Tải bản đầy đủ (.pdf) (147 trang)

Kỹ thuật nuôi cá chình thương phẩm nguyễn chung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.15 MB, 147 trang )

Nguyên Chung

Kỹ thuật nuôi

Cá chình
thương phẩm


NGUYỄN CHUNG

KỸ THUẬT NUÔI CÁ CHÌNH
THUƠNG p h ẩ m
(Tái b ả n lần th ứ 1, có sử a chữa)

NHÀ XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆP
TP. HỒ Chí Minh - 2008


LỜINÓIĐẦU
hiên nhiên đã ưu đãi vùng ven biển
miền Trung Việt Nam, từ Nghệ An, Hà
Tĩnh đến Khánh Hòa, mỗi năm tiếp
nhận một lượng lớn nguồn lợi cá chình giống được
sinh sản từ đại dương đã theo dòng hải lưu và thủy
triều vào sinh sống. Từ những ấu thể hình lá, cá
chình tăng trưởng và nương theo sóng biển đến các
vùng cửa sông cửa biển rồi vào sâu trong nội địa tới
các vùng sông khe suối nước ngọt của vùng rừng núi
Trường Sơn, chúng sinh sống đến khi trưởng thành.

T



Từ xa xưa, người dân ở các nước ven An Độ
Dương - Thái Bình Dương, từ Đông châu Phi đảo
Mozambique, hạ nguồn sông Zambezi đến quần đảo
Polynesia, từ bắc tới nam biển Nhật Bản, Hàn Quốc,
Trung Quốc... và các nước Đông Nam Á như Malaysia,
Indonesia, Việt Nam đều xem cá chình là dược liệu quí
là nhân sâm biển để chữa một số bệnh cho con người.
Người Nhật Bản, người Trung Quốc rất thích ăn
cá chình và đặc biệt là cá chình bông, cá chình Nhật.
Ở đâu có người Á Đông sinh sổng, ở đó giá trị của cá
chình được xếp cao hơn nhiều loại cá khác.
Thịt cá chình có dược tính, nhiều protein, nhiều
sinh tố A, nhiều acid amin đã được các nhà khoa học
xác định tại nhiều nước ở EU, Bắc Mỹ và úc. Giá trị
3


thương mại của loài cá này rất cao từ 40-50 U SD /kg
có khi lên đến 80-100 USD/kg.
Ở Việt Nam, những ngư dân sống ở ven đầm
Châu Trúc-Bình Định cho biết vào những năm 1960,
mỗi năm ở vùng này có thể khai thác vài trăm tấn cá
chình. Ngày nay dọ bị săn bắt quá mức nến mỗi năm
chỉ còn khoảng hơn hai, ba chục tấn.
Do giá trị thương mại cao, thị trường tiêu thụ
rộng lớn, nên nguồn khai thác cá chình hoang dã
thiên nhiên ngày càng giảm còn rất ít, từ việc thu bắt
được rồi lưu giữ vài ngày chờ bán, ở một số vùng ven
biển miền Trung nhiều ngư dân đã nuôi tạm cá chình

trong bể ciment. N ăm 2002, cá chình bông giống được
mang vào nuôi ở Bạc Liêu, kết quả thành công, từ
kinh nghiệm này một số nơi ở Bến Tre và Trà Vinh
cũng thả nuôi có kết quả tốt đẹp. Từ đây nghề nuôi cá
chình ở các tỉnh phía Nam Việt Nam đã hình thành.
Cuối năm 2006, do giá cá điêu hồng nuôi bè bị
giảm mạnh, nhiều người ở vùng lòng hồ Trị An, La
Ngà, Dầu Tiếng đã nghĩ đến nuôi cá chình trong bè
và có kết quả khả quan. Ở An Giang, Đồng Tháp
nhiều người đã nuôi cá chình trong bè, kết quả cũng
rất tốt mang lại lợi nhuận cao. Năm 2007, ở Quảng
Trị củng đã thành công khi nuôi cá chình trong lồng
bè trên sông. Hiện nay, việc nuôi cá chình bông trong
bè ở các vùng này đang phát triển, nhiều người tìm
mua cá chình bông giống để nuôi.

