Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

tiểu luận triết học phương tây hiện đại - tiểu luận cao học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.16 KB, 32 trang )

Mở đầu
Đến giữa thế kỷ XIX, với việc giai cấp tư sản nhiều nước Châu Âu
lần lượt giành được chính quyền, triết học tư sản cận đại cũng hoàn thành sứ
mệnh lịch sử của nó trong cách mạng tư sản. Từ sau đó, triết học này đã dần
dần xa rời truyền thống duy vật và biện chứng của triết học Anh, Pháp, Đức,
trong các thế kỷ XVII, XVIII, XIX. Nó chuyển hướng sang chủ nghĩa duy
tâm và phép siêu hình nên không còn đưa ra một thế giới quan tích cực,
giàu sức sống như nó đã từng thể hiện trong mấy thế kỷ trước. Từ đầu thế kỷ
XX, nhất là sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, triết học phương Tây hiện
đại không ngừng phân hóa thành rất nhiều trường phái, nhưng xoay quanh
hai trào lưu chủ yếu đó là chủ nghĩa duy khoa học và chủ nghĩa nhân bản phi
duy lý.
Cuộc khủng hoảng nhiều mặt của chủ nghĩa tư bản đang diễn ra gay gắt
– kể cả lĩnh vực tư tưởng. Điều đó thể hiện hết sức rõ ràng trong triết học tư
sản hiện đại. Triết học tư sản hiện đại là thế giới quan của giai cấp suy tàn,
không còn khả năng giải đáp được những vấn đề của cuộc sống đang đặt ra,
nó quay lưng và thù địch hẳn với khoa học và tiến bộ xã hội. Vì vậy, việc phê
phán triết học tư sản hiện đại, vạch trần bản chất phản động của nó là điều rất
cần thiết.

1


Nội dung
1.

Những đặc hiểm cơ bản của triết học tư sản hiện đại
1.1. Tính chất chống cộng là đặc điểm tập trung nhất của triết học tư
sản hiện đại.
Thế kỷ 17,18 triết học tư sản đã từng có một vai trò tiến bộ nhất định,
lúc bấy giờ nó là thế giới quan của giai cấp đang lên. Các đại biểu xuất sắc


của giai cấp tư sản thời đó đã giương cao ngọn cờ duy vật và chủ nghĩa vô
thần chiến đấu chống lại giai cấp phong kiến và hệ tư tưởng phong kiến lỗi
thời, góp phần tạo ra biến đổi cách mạng, hình thành phương thức sản xuất tư
bản chủ nghĩa.
Ngày nay địa vị của giai cấp tư sản đã hoàn toàn thay đổi, giai cấp tư
sản đã trở thành phản động, đang ngăn cản bước tiến của xã hội. Triết học tư
sản hiện đại là sự phản ánh về mặt lý luận địa vị và quyền lợi của giai cấp tư
sản lũng đoạn, đang tìm mọi cách duy trì chế độ tư bản, chống lại biến đổi
cách mạng dẫn đến chủ nghĩa cộng sản. Bằng nhiều trường phái khác nhau,
các phương thức khác nhau, triết học tư sản cũng thể hiện xu hướng chung
của giai cấp tư sản là:
“Do khiếp sợ trước giai cấp vô sản đang lớn lên và vững mạnh, đã duy
trì tất cả những gì lạc hậu, già cỗi, trung cổ. Giai cấp tư sản tàn tạ đang kết
hợp với tất cả những lực lượng đã và đang lỗi thời để bảo vệ chế độ nô lệ làm
thuê đang lung lay”.
Đó là tính đảng, là thực chất chính trị - tư tưởng của mọi trào lưu triết
học tư sản hiện đại. Dù được che đậy bằng hang loạt thuật ngữ “thực chứng”,
“tự do lựa chọn”, “hiện sinh” … thì thực chất trên vẫn không thay đổi. Mục
đích cuối cùng và đối tượng trực tiếp của nó là chống lại hệ tư tưởng của giai
cấp vô sản và chủ nghĩa cộng sản. Điều này là nguyên nhân chính tạo ra tính
chất phản động toàn diện trong triết học tư sản hiện nay. Đó là lẽ tại sao triết

2


học tư sản đang chống lại tiến bộ xã hội, chống lại lý trí khoa học, chống lại
cách mạng vô sản.
1.2. Chủ nghĩa duy tâm dưới các hình thức biến tướng của nó là đặc
trưng về thế giới quan của triết học tư sản hiện đại.
Ngày nay, do lập trường giai cấp phản động của họ các nhà triết học tư

sản hiện đại đã từ bỏ những trào lưu triết học tiến bộ trước kia, quay lại phục
hồi và phát triển – dưới hình thức mới - những giáo điều duy tâm lỗi thời đã bị
chủ nghĩa duy vật khoa học (triết học Mác-Lenin) đánh đổ từ lâu. Do đó, triết
học tư sản hiện đại dù có nhiều trào lưu, trướng phái khác nhau, thậm chí đối
lập nhau, nhưng tất cả đều là những hình thức biến tướng cua chủ nghĩa duy
tâm, nhất là chủ nghĩa duy tâm chủ quan. Để che đậy lập trường duy tâm phản
động của nó, triết học tư sản hiện đại như chủ nghĩa thực chứng mới, chủ nghĩa
biện sinh, chủ nghĩa thực dụng v.v…, thường tìm cách lẩn tránh hoặc phủ nhận
vấn đề cơ bản của triết học. Chúng nấp dưới chiêu bài “con đường thứ ba”
trong triết học, tự cho rằn triết học của mình không phải duy tâm cũng không
phai duy vật mà vượt lên trên cả chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật.
Nhưng đã là triết học, với tư cách là thế giới quan của một giai cấp nhất định,
du muốn hay không, nó cũng phải giải quyết vấn đề cơ bản của triết học – vấn
đề quan hệ giữa vật chất và ý thức – bằng cách này hay cách khác.
Triết học tư sản hiện đại là thế giới quan của giai cấp đã suy tàn, nó
càng không dám công khai bày tỏ tính đảng phản động của nó mà phải che
đậy bằng những lời lẽ xảo trá ngụy biện. Xã hội và trí tệ loài người ngày nay
đã phát triển đến trình độ mà một nhà triết học không thể không tuyên bố rằng
mình là “nhà thực tại luận” là “kẻ thù của chủ nghĩa duy tâm” . Đây là một
mâu thuẫn nan giải với triết học tư sản hiện đại, họ phải tuyên bố vứt bỏ chủ
nghĩa duy vật lẫn chủ nghĩa duy tâm. Nhưng tất cả bọn họ lại xuất phát từ
kinh nghiệm, tư duy, lợi ích của “cái tôi” riêng biệt chủ quan, hoặc thứ lý trí
tối cao nào đó để xây dựng các hệ thống triết học của họ. Chính vì thế triết
học tư sản không thể là cái gì khác ngoài chủ nghĩa duy tâm và chủ yếu là chủ
nghĩa duy tâm chủ quan.
3


1.3. Quay về với thần học và chủ nghĩa phi lý tính
Khác với các bậc tiền bối của mình trước đây đã từng tin tưởng mãnh

liệt vào khoa học và lý trí của con người, đã từng coi lý tính, tư duy là thước
đo duy nhất cho mọi sự vật đang tồn tại, các nhà triết học tư sản ngày nay đã
vứt bỏ truyền thống duy lý đó. Họ không còn tin vào khoa học và lý trí lành
mạnh của con người vì những cái đó trái với lập trường tư sản phản động hiện
nay của họ. Các nhà triết học tư sản hiện đại lại quay về với thần học và chủ
nghĩa phi lý tính, mà các bậc tiền bối của họ trước đây đã vứt bỏ. Nhiều người
trong bọn họ đưa ra luận điệu cho rằng thời đại của trí tuệ loài người đã qua
rồi, hiện nay chẳn còn cái mong muốn làm người có trí tuệ nữa và khuyên
người ta hãy trở về cuộc sống phi lý tính.
Các trào lưu và trường phái của triết học tư sản hiện đại – bằng nhiều
cách khác nhau – cố chứng minh về mặt lý luận cho sự tồn tại của tôn giáo.
Đại biểu của chủ nghĩa duy tâm khách quan tuyên truyền tôn giáo dưới hình
thức trắng trợn nhất là phái Tô-mát mới và phái nhân cách chủ nghĩa. Nhưng
chủ nghĩa du tâm khách quan không còn giữ vai trò cầm đầu trong triết học tư
sản hiện đại nữa, nó công khai gắn liền với tôn giáo, tự mình đối lập với khoa
học một cách quá lộ liễu. vì vậy nhiều nhà triết học tư sản hiện đại thích
khoác bộ áo duy tâm chủ quan để ủng hộ chủ nghĩa tín ngưỡng dưới một hình
thức kín đáo, tinh vi hơn.
Thí dụ : chủ nghĩa thực chứng mới đã biện hộ cho tôn giáo một cách
tinh vi khi cho rằn chủ nghĩa Tô-mát mới là sự biểu hiện hợp lý của ý thức tôn
giáo, mà ý thức này không thể bị bác bỏ bởi một khoa học nào hết, vì nó
không phải là khoa học.
Sự quay về với thần học và chủ nghĩa phi lý tính làm cho triết học tư
sản hiện đại, thấm đầy tinh thần của chủ nghĩa hoài nghi và thuyết không thể
biết nhằm phủ nhận quy luật khách quan, khả năng nhận thức và vận dụng
những quy luật đó để cải tạo tự nhiên, xã hội.

