Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

kinh tế ngầm PP nghiên cứu khoa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 34 trang )

MỤC LỤC
1. Đặt vấn đề nghiên cứu

1

2. Câu hỏi nghiên cứu

2

3. Mục tiêu nghiên cứu

3

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3

4.1. Đối tượng nghiên cứu

3

4.2. Phạm vi nghiên cứu

3

5. Cơ sở lý thuyết
5.1. Những vấn đề cơ bản liên quan đến kinh tế ngầm

4
4


5.1.1. Khái niệm về kinh tế ngầm

4

5.1.2. Phân loại kinh tế ngầm

6

5.2. Nguyên nhân xuất hiện của kinh tế ngầm

8

5.3. Các chỉ báo phản ánh quy mô kinh tế ngầm

10

5.4. Các nghiên cứu định lượng về kinh tế ngầm

12

5.5. Các phương pháp ước lượng nền kinh tế ngầm

13

5.6. Mô hình nghiên cứu

18

5.6.1. Các mô hình nghiên cứu trước


18

5.6.2. Kết quả một số nghiên cứu về kinh tế ngầm

21

5.6.3. Mô hình nghiên cứu lý thuyết đề xuất

21

6. Phương pháp nghiên cứu

26

6.1. Quy trình nghiên cứu

26

6.2. Dữ liệu nghiên cứu:

27

6.3. Phương pháp tiếp cận

27

6.4. Phương pháp phân tích

27


7. Tiến độ thực hiện theo kế hoạch

28

8. Ý nghĩa nghiên cứu

28

9. Kết cấu nghiên cứu dự kiến

29

10. Tài liệu tham khảo

30


MỐI QUAN HỆ GIỮA
NỀN KINH TẾ CHÍNH THỨC VÀ NỀN KINH TẾ NGẦM:
BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TỪ CÁC QUỐC GIA ASEAN

1. Đặt vấn đề nghiên cứu
Kinh tế phi chính thức hay còn gọi là kinh tế ngầm là một vấn đề mang
tính toàn cầu (Schneider và Enste, 2000). Sự hiện diện của kinh tế ngầm là quy
luật tất yếu, tồn tại song song với nền kinh tế chính thức. Ban đầu, nền kinh tế
ngầm được xem là một thành phần bên ngoài nền kinh tế. Sau đó, nghiên cứu
cho thấy sự ảnh hưởng tiêu cực và, trên một vài phương diện, tích cực đến nền
kinh tế chính thức, cho nên nền kinh tế ngầm trở thành một phần của nền kinh
tế. Trình độ phát triển của quốc gia sẽ là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quy
mô nền kinh tế ngầm.Trên bình diện chung, những nước kém phát triển thường

phải đối diện với một nền kinh tế ngầm có quy mô lớn hơn một cách tương đối
so với các quốc gia phát triển ở trình độ cao. Hơn thế nữa, các nghiên cứu cũng
cho rằng sự suy giảm của nền kinh tế chính thức xảy ra đồng thời với sự gia
tăng của các hoạt động phi chính thức trong nền kinh tế không chính thức
(IBRE-FGV / ETCO Institute, 2008).
Sự tồn tại của nền kinh tế ngầm, ngoài việc làm giảm thu thuế (thất thu
ngân sách), nền kinh tế ngầm còn làm giảm độ tin cậy trong thống kê chính thức
ảnh hưởng đến độ tin cậy của bất kỳ ước lượng thống kê cố gắng để mô hình
một hiện tượng kinh tế, làm phát sinh các quy định chính sách không hiệu quả,
sự lựa chọn của chính sách công khó khăn hơn, đặc biệt nếu nó được điều khiển
bởi những thay đổi trong dữ liệu được công bố và sản xuất cạnh tranh không
lành mạnh với các công ty trong lĩnh vực chính thức. Vì vậy, các quốc gia trên
thế giới đều mong muốn kiểm soát và giảm quy mô nền kinh tế ngầm, để tăng
cường phát triển kinh tế chính thức. Hầu hết các quốc gia trên thế giới nổ lực để
hạn chế các hoạt động kinh tế ngầm thông qua các biện pháp khác nhau bao
gồm hình phạt, truy tố và giáo dục (Bajada and Schneider, 2003).
Thu thập số liệu thống kê về những người tham gia vào các hoạt động
ngầm, các tần số và mức độ xảy ra các hoạt động này, là rất quan trọng cho việc
ra quyết định hiệu quả và liên quan đến việc phân bổ hiệu quả các nguồn lực

1|Page


của một quốc gia và các quyết định chính sách công tối ưu. Thực tế cho thấy
việc thu thập thông tin của khu vực kinh tế ngầm rất khó khăn, bởi vì tất cả các
cá nhân tham gia vào các hoạt động này không muốn được khai báo.
Có rất nhiều nghiên cứu về kinh tế ngầm từ việc ước lượng quy mô nền
kinh tế ngầm đến phân tích tác động của nó, sử dụng rất nhiều phương pháp
khác nhau đo lường một cách trực tiếp hoặc gián tiếp quy mô nền kinh tế ngầm,
nhưng các nghiên cứu này phần lớn tập trung chủ yếu cho các nước và nhóm

nước phát triển.
Ở các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là các quốc gia có nền kinh tế
mới nổi và chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị
trường như Việt Nam và các nước Đông Nam Á, nền kinh tế ngầm tồn tại song
song và có qui mô rất lớn so với nền kinh tế chính thức. Theo ước tính của Phan
(2012), nền kinh tế ngầm của Trung Quốc và Việt Nam có thể chiếm 30% đến
45% GDP quy mô nền kinh tế chính thức được đo lường bằng giá trị tổng sản
phẩm quốc nội (GDP).
Trong nghiên cứu này, Mối quan hệ giữa nền kinh tế chính thức và nền
kinh tế ngầm ở các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) sẽ được nghiên cứu. Đây
là đóng góp quan trọng của nghiên cứu này. Tuy nhiên, một đóng góp không
kém phần quan trọng khác được thực hiện trong nghiên cứu này là xác định
được quy mô nền kinh tế ngầm. Chúng tôi nổ lực sử dụng phương pháp hoàn
thiện nhất nhằm mục đích ước lượng quy mô kinh tế ngầm có thể phản ánh các
“sự thật” mức độ hoạt động kinh tế ngầm của các nước thuộc khu vực Đông
Nam Á trong giai đoạn 1997-2012. Để làm được điều này, chúng tôi sử dụng
một phương pháp tiếp cận hiện đại được rất nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới
sử dụng, được gọi là phương pháp tiếp cận MIMIC (Multiple Indicator –
Multiple Cause). Để tăng tính thuyết phục, chúng tôi sẽ kiểm tra độ mạnh của
phương pháp này so với phương pháp tiếp cận nổi tiếng khác trong ước lượng
quy mô của nền kinh tế ngầm, phương pháp tiếp cận cầu tiền.
2. Câu hỏi nghiên cứu
Trong nghiên cứu này, một số câu hỏi được đặt ra như sau:
1) Liệu kết quả ước lượng quy mô kinh tế ngầm của bằng phương

pháp MIMIC có khác so với phương pháp cầu tiền không?
2) Quy mô nền kinh tế ngầm của các quốc gia thuộc Khu vực Đông

Nam Á là bao nhiêu?


