Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Phương pháp nghiên cứu khoa học hoàng hoa hồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (765.58 KB, 66 trang )

CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM CHUNG VỀ KHOA HỌC
VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
§1. KHOA HỌC
1.1 Khái niệm chung
Khoa học là hệ thống tri thức về mọi loại qui luật của vật chất và sự vận động của
vật chất, những qui luật của tự nhiên, xã hội, và tư duy. Hệ thống tri thức này hình thành
trong lịch sử và không ngừng phát triển trên cơ sở thực tiễn xã hội. Người ta phân ra 2 hệ
thống tri thức: tri thức kinh nghiệm và tri thức khoa học.
- Tri thức kinh nghiệm: là những hiểu biết được tích lũy qua hoạt động sống
hàng ngày trong mối quan hệ giữa con người với con người và giữa con người với thiên
nhiên. Quá trình này giúp con người hiểu biết về sự vật, về cách quản lý thiên nhiên và
hình thành mối quan hệ giữa những con người trong xã hội. Tri thức kinh nghiệm được
con người không ngừng sử dụng và phát triển trong hoạt động thực tế. Tuy nhiên, tri
thức kinh nghiệm chưa thật sự đi sâu vào bản chất, chưa phản ánh hết các thuộc tính của
sự vật và mối quan hệ bên trong giữa sự vật và con người. Vì vậy, tri thức kinh nghiệm
chỉ phát triển đến một hiểu biết giới hạn nhất định, một vài khía cạnh của thế giới khách
quan, nhưng tri thức kinh nghiệm là cơ sở cho sự hình thành tri thức khoa học.
- Tri thức khoa học: là những hiểu biết được tích lũy một cách có hệ thống nhờ
hoạt động NCKH, các họat động này có mục tiêu xác định và sử dụng phương pháp khoa
học. Không giống như tri thức kinh nghiệm, tri thức khoa học dựa trên kết quả quan sát,
thu thập được qua những thí nghiệm và qua các sự kiện xảy ra ngẫu nhiên trong hoạt
động xã hội, trong tự nhiên. Tri thức khoa học được tổ chức trong khuôn khổ các ngành
và bộ môn khoa học (discipline) như: triết học, sử học, kinh tế học, toán học, sinh học,…
Tri thức khoa học được biểu hiện dưới dạng các khái niệm, tiên đề, qui luật, định luật, lý
thuyết, học thuyết, .v.v..
Khái niệm là tri thức khoa học về thuộc tính bản chất của sự vật hoặc hiện tượng.
Nhờ có khái niệm người ta mới có thể phân biệt sự vật này với sự vật kia, hiện tượng này
với hiện tượng khác.
Tiên đề là tri thức khoa học khẳng định một qui luật bản chất mang tính tất yếu,
hiển nhiên được thừa nhận, không đòi hỏi phải chứng minh. Tiên đề là điểm xuất phát
cho một hệ thống lý thuyết của một bộ môn khoa học.


Trong khoa học có những qui luật nội tại. Một bộ môn khoa học có thể xuất hiện
nhờ phát kiến những tiên đề mới, song cũng có thể xuất hiện hàng loạt bộ môn khoa học
nhờ hai xu thế ngược chiều nhau: sự phân lập hoặc tích hợp các khoa học. Trong những
giai đoạn lịch sử khác nhau thì hoặc xu thế này hoặc xu thế kia chiếm ưu thế, song chưa
bao giờ loại trừ nhau.
Sự phân lập các khoa học là sự tách một bộ môn khoa học mới ra khỏi một bộ
môn khoa học đang tồn tại. Bản chất quá trình phân lập các khoa học là sự phân lập đối
tượng nghiên cứu của một bộ môn khoa học để hình thành một bộ môn khoa học có đối
tượng nghiên cứu hẹp hơn. Ví dụ:
Triết học → Triết học; Lôgic học; Thiên văn học; Toán học; ….
Toán học → Số học; Đại số; Hình học; Lượng giác, …
Sự tích hợp các khoa học là sự tích hợp phương pháp luận của các bộ môn khoa
học riêng lẻ để hình thành một bộ môn khoa học mới. Điều đó diễn ra khi mà hệ thống
1


khái niệm và phương pháp luận của một bộ môn khoa học riêng lẻ không đủ sức giải
quyết vấn đề mà thực tiễn đặt ra. Ví dụ:
Toán học + Kinh tế học → Toán kinh tế;
Hóa học + Vật lý → Hóa lý
Hóa học + Sinh học → Hóa sinh
Tiêu chí để nhận biết một bộ môn khoa học bao gồm bốn thành tố: 1- Có một đối
tượng nghiên cứu, 2- Có một hệ thống lý thuyết, 3- Có một hệ thống phương pháp luận,
4- Có mục đích ứng dụng.
1.2 Phân loại khoa học
Tùy theo mục đích ứng dụng mà người ta đưa ra những cách tiếp cận phân loại
khác nhau.
 Phân loại theo nguồn gốc hình thành khoa học: Khoa học lý thuyết; Khoa học
thực nghiệm; Khoa học thuần túy; Khoa học thực chứng; Khoa học qui nạp; Khoa
học diễn dịch.

