ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT - CÔNG NGHỆ CẦN THƠ
______________________________________________________________________________
HỒ SƠ
ĐĂNG KÝ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO
TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC
Ngành: KỸ
THUẬT PHẦN MỀM
Mã ngành: 52480103
Cần Thơ, 2014
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT - CÔNG NGHỆ CẦN THƠ
______________________________________________________________________________
HỒ SƠ
ĐĂNG KÝ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO
TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC
- Tên ngành:
KỸ THUẬT PHẦN MỀM
- Mã ngành:
52480103
- Cơ sở đào tạo:
Trường Đại học Kỹ thuật – Công nghệ Cần Thơ
- Trình độ đào tạo: Đại học
- Khối tuyển:
A, A1
Cần Thơ, 2014
UBND THÀNH PHỐ CẦN THƠ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
________________________________________________________________
KỸ THUẬT – CÔNG NGHỆ CẦN THƠ
________________________________________________________
Số:
/TTr-ĐHKTCN
Cần Thơ, ngày tháng năm 2014
TỜ TRÌNH
ĐĂNG KÝ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO
Tên ngành: Kỹ thuật phần mềm. Mã số: 52480103
Trình độ đào tạo: Đại học chính quy
Kính gửi: Bộ Giáo dục và Đào tạo
1.
Sự cần thiết mở ngành đào tạo
Đất nước ta đang trong giai đoạn đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong
mọi lĩnh vực kinh tế xã hội đặc biệt là nhu cầu triển khai các đề án ứng dụng công
nghệ thông tin trong giáo dục điện tử, thương mại điện tử, hành chính điện tử. Để đáp
ứng được nhu cầu này, đòi hỏi phải có một đội ngũ có trình độ cao trong lĩnh vực
Công nghệ Thông tin nói chung và ngành Kỹ thuật Phần mềm nói riêng. Mục tiêu
đào tạo kỹ sư ngành Kỹ thuật Phần mềm cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ
bản về tổ chức và quản lý công nghệ phần mềm để có khả năng xây dựng mô hình và
áp dụng các nguyên tắc của công nghệ phần mềm vào thực tế, đáp ứng các yêu cầu về
nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin của xã hội.
Những năm gần đây Việt Nam được biết đến là một trong các quốc gia sản xuất
và gia công phần mềm hàng đầu châu Á chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ. Chính vì vậy
nhu cầu thực tiễn về đào tạo kỹ sư chính quy ngành Kỹ thuật phần mềm chuyên sâu
về quy trình xây dựng, phát triển, kiểm thử và bảo trì phần mềm, có khả năng ngoại
ngữ tốt và có khả năng nắm bắt những công nghệ phức tạp để trở thành kỹ sư phần
mềm toàn cầu là một trong các mục tiêu của ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam.
Để đáp ứng nhu cầu nhân lực ngành Kỹ thuật Phần mềm, trường Đại học Kỹ
thuật - Công nghệ Cần Thơ tiếp tục đầu tư mọi nguồn lực mở ngành Kỹ thuật Phần
mềm để góp phần đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật công nghệ đáp ứng nhu cầu phát
triển kinh tế - xã hội của thành phố Cần Thơ và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Phần mềm nhằm đào tạo đào tạo kỹ sư Kỹ thuật
Phần mềm có năng lực chuyên môn tốt về kỹ thuật công nghệ, quản lý dự án, nghiên
cứu phát triển kiến trúc phần mềm, gia công, dây chuyền phát triển phần mềm, ứng
dụng hệ thống phần mềm có quy mô, phát triển các phần mềm hệ thống máy tính phù
hợp với các tiêu chí chất lượng cao, chi phí hợp lý, vận hành hiệu quả, đem lại lợi ích
kinh tế cao.
2.
Giới thiệu khái quát về cơ sở đào tạo
2.1. Năm thành lập, quá trình xây dựng và phát triển
Trường Đại học Kỹ thuật – Công nghệ Cần Thơ, trước đây là Trung tâm Đại học
Tại chức Cần Thơ là đơn vị sự nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giáo dục đào tạo bậc
đại học của thành phố Cần Thơ. Hơn 32 năm hình thành và phát triển, Nhà trường
luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị do Thành ủy và Ủy ban nhân dân thành
phố Cần Thơ trong công tác chuẩn hóa cán bộ, nâng cao dân trí, đóng góp đáng kể
vào thành tích phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long nói
chung và thành phố Cần Thơ nói riêng.
Ngày 29 tháng 01 năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số
249/QĐ-TTg thành lập Trường Đại học Kỹ thuật – Công nghệ Cần Thơ trên cơ sở
nguồn nhân lực, cơ sở vật chất của Trung tâm Đại học Tại chức Cần Thơ.
Trường Đại học Kỹ thuật – Công nghệ Cần Thơ trực thuộc Ủy ban nhân dân
thành phố Cần Thơ, chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào
tạo.
Trụ sở chính của Trường đặt tại số 256 đường Nguyễn Văn Cừ, phường An
Hòa, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.
2.2. Các ngành, quy mô và hình thức đào tạo
Từ năm 1981 đến nay, Trường đã liên kết đào tạo trình độ đại học vừa làm vừa
học, đào tạo từ xa, đại học bằng thứ hai với hơn 22.000 học viên, sinh viên tốt nghiệp
ra trường; bồi dưỡng ngắn hạn hàng ngàn cán bộ công chức.
Kế thừa thành quả liên kết đào tạo của Trung tâm Đại học Tại chức Cần Thơ,
Trường Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ tiếp tục quản lý và liên kết đào tạo
với nhiều trường đại học công lập uy tín trong cả nước đào tạo theo các hình thức vừa
làm vừa học, liên thông từ trung cấp, cao đẳng lên đại học, đào tạo từ xa bao gồm các
ngành: Hệ thống Thông tin, Điện năng, Kỹ thuật Cơ điện tử, Điện tử - Viễn thông,
Xây dựng, Công nghệ Thực phẩm, Chế biến Thủy sản, Ngoại thương, Tài chính ngân
hàng, Quản trị kinh doanh, Luật, Anh văn...
