Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

KINH tế VI mô và NHỮNG vấn đề KINH tế cơ bản của DOANH NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (915.46 KB, 105 trang )

Thuvientailieu.net.vn

Chương 1
Kinh tế học vi mô và những vấn đề kinh tế
cơ bản của doanh nghiệp.
1. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu kinh tế học vi mô
1.1. Kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô
Kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô tuy khác nhau nhưng đều là những
nội dung quan trọng của kinh tế học, không thể chia cắt mà bổ sung cho nhau
tạo thành một hệ thống kiến thức của kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà
nước. Thực tế đã chứng minh kết quả kinh tế vĩ mô phụ thuộc vào hành vi của
kinh tế vi mô, kinh tế quốc dân phụ thuộc vào sự phát triển của các doanh
nghiệp. Trong thực tiễn kinh tế và quản lý kinh tế, nếu chỉ giải quyết những vấn
đề kinh tế vi mô, quản lý kinh tế vi mô hay quản lý sản xuất kinh doanh mà
không có điều chỉnh cần thiết của kinh tế vĩ mô hay quản lý nhà nước về kinh tế
thì chẳng khác gì thấy cái chi tiết mà không thấy cái tổng thể, chỉ thấy từng tế
bào kinh tế mà không thấy cả nền kinh tế. Để nghiên cứu, học tập kinh tế vi mô
cho tốt chúng ta phải thấy mối quan hệ biện chứng của hai phạm trù này.
1.1.1. Kinh tế học vi mô
a. Khái niệm
Kinh tế học vi mô là một nhánh của kinh tế học, đi sâu nghiên cứu hành vi
của các chủ thể, các bộ phận kinh tế riêng biệt như thị trường, các hộ gia đình,
các doanh nghiệp.
b. Nhận xét
Có thể nói rằng:
* Kinh tế học vi mô nghiên cứu, phân tích, lựa chọn các vấn đề kinh tế cụ
thể trong một nền kinh tế ( Nghiên cứu các bộ phận, các chi tiết cấu thành bức
tranh lớn)
* Kinh tế học vi mô nghiên cứu các hành vi cụ thể của từng cá nhân, từng
doanh nghiệp trong việc lựa chọn và quyết định 3 vấn đề kinh tế cơ bản của
mình đó là:


- Sản xuất cái gì?
- Sản xuất như thế nào?
- Sản xuất cho ai và phân phối thu nhập như thế nào để có thể đứng vững
và phát triển trong nền kinh tế với sự cạnh tranh là vô cùng khắc nghiệt.
Kinh tế học vi mô nghiên cứu xem các cá nhân, các doanh nghiệp sẽ sử
dụng nguồn lực, nguồn tài nguyên khan hiếm của mình như thế nào để đạt được
mục tiêu đề ra và sự tác động của họ đến toàn bộ nền kinh tế ra sao.
* Kinh tế học vi mô nghiên cứu các vấn đề về: Tiêu dùng cá nhân, Cung,
cầu, sản xuất, chi phí, lợi nhuận, cạnh tranh của từng tế bào kinh tế.
Trường CĐ Công nghiệp Hà nội

3

Đề cương Kinh tế học Vi mô


1.1.2. Kinh tế học vĩ mô
a. Khái niệm
Kinh tế học vĩ mô là một nhánh của kinh tế học, tập trung nghiên cứu các
hoạt động của nền kinh tế dưới góc độ tổng thể. Nó đề cập đến các đại lượng
tổng thể của nền kinh tế nền kinh tế như mức và tỉ lệ tăng trưởng của tổng thu
nhập quốc dân, lãi suất, thất nghiệp, lạm phát...
b. Nhận xét
* Kinh tế học vĩ mô tập trung nghiên cứu:
- Các quan hệ tương tác trong nền kinh tế nói chung (Nghiên cứu cả một
bức tranh lớn, quan tâm đến mục tiêu kinh tế của cả một Quốc gia)
- Trên cơ sở đó Kinh tế học vĩ mô nghiên cứu, tìm hiểu các cách thức
nhằm cải thiện kết quả hoạt động của toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
* Kinh tế học vĩ mô đã tạo hành lang, môi trường, điều kiện cho Kinh tế
học vi mô phát triển.

1.2. Đối tượng và nội dung cơ bản của kinh tế học vi mô
1.2.1. Đối tượng nghiên cứu
Kinh tế học vi mô nghiên cứu:
* Cách thức giải quyết ba vấn đề kinh tế cơ bản: Sản xuất cái gì? Sản xuất
như thế nào? Sản xuất cho ai và phân phối thu nhập như thế nào?
*Tính quy luật, xu thế vận động tất yếu của các hoạt động kinh tế
* Những khuyết tật của cơ chế thị trường và vai trò điều tiết của Chính
phủ.
1.2.2. Nội dung nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu của kinh tế học vi mô bao gồm:
* Đối tượng, nội dung, phương pháp nghiên cứu, những vấn đề kinh tế cơ
bản của doanh nghiệp, lựa chọn kinh tế tối ưu, ảnh hưởng của quy luật khan
hiếm, lợi suất giảm dần…
* Cung và cầu: Nghiên cứu nội dung của Cung và Cầu, sự thay đổi cung
cầu, quan hệ cung cầu ảnh hưởng quyết định đến giá cả thị trường và sự thay đổi
của giá cả trên thị trường làm thay đổi quan hệ cung cầu và lợi nhuận.
* Lý thuyết người tiêu dùng: Nghiên cứu các vấn đề về tiêu dùng, các yếu
tố ảnh hưởng đến tiêu dùng, nguyên tắc tối đa hoá lợi ích, lợi ích cận biên và sự
co dãn của Cầu…
* Lý thuyết về hành vi của doanh nghiệp bao gồm: Sản xuất, chi phí, lợi
nhuận, các yếu tố sản xuất, hàm sản xuất, chi phí cận biên, chi phí bình quân,
quy luật lợi suất giảm dần, tối đa hoá lợi nhuận, quyết định đầu tư, sản xuất,
đóng cửa doanh nghiệp…
* Các cấu trúc thị trường: Cạnh tranh hoàn hảo, cạnh tranh không hoàn
hảo và độc quyền, Quan hệ giữa cạnh tranh và độc quyền, quan hệ sản lượng,
giá cả, lợi nhuận…
4