4


Nhiều chuyền gia thủy sản Việt Nam nhận định,
nếu biết tổ chức thu bắt đúng phương pháp cá chình
bột, cá chình con hoang dã, thuần dưỡng chăm sóc
đúng kỹ thuật thành cá giống có thể phục vụ nuôi vài
trăm ha, mỗi năm có thể có 20.000-30.000 tấn cá
chình xuất khẩu thu hồi vài trăm triệu USD. Đây là
nguồn lợi lớn mà thiên nhiên đã ưu đãi cho các tỉnh
ven biển miền Trung đã lãng phí từ rất nhiều năm,
nay hy vọng được khai thác một cách có hiệu quả.
Ở Trung Quốc, Đài Loan và Nhật... nhu cầu tiêu
thụ cá chình rất lớn, từ những năm 1920 ngành nuôi

cá chình với con giống thu bắt ngoài thiên nhiên đã
phát triển rất mạnh.
Với sự hỗ trợ của ngành chế biến thức ăn thủy
sản tổng hợp đã sản xuất thức ăn viên chuyên phục vụ
nuôi cá chỉnh tùng thời kỳ sinh trưởng, từ ấu thể lá
liễu trôi nổi trên biển, cá con sống ở cửa sông, cá
giống, cá trưởng thành ở ao hồ nước ngọt. Những năm
cuối thế kỷ 20, nghề nuôi cá chình đã thành một
ngành nuôi thủy sản công nghiệp cao cấp. Ở Nhật,
năm 1980 sản lượng cá chình nuôi là 26.000 tấn, năm
2000 là gần 40.000 tấn, năm 2004 đạt hơn 55.000 tấn,
nhưng mỗi năm vẫn phải nhập từ Đài Loan gần chục
ngàn tấn trị giá trăm triệu USD và nhập từ Trung
Quốc hàng chục ngàn tấn với trị giá trăm triệu USD.
Ở Trung Quốc, năm 2001, sản lượng cá chình
nuôi đạt gần 200.000 tấn trị giá gần 4 tỷ USD năng

5


suất đạt gần 20 tấn / ha, năm 2004 sản lượng cá chình
nuôi thu được hơn 300.000 tấn trị giá gần 6 tỷ USD
năng suất đạt gần 25 tấn / ha.
Mỗi năm ngành Thủy sản N hật đã đầu tư hàng
chục triệu USD đ ể nghiên cứu cho cá chình sinh sản.
Hiện nay với những tiến hộ trong kỹ thuật ngành nội
tiết học trong sinh sản thủy sản, tại Nhật, New
Zealand và Trung Quốc đã đạt được kết quả cho cá
chình sinh sản.
Với kết quả này, trong vài năm tới khi qui trình

cho cá chình sinh sản được hoàn chỉnh, vòng đời của
loài cá có giá trị kỉnh tế cao này được khép kín, nguồn
cá chình giống được cung cấp đầy đủ ngành nuôi cá
chình sẽ phát triển mạnh tạo ra giá trị hàng hóa lớn
vài chục tỷ USD mỗi năm.
Từ thực tế nuôi cá chình trong ao tại Bạc Liêu
và tại Bến Tre, nuôi trong lồng hề tại Đồng Nai, Đồng
Tháp và A n Giang kết hợp với việc tham khảo các tài
liệu trong và ngoài nước, chúng tôi biên soạn sách
“K ỹ th u ậ t nuôi cả chình thương p h ẩ m ” với mong
muốn được đóng góp một số hiểu biết nhất định về kỹ
thuật nuôi cá chình đ ể giúp cho nghề nuôi cá chỉnh
của Việt Nam có thèm một số chi tiết kỹ thuật bổ sung
vào những kinh nghiệm thực tế để nghề nuôi cá chình
đạt hiệu quả tốt hơn và bền vững, góp phần đa dạng
hóa giông vật nuôi thủy sản tạo thèm nhiều loại

6


thương phẩm thủy sản xuất khẩu tăng thu ngoại tệ,
góp phần làm giàu kinh tế hộ gia đình.
Chúng tôi xin chân thành cám ơn Nhà xuất bản
Nông Nghiệp, các bạn hữu đã nuôi cá chình tại Bình
Định, Bạc Liêu và Đồng Nai đã đóng góp ý kiến để
hoàn thành tập sách này. Tuy vậy, do là giống vật
nuôi mới nên nội dung sách sẽ không tránh khỏi
những thiếu sót cần bổ sung thèm, mong quý bạn đọc
gần xa đóng góp ý kiến để cuốn sách được hoàn chỉnh
hơn cho lần tái bản sau.

Tác g iả

7


PHẨN MỘT

CÁC LOÀI CÁ CHÌNH c ó GIÁ TRỊ
KINH TẾ

Cá chình nước ngọt là một nguồn tài nguyên
thức ăn quan trọng trên th ế giới.
Trên th ế giới có khoảng 19 loài cá chình, phần
lớn tập trung ở vùng nhiệt đới và bán nhiệt đới, vùng
ven biển Ân Độ Dương-Thái Bình Dương, ở vùng ôn
đới chỉ có vài loài.
Hiện nay đã ghi nhận dược 11 loài có trong cùng
một khu vực. Chúng khá giống nhau khi xuất hiện và
rấ t khó để phân biệt. Chỉ một ít của những loài này
xuâ't hiện ỗ một khu vực, giúp nhận dạng tốt hơn.
ở Việt Nam, dọc theo ven biển các tỉnh miền
Trung có cá chình nhật, cá chình mun, cá chình bông
và cá chình nhọn xuất hiện thường xuyên với mức độ
nhiều và liên tục trong nhiều tháng sau những trận
mưa lứn gió mùa Đông Bắc từ tháng 10, 11, 12 đến
tháng 4-5 năm sau.
Con lịch củ (Pissdonophis boro) cũng thuộc họ cá
chình xuất hiện nhiều ở các tỉnh miền Nam như Bến
Tre, Trà Vinh!