4



1.4. Phép siêu hình, chủ nghĩa chiết trung và thuật ngụy biện là đặc
trưng và phương pháp luận của triết học tư sản hiện đại.
Triết học tư sản hiện đại luôn luôn gắn với phép siêu hình. Mặc dù trong
lời lẽ có lúc các nhà tư tưởn tư sản tựa như vận dụng phép siêu hình, xem xét
sự vật, hiện tượng trong trạng thái tĩnh tại, cô lập. Phép biện chứng duy vật là
điều đáng sợ đối với giai cấp tư sản hiện đại biểu tư tưởng của nó. Triết học tư
sản ngày nay phải làm nhiệm vụ bào chữa về mặt lý luận cho những cái không
bào chữa được như sự tồn tại vĩnh viễn của chủ nghĩa tư bản v.v… phủ nhận
điều không thể phủ nhận được như tính hợp quy luật của chủ nghĩa xã hội thay
thế chủ nghĩa tư bản v.v…Vì vậy các nhà triết học tư sản chẳng những sử dụng
phép siêu hình mà còn cả chủ nghĩa chiết chung và thuật ngụy biện làm cơ sở
phương pháp luận cho lý thuyết của họ. họ coi bất cứ lý lẽ nào cũng có sức
thuyết phục, miễn là nó tuyên truyền cho chủ nghĩa thần bí và phi lý tính nhằm
xây dựng cơ sở triết lý cho chính sách bạo lực, để đạt mục đích với bất ký thủ
đoạn nào của giai cấp tư sản lũng loạn. Thí dụ : những người theo chủ nghĩa
thực dụng đã dùng thuật ngụy biện phủ nhận chân lý khách quan và nêu ra một
quan niệm hết sức chủ quan về chân lý. Họ coi chân lý là cái gì đem lại những
hậu quả có ích, cho nên bất cứ người nào cũng có chân lý riêng của mình. Quan
niệm đó hoàn toàn phản ánh tập trung chính sách bành trướng, xâm lược của
các tập đoàn tư bản và bọn phản động hiện đại.
Chủ nghĩa chiết trung và thuật ngụy biện đã làm cho các nhà triết học
tư sản, khi chứng minh những kết luận và những điều khái quát về lý luận của
họ, không thể không lâm vào tình trạng mâu thuẫn gay gắt với những tài liệu
khoa học và thực tiễn xã hội.
1.5. Khoác áo khoa học để xuyên tạc những thành tựu của khoa học
theo lập trường của chủ nghĩa duy tâm.
Các nhà triết học tư sản hiểu rằng, ngày nay cuộc cách mạng khoa học
– kỹ thuật đã gây ra nhiều sự đảo lộn trong đời sống cũng như trong nhận
thức của con người, nếu chỉ dựa vào những tư tưởng phản động của thời trước
5



thì họ không thể chống được chủ nghĩa Mác – Lenin, nhất là chủ nghĩa duy
vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Vì vậy các nhà triết học tư sản
không chỉ phục hồi đơn thuần những tư tưởng phản động của quá khứ mà cố
gắng cải tạo chúng, vận dụng chúng << gắn >> với khoa học hiện đại, cố làm
cho chúng có một << hình thái khoa học >> để xuyên tạc những thành tựu
mới nhất của khoa học theo lập trường duy tâm của họ.
Chúng ta thấy chẳng những các phe phái của chủ nghĩa thực chứng
<<gắn>> với khoa học hiện đại như toán học, vật lý học v.v… mà cả chủ
nghĩa Tô-mát mới, một thứ triết học thần học cũng tìm mọi cách bám lấy
những phát hiện mới nhất của khoa học tự nhiện, giải thích phát hiện ấy một
cách có lợi cho mình và tự khoác cho mình bộ áo khoa học hiện đại.
Cho nên, nhiệm vụ của các nhà triết học Mác-Lenin là phải tiến hành
một cuộc đấu tranh kiên quyết vạch trần tính chất duy tâm phản động của triết
học tư sản hiện đại giả danh khoa học, bảo vệ một cách có hiệu quả và phát
triển hơn nữa chủ nghĩa duy vật trên cơ sở khái quát đúng đắn những thành
tựu mới nhất của khoa học hiện đại
Tóm lại những đặc điểm cơ bản của triết học tư sản hiện đại thể hiện
một cách rõ ràng và sâu sắc bản chất giai cấp phản động của nó. Là thế giới
quan của một giai cấp đang giẫy chết, nhưng rất ngoan cố, triết học tư sản
hiện đại với các trào lưu, trường phái lớn nhỏ của nó, đang ra sức đấu tranh
chống lại chủ nghĩa Mác- Lênin – hệ tư tưởng cách mạng và khoa học của
giai cấp công nhân – nhằm ngăn cản các trào lưu cách mạng của thời đại
trong việc thực hiện các mục tiêu hòa bình, dân chủ, độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội.
2. Phê phán một số trào lưu của triết học tư sản hiện đại
2.1. Chủ nghĩa thực dân mới
Đặc trưng bề noài nổi bật nhất của chủ nghĩa thực chứng hiện đại là
gắn chặt khoa học với kinh nghiệm, nhưng thực chất bên trong thì lại phản

khoa học, thực hiện chủ nghĩa duy tâm chủ quan một cách triệt để.
6


Hình thức đầu tiên của chủ nghĩa thực chứng ra đời vào những năm 3040 của thế kỷ trước, người sáng lập là Ô-guýt Công tơ(1798-1857). Hình thức
thứ hai của nó là chủ nghĩa thực chứng của bọn Ma-khơ (1838-1916) người
Áo, A-vơ-na-ri-uýt (1834- 1896), người Đức. Hình thức thứ ba của nó ngày
nay là chủ nghĩa thực chứng mới (còn gọi là chủ nghĩa thực chứng lô-gich,
chủ nghĩa kinh nghiệm lô-gich) được sáng lập ở Áo do nhóm Viên vào
khoảng 1922, đại biểu tiêu biểu là Slich và sau đó là Gác-náp, nhưng người có
công phát triển và truyền bá rộng rãi hiện nay là Rút-xen (1872 - 1970). Chủ
nghĩa thực chứng mới tuyên bố xóa bỏ mọi thứ “Siêu hình học” (triết học),
cho rằng chân lý chỉ có trong phạm vi những thực chứng, kiểm tra được bằng
con đường kinh nghiệm, chủ nghĩa duy vật lẫn chủ nghĩa duy tâm chỉ là
những hệ thống “suy lý trừu tượng” cần vượt qua và xóa bỏ. Cái nhà khoa học
dựa vào và cần đến là sự vật, là kinh nghiệm chứ không phải là trừu tượng
triết học. Tất cả những vấn đề triết học mãi mãi vẫn là những vấn đề không
iair quyết được và vô ích.
Triết học và khoa học cụ thể có mối liên hệ bên trong với nhau, không
thể thừa nhận mặt này mà bác bỏ mặt kia được. Trong thực tế, chủ nghĩa thực
chứng đã không thể vượt khỏi phạm vi của triết học, mà chỉ là một thứ triết
học duy tâm chủ quan và thuyết không thể biết được che đậy bằng những từ
ngữ khoa học giả hiệu mà thôi. Truy đến nguồn gốc sâu xa của nó chúng ta sẽ
gặp Béc-cơ-lây và Hi-um. Từ Ô-guýt Công tơ đến F.Ma-khơ đều đã bị lịch sử
khoa học loại bỏ, nhất là đã bị các tác giả kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lenin
đạp tan nát. Chủ nghĩa thực chứng mới dù có nhiều “sắc màu mới” nhưng cơ
sở chung của nó vẫn là cái mà các bậc tiền bối của nó đề ra. Do đó về thực
chất nó chỉ quay trở lại cái cũ lỗi thời chứ không tiến lên với sự phát triển của
khoa học.
Nội dung cơ bản có tính chất xuất phát điểm của chủ nghĩa thực chứng

mới là những vấn đề:

7


Thứ nhất, nhiệm vụ cơ bản của triết học thực chứng mới là tách triết
học ra khỏi những vấn đề về thế giới quan, như về vật chất, tinh thần và quan
hệ của chúng, về bản chất thế giới, về tính khách quan và chủ quan, về việc có
thể biết hoặc không thể biết được thế giới v.v… Họ cho đó là những vấn đề
“trừu tượng” “siêu hình” không có ý nghĩa gì. Họ quy triết học chỉ còn chức
năng “mô tả ngôn ngữ”, nghiên cứu “kết cấu ngữ nghĩa của ngôn ngữ khoa
học”. Những người theo chủ nghĩa thực chứng mới tự cho mình là đã tạo nên
một cuộc cách mạng trong triết học với phương hướng và nội dung như trên.
Thứ hai, triết học thực chứng mới chỉ giới hạn trong sự phân tích lô-gic
ngữ nghĩa có tính chất chủ quan gạt bỏ chức năng thế giới quan và phương
pháp luận chung của triết học đối với khoa học. So với triết học Mác - Lênin
nghiên cứu những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy – từ đấy
đề ra phương pháp luận chung cho sự nhận thức và cải tạo thế giới, thì triết
học thực chứng mới trở nên nhỏ bé, sai lạc và bất lực biết bao.
Thứ ba, làm thế nào để xây dựng được lô-gich có tính chất khoa học
nếu không xác định cơ sở xuất phát của nó là sự phản ánh đúng đắn những
quan hệ hiện thực chứ không phải là sự kết cấu tùy tiện chủ quan. Lô-gich
phải là khoa học dẫn người ta đến nhận thức được hiện thực chứ không phải
dẫn đến bịa đặt hay hoài nghi khả năng lý trí của con người. Tất cả điều đó
làm thế nào tách biệt, không xây dựng trên cơ sở những quan niệm chung của
triết học được? Trong lịch sử khoa học, chính Hê-ghen rồi đến các giả kinh
điển của chủ nghĩa Mác-Lenin đã bác bỏ một cách xác đáng thứ lô-gich học
như thế. Chủ nghĩa thực chứng lô-gich là gì nếu không phải là một thứ chủ
nghĩa duy tâm chủ quan, lấy ý thức chủ quan làm cơ sở cho lô-gich khi xác
định rằng lô-gich chỉ là những quy ước chủ quan chứ không phải phản ánh

những quan hệ khách quan và “cái gọi là khách quan không phải gì khác hơn
là những cấu tạo thần kinh đơn giản bên trong bộ óc chúng ta”
Thứ tư, trong lịch sử nhận thức của loài người, có lúc nào khoa học
phát triển ở bên ngoài sự chi phối và chỉ đạo của những vấn đề thế giới quan
8


và phương pháp luận chung không? Trong thực tế đã và sẽ không thể như vậy.
Việc nghiên cứu cái cụ thể, cái riêng biệt và nghiên cứu cái phổ biến, cái chun
nhất vốn có trong bản thân mọi cái cụ thể, riêng biệt là hai mặt của một quá
trình nhận thức khoa học. Thời kỳ nào, hai mặt đó bị tách biệt, không thích
ứng với nhau thì khoa học gặp khó khăn, thậm chí khủng hoảng. Sự phát triển
vô cùng nhanh chóng của khoa học, nhất là từ đầu thế kỷ 20 trở đi đã chứng
tỏ rằng các tài liệu và thành quả của khoa học tự nhiên cần được khái quát về
mặt triết học. Sự khái quát đó đúng hay sai sẽ có ảnh hưởng vô cùng to lớn
đối với sự phát triển khoa học. Cái triết học cũ đều trở nên lỗi thời, khoa học
đòi hỏi phải tạo ra một thứ triết học có khả năng khái quát khoa học để hướng
dẫn khoa học phát triển. Điều đó đã dẫn đến sự hình thành của triết học MácLenin. Trong hơn một nửa thế kỷ qua, trừ những xuyên tạc, vu cáo do định
kiến tư sản ra thì không có sự bác bỏ đúng đắn nào đối với triết học MácLenin. Triết học Mác - Lênin đã chứng tỏ là triết học duy nhất khoa học của
thời đại hiện nay. Vấn đề là phải xóa bỏ những quan niệm, hệ thống triết học
lỗi thời chứ không thể xóa bỏ triết học nói chung. Cho nên vấn đề chỉ có thể
đặt ra đối với tư duy khoa học là xây dựng và chịu ảnh hưởng của thứ triết
học nào mà thôi. Những hệ thống triết học tuyên bố xóa bỏ triết học gặp một
mâu thuẫn nan giải, chứng tỏ sự bất lực không thể giải quyết được những vấn
đề của chính bản thân mình. Những hệ thống triết học tránh triết triết học đó
trong lịch sử dù muốn hay không muốn cũng đã rơi vào chủ nghĩa duy tâm
chống lại chủ nghĩa duy vật, chống lại khoa học.
Nội dung cơ bản thứ hai của triết học thực chứng mới là luận đề về tính
chất kinh nghiệm của mọi tri thức khoa học. Họ xem mọi tri thức chỉ có ý
nghĩa khoa học khi nó được kiểm tra bằng con đường kinh nghiệm trực tiếp,

tức bằng con đường tri giác cảm tính.
Họ cho rằng tri thức khoa học phải là những sự kiện được thu nhận trực
tiếp bằng cảm giác. Chỉ có những vấn đề như thế mới có tính chất “kiểm tra
được”, có thể suy nghĩ không phải là viển vông mà là thực tế, nhận thức khoa
9


học về thế giới cần phải quy thành những “sự kiện trực tiếp”, tức thành sự
kiện cảm tính của chủ đề nhận thức. Do đó mà vấn đề lý luận chỉ là những
vấn đề thuần túy của kinh nghiệm cảm tính trực tiếp và “tính kiểm tra được”
dưới hình thức trực tiếp, cảm tính được xem là tiêu chuẩn chân lý của tri thức
khoa học.
Các-náp viết : “tất cả những quan niệm đặt vào cái gì bên trên hay bên
ngoài kinh nghiệm để có hiểu biết về một cái gì đều là siêu hình”
Mọi lý luận khoa học đều có cơ sở từ hoạt động kinh nghiệm- nhưng
tuyệt đối hóa kinh nghiệm, chủ nghĩa thực chứng mới đã phạm sai lầm to lớn
là quy mọi sự kiện, lý luận khoa học thành những gì chỉ diễn ra trong kinh
nghiệm cảm tính của chủ thể nhận thức, từ đấy mà giải thích kinh nghiệm như
cảm xúc của chủ thể theo quan điểm của chủ nghĩa duy tâm chủ quan.
Những gì đang diễn ra trong kinh nghiệm thực chứng của chủ thể tự nó
chưa xác minh hoàn toàn được chân lý hoặc sai lầm. Mặt khác, bản thân kinh
nghiệm mới là cơ sở chứ chưa phải trực tiếp là lý luận khoa học được. Muốn
có lý luận khoa học thì phải hiểu kinh nghiệm trong trong chỉnh thể của nó –
tức kinh nghiệm phải được so sánh, khái quát trong phạm vi rất rộng của thực
tiễn xã hội nói chung chứ không phải là những gì chỉ xảy ra trong kinh
nghiệm hiện có riêng biệt của từng cá thể nào đó.
Hơn nữa, có rất nhiều tri thức khoa học mà chúng ta không thể dùng
cảm giác ( và nhất là cảm giác cá nhân) để trực tiếp xác định được mà phải
qua nhiều khâu trung gian, gián tiếp, phải dùng khái quát lý luận mới xác định
được. Tri thức khoa học là sự thống nhất hữu cơ giữa kinh nghiệm và khái

quát lý luận. Trong đó kinh nghiệm là cơ sở nhưng không được tách riêng biệt
cô lập với khái quát lý luận. Khoa học sẽ không tiến lên được bước nào nếu
không có khái quát lý luận, nhất là trong thời đại hiện nay. Không phải chỉ
tuyệt đối hóa sự khái quát lý luận mới dẫn đến chủ nghĩa duy tâm mà tuyệt
đối hóa kinh nghiệm cũng dẫn đến chủ nghĩa duy tâm.