Tính đến tháng 12/2013, Trường có khoảng 7.196 học viên, sinh viên, trong đó
có trên 5.706 học viên, sinh viên hệ vừa làm vừa học và trên 1.490 học viên, sinh
viên hệ đào tạo từ xa, và đặc biệt 297 sinh viên hệ chính quy khóa I đang theo học tại
Trường theo đúng chỉ tiêu đã đăng ký.
2.3. Đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý
Hiện nay, trường có 172 cán bộ, giảng viên, cụ thể như sau:
Số giảng viên cơ hữu có 132 người:
Tiến sĩ: 11
Thạc sĩ: 80 (trong đó có 09 cán bộ nhận được học bổng Tiến sĩ nước ngoài từ
Đề án 911 và đang hoàn chỉnh hồ sơ đi học)
Tốt nghiệp Đại học: 41
Cán bộ, công nhân viên: 40 người (trong đó có 01 thạc sĩ và 31 người tốt
nghiệp đại học).
2.4. Cơ sở vật chất, thiết bị, phòng thí nghiệm thực hành, thư viện, giáo trình
Trường Đại học Kỹ thuật – Công nghệ Cần Thơ có 02 cơ sở, bao gồm:
Cơ sở I: tọa lạc tại địa chỉ số 256, Nguyễn Văn Cừ, phường An Hòa, quận
Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Tổng diện tích đất là 12.903 m2, trong đó sử dụng
5.041 m2 xây dựng trụ sở và các công trình phục vụ đào tạo với diện tích sàn xây
dựng sử dụng là 13.670 m2, diện tích còn lại là sân chơi và công viên cây xanh.
Trường hiện có 42 phòng học với tổng diện tích là 9.891m2, sức chứa 4.850
ghế ngồi; 02 hội trường với tổng diện tích 864m2, sức chứa 550 ghế ngồi; 02 phòng
học ngoại ngữ với tổng diện tích 136m2, sức chứa 100 ghế ngồi. Trong đó, có trang bị
40 hệ thống âm thanh, 30 LCD và 10 máy chiếu cho các giảng đường, hội trường.
Bên cạnh đó trường có 07 phòng thực hành máy tính với diện tích 556m2 và 07 thí
nghiệm với diện tích là 778m2. Thư viện có tổng diện tích 1.445 m2, trong đó diện
tích phòng đọc 500 m2, số chỗ ngồi 200, số lượng máy tính phục vụ tra cứu là 20
máy. Thư viện điện tử có địa chỉ: .
Nhà trường đã trang bị hệ thống máy chủ IBM và các thiết bị hạ tầng mạng,
cài đặt website (www.ctuet.edu.vn), Hệ thống quản lý tuyển sinh, quản lý công tác
học vụ, thời khóa biểu, quản lý tài chính - học vụ, hành chính điện tử, phần mềm thư
viện,…
Năm 2014, trường tiếp tục xây dựng mới Khối lớp học, phòng thí nghiệm có
quy mô 01 tầng trệt, 06 tầng lầu, diện tích xây dựng 638 m2, diện tích sàn sử dụng
4.706 m 2, bao gồm 18 lớp học (15 phòng học lý thuyết, 03 phòng thí nghiệm thực
hành), đáp ứng cho khoảng 975 sinh viên, với tổng mức kinh phí đầu tư gần 48 tỷ. Ủy
ban nhân dân thành phố Cần Thơ đã phê duyệt và cấp kinh phí để triển khai xây dựng
vào quý I/2014 (theo Quyết định số 3299/QĐ-UBND, ngày 24/10/2013 và Quyết
định số 4275/QĐ-UBND ngày 13/12/2013).
Cơ sở II: tọa lạc tại phường Long Tuyền, quận Bình Thủy, thành phố Cần
Thơ. Tổng diện tích đất là 17,69 ha đang tiến trình giải phóng mặt bằng để có thể tiến
hành công tác xây dựng trong năm 2014. Ủy ban nhân dân thành phố đã duyệt tổng
mức đầu tư 800 tỷ để triển khai xây dựng (theo Quyết định số 3294/QĐ-UBND, ngày
23/10/2013).
Để tăng cường năng lực đào tạo, Trường đã ký các Bản thỏa ước toàn diện với
Trường Đại học Cần Thơ, Đại học Bách khoa TP.HCM, Trường Cao đẳng Nghề Cần
Thơ, Viễn thông Cần Thơ nhằm khai thác nguồn lực giảng viên, nguồn tài liệu, giáo
trình, tiềm lực cơ sở vật chất, trang thiết bị các phòng thí nghiệm, ký túc xá sinh viên,
cơ sở phục vụ giáo dục thể chất trong những năm đầu hoạt động trong khi Nhà trường
đang đầu tư xây dựng tại Cơ sở I và II.
Tự đánh giá: với nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị đã được đầu tư và
dự kiến đầu tư mới trong thời gian tới tại Cơ sở I, trường đảm bảo cho hoạt động
tuyển sinh và đào tạo trong khoảng 5 -10 năm đầu thành lập trường.
3.
Về ngành đăng ký đào tạo và chương trình đào tạo
Ngành đào tạo: Kỹ thuật Phần mềm
Hệ đào tạo: Chính quy
Trình độ đào tạo: Đại học
Khối tuyển: A, A1
Tổng khối lượng kiến thức toàn khóa: 147 tín chỉ
Thời gian đào tạo: 4 năm
Dự kiến chỉ tiêu tuyển hàng năm: 75 chỉ tiêu/năm
Tóm tắt về quá trình xây dựng chương trình đào tạo:
Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Phần mềm được xây dựng trên cơ sở tham
khảo các quy định về đào tạo bao gồm:
Thông tư số 14/2010/TT-BGDĐT, ngày 27 tháng 4 năm 2010 của Bộ Giáo
dục và Đào tạo ban hành Danh mục giáo dục, đào tạo cấp IV trình độ cao đẳng, đại
học.