9


Những loài cá chình xuất hiện nhiều ở Việt Nam và
ở các nước trong khu vực lân cận có giá trị thương mại.
1. CÁ CHÌNH MUN VIỆT NAM
Ngành : Anguilliformes
Lớp : Actinopterygii
Họ : Anguillidae
Loài: Anguilla bicolor pacifica (Schmidt, 1928)
Cá chình mun sống ở vùng nhiệt đới nhiệt độ
thích hợp từ 22-27°C, sống ỗ dưới đáy các sông suối
đầm hồ nước ngọt có cửa thông với sông hoặc biển.
Cá chình mun phân bô" nhiều ở vùng ven biển
Ân Độ Dương -Thái Bình Dương, bao phủ rộng cả
vùng nhiệt đới Ấn Độ Dương, phần Tây của Thái Bình
Dương Borneo và Sumatra-Indonesia, Philippines. Ớ
Úc, cá chình mun sinh sống ở vùng KimBerley và Tây
Bắc nước Úc. Ớ châu Phi cá chình cũng sinh sống bao
phủ rấ t rộng gần khắp cả châu lục này nhưng không
phổ biêh hoặc có rấ t ít ở vùng dọc phần Đông và Đông
Nam vịnh châu Phi và Madagascar, ở Mozambique
vùng hạ nguồn sông Zambezi.
ở nước ta cá chình mun xuất hiện nhiều từ xã
Phong Sơn huyện Phong Điền, xã Bô" Đỏ huyện A
Lưới, huyện Phú Lộc, huyện Nam Đông tỉnh Thừa
Thiên Huế đến đầm Châu Trúc tỉnh Bình Định. Đặc
biệt có nhiều ở sông Trà Khúc tỉnh Quảng Ngãi, sông
Vệ huyện Đại Lộc, Quế Sơn, Phước Sơn Quảng Nam10



Đà Nẵng, vùng thượng nguồn sông Gianh huyện Bố
Trạch, Xuân Sơn và vùng Tróc huyện Bố” Trạch tỉnh
Quảng Bình.
Cá chình mun Việt Nam rất dễ nhầm lẫn với cá
chình mun In-Đô tên Anguilla bicolor bicolor (Mc
Clelland, 1844) và cá chình Anguilla obscura.
Cá có màu xám ở lưng và màu trắng ngả vàng-ở
phía bụng và nhạt dần đi từ hàm xuống tới hậu môn,
ranh giới giữa hai màu rất rõ ràng ở phía lưng và phía
bụng. Vây lưng nằm ở trên lỗ thông có màu xám, vây
hậu môn sáng màu ở phía trước và sẫm màu ở phía
sau. Răng nhỏ và kín đáo xếp theo từng hàng.
Xương sông có 100-115 đcít, xương ngực có 41-45
đốt, xương mang có 9-13 và các tia vây có tia vây ngực
15-20.
Cá chình mun thuộc loại cá dữ, ăn mồi dộng vật
gồm ấu trùng, côn trùng, thủy sinh vật trong nước, cá
tôm, cua con, ếch nhái và nhuyễn thể. Cá có thói quen
sống ở đáy và ẩn mình dưới những tảng đá, hoạt động
vào ban đêm săn kiếm mồi ăn. Cá rất ít xuất hiện ở
vùng đất thấp vùng vịnh eo biển.
Cá trưởng thành có chiều dài 40-60 cm, nặng
0,5-1 kg/con, trong thiên nhiên con đực có thể có chiều
dài 0,9-1,2 m, nặng 4-5 kg/con, có thể sống dược 20
năm. Cá chình mun thuộc loài di trú sinh sản ở biển
sâu, những con trưởng thành sống ở khu vực nước
ngọt thông với sông hoặc biển, những con nhỏ sông ở
11