Thuvientailieu.net.vn


* Thị trường các yếu tố sản xuất: Nghiên cứu các quan hệ cung cầu về lao
động, vốn, đất đai.
* Vai trò của chính phủ: Nghiên cứu khuyết tật của kinh tế vi mô, vai trò
và sự can thiệp của chính phủ đối với hoạt động kinh tế vi mô, vai trò của các
doanh nghiệp nhà nước
1.3. Phương pháp nghiên cứu
Kinh tế vi mô là khoa học kinh tế, là khoa học về sự lựa chọn các hoạt
động kinh tế tối ưu trong từng doanh nghiệp, từng tế bào kinh tế. Việc nghiên
cứu kinh tế vi mô cần căn cứ vào các luận điểm của Mác về kinh tế thị trường.
Nó có quan hệ chặt chẽ với môn khoa học kinh tế vĩ mô và kinh tế doanh nghiệp
nên cũng có phương pháp nghiên cứu chung đồng thời cũng có những phương
pháp cụ thể khác nhau bao gồm:
1.3.1. Nghiên cứu để nắm vững những vấn đề lý luận, phương pháp luận
và phương pháp lựa chọn kinh tế tối ưu trong các hoạt động kinh tế vi mô.
Cụ thể bao gồm:
- Các khái niệm, định nghĩa, nội dung, công thức tính toán, cơ sở hình
thành các hoạt động kinh tế vi mô.
- Nghiên cứu để phát hiện ra tính tất yếu, quy luật và xu thế vận động phát
triển của các hoạt động kinh tế vi mô.
1.3.2. Gắn chặt việc nghiên cứu về mặt lý luận, lý thuyết với thực hành
trong quá trình học tập.
Cụ thể bao gồm:
- Làm các bài tập tình huống
- Chuẩn bị và tham gia trao đổi, thảo luận
- Nghiên cứu, tìm hiểu để viết các tiểu luận, chuyên đề…
1.3.3. Cần hết sức coi trọng việc nghiên cứu, tiếp thu những kinh nghiệm
thực tiễn về các hoạt động kinh tế vi mô trong các doanh nghiệp tiên tiến của
Việt Nam và các nước trên thế giới
1.3.4. Ngoài việc áp dụng triệt để các phương pháp trên, để nghiên cứu

kinh tế học vi mô cần áp dụng các phương pháp sau:
- Đơn giản hoá việc nghiên cứu trong các mối quan hệ phức tạp.
- áp dụng phương pháp cân bằng nội bộ, bộ phận, xem xét từng đơn vị vi
mô, thường xuyên sử dụng giả thiết chỉ có một yếu tố thay đổi còn các yếu tố
khác giữ nguyên.
- Sử dụng các mô hình, các công cụ toán học để lượng hoá các quan hệ
kinh tế.

Trường CĐ Công nghiệp Hà nội

5

Đề cương Kinh tế học Vi mô


2. Doanh nghiệp và những vấn đề kinh tế cơ bản
2.1. Doanh nghiệp và chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp
2.1.1. Doanh nghiệp
a. Khái niệm
- Trên góc độ kinh tế: Doanh nghiệp là một đơn vị kinh doanh hàng hoá,
dịch vụ theo nhu cầu thị trường và xã hội để đạt lợi nhuận tối đa, đạt hiệu quả
kinh tế và xã hội cao nhất
- Trên góc độ luật pháp: Doanh nghiệp là một đơn vị kinh doanh được
thành lập để thực hiện các hoạt động kinh doanh
Trong đó:
Kinh doanh được hiểu là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công
đoạn cua quá trình đầu tư từ sản xuất tới tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện các
dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời.
b. Phân loại doanh nghiệp
- Phân loại dựa theo đặc tính ngành kinh tế, kỹ thuật có: Doanh nghiệp

Công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, thương mại, dịch vụ…
- Phân loại dựa theo cấp quản lý có: Doanh nghiệp do TW quản lý và
doanh nghiệp do địa phương quản lý.
- Phân loại dựa theo quy mô sản xuất có: Doanh nghiệp quy mô lớn, quy
mô vừa và quy mô nhỏ.
- Phân loại dựa theo hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất có: DN nhà
nước, DN tư nhân, DN liên doanh, Công ty cổ phần, tập đoàn…
c. Quá trình kinh doanh của Doanh nghiệp
Quá trình kinh doanh của Doanh nghiệp bao gồm 3 Giai đoạn cơ bản:
- Gđ1: Nghiên cứu nhu cầu thị trường về hàng hoá, dịch vụ để lựa chọn và
quyết định xem nên sản xuất cái gì.
- Gđ2: Chuẩn bị, tổ chức và kết hợp tốt các yếu tố đầu vào để sản xuất ra
những sản phẩm hàng hoá, dịch vụ đáp ứng được nhu cầu của thị trường.
- Gđ3: Tổ chức tốt quá trình phân phối, tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, dịch
vụ
2.1.2. Chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp
Một trong những biện pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả hoạt động
đối với bất kỳ doanh nghiệp nào là phải rút ngắn được chu kỳ kinh doanh.
a. Khái niệm
Chu kỳ kinh doanh là khoảng thời gian kể từ lúc bắt đầu khảo sát, nghiên
cứu nhu cầu thị trường đến khi bán xong hàng hoá, dịch vụ thu tiền về.
b. Đặc điểm
Chu kỳ kinh doanh bao gồm các loại thời gian chủ yếu sau:
- Thời gian nghiên cứu nhu cầu thị trường và quyết định sản xuất
- Thời gian chuẩn bị các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất hoặc thời
gian mua hàng hoá, dịch vụ ( đối với doanh nghiệp thương mại)
6


Thuvientailieu.net.vn


- Thời gian tổ chức quá trình sản xuất hoặc bao gói, chế biến, bảo quản
- Thời gian tổ chức tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ
2.2. Những vấn đề kinh tế cơ bản của một doanh nghiệp
Để các doanh nghiệp đứng vững, tồn tại và phát triển trong quá trình hoạt
động thì tất cả các doanh nghiệp đó đều phải giải quyết được những vấn đề kinh
tế cơ bản của doanh nghiệp mình.
Những vấn đề kinh tế cơ bản cơ bản của doanh nghiệp trả lời cho các câu
hỏi: What – How – When – Where – Who ? mà ta có thể khái quát thành 3 câu
hỏi lớn: Quyết định sản xuất cái gì, Quyết định sản xuất như thế nào và Quyết
định sản xuất cho ai?
2.2.1.Quyết định sản xuất cái gì?
* Để có thể giải quyết tốt vấn đề cơ bản thứ nhất này đòi hỏi doanh
nghiệp phải có các biện pháp:
- Tìm hiểu, nghiên cứu để xác định đúng đắn nhu cầu thị trường với lưu ý
rằng: Nhu cầu của con người là vô cùng đa dạng, phong phú và ngày càng cao
song doanh nghiệp phải đặc biệt quan tâm tới nhu cầu có khả năng thanh toán.
- Từ đó có các quyết định sản xuất tối ưu, hướng tới những cái mà thị
trường cần phù hợp với khả năng sản xuất để mang lại lợi nhuận tối đa.
* Quyết định sản xuất cái gì đòi hỏi các doanh nghiệp phải chỉ rõ được
các yếu tố:
- Sản xuất hàng hoá, dịch vụ gì?
- Số lượng, chất lượng như thế nào?
- Bao giờ thì sản xuất?
2.2.2. Quyết định sản xuất như thế nào?
* Quyết định sản xuất như thế nào cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp
tiến hành hoạt động sản xuất sao cho có thể tạo ra được các sản phẩm hàng hoá,
dịch vụ với số lượng cao nhất, chất lượng tốt nhất trong 1 khoảng thời ngắn nhất
với chi phí thấp nhất để có thể thu được hiệu quả, lợi nhuận lớn nhất.
* Quyết định sản xuất như thế nào đòi hỏi các doanh nghiệp phải chỉ rõ