10


Đối với những kể kinh nghiệm chủ nghĩa dù cũ, dù mới - đều là những
kẻ, như Ph.Ăng-ghen phê phán là chỉ “ biết thế nào là một giờ, một mét,
nhưng không biết thế nào là thời gian và không gian”. Vì họ “muốn nhận thức
những trừu tượng ấy bằng cảm tính, muốn nhìn thấy thời gian và ngửi thấy
không gian”
Nội dung cơ bản thứ ba của chủ nghĩa thực chứng mới là tính chất “quy
ước” và tiên thiên của những quy luật, nguyên tắc lô-gich và toán học.
Họ cho rằng lô-gich và toán học không phải là tri thức về hiện thực, nó
không có nội dung hiện thực mà chỉ có những kết cấu lô-gich tự do về từ ngữ
và nguyên tắc lô-gich. Ở đây không có vấn đề chân lý và sai lầm mà chỉ có sự
chính xác và không chính xác về mặt hình thức lô-gich mà thôi. Do đó trong
lô-gich và toán không có sự tất yếu phổ biến do quan hệ hiện thực quy định
mà theo một thỏa thuận, có tính chất quy ước với nhau, “mỗi người có thể tạo
ra lô-gich của mình … như mình muốn”. Và những quy luật, lý luận phổ biến
chỉ là “những nguyên tắc hoặc lựa chọn sự chỉ dẫn để rút ra những phán đoán
nhất định này từ những phán đoán nhất định khác”. Hơn nữa, những mệnh đề
chung đó ( quy luật phổ biến của toán và lô-gich) không phải được xây dựng
trên cơ sở những sự kiện cảm tính… mà diễn ra bên ngoài nhận thức do thu
nhận từ các giác quan. Sự xác định có hay không có những quy luật toán lôgich không phải bắt nguồn từ khách quan mà từ “tính chất của màng lưới thần
kinh” - đúng nghĩa là có sẵn trong óc một cách tiên thiên.
Đúng là lô-gich và toán học là những trừu tượng, nhưng không phải là

những trừu tượng tùy tiên chủ quan mà là trừu tượng phản ánh những quan hệ
hiện thực, do “ thực tiễn của con người lặp đi lặp lại hàng nghìn triệu lần”, mà
tạo nên. Việc hình thức hóa trong toán học mang tính chất trừu tượng hết sức
cao, đã và sẽ có tác dụng vô cùng to lớn trong sự phát triển của khoa học và
thực tiễn. Nhưng từ đấy không có cơ sở nào để rút ra kết luận về tính quy ước
và tiên thiên của những quy luật toán và lô-gich. Trong lịch sử đời sống của
con người, toán và lô-gich phát triển theo hướng phản ánh hiện thực, được
11


vận dụng vào kỹ thuật trong thực tiễn cải tạo hiện thực. Dù trừu tượng và có
tính chất hình thức đến đâu, nó cũng phải phản ánh một cái gì của hiện thực
chứ không phải là những trò chơi được sắp xếp tùy tiện có tính chủ quan của
từng cá nhân. (Ví dụ phương trình Đi-rắc trong cơ học lượng tử và hạt pô-sitơ-rông).
Những quan niệm cho lô-gich, toán học là những vấn đề hình thức
thuần túy, phụ thuộc vào sự lựa chọn, sáng tạo thuần túy chủ quan đã và có từ
lâu trong lịch sử triết học nhưng không chịu nổi sự phê phán của khoa học.
Ngay từ đầu thế kỷ trước, sự phát triển khoa học đã vượt qua giới hạn của
những thứ lô-gich thuần túy hình thức, đòi hỏi xây dựng một lô-gich có nội
dung. Yêu cầu đó được C.Mác và Ph.Ăng-ghen đáp ứng trên cơ sở chủ nghĩa
duy vật biện chứng, làm rõ được quan hệ thống nhất giữa lô-gich và hiện
thực, làm rõ nội dung hiện thực được phản ánh thành những nguyên tắc và
quy luật của lô-gich và toán học. Từ đấy, một con đường mới đã được vạch ra
cho những nhà nghiên cứu lô-gich và toán học có thái độ khoa học chân
chính.
Cần phải đấu tranh chống mọi thứ lý luận triết học tự biện, nhấn mạnh
đến thực hiện khoa học, chú ý đúng đắn đến vai trò của lô-gich và toán học
trong sự phát triển khoa học. Nhưng chủ nghĩa thực chứng mới đề cập đến
những vấn đề đó một cách phiến diện, cô lập nó khỏi những giới hạn và quan
hệ vốn có của nó, đem đối lập máy móc cái phổ biến với cái riêng biệt, lý luận

và kinh nghiệm, lô-gich và hiện thực… chuyền những vấn đề đó thành những
vấn đề của ý thức chủ quan thuần túy.
Cuối cùng, chủ nghĩa thực chứng mới xem triết học của mình không đề
ra “việc giải quyết số phận của con người”, và không xem triết học là công cụ
nhận thức và cải tạo thế giới, vì “ tôi không thể thừa nhận thứ triết học mà tôi
cho là rất nguy hiểm”. Đấy là những quan niệm thể hiện rõ ràng bản chất
phản động về mặt xã hội của chủ nghĩa thực chứng mới.

12


Chủ nghĩa thực chứng mới luôn luôn được “hiện đại hóa” phát triển
thành nhiều trường phái, thậm chí còn mâu thuẫn với nhau, nhưng nguồn gốc
chung và những điểm xuất phát cơ bản đều thể hiện một cách triệt để quan
niệm của chủ nghĩa duy tâm chủ quan, dưới sự chi phối của định kiến tư sản
về mặt xã hội.
2.2. Chủ nghĩa hiện sinh.
Nếu nội dung chính của chủ nghĩa thực chứng mới là đề cập đến những
vấn đề có liên quan với khoa học tự nhiên – thì nội dung trung tâm của chủ
nghĩa hiện sinh là vấn đề tồn tại của con người. Chủ nghĩa hiện sinh (từ chữ
La-tinh existentia – tồn tại) chủ yếu bắt nguồn từ một thứ triết học có tính
chất tôn giáo thần bí của Kiếc-kê-ga (1813-1855, Đan mạch), nhưng phát
triển mạnh từ những năm 20 của thế kỷ này. Những đại biểu tiêu biểu là Guxe, Hây-đe-gơ, Gia-spe(Đức), J.P.Xác-tơ-rơ, A.Ca-muýt, Mác-xen(Pháp).
Trào lưu triết học này không chỉ phát triển mạnh ở Đức, Pháp mà cả ở Mỹ,
Nhật, Ý và nhiều nước tư bản phát triển khác. Tầng lớp chịu ảnh hưởng nhiều
là thanh niên tiểu tư sản.
Quan điểm xuất phát đầu tiên của chủ nghĩa hiện sinh là phủ nhận tồn
tại hiện thực bên ngoài và phủ nhận triết học nói chung. Họ xem triết học
không phải là vấn đề nghiên cứu nhằm đạt đến những chân lý khách quan (vì
triết học không thể đạt được điểm đó) mà chỉ là sự triết lý của những cá nhân