2|Page


3) Các yếu tố nào là nguyên nhân ảnh hưởng và chỉ số nào phản ánh

quy mô nền kinh tế ngầm của các quốc gia thuộc Khu vực Đông
Nam Á?
4) Có sự tồn tại mối quan hệ nào giữa nền kinh tế chính thức và nền

kinh tế ngầm của các quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á?
3. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu này được tiến hành nhằm đạt được các mục tiêu ban đầu
được đặt ra như sau:
Ước lượng quy mô nền kinh tế ngầm của các nước thuộc khu vực Đông
Nam Á sử dụng phương pháp MIMIC.
Kiểm tra ước lượng quy mô nền kinh tế ngầm của các quốc gia Đông
Nam Á với kết quả của phương pháp ước lượng cầu tiền.
Xác định các yếu tố là các nguyên nhân và mức độ phản ánh của các chỉ
số đến thay đổi quy mô nền kinh tế ngầm của các quốc gia thuộc khu vực Đông
Nam Á.
Kiểm tra mối quan hệ giữa nền kinh tế chính thức với nền kinh tế ngầm
của các quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Các yếu tố nguyên nhân, các yếu tố chỉ số phản ánh quy mô nền kinh tế
ngầm của các quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á.
Các mối quan hệ giữa nền kinh tế chính tức và nền kinh tế ngầm của các
quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á
4.2. Phạm vi nghiên cứu
 Phạm vi đối tượng: Quy mô nền kinh tế ngầm, các mối quan hệ giữa nền

kinh tế chính thức và nền kinh tế ngầm của các quốc gia thuộc khu vực Đông
Nam Á.
 Phạm vi thời gian: Từ 1997 đến 2012
 Phạm vi không gian: Các quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á có đầy
đủ số liệu.

3|Page


5. Cơ sở lý thuyết
5.1. Những vấn đề cơ bản liên quan đến kinh tế ngầm
5.1.1. Khái niệm về kinh tế ngầm
Mặc dù cho đến hiện tại, có rất nhiều nghiên cứu về kinh tế ngầm nhưng
vẫn chưa có một định nghĩa chung được thống nhất cho khái niệm này. Thực tế
cho thấy, mỗi quốc gia có những đặc điểm kinh tế xã hội khác nhau nên tên gọi,
cách tiếp cận, phân loại, phương pháp đo lường và đánh giá khu vực kinh tế
ngầm này cũng khác nhau. Ngay cả tên gọi cũng cho thấy sự đa dạng và phong
phú của nó: Kinh tế phi chính thức (Informal Economy hoặc unofficial
Economy), Khu vực phi chính thức (Informal Sector), Kinh tế bóng đen
(Shadow Economy), Kinh tế chìm (Underground Economy), Kinh tế không
được giám sát (Non-observerd Economy, Unobserved Economy), khu vực phi
kết cấu (Unstructural Sector), Kinh tế song song (Parallel Economy), kinh tế
đen (Black Economy), kinh tế xám (Grey Economy), kinh tế bất hợp pháp
(Illegal Economy), kinh tế vô hình (invisible Economy), kinh tế giấu diếm
(Concealed Economy), khu vực phi doanh nghiệp (unincorporated sector),…..
Trong nghiên cứu này, các thuật ngữ này có thể được sử dụng đang xen với
nhau. Tuy nhiên, thuật ngữ chính thống nhất được sử dụng trong nghiên cứu
này sẽ là kinh tế ngầm.
Nhưng dù được gọi bằng nhiều tên khác nhau nhưng tất cả thuật ngữ trên
đều thể hiện một điểm chung là phản ánh các hoạt động kinh tế ở một khu vực

trái với khu vực kinh tế chính thức.
Bảng 1: Quan niệm của các quốc gia và tổ chức về kinh tế ngầm
STT

1

2

Tổ chức,
quốc gia

Nội dung

Khu vực kinh tế phi chính quy ở các nước thế giới thứ
Cộng hòa
ba là mảnh đất nuôi dưỡng hàng triệu con người muốn
Liên Bang Đức làm việc trong hệ thống kinh tế chính thức nhưng không
tìm được việc làm ở đó
Hà Lan

Kinh tế không được giám sát là các hoạt động lẽ ra phải
được liệt kê nhưng lại không liệt kê trong số liệu thống
kê chính thức. Kinh tế ngầm là các hoạt động không khai

4|Page


STT

Tổ chức,

quốc gia

Nội dung
báo cơ quan tài chính và kinh tế bất hợp pháp là vi phạm
pháp luật

3

Ấn Độ

Khu vực phi chính qui bao gồm các đơn vị không đăng
ký và không được liệt kê chính thức cũng như không rơi
vào phạm vi hoạt động của pháp luật và qui định của nhà
nước

4

Tổ chức lao
động thế giới
(ILO)

Khu vực phi chính quy là các đơn vị kinh tế có quy mô
nhỏ, sản xuất và phân phối hàng hóa dịch vụ hợp pháp
nhưng không khai báo, sản xuât hàng hóa và dịch vụ bất
hợp pháp và thu nhập vô hình

5

Tổ chức hợp
tác và phát

triển kinh tế
(OECD)

Kinh tế ngầm được sử dụng để biểu thị tất cả các hoạt
động về nguyên tắc phải được tính vào GDP nhưng thực
tế lại không tính được do chúng không được khai báo
trước cơ quan nhà nước. Đó là hoạt động sản xuất hàng
hóa và dịch vụ hợp pháp nhưng không khai báo, sản xuất
hàng hóa dịch vụ bất hợp pháp và thu nhập vô hình

6

Liên minh
Châu âu (EU)

Kinh tế ngầm là khu vực kinh tế trốn thoát khỏi mạng
lưới thống kê và không định lượng được

7

Quan niệm của Hoạt động phi chính thức là hoạt động mà giá trị gia tăng
Ngân hàng thế không được ghi nhận do các hãng và các cá nhân cố ý
giới (WB)
khai báo sai hoặc trốn tránh không khai báo
Nguồn: Lê Đăng Doanh và Nguyễn Minh Tú (1997)

Feige (1979,1990) định nghĩa về nền kinh tế ngầm là các hoạt động
không có báo cáo và không thể đo lường được.
Ihrig và Moe (2004) định nghĩa kinh tế ngầm như là một ngành sản xuất
hợp pháp, nhưng không phù hợp với quy định của chính phủ. Ngoài ra, Frey và

Pommerehne (1984), Loayza (1996), Johnson, Kaufmann và Shleifer (1997),
Johnson, Kaufmann và Zoido-Lobaton (1998, 1999), Thomas (1999), Fleming
(2000), Schneider và Enste (2000, 2002), Dell'Anno và Schneider (2003),
Schneider (2005, 2006, 2007, 2010, 2012, 2013) và nhiều nghiên cứu khác cung
cấp hoặc sử dụng các định nghĩa tương tự. Chẳng hạn như:

5|Page


Greenidge và ctg (2009) cho rằng, bất kỳ hoạt động kinh tế nào mà không
được ghi nhận trong các số liệu thống kê của tài khoản thu nhập quốc gia và
GDP thì được xem là một thành phần của nền kinh tế ngầm.
Nền kinh tế ngầm được hiểu dưới nhiều ý nghĩa khác nhau tùy theo cách
phân loại và khía cạnh phân tích của các nhà nghiên cứu, các tổ chức và các
quốc qua, nhưng nhìn chung các định nghĩa đều hướng đến tính không chính
thức của hệ thống kinh tế này khi không được tính toán vào các số liệu thống kê
của mỗi quốc gia.
Trong nghiên cứu này, định nghĩa kinh tế ngầm được sử dụng theo định
nghĩa trong các nghiên cứu của Buehn and Schneider (2011). Trong nghiên cứu
này, kinh tế ngầm như toàn bộ thị trường sản xuất hàng hoá và dịch vụ hợp pháp
nhưng được cố ý che dấu cơ quan công quyền cho bất kỳ lý do sau đây:
• Để tránh chi trả thuế thu nhập, thuế giá trị gia tăng hoặc các loại thuế
khác,
• Để tránh chi các khoản đóng góp an sinh xã hội,
• Để tránh việc phải đáp ứng một số tiêu chuẩn thị trường lao động hợp
pháp, chẳng hạn như tiền lương tối thiểu, giờ làm việc tối đa, tiêu chuẩn an
toàn,…
• Để tránh việc tuân thủ các thủ tục hành chính nhất định, chẳng hạn như
hoàn thành câu hỏi thống kê, hoặc các mẫu biểu hành chính khác.
5.1.2. Phân loại kinh tế ngầm

Việc phân loại các hoạt động kinh tế ngầm cũng có sự khác nhau giữa
các nhà nghiên cứu, Chẳng hạn như:
Theo Feige (1979,1990), kinh tế ngầm có thể chia làm 2 dạng: thứ nhất
là các hoạt động không vi phạm pháp luật, thứ hai là các hoạt động vi phạm
pháp luật.
Còn Harding và Jenkins (1989) xem xét nền kinh tế ngầm với 3 tiêu
chuẩn phân loại: chính sách – pháp luật, kinh tế và xã hội. Hai nhà nghiên cứu
cho rằng nền kinh tế ngầm xuất hiện là có lý do trên những khía cạnh khác nhau
khi xem xét về chính sách – pháp luật, kinh tế hay xã hội. Trong đó, yếu tố kinh
tế là nhân tố thường được xem xét trong các nghiên cứu về nền kinh tế ngầm.

