Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

CÁC BƯỚC KIỂM TRA QUAN TRỌNG KHI SỬA CHỮA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.86 MB, 75 trang )

CÁC BƯỚC KIỂM TRA QUAN TRỌNG KHI SỬA CHỮA
1. Kiểm tra mạch kích nguồn:
- Đa số main đều không cần CPU (trừ một số main INTEL là bắt buộc phải có CPU mới
kích được nguồn).
- Nếu kích nguồn không được thử tháo giắc 12V (4pin) ra kích thử nếu được thì vấn đề
100% nằm ở mạch VRM bị chạm chập.
- Kích ép: nếu lỗi chỉ là mosfet đảo hay gì đó nhẹ, kíc ép sẽ chạy bình thường. Kích ép
mà cũng không được thì chạm chập nặng rồi đó.
- Đo 5V (hoặc 2v5-->5V) tại pin PS-ON. Nếu mất: Dò Pin PS-ON -> Chip NAM hay
SIO. Vào thằng nào đập thằng đó. (Nếu chip NAM thì kiểm nguồn và thay thử thạch anh
của chip nữa nhé)
- Dò mosfet đảo (hoặc IC đảo): chân xanh -> (qua) cổng đảo (hay trực tiếp)-> SIO ; Đập
cổng đảo hoặc SIO.
Hư hỏng chính: chết mosfet đảo, lỗi SIO, lỗi chip NAM.
2. Xung clock:
- sẽ chạy ngay khi kích được nguồn mà chưa cần cắm CPU, Kiểm tra CLK và sửa ngay
bước 2 này. Thường chỉ khò lại, thay thạch anh và thay IC clock là hết bài.
3. Kiểm tra các mức nguồn:
- Vcore; mạch VRM <-- Quan trọng và dài dòng nên không nêu thêm.
- Nguồn RAM <-- Quan trọng thứ 2 sau Vcore.
- Nguồn chipset NAM, BẮC, AGP <-- Quan trọng thứ 3 nhất là pan nóng chip do nguồn
cấp cho chip sai.
4. Xung reset:
- Thường thì xong việc kiểm tra nguồn thì phải có reset nếu không chỉ còn chip NAM.
Hấp, đá, làm lại chân hoặc thay.
5. Đủ tất cả mà vẫn không boot, card test chưa chạy:
- Chỉ còn socket CPU và chip Bắc <-- Lỗi này 10 cao thủ chết hết 10
- Phải đập socket trước (tháo nắp vệ sinh, hấp socket...)
- Kế đó đập chip Bắc (Hấp, đá, làm lại chân, thay) <-- Cực và khó nhất (chủ yếu do thiếu
tool).



6. BIOS:
- Thực ra pan bios chỉ nằm cuối cùng thôi nhưng vì bước 5 thì quá chua nên mọi người
hay làm bước 6 này trước "hy vọng" chụp mũ được.
Kết luận:
- Khá nhiều người vướng bước 5. Đành chịu hết bài rồi thì trả thôi. Mình thua đem ra
thằng khác cũng thua thôi đừng lo trừ phi chổ nào đủ tool và đủ điều kiện làm. Nói thiệt
làm ban bước 5 này chua hơn giấm. Chừng ế hàng thì mới chịu làm chứ không thì .
- Trên đây là "bài bản" để xử lý những bệnh "bình thường" của mainboard thôi. những
bệnh lạ dạng "khùng khùng", "chập chờn", "khó hiểu"... thì để dành cho mọi người tự
nghiên cứu (mò đó mà).
- Trên nguyên tắc là còn biết cách nào thử được thì cứ thử.
- Những "chiêu" nhỏ nhặt như tháo pin, clear cmos (đôi khi khách làm mất cái jum CLR
CMOS cũng làm main không chạy). Tháo bios ra khỏi socket cạo sạch chân hay "tắm"
với "ô mô", thậm chí chỉ đứt mạch môt chút xíu... thì những người thợ "có kinh ngiệm"
đều đã làm rồi nên tôi không nhắc làm gì.
Lê Quang Vinh
NV Kỹ Thuật - DrM.vn