được các yếu tố:
- Hàng hoá, dịch vụ do ai sản xuất?
- Sản xuất bằng nguyên vật liệu gì?
- Sản xuất bằng thiết bị công nghệ nào?
- Dùng phương pháp nào để sản xuất?
- Khi nào thì tiến hành sản xuất ?
- Hàng hoá, dịch vụ sẽ được sản xuất ở đâu?
2.2.3. Quyết định sản xuất cho ai?
* Quyết định sản xuất cho ai đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải giải
quyết được các vấn đề:
Trường CĐ Công nghiệp Hà nội

7

Đề cương Kinh tế học Vi mô


- Ai sẽ là người tiêu dùng những sản phẩm hàng hoá, dịch vụ sản xuất ra?
Vấn đề mấu chốt ở đây là cần phân phối những sản phẩm hàng hoá, dịch vụ
này cho ai là tối ưu nhất để vừa kích thích mạnh mẽ được sự phát triển kinh
tế vừa đảm bảo sự công bằng xã hội.
- Đảm bảo cho người lao động được hưởng và hưởng lợi từ những hàng
hoá, dịch vụ của doanh nghiệp đã tiêu thụ căn cứ vào những cống hiến của họ
đối với quá trình sản xuất ra hàng hoá, dịch vụ ấy.
3. Lựa chọn kinh tế tối ưu của doanh nghiệp
3.1. Những vấn đề cơ bản của lý thuyết lựa chọn
3.1.1. Lý thuyết lựa chọn
a. Khái niệm
Lý thuyết lựa chọn là những lý luận tìm cách lý giải cách thức đưa ra các
quyết định của các cá nhân, các doanh nghiệp, nó cố gắng giải thích tại sao họ

lựa chọn và cách thức lựa chọn của họ.
* Lưu ý:
- Một khái niệm hữu ích được sử dụng trong lý thuyết lựa chọn là khái
niệm Chi phí cơ hội ( Chi phí cơ hội chính là cơ sở, căn cứ cho việc lựa chọn
kinh tế tối ưu của nền kinh tế, nhưng sẽ không phải là căn cứ duy nhất cho việc
lựa chọn tối ưu cả về nền kinh tế và xã hội)
+ Chi phí cơ hội là chi phí thể hiện sự đánh đổi: Chi phí tính cho cơ hội
tốt nhất bị bỏ qua khi quyết định vấn đề này, bỏ qua vấn đề khác.
+ Chi phí cơ hội của bất kỳ một hoạt động nào chính là sự lựa chọn tốt
nhất bị bỏ qua.
+ Chi phí cơ hội là khoản bị mất mát do không sử dụng nguồn lực theo
phương thức sử dụng tốt nhất.
- Khi nói đến lý thuyết lựa chọn có 2 câu hỏi đặt ra:
+ Câu hỏi 1: Tại sao phải có sự lựa chọn?
Cần thiết phải có sự lựa chọn đó là vì vấn đề khan hiếm.
+ Câu hỏi 2: Sự lựa chọn có thể thực hiện được không?
Sự lựa chọn có thể thực hiện được là vì một nguồn lực khan hiếm có thể
được sử dụng vào mục đích này hay mục đích khác
3.1.2. Mục tiêu của sự lựa chọn
- Mỗi tác nhân kinh tế trong quá trình hoạt động theo đuổi những mục tiêu
khác nhau
- Có thể thông qua giá cả, sử dụng giá cả để đơn giản hóa và làm rõ ràng
hơn sự lựa chọn mà các tác nhân kinh tế có thể thực hiện, đặc biệt là khi tất cả
các loại giá cả đều có thể biểu thị bằng một đơn vị tính toán tiền tệ.

8


Thuvientailieu.net.vn


3.2. Bản chất và phương pháp của sự lựa chọn kinh tế tối ưu.
3.2.1. Bản chất
Bản chất của sự lựa chọn kinh tế tối ưu là căn cứ vào nhu cầu vô hạn của
con người, của xã hội, của thị trường để đề ra các quyết định đúng đắn về sản
xuất cái gì, sản xuất như thế nào, sản xuất cho ai trong giới hạn cho phép của
nguồn lực hiện có.
3.2.2. Phương pháp tiến hành lựa chọn kinh tế
* Để lựa chọn kinh tế tối ưu thì các cá nhân, các doanh nghiệp phải sử
dụng đầy đủ, khai thác triệt để, có hiệu quả tất cả các nguồn lực hiện có của
mình. Theo đó đáp ứng, thoả mãn tối đa nhu cầu của thị trường và xã hội để đạt
được các mục tiêu lợi nhuận, lợi ích kinh tế – xã hội lớn.
* Sự lựa chọn kinh tế tối ưu được thực hiện, tiến hành và được minh hoạ
trên đường Giới hạn khả năng sản xuất.
Đường giới hạn khả năng sản xuất cho chúng ta biết: Bất kỳ một cá nhân,
doanh nghiệp nào muốn sản xuất cái gì, bao nhiêu, cho ai, trong thời gian nào
luôn luôn có một giới hạn nhất định cho phép của nguồn lực hiện có.
* Ví dụ minh hoạ:
Một doanh nghiệp có các khả năng sau đối với việc tiến hành hai hoạt
động: Sản xuất quần áo và chế biến thức ăn.
Giới hạn khả năng sản xuất quần áo và chế biến thức ăn
Khả năng
Quần áo (Đơn vị: Trăm) Thức ăn (Đơn vị: Tấn)
A
10
0
B
C
D
E


9
5
1
0
Qu

10

1
5
9
10

ần

Đường
GHKNSX

10

Th

ức

Đồ thị 1.1

* Đặc điểm
- Tất cả những điểm nằm trên đường GHKNSX đều tạo ra hiệu quả vì các
doanh nghiệp đã tận dụng được hết khả năng, năng lực hiện có
Trường CĐ Công nghiệp Hà nội


9

Đề cương Kinh tế học Vi mô


- Những điểm nằm bên dưới đường GHKNSX thể hiện sự không mong
muốn, thể hiện sự hoạt động không hiệu quả
- Những điểm nằm bên trên đường GHKNSX thể hiện những mong
muốn, những quyết định của các doanh nghiệp không thể thực hiện được
4. ảnh hưởng của Quy luật khan hiếm, Lợi suất giảm dần, Chi phí cơ hội ngày
càng tăng và hiệu quả đến việc lựa chọn kinh tế tối ưu
4.1. Quy luật khan hiếm
Trong điều kiện khan hiếm về:
- Lao động
- Vốn
- Đất đai
- Máy móc, công nghệ, thiết bị
Trước khi sản xuất cái gì, sản xuất NTN các doanh nghiệp phải dựa vào
giới hạn khả năng sản xuất để quyết định xem phải phân bổ nguồn lực hiện có ra
làm sao để có thể tạo ra nhiều hàng hoá, dịch vụ đáp ứng, thoả mãn tối đa nhu
cầu của thị trường
4.2. Quy luật lợi suất giảm dần
* Quy luật này nói lên mối quan hệ giữa hai yếu tố đầu vào và đầu ra của
quá trình sản xuất
* Quy luật lợi suất giảm dần đề cập đến hiện tượng: Khối lượng đầu ra có
thêm ngày càng giảm đi nếu ta liên tiếp bỏ thêm những đơn vị bằng nhau của
một đầu vào biến đổi vào một số lượng cố định của một đầu vào khác
* Quy luật lợi suất giảm dần cũng có thể được thể hiện thông qua đường
giới hạn khả năng sản xuất