Quyết định số 43/2007/QĐ-BGD&ĐT ban hành ngày 15 tháng 08 năm 2007
về việc ban hành “Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống
tín chỉ”.
Thông tư số 38/2009/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 12 năm 2009 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành bộ chương trình khung giáo dục đại học khối
ngành công nghệ thông tin trình độ đại học.
Thông tư số 08/2011/TT-BGDĐT ban hành ngày 17 tháng 2 năm 2011 của
Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định điều kiện, hồ sơ, quy trình mở ngành đào tạo, đình
chỉ tuyển sinh, thu hồi quyết định mở ngành đào tạo trình độ đại học, trình độ cao
đẳng.
Ngoài ra, chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật phần mềm của Trường Đại học
Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ còn được xây dựng trên cơ sở tham khảo các chương
trình đào tạo ngành Kỹ thuật phần mềm của một số trường đại học trong nước và
quốc tế đồng thời có tiếp thu ý kiến đóng góp của các nhà chuyên môn; các công ty;
sinh viên đã và đang theo học tại các trường đại học.
Tính đến nay, Khoa Công nghệ Thông tin có 26 cán bộ, giảng viên, trong đó có
01 Phó giáo sư, 02 Tiến sĩ, 11 Thạc sĩ (01 đang học tiến sĩ nước ngoài, 02 giảng viên
đã nhận được học bổng tiến sĩ nước ngoài từ Đề án 911 và 01 giảng viên đã nhận
được học bổng tiến sĩ nước ngoài từ đề án 165 và đang hoàn chỉnh hồ sơ đi học), 12
đại học (trong đó 02 đang học cao học).
Khoa Công nghệ Thông tin có đội ngũ giảng viên cơ hữu đảm nhận giảng dạy
tối thiểu 73% khối lượng của chương trình đào tạo Kỹ thuật Phần mềm. Trong đó, có
01 giảng viên là Phó Giáo sư – Tiến sĩ chuyên ngành Khoa học máy tính, 01 tiến sĩ
chuyên ngành Khoa học máy tính, 01 tiến sĩ chuyên ngành Toán học (Đảm bảo toán
học cho máy tính và hệ thống tính toán), 02 thạc sĩ chuyên ngành Kỹ thuật Phần
mềm. Cụ thể:
STT
Cán bộ cơ hữu
Chuyên ngành
1
Ts. Nguyễn Thanh Bình
Khoa học Máy tính
2
PGS. Ts. Đặng Trần Khánh
Khoa học Máy tính
3
Ts. Trương Minh Nhật Quang
Toán học (Đảm bảo toán học
cho máy tính và hệ thống
tính toán)
4
Ths. Trần Văn Út
Kỹ thuật Phần mềm
5
Ths. Dương Trung Nghĩa
Kỹ thuật Phần mềm
Ngành Kỹ thuật Phần mềm kế thừa thành công liên kết đào tạo với đại học Cần
Thơ từ năm 1991 cho đến nay được 13 khóa, với đại học Công nghệ Thông tin Thành
phố Hồ Chí Minh, đồng thời cán bộ chủ chốt đã có kinh nghiệm giảng dạy và quản lý
ngành đào tạo trên cũng như các phòng ban chức năng có nhiều kinh nghiệm trong
công tác quản lý.
4.
Kết luận và đề nghị
Căn cứ vào năng lực của nhà trường, căn cứ vào nhu cầu nguồn nhân lực ngành
Kỹ thuật Phần mềm do yêu cầu phát triển kinh tế và xã hội của thành phố Cần Thơ và
các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Trường Đại học Kỹ thuật – Công nghệ
Cần Thơ xây dựng Đề án đăng ký mở ngành đào tạo Kỹ thuật Phần mềm, trình độ đại
học và được Hội đồng Khoa học và Đào tạo Trường thông qua.
Nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực ngành Kỹ thuật Phần mềm cho xã hội, đào tạo
các kỹ sư Kỹ thuật Phần mềm có năng lực chuyên môn và kỹ năng tay nghề, được thị
trường lao động và xã hội chấp nhận, góp phần cung cấp nguồn lao động chất lượng
cho các viện, trường và cho thị trường lao động, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội
Đồng bằng sông Cửu Long, việc mở ngành Kỹ thuật phần mềm tại Trường Đại học
Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ là yêu cầu cấp thiết, phù hợp với nhu cầu phát triển
nguồn nhân lực khoa học kỹ thuật của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và của cả
nước.
Toàn bộ nội dung Hồ sơ đăng ký mở ngành đào tạo mới đã được nhà trường đưa
lên website của Trường tại địa chỉ:
Kính đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép Nhà trường được tổ chức chiêu
sinh đào tạo ngành Kỹ thuật Phần mềm, trình độ đại học, hệ chính quy từ năm 2014./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- UBND TPCT “để b/c”;
- Lưu VT.
HIỆU TRƯỞNG
MỤC LỤC
Phần 1.
SỰ CẦN THIẾT MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO .......................................................... 1
Giới thiệu vài nét về cơ sở đào tạo............................................................................... 1
1.
Năm thành lập, quá trình xây dựng và phát triển............................................................. 1
Các ngành, trình độ và hình thức đang đào tạo................................................................ 1
Đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý................................................................................. 1
Quy mô đào tạo các trình độ, hình thức đào tạo .............................................................. 2
Số khóa và số sinh viên đã tốt nghiệp, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm .................. 2
Cơ sở vật chất, thiết bị, phòng thí nghiệm thực hành, thư viện, giáo trình ....................... 2
2.
Kết quả khảo sát, phân tích, đánh giá nhu cầu nguồn nhân lực ..................................... 4
3.