Cách nạp lại BIOS ROM
Qua loạt bài viết "Hướng dẫn sửa mainboard" và "Tài liệu mainboard toàn tập" nhiều bạn
hỏi tôi tại sao không có bài "Hướng dẫn nạp lại BIOS". Quả thật là có thiếu sót. Nhưng
không phải là không có lý do. Trước tiên phải nói đến việc, nếu chúng ta muốn tự mình
nạp lại BIOS ROM thì phải chuẩn bị gì.
1. Dụng cụ để nạp BIOS ROM:
Đây là cái khó khăn nhất vì ta không thể chỉ dùng phần mềm là có thể "Nạp lại BIOS
ROM" mà cần phải có "tools". Tôi muốn đề cập đến "Máy nạp ROM". Máy nạp ROM thì
có 2 loại chính, loại của Việt Nam sản xuất và loại nhập khẩu do Nước ngoài sản xuất
(Có nguồn gốc Đài Loan, Trung Quốc...).

1.1 Loại của Việt Nam do công ty Thiên Minh () thường chỉ
khiêm tốn gọi là Kít Nạp Đa năng.

Theo TME thì kít này nạp được đến 1500 Loại ROM khác nhau (??? Cái này TME nói
nha) và phiên bản mới nhất (thời điểm tôi viết bài này) giá bán 950.000đ (Chưa tính phí
bưu phẩm) và có thể chép được loại chíp flash 8 pin (chân to). Hình như loại chíp dán 8
chân không thấy nhắc đến.
Ưu điểm khả nổi bật của Kít này là: giá rẻ, phù hợp với túi tiền của các dịch vụ, cửa hàng
nhỏ hoặc người mới vô nghề.
Nhược điểm: Chỉ support được các loại chip nhất định và không đóng hợp nên rất dễ làm
hỏng bo mạch do phải tiếp xúc trực tiếp với môi trường và sự va chạm trực tiếp lên linh
kiện.
1.2 Loại nhập khẩu:


Hình tôi minh họa ở trên là do hãng Xeltek sản xuất. Model 580U giá khoảng $580 (giá
của TME luôn). Loại máy này thì chuyên nghiệp hơn, support hầu hết các loại Flash
ROM hiện hành từ đầu đĩa VCD, DVD, MP4, TIVI, LCD... cho tới PC mainboard,
Laptop, VGA card... các nơi chuyên sửa laptop đều phải trang bị một máy loại này.
Ưu điểm: chuyên nghiệp, chuyên dùng, support hầu hết các loại ROM, flash hiện hành.
Nhược điểm: khá đắc tiền, không thích hợp với các cửa hàng nhỏ hay người mới vô nghề.
2. File.bin chứa mã chương trình dùng để nạp vô chip ROM BIOS:
Khi đã có máy nạp rồi, thì việc tiếp theo là phải có file.bin chứa mã chương trình để nạp
vô chip BIOS ROM. File.bin này ta sẽ tìm thấy trên các trang Web của hãng sản xuất
mainboard. Đơn cử ví dụ: tôi có mainboard Asus P4RDS1-MX tôi vào trang
vào mục download và chọn được đúng loại mainboard, kiểu socket
gắn CPU, model, BIOS tôi được danh mục các file BIOS như sau:
/>Tôi chọn file mới nhất và tải về: P4RD1-MX BIOS version 0302
Tôi download về được file: P4RD1-MX-ASUS-0302.zip
Sau khi UnZIP tôi được file: P4RD1-MX-ASUS-0302.ROM (Kích thước 512KB)

Đây chính là file.bin của main board Asus P4RDS1-MX
Nếu bạn không có máy nạp ROM thì cũng copy file này và nhờ ai đó hoặc mang ra chợ
(Nhật Tảo Tp.HCM, Chợ Trời HN...) để nhờ người ta chép hộ.


Việc chép ROM chỉ tốn chừng vài phút nhưng việc tìm được file.bin trên mạng đôi khi
mất vài ngày. Do đó, theo tôi tìm được file .bin quan trọng hơn.
3. Chuẩn bị chip ROM:
Đối với mainboard có socket cắm chip ROM (như hình) Ta có thể dùng đồ nạy nhẹ để
tháo ra.

Đối với loại hàn dính lên mainboard thì phải dùng máy khò nhiệt để tháo ra.