4.3. Quy luật chi phí cơ hội ngày càng tăng
Quy luật chi phí cơ hội ngày càng tăng thể hiện rằng: Khi muốn có thêm 1
số lượng bằng nhau về mặt hàng thì xã hội phải hy sinh ngày càng nhiều số
lượng một mặt hàng khác.
Quy luật chi phí cơ hội ngày càng tăng giúp chúng ta tính toán và lựa
chọn sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào là có lợi nhất.
4.4. Hiệu quả kinh tế
4.4.1. Đặc điểm
Hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn cao nhất của mọi sự lựa chọn kinh tế của
các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước
4.4.2. Một số vấn đề cơ bản về hiệu quả kinh tế
- Tất cả các quyết định sản xuất cái gì mà nằm trên đường giới hạn năng
lực sản

10


Thuvientailieu.net.vn

xuất thì đều có hiệu quả vì doanh nghiệp đã tận dụng được hết nguồn lực hiện có
của mình.
- Sự thoả mãn tối đa về chủng loại, số lượng, chất lượng hàng hoá theo
nhu cầu
thị trường trong giới hạn của đường giới hạn khả năng sản xuất cho ta hiệu quả
kinh tế cao nhất.
- Sự đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất trong khoảng thời gian ngắn nhất
cho
chúng ta khả năng tăng trưởng nhanh và tích luỹ lớn.

Trường CĐ Công nghiệp Hà nội


11

Đề cương Kinh tế học Vi mô


Chương 2
Cung – Cầu
1. Khái niệm thị trường (Market)
1.1. Khái niệm thông thường
1.1.1. Khái niệm
Thị trường là nơi, là phương tiện thông qua đó người mua và người bán
gặp nhau, tác động qua lại lẫn nhau để hình thành nên giá cả và số lượng hàng
hóa trao đổi.
1.1.2. Nhận xét
Trong khái niệm này chúng ta thấy có không gian, thông qua đó người
mua và người bán gặp gỡ, tác động trực tiếp đến nhau
Như vậy khái niệm thị trường ở đây mang tính chất đơn giản, đề cập đến
những thị trường thông thường. Trong khi đó thực tế còn tồn tại những thị
trường phức tạp ở đó không nhất thiết phải gắn với không gian, thời gian và các
tác nhân không chỉ có người mua, người bán tác động trực tiếp mà còn có thể có
các tác nhân trung gian như: thị trường chứng khoán…
1.2. Khái niệm thị trường dưới góc độ kinh tế học
Thị trường là sự biểu thị ngắn gọn quá trình mà nhờ đó:
- Các quyết định của các hộ gia đình về việc tiêu dùng hàng hoá nào
- Các quyết định của các doanh nghiệp về việc sản xuất cái gì, sản xuất
như thế nào, sản xuất cho ai, số lượng bao nhiêu.
- Các quyết định của các công nhân về việc làm cho ai, thời gian bao
lâu…
Được điều hoà và cân bằng bởi sự điều chỉnh giá

Có thể nói khái quát rằng: Trong nền kinh tế thị trường, các chủ kinh tế
được chia thành hai nhóm lớn theo chức năng, người mua và người bán. Người
mua bao gồm người tiêu dùng ( Mua hàng hoá và dịch vụ), các doanh nghiệp (
Mua nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, thuê lao động... để sản xuất ra hàng hoá
và dịch vụ) và người bán bao gồm các doanh nghiệp (Bán hàng hoá, dịch vụ),
các chủ sở hữu (cung ứng đất đai, vốn tư bản), công nhân ( những người cung
ứng sức lao động). Những người mua và người bán tác động qua lại lẫn nhàu và
thị trường được hình thành.

12


Thuvientailieu.net.vn

2. Cầu (Demand)
2.1. Khái niệm
Cầu biểu thị số lượng hàng hoá mà người mua có khả năng mua và sẵn
sàng mua ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định trong điều
kiện các yếu tố khác không đổi (Giả định ceteris paribus: Giả định các yếu tố
khác là bất biến)
Phân biệt Cầu, nhu cầu và lượng cầu
* Cầu: Cầu không phải là một số lượng cụ thể mà là một sự mô tả toàn
diện về các hàng hóa mà người mua có thể mua ở các mức giá chấp nhận được
trong một khoảng thời gian xác định khi mà các yếu tố khác không đổi
* Nhu cầu: Là những nguyện vọng, những mong muốn vô hạn của con
người mà chính sự khan hiếm làm cho nhu cầu của con người không được thoả
mãn.
* Lượng cầu: Là lượng hàng hoá mà người mua sẵn sàng mua và có khả
năng mua ở một mức giá xác định trong một thời gian nhất định.
2.2. Biểu cầu và đường cầu

2.2.1. Biểu cầu
a. Khái niệm
Biểu cầu là một bảng miêu tả số lượng hàng hoá mà người mua có khả
năng mua và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau trong một khoảng thời
gian nhất định trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.
b. Ví dụ
Có cầu về hoa hồng của một nữ sinh viên nhân ngày sinh nhật được thể
hiện qua biểu sau:
Cầu về hoa hồng của nữ sinh viên
Giá hoa hồng (Nghìn đồng/bông)
Lượng hoa – lượng cầu (Bông)
10
1
6
3
4
5
3
7
1
10
2.2.2. Đường cầu
a. Khái niệm
Là tập hợp những điểm mô tả các số lượng của một hàng hoá mà người
tiêu dùng có khả năng và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau trong một thời
gian nhất định trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.
Chú ý: Theo quy ước
Trường CĐ Công nghiệp Hà nội

13


Đề cương Kinh tế học Vi mô


- Trục tung biểu diễn giá
- Trục hoành biểu diễn lượng cầu
Cầu cá nhân và cầu thị trường
- Cầu cá nhân: Mô tả hành vi của từng cá nhân riêng lẻ
- Cầu thị trường chính là tổng cầu cá nhân

Ví dụ: Có đường cầu về hoa hồng của nữ sinh viên
P (Giá hoa)
10
Đường
C ầu

10 2.1
Đồ thị

Q (L
hoa)