Giới thiệu về khoa sẽ trực tiếp đảm nhận nhiệm vụ đào tạo.......................................... 5
4.
Lý do mở ngành đào tạo đại học Kỹ thuật phần mềm................................................... 6
Phần 2.
NĂNG LỰC CƠ SỞ ĐÀO TẠO .......................................................................... 7
Đội ngũ giảng viên ...................................................................................................... 7
1.
Giảng viên cơ hữu .......................................................................................................... 7
Kỹ thuật viên, nhân viên hướng dẫn thí nghiệm cơ hữu ................................................ 15
Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo .................................................................................. 16
2.
Phòng học, giảng đường, trang thiết bị hỗ trợ giảng dạy ............................................... 16
Phòng thí nghiệm, cơ sở thực hành và trang thiết bị phục vụ thí nghiệm thực hành....... 17
Thư viện....................................................................................................................... 29
Hoạt động nghiên cứu khoa học................................................................................. 57
3.
Phần 3.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO VÀ KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO.............................. 60
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ......................................................................................... 60
1.
Mục tiêu đào tạo................................................................................................. 60
2.
Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo ..................................................................... 62
3.
Thời gian đào tạo................................................................................................ 73
4.
Khối lượng kiến thức toàn khóa.......................................................................... 73
5.
Đối tượng tuyển sinh .......................................................................................... 73
6.
Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp ............................................................... 73
7.
Thang điểm ........................................................................................................ 73
8.
Nội dung chương trình........................................................................................ 74
9.
Kế hoạch giảng dạy ............................................................................................ 78
10.
Hướng dẫn thực hiện chương trình ..................................................................... 85
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN ............................................................................. 105
NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN 1 ..................... 106
NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN 2 ..................... 108
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH ..................................................................................... 111
ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ....................... 114
PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG ....................................................................................... 117
VĂN BẢN VÀ LƯU TRỮ ĐẠI CƯƠNG .................................................................. 119
KỸ NĂNG GIAO TIẾP ............................................................................................. 121
ANH VĂN CĂN BẢN 1 ............................................................................................ 124
ANH VĂN CĂN BẢN 2 ............................................................................................ 129
ANH VĂN CĂN BẢN 3 ............................................................................................ 133
VI TÍCH PHÂN A1.................................................................................................... 137
VI TÍCH PHÂN A2.................................................................................................... 141
ĐẠI SỐ TUYẾN TÍNH.............................................................................................. 144
TIN HỌC CĂN BẢN ................................................................................................. 147
XÁC SUẤT THỐNG KÊ ........................................................................................... 151
VẬT LÝ 1.................................................................................................................. 154
VẬT LÝ 2.................................................................................................................. 160
GIÁO DỤC THỂ CHẤT 1 ......................................................................................... 165
THỂ DỤC NHỊP ĐIỆU 1 ........................................................................................... 166
ĐIỀN KINH TỰ CHỌN 1.......................................................................................... 168
TAEKWONDO 1....................................................................................................... 170
BÓNG CHUYỀN KHÔNG CHUYÊN 1 .................................................................... 172
GIÁO DỤC THỂ CHẤT 2 ......................................................................................... 173
THỂ DỤC NHỊP ĐIỆU 2 ........................................................................................... 174
ĐIỀN KINH TỰ CHỌN 2.......................................................................................... 175
TAEKWONDO 2....................................................................................................... 177
BÓNG CHUYỀN KHÔNG CHUYÊN 2 .................................................................... 179
GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG 1 ................................................................................... 181
GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG 2 ................................................................................... 184
GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG 3 ................................................................................... 187
CẤU TRÚC DỮ LIỆU VÀ GIẢI THUẬT ................................................................. 190
TOÁN RỜI RẠC ....................................................................................................... 193
KIẾN TRÚC MÁY TÍNH .......................................................................................... 196
TIN HỌC ĐẠI CƯƠNG ............................................................................................ 199
KỸ THUẬT LẬP TRÌNH .......................................................................................... 202
HỆ ĐIỀU HÀNH ....................................................................................................... 206
MẠNG MÁY TÍNH................................................................................................... 209
CƠ SỞ DỮ LIỆU ....................................................................................................... 213
LẬP TRÌNH HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG ......................................................................... 217
NHẬP MÔN CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM ................................................................. 220
NGÔN NGỮ MÔ HÌNH HÓA UML.......................................................................... 223
AN TOÀN PHẦN MỀM VÀ HỆ THỐNG................................................................. 226
KIẾN TRÚC PHẦN MỀM......................................................................................... 228
PHÂN TÍCH THIẾT KẾ PHẦN MỀM....................................................................... 230
KIỂM THỬ PHẦN MỀM .......................................................................................... 234
