải chăng người phụ
nữ không có khả năng chứng ngộ giải thoát như nam giới, thì Ngài trả lời rằng phụ
nữ có thể chứng ngộ giải thoát như nam giới. Dường như thái độ miễn cưỡng ban
đầu của đức Phật để tạo ra một không khí hệ trọng trước khi thực hiện các bước kế
19


tiếp. Kinh sách ghi lại rằng, đức Phật đã từ chối đến lần thứ ba nguyện vọng xin
xuất gia của dì mẫu và đoàn tùy tùng sau đó mới chấp thuận. Cũng từ đó việc phụ
nữ gần như được đứng ngang hàng với nam giới trong thời của đức Phật. Một điều
rất khó có được trong một thời đại và xã hội nặng nề về giai cấp như vậy.
Qua những chứng cứ ở trên có thể thấy được rằng từ cội nguồn của Đạo phật
không hề phân biệt đối xử giữa nam và nữ mà luôn coi trọng người phụ nữ cũng
như vai trò của họ trong cuộc sống và trong quá trình tu đạo. Mọi khẳng định trong
kinh phật cũng đều cho ta thấy được để có thể có được sự bình đẳng cho nữ giới và
nam giới phật giáo đã tốn rất nhiều thời gian và công sức đối với mỗi người khi tin
theo Phật đều hiểu được rằng “chúng sanh bình đẳng” không chỉ có vậy mà trong

cả hành động và lời nói của họ cũng phấn đấu đến điều này, việc cứu khổ cứu nạn
của những người theo đạo đối với những người đang gặp khó khăn cũng được nhà
nước ghi nhận. Bên cạnh đó còn rất nhiều hành động khác của những người theo
đạo phật đang dần diễn ra quanh ta mà chúng ta không thể nào thống kê hết được
nhưng tất cả những hành động đó có thể khẳng định rằng đều phải tuân theo những
quy tắc mà nhà phật đưa ra những quy tắc về bình đẳng, về giới luật và về việc duy
trì sự hòa bình ổn định đối với xã hội.
2. Thực trạng nhận thức về vị trí và vai trò của người phụ nữ trong đạo phật
của người dân nông thôn Hưng Yên. Qua khảo sát tại xã Tân Dân, huyện
Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.
Theo như kết quả nghiên cứu thu được cho thấy phần lớn những người được
phỏng vấn đều hiểu được Phật giáo xuất phát từ đâu, quan niệm chủ đạo là gì.
“Có biết chứ phật giáo xuất phát từ Ấn Độ, khi tôi còn nhỏ đã lên chùa
cùng gia đình và đã được các sư thầy trong chùa dạy bảo. Đạo phật là một tôn
giáo khá phát triển có những tư tưởng tiến bộ không tiêu cực như các tôn giáo
khác. Đạo phật theo tôi thấy phù hợp với người dân Việt Nam không yêu cầu
người dân phải từ bỏ việc thờ phúng cha mẹ, ông bà tổ tiên như thiên chúa giáo.

20


Đạo phật còn khuyên con người sống hòa thuận với những người xung quanh và
vạn vật, tôi thấy vậy đã là tiến bộ lắm rồi”.
(PVS Nữ, 35 tuổi, làm cắt tóc tại nhà)
Một số người khác cũng cho biết:
“Chú có biết, hình như là từ Ấn độ, còn về phật giáo là gì thì theo chú đó là
tôn giáo tin vào Phật và thờ cúng những vị bồ tát, mọi người lên chùa để cầu may
mắn và bình yên. Phật giáo rất gần gũi với người dân, ai theo cũng được, không
theo cũng được, nhà nào cũng thế giàu nghèo như nhau à”
(PVS Nam, 50 tuổi, làm nghề sửa xe đạp)