Đối với mainboard đời mới nhất hiện nay chip BIOS thuộc loại flash và dạn IC dán 8
chân kích thước khoảnh 5mm (xem hình). Thật buồn cười khi một bạn nói với tôi mang
thùng máy ra cửa hàng nhờ thợ kiểm tra dùm có lỗi BIOS thì nạp lại. 1 rồi 3 người thợ
xúm lại cuối cùng kết luận không biết BIOS là chip nào (Xem bài trong forum của tôi
Tôi nghe xong cũng bó tay. Xem thêm hình minh họa loại flash
BIOS đời mới.


Hai chip ở dưới chính là dạng flash BIOS.
Hiện nay thì Kit nạp của TME chưa nạp được cho loại flash BIOS này.
Nếu chip ROM (or flash) bị lỗi thì phải chuẩn bị một chip khác để thay thế. Chip chỉ cần
gống số hiệu mà không cần giống hãng sản xuất.

4. Vấn đề tương thích giữa file.bin và chip ROM (or flash):
Các file.bin thông dụng hiện nay có kích thước 128kb, 256kb, 384kb, 512kb, 1024kb
tương ứng với chip ROM (or flash) 1M, 2M, 3M, 4M, 8M.

Đơn vị tính của các chip khi ta tra cứu datasheet thì được tính bằng MegaBit, còn các
file .bin lưu trên máy thì tính bằng KyloByte. Theo cách tính chuẩn để chuyển đổi thì 1
byte = 8 bit (cái này thuộc về rất cơ bản, không giải thích).
Tương ứng:
128kb = 128 x 8 KyloBit = 1024 Kylo Bit = 1 Mega Bit
256kb=256 x 8 KyloBit = 2 x 1024 Kylo Bit = 2 Mega Bit
Chủ yếu là nếu file bin và chip ROM (or flash) không tương ứng thì sẽ không nạp được
vào.
5. Sao lưu chip BIOS ROM (or flash) hiện tại:
Nếu bạn có "Máy nạp ROM" thì bạn chỉ cần tháp chip ROM ra và đưa vô máy dùng chức
năng READ để đọc và lưu ra thành file.bin để dành.

Ngoài ra bạn có thể dùng phần mềm (đa số chạy trên nền DOS) như UNI Flash 1.4 có
tích hợp sẳn trong đĩa Hirent BOOT.
6. Thực hiện nạp ROM:


Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các tool cần thiết trên dĩ nhiên là việc "đơn giản" còn lại là
cách "sử dụng máy nạp" thì vui lòng "Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng - Kèm máy" trước khi
dùng.

Ở đây tôi chỉ gợi ý vài nét nhỏ: Bạn phải chọn đúng loại ROM mình sẽ nạp vào, load
file.bin cần nạp rồi phải xóa trắng chip ROM trước rồi nhấn nút "Program" để "nạp". Các
thao tác này sẽ khác nhau trên các loại máy khác nhau nhưng cơ bản vẫn vậy.


7. Nguồn tham khảo để viết bài này:









o




Lê Quang Vinh
NV Kỹ thuật – DrM.vn


Chip cầu Bắc - North Bridge: (Memory Controller Hub: MCH).
Cách nhận dạng:




Chip lớn nhất trên Mainboard.
Thường được gắn thêm 1 miếng tản nhiệt.
Nằm gần CPU và RAM.

Nhiệm vụ:



Liên lạc giữa các thiết bị CPU, RAM, AGP hoặc PCI Express, và chip cầu nam.
Một vài loại còn chứa chương trình điều khiển video tích hợp, hay còn gọi là

Graphics and Memory Controller Hub (GMCH) hay VGA onboard.


Lỗi thường gặp:




Không nhận dạng CPU (CPU không chạy, tương tư như hở socket CPU)
Không nhận RAM (Trường hợp nguồn RAM đã đủ): không gắng RAM thì loa
Beep kéo dài gắng RAM vô thì không beep nữa hoặc beep liên tục.
Không nhận VGA (trường hợp nguồn AGP hoặc PIC-E đủ) (hoặc mất VGA
onboard) Card Test Main báo code 25 hoặc 26 (dĩ nhiên là card lọai tốt nhé, card
test dỏm thì main mới mới thì cứ báo lỗi 26 bất cứ là chạy hay bị lỗi gì cũng 26).