cửa sông, cửa biển. Ở miền Trung, cá di cư ra biển dẻ
vào tháng 10-12 hàng năm, ứng với mùa mưa bão ở
vùng này. Vào những đêm tối trời, có gió mùa Đông
Bắc kèm theo mưa với tốc độ gió cấp 5, cấp 6 trở lên,
từng đàn cá chình trong các sông, hồ di cư ra biển để
đẻ, vào dịp này, nghề khai thác cá chình dạt năng
suất cao nhất. Cá chình đẻ ở ngoài khơi, ấu trùng
chúng có dạng lá liễu, qua quá trình biến thái, cũng
như cá chình N hật và các loại cá chình khác chúng
chuyển từ dạng lá liễu sang dạng ống tròn và di
chuyển vào vùng nuớc ngọt.
Cá chình mun là đặc sản cao cấp có giá trị kinh
tế rấ t cao. Thịt cá thơm ngon, giá trị dinh dưỡng cao,
được nhiều người ưa thích. Chúng có khả năng chịu
nhốt và nhịn đói vài tháng mà vẫn sống bình thường
nên còn gọi là cá chình nhốt, cá có thể vận chuyển
sống đi xa trong nhiều ngày để xuất khẩu.
Sản lượng khai thác thiên nhiên khá cao, trước
đây ở đầm Châu Trúc-Bình Định 150-200 tấn/năm ,
nay giảm do khai thác bừa bãi.
Do vòng dời kéo dài từ trứng đến khi trưởng
th àn h 16-20 tháng, sức sinh sản thấp và phải di trú
từ vùng biển sâu đến sống trong vùng nước ngọt nội
địa rừng núi nên khả năng phục hồi đàn duy trì nòi
giông thấp, để nhân đôi số lượng cần hơn 4,5-14 năm,
có khi phải m ất đến 20 năm.

12



Do cá có giá trị thương mại cao, nên ở các tỉnh
miền Trung đã có tổ chức nuôi từ nguồn giông thiên
nhiên thu bắt hàng năm.
2. CÁ CHÌNH MUN IN-ĐÔ
Ngành: Anguilliformes
Lớp: Actinopterygii
Họ: Anguillidae
Loài: Anguilla bicolor bicolor (Mc Clelland,1844)
Cá chình mun In-Đô có tên tiếng Anh là
Indonesian shortíĩn eel.
Môi trường sôhg: cá sốhg ở vùng nhiệt đới nhiệt
độ thích hợp là 22-27°C, sống ở đáy sông, suối, ao
đầm nước ngọt, không thích ánh sáng.
Cá bột, cá con di cư xuôi dòng từ biển khơi vào vùng
nước lợ rồi đến vùng nước ngọt sinh sống, khi trưởng
thành di cư ngược dòng ra vùng biển mặn sinh sản
Cá chình mun In-Đô phân bô" nhiều ở Ấn Độ
Dương-Thái Bình Dương, bao phủ rộng cả một vùng
biển nhiệt đới Ấn Độ Dương và phần Tây của Thái
Bình Dương, ở ức, xuất hiện ở Kimberley, Tây Bắc
Úc. Châu Phi xuất hiện rất bao phủ rộng nhưng
không phổ biến dọc phần Đông và Đông Nam vịnh
châu Phi và Madagascar. Ớ Mozambique có nhiều ở
vùng hạ nguồn sông Zambezi.

13


ở phía Tây Thái Bình Dương, cá chình xuất hiện

nhiều ở Bomeo và Sumatra của Indonesia, Nam
Philippines và dọc theo duyên hải miền Trung Việt Nam.
Lưng cá chình mun In-Đô có màu từ màu oliu
chuyển dần sang đen xanh-nâu, phần bụng màu nh ạt
đi từ hàm tới hậu môn. Vây lưng nằm ở trên lỗ thông.
Răng nhỏ, kín đáo và xếp theo từng hàng.
Về hình th ái có tia vây lưng: 240-245, tia vây
hậu môn: 200-220, đốt xương: 105-115.
Cá trưởng thành có chiều dài 40-60 cm, nặng 0,51 kg/con, trong thiên nhiên con đực có thể có chiều dài
1,2 m, nặng 4-5 kg/con, có thể sống được 20 năm.
Cá thường ẩn trôn trong hang hốc trong bóng
tối, ban đêm hoạt động săn mồi các thủy động vật
trong nước, cá, tép tôm con, nhuyễn th ể và ếch nhái.
Khả năng phục hồi quần đàn rấ t thấp, để tăng
đàn lên gấp đôi phải cần từ 4,5-14 năm, có khi phải
cần đến 20 năm.
Do có màu sắc và hình thái gần giống cá chình
mun Anguilla bicolor pacifica nên rấ t dễ nhầm lẫ n ,
nhiều ngư dân cho là cá chình mun Việt Nam và cá
chình Anguilla obscura là một.
Cá chình mun In-Đô chưa được quan tâm nuôi,
hiện nguồn cá chình này vẫn khai thác đánh bắt
ngoài thiên nhiên.