“Phật giáo xuất phát từ Ấn Độ nhưng thực sự như thế nào thì bà cũng
không biết, già rồi quan tâm làm gì cho mệt, chỉ tin vào đó là được, có thờ có
thiêng, có kiêng có lành cháu ạ, các cụ dạy cấm có sai đâu”
(PVS Nữ, 80 tuổi, ở nhà)
Qua những phỏng vấn sâu trên có thể thấy được rằng những người dân theo
đạo Phật đều biết được nguồn gốc của đạo phật ra đời ở đâu và cốt lõi của đạo Phật
dạy con người cái gì? Theo như kết quả nghiên cứu cũng có thể khẳng định được
rằng đạo Phật được người dân rất ủng hộ và tin theo tuy có thể có người thừa nhận
mình theo đạo Phật nhưng một số người không tin theo nhưng vẫn có những hành
vi của những người sùng đạo. Họ vẫn lên chùa vào ngày rằm và mồng một hàng
tháng. Trong những ngày lễ không kể giới tính hay nam nữ đều đến chùa để thắp
hương cầu may. Theo quan sát cũng thu được một số điểm khá thú vị như việc các
cụ già ở độ tuổi trên 60 thường có xu hướng lên chùa, họ lên chùa không chỉ những
ngày lễ mà còn thường xuyên lên vào tất cả các ngày trong tuần. Không chỉ những
vậy họ còn thường xuyên tham gia các lớp giảng kinh do các vị sư thầy trong chùa
tổ chức, tại đó họ tụng kinh niệm phật cầu bình an cho con cháu và gia đình. Điều
này có thể thấy rằng tuy người dân không thừa nhận mình theo đạo phật nhưng tất
thảy hành vi và thái độ của họ đều thể hiện mình là một người theo đạo Phật nhất
là đối với những người cao tuổi.
21


Với câu hỏi: “ông/bà/anh/chị có biết về bát kỉnh pháp không?” Kết quả
phỏng vấn về cho thấy trong số 8 người được phỏng vấn chỉ có 3 người biết có quy
định Bát kỉnh pháp dành cho nữ giới khi tham gia phật giáo.
Những người tham gia phỏng vấn trả lời:
“ Bát kỉnh pháp, cái đó cô không biết, mình có phải sư thầy đâu mà biết?”
(PVS nữ, 35 tuổi, làm cắt tóc tại nhà)
“Bát kỉnh pháp là cái gì, chú không biết”
(PVS Nam, 50 tuổi, làm nghề sửa xe đạp)

“Bát kỉnh pháp là quy định của Phật đặt ra cho các các phụ nữ muốn cắt
tóc đi tu, nhưng quy định này đã có từ lâu rồi bây giờ hình như không dùng nữa
thì phải, mình cũng không biết vì không có tâm nguyện đi tu nên không tìm hiểu
cho lắm”
(PVS nữ, 22 tuổi, sinh viên)
“Bát kỉnh pháp là quy định của Phật đặt ra đối cho bà Ma Ha Ba Xà Ba Đề
và chư vị nữ tu, tất cả mọi người đều rất vui vẻ đón nhận, trân trọng giữ gìn như
một báu vật vô giá. Hơn ai hết, chính tăng ni đều hiểu rằng.Bát kỉnh pháp là yếu
tố quyết định sự hình thành giới thể thanh tịnh của nữ tu khi lãnh thọ giới pháp để
trở thành một hành giả đi trên lộ trình giải thoát, giác ngộ giúp họ tin tấn nỗ lực
tu tập và thành tựu”
(PVS nam, 35 tuổi, sư thầy)
Theo như phỏng vấn có thể thấy chính những vị sư thầy mới hiểu biết một
cách rõ ràng về quy định bát kỉnh pháp còn đối với những người sùng đạo thì chưa
có được những hiểu biết thực sự đầy đủ về quy định đạo Phật đặt ra đối với những
ni cô và nam tăng ni. Người dân nông thôn Hưng Yên rất thích lên chùa nhưng có
thể nói hiểu biết của họ cũng chưa thực sự nhiều, có thể nói đó cũng là một điều
khá phổ biến xuất hiện trong xã hội. Và khi được biết về những quy định của Bát
kỉnh pháp một số người dân cũng cho biết:

22


“Quy định cổ hủ quá, sao lại bắt nữ chào nam, bây giờ là thời đại nào mà
còn yêu cầu như vậy, nếu có quy định như vậy thật tôi nghĩ nên xóa bỏ đi còn hơn,
nam nữ bình đẳng mà”
(PVS nữ, 27 tuổi, công nhân)
“Mấy cái quy định đầu thì còn được nhưng mấy cái về sau sao tôi thấy cổ
hủ quá, đúng là mấy bà phụ nữ mà cạo đầu làm sư ấy thì đúng là cần phải giữ gìn
nhưng người ta đã có lòng thì cũng nên bình đẳng”

(PVS nam, 50 tuổi, làm nghề sửa xe đạp)
Những ý kiến trên được đưa ra khi chúng tôi cho biết quy định được Phật
yêu cầu đối với những nữ tu như sau:
Chú thích:
Tỳ kheo: nam tăng
Tỳ kheo ni: nữ tăng
Bát kỉnh pháp
1. Dầu cho thọ đại giới 100 năm, một Tỳ kheo Ni đối với một Tỳ Kheo mới thọ
giới một ngày cũng phải đảnh lễ, chấp tay, xử sự đúng pháp.
2. Tỳ kheo Ni không thể An cư tại nơi không có Tỳ kheo Tăng.
3. Nửa tháng một lần, Tỳ Kheo Ni cần phải thỉnh chúng Tỳ kheo hỏi ngày đến giáo
giới.
4. Sau khi An-cư xong, Tỳ kheo Ni cần phải làm lễ Tự-tứ trước hai bộ chúng về ba
vấn đề thấy, nghe và nghi.
5. Tỳ kheo Ni phạm trọng tội, nửa tháng phải hành pháp sám Ma-na-đoạ.
6. Sau khi học tập sáu giới pháp trong hai năm, Tỳ Kheo Ni phải đến xin thọ Cụ
túc giới trước hai bộ chúng.
7. Không vì duyên cớ gì, một Tỳ kheo Ni có thể mắng nhiếc hoặc chỉ trích một Tỳ
Kheo.
8. Không có sự phê bình của Tỳ Kheo Ni với Tỳ Kheo mà Tỳ Kheo có quyền phê
bình Tỳ kheo Ni.
23


Nhưng thực sự theo quy định của Phật giáo hiện nay việc áp dụng Bát kỉnh
pháp đã được chỉnh sửa lại như sau theo sự đề cử của một số vị tăng ni, có thể nói
đến ý kiến của Thiền sư Nhất Hạnh như sau:
1, Vị nam khất sĩ dù hạ lạp lớn, khi thấy một vị nữ khất sĩ chắp tay chào, cũng
chắp tay chào trở lại, dù vị nữ khất sĩ này còn nhỏ tuổi. Vị nữ khất sĩ này tuy nhỏ
tuổi nhưng cũng đại diện cho Giáo Đoàn Tỳ Kheo Ni, một đối tác của Giáo Đoàn

Nam Khất Sĩ trong suốt quá trình lịch sử đạo Bụt từ khởi nguyên cho đến tương
lai.
2, Vị nam khất sĩ không suy nghĩ và phát ngôn rằng các vị nữ khất sĩ vì là giới nữ
nên nặng nghiệp hơn bên nam, do đó không thể nào học hỏi, tu chứng và làm Phật
sự giỏi bằng bên nam được. Vị nam khất sĩ ý thức rằng sở dĩ những giới điều bên
giới bản nữ khất sĩ nhiều hơn bên giới bản nam khất sĩ, đó không phải là vì bên nữ
nặng nghiệp hơn mà là vì giáo đoàn nữ khất sĩ đã tự chế thêm một số giới điều để
tự bảo hộ và giúp bảo hộ cho bên nam giới.
3, Một vị nam khất sĩ khi thấy một vị nữ khất sĩ lớn tuổi bằng mẹ mình thì phải ý
thức rằng vị nữ khất sĩ này tuổi lớn bằng tuổi mẹ mình để phát khởi tâm niệm cung
kính, bảo hộ và giúp đỡ; khi thấy một vị nữ khất sĩ tuổi lớn bằng tuổi chị mình thì
cũng phải ý thức rằng vị nữ khất sĩ này tuổi lớn bằng tuổi chị mình để phát khởi
tâm niệm cung kính, bảo hộ và giúp đỡ; khi thấy một vị nữ khất sĩ tuổi nhỏ bằng
em gái mình thì cũng phải ý thức rằng vị nữ khất sĩ này tuổi trẻ bằng tuổi em gái
mình, để phát khởi tâm niệm thương tưởng, bảo hộ và giúp đỡ; khi thấy một vị nữ
khất sĩ tuổi nhỏ bằng con gái mình thì nên ý thức rằng vị nữ khất sĩ này tuổi nhỏ
bằng con gái mình để phát khởi tâm niệm thương tưởng, bảo hộ và giúp đỡ.
4, Vị nam khất sĩ không bao giờ nhục mạ một vị nữ khất sĩ dù là bằng những lời
bóng gió hoặc đánh một vị nữ khất sĩ dù là với một cành hoa. Vị nam khất sĩ của
thế kỷ 21 có đủ lịch sự nâng một chén trà để mời một vị nữ khất sĩ. Nếu nơi nhân
cách của một vị nam khất sĩ chân tu có dáng dấp của bồ tát Phổ Hiền thì nơi nhân
cách của một vị nữ khất sĩ chân tu cũng có dáng dấp của đại sĩ Quan Âm. Sự tương
kính nầy nuôi lớn cả hai bên đối tác.
24