Cách xử lý:



Không nhận dạng CPU (Card Test hiện C0, FF hoặc không hiện gì): có thể do hở
socket (đè mạnh thử thì chạy) vệ sinh socket, hấp lại socket (nếu dạng chân gầm).
Tất cả 3 lỗi thường gặp nêu trên đều phải hấp lại chip Bắc hoặc tháo chip Bắc ra
làm chân đóng vô lại hoặc phải thay chip Bắc khác.
Lê Quang Vinh
NV Kỹ thuật - DrM.vn


Chip cầu NAM - South Bridge Chip (I/O Control Hub: ICH)

Cách nhận dạng:

- Lớn thứ nhì trên main (chỉ thua Chip cầu Bắc)
- Có 2 chip lớn, chíp thứ nhất là cầu Bắc thì chip còn lại là chip cầu NAM.

Dạng chip NAM thông dụng


Nhiệm vụ:
- Quản lý và giao tiếp với các thành phần như: các khe PCI, giao tiếp USB, chip Sound,
chip LAN, BIOS ROM, chip SIO (Riêng SIO sẽ quản lý: Keyboard, mouse, FDD, COM,
LPT)

Lỗi thường gặp:
- Không kích được nguồn (thường gặp nhất). Kết hợp với chip SIO sẽ điều khiển mạch
ngắt, mở nguồn.
- Mất xung reset (rất thường gặp)
- Chập chờn, không nhận, hoặc nhận mà không chạy các thiết bị như USB, HDD, CD...
Cách xử lý:
- Riêng lỗi không kich nguồn sẽ có 1 bài riêng, tuy nhiên sau khi xác định lỗi là do chip
NAM thì cách xử lý sẽ tương tự như chip Bắc. Đó là "hấp" lại chíp, "đá" chip, "làm chân
lại" hoặc thay chip mới.
Lê Quang Vinh
NV Kỹ thuật - DrM.vn


Chip Super I/O viết tắt là SIO
Cách nhận biết:
- Hình chữ nhật, khoảng 4 cm vuông trên có chữ ITE, Winbond, SMSC... như hình;


Tránh nhầm lẫn chip SIO với chip LAN onboard (có cùng kich thước nhưng thường đi

kèm một thạnh anh 25.000) một số ít chip sound onboard cũng có cùng kích thước nhưng
ít thấy hơn. Thông dụng nhất vẫn là 3 loại chip này nên cũng ít nhầm lẫn.
Nhiệm vụ:
- Kết hợp với chipset NAM quản lý việc kích nguồn và tắt nguồn cho main.
- Quản lý bàn phím, chuột, FDD, LPT.

Các lỗi thường gặp:
- Không kích được nguồn (rất phổ biến) tuy nhiên vẫn còn phụ thuộc vào chip NAM và
có khi có thêm mosfet đảo hay IC damper bên ngoài.
- Không nhận các thiết bị như keyboard, mouse, FDD, LPT. Một số trường hợp do chạm
các tụ lọc nhiễu gần các cổng keyboard, mouse chỉ cần xả bỏ các tụ này là OK.
Cách xử lý:
- Lỗi không kích nguồn thì sẽ có bài phân tích riêng, ở đây khi xác định lỗi ở chip SIO thì
sẽ hàn lại chân, khò lại chân, hoặc thay chip mới.
Tham khảo thêm:
/>
Lê Quang Vinh -
Kỹ thuật viên laptop - DrMedia - drm.vn


HƯỚNG DẪN SỬA MAINBOARD
* Chuẩn bị đồ nghề:
- Card test main (không thể thiếu) nếu có điều kiện thì trang bị một "card test main" lọai
support port 80h và 84h, có luôn cổng LPT càng tốt (hoặc loại dùng cả cho desktop lẫn
Laptop). Xem thêm bài "Card Testmainboard toàn tập".

Dòng P2 Chỉ có khe PCI hổ trợ Port 80H và 84H
- CPU các loại: thông dụng nhất là Sokket 478, và soket 775.
- RAM các lọai: thông dụng nhất là SD-RAM, DDR, DDR2.
- Bộ nguồn lọai tốt.