BẢO TRÌ PHẦN MỀM.............................................................................................. 237
ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG PHẦN MỀM ................................................................. 239
QUẢN TRỊ DỰ ÁN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ...................................................... 241
PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ................................................................................. 244
ĐỒ ÁN HỌC PHẦN 1 – GIẢI THUẬT VÀ LẬP TRÌNH.......................................... 246
ĐỒ ÁN HỌC PHẦN 2 – QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG VÀ SẢN PHẨM ..................... 248
ĐỒ ÁN HỌC PHẦN 3 – THỰC HÀNH VỀ GIAO TIẾP VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA
MÁY TÍNH VÀ LÀM VIỆC NHÓM TỪ XA ............................................................ 250
TƯƠNG TÁC NGƯỜI - MÁY................................................................................... 252
XỬ LÝ ẢNH VÀ THỊ GIÁC MÁY TÍNH ................................................................. 255
TRÍ TUỆ NHÂN TẠO ............................................................................................... 258
HỆ QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU.............................................................................. 261
PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN ........................................... 263
CÔNG NGHỆ .NET................................................................................................... 265
LẬP TRÌNH JAVA 1 ................................................................................................. 268
LẬP TRÌNH JAVA 2 ................................................................................................. 270
LẬP TRÌNH WEB ..................................................................................................... 273
CÔNG NGHỆ XML VÀ ỨNG DỤNG....................................................................... 277
QUẢN LÝ AN NINH THÔNG TIN........................................................................... 279
HỆ TRỢ GIÚP QUYẾT ĐỊNH .................................................................................. 282
CÁC HỆ PHÂN TÁN ................................................................................................ 285
AN TOÀN VÀ BẢO MẬT THÔNG TIN................................................................... 288
DỊCH VỤ VÀ CƠ SỞ HẠ TẦNG ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY .................................... 291
CÔNG NGHỆ ẢO HÓA ............................................................................................ 293
HỆ THỐNG THỜI GIAN THỰC............................................................................... 295
KỸ THUẬT SỐ ......................................................................................................... 298
LẬP TRÌNH AN TOÀN............................................................................................. 301
QUẢN TRỊ DỰ ÁN PHẦN MỀM.............................................................................. 304
KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG PHẦN MỀM .............................................................. 306
THIẾT KẾ GIAO DIỆN............................................................................................. 309
LẬP TRÌNH HỆ THỐNG NHÚNG ........................................................................... 314
LẬP TRÌNH DI ĐỘNG.............................................................................................. 316
VI ĐIỀU KHIỂN ....................................................................................................... 319
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ......................................................... 322
KINH TẾ KỸ THUẬT PHẦN MỀM ......................................................................... 326
MARKETING CĂN BẢN ......................................................................................... 328
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ......................................................................................... 331
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP ........................................................................................ 334
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ....................................................................................... 335
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP....................................................................................... 336
PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG VỚI MÃ NGUỒN MỞ.................................................. 337
LẬP TRÌNH MÔ PHỎNG ......................................................................................... 339
XÂY DỰNG VÀ TRIỂN KHAI ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ................. 342
PHỤ LỤC: CÁC TÀI LIỆU VÀ MINH CHỨNG KÈM THEO.......................................... 346
LÝ LỊCH KHOA HỌC ...................................................................................................... 348
- Lý lịch khoa học
- Biên bản thông qua hồ sơ đăng ký mở ngành đào tạo của Hội đồng khoa học và
đào tạo
- Các văn bản hỗ trợ của các trường
- Quy chế học vụ trường Đại học Kỹ thuật – Công nghệ Cần Thơ
- Các quyết định bổ nhiệm
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
________________________________________________________________
KỸ THUẬT – CÔNG NGHỆ CẦN THƠ
______________________________________________
Số:
/ĐA-ĐHKTCN
Cần Thơ, ngày tháng năm 2014
ĐỀ ÁN ĐĂNG KÝ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO
-
Tên ngành:
KỸ THUẬT PHẦN MỀM
-
Mã số:
-
Tên cơ sở đào tạo:
-
Trình độ đào tạo:Đại học
-
Khối tuyển:
52480103
Trường Đại học Kỹ thuật – Công nghệ Cần Thơ
A, A1
Phần 1. SỰ CẦN THIẾT MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO
Giới thiệu vài nét về cơ sở đào tạo
Năm thành lập, quá trình xây dựng và phát triển
Ngày 29 tháng 01 năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 249/QĐTTg thành lập Trường Đại học Kỹ thuật – Công nghệ Cần Thơ trên cơ sở nguồn nhân
lực, cơ sở vật chất của Trung tâm Đại học Tại chức Cần Thơ.
Trường Đại học Kỹ thuật – Công nghệ Cần Thơ trực thuộc Ủy ban nhân dân
thành phố Cần Thơ, chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào
tạo.
Trụ sở của Trường đặt tại số 256 đường Nguyễn Văn Cừ, phường An Hòa, quận
Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.
Các ngành, trình độ và hình thức đang đào tạo
Kế thừa thành quả liên kết đào tạo của Trung tâm Đại học Tại chức Cần Thơ,
Trường Đại học Kỹ thuật – Công nghệ Cần Thơ tiếp tục quản lý và liên kết đào tạo với
nhiều trường đại học công lập uy tín trong cả nước đào tạo theo các hình thức vừa làm
vừa học, liên thông từ trung cấp, cao đẳng lên đại học, đào tạo từ xa, bao gồm các
ngành: Hệ thống thông tin, Điện năng, Kỹ thuật Cơ - Điện tử, Điện tử - Viễn thông,
Xây dựng, Công nghệ thực phẩm, Chế biến thủy sản, Ngoại thương, Tài chính ngân
hàng, Quản trị kinh doanh, Luật, Anh văn...
Năm 2013, Trường Đại học Kỹ thuật – Công nghệ Cần Thơ đã tổ chức tuyển
sinh khóa I đối với các ngành: Hệ thống thông tin, Công nghệ thực phẩm, Kỹ thuật
Điện – Điện tử, Kỹ thuật hệ thống công nghiệp.
Đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý
Tính đến tháng 01/2014, tổng số cán bộ, viên chức và giảng viên, công nhân viên
là 172 người, cụ thể như sau:
1
Bảng 1. Đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý
Chỉ tiêu
Tổng
số
Tiến sĩ
Thạc
sĩ
Đại
học
Cao
đẳng
Khác
Cán bộ viên chức, giảng
viên và nhân viên.
172
11
81
72
0
8
1. Giảng viên cơ hữu, biệt
phái, hợp đồng dài hạn
132
11
80
41
0
0
2. Cán bộ quản lý, nghiệp vụ
và phục vụ đào tạo
40
0
1
31
0
8
Trong đó: Kiêm nhiệm giảng
dạy
7
0
0
7
0
0
Quy mô đào tạo các trình độ, hình thức đào tạo
Tính đến tháng 12/2013, Trường có khoảng 7.196 học viên, sinh viên, trong đó
có trên 5.706 học viên, sinh viên hệ vừa làm vừa học và trên 1.490 học viên, sinh viên
hệ đào tạo từ xa, và đặc biệt 297 sinh viên hệ chính quy khóa I đang theo học tại
trường theo đúng chỉ tiêu đã đăng ký.