ượng

Nhận xét:
- Đường cầu thường là đường có độ dốc đi xuống về phía tay phải
- Đường cầu biểu diễn mối quan hệ giữa lượng cầu và giá
- Giá và lượng cầu luôn có mối quan hệ tỉ lệ nghịch với nhau. Các nhà
kinh tế gọi đó là luật cầu:
Luật cầu biểu thị số lượng hàng hoá được cầu trong một khoảng thời gian

nhất định tăng lên khi giá của hàng hoá đó giảm xuống trong điều kiện các yếu
tố khác không đổi.
2.3. Các yếu tố xác định cầu và hàm số của cầu
2.3.1. Hàm số của cầu
QD = f (P0, I, PC, PS, T, E, N…)
Trong đó:
- P0: Giá của bản thân hàng hoá (Price of original goods)
- I: Thu nhập (Income)
- PC: Giá của hàng hoá bổ sung (Price of complemented goods)
- PS: Giá của hàng hoá thay thế (Price of substituted goods)
- T: Thị hiếu, sở thích (Tastes)
14


Thuvientailieu.net.vn

- E: Kỳ vọng (Expectation)
- N: Số lượng người tiêu dùng ( Number of Consumer)
2.3.2. Các yếu tố xác định cầu
a. Thu nhập
* Đặc điểm
- Thu nhập là yếu tố quan trọng xác định cầu, thu nhập có ảnh hưởng trực
tiếp đến khả năng mua của người tiêu dùng
- ảnh hưởng của thu nhập đến tiêu dùng:
+ Đối với hàng hoá thông thường: Khi thu nhập tăng, người tiêu dùng có
xu hướng mua nhiều hàng hoá hơn và ngược lại
( Ví dụ: Đối với mặt hàng quần áo… khi I tăng thì D tăng - Đường cầu
dịch chuyển sang phải)
+ Đối với hàng hoá cấp thấp: Khi thu nhập tăng, người tiêu dùng có xu
hướng mua ít hàng hoá hơn và ngược lại

( Ví dụ: Đối với nhóm lương thực như : Ngô, khoai, sắn… khi I tăng thì D
giảm - Đường cầu dịch chuyển sang trái)
* Biểu diễn mối quan hệ giữa thu nhập và tiêu dùng thông qua đường
Engel

I (Thu nh

Đường Engel



Hàng hoá cấp
th ấp

I*

Hàng hoá thông
th
ường
Q (S



Đồ thị 2.2
b. Giá cả của các loại hàng hoá liên quan
* Hàng hoá bổ xung
- Ví dụ:
+ Đường – chè
+ Giày – bít tất
+ Quần bò - áo phông

- Đặc điểm:
+ Là những hàng hoá thườngđược sử dụng đồng thời với hàng hoá khác

Trường CĐ Công nghiệp Hà nội

15

Đề cương Kinh tế học Vi mô


+ Đối với những hàng hoá bổ sung, khi giá của một hàng hoá tăng lên thì
cầu đối với hàng hoá gốc sẽ giảm xuống và ngược lại.
- Minh hoạ bằng đồ thị
( PC tăng thì D0 giảm Khi đó đường cầu dịch chuyển sang trái)
P (Giá
đ ường)

Đường Cầ u

Đồ thị 2.3

Q (L

ượ

* Hàng hoá thay thế
- Ví dụ:
+ Coffe và chè
+ Mỡ lợn và Dầu ăn
+ Pepsi và Cocacola

- Đặc điểm:
+ Là hàng hoá có thể sử dụng thay cho hàng hoá khác mà giá trị sử dụng
dường như không thay đổi
+ Đối với những hàng hoá thay thế khi giá của một hàng hoá tăng lên thì
cầu đối với hàng hoá gốc sẽ tăng lên và ngược lại
- Minh hoạ bằng đồ thị
( PS tăng thì D0 tăng Khi đó đường cầu dịch chuyển sang phải)
c. Thị hiếu
* Đặc điểm
- Thị hiếu chính là sở thích hay sự ưu tiên của người tiêu dùng đối với
hàng hoá này so với hàng hoá khác
- Thị hiếu là yếu tố vô hình, độc lập với các yếu tố khác của cầu và có ảnh
hưởng lớn đến cầu của người tiêu dùng
d. Các kỳ vọng
* Đặc điểm
- Là những dự kiến sẽ có sự thay đổi trong tương lai dẫn đến sự thay đổi
tiêu dùng trong hiện tại. Trong đó những yếu tố dự kiến trong tương lai sẽ có sự
thay đổi bao gồm: Giá, các chính sách của chính phủ (Thuế, trợ cấp…), thu
nhập…
- Nếu người tiêu dùng hy vọng giá của một hàng hoá nào đó sẽ giảm trong
tương lai thì họ sẽ giảm tiêu dùng trong hiện tại và ngược lại.
e. Số lượng người tiêu dùng (N)
16


Thuvientailieu.net.vn

* Đặc điểm
- Số lượng người tiêu dùng có ảnh hưởng rõ rệt đến cầu:
+ Nếu số lượng người tiêu dùng tăng thì cầu tăng

+ Ngược lại nếu số người tiêu dùng giảm thì sẽ làm cho cầu giảm
- Một số trường hợp đặc biệt:
+ Đối với tiêu dùng theo mốt, theo trào lưu thì:
N tăng sẽ làm cho cầu cá nhân tăng và ngược lại
+ Đối với tiêu dùng chuộng sang thì:
N tăng sẽ làm cho cầu cá nhân giảm và ngược lại.

2.4. Sự vận động dọc theo đường cầu và sự dịch chuyển của đường cầu
2.4.1. Sự vận động
* Đồ thị minh hoạ
P (Giá)
Gi
l
c
Gi
ảm
c ầu

ảm
ượ
ầu
T
c
T
l
c

ăng
ầu


Đường Cầ u

ăng
ượ
ầu

Q (S
l

ản
ượng)

Đồ thị 2.4
- Một điểm trên đường cầu biểu thị Lượng cầu (Biểu thị số lượng cầu về
hàng hoá cụ thể nào đó ở một mức giá xác định)
- Thông thường khi có sự biến động làm cho giá của bản thân hàng hoá
tăng sẽ dẫn đến lượng cầu giảm và ngược lại.
* Nhận xét:
- Sự vận động dọc theo đường cầu đó chính là sự thay đổi của lượng cầu.
- Nguyên nhân dẫn đến sự vận động dọc theo đường cầu đó là do sự thay
đổi (tăng, giảm) giá của hàng hoá
2.4.2. Sự dịch chuyển của đường cầu
* Đồ thị minh hoạ
- Toàn bộ đường cầu phản ánh cầu đối với 1 hàng hoá cụ thể ở các mức
giá khác nhau
Trường CĐ Công nghiệp Hà nội