6|Page


Theo Roberto Dell’Anno (2003), đã lược khảo các nghiên cứu của Feige
(1989, 1990), Loayza (1996), Tanzi (1999), Thomas (1999), Fleming et al.
(2000), Schneider và Enste (2000), Smith (1994), cho rằng, họ xác định một "
nền kinh tế không được giám sát" (Non-Observed Economy), nó bao gồm tất cả
các hoạt động sản phẩm có thể được phân loại thành ba lĩnh vực sau:
(1) Sản xuất ngầm: đại diện cho các lĩnh vực hoạt động sản xuất mà
không được quan sát trực tiếp
(2) Sản xuất phi chính thức, đề cập đến các đơn vị tổ chức sản xuất đặc
trưng bởi: một trình độ thấp của tổ chức; ít hoặc không có sự phân chia giữa
công việc và vốn; làm việc dựa trên các mối quan hệ công việc thường xuyên,
quan hệ họ hàng, hoặc các mối quan hệ cá nhân.
(3) Sản xuất bất hợp pháp, là tất cả chúng đề hướng đến sản xuất những
sản phẩm và dịch vụ mà việc bán, phân phối hoặc sở hữu bị pháp luật cấm.
Tương tự như các tác giả trên, OECD (2002) cũng phân loại kinh tế
không quan sát được (non-observed economy) làm 3 dạng: (i)các hoạt động sản
xuất ngầm vì lý do thống kê và kinh tế, (II) các hoạt động kinh tế phi chính thức

và (III) các hoạt động vi phạm pháp luật.

Nền kinh tế không
quan sát được

Hoạt động
sản xuất ngầm
Lý do
thống kê

T1:
Không
đáp ứng

T2:
Không
cập nhật

Lý do
kinh tế

T3:
Không
đăng ký

Hoạt động sản xuất
phi chính thức

Hoạt động sản xuất
vi phạm pháp luật


T6: Không
đăng ký

T7: Không
đăng ký

T4: Báo
cáo dưới
mức

Nguồn: OECD (2002)

7|Page

T5:
Không
đăng ký


5.2. Nguyên nhân xuất hiện của kinh tế ngầm
Các quan điểm về kinh tế ngầm của các nhà phân tích cũng phản ánh
quan điểm của họ về sự xuất hiện của kinh tế ngầm. Việc xem xét nguyên nhân
xuất hiện kinh tế ngầm thường được nhắc đến xuất phát từ sự sút kém của nền
kinh tế chính thức, điều này đẩy người dân đến việc tìm kiếm các hoạt động
khác nhằm tăng thu nhập cho bản thân (Lubell, 1991; Schneider, 1998). Các nhà
kinh tế cho rằng đây là lý do quan trọng hàng đầu trong việc xuất hiện nền kinh
tế ngầm. Khi nền kinh tế chính thức sụt giảm đặc biệt khi tốc độ tăng trưởng
kinh tế giảm sút hay khủng hoảng kinh tế có ảnh hưởng dây chuyền đến toàn bộ
mọi mặt của nền kinh tế - xã hội quốc dân, áp lực về kinh tế thúc đẩy người dân

thực hiện các hành vi (hoạt động) kinh tế ngầm. Các nghiên cứu trước đây đều
thừa nhận răng, các nguyên nhân chủ yếu tạo ra sử tồi tại và phát triển của nền
kinh tề ngầm.
Vấn đề chính sách – đặc biệt là hệ thống thuế cũng được các nhà nghiên
cứu nhấn mạnh về vai trò của nó đối với việc tạo điều kiện cho cự tồn tại và
phát triển các hoạt động kinh tế ngầm (YH Jung, A Snow, GA Trandel, 1994;
Tanzi, 1999; EL Feige, 2007; Schneider, 2003). Theo đó, một thành phần quan
trọng trong nền kinh tế ngầm xuất phát từ các hành vi trốn thuế của các doanh
nghiệp, các nhà kinh doanh. Chủ đề về mối liên hệ giữa các hành vi trốn thuế
và nền kinh tế ngầm, Norman V.Loayza (1996) trong nghiên cứu của ông đã chỉ
ra mối liên hệ chặt chẽ giữa hệ thống chính sách, thuế và tác động đến sự mở
rộng của nền kinh tế ngầm. Tuy vậy, trong nghiên cứu của Loayza, ông phân
tích dựa trên mối quan hệ về thống kê hơn là kết quả từ mối tương quan nhân
quả. Schneider và Neck (1993) đi sâu vào nghiên cứu về mối tương quan giữa
hệ thống thuế và sự mở rộng nền kinh tế ngầm tại Austria. Kết quả của nghiên
cứu này cho thấy hệ thống thuế đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của
nền kinh tế ngầm, các cá nhân hộ gia đình sẽ so sánh lợi ích khi thực hiện các
hoạt động kinh tế phi chính thức và chính thức thông qua so sánh lợi ích khi
trốn thuế và hậu quả trốn thuế. Ngoài ra Gebhard Kirchgaessner (1983, 1984),
Jan Klovland (1984) cũng có cùng kết quả khi phân tích ở các quốc gia khác.
Hệ thống thể chế và pháp luật: Theo Hirschman (1970) sự xuất hiện của
nền kinh tế ngầm là sự phản ứng của các cá nhân trước hệ thống thể chế và pháp
luật của mỗi quốc gia. Về nguyên tắc, các hệ thống thể chế và pháp luật là khuôn

8|Page


khổ định ra các hàng rào đối với mỗi cá nhân, tổ chức để tạo sự ổn định cho xã
hội phát triển, điều này cũng hàm chứa ý nghĩa về hạn chế tự do cá nhân, hạn
chế sự lựa chọn của các cá nhân tổ chức trong các hành vi hoạt động kinh tế xã hội. Mancur Olson (1982) trong nghiên cứu của mình đã gọi nguyên nhân