Số khóa và số sinh viên đã tốt nghiệp, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm
Từ năm 1987 đến nay, trường đã liên kết đào tạo trình độ đại học vừa làm vừa
học, đào tạo từ xa, bằng 2 đại học với hơn 23.714 học viên, sinh viên tốt nghiệp ra
trường; bồi dưỡng ngắn hạn hàng ngàn cán bộ công chức.
Học viên là cán bộ được cử đi học sau khi tốt nghiệp đã phát huy tốt vai trò của
mình tại cơ quan, đơn vị công tác; số khác đã nhanh chóng tìm được việc làm phù hợp
tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
Cơ sở vật chất, thiết bị, phòng thí nghiệm thực hành, thư viện, giáo trình
Được sự quan tâm của Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ, sự hỗ trợ
của các sở, ban ngành và sự cố gắng của tập thể cán bộ, viên chức, giảng viên; đến nay
cơ sở vật chất, trang thiết bị, phòng thí nghiệm thực hành, thư viện, giáo trình phục vụ
công tác giảng dạy và học tập, sinh hoạt cho cán bộ, giảng viên và sinh viên đã được
cải thiện nhiều, đảm bảo yêu cầu đối với các ngành học trường xin phép đào tạo.
Trong những năm tới, trường tiếp tục đầu tư hơn nữa về cơ sở vật chất, trang thiết bị
để đáp ứng tốt hơn cho công tác đào tạo và việc mở thêm các ngành đào tạo mới.
Trường Đại học Kỹ thuật – Công nghệ Cần Thơ có 02 khu đất, bao gồm:
Cơ sở I: tọa lạc tại địa chỉ số 256, Nguyễn Văn Cừ, phường An Hòa, quận Ninh
Kiều, thành phố Cần Thơ. Tổng diện tích đất là 12.903 m2, trong đó sử dụng 5.041 m2
xây dựng trụ sở và các công trình phục vụ đào tạo với diện tích sàn xây dựng sử dụng
là 13.670 m2, diện tích còn lại là sân chơi và công viên cây xanh.
Cơ sở II: tọa lạc tại phường Long Tuyền, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ.
Tổng diện tích đất là 17,69 ha.
2
Bảng 2. Cơ sở vật chất, thiết bị, phòng thí nghiệm thực hành, thư viện, giáo trình
Đơn vị
STT
Nội dung
Số lượng
tính
I
Đất đai
Cơ sở I
ha
1,2903
Cơ sở II
ha
17,69
II
Giảng đường
Số phòng
phòng
42
Tổng diện tích
m2
9.891
Tổng sức chứa
ghế
4.850
III Hội trường
Số phòng
phòng
02
2
Tổng diện tích
m
864
Tổng sức chứa
ghế
550
IV Phòng học ngoại ngữ
Số phòng
phòng
02
Tổng diện tích
m2
136
Tổng sức chứa
ghế
100
V
Thiết bị phục vụ giảng dạy
Máy chiếu (Projector)
chiếc
10
Màn hình LCD trong phòng học
chiếc
30
Hệ thống âm thanh trong phòng học
cái
40
VI
Phòng máy tính thực hành
Số phòng
phòng
07
Tổng diện tích
m2
556
Số máy sử dụng được
chiếc
234
Số máy nối mạng ADSL
chiếc
234
Phòng thí nghiệm, thực hành (lý, hóa, điện,
VII điện tử, quản lý công nghiệp, công nghệ thực
phẩm)
Số phòng
phòng
07
Tổng diện tích
m2
778
2
m
1.445
VIII Thư viện
Hiện nay, Nhà trường đang triển khai và thực hiện các công việc sau:
-
Năm 2014, trường tiếp tục xây dựng mới Khối lớp học, phòng thí nghiệm có
quy mô 01 tầng trệt, 06 tầng lầu, diện tích xây dựng 638 m2, diện tích sàn sử
dụng 4.706 m2, bao gồm 18 lớp học (15 phòng học lý thuyết, 03 phòng thí
nghiệm thực hành), đáp ứng cho khoảng 975 sinh viên. Tổng mức kinh phí
đầu tư gần 48 tỷ. Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ đã phê duyệt và cấp
kinh phí để triển khai xây dựng vào quý I/2014 (theo Quyết định số 3299/QĐUBND, ngày 24/10/2013 và Quyết định số 4275/QĐ-UBND ngày
13/12/2013).
-
Ngoài các dự án nêu trên thuộc ngân sách Nhà nước, Trường đã và đang đầu
tư mua sắm thêm thiết bị máy móc phục vụ các Phòng thực hành (máy tính,
3
điện, điện tử, điều khiển và tự động hóa, quản lý công nghiệp, công nghệ thực
phẩm…), các phương tiện giảng dạy (màn hình LCD 50 inch, ampli…) bằng
nguồn kinh phí địa phương, kinh phí phát triển sự nghiệp của Trường, với
tổng mức đầu tư trên 10 tỷ đồng.
-
Nhà trường đã trang bị hệ thống máy chủ IBM có cấu hình mạnh và các
thiết bị mạng, cài đặt Website (), Hệ thống quản lý tuyển
sinh, quản lý công tác học vụ, quản lý thời khóa biểu, quản lý tài chính - học
vụ, quản lý hành chính điện tử, phần mềm thư viện…
-
Trường có 04 đường truyền cáp quang kết nối Internet phục vụ việc học tập
của sinh viên. Ngoài ra, Trường còn có mạng LAN kết nối tất cả các phòng,
khoa, bộ môn đảm bảo cho toàn thể cán bộ, giảng viên làm việc và trao đổi
thông tin trên môi trường mạng.