- Máy khò nhiệt, mỏ hàn, đồng hồ đo VOM, máy cấp nguồn.
- Các thiết bị khác đắc tiền hơn nên trang bị khi bạn là cửa hàng lớn: máy nạp chip BIOS
ROM (khỏang 500-1000$), máy hiện sóng, máy đóng chip (khoảng 2000$), đế làm chân
chip (khoảng 150$), lưới làm chân chip các lọai (khỏang 15$/cái).
- Linh kiện thay thế các lọai: Mosfet, Ic nguồn, chipset, chip SIO, chip LAN, chip Sound,
chip Bios ROM, tụ lọc nguồn các lọai...
1. Lỗi chấn thương vật lý:
- Một kỹ thuật IT kinh nghiệm khi cầm một mainboard nghi ngờ hỏng sẽ quan sát thật kỹ
xem có bị "chấn thương vật lý" hay không ??? Một vết trầy xước, có thể gây ra ngắn
mạch hoặc đứt mạch. Các slot ram, khe mở rộng PCI, AGP, PCIx... có bị chập mạch hay
không. Nhiều bạn máy đang chạy, tháo ra thử 1 thanh RAM thế là máy "đi luôn" lại đổ


cho RAM giết main. Nhưng sự thật do bất cẩn thao tác không đúng cách đã làm các slot
tiếp xúc chập nhau dẫn đến chết main.

- Lỗi cháy, nổ hay phù tụ thì rất dễ phát hiện bằng mắt thường và tôi đã đề cập đến trong
bài viết "Mainboard và các pan căn bản"
- Các vết bẩn do côn trùng xâm nhập để lại như dán, chuột... sẽ gây chập chờn không ổn
định thậm chí chạm chập và dẫn đến chết mainboard.
- Việc vệ sinh mainboard thật sạch và quan sát thật kỹ ban đầu rất có ích cho công việc
sửa chữa mainboard.
2. Lỗi kích nguồn không được:
- Các nguyên nhân chính:





Chết Mosfet đảo nối đường PS-On với chip SIO.

Hỏng thạch anh 32k cho chipset Nam.
Hở chân hoặc lỗi chipset Nam.
Hở chân hoặc lỗi chip SIO.

- Mạch kích nguồn thông dụng có 3 dạng chính:


---

---------------


- Trước tiên, cần kiểm tra mức nguồn 5V (hoặc trên 2.5V) tại chân công tắc (PWR như
trong hình). Nếu mất thì dò xem mức nguồn này do chip SIO hay chip NAM cấp. Khò lại
hoặc thay chip, kết thúc bước này phải có mức nguồn 5V ở chân công tắc.
- Kiểm tra xem mạch kích nguồn thuộc dạng nào: Dò từ chân màu xanh lá đến chip SIO
(như hình minh họa). Nếu có 1 đường đo được =0 thì sẽ nằm ở dạng 2 hoặc dạng 3.

- Còn nếu tất cả các đường đều > 0 thì sẽ nằm dạng 1. Khi đó cố gắn tìm 1 mosfet nhí bị
lỗi (thường là chập sẽ gây ra cắm nguồn chạy ngay, hoặc đứt) khu vực giữa dây xanh lá
và chip SIO.


- Nếu nằm dạng 3 thì phải khò lại chip SIO hoặc thay chip SIO. Nên nhớ phải thay đúng
trị số trên IC. Thường là Wxxxx hoặc ITxxxx.

- Nếu nằm ở dạng 2 thì hơi mệt, vì cả 2 chip Nam và chip SIO phải OK hết thì mới kích
nguồn được.
- Ngoài ra nhiều trường hợp thạch anh của chipset Nam bị lỗi cũng là cho chip Nam
không hoạt động. Nên thay thử thạch anh này trước khi xử lý chipset Nam.

3. Kiểm tra các đường cấp Nguồn cho RAM: (Chưa cần cắm CPU)
- Gắn cẩn thận Card test main vào khe PCI. Kích PS ON, quan sát các led trên Card
TEST Main.
- Các led báo nguồn chuẩn +5V, -5V, +12V, -12V , 3.3V.
- Lưu ý đường 3.3V đối với main sử dụng SDRAM sẽ sử dụng trực tiếp nguồn này nếu
mất, hãy kiểm tra các pin VDD (6, 18, 26, 40, 41, 49, 59, 73, 84) của slot RAM (Tham
khảo bài viết "Các pinout các giao tiếp máy tinh") để biết vị trí của các pin. Hoặc kiểm
tra các pin 3.3V của khe cắm PCI.
- Riêng DDRAM chỉ sử dụng nguồn 2.5V nên trên mạch sẽ có mạch ổn áp 2.5V từ nguồn
3.3V hoặc nguồn 5V (Kiểm tra các con FET xung quanh khe cắm RAM và các chân
VDD tương tứng (7, 15, 22, 30, 38, 46, 54, 62, 70, 77, 85, 96, 104, 108, 112, 120, 128,
136, 143, 148, 156, 164, 168, 172, 180).