thúc đẩy nền kinh tế phát triển từ thể chế là “institutional sclerosis” (thể chế xơ
cứng).Trong các nghiên cứu của các nhà phân tích Johnson, Kaufmann và
Andrei Shleifer (1997), Johnson, Kaufmann và Zoido-Lobatón (1998) đều cho
thấy với một hệ thống thể chế phức tạp và có nhiều cấm đoán sẽ làm tăng sự
thúc đẩy các hoạt động kinh tế ngầm của các cá nhân, công ty, tổ chức.
Hệ thống phúc lợi xã hội: Các nghiên cứu của Volker Riebel (1983,
1984); Schneider và Enste (2000), cho rằng các nghiên cứu thực nghiện cho
thấy với hệ thống chi phí dịch chuyển cho hệ thống phúc lợi xã hội đã thúc đẩy
các cá nhân lựa chọn làm việc ở nền kinh tế ngầm hơn là làm việc trong môi
trường kinh tế chính thức. Điều này là phù hợp với các lý thuyết kinh tế học,
khi mỗi cá nhân thực hiện suy nghĩ lựa chọn giữa chi phí và lợi ích giữa việc
làm ở môi trường kinh tế chính thức với lợi ích cho cá nhân họ thấp hơn làm
việc ở nền kinh tế ngầm.
Sự thay đổi của thị trường lao động: Sự thay đổi của thị trường lao động
được coi là một nguyên nhân quan trọng làm gia tăng các hoạt động kinh tế phi
chính thức. Sự thay đổi này nằm ở 2 vấn đề: Thứ nhất, độ tuổi lao động ngày
nay ngày càng được rút ngắn tương đối so với tuổi thọ và sức khỏe của con
người. Điều này dẫn đến việc nhiều người lao động đến tuổi “ về hưu” nhưng
vẫn còn sức khỏe và mong muốn tiếp tục làm việc, điều này thúc đẩy họ tìm đến
các vị trí làm việc ở các môi trường phi chính thức. Thứ hai, thời gian làm việc
của người lao động ngày càng được linh động và cách thức đánh giá kết quả
công việc phụ thuộc, điều này khuyến khích người lao động có thể đảm nhiệm
cùng lúc nhiều công việc cả chính thức lẫn phi chính thức. Điều này đã được
khẳng định trong nghiên cứu của Riebel (1983, 1984), Schneider and Enste
(2000),….
Các nguyên nhân khác: Ngoài các nguyên nhân đã được nghiên cứu và
khẳng định bởi các nhà nghiên cứu, thực tế diễn biến kinh tế - xã hội thay đổi
hàng ngày đã xuất hiện các nhân tố khác thúc đẩy sự xuất hiện của nền kinh tế
ngầm như công nghệ, sự phát triển của internet cữn góp phần làm thay đổi sự
tương tác và kinh doanh trong giai đoạn hiện nay.


9|Page


Theo Buehn and Schneider (2011), sử dụng thong qua 2 chỉ số (1) M0 /
M1: M0 tương ứng với đồng tiền bên ngoài ngân hàng ; định nghĩa thông thường
đối với M1 là M0 cộng với tiền gửi; (2 ) Tiền tệ / M2: Nó tương ứng với tiền tệ
bên ngoài ngân hàng theo tỷ lệ M2.
5.3. Các chỉ báo phản ánh quy mô kinh tế ngầm
Các chỉ báo phản ánh thường được các nhà nghiên cứu sử dụng và đánh
giá tốt, có thể phản ảnh cho quy mô nền kinh tế ngầm như: Chỉ số tiền tệ, chỉ số
thị trương lao động, và các chỉ số khác thể hiện tình trạng sức khỏe của nền kinh
tế chính thức.
Chỉ số tiền tệ:
Theo Buehn and Schneider (2011): sử dụng 2 chỉ số (1) M0 / M1: M0
tương ứng với đồng tiền bên ngoài ngân hàng ; định nghĩa thông thường đối với
M1 là M0 cộng với tiền gửi; (2 ) Tiền tệ / M2: Nó tương ứng với tiền tệ bên
ngoài ngân hàng theo tỷ lệ M2.
Chỉ số thị trường lao động
Theo Buehn and Schneider (2011): sử dụng 2 chỉ số (1) lực lượng lao
động Tỷ lệ tham gia: lực lượng lao động Tỷ lệ tham gia là tỷ lệ dân số đó là hoạt
động kinh tế cung ứng lao động cho sản xuất hàng hoá và dịch vụ trong một
khoảng thời gian quy định, (2) Tốc độ tăng trưởng của tổng số lực lượng lao
động: Tổng số lực lượng lao động thỏa hiệp những người già 15 tuổi trở lên đáp
ứng định nghĩa về dân số hoạt động kinh tế của ILO: tất cả những người cung
cấp lao động cho sản xuất hàng hoá và dịch vụ trong khoảng thời gian quy định
Các chỉ số thể hiện tình trạng nền kinh tế chính thức
Theo nghiên cứu của mình, Buehn and Schneider (2011) cho rằng các
chí số thể hiện tịnh trạng của kinh tế chính tức cí thể sử dungh 2 sủ dụng sử
dụng 2 chỉ số (1) GDP bình quân đầu người: GDP bình quân đầu người là tỷ lệ

giữa tổng sản phẩm trong nước tính theo đô la quốc tế sử dụng mua giá điện
tương đương tổng dân số, (2) Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người,
như (1), nhưng tốc độ tăng trưởng hàng năm của GDP bình quân đầu người.
Tổng sản phẩm quốc nội thực (Real Gross Domestic Product)

10 | P a g e


Bảng 2: Mối quan hệ giữa GDP và quy mô kinh tế ngầm
Tác giả

Mối
quan hệ
dương

Quốc gia

Chi chú

Adam, Ginsburgh
(1985)

Belgium

---

Tedds (1998)

Canada


Phương pháp MIMIC

Giles (1999b)

New Zealand

Phương pháp MIMIC

Giles, Tedds (2002)

Canada

Phương pháp MIMIC

Chatterjee, Chaudhuri,
Schneider (2003)

18 Các quốc gia Phương pháp MIMIC
Asian

Frey, WeckHannemann (1984)

17 Các quốc gia
Phương pháp MIMIC
OECD

Helberger, Knepel
(1988)

17 Các quốc gia

Phương pháp MIMIC
OECD
Phương pháp MIMIC.
Trong nền kinh tế đó: “(1)
gánh nặng thuế theo luật
định là lớn hơn so với gánh
nặng thuế tối ưu và (2) việc
thực hiện tuân thủ quá yếu”,
vì vậy: Việc tăng kích thước
tương đối của nền kinh tế
14 Các quốc gia không chính thức tạo ra một
sự giảm tăng trưởng kinh tế
Mỹ Latin
chính thức”1.

Mối
quan hệ
âm

“Các tác động tiêu cực do tác
dụng tắc nghẽn nền kinh tế
ngầm: (1) giảm sự sẵn có của
các dịch vụ công cho nền
kinh tế chính thức và (2) dẫn
đến tồn tạiccác dịch vụ công
được sử dụng kém hiệu quả”

Loyaza (1996)

Kaufmann, Kaliberda

(1996)

1

Nền kinh tế ngầm làm giảm
nhẹ sự suy giảm trong GDP
Các quốc gia
chính thức, đặc biệt là ở các
chuyển đổi
nước đã từng chịu sụt giảm
lớn. Họ nhận thấy rằng cứ

Đặc biệt, để tăng điểm một phần trăm trong nền kinh tế ngầm (so với GDP được ghi nhận), tốc độ tăng
trưởng GDP thực tế bình quân đầu người chính thức giảm 1,22 phần trăm.

11 | P a g e


Tác giả

Quốc gia

Chi chú
mỗi 10 phần trăm tích lũy
suy giảm trong GDP chính
thức, thị phần của nền kinh tế
bất hợp pháp trong tổng thể
tăng gần 4 phần trăm 2.

Eilat, Zinnes (2000)


Schneider, Enste
(2000)

Anno (2003)

24
Các quốc gia
chuyển đổi

“Một sự thay đổi trong GDP
dấn đến một sự thay đổi
ngược lại trong quy mô nền
kinh tế ngầm" và " giảm một
đô la trong GDP dẫn đến
tăng 31% quy mô nền kinh tế
ngầm”.

76
Quốc gia

“Theo một số nghiên cứu,
một nền kinh tế ngầm đang
tăng trưởng có một tác động
tiêu cực đến tăng trưởng
GDP chính thức”.

Italy

“Mối quan hệ giữa nền kinh

tế ngầm và tốc độ tăng
trưởng GDP (Y1 ) là tiêu
cực”

Nguồn: Anno (2003)
5.4. Các nghiên cứu định lượng về kinh tế ngầm
Hầu hết các nghiên cứu trước đây chủ yếu tập trung vào đo lường, xem
xét đặc điểm tổng quan (quy mô, nguyên nhân, góc nhìn, xu hướng, ảnh hưởng
chính) nền kinh tế ngầm, tác động của nền kinh tế ngầm đến nền kinh tế chính
thức và xây dựng chính sách để giám sát các nguồn lực cũng như ảnh hưởng
của nền kinh tế ngầm (Schneider và Enste, 2000)
Chủ đề nghiên cứu về nền kinh tế ngầm được coi trọng và ngày càng
được các nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm khi những tác động của nó đối
với nền kinh tế quốc gia cũng như xã hội. Một số hướng nghiên cứu chính về
kinh tế ngầm được tóm tắ như sau:

2

Eilat Y., Zinnes C. (2000), pp. 46.