14


3. CÁ CHÌNH BÔNG
Ngành: Anguilliformes
Lớp: Actinopterygii

Họ: Anguillidae
Loài: Anguilla marmorata. (Quoy & Gaimard,
1824)
Cá chình bông còn gọi là chình hoa, có tên tiếng
Anh là Giant mottled eel.
Môi trường sống ỗ vùng nhiệt đới và ôn đới
nhiệt độ 20-33°C, cá sống ở đáy sông suối và các đầm
hồ nước ngọt, di cư ngược dòng từ vùng nước ngọt ra
biển sâu.
Cá chình bông phân bô" rất rộng từ vùng nhiệt
đới đến ôn đới của vùng An Độ Dương-Thái Bình
Dương, từ Đông châu Phi đến quần đảo Polynesia, từ
Bắc tới Nam N hật Bản. ở châu Phi có nhiều ở đảo
Mozambique và hạ nguồn sông Zambezi. Ớ ú c cá
chình bông không thấy xuất hiện.

Ở Việt Nam, thiên nhiên đã ưu đãi nguồn lợi cá
chình bông quí hiếm này tập trung sinh sống trên
sông Bồ, sông Hương và đầm cầu Hai tỉnh Thừa
Thiên-Huế; trên sông Trà Khúc vùng Ba Tơ-Quảng
Ngãi; trên sông Con, sông Ba-tỉnh Phú Yên, trên
sông Ngàn Phcí-Hà Tĩnh, trong hồ Đắc Uy- tỉnh Kon
Tum, trong đầm Châu Trúc-Bình Định và trên sông
Thạch Hãn, sông Hiền Lương, khu ngã Ba lòng huyện
15


Triệu Phong và Đakrong, Khe Sanh, Tà Rụt huyện
Đakrong tỉnh Quảng Trị.
Đây là loài cá chình có giá trị dinh dưỡng và

thương phẩm cao nhất trong các loài cá chình Ân Độ
Dương-Thái Bình Dương, gấp ba lần giá trị thương
phẩm của cá chình mun, được các dân tộc sống ven
biển Tây Thái Bình Dương ưa chuộng. Người Trung
Hoa, N hật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam rấ t ưa thích
cá chình bông.
Cá chình bông khi còn nhỏ có màu xám n h ạt
hay màu vàng, trên thân có những vết lốm đốm màu
nâu, bên hông, vây và bụng có màu trắn g hoặc xanh
tái. Cá trưởng th ành có màu nâu nhạt và tới màu tối
đen ở về phía sau, ở m ặt bụng có màu vàng nh ạt hay
trắng. Vây lưng màu sẫm, phần rìa vây lưng và vây
hậu môn, vây đuôi có màu đen, vây lưng gần vây ngực
hơn hậu môn. Đầu cá hơi tròn, mõm gập xuống, hàm
dưới nhô ra, mang mở nhỏ, vẩy cuộn lại dưới làn da,
vây ngực tròn, vây xương chậu tiêu biến.
Xương sống cá có 110 đốt, xương tia mang 10-12,
tia vây ngực 16-20.
Cá chình bông rất dễ phân biệt với các cá chình
khác nhờ có những vạch màu và vây lưng dài b ắt đầu
từ mang và kéo dài tới hậu môn.
Cá chình bông trưởng thành có chiều dài trung
bình 50-70 cm, nặng 2-2,5 kg/con. Con đực có chiều
dài lớn n h ất là 1,2 m nặng 7-12 kg/con, con cái có thể
16


dài tới 2 m nặng 20 kg/con. Cá có thể sông 40 năm,
nhưng khả năng phục hồi đàn rấ t thấp, để nhân đôi
cần hơn 14 năm và có thể phải mất 40 năm.

Cá sống ở đáy có thói quen ẩn mình dưới những
tảng đá và hoạt động vào buổi tối, ăn mồi động vật cua,
ếch, tôm cá con và các loài nhuyễn thể. Những con
trưởng thành sông ở khu vực nước ngọt, những con nhỏ
sống ở cửa sông, cửa biển, có thể tìm thấy ở vùng đất
thấp của sông hay vùng đất cao của nhánh sông.
Trong môi trường sông ở nước ngọt, tuyến sinh
dục không phát triển và trong mùa đông theo dòng
chảy cá tìm tới vùng cửa sông, ở đây tuyến sinh dục
bắt đầu phát triển và sau đó nó đi tới vùng biển sâu
300-400 m để sinh đẻ duy trì dòng giông. Cá chình
bông đẻ trứng ở tầng sâu 300-400 m dưới đáy biển, ở
những mương rãnh nứt dọc theo Nam Philippines,
Đông Indonesia và New Guinea.
Trứng trôi trên m ặt nước nở thành ấu trùng
dạng lá, nhờ hải lưu và sóng biển đưa vào bờ, sau khi
biến thái thành cá chình con, cá di vào nước ngọt để
sinh sống.
Cá chình bông là loài đặc sản có giá trị, thịt cá
rất ngon được xem là nhân sâm biển, quí hơn các loài
cá chình khác. Sản lượng khai thác cá ngoài tự nhiên
ngày càng giảm do bị đánh bắt quá mức, không có khả
năng phục hồi và có nguy cơ tuyệt chủng nếu không có
chính sách bảo tồn thích đáng và cho cá sinh sản
17


nhân tạo th àn h công để bổ sung nguồn giống ngày
càng cạn kiệt.
Ở đầm Châu Trúc-Bình Định, người dân ở đây