17

Đề cương Kinh tế học Vi mô



- Khi các yếu tố xác định cầu ( Thu nhập, Giá của hàng hoá bổ sung, giá
của hàng hoá thay thế…) thay đổi sẽ làm cho đường cầu dịch chuyển
* Nhận xét
- Sự dịch chuyển của đường cầu đó chính là sự dời khỏi vị trí cân bằng
ban đầu sang trái hoặc phải của đường cầu.
- Nguyên nhân dẫn đến sự dịch chuyển của đường cầu đó là sự thay đổi
của các yếu tố xác định cầu.
3. Cung (Supply)
3.1. Khái niệm
Cung biểu thị số lượng hàng hóa mà người bán có khả năng và sẵn sàng
bán ở các mức giá khác nhau trong trong một thời gian nhất định với điều kiện
các yếu tố khác không đổi (Ceteris paribus)
Phân biệt cung và lượng cung
* Cung: Cũng như cầu cung không phải là một lượng cụ thể mà là một sự
mô tả toàn diện về số lượng mà người bán muốn bán ở mỗi và tất các mức giá
chấp nhận được.
* Lượng cung: Là lượng hàng hóa mà người bán sẵn sàng bán và có khả
năng bán ở một mức giá đã cho trong một thời gian nhất định với điều kiện các
yếu tố khác không đổi.
3.2. Biểu cung và đường cung
3.2.2. Biểu cung
* Khái niệm
Biểu cung là một bảng số liệu miêu tả số lượng hàng hoá mà người bán
có khả năng và sẵn sàng bán ở các mức giá khác nhau trong một khoảng thời
gian nhất định
* Ví dụ: Có tình hình cung về áo phông của một doanh nghiệp được thể
hiện qua biểu sau:
Cung về áo phông

Giá áo (Nghìn đồng/chiếc)
Lượng áo – lượng cung (Chiếc)
200
150
150
125
100
100
50
75
3.2.3. Đường cung
a. Khái niệm
Là tập hợp những điểm mô tả các số lượng của một hàng hoá mà người
bán có khả năng và sẵn sàng bán ở các mức giá khác nhau trong một thời gian
nhất định trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.
* Chú ý: Theo quy ước
18


Thuvientailieu.net.vn

- Trục tung biểu diễn giá
- Trục hoành biểu diễn lượng cung
* Cung cá nhân và cung thị trường
- Cung cá nhân: Khác với cầu mô tả hành vi của người mua, Cung biểu thị
mục đích của người bán, của nhà sản xuất ( Riêng lẻ)
- Cung thị trường chính là tổng cung cá nhân

* Ví dụ: Có đường cung về áo phông của 1 doanh nghiệp
P (Giá áo)

Đường Cung

Q (L
áo)

Đồ thị 2.5

ượn

b. Nhận xét
- Đường cung thường là đường có độ dốc đi lên về phía tay phải
- Đường cung biểu diễn mối quan hệ giữa lượng cung và giá
- Giá và lượng cung luôn có mối quan hệ tỉ lệ thuận với nhau. Các nhà
kinh tế gọi đó là luật cung:
Luật cung biểu thị số lượng hàng hoá được cung trong một khoảng thời
gian nhất định tăng lên khi giá của hàng hoá đó tăng lên trong điều kiện các yếu
tố khác không đổi.
3.3. Các yếu tố xác định cung và hàm số của cung
3.3.1. Hàm số của cung
QS = f (P0, TE, PINP, G, N, E…)
Trong đó:
Trường CĐ Công nghiệp Hà nội

19

Đề cương Kinh tế học Vi mô


- P0: Giá của bản thân hàng hoá (Price of original goods)
- TE: Công nghệ (Technology)

- PINP: Giá của các yếu tố đầu vào (Price of input factors)
- G: Điều tiết của chính phủ (Enterferece of the Government)
- N: Số lượng người bán ( Number of Seller)
- E: Kỳ vọng của người bán (Expectation)
3.3.2. Các yếu tố xác định cung
a. Công nghệ
* Đặc điểm
- Công nghệ là một yếu tố quan trọng góp phần nâng cao năng suất lao
động, giảm chi phí trong quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm
- Công nghệ ảnh hưởng đến việc cung hàng hoá của một doanh nghiệp ra
thị trường trên góc độ sau:
+ TE hiện đại thì S tăng: Đường cung dịch chuyển sang phải
(TE hiệnđại – NSLĐ tăng – Lợi nhuận tăng – Cung sẽ tăng)
+ Ngược lại khi TE lạc hậu thì S giảm
b. Giá của các yếu tố đầu vào
* Đặc điểm
- Giá của các yếu tố đầu vào có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cung
ứng của một doanh nghiệp bởi doanh nghiệp luôn phải đối mặt với sự khan hiếm
về vốn.
- Biểu hiện cụ thể:
+ Khi PINP tăng sẽ làm cho S giảm: Đường cung dịch chuyển sang trái
(PINP tăng – Chi phí SX tăng – Lợi nhuận giảm – Cung sẽ giảm)
+ Ngược lại khi PINP giảm thì S tăng
c. Điều tiết của Chính phủ
* Đặc điểm
- Chính phủ can thiệp vào hành vi của người bán thông qua ba công cụ cơ
bản: Thuế (Taxes), Trợ cấp (Subsidy), các quy định (Regulation) thông qua đó
điều tiết lượng cung trên thị trường
- Biểu hiện cụ thể:
+ Tax tăng thì S giảm và ngược lại

(Tax tăng – chi phí tăng – Lợi nhuận giảm – cung sẽ giảm)
+ Reg chặt chẽ ( về điều kiện hoạt động, số người tham gia) thì S giảm và
ngược lại
+ Sub tăng thì S tăng và ngược lại
(Sub tăng – lợi nhuận tăng – cung sẽ tăng)
d. Số lượng người bán
* Đặc điểm
- Số lượng người bán nhiều hay ít sẽ ảnh hưởng theo chiều hướng làm
tăng hay giảm lượng cung thị trường
20


Thuvientailieu.net.vn

e. Kỳ vọng của người bán hay kỳ vọng của nhà sản xuất
* Đặc điểm
- Các kỳ vọng của người bán hay của nhà sản xuất về các yếu tố: Giá đầu
vào, các chính sách của chính phủ, thời tiết… có ảnh hưởng gián tiếp đến lượng
cung của các doanh nghiệp
3.4. Sự vận động dọc theo đường cung và sự dịch chuyển đường cung
3.4.1. Sự vận động
* Đồ thị minh hoạ
P (Giá)
Đường Cung
Gi
ảm
cung

l


T

ăng
ượ

Đồ thị 2.6

Gi
ảm
T
ăn
l
ượn
- Một điểm trên đường cung
biểu thị Lượng cung (Biểu thị số lượng cung
cung

về hàng hoá cụ thể nào đó ở một mức giá xác định)
- Thông thường khi có sự biến động làm cho Q
giá(Lcủa bảnượng
thân hàng hoá
cung)
tăng sẽ dẫn đến lượng cầu tăng và ngược lại.
* Nhận xét:
- Sự vận động dọc theo đường cung đó chính là sự thay đổi của lượng cung.
- Nguyên nhân dẫn đến sự vận động dọc theo đường cung đó là do sự thay
đổi (tăng, giảm) giá của hàng hoá
3.4.2. Sự dịch chuyển của đường cung
* Đồ thị minh hoạ
- Toàn bộ đường cung phản ánh cung đối với 1 hàng hoá cụ thể ở các mức

giá khác nhau
- Khi các yếu tố xác định cung ( Công nghệ, Giá của các yếu tố đầu vào,
sự can thiệp của chính phủ…) thay đổi sẽ làm cho đường cung dịch chuyển
* Nhận xét
- Sự dịch chuyển của đường cung đó chính là sự dời khỏi vị trí cân bằng
ban đầu sang trái hoặc phải của đường cung.
- Nguyên nhân dẫn đến sự dịch chuyển của đường cung đó là sự thay đổi
của các yếu tố xác định cung.