đang tồn tại, thể hiện sự cảm xúc, sự tự ý thức của từng con người riêng biệt.
Chân lý ở đây không tách biệt được với cá nhân.
Ta thấy rất rõ rằng loại triết học đó chỉ còn là những quan điểm chủ
quan dựa vào ý muốn và lòng tin của từng cá nhân chứ không phải dựa vào
suy lý khoa học phổ biến nữa. Đây là cơ sở triết lý cho đa số các trường phái
nghệ thuật suy đồi hiện nay ở các nước tư bản.
Chủ nghĩa hiện sinh nghiên cứu về tồn tại, một mặt là tồn tại nói chung
và mặt khác là tồn tại của con người. Nhưng theo quan niệm của họ thì tồn tại
trước hết phải hiểu là tồn tại của con người vì rằng con người là tồn tại mà nó
13


có thể thể hiện, cảm xúc, nhận thức được tồn tại - do đó tạo ra ý nghĩa thật sự
của tồn tại. Cho nên tồn tại nói chung thực chất là tồn tại của con người. Nếu
A-vê-ne-ri-uýt cho rằng khách thể không thể tách khỏi chủ thể và quy khách
thể thành chủ thể, thì chủ nghĩa hiện sinh cho rằng tồn tại nói chung không
thể tách rời tồn tại của con người và quy tồn tại nói chung thành chỉ là tồn tại
của con người, quy tất cả những gì tồn tại thành những gì mà từng cá nhân
con người cảm xúc được từ trong bản thân mình. Gia-spe nói : “ Tất cả những
gì tồn tại đều tập trung vào trong con người – đói với chúng ta tất cả sẽ rơi
vào hư vô”.
Tồn tại chỉ là tồn tại của con người – đó là cái nhân cơ bản của chủ
nghĩa hiện sinh. Còn tồn tại nói chung đối với chủ nghĩa hiện sinh là cái hư
vô, về nguyên tắc là cái không thể hiểu được.
Tồn tại của con người lại được quy thành những cảm xúc của cá nhân.
Cảm xúc tức là tồn tại. Ở đây cảm xúc không phải là cái xảy ra do tác động
với thế giới bên ngoài mà là những gì xảy ra ở bên trong, có tính riêng biệt,
đơn nhất đối với từng người. Chính cái đó tạo ra sự tồn tại (hiện sinh). Từng
con người chỉ tồn tại trong chừng mực nó còn duy trì những cảm xúc bên
trong đó, gạt bỏ tất cả những quan hệ tác động với bên ngoài . J.Ortegay

Gasset – một người theo chủ nghĩa hiện sinh ở Tây Ban Nha viết rằng : “Đời
sống con người luôn luôn là đời sống của mỗi con người riêng biệt, là đời
sống cá nhân, cá thể…”. “Con người trong ý nghĩa riêng và đầu tiên của nó
chỉ là ở chỗ tôi hành động tự bản thân tôi và trong ý thức của những mục đích
riêng của mình”. Và “xã hội hoặc tập thể - không phải là cái gì thuộc về người
“. Như vậy người chỉ là những cá thể người – còn xã hội thì không phải là cái
gì thuộc về người.
Những quan điểm trên đây về tồn tại, về tồn tại của con người thể hiện
quan niệm duy tâm chủ quan một cách hết sức rõ ràng. Tồn tại chỉ là những gì
do con người cảm xúc, còn con người không phải là con người hiện thực với
tất cả những quan hệ xã hội của nó đang sống, mà chỉ là những cá thể của tộc
14


loại người theo quan điểm nhân bản của Phơ-bách. Chủ nghĩa hiện sinh đã
đem đối lập cá nhân từng con người với xã hội một cách siêu hình, không
thấy được tính hiện thực và bản chất của mỗi cá nhân là do tổng hóa những
quan hệ xã hội quy định. Làm thế nào hiểu được đúng đắn những gì đang xảy
ra bên trong mỗi con người, nếu tách nó khỏi những quan hệ xã hội của chính
nó. Chủ nghĩa hiện sinh phủ nhận một chân lý hiển nhiên là con người bao
giờ cũng là thực thể xã hội chứ không phải là thực thể sinh vật riêng biệt.
Một quan điểm cơ bản khác của chủ nghĩa hiện sinh là quan niệm cho
rằng tồn tại là tồn tại dẫn đến cái chết. Cái chết được xem là cơ sở của đời
sống con người. Tất cả những gì của đời sống con người phải được cô kết lại
trên cơ sở sự chết chóc không thể tránh khỏi. Sống một cách không có khí sắc
là sống với những quan hệ hiện thực bên ngoài, còn sống một cách thực sự tức là sống một cách hiện sinh – là sống với nội tâm của chính mình trong
trạng thái tuyệt vọng và khiếp sợ cái chết. Đó là bản chất muôn thuở của mọi
người, chính không nhận thức được cái chết là bản chất của sự sống nên con
người thường rơi vào cuộc sống có tính chất bên ngoài. Ca-muýt, một người
theo phái hiện sinh tuyên bố rằng : “chỉ có một vấn đề nghiêm túc thực sự là

vấn đề về tự sát, suy nghĩ xem đời sống có đáng sống hay không đáng sống –
có nghĩa là giải đáp vấn đề cơ bản của triết học. Tất cả những vấn đề còn lại là
vô nghĩa, vì rằng trước hết phải trả lời vấn đề cơ bản”. Theo trường phái này
thì con người tồn tại trong trạng thái bi kịch dẫn đến cái chết. Đó là điều vĩnh
viễn tự nhiên trong mỗi con người và quy định cuộc sống của họ.
Quan niệm trên thể hiện một thứ chủ nghĩa bi quan tuyệt đối, nó phản
ánh tâm trạng về cuộc sống bế tắc của những con người trong xã hội tư bản
không vượt khỏi giới hạn tư sản để tìm một tương lai tiến bộ. Về mặt triết học
thì đó là hệ thống tư tưởng của giai cấp tư sản một giai cấp tuyệt vọng trước
sự diệt vong không tránh khỏi, nó xem sự đau khổ, chết chóc đang diễn ra là
cái vốn có trong bản chất con người, khuyên con người quay về đời sống nội
tâm của riêng mình, chịu đựng những đau khổ như là điều tất yếu muôn thuở.
15


Chủ nghĩa Mác không phủ nhận bi kịch của đời sống và sự chết chóc là
điều không tránh khỏi đối với từng con người, nhưng bi kịch và sự chết chóc
của từng cá thể người không quy định được nội dung phát triển của đời sống
loài người. Bằng tất cả sức mạnh tinh thần và vật chất do mình sáng tạo ra
mỗi ngày một to lớn, con người hướng về tương lai với niềm lạc quan không
giới hạn. Hơn nữa bi kịch của đời sống không phải là điều muôn thuở mà
trước hết và chủ yếu là bắt nguồn từ trong chế độ người bóc lột người. Ngày
nay, ngay trong thực tiễn, con người đã chứng minh được rằng, trong xã hội
chủ nghĩa, khi mà mọi quan hệ bóc lột bị xóa bỏ thì nguồn gốc xã hội tạo ra
những bi kịch trong đời sống cũng mất đi, nếu có hiện tượng nào đó mang
tính bi kịch thì chủ nghĩa xã hội có đầy đủ khả năng khách quan để giải quyết.
Bản chất xã hội của chủ nghĩa xã hội bài trừ bi kịch của con người, ngược lại
bản chất xã hội của xã hội tư bản sinh ra và bắt xã hội tồn tại trong trạng thái
bi kịch đó.
Đồng thời với quan điểm trên, triết học hiện sinh cũng đề cao chủ nghĩa

phi lý, coi đó chính là đời sống bản thân con người.
Xác-tơ-rơ cho rằng việc chúng ta sinh ra hay sẽ chết đi, đó cũng là
những điều phi lý. Nhưng người tiêu biểu về thuyết phi lý lại chính là Camuýt. Ca-muýt coi tất cả những hành động trên trái đất này đều là phi lý,
nhưng ta vẫn phải chấp nhận sự phi lý đó mà hành động. Từ quan điểm đó,
Ca-muýt kêu gọi tinh thần nổi loạn, chống lại mọi giá trị cổ truyền, mọi đạo
đức cũ để đạt đến tự do. Nhưng rồi ông ta lại tự mình phủ nhận vì cũng theo
ông ta, đạt đến tự do để làm gì, vì tất cả đều là phi lý.
Đây chỉ là một thứ phủ định siêu hình, một chủ nghĩa “hoài nghi tuyệt
đối”. Trong triết học, nó xóa nhòa ranh giới giữa chân lý và sai lầm, giữa
thiện và ác, giữa chính và tà. Trong thực tiễn chính trị, nó dẫn đến chủ nghĩa
tự do vô trách nhiệm và biến thành công cụ bào chữa cho những hành động
đầy tội ác của các thế lực phản động và bọn đế quốc xâm lược.