đã khai thác bắt được nhiều cá chình cỡ 73 cm và có
những con dài đến 1,2 m.
ỈỞ Quảng Trị, Huế và Bình Định, trong mùa khai
thác cá chình thương phẩm thường cá chình bông
chiếm trên 90% trong sản lượng cá chình bắt được và
cỡ dưới 200 g/con chiếm 8,1%, trên 200 g/con chiếm
17%, còn lại là cỡ trên 500 g/con.
Năm 1985 ở Tà Rụt Đakrong tỉnh Quảng Trị đã
bắt được 1 con chình bông nặng 20 kg. Tháng 12/1990
ở phá Tam Giang tỉnh Thừa Thiên Huế bắt được 1 con
nặng 4 kg, mổ ra thấy có tuyến sinh dục.
Cá chình bông có giá trị thương mại cao thị trường
tiêu thụ rộng lớn, trước đây chỉ khai thác đánh bắt
ngoài thiên nhiên, nay là đối tượng nuôi của nhiều nước
như Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan và Indonesia.
Cá chình mun và cá chình bông phân bố nhiều ở
các tỉnh ven biển miền Trung Việt Nam. Vùng có
nhiều là ở những nơi gần núi đá có nhiều hang hốc, ở
vùng thượng lưu các thác nước, lưu tốc l-l,5m /giây và
ở vùng hạ lưu có bãi nông, nước chảy mạnh.
ơ Trung Quôc mặc dù mùa đông rấ t khắc nghiệt
nhưng nhờ áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật
như tạo dòng chảy, nâng nhiệt độ trong nước, chế

18


biến thức ăn tổng hợp và nuôi trong nhà kính đã giúp
cho nghề nuôi cá chình bông phát triển rất mạnh,
nuôi 6-8 tháng là cá đạt cỡ thương phẩm không kéo

dài nuôi nhiều tháng như ở Việt Nam. Hệ số tiêu hao
thức ăn thấp 1,2-1,5 và có giá bán cao nên người nuôi
có lợi nhuận lớn. Cá chình bông nuôi phải đạt trọng
lượng trên 2,5 kg/con mới thu hoạch xuất khẩu sang
Hàn Quốc và Nhật bản, giá bán 55-60 USD/kg.
Mỗi năm đều có rấ t nhiều người Trung Quốc đi
thu mua cá chình bông giống ở các nước Đông Nam Á
đem về nuôi, họ đến các tỉnh miền Trung Việt Nam
thu mua cá chình bông giông.
4. CÁ CHÌNH NHỌN
Ngành: Anguilliíbrmes
Lớp: Actinopterygii
Họ: Anguillidae
Loài: Anguilla borneensis (Popta, 1924)
Cá chình nhọn thường xuất hiện nhiều ở vùng
Borneo, Sumatra của Indonesia, ở Việt Nam, cá có ở
vùng đầm Châu Trúc-Bình Định.
Cá có màu xám tro ở mặt lưng, vàng nhạt ở mặt
bụng, không có vân chấm hoa.
Vây lưng và vây hậu môn có màu đen sẫm nhưng
ở phía trước vây hậu môn màu sáng.
Cá trưởng thành có chiều dài 40-60 cm, nặng 0,51 kg/con, trong thiên nhiên con đực có thể có chiều dài
19


1,2 m, nặng 4-5 kg/con và có thể sống được 20 năm. Cá
có giá trị thương mại trung bình nên chỉ khai thác
đánh bắt ở thiên nhiên, không phải là đối tượng nuôi.
5. CÁ CHÌNH NHẬT BẢN
Ngành: Anguilliformes

Lớp: Actinopterygii
Họ : Anguillidae
Loài: Anguilla japonica (Tem and Schmidt, 1846)
Tên tiếng Anh là Japanese eel.
Cá chình N hật Bản là loài cá chình ôn đới và
bán nhiệt đới, phân bô' ở N hật Bản, Trung Quốc, Đài
Loan, Indonesia và tìm thấy ở phía Bắc Luzon.
Philippines nhưng số lượng không nhiều.
Cá có màu nâu ánh xanh, chiều dài thân gấp từ
16-18,5 lần chiều cao thân, 9-10 lần chiều dài đầu,
chiều dài đầu gấp 10-11 lần đường kính m ắt và gấp 78 lần khoảng cách giữa 2 ổ mắt, răng ở khe hẹp và có
từ 114-118 đốt xương sông.
Vây lưng lùi về phía sau, kéo dài và liên tục với vây
đuôi và vây hậu môn. Đặc biệt là có vây ngực có tồn tại.
Cá chình N hật Bản tương đối nhỏ con hơn các
loài cá chình khác, cá trưởng thành có chiều dài trung
bình 40-50 cm, nặng 0,3-0,5 kg/con. Con đực có chiều
dài lớn n hất là 1,2 m nặng 4-5 kg/con, con cái có th ể
lớn và dài hơn 1,5 m nặng 6-8 kg/con.
20