Trường CĐ Công nghiệp Hà nội

21

Đề cương Kinh tế học Vi mô


4. Cân bằng thị trường
4.1. Các khái niệm
4.1.1. Cân bằng thị trường
Cân bằng thị trường là trạng thái không có sức ép làm cho giá và sản
lượng thay đổi
4.1.2. Cân bằng cung cầu
* Khái niệm
Trạng thái cân bằng cung- cầu đối với một hàng hoá nào đó là trạng thái
khi việc cung hàng hoá đó đủ thoả mãn về cầu đối với nó trong một thời kỳ nhất
định
* Đồ thị minh hoạ
P (Giá)

S


PE

E
Đồ thị 2.7
D
Q (S
l

QE

ản
ượng)

Đây là trạng thái cân bằng ở mức giá tại đó QS = QD
* Chú ý:
Trạng thái cân bằng cung cầu không phải là vĩnh cửu bởi lẽ khi mức giá
cân bằng thay đổi, sẽ có các đường cung, đường cầu mới xuất hiện và sẽ có các
trạng thái cân bằng mới.
4.2. Trạng thái dư thừa và thiếu hụt của thị trường
Khi giá cả của thị trường không bằng với mức giá cân bằng, chúng sẽ là
hoặc thấp hơn hoặc cao hơn mức giá đó sẽ tạo ra các trạng thiếu hụt hoặc dư
thừa trên thị trường.
4.2.1. Trạng thái dư thừa
* Nhận xét
- Với các mức giá cao hơn giá cân bằng trên thị trường mức lợi nhuận đối
vớc các nhà sản xuất sẽ tăng lên, khi đó nhà sản xuất sẽ mong muốn cung ứng
nhiều hàng hoá hơn theo luật cung, tuy nhiên người tiêu dùng sẽ giảm bớt cầu
của mình theo luật cầu và như vậy sẽ xuất hiện sự dư thừa trên thị trường
- Trạng thái dư thừa là kết quả của việc cung lớn cầu ở một mức giá nào

đó cao hơn mức giá cân bằng trên thị trường
P (Giá)
P1

D

22 ư

S


Thuvientailieu.net.vn

Đồ thị 2.8
4.2.2. Trạng thái thiếu hụt
* Nhận xét
- Với các mức giá thấp hơn mức giá cân bằng trên thị trường, mức lợi
nhuận đối với các nhà sản xuất sẽ giảm xuống, khi đó nhà sản xuất sẽ cung ứng
hàng hoá ít hơn theo luật cung, tuy nhiên người tiêu dùng sẽ có điều kiện tăng
lượng cầu của mình theo luật cầu và như vậy sẽ xuất hiện trạng thái thiếu hụt
trên thị trường.
- Trạng thái thiếu hụt là kết quả của việc cầu lớn hơn cung ở một mức giá
nào đó thấp hơn mức giá cân bằng trên thị trường.
4.3. Kiểm soát giá
Chính phủ đôi khi đưa ra các chính sách kiểm soát giá trên thị trường
nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi cho nhà sản suất hoặc người tiêu dùng. Xét về
mặt kinh tế thì không có lợi, đây không phải là một giải pháp cho vấn đề phân
bổ tài nguyên song lại được lợi về các mặt chính trị, xã hội.
4.3.1.Trần giá (Price ceiling)
* Khái niệm

Trần giá là mức giá cao nhất có thể trao đổi mua bán hàng hoá một
cách hợp pháp trên thị trường.
* Đặc điểm
- Chính phủ quy định giá trần nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi, lợi ích
cho người tiêu dùng đặc biệt là những người có thu nhập thấp
- Mức giá trần chính phủ đưa ra thường thấp hơn mức giá cân bằng trên
thị trường chính vì vậy đã gây ra tình trạng thiếu hụt trên thị trường
- Muốn cho trần giá có hiệu lực thì chính phủ phải cung thêm sự thiếu hụt
đó.
4.3.2. Sàn giá (Price flooring)
* Khái niệm
Trường CĐ Công nghiệp Hà nội

23

Đề cương Kinh tế học Vi mô


Sàn giá là mức giá thấp nhất có thể trao đổi, mua bán hàng hoá một
cách hợp pháp trên thị trường
* Đặc điểm
- Chính phủ quy định giá sàn nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi, lợi ích cho
các nhà cung ứng, các nhà sản xuất.
- Mức giá sàn chính phủ đưa ra thường thấp hơn mức giá cân bằng trên thị
trường chính vì vậy đã gây ra trạng thái dư thừa trên thị trường
- Muốn cho sàn giá có hiệu lực thì chính phủ phải mua hết sự dư thừa đó.
5. Các phương pháp ước lượng cầu
Cầu biểu thị ý muốn, thị hiếu, sở thích và khả năng của người mua. Tuy
nhiên đây là những yếu tố rất khó quan sát. Do vậy việc ước lượng cầu là một
vấn đề hết sức khó khăn và phức tạp, song đây lại là một vấn đề hết sức quan

trọng quyết định sự thành bại của 1 doanh nghiệp do vậy các doanh nghiệp phải
hết sức quan tâm đến nội dung này
5.1. Điều tra và nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng
5.1.1. Điều tra người tiêu dùng
* Khái niệm
Là việc xem người tiêu dùng phản ứng như thế nào khi có những thay
đổi liên quân đến giá của hàng hoá và các yếu tố khác của cầu ( Thu nhập,
giá của hàng hoá thay thế, giá của hàng hoá bổ sung…)
* Phương pháp
- Điều tra trực tiếp: Phỏng vấn, quan sát thực tế…
Điều tra dán tiếp: Thông qua các phiếu điều tra, biểu mẫu điều tra…
- Tiến hành phân tích xử lý thông tin thu thập được
5.1.2. Quan sát hành vi người tiêu dùng
* Khái niệm
Là việc thu thập những thông tin về sở thích, nguyện vọng, tâm lý người
tiêu dùng thông qua việc quan sát hành vi mua sắm và sử dụng hàng hoá của họ
* Ưu điểm
Phương pháp này có một ưu điểm nổi bật đó là nhanh chóng tìm và phát
hiện ra được tâm lý, thị hiếu, sở thích người tiêu dùng, từ đó nhà sản xuất sẽ xây
dựng những phương thức đáp ứng nhu cầu sao cho hiệu quả nhất.
5.2. Phương pháp thí nghiệm trên thị trường
a. Đặc điểm
Đây là phương pháp được thực hiện trên thị trường thực tế.
b. Cách thức tiến hành
- Lựa chọn một số thị trường có đặc điểm kinh tế, xã hội gần giống nhau
- Thực hiện các tác động: Thay đổi giá, cách thức xúc tiến bán hàng…
- Ghi chép lại cách thức ứng xử của người tiêu dùng
24