5, Các vị nam khất sĩ khi tổ chức an cư kết hạ hay kết đông nên chọn nơi nào có
đoàn thể các vị nữ khất sĩ, để có cơ hội gần gũi, bảo vệ, giáo hóa và được yểm trợ,
bởi vì giáo đoàn nữ khất sĩ luôn luôn là đối tác lâu dài của giáo đoàn nam khất sĩ.
6, Các vị nam khất sĩ khi nghe nói đến một vị nữ khất sĩ có thực học, có tài ba, có

đạo đức thì có thể liên lạc với giáo đoàn nữ khất sĩ để thỉnh cầu vị nữ khất sĩ này
đến giảng dạy, chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm tu học của mình.
7, Khi các vị nữ khất sĩ tình nguyện tới chùa viện các vị nam khất sĩ để giúp đỡ bày
biện, nấu cỗ trong những dịp giỗ tổ hay lễ lớn, các vị nam khất sĩ phải biết tìm
cách đồng sự và giúp đỡ, nhất là khi có những công tác khiêng vác nặng nhọc.
8, Khi nghe nói có một vị nữ khất sĩ bị ốm đau, tai nạn, các vị nam khất sĩ cần tỏ
lòng ưu ái, phái người đến thăm hỏi và tìm cách yểm trợ.
Những ý kiến trên cũng có thể lý giải được phần nào những quan niệm của đạo
phật cũng thay đổi theo năm tháng, con người luôn hướng đến sự tiến bộ, đảm bảo
sự công bằng giữa các tăng ni mà các vị thiền sư đã nhọc công nghiên cứu thay đổi
suy nghĩ của những người có tư tưởng chưa đúng và chưa chính xác. Như vậy cũng
có thể thấy rằng việc truyền bá những quy định quy tắc của Phật giáo đến với
người dân cần hết sức cẩn thận và chu đáo bởi trình độ hiểu biết của mỗi người
khác nhau nếu họ hiểu sai lời truyền dạy sẽ dẫn đến việc làm sai trái làm trái lại
những quy định của Phật dạy và cũng làm ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm của nhà
Phật.
Khi được hỏi: “quan điểm của anh chị về Bình đẳng giới và mối quan hệ của nam
và nữ?”
“Cái cốt lõi của đạo phật có thể tóm lại trong hai chữ đó là “Bình đẳng”
Phật dạy rằng chúng sanh bình đẳng, mọi người đều như nhau không phân biệt
trai gái, người giàu, người nghèo, già, trẻ tất cả nếu muốn tin theo Phật đều có thể
lên chùa cầu chúc hoặc có thể tu tại gia. Phật khuyến khích con người sống bình
đẳng với vạn vật dù là con chim hay một cành cây chính vì vậy mà những người
theo đạo phật thường ăn chay để bày tỏ lòng mình và thể hiện sự đối đãi bình
đẳng với vạn vật, chính vì vậy mà dù là nam hay nữ cũng không có gì là khác biệt,
25


×