Cá chình Nhật Bản giống cá hương, dài 5-6 cm
cỡ 6.000-9.000 con/kg, mắt nhỏ, mõm nhọn dài, trên
đuôi chưa có tế bào sắc tô' đen có giá là 1.700 ƯSD/kg.
Cá chình Nhật Bản là đặc sản cao cấp hơn cá
chình bông, th ịt cá rất ngon có giá trị và râ't quí hiếm
được người N hật Bản, Trung Quô'c, Hàn Quốc ưa thích.
Cá có thể sống 40 năm, nhưng khả năng phục
hồi đàn rất thấp, để nhân đôi sô' lượng phải cần hơn

20 năm và có thể phải m ất đến 40 năm nên sản lượng
cá đánh bắt ngoài thiên nhiên giảm dần. Cá không có
khả năng phục hồi và có nguy cơ tuyệt chủng nếu
không có chính sách bảo tồn thích đáng và cho cá
sinh sản nhân tạo thành công để bổ sung nguồn giống
ngày càng cạn kiệt.
ở Nhật, ngành Thủy sản, từ năm 1980, mỗi năm
đã chi vài chục triệu USD để nghiên cứu dặc tính sinh
thái và sinh sản của cá chình Nhật Bản, đến nay việc
cho loài cá này sinh sản đã có kết quả trong phòng thí
nghiệm nhưng chưa triển khai sản xuất thương mại.
Người Nhật phải nhập cá chình này từ Đài Loan
và Trung Quốc, mỗi năm gần tỷ USD.
ở Việt Nam, vào năm 1935, ở Thanh Trì-sông
Hồng, ông p. Chvey bắt được vài cá thể cá chình Nhật
Bản sông ở dây, ở vịnh Bắc bộ và các vùng ven biển
nhiều ngư dân vẫn bắt được â'u thể và cá con của cá
chình Nhật Bản nhưng sô' lượng rất ít và rải rác
không liên tục.
21


6. CÁ CHÌNH MUN ú c
Ngành: Anguilliformes
Lớp: Actinopterygii
Họ: Anguillidae
Loài: Anguilla australis australis (Richardson, 1841)
Cá chình mun ú c có tên tiếng Anh là Shortfin eel.
Cá sống ở vùng cận nhiệt đới nhiệt độ 18-27°c,
ở tầng đáy trong ao đầm sông suôi nước ngọt ở nơi có

dòng chảy nhẹ hoặc đứng yên và khi trưởng thành di
cư xuôi dòng từ vùng nước ngọt ra biển để đẻ. Thức ăn
là cá, trùn, các loài giáp xác, động cật th ân mềm, cây
thủy sinh, côn trùng thủy sinh.
Phân bố nhiều ở Tây Nam Thái Bình Dương, từ
bờ biển phía Đông của ú c và New Zealand kéo dài lên
phía Bắc tới New Caledonia.
Thường dễ nhầm lẫn với các loài cá chình mun
Anguilla obscura, Anguilla bicolor pacifica và
Anguilla bicolor bicolor khi phân ,8iệt dựa vào đốt
xương sống.
Cá có chiều dài tối đa ở con đực là 130 cm, con
cái là 106,5 cm, trọng lượng lớn nhất là 7,5 kg/con và
tuổi thọ cao nhất là 32 năm.
7. CÁ CHÌNH BÔNG IN-ĐÔ
Ngành: Anguilliformes

22


Lớp: Actinopterygii
Họ: Anguillidae
Loài: Anguilla celebesensis (Kaup, 1856)
Cá chình bông In-Đô có tên tiếng Anh là
Indonesian mottled eel. Loại cá chình này xuất hiện
nhiều ở Philippines, Indonesia và Tây New Guinea.
Cá chình bông In-Đô nhỏ con hơn các loài cá
chình khác, cá có chiều dài tối da khoảng 1 m, có đặc
điểm là khoảng cách giữa đỉnh đầu tới hậu môn và
vây lưng thường là 6-12% chiều dài thân.