-
Trường Đại học Kỹ thuật – Công nghệ Cần Thơ đã ký các Bản thỏa ước với
Trường Đại học Cần Thơ, Đại học Bách khoa TP.HCM, Trường Cao đẳng
Nghề Cần Thơ, Viễn thông Cần Thơ nhằm khai thác nguồn lực giảng viên,
nguồn tài liệu, giáo trình, tiềm lực cơ sở vật chất, trang thiết bị các phòng thí
nghiệm, ký túc xá sinh viên, cơ sở phục vụ giáo dục thể chất trong những năm
đầu hoạt động trong khi nhà trường đang đầu tư xây dựng tại Cơ sở I và II.
Tự đánh giá: với nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị đã được đầu tư và
dự kiến đầu tư mới trong thời gian tới tại Cơ sở I, trường đảm bảo cho hoạt động tuyển
sinh và đào tạo trong khoảng 10 năm đầu thành lập trường.
Kết quả khảo sát, phân tích, đánh giá nhu cầu nguồn nhân lực
Thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 17 tháng 2 năm 2005 của Bộ Chính trị
về xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước và Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ thành phố Cần Thơ lần thứ XI
về đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao cho thành phố và Đồng bằng sông Cửu
Long (ĐBSCL). Theo Kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông
tin đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 tại Quyết định số 698/QĐ-TTg của
Thủ tướng Chính phủ ngày 01/06/2009, đến năm 2015 cả nước cung cấp cho các
doanh nghiệp khoảng 250.000 lao động chuyên môn về CNTT, trong đó có 50% lao
động có trình độ cao đẳng, đại học.
Theo Quy hoạch phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Vùng kinh tế
trọng điểm vùng ĐBSCL đến năm 2020 (Quyết định số 357/QĐ-BTTTT ngày
15/03/2011 của Bộ Thông tin và Truyền thông), đến năm 2015 đảm bảo có đủ nhân
lực phục vụ phát triển công nghiệp CNTT và ứng dụng CNTT. Đẩy nhanh tốc độ phát
triển đào tạo CNTT ở các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy
nghề trong vùng đặc biệt là thành phố Cần Thơ. Tập trung phát triển thành phố Cần
Thơ thành trung tâm đào tạo về CNTT, điện tử, viễn thông cho khu vực ĐBSCL.
Năm 2013, Trường Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ tiến hành khảo sát sự
cần thiết mở ngành Kỹ thuật phần mềm (KTPM) trên địa bàn thành phố Cần Thơ và
khu vực ĐBSCL:
4
Trình độ
Tổng cộng
Đang học
Đã tốt
ĐH
nghiệp ĐH
Sau ĐH
Rất cần thiết
35.7%
11.6%
11.6%
12.5%
Cần thiết
51.8%
13.4%
30.4%
8%
Bình thường
12.5%
1.8%
8.9%
1.8%
Không cần thiết
0%
0%
0%
0%
Dễ
25%
2.7%
13.4%
8.9%
Bình thường
51.8%
12%
30%
9.8%
Khó
8.9%
3.5%
2.7%
2.7%
Tìm được ở chuyên ngành gần
14.3%
0%
8.9%
5.4%
Dễ
30.4%
3.6%
17.9%
8.9%
Bình thường
63.3%
15.1%
33%
15.2%
Khó
6.3%
0.9%
4.5%
0.9%
Mức độ đánh giá
Mức độ cần thiết mở ngành
Khả năng tìm việc làm
Học nâng cao
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về thực hiện mục tiêu “Giáo dục là
quốc sách hàng đầu” và chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 của Chính phủ
hướng đến điều chỉnh cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo, nâng cao chất lượng đào
tạo, đáp ứng nhu cầu nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội; đào tạo đội ngũ kỹ sư có
năng lực sáng tạo, tư duy độc lập, trách nhiệm công dân, đạo đức và kỹ năng nghề
nghiệp, năng lực ngoại ngữ, kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp. Trường Đại học
Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ mở ngành KTPM để góp phần đào tạo nguồn nhân lực
kỹ thuật công nghệ đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Cần Thơ
và khu vực ĐBSCL.
Giới thiệu về khoa sẽ trực tiếp đảm nhận nhiệm vụ đào tạo
Khoa Khoa học cơ bản
Khoa Khoa học cơ bản có 34 giảng viên, trong đó có 01 tiến sĩ, 25 thạc sĩ, 08 đại
học. Khoa đảm nhận giảng dạy đào tạo khối kiến thức giáo dục đại cương, bao gồm
các học phần toán, lý, ngoại ngữ, chính trị, văn hóa, xã hội, giáo dục thể chất, giáo dục
an ninh quốc phòng... cho ngành Kỹ thuật phần mềm.
Khoa Điện – Điện tử - Viễn thông
Khoa Điện - Điện tử - Viễn thông có 31 giảng viên, trong đó có 03 tiến sĩ, 21
thạc sĩ, 07 đại học. Khoa đảm nhận giảng dạy các học phần tin học tự chọn có liên
quan đến an toàn truyền thông, hệ thống nhúng và di động cho ngành Kỹ thuật phần
mềm.
5
Khoa Quản lý công nghiệp
Khoa Quản lý công nghiệp có 20 giảng viên, trong đó 02 tiến sĩ, 12 thạc sĩ, 06
đại học. Khoa đảm nhận giảng dạy các học phần thuộc khối kiến thức bổ trợ cho
ngành Kỹ thuật phần mềm.