12 | P a g e


(1) Ước lượng quy mô nền kinh tế ngầm: C Helberger, H Knepel, Feige,
BS Frey, H Weck, R Dell'Anno, F Schneider,…(2) Ảnh hưởng của nền kinh tế
ngầm đến nền kinh tế chính danh và các hoạt động trong nền kinh tế quốc dân:
F Schneider, SJ Davis, M Henrekson, B Torgler và (iii).. Các đặc trưng và xu
hướng phát triển của nền kinh tế ngầm: Giles, Tedds, Breusch, Bajada,
Schneider…
Các nghiên cứu của các nhà kinh tế đã cho thấy có mối tương quan chặt

chẽ giữa nền kinh tế ngầm và nền kinh tế chính thức, mỗi sự thay đổi trong nền
kinh tế chính thức đều có tác động thúc đẩy hay hạn chế sự phát triển của nền
kinh tế ngầm, bên cạnh đó, sự phát triển của nền kinh tế ngầm có mối liên hệ
khăng khít với các hành vi trốn thuế và tham nhũng tại các quốc gia, sự tăng lên
về các hành vi này làm thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế ngầm tại quốc gia
đó.
Cùng với sự phát triển lâu dài của nền kinh tế chính thức, nền kinh tế
ngầm chưa có dấu hiệu và cũng chưa có nhà nghiên cứu nào dự đoán về sự kết
thúc của nền kinh tế ngầm, theo đó có một số xu hướng chính trong sự phát triển
của nền kinh tế ngầm hiện nay:
- Cùng với sự thay đổi và tiếp tục phát triển của thị trường lao động, nền
kinh tế ngầm sẽ có sự biến động liên tục, với khả năng phát triển về kinh tế-y
tế-xã hội, người lao động sẽ tiếp tục có cơ hội làm việc và làm nhiều việc cùng
lúc, điều này thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế ngầm tại các quốc gia.
- Các quốc gia đang phát triển và những quốc gia có hệ thống thể chế “
xơ cứng” sẽ là các quốc gia có nền kinh tế ngầm với quy mô lớn hơn nhiều ở
các quốc gia phát triển
5.5. Các phương pháp ước lượng nền kinh tế ngầm
Các phương pháp được dùng để ước lượng nền kinh tế ngầm luôn là một
vấn đề ưu tiên hàng đầu của các nhà nghiên cứu trong chủ đề này. Việc sử dụng
phương pháp tiếp cận nào để ước lượng một cách chính xác quy mô kinh tế
ngầm của một quốc gia luôn là vấn đề tranh cãi. Một số phương pháp chủ yếu
được tóm tắt như sau:

13 | P a g e


5.5.1. Phương pháp điều tra- khảo sát
Theo đánh giá của IBRE-FGV / ETCO Institute ( Brazil) thì phương pháp
điều tra – khảo sát có nhiều ưu điểm. Đây là hoạt động thường được tổ chức với

quy mô lớn để đảm bảo tính bao quát, thường mang lại các thông tin hữu ích
cho các cơ quan nhà nước trong quản lý. Mặc dù đây là phương pháp trực tiếp
nhất để thu thập được các dữ liệu về kinh tế ngầm, về nguyên tắc thì đây sẽ là
phương pháp mang lại nhiều thông tin nhất và sát với thực tiễn nhất, nhưng đây
lại là hướng tiếp cận không thể bao quát hết các mặt trong kinh tế ngầm. Hạn
chế lớn nhất của phương pháp tiếp cận này xuất phát từ chính kinh tế ngầm, khi
các hoạt động kinh tế ngầm được diễn ra không chịu sự kiểm soát của pháp luật,
chính sách, đặc biệt một số hoạt động trái pháp luật do đó khi thực hiện điều tra
– khảo sát, thông tin có được thường khó đạt được sự tin cậy cần thiết cũng như
đầy đủ thông tin từ người được khảo sát.
Chính vì những hạn chế cả về cách thức tổ chức và thông tin thu thập
được nên các nhà phân tích thường ít tiếp cận nghiên cứu kinh tế ngầm theo
phương pháp này. Phương pháp này chỉ dùng chủ yếu để khảo sát khám phá ban
đầu trong các cuộc nghiên cứu nhằm đảm bảo các vấn đề thực tiễn được cập
nhật trong các nghiên cứu.
5.5.2. Phương pháp kiểm toán
Theo nghiên cứu của IBRE-FGV / ETCO Institute, phương pháp này
được các tổ chức cơ quan nhà nước tiến hành nhằm mục tiêu kiểm soát thuế
nhiều hơn là tính toán quy mô của nền kinh tế ngầm của quốc gia. Điều hiển
nhiên, hệ thống các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có thể kiểm toán được chỉ
là một phần (nếu có) của nền kinh tế ngầm. Dù vậy, đây cũng là một hướng tiếp
cận giúp tìm hiểu một số khía cạnh trong nền kinh tế ngầm như: trốn thuế và
tránh thuế,…
5.5.3. Phương pháp sử bảng kế toán quốc gia
Hướng tiếp cận này thực hiện tính toán quy mô của nền kinh tế ngầm là
sự chênh lệch của việc đo lường sản xuất thông qua giá trị gia tăng và chi tiêu.
Theo nghiên cứu của IBRE-FGV / ETCO Institute (Brazil) thì tại các
quốc gia phát triển việc tính sản xuất quốc gia theo chi phí không tốt bằng việc
đo lường theo giá trị gia tăng vì phương pháp đo lường này đã kèm theo các
thành phần kinh tế ngầm của một quốc gia.


14 | P a g e


5.5.4. Phương pháp cầu tiền
Xuất phát điểm của cách tiếp cận này là từ nghiên cứu của Cagan (1958)
khi đo lường nền kinh tế ngầm thông qua lượng cầu tiền của nền kinh tế. Cách
tiếp cận này dựa trên mô hình về cầu tiền, theo đó, sự gia tăng của cầu tiền trên
thực tế là kết quả của các hoạt động kinh tế ngầm, điều này giúp các nhà nghiên
cứu xác định được mức độ tăng lên trong quy mô của nền kinh tế ngầm từ đó
ước lượng quy mô của nền kinh tế ngầm của mỗi quốc gia.
Đây là phương pháp tính hiệu quả nhất trong các phương pháp tiếp cận
đo lường quy mô nền kinh tế ngầm do phương pháp tính toán sự thay đổi trong
lượng cầu tiền tiếp cận sự chính xác hơn nhiều và thuận tiện trong tính toán so
với các phương pháp khác. Chính vì vậy, đây là hướng tiếp cận được nhiều nhà
nghiên cứu áp dụng khi phân tích về nền kinh tế ngầm của các quốc gia như
Gutmann (1977) hay Tanzi (1980, 1983).

Nguồn Tanzi (1983)
Hướng tiếp cận này được các nhà nghiên cứu phát triển theo 2 hướng:
xác định tính toán theo dòng dịch chuyển và phương pháp MIMIC
5.5.5. Phương pháp xác định tính toán theo dòng dịch chuyển
Đây là hướng tiếp cận tính toán dựa trên các dòng dịch chuyển và hàng
hóa danh nghĩa, hướng tiếp cận này dựa trên giả định tất cả những biến động
của tỷ lệ giữa tổng giá trị dịch chuyển và sản xuất danh nghĩa là quy mô của nền
kinh tế ngầm. Tuy phương pháp này dựa trên các nguyên tắc chính xác và hoàn
toàn có thể thực hiện được nhưng trên thực tế ít được áp dụng khi nghiên cứu
về kinh tế ngầm do đòi hỏi về độ chính xác của dữ liệu dịch chuyển theo từng
giai đoạn và tốc động dòng tiền trong nền kinh tế chính thức và phi chính thức.
Do đó, trên thực tế hướng tiếp cận này rất khó để đưa ra các chỉ số cần thiết cho

ước lượng quy mô nền kinh tế ngầm đặc biệt ở các quốc gia đang phát triển.