- Các chân nguồn cho DDR2:

- Các chân nguồn cho DDR3:

- Nếu mất thì tiếp tục kiểm tra các con FET xung quanh chân RAM, hoặc IC dao động
nguồn cấp cho các con FET này. Thay IC hoặc thay FET.
- Tụ lọc nguồn cho RAM phù hay khô đẫn đến main chập chờn lúc chạy lúc không và
thường báo lỗi RAM vô cớ.
4. Mạch cấp nguồn cho RAM, chip cầu Nam, chip cầu Bắc, khe AGP, PCIx:
- Dạng cho RAM:

- Dạng cho chipset:


- Dạng 1:


Dạng 2:

Dạng 3:


Dạng 4:

- Dạng 5:

- Dạng 6:

- Dạng 7:


- Dạng 8:

5. Kiểm tra đường nguồn cấp cho chip Nam và AGP hoặc PCIx:
- Tương tự như RAM, xung quanh chip Nam có 1 hoặc vài con FET cấp nguồn cho chip
Nam.
- Tương tự với AGP và PCIx. Một số trường hợp AGP dùng chung nguồn với chip Nam.
- Đối với đa số mainboard, ta chỉ cần cắm nguồn mà không cần cắm CPU là có thể kích
nguồn để kiểm tra. Khi đó ta sẽ đo nguồn cấp cho RAM. Nếu nguồn cấp cho RAM chưa
OK thì phải sửa phần này trước đến khi OK mới làm bước tiếp theo.
6. Kiểm tra nguồn cấp cho CPU:
- Nguồn RAM OK, thì ta sẽ cắm CPU vào và kích nguồn.
- Lưu ý, khi chưa lắp CPU vào thì nguồn cấp cho CPU sẽ bằng 0v.
- Kiểm tra các đường cấp nguồn cho CPU. (Các con FET to xung quanh socket gắn CPU,
đo tại chân các cuộc dây đồng to quấn quanh 1 lõi hình vòng sẽ có mức nguồn tương ứng
với nguồn cấp cho CPU).



- Hiện tượng ngắn mạch dẫn đến mất nguồn cấp cho CPU rất thường xảy ra. 70-80%
main chết đều do bệnh này. Nếu con FET nào bị ngắn mạch khi bật máy rờ tay sẽ rất
nóng.
- Kế đó là các IC dao động nguồn - rất thường xảy ra, IC driver cấp cho chân G các con
FET.
- Một số trường hợp nguồn có nhưng không ổn định sẽ dẫn đến "kén" CPU do nguồn
không cấp ra được đúng nguồn nuôi CPU làm CPU không chạy. Lỗi này đa phần do các
tụ lọc nguồn CPU bị phù hoặc khô, thay hết là tốt nhất.
- Xem thêm bài "Mạch cấp nguồn cho CPU trên mainboard" tôi phân tích kỹ hơn về
mạch này.
- Xem thêm bài "Kinh nghiệm thay Mosfet tương đương" dành cho mainboard.
7. Kiểm tra tín hiệu xung RESET:
- Sau khi tất cả các đường nguồn đều tốt: Nguồn RAM, nguồn CPU, nguồn Chipset,
nguồn AGP... ta lưu ý đến tín hiệu xung reset (lưu ý đèn led RESET trên card test
mainboard).
- Sau khi kiểm tra các led báo nguồn OK, led RESET sẽ sáng lên 0.5s rồi tắt là xung
Reset đã tốt. Mất xung reset là đèn reset không sáng hoặc sáng hoài.
- Khi mất xung reset cần lưu ý các nguyên nhân:









Jumper CLEAR CMOS không cắm vào Main
Mất nguồn 1,8V cấp cho Chipset

Hỏng mạch Clock Gen (chưa có xung Clock)
Mất nguồn 1,5V cấp cho Chipset
Mất tín hiệu P.G từ nguồn ATX cấp xuống Main qua dây mầu xám
Mạch VRM có sự cố (không có tín hiệu VRM_GD)
Chưa gắn CPU vào Mainboard - mạch VRM không hoạt động
Hỏng mạch ổn áp cho RAM hoặc cho Card AGP


×