Khoa Công nghệ thông tin
Khoa Công nghệ thông tin có 26 cán bộ, giảng viên, trong đó có 01 Phó giáo sư,
02 tiến sĩ, 11 thạc sĩ (01 đang học tiến sĩ nước ngoài, 02 giảng viên đã nhận được học
bổng tiến sĩ nước ngoài từ Đề án 911 và 01 giảng viên đã nhận được học bổng tiến sĩ
nước ngoài từ đề án 165 và đang hoàn chỉnh hồ sơ đi học), 12 kỹ sư (02 giảng viên
đang học cao học). Khoa cũng có 02 kỹ thuật viên với 01 người có trình độ đại học và
01 người có trình độ cao đẳng. Khoa trực tiếp đảm nhận nhiệm vụ đào tạo ngành Hệ
thống thông tin, Kỹ thuật phần mềm và giảng dạy các học phần chuyên ngành Hệ
thống thông tin, ngành Kỹ thuật phần mềm. Các giảng viên khoa Công nghệ thông tin
đã tham gia giảng dạy các lớp chuyên ngành tin học (hình thức liên kết đào tạo) với
các trường: Đại học Cần thơ, Đại học Mở, Đại học Công nghệ thông tin từ năm 1997
đến nay. Nhà trường sẽ tiếp tục công tác tuyển chọn và bồi dưỡng cán bộ giảng viên
cho Khoa Công nghệ Thông tin để đảm bảo chất lượng và số lượng cán bộ giảng dạy.
Lý do mở ngành đào tạo đại học Kỹ thuật phần mềm
Ngành Kỹ thuật phần mềm là ngành được các chuyên gia CNTT đánh giá là
ngành có nhu cầu nguồn nhân lực rất lớn trong giai đoạn đẩy mạnh ứng dụng CNTT
trong mọi lĩnh vực kinh tế xã hội đặc biệt là nhu cầu triển khai các đề án ứng dụng
CNTT trong giáo dục điện tử, thương mại điện tử, hành chính điện tử.
Từ 2013 Việt nam đã nằm trong top 10 nước hấp dẫn về gia công phần mềm trên
thế giới. Mặc dù ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới, tỷ lệ tăng trưởng hằng năm
của ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam vẫn đạt trên 20%.
Trường Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ tiếp tục đầu tư mọi nguồn lực mở
ngành Kỹ thuật phần mềm để góp phần đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật công nghệ
đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Cần Thơ và khu vực đồng
bằng sông Cửu Long. Mục tiêu đào tạo kỹ sư Kỹ thuật phần mềm có năng lực chuyên
môn tốt về kỹ thuật công nghệ, quản lý dự án, nghiên cứu phát triển kiến trúc phần
mềm, ứng dụng hệ thống phần mềm có quy mô, và phát triển các phần mềm hệ thống
máy tính phù hợp với các tiêu chí chất lượng cao, chi phí hợp lý, vận hành hiệu quả,
đem lại lợi ích kinh tế cao. Ngoài ra, ngành kỹ thuật phần mềm còn đào tạo chuyên sâu
về quy trình xây dựng, phát triển, kiểm thử và bảo trì phần mềm. Đào tạo nguồn nhân
lực dành riêng cho ngành phần mềm với các kỹ năng mềm, và có khả năng nắm bắt
những công nghệ phức tạp để trở thành kỹ sư phần mềm tốt.
6
Phần 2. NĂNG LỰC CƠ SỞ ĐÀO TẠO
1. Đội ngũ giảng viên
Giảng viên cơ hữu
Khoa Công nghệ thông tin có 26 cán bộ, giảng viên, trong đó có 01 phó giáo sư,
02 tiến sĩ, 11 thạc sĩ (01 đang học tiến sĩ nước ngoài, 02 giảng viên đã nhận được học
bổng tiến sĩ nước ngoài từ Đề án 911 và 01 giảng viên đã nhận được học bổng tiến sĩ
nước ngoài từ đề án 165 và đang hoàn chỉnh hồ sơ đi học), 12 kỹ sư (02 giảng viên
đang học cao học).
Khoa trực tiếp đảm nhận nhiệm vụ đào tạo ngành Hệ thống Thông tin, Kỹ thuật
Phần mềm và giảng dạy các học phần chuyên ngành Hệ thống Thông tin, ngành Kỹ
thuật Phần mềm.
Giảng viên cơ hữu của Trường có 01 phó giáo sư, 04 tiến sĩ, 02 nghiên cứu sinh,
27 thạc sĩ, 7 kỹ sư (trong đó có 03 giảng viên đang học cao học) cùng với các cán bộ
phòng ban được đào tạo chuyên ngành công nghệ thông tin đảm nhiệm 73% chương
trình đào tạo. Danh sách giảng viên cơ hữu tham gia giảng dạy các học phần được
trình bày ở Bảng 3. Danh sách kỹ thuật viên, nhân viên hướng dẫn thí nghiệm cơ hữu
phục vụ ngành đăng ký đào tạo được trình bày ở Bảng 5.
Theo thỏa ước hợp tác, trong giai đoạn đầu trường Đại học Kỹ thuật - Công nghệ
Cần Thơ sẽ được sự hỗ trợ nguồn nhân lực từ Trường Đại học Cần Thơ, Trường Đại
học Bách khoa TP.HCM để đảm bảo nội dung và chất lượng chương trình đào tạo.
Giảng viên thỉnh giảng từ trường Đại học Cần Thơ (Công văn số 974/ĐHCT,
ngày 18 tháng 06 năm 2012) hỗ trợ trường Đại học Kỹ thuật – Công nghệ Cần Thơ, 04
người (trong đó có 01 phó giáo sư và 03 tiến sĩ) có kinh nghiệm giảng dạy và trực tiếp
làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
Bảng 3. Danh sách giảng viên cơ hữu tham gia giảng dạy các học phần của ngành
đăng ký đào tạo
TT
Họ và tên, năm Chức danh
Học vị,
sinh, chức vụ hiện khoa học, nước, năm
tại
năm phong tốt nghiệp
Ngành,
chuyên
ngành
Học phần dự
kiến, số tín chỉ
dự kiến đảm
nhiệm
Tiến sĩ, Ấn
Độ, 2011
KHMT
Hệ quản trị cơ
sở dữ liệu (3
TC)
Tiến sĩ, Áo,
2003
KHMT
Phân tích thiết
kế phần mềm
1.
Nguyễn Thanh
Bình, 1977
2.
Đặng Trần Khánh, PGS,
1975, Trưởng khoa 2010
GV, 2007
7