15 | P a g e


5.5.6 Phương pháp MIMIC
Đây là phương pháp được sử dụng để ước lượng quy mô nền kinh tế
ngầm theo hướng tiếp cận hiện đại được các nhà nghiên cứu sử dụng và tiếp tục
phát triển.
Những nhà nghiên cứu đầu tiên xây dựng và phát triển mô hình MIMIC
trong phân tích khoa học xã hội là Zellner (1970) và Goldberger (1972) với các
mô hình chứa biến ẩn.
Phương pháp MIMIC dựa trên ước lượng mô hình cấu trúc SEM với 2
nhóm biến chính:
Nhóm các biến quan sát (indicator): Đây là nhóm biến chỉ số của mô
hình đo lường các nhóm biến quan sát được.
Nhóm các biến ẩn (latent): Đây là nhóm biến ẩn của mô hình, các biến
không thể quan sát hay đo lường trực tiếp.
Dựa trên nguyên tắc này, các nhà nghiên cứu phát triển phương pháp
MIMIC áp dụng để đo lường quy mô nền kinh tế ngầm. Theo đó, nền kinh tế
ngầm là một biến không quan sát được theo chuỗi thời gian (biến ẩn) được đo
lường theo các biến chỉ báo (indicator) là các biến nguyên nhân xuất hiện của
nền kinh tế ngầm. Do đó, việc đánh giá quy mô nền kinh tế ngầm được thực
hiện thông qua việc ước lượng và đánh giá mối quan hệ của các biến trong mô
hình MIMIC.
Frey và Weck-Hannemann (1984) là 2 nhà nghiên cứu đầu tiên áp dụng
mô hình MIMIC để thực hiện ước lượng quy mô nền kinh tế ngầm thông qua
dữ liệu của 17 quốc gia OECD.
Aigner, Schneider và Ghosh (1988) tiếp tục phát triển phương pháp
MIMIC để ước lượng quy mô nền kinh tế ngầm. Thông qua việc điều chỉnh dữ

liệu theo chuỗi thời gian bằng cách sử dụng biến trễ trong mô hình, 3 nhà nghiên
cứu đã áp dụng để phát triển phương pháp MIMIC khi thực hiện ước lượng quy
mô nền kinh tế ngầm tại Hoa Kỳ. Phương pháp MIMIC sử dụng theo hình thức
này còn được gọi là phương pháp MIMIC động, hay DYMIMIC.
Giles (1999) là nhà nghiên cứu đã có vai trò quan trọng trong việc phát
triển phương pháp MIMIC bằng cách tiếp tục cải tiến phương pháp DYMIMIC.
Theo đó, ông thực hiện ước lượng mô hình MIMIC với sự điều chỉnh về chuỗi

16 | P a g e


dữ liệu thời gian, yếu tố tự tương quan, phân tích đồng liên kết (cointegration)
khi thực hiện ước lượng nền kinh tế ngầm ở New Zealand. Giles và Tedds
(2002) đã cùng nhau phát triển MIMIC theo hướng này và công bố thông qua
nghiên cứu về kinh tế ngầm ở Canada. Phương pháp này được các nhà nghiên
cứu khác sử dụng để nghiên cứu về nền kinh tế ngầm như Bajada và Schneider
(2005) khi nghiên cứu về nền kinh tế ngầm Australia và các nước Thái Bình
Dương hay nghiên cứu của Dell’Anno và Schneider (2003) tại Ý.
Về cơ bản, mô hình MIMIC được xây dựng trên các biến ẩn và biến quan sát,
cụ thể:

Chỉ báo

Nguyên nhân

Phát triển kinh tế
ngầm qua thời gian

Nguồn: IBRE-FGV / ETCO Institute (Brazil)
Tuy MIMIC là một phương pháp ước lượng có độ chính xác khá cáo và

được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng phổ biến nhất hiện nay khi nghiên cứu về
nền kinh tế ngầm nhưng nó vẫn có một số hạn chế chưa được giải quyết, khắc
phục triệt để:
Các biến chỉ báo phải được độc lập, không có mối tương quan nhau.
Các biến chỉ báo độc lập trong nguyên nhân được đưa ra bởi các biến
tiềm ẩn.
5.5.7. Các phương pháp tính khác
Ngoài các phương pháp kể trên, việc ước lượng quy mô nền kinh tế ngầm
còn có 2 phương pháp khá đặc biệt, 2 phương pháp này đều tiếp cận theo hướng
đo lường quy mô nền kinh tế ngầm một cách gián tiếp thông qua nguồn gốc và
nguyên liệu cần thiết cho nền kinh tế ngầm phát triển.

17 | P a g e


Thứ nhất, phương pháp ước lượng Kaufmann-Kaliberda thực hiện tính
toán quy mô nền kinh tế ngầm thông qua đo lường nhu cầu sử dụng năng lượng
điện và GDP, thông qua việc sử dụng năng lượng điện phương pháp này dựa
trên ý tưởng về điện là nguồn nguyên liệu cho mọi hoạt động sản xuất kinh
doanh.
Thứ hai, Phương pháp ước lượng Lacko: Đây là phương pháp tính toán
quy mô nền kinh tế ngầm thông qua cũng thông qua tính toán năng lượng điện
tiêu thụ nhưng ở dạng chi tiết hơn là tính theo hộ gia đình xuất phát từ nguyên
tắc nền kinh tế ngầm xuất phát từ quy mô gia đình hay cá nhân.
Tuy vậy, phương pháp này vướng 2 vấn đề lớn, việc đo lường hoạt động
sử dụng điện là một hoạt động cực kỳ phức tạp, thêm vào đó một số hoạt động
kinh tế ngầm lại không liên quan đến việc sử dụng điện cũng như điện không
đóng vai trò chủ chốt ở các hoạt động đó.
5.6. Mô hình nghiên cứu
5.6.1. Các mô hình nghiên cứu trước

Thông qua việc phân tích các hướng tiếp cận khác nhau ở phần 5.5 khi
đo lường về nền kinh tế ngầm cho thấy mô hình MIMIC đang là phương pháp
tiếp cận thuận tiện và chính xác nhất so với các mô hình khác trên thực tế khi
nghiên cứu về nền kinh tế ngầm. Do đó, mô hình MIMIC được áp dụng trong
nghiên cứu về nền kinh tế ngầm cho các quốc gia Đông Nam Á.
Việc sử dụng MIMIC đã được áp dụng trong rất nhiều phân tích hiện nay
với các điều chỉnh về 2 hướng để có được các ước lượng chính xác nhất: Thứ
nhất, các nhà nghiên cứu thay đổi cách xử lý các biến; thứ hai, các nhà nghiên
cứu thực hiện thay đổi các biến tính toán. Trong đó các biến được các nhà nghiên
cứu sử dụng thường xuyên và điều chỉnh trong các nghiên cứu là: GDP, lượng
tiền ( cung tiền M1, M2, tiền công chúng nắm giữ), thuế, thu nhập và lao động;
bên cạnh đó tùy theo từng nghiên cứu mà các nhà nghiên cứu có bổ sung thêm
nhiều các biến khác nhau để phù hợp với từng nền kinh tế cũng như phát triển
mô hình ước lượng.
Nghiên cứu của Lucinday và Arvatez (2005), khi ước lượng về nền kinh
tế ngầm của Brazil đã tập trung nhiều vào các khía cạnh của lực lượng lao động,
đặc trưng nghề nghiệp, thu nhập của cư dân và các yếu tố về vĩ mô như độ mở
của nền kinh tế, GDP thực của nền kinh tế chính thức khi ước lượng nền kinh
tế ngầm của Brazil.