Thuvientailieu.net.vn

- Phân tích tìm ra sự ảnh hưởng của các yếu tố: Tâm lý, thu nhập, giới
tinh, tuổi tác đến cầu về hàng hoá.
5.3. Phương pháp thử nghiệm
Phương pháp thử nghiệm là phương pháp điều tra cầu của người tiêu dùng
trong phòng thí nghiệm, nghĩa là người tiêu dùng được cho một số tiền và được
yêu cầu chi tiêu trong một cửa hàng. Tại đó người ta sẽ thấy được thái độ của
người tiêu dùng đối với các thay đổi của giá cả hàng hoá, của bao bì, giá cả của
hàng hoá liên quan và các nhân tố ảnh hưởng đến cầu khác. Để đảm bảo cho
người tiêu dùng thể hiện đúng ý tưởng của họ, các hàng hoá do họ lựa chọn sẽ
thuộc về họ. Phương án này phản ánh tính hiện thựchơn là phương pháp điều
tra người tiêu dùng.
5.4. Phương pháp phân tích hồi quy
Phân tích hồi quy là phương pháp cơ bản để ước lượng hàm cầu. Nội
dung của kỹ thuật hồi quy được trình bày kỹ trong chương trình môn học Kinh
tế lượng. ởđây chúng ta chỉ nghiên cứu cách thức vận dụng của kỹ thuật vào
việc ướng lượng hàm cầu.
Để ước lượng hàm cầu chúng ta cần sử dụng một dạng hàm cầu đặc trưng.
Có thể đó là hàm tuyến tính hoặc hàm phi tuyến, vì cầu là hàm số phụ thuộc vào
nhiều biến số, trong đó có những biến số rất khó quan sát và lượng hóa như thị
hiếu, do đókhi ước lượng hàm cầu chúng ta phải xác định được biến độc lập, căn
cứ vào tình hình cụ thể để sử dụng phép hồi quy cho phù hợp. Sau đó chúng ta
phải tiến hành kiểm tra các hệ số đã ước lượng..
6. Sự co dãn của cầu (Elasticity of demand)
6.1. Co dãn của cầu
6.1.1. Khái niệm
Co dãn của cầu là sự thay đổi phần trăm của lượng cầu so với sự thay đổi
phần trăm của các nhân tố ảnh hưởng đến lượng cầu với điều kiện các yếu tố
khác không đổi

* Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng cầu bao gồm: Thu nhập, giá của hàng
hoá thay thế, giá của hàng hoá bổ sung, thị hiếu, kỳ vọng…

* Công thức chung
E XD =

%∆Q
%∆X

Trong đó:
+ E: Độ co dãn
+ Q: Lượng cầu

Trường CĐ Công nghiệp Hà nội

25

Đề cương Kinh tế học Vi mô


+ X: Biến ảnh hưởng đến lượng cầu
6.1.2. Cách tính
a. Co dãn khoảng
* Khái niệm
Là sự co dãn trên một khoảng hữu hạn nào đó của đường cầu (hoặc cung)
* Công thức

E=% Q/% X=
D
X


(Q2-Q1)/(Q2+Q1)
(X2-X1)/(X2+X1)

b. Co dãn điểm
* Khái niệm
Là sự co dãn trên một điểm cụ thể của đường cầu (hoặc đường cung)
* Cách xác định
- Để xác định độ co dãn trên một điểm nào đó của đường Cầu (hoặc cung)
phải trải qua 3 bước:
+ Bước 1: Xác định tiếp tuyến vơi đường cầu tại điểm cần đo độ co dãn
+ Bước 2: Dọc theo tiếp tuyến đó, đo độ dài tại điểm cần đo tới trục
hoành và độ dài tại điểm cần đo tới trục tung
+ Bước 3: Độ co dãn tại điểm cần đo sẽ bằng độ dài từ điểm đó tới trục
hoành / Độ dài từ điểm đó tới trục tung
- Chú ý:
Trong thực tế chúng ta thường xác định được phương trình của đường cầu
(hoặc cung) theo đó ta có thể xác định được độ co dãn tại 1 điểm theo công thức:

E=% Q/% X=
D
X

dQ/Q
dX/X

=

dQ


X

dX

Q

Trong đó dQ/dX chính là vi phân của hàm cầu theo biến ảnh hưởng

D
X

E=

dQ

X

dX

Q

= Q’
X

X
Q

6.3. Các loại co dãn của cầu
Tuỳ theo dạng của biến ảnh hưởng đến lượng cầu ta có các dạng co dãn
của cầu sau:

26


Thuvientailieu.net.vn

6.3.1. Co dãn của cầu theo giá (Price elasticity of demand)
a. Khái niệm
Co dãn của cầu theo giá là sự thay đổi phần trăm của lượng cầu so với sự
thay đổi phần trăm của nhân tố giá với điều kiện các yếu tố khác không đổi
b. Công thức

EDp = % Q / % P
Chú ý: EDP sẽ có giá trị < 0 Phản ánh sự nghiêng xuống của đường cầu
* Ví dụ
- Vd1: Xác định độ co dãn của cầu về hoa hồng trong khoảng A (3;4)
B(8;2)
+ áp dụng công thức ta tính được EDP = -1,3
+ Dấu “trừ” biểu thị mối quan hệ nghịch biến giữa giá cả và số lượng
+ Kết luận: khi giá thay đổi 1% thì sẽ làm cho lượng cầu thay đổi 1,3%
- Vd2:
Có đường cầu về hoa hồng p =50 – Q
Xác định độ co dãn của cầu tại điểm có mức giá = 10 (đv nghìn)
+ áp dụng công thức co dãn điểm ta tính được EDP = -0,25
c. Các mức độ co dãn của cầu theo giá
a. / EDP/ >1 : Cầu co dãn
+ Một sự thay đổi nhỏ của giá dẫn đến một sự thay đổi lớn của lượng cầu
+ Đường cầu rất thoải
b. / EDP/ <1 : Cầu không co dãn
+ Một sự thay đổi lớn của giá dẫn đến một sự thay đổi nhỏ của lượng cầu
+ Đường cầu rất dốc

c. / EDP/ =1 : Cầu co dãn đơn vị
+ Giá tăng 1% sẽ làm cho lượng cầu giảm 1% và ngược lại
+ Đường cầu đối xứng qua gốc toạ độ
d. / EDP/ = 0 : Cầu hoàn toàn không co dãn
+ Dù giá tăng hay giảm thì lượng cầu vẫn không thay đổi
+ Đường cầu song song vơi trục tung
e. / EDP/ = vô cùng : Cầu co dãn vô cùng
+ Trường hợp này, khi giá tăng thì lượng cầu sẽ giảm đến 0
+ Đường cầu song song với trục hoành
* ứng dụng
- ứng dụng tầm vi mô
Một ứng dụng quan trọng độ co dãn của cầu theo giá là để ước tính tổng
doanh thu (TR = Total Revenue)
Trường CĐ Công nghiệp Hà nội

27

Đề cương Kinh tế học Vi mô


×