Cá chình bông In-Đô có kích thước và hình dạng
giông cá chình Anguilla interioris và Anguilla
megastoma, nhưng để phân biệt giữa cá chình bông
In-Đô với 2 loài cá chình này có thể dựa vào sự khác
nhau về màu sắc của thân cá và răng của cá chình
bông In-Đô không phân chia rõ ràng.
8. CÁ CHÌNH VÂY DÀI
Ngành: Anguilliformes
Lớp: Aetinopterygii
Họ: Anguillidae
Loài: Anguilla interioris (Whitley, 1938)
Cá chình vây dài có tên tiếng Anh là Highlands
long-finned eel.
Đây là loại cá chình chỉ xuất hiện ở nửa phần
Đông New Guinea, sông ở vùng khí hậu bán nhiệt đới
23


và ôn đới ở độ cao 800-1.000 m so với mực nước biển,
sông ở tầng đáy trong các sông suối, ao đầm nước ngọt
và khi trưởng thành di cư xuôi dòng ra biển để đẻ.
Cá có kích thước nhỏ trung bình 40-50 cm, nặng
0,2-0,3 kg/con, chiều dài tối đa ở con đực là 0,7 m và ở
con cái là 0,8 m.
Về hình thái học, cá chình vây dài có 100-106
đốt xương sông, có khoảng cách giữa đỉnh đầu tới hậu
môn và vây lưng thường là 6-15 % chiều dài thân,
tương đồng với loài cá chình Anguilla celebensis và
Anguilla megastoma, nhưng có thể phân biệt khác
nhau với Anguilla celebensis nhờ vào chiều dài của

vây lưng và với cá chình Anguilla megastoma nhờ số
lương đốt xương sốhg nhiều hơn.
Khoảng cách từ đỉnh đầu tới hậu môn và vây
lưng thông thường là 11-15 tổng chiều dài của cá.
Thịt cá rấ t ngon thơm và có giá trị cao.
9. CÁ CHÌNH VÂY DÀI IN-ĐÔ
Ngành: Anguilliíbrmes
Lớp: Actinopterygii
Họ: Anguillidae
Loài: Anguilla malgumora (Schlegel Kaup, 1856)
Cá chình vây dài In-Đô có tên tiếng Anh
Indonesian longíĩnned eel.

24


Cá chình vây dài In-Đô chỉ xuất hiện ở
Mahakam-Borneo và Sulawesi của Indonesia và một
số nơi ở Philippines. Cá sông ồ tầng đáy và thường
tìm thấy cá nằm dưới những tảng đá nơi có dòng suôi
chảy mạnh, cá khi trưởng thành di cư xuôi dòng ra
biển để đẻ.
Về hình thái học, cá có 104-106 đốt xương sông,
thân cá có màu nâu xanh và đặc biệt là có vây lưng
dài và gần giống với cá chình nhọn Anguilla
borneensis có nhiều ở miền Trung Việt Nam.
Cá có kích thước nhỏ trung binh 40-50 cm, nặng
0,2-0,3 kg/con, chiều dài tối da ở con đực là 0,7 m và ở
con cái là 0,8 m.
10. CÁ CHÌNH VÂY DÀI THÁI BÌNH DƯƠNG

Ngành: Anguilliformes
Lớp: Actinopterygii
Họ: Anguillidae
Loài: Anguilla megastoma (Schlegel Kaup 1856)
Cá chình vây dài Thái Bình Dương có tên tiếng
Anh là Polynesian longfinned eel. Cá sống ở vùng khí
hậu nhiệt đới và bán nhiệt đới có nhiệt độ thích hợp
là 18-25°c, sông ở tầng đáy, núp hoặc ở chung quanh
những tảng đá dọc theo dòng suối nước ngọt, khi
trưởng thành cá di cư xuôi dòng ra biển để đẻ.
Cá chình vây dài Thái Bình Dương xuất hiện
nhiều ở một số nơi ven biển Thái Bình Dương từ
25


Sulawesi của Indonesia tới quần đảo Society và ở phần
Nam châu Đại Dương từ quần đảo Solomon tới Pitcairn.
Về hình thái học, cá chình vây dài có xương
sông 110-114 đốt, là loài duy nhất có những điểm màu
khác nhau hoặc màu nâu xanh đậm trên thân và có
hàm răng không phân chia rõ ràng. Đôi khi chúng
cũng có màu nâu đỏ ở sườn và phía sau, phần bụng có
màu trắng. Những con nhỏ chỉ có màu xám và không
có chấm.
Cá trưởng thành có chiều dài trung bình 60-80
cm, nặng 0,6-1 kg/con, trong thiên nhiên con dực có
thể có chiều dài 1,2 m nặng 4-5 kg/con và con cái dài
I, 65 m nặng 8-9 kg/con và có thể sông được 20 năm.
Cá có giá trị thương mại cao nên là đối tượng
nuôi ở nhiều nước.

II. CÁ CHÌNH CHÂU ÂU
Ngành: Anguilliformes
Lớp: Actinopterygii
Họ: Anguillidae
Loài: Anguilla anguilla
Cá chình châu Âu Anguilla anguilla cũng có màu
nâu xanh đậm giống như cá chình vây dài Thái Bình
Dương Anguilla megastoma nhưng vây lưng ngắn hơn,
lớp da chuyển từ màu xám tới màu vàng tái và có 1
vài chấm nâu hay đen. Đặc biệt cá chình châu Âu có
26


×