18 | P a g e


Nghiên cứu của Buehn và Schneider (2011) trên phạm vi toàn thế giới
tính toán cho 162 quốc gia với các biến đã ước lượng nền kinh tế ngầm của các
nước trên thế giới cũng như thiết lập các yếu tố thực chứng trong mô hình khi
xét đến các yếu tố trong nguyên nhân như yếu tố về chính quyền, thuế, mức độ
tự do tài chính, tự do kinh doanh cùng các yếu tố về luật pháp, quyền tự chủ của
các địa phương. Mô hình ước lượng cũng sử dụng 3 biến chỉ báo là GDP, lao
động, tỷ giá hối đoái.

Nghiên cứu của Anno, Antonio, Pardo (2007) dùng ước lượng nền kinh
tế ngầm ở Pháp, Hi Lạp, Tây Ban Nha. Ở mô hình này, 3 ông thực hiện các điều
chỉnh tính toán các biến chỉ báo và biến nguyên nhân so với các nghiên cứu
khác nhằm ước lượng phù hợp và chính xác hơn cho 3 quốc gia này. Ba ông đã
sử dụng các biến chỉ báo GDP thực, tỷ lệ lao động, tỷ lệ tiền M1/M3 và các biến
nguyên nhân như thuế, phúc lợi, lực lượng lao động và đặc trưng việc làm.
Nghiên cứu của Giles và Tedds (2002): Hai ông thực hiện nghiên cứu
với chuỗi dữ liệu thường niên của Canada chỉ với 2 biến chỉ báo là thu nhập và
lượng tiền nắm giữ của công chúng, trong khi đó các biến nguyên nhân được
ông sử dụng là thu nhập, thuế, hình thức làm việc của các cá nhân. Độ trễ của
mô hình: theo bậc trễ của chuỗi dữ liệu.
Nghiên cứu của Bajada và Schneider (2005). Hai ông thực hiện nghiên
cứu trường hợp Australia với chuỗi dữ liệu theo quý từ năm 1966 đến năm 2003.
với biến chỉ báo là thu nhập và lượng tiền mặt nắm giữ của công chúng được
điều chỉnh với dân số và mức giá, các biến nguyên nhân được Bajada và
Schneider tập trung vào thu nhập và thuế được điều chỉnh theo dân số của
Australia. Độ trễ của mô hình ước lượng là bậc 1
Nghiên cứu của Anno và Schneider (2003). Hai ông thực hiện nghiên
cứu trường hợp Ý với dữ liệu chuỗi nửa năm từ năm 1960 đến năm 2000 với
các biến chỉ báo tương tự nghiên cứu của Giles và Tedds (2002) cũng như
Bajada và Schneider (2005) với thu nhập và lượng tiền nắm giữ của công chúng,
biến nguyên nhân được 2 ông sử dụng tập trung vào thuế, GDP của nền kinh tế
cũng như lực lượng tự do kinh doanh. Độ trễ của mô hình ước lượng bậc 1.

19 | P a g e


Gánh nặng thuế
Chi tiêu
chính phủ/GDP


Tỷ lệ thất nghiệp

GDP thực

ɲ
Kinh tế
ngầm

Tự làm chủ

Tiền bên ngoài
các ngân hàng

Chỉ số về hiệu quả
của công lý
Chỉ số bất
hợp pháp

Hình: Mô hình nghiên cứu về kinh tế ngầm của Dell’Anno và Schneider
Nguồn: Anno và Schneider (2003)
Nghiên cứu của Ene và Ştefănescu (2011) cho trường hợp Romania, để
ước lượng nền kinh tế ngầm của Romania 2 nhà nghiên cứu đã ước lượng mô
hình dựa trên các biến chỉ báo về GDP, tỷ lệ hoạt động kinh tế, tỷ lệ tiền M1/M2
cùng các biến nguyên nhân về thuế, tham nhũng, thất nghiệp và đầu tư.
Gánh nặng thuế
Tham nhũng
Thuế trực tiếp
Thuế gián tiếp


ɲ
Kinh tế ngầm

GDP/người

Tỷ lệ
hoạt động
Chí số GDP
thực
M1/M2

Thất nghiệp
Đầu tư ròng

Hình: Mô hình nghiên cứu của Ene và Ştefănescu (2011)
Nguồn: Corina-Maria Ene và Andrei Ştefănescu (2011)

20 | P a g e


5.6.2. Kết quả một số nghiên cứu về kinh tế ngầm
Nghiên cứu của Houston (1987) cho thấy, kinh tế ngầm có những mối
ảnh hưởng từ thuế, luật pháp và từ đó dẫn đến những ảnh hưởng phi chính thức
lạm phát, sự biến động của tài chính và tiền tệ của quốc gia.
Markus C. Adam và Victor Ginsburgh (1985), Loayza (1996) từ nghiên
cứu của mình đã khẳng định mối quan hệ giữa sự tốc độ phát triển giữa nền kinh
tế ngầm và tốc độ tăng GDP của nền kinh tế chính thức; Theo đó, đã kết luận
rằng với một số điều kiện giả định chắc chắn thì việc mở rộng chính sách tài
khóa sẽ làm thúc đẩy sự tăng trưởng cả nền kinh tế chính thức và kinh tế ngầm.
Trong khi đó, với nghiên cứu của mình, Schneider (1998) đã khẳng định

66% thu nhập từ nền kinh tế ngầm được chi tiêu vào nền kinh tế chính thức. Bên
cạnh đó, Dilip K. Bhattacharyya (1993, 1999) trong các nghiên cứu của mình
đã cho thấy có bằng chứng mối liên hệ từ nền kinh tế ngầm thông qua thu nhập
để chi tiêu tại nền kinh tế chính thức.
Lemieux, Fortin, Frechette (1994) trong nghiên cứu của mình đã xác
nhận sự ảnh hưởng của thuế dựa trên lao động và nền kinh tế ngầm, theo đó sự
biến động của nền kinh tế ngầm có mối liên hệ chặt chẽ đến nguồn cung lao
động do ảnh hưởng từ thuế.
Schneider (2003) đã khẳng định trong nghiên cứu của ông về thông tin
của nguồn cung lao động có mối liên quan và quyết định chặt chẽ đến nền kinh
tế ngầm. Ngoài ra, Schneider (2003) trong nghiên cứu về nền kinh tế ngầm các
nước OECD cũng đã cho thấy bằng chứng về mối quan hệ giữa quy mô nền
kinh tế ngầm và lực lượng lao động của mỗi quốc gia.
5.6.3. Mô hình nghiên cứu lý thuyết đề xuất
Để thực hiện ước lượng quy mô nền kinh tế ngầm của các Quốc gia Đông
Nam Á, phương pháp MIMIC được sử dụng với mô hình được kế thừa từ các
nhà nghiên cứu trên thế giới, đặc biệt là các nghiên cứu của Giles và Tedds
(2002), Bajada và Schneider (2005), Anno và Schneider (2003) để thiết lập các
biến nguyên nhân và chỉ báo trong mô hình ước lượng.
Cùng với các nghiên cứu trước đã đề cập và thực tiễn nền kinh tế ngầm
tại các quốc gia Đông Nam Á, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu về kinh tế
ngầm như sau:

21 | P a g e


Biến nguyên nhân
X1

Biến tiềm ẩn


Gánh nặng thuế

X2 Chi tiêu chính phủ/GDP

γ11

Tỷ lệ thất nghiệp

γ13

ɲ

X4

Độ mở nền kinh tế

γ14

Y- Nền kinh
tế ngầm

X5

Chỉ số tham nhũng

X7

Y1


λ21

Tỷ lệ lực lượng
lao động tham gia

Y2

M1/M2

Y3

γ15
λ22

γ16
Tổng đầu tư ròng

GDP thực bình
quân đầu người
-1

γ12

X3

X6

Biến chỉ báo

γ17


Tự kinh doanh/lực
lượng lao động

Hình: Mô hình nghiên cứu lý thuyết đề xuất
Các biến nguyên nhân được sử dụng trong mô hình nghiên cứu này
bao gồm các biến như: (i) gánh nặng thuế (TAX), (iI) chi tiêu chính phủ trên
GDP (G), (iii) Tỷ lệ thất nghiệp (RUE), (iv) Độ mở nền kinh tế (OEC), (v) Chỉ
số tham nhũng (IRU), (vi) Tổng đầu tư ròng (NI), (vii) Tỷ lệ số người tự kinh
doanh trên lực lượng lao động (MBU). Từng biến này sẽ được trình bày tóm tắt
như sau:
Gánh nặng thuế: Đây là chỉ số thể hiện áp lực thuế đối với nền kinh tế
chính thức, là yếu tố quan trọng thúc đẩy các cá nhân, tổ chức thực hiện các
hoạt động kinh tế ngầm nhằm trốn tránh nghĩa vụ này. Nghiên cứu của Houston
(1987) cho thấy, kinh tế ngầm có những mối ảnh hưởng từ thuế, luật pháp và từ
đó dẫn đến những ảnh hưởng đến lạm phát, sự biến động của tài chính và tiền
tệ của quốc gia. T Lemieux, B Fortin, P Frechette (1994) trong nghiên cứu của
mình đã xác nhận sự ảnh hưởng của thuế dựa trên lao động và nền kinh tế ngầm.
Vì vậy, trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng biến gánh nặng thuế với kỳ vọng
có mối quan hệ dương, tức khi gánh nặng thuế ngày càng tăng sẽ làm tăng quy
mô nền kinh tế ngầm.

22 | P a g e


Chi tiêu chính phủ, tổng đầu tư ròng: Từ các nghiên cứu lý thuyết và
thực nghiệm cho thấy chi tiêu chính phủ hoặc chính sách tài khóa mở rộng càng
cao sẽ thúc đẩy cả kinh tế chính thức và kinh tế ngầm. Điều này đã được khẳng
định trong nhiều nghiên cứu đi trước Loyaza (1996), Kaufmann, Kaliberda
(1996), Anno (2003). Do đó, đây là một trong những yếu tố quan trọng ảnh

hưởng đến nền kinh tế ngầm. Tác giả kỳ vọng một mối quan hệ cùng chiều giữa
Chi tiêu chính phủ, tổng đầu tư ròng và quy mô nền kinh tế ngầm.
Tỷ lệ thất nghiệp: Tỷ lệ thất nghiệp càng cao sẽ thúc đẩy các cá nhân tìm
mọi cách để nâng cao thu nhập và đảm bảo đời sống kinh tế cho bản thân và gia
đình. Điều này thúc đẩy họ hoạt động trong nền kinh tế ngầm, và đã được khẳng
định mạnh mẽ trong nghiên cứu của Corina-Maria Ene và Andrei Ştefănescu (
2011). Tác giả kỳ vọng một mối quan hệ cùng chiều giữa tỷ lệ thất nghiệp và
quy mô nền kinh tế ngầm.
Độ mở của nền kinh tế: Trong các nghiên cứu của các nhà phân tích
Johnson, Kaufmann và Andrei Shleifer (1997), Johnson, Kaufmann và ZoidoLobatón (1998) đã xác nhận độ mở của một nước có xu hướng làm tăng quy mô
nền kinh tế ngầm tại nước đó. Thực tế cũng cho thấy, khi một quốc gia mở cửa
nền kinh tế ngày càng sâu rộng, lúc này quy mô thị trường lớn, dẫn đến việc
kiểm soát nó sẽ gặp rất nhiều khó khăn dẫn đến các hoạt động kinh tế ngầm diễn
ra nhiều hơn. Do đó, trong nghiên cứu này tác giả tiếp tục sử dụng biến độ mở
của nền kinh tế làm biến nguyên nhân trong ước lượng nền kinh tế ngầm với kỳ
vọng tương quan dương với quy mô nền kinh tế ngầm.
Chỉ số tham nhũng: Đây là một điều đã được khẳng định chắc chắn về
nguyên nhân thúc đẩy nền kinh tế ngầm phát triển được thể hiện trong rất nhiều
nghiên cứu mà đại diện là các nghiên cứu của Johnson, Kaufmann và Andrei
Shleifer (1997), Johnson, Kaufmann và Zoido-Lobatón (1998).
Lực lượng tự kinh doanh/ lực lượng lao động: đây là một thành phần
quan trọng trong nền kinh tế ngầm tác động thúc đẩy sự mở rộng của nền kinh
tế ngầm đã được khẳng định trong các nghiên cứu của R Dell'Anno, M GómezAntonio, A Pardo (2007), Corina-Maria Ene và Andrei Ştefănescu (2011),..
Biến chỉ báo: các chỉ báo được sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm:
(i) Chỉ số tăng trưởng GDP thực (GDP), (ii) Chỉ số trung bình lao động trên dân
số (L), (iii) Chỉ số tiền tệ M1/M2

23 | P a g e



Chỉ số tăng trưởng GDP thực bình quân đầu người là giá trị GDP được
tính theo mức giá năm cơ sở ( GDP thực) chia cho tổng dân số năm hiện hành.
Adam và Ginsburgh (1985), Loayza (1996) từ các nghiên cứu của mình đã
khẳng định mối quan hệ giữa tốc độ phát triển nền kinh tế ngầm và tốc độ tăng
GDP của nền kinh tế chính thức. Theo đó, các tác giả đã kết luận rằng với một
số điều kiện giả định chắc chắn thì việc mở rộng chính sách tài khóa sẽ làm thúc
đẩy sự tăng trưởng cả nền kinh tế chính thức và kinh tế ngầm. Trong khi đó, với
nghiên cứu của Schneider (1998) đã khẳng định 66% thu nhập từ nền kinh tế
ngầm được chi tiêu vào nền kinh tế chính thức. Bên cạnh đó, Dilip K.
Bhattacharyya (1993, 1999) trong các nghiên cứu của mình đã cho thấy có bằng
chứng mối liên hệ từ nền kinh tế ngầm thông qua thu nhập để chi tiêu tại nền
kinh tế chính thức. Do đó thông qua xác nhận sự tăng lên của thu nhập thực có
thể xác nhận cho sự mở rộng hay thu hẹp quy mô nền kinh tế ngầm.
Chỉ số tỷ lệ lực lượng lao động tham gia: Chỉ số thể hiện tỷ lệ lực lượng
lao động tham gia hoạt động trong nền kinh tế chính thức trên tổng lao động.
Lemieux, Fortin, Frechette (1994) trong nghiên cứu của mình đã xác nhận sự
biến động của nền kinh tế ngầm có mối liên hệ chặt chẽ đến nguồn cung lao
động do ảnh hưởng từ thuế. Schneider (2003) đã khẳng định trong nghiên cứu
của ông về thông tin của nguồn cung lao động có mối liên quan và quyết định
chặt chẽ đến nền kinh tế ngầm. Ngoài ra, nghiên cứu này cũng đã cho thấy bằng
chứng về mối quan hệ giữa quy mô nền kinh tế ngầm và lực lượng lao động của
mỗi quốc gia. Do đó, lực lượng lao động cũng được coi là một biến chỉ báo quan
trọng của nền kinh tế ngầm.
Chỉ số tiền tệ M1/M2: Chỉ số thể hiện tỷ lệ nguồn tiền gốc (tiền phát
hành) và nguồn tiền được tạo ra trong nền kinh tế. Nghiên cứu của Dell’Anno
và Schneider (2003) đã xác định biến chỉ báo về tiền tệ là một nhân tố quan
trọng trong mô hình. Nó là chỉ số thể hiện tỷ lệ nguồn tiền gốc ( tiền phát hành)
và nguồn tiền được tạo ra trong nền kinh tế. R Dell'Anno, M Gómez-Antonio,
A Pardo (2007) dùng biến M1/M3 ước lượng nền kinh tế ngầm ở Pháp, Hi Lạp,
Tây Ban Nha, trong khi đó các nhà nghiên cứu khác thường dùng tỷ lệ M1/M2.


24 | P a g e


×