16


Một quan điểm cơ bản nữa của chủ nghĩa hiện sinh là quan điểm về sự
tự do tuyệt đối. Như phần trên chúng ta đã biết, trường phái này cho rằng tồn
tại, thực sự là tồn tại của những cá thể người, và mỗi cá thể tồn tại thực sự thể
hiện bằng những cảm xúc bên trong, thuần túy của riêng nó. Thế giới nội tâm
đó là thế giới hoàn toàn ổn định, vốn có của từng con người, không phụ thuộc
vào bất cứ cái gì bên ngoài cả. Chính trên cơ sở đó, chủ nghĩa hiện sinh xây
dựng quan niệm về tự do với những nội dung chính sau đây :
Một, sống một cách thật sự - tức sống một cách hiện sinh – là sống với
những cảm xúc của riêng mình. Đó là biểu hiện tập trung của tự do. Tự do ở
đây được xem là sự tùy ý lựa chọn hoặc bác bỏ bất kỳ một nguồn kích thích,
luận chứng hoặc nguyên tắc nào theo xúc cảm bên trong mỗi người. Mỗi
người chỉ có thể có tự do khi hoàn toàn không bị chi phối, không bị quy định
bởi mọi quan hệ và sự kiên bên ngoài. Xác-tơ-rơ cho rằng : ‘không có quyết
định luận, con người mang tính tự do, con người – đó là tự do”

Rõ ràng những người theo chủ nghĩa biện sinh phủ nhận mọi sự thật mà
con người đã nhận thức được trong đời sống của mình là tự do không tách rời
với tất yếu, tự do có nội dung tất yếu. Con người chỉ tự do khi nhận thức và
vận dụng được cái tất yếu một cách tự giác. Phạm trù tự do không phải dùng
để chỉ những cảm xúc bên trong mình với chính mình, mà là chỉ quan hệ của
mình với người khác trong đời sống xã hội. Tự do thể hiện trong hành động
hiện thực chứ không phải thể hiện sự rung cảm nội tâm. Nếu tự do chỉ là vấn
đề cảm xúc riêng thuộc lĩnh vực ý thức thì chủ nô và nô lệ, chúa đất và nông
nô, tư bản và vô sản đều tự do như nhau. Như vậy thì con người phải đấu
tranh sinh tử cho sự nghiệp tự do để làm gì?
Hai, do chỗ xem tự do là hiện tượng thuộc lĩnh vực bên trong của ý
thức cá nhân, những người theo trường phái hiện sinh cho rằng tự do là điều
không liên quan gì đến thành công hay thất bại trong đời sống.
Xác-tơ-rơ cho rằng phải nói chính xác, khác với ý thức thông thường
rằng được tự do không có nghĩa là phải đạt được cái gì mà mình muốn mà là
17


xác định bản thân mình về một nguyện vọng (với nghĩa rộng : về mặt lựa
chọn). Nói một cách khác, sự thành công không có ý nghĩa gì đối với tự do
cả.
Như vậy, tự do là tự lựa chọn trong ý thức trừu tượng, chứ không phải
là quan hệ và sức mạnh hiện thực mà con người cần có trong quá trình cải tạo
tự nhiên và xã hội. Tự do trở thành một cái gì thuần túy nội tâm không có bất
kỳ liên hệ nào với hiện thực bên ngoài cả. Tự do không có thể bằng lý trí mà
chỉ có thể với rung cảm riêng, tự do không thể có ngoài cuộc đời mà chỉ có
trong nội tâm – từ đấy, những người theo phái hiện sinh chủ trương một cuộc
sống bên ngoài lý tính và quay về với niềm tin, tìm chúa trong lòng mọi người
– Tự do và thượng đế không tách rời lẫn nhau.
Quan điểm cơ bản khác nữa của chủ nghĩa hiện sinh là tư tưởng bi quan

về sự phát triển của khoa học kỹ thuật.
Hây- đe- gơ cho rằng sự tiến bộ khoa học kỹ thuật chứa đựng nguy cơ
chết chóc với loài người. Còn Gia-spe thì khẳng định rằng khoa học kỹ thuật
đã phá hoại tự nhiên, làm cho con người mất tính tự nhiên, trở thành vật phụ
thuộc vào máy móc. Khoa học kỹ thuật ngày càng thực sự đe dọa số phận của
con người, do đó mỗi dân tộc cần chống lại kỹ thuật và những hậu quả của nó,
hoặc diệt vong vì nó. Mác-xen thì cho nền văn minh kỹ thuật hiện đại là sự dã
man dựa vào tri thức, biến con người thành nô lệ, làm tất cả những gì riêng
biệt của từng cá nhân; kỹ thuật là tổng hợp những biện pháp được ứng dụng
thực sự vào việc tấn công và phá hoại cá nhân con người.
Những người tiêu biểu cho phái hiện sinh thấy tình trạng mất tính
người trong sự phát triển công nghiệp của xã hội tư bản hiện đại, nhưng hoàn
toàn không hiểu và không giải quyết nổi vấn đề này. Nếu chủ nghĩa Mác đã
vạch ra một cách đúng đắn rằng nguồn gốc thật sự của tình trạng mất tính
người là do khoa học kỹ thuật được sử dụng như một công cụ bóc lột người
theo quyền lợi của giai cấp tư sản, thì những người theo chủ nghĩa hiện sinh
xem nguồn gốc đó là nằm ngay trong bản chất của khoa học kỹ thuật. Do đó,
18


nếu chủ nghĩa Mác đề ra biện pháp thực tiễn thay đổi quan hệ tư sản của xã
hội để giải quyết tình trạng mất tính người, thì những người theo chủ nghĩa
hiện sinh lại kêu gọi mọi người thù địch với khoa học kỹ thuật, tách biệt với
đời sống xã hội, quay lại với đời sống nội tâm, với lòng tin và xúc cảm về
những gì siêu trần thế. Điều ấy thực sự chỉ có ý nghĩa là khuyên người ta thừa
nhận tình trạng mất tính người là điều tất yếu vĩnh viễn trong đời sống hiện
thực (chứ không phải do quan hệ tư sản). Thứ chủ nghĩa nhân đạo hiện sinh
về thực chất là quan điểm tô vẽ tình trạng mất tính người trong xã hội tư bản
chứ không phải thực sự phủ định nó như họ nói.
Tóm lại, tồn tại chỉ là tồn tại của con người; tồn tại của con người là tồn

tại của những cá thể người ; tồn tại của những cá thể đó thể hiện bằng rung
cảm nội tâm riêng biệt tách rời khỏi lý trí và mọi quan hệ hiện thực, từ đó mà
đạt đến tự do thuần túy. Đó là lô-gich chung của chủ nghĩa hiện sinh. Nó là
thứ triết học duy tâm chủ quan phi lý tính, mang màu sắc chủ nghĩa cá nhân bi
quan và có tác dụng bảo vệ chủ nghĩa tư bản một cách triệt để.
2.3. Chủ nghĩa Tô-mát mới
Đây là triết học chính thức của giáo hội cơ đốc hiện nay, một trong
những trào lưu triết học có nhiều ảnh hưởng trong xã hội tư sản hiện đại, nó
phát triển mạnh mẽ ở Bỉ, Pháp, Tây Đức, Ý, Mỹ, Tây ban nha… Chủ nghĩa
Tô-mát mới là sự phục hồi lại hệ thống thần học của Tô-mát Đa-canh thời
trung cổ theo nhu cầu của giáo hội công giáo hiện nay, đang cố thích ứng
khoa học và phục vụ đắc lực cho chế độ tư bản.
Để diễn tả thực chất của thứ triết học này, một giáo sư thần học theo
chủ nghĩa Tô-mát mới ở Pháp nói rằng triết học này là thuyết triệt để lấy Chúa
làm trung tâm ; tất cả đều bắt nguồn từ Chúa, tồn tại nhờ vào Chúa và quay về
với Chúa. Mục đích cơ bản của Tô-mát Đa-canh cũng như phái Tô-mát mới
hiện nay cũng chỉ nhằm chứng minh cho tín điều đó. Hàng chục thế kỷ qua,
chủ nghĩa kinh viện cơ đốc đã trở thành điều quái gở ngu muội trước sự phát
triển ngày càng cao của trí tuệ con người. Nhưng nhà thờ cơ đốc thì lại bảo vệ
19


điều quái gở đó, cho nên vấn đề chính là thay đổi hình thức và phương pháp
thể hiện, chủ nghĩa Tô-mát mới chủ yếu là ở đây, nó chứng minh sự tồn tại
của Chúa và những tín điều cơ đốc dưới dạng của một thứ triết học khách
quan và chống tín ngưỡng. Nói một cách khác, nó bắt buộc phải dùng một
hình thức ngược lại với nội dung của chính nó để che đậy, bảo vệ nó. Biện
pháp cơ bản của trường phái này là điều hòa thần học và triết học, lòng tin và
lý trí, tín ngưỡng và khoa học, cố biến tất cả những tín điều cơ đốc thành
những vấn đề của lý trí khoa học. Vì thế mà mọi thứ lập luận khoa học của họ

trở nên giả tạo và chứa đầy mâu thuẫn bên trong.
Đối với trường phái này, tình cảm tôn giáo lòng tin vào chúa không
phải là lòng tin mà trước hết là vấn đề lý trí. Sự tồn tại của Chúa và lòng tin
của con người vào đấy là điều có thể chứng minh bằng tư duy lô-gich. Họ cố
xuyên tạc khoa học để xây dựng lòng tin tôn giáo, xem nó là kết quả tự nhiên
của lý tính con người chứ không phải là sự tín ngưỡng mù quáng.
Trường phái triết học này lập luận rằng khoa học cụ thể xuất phát từ
những kinh nghiệm riêng biệt (do quan sát, thực nghiệm) – còn triết học (cụ
thể là triết học Tô-mát) thì xuất phát từ kinh nghiệm hàng ngày của đời sống,
kinh nghiệm là cái vốn có phổ biến đối với mọi người trong mọi giai đoạn
lịch sử. Từ trong hoạt động hàng ngày mà con người có tình cảm tôn giáo,
hoạt động hàng ngày của con người là hoạt động có lý trí cho nên tình cảm
tôn giáo là cái nảy sinh từ lý trí trong đời sống. Falk - một người mang theo
trường phái Tô-mát mới viết : “Con người mang tính chất tôn giáo từ trong
bản chất, vì con người hoạt động do lý trí, tình hình và ý chí của mình chi
phối”. Điều ấy có nghĩa là con người có lý trí là con người tôn giáo và tôn
giáo không phải do những lực lượng bên ngoài ghép vào mà nảy sinh từ bên
trong mỗi con người. Cho nên triết học của Tô-mát và lòng tin vào Chúa là
học thuyết và tình cảm của lý trí lành mạnh.
Bằng thuật ngụy biện, phái Tô-mát mới cố chứng minh cho sự tồn tại
vĩnh viễn của tôn giáo.
20


Thực ra tình cảm, ý thức tôn giáo chỉ là sản phẩm của xã hội trong một
thời kỳ lịch sử nhất định. Khoa học đã chứng minh rằng ý thức tôn giáo
không phải đã có ngay từ khi có con người. Ý thức tôn giáo nảy sinh dưới chế
độ công xã nguyên thủy. Đó chỉ là sự nhận thức sai lệch về thiên nhiên của
con người nguyên thủy khi họ cảm thấy bất lực trước những lực lượng mù
quáng của tự nhiên gây tác hại cho họ. Về sau, xã hội có giai cấp và áp bức

giai cấp đã duy trì và củng cố thứ tình cảm và lý trí không lành mạnh đó của
con người và bị các giai cấp các giai cấp thông trị lợi dụng vì lợi ích giai cấp
của chúng. Khi xã hội không còn giai cấp và áp bức giai cấp nữa, khi con
người đã nắm vững được những quy luật của xã hội và của tự nhiên, làm chủ
được xã hội và tự nhiên thì tình cảm, ý thức tôn giáo cũng sẽ dần dần mất đi
và trở nên xa lạ đối với con người.
Không có cơ sở lý trí nào làm nảy sinh lòng tin vào Chúa cả, đó chỉ là
điều bịa đặt, giả tạo về mặt lô-gich của phái Tô-mát mới vì lợi ích của nhà thờ
và giai cấp tư sản đế quốc mà thôi.
Những người theo trường phái Tô-mát mới cho rằng sự đấu tranh giữa
tôn giáo và khoa học là do hiểu lầm, thực ra khoa học tự nhiên đã chứng minh
cho sự tồn tại và sáng tạo của Chúa. Lòng tin tôn giáo và lý tri khoa học
không đối lập nhau mà hài hòa thống nhất với nhau, trong đó lòng tin tôn giáo
là nguồn gốc, là sức mạnh siêu thực của lý trí khoa học có tính chất hạn chế
của con người. Nếu khoa học với những chân lý riêng biệt, chật hẹp không
thể xâm nhập vào tôn giáo, thì trái lại, tôn giáo với những “chân lý tối cao”
của mình không những có thể mà còn cần thiết phải xâm nhập vào khoa học,
trở thành lực lương tinh thần lãnh đạo khoa học. Mỗi bước đi của những nhà
khoa học bao giờ cũng có bàn tay dẫn dắt của chúa(!) Giáo hội cơ đốc đã lập
ra không biết bao nhiêu cơ quan “nghiên cứu khoa học” theo tinh thần “khoa
học chứng minh những tín điều tôn giáo”. Tiêu biể là viện hàn lâm khoa học ở
Va-ti-pa-ri(Pháp), Tô-rông-tô(Ca-na-đa)v.v…

21


Với sự phát triển ngyaf càng mạnh của khoa học kỹ thuật, từ Bờ-ru-no,
Cô-péc-ni cho đến việc có thể tạo ra tế bào sống hiện nay, tấy cả đều phủ nhận
mọi tín điều của cơ đốc giáo. Dù hàng năm xuất bản nhiều “công trình nghiên
cứu”, những nhà triết học theo chủ nghĩa Tô-mát mới vẫn không thể làm điều

gì vượt quá giới hạn xuyên lạc khoa học theo mục đích của cơ đốc giáo. Ví
dụ: họ dựa vào những thí nghiệm có hạn về giới hữu sinh không thể ra đời
ngay từ môi trường vô sinh, dựa avof những khó khăn của khoa học trong
việc giải thích quá trình ý thức diễn ra trong bộ óc v.v. để khẳng điịnh sự sáng
tạo của Chúa. Ngoài ra học còn dựa vào những giải thích sai lầm về sự “xê
dịch về phía đỏ” về “khối lượng biến thành năng lượng”, vè “nguồn gốc bên
ngoài của vận động” v.v. để chứng minh sự tồn tại và sáng tạo của Chúa. Như
chúng ta đã nghiên cứu từ những chương đầu, ngày nay những quan niệm
khoa học đúng đắn đã khắc phục những lầm lẫn đó và phát triển theo chiều
hướng đối lập với những bịa đặt về sự sáng tạo siêu tự nhiên.
Trường phái tô-mát mới cho rằng lý trí con người đã chứng minh cho
những tín điều cơ đốc giáo, tín điều cơ đốc giáo là những chân lý và lý trsi tối
cao, còn lý trí con người là có hạn, do đó con người không thể tự chứng minh
được những chân lý trên. Trong trường hợp đó, phải dùng lòng tin tin vào lý
trí tối cao của lý trí mỗi con người(!) Chúng ta biết trong thưc tế không một ai
có thể chứng minh cho mình được về những tín điều cơ đốc cả. Do đó – theo
phái Tô-mát mới – mọi người chỉ có thể xác định lý trí của mình bằng tín
ngưỡng mà thôi. Rõ ràng, những người theo chủ nghĩa Tô-mát mới đưa ra
một thứ lý trí giả tạo để phủ nhận lý trí chân thực của con người.
Một đặc điểm khác của trường phái này là “chống chủ nghĩa chủ quan”,
thừa nhận sự tồn tại thật sự của thế giới vật chất(!) Họ cho rằng phải thừa
nhận điều đó mới phù hợp với tư tưởng lành mạnh trong đời sống hàng ngày
của con người. Nhưng họ đưa ra sự khẳng định đó chỉ về mặt hình thức để rồi
phủ định nó về mặt nội dung. Chúng ta đã biết trước kia A-ri-stốt có quan
niệm sai lầm xem vật chất chỉ có thể hoạt động, tồn tại thành một cái gì đó là
22


nhờ có hình thức từ bên ngoài đưa vào. (Ví dụ : một phiến đá và bức tượng
được tạc từ phiến đá đó). Tô-mát Đa-canh khai thác triệt để luận điểm sai lầm

đó, xem vật chất chỉ còn là một cái gì thuần túy có tính chất khà năng, không
tồn tại thật sự, nó chỉ tồn tại nhờ vào hình thức từ bên ngoài đưa lại. Ngày nay
những người có trường phái này lập lại tư tưởng đó của người tiền bối của họ.
Ví dụ : Bo-chen-ki viết : “Mọi tồn tại vật chất đều hình thành từ vật chất và
một hình thức nào đó mà hình thức nyaf quy điịnh vật chất ; vật chất đối với
hình thức cũng như tiềm năng đối với động năng. Nếu phân tích theo quan
điểm này mọi tồn tại và suy nghĩ từ hình thức này đến hình thức khác của nó
– thì cuối cùng chúng ta sẽ đi đến cái vật chất đầu tiên, đến bộ phận hợp thành
tồn tại – bộ phận này không còn có tính quy định nào nữa, giống như cái tiềm
năng thuần túy dao động trong giới hạn của cái không tồn tại”.
Quan niệm này chỉ nhằm giải thích tín điều tôn giáo về sự sáng tạo ra
thế giới vật chất từ hư vô của Chúa. Xem những sự vật vật chất chỉ có tính
chất tạm thời, xuất phát từ hư vô và trở về hư vô. Chỉ có “ hình thức” là cái
tồn tại vĩnh viễn. Theo trường phái này thì bình thức của cơ thể sóng là linh
hồn. Còn chúa trời là hình thức của mọi hình thức. Tất cả những gì mà giác
quan ta càm thấy hàng ngày là sự tồn tại hạn chết, có tính chất khả năng. Ờ
đây vật chất được đồng nhất với khà năng và chỉ có Chúa mới tồn tại thực sự,
tồn tại thuần túy, tuyệt đối không có giới hạn về khả năng gì cả. Nhưng khái
niệm cơ bản của sự tồn tại đó là: tinh thần, ý chí, tình yêu, tri thức… Như vậy
những hiện tượng tinh thần thì tồn tại thật sự vĩnh viễn, còn những hiện tượng
vật chất chỉ tồn tại về mặt khà năng và do những hiện tượng tinh thần quy
định. Đó là thức chủ nghĩa duy tâm triệt để đúng với nghĩa của chữ đó.
Về mặt lý luận nhận thức, chủ nghĩa Tô-mát mới cũng nói đến hiện
thực, cũng thừa nhận vai trò của kinh nghiệm cảm tính, của sự phản ánh thế
giới bên ngoài thông qua cảm giác và tri giác. Nhưng họ lại khẳng định rằng
cảm giác không thể là nguồn gốc của những tri thức về bản chất của sự vật,
nhất là về những gì siêu tự nhiên. Đối tượng của lý trí không phải là những sự
23



vật vật chất mà là những cái phổ biến, hình thức, tinh thần v.v… “ Đối tượng
của trí tuệ loài người không có tính vật chất cũng như bản thân nó”. Như vậy
trong thứ lý luận nhận thức này, đối tượng của nhận thức cảm tính khác với
đối tượng nhận thức lý tính; cái phổ biến bị tách khỏi cái cụ thể đang tồn tại.
Lý tính của con người chỉ liên quan để những gì siêu vật chất mà thôi! Đây là
thứ lý luận nhận thức hết sực sai lầm của chủ nghĩa duy tâm.
Từ quan niệm của chù nghĩa duy tâm triệt để, làm sống lại những tư
tưởng của Tô-mát Đa-canh thời trung cổ, chủ nghĩa Tô-mát mới đã tạo ra
những hình thức giả tạo về lý trí khoa học, nhằm tuyên truyền cho việc duy trì
tín điều tôn giáo và chết độ tư bản đã thối nát. Những quan niệm về xa hội
của chủ nghĩa Tô-mát mới xuất phát từ đấy, mang nội dung rất phản động thù
địch với phong trào công nhân, với cách mạng xã hội chủ nghĩa.
2.4. Chủ nghĩa thực dụng
Chủ nghĩa thực dụng (từ chữ Hy-lạp Pragma là hành động) là một trào
lưu triết học duy tâm chủ quan, rất phản động hiện nay được truyền bá rất
mạnh ở Mỹ. Người để xuất là Péc-xơ (1839-1914) và những đại biểu nổi
tiếng về sau là Giê-mơ(1842-1910. Đi-uây(1859-1952) và Si-le(1864-1937).
Có thể nói một cách khái quát nội dung và mục đích chung của chũ
nghãi thực dụng là cố gạt bỏ mọi vấn đề lý lauajn chung mà chỉ bàn về “sự
ích lợi” được đem lại đối với hành dộng hàng ngày của chúng ta. Đây là sự
kết hợp đặc điểm của chù nghĩa thực chứng (tuyệt đối hóa kinh nghiệm thực
chứng) và đặc điểm của các loại triết học về đời sống (lấy con người về mặt
sinh vật học hoặc những cảm xúc chủ quan làm cơ sở) mà hình thành.
Chủ nghĩa thực dụng tuyên bố gạt bỏ mọi vấn đề của triết học cổ
truyền, tức là những vẫn đề thuộc quan nhiệm chung về thế giới, về quy luật
và phương pháp chung nhất của nhận thức và hành động của con người v.v…
Nhưng dù sao trường phái này vẫn là một trường phái triết học, cho nên
không thể không bàn đến những vấn đề trên, chỉ có khác là họ chuyển những
phạm trù “có lợi”, “thành công”, “hậu quả thực tế” … thành phạm trù triết
24



học và xuất phát từ đấy mà bàn đến những vấn đề chung nhất của đời sông
con người. Sự có lợi là mục đích và chân lý tối cao của thứ triết học này. Đây
là cơ sở triết lý cho sự xoay sở bóc lột của giai capas tư sản và hành động đầy
tội ác của bọn đế quốc.
Phái thực dụng cho rằng tồn tại của những gì đem lại hậu quả thực thế.
Chủ có những cái có ý nghĩa đối với chủ thể mới là cái tồn tại. Giê-mơ cho
rằng “Hiện thực tồn tại “độc lập” với tư duy con người là một vật mà xem
chừng rất khó tìm ra… Đó là một cái gì tuyệt đối mờ tối và không thể tìm
thấy được, là một giới hạn thuần túy lý tưởng của tư duy chúng ta” và chỉ có
“… những đối tượng của lòng tin… thực ra là những thực tại duy nhất mà
người ta có thể nói đến, nên người theo chủ nghĩa thực dụng, khi nói đến
người cho là thực thì về nguyên tắc có ý nói đến cái mà con người cho là thực
tại cái mà con người thừa nhận là thực tại trong một lúc nào đó”. “ nhưng
thực tại tự nó tồn tại chỉ vì một lẽ là người ta tin nó”. Như vậy thế giới khách
quan nói chung có tồn tại hay không là điều mơ hồ, là sự tưởng tượng của tư
duy, chỉ có những gì tồn tại liên quan đến tôi trong một lúc nào đó mới là cái
tồn tại thật sự. Và khi lòng tin của tôi thay đổi, quan hệ với tôi thay đổi thì tồn
tại đó cũng không còn nũa(!) Từ đấy, chủ nghĩa thực dụng đi đến những quan
niệm cho rằng mọi sự tồn tại đều phụ thuộc vào kinh nghiệm và nhận thức
của cá nhân. Kinh nghiệm và nhận thức này được giải thích theo tinh thần là
tự nó quy định và sản sinh ra hiện thực. Sự vật là “… kết quả độc đoán hoàn
toàn của chúng ta, bởi vì chúng ta căn cứ vào như cầu của mình tách ra cái gì
có lợi cho chúng ta… chúng ta tùy ý phân chia dòng kinh nghiệm cảm tính
thành các sự vật” Phái thực dụng hoàn toàn phủ nhận hiện thực khách quan
tồn tại độc lập đối với ý thức con người. Nhưng họ đã và sẽ phản đối kịch liệt
nhận định đó, họ cho rằng: chúng tôi không phủ nhận sự tồn tại thực sự của
thé giới bên ngoài, chỉ có vấn đề là chúng tôi xem điều đó không có ý nghĩa
gì đối với đời sống của con người, sự tồn tại chân thật của thế giới là tồn tại

trong người, sự tồn tại chân thật của thế giới là tồn tại trong quan hệ với chủ
25


×