 Phân loại theo mục đích ứng dụng của khoa học: Khoa học mô tả; Khoa học phân
tích; Khoa học tổng hợp; Khoa học ứng dụng; Khoa học hành động; Khoa học
sáng tạo.
 Phân loại theo mức độ khái quát hóa của khoa học: Khoa học cụ thể; Khoa học
trừu tượng; Khoa học tổng quát; Khoa học đặc thù.
 Phân loại theo tính liên đới giữa các khoa học: Khoa học liên bộ môn; Khoa học
đa bộ môn.
 Phân loại theo kết quả hoạt động chủ quan của con người: Khoa học ký ức; Khoa
học tư duy; Khoa học suy luận; Khoa học tưởng tượng.
 Phân loại theo cơ cấu của hệ thống tri thức hoặc chương trình đào tạo: Khoa học
cơ bản; Khoa học cơ sở; Khoa học chuyên môn.
 Phân loại theo đối tượng nghiên cứu của khoa học: Khoa học tự nhiên; Khoa học
kỹ thuật; Khoa học công nghệ; Khoa học xã hội; Khoa học nhân văn; Khoa học
nông nghiệp; Khoa học sức khỏe; …
Phân loại khoa học là cơ sở để nhận dạng cấu trúc của hệ thống tri thức, là ngôn
ngữ quan trọng cho việc trao đổi về nghiên cứu khoa học, thông tin, tư liệu, tổ chức quản
lý khoa học, hoạch định chính sách khoa học, … Tùy theo mục đích nhận thức hoặc mục
đích sử dụng mà có cách phân loại khác nhau. Tuy nhiên, sự phân loại khoa học chỉ
mang tính chất tương đối dựa trên một quan niệm của thế giới khoa học, không nên xử lý
quá cứng nhắc ranh giới giữa các khoa học. Sự phát triển của khoa học luôn dẫn đến sự
phá vỡ những ranh giới cứng nhắc trong phân loại khoa học, vì thế sự phân loại khoa học
luôn được hoàn thiện, bổ sung và phát triển theo tiến trình lịch sử.
§2. KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ
2.1 Khái niệm chung
Trước đây, kỹ thuật được nói đến như một phạm trù bao quát, còn công nghệ
được hiểu thuần túy như một trình tự thao tác trong một dây truyền sản xuất. Theo sự
phát triển của cuộc cách mạng công nghệ, khái niệm công nghệ ngày càng được mở
rộng.
2



 Khái niệm công nghệ
 Công nghệ là một hoạt động nhằm giải quyết một vấn đề hoặc một lớp vấn đề
kỹ thuật.
 Công nghệ là một thực thể kiến thức: Là một hoặc một số giải pháp để giải
quyết một số vấn đề kỹ thuật; Là con đường để giải quyết một số vấn đề kỹ
thuật; Là toàn bộ kiến thức được chuyển vào hệ thống, bất kể từ nguồn nào để
làm luận cứ cho sự phát triển.
 Công nghệ là một phương tiện.
 Khái niệm công nghệ hiện được sử dụng không chỉ trong công nghiệp, mà đã
thâm nhập vào hàng loạt các bộ môn khoa học và lĩnh vực hoạt động xã hội
khác nhau, ví dụ: Công nghệ dạy học; Công nghệ quản lý; Công nghệ chọn
giống; .v.v..
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, công nghệ gồm bốn phần: phần kỹ thuật
(technoware), phần thông tin (infoware), phần con người (humanware) và phần tổ chức
(orgaware).
Với một công nghệ xuất hiện thì một loại ngành nghề mới sẽ ra đời, kéo theo sự
tiêu vong của những ngành nghề dựa trên công nghệ cũ, và do đó làm cho một số người
lâm vào tình trạng thất nghiệp công nghệ. Một chủng loại sản phẩm mới xuất hiện dẫn
đến sự thay đổi cơ cấu sản phẩm, cơ cấu công nghiệp, cơ cấu kinh tế.
 Khái niệm kỹ thuật
Kỹ thuật là bất kỳ kiến thức kinh nghiệm hoặc kỹ năng có tính chất hệ thống hoặc
thực tiễn được sử dụng cho việc chế tạo sản phẩm hoặc để áp dụng vào các quá trình sản
xuất (kỹ thuật theo nghĩa hẹp), quản lý hoặc thương mại, công nghiệp hoặc trong các
lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.
Ngày nay, khái niệm công nghệ ngày càng mở rộng còn khái niệm kỹ thuật chỉ
mang ý nghĩa hẹp như trên.
2.2 Phân biệt Khoa học và Công nghệ
Để thuận tiện cho việc phân biệt khái niệm khoa học và công nghệ, chúng ta có
thể sử dụng Bảng 1 dưới đây trình bày một vài thuộc tính cơ bản của chúng.

Bảng 1: So sánh các đặc điểm khoa học và công nghệ
TT
KHOA HỌC (KH)
CÔNG NGHỆ (CN)
1 Nghiên cứu KH mang tính xác xuất
Điều hành CN mang tính xác định
2 Hoạt động KH luôn đổi mới, không lặp Hoạt động CN được lặp lại theo chu kỳ
lại
3 Sản phẩm khó được định hình trước
Sản phẩm được định hình theo thiết kế
4 Sản phẩm mang đặc trưng thông tin
Đặc trưng sản phẩm phụ thuộc đầu vào
5 Lao động linh hoạt và tính sáng tạo cao Lao động bị định khuôn theo CN
6 Có thể mang mục đích tự thân
Có thể không mang mục đích tự thân
7 Phát minh KH tồn tại mãi với thời gian Sáng chế CN tồn tại nhất thời và bị tiêu
vong theo lịch sử tiến bộ KHCN

3


§3. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
3.1 Khái niệm chung
Nghiên cứu khoa học (NCKH) là một họat động tìm kiếm, xem xét, điều tra, hoặc
thử nghiệm. Dựa trên những số liệu, tài liệu, kiến thức, … đạt được từ các thí nghiệm
NCKH để phát hiện ra những cái mới về bản chất sự vật, về thế giới tự nhiên và xã hội,
và để sáng tạo phương pháp và phương tiện kỹ thuật mới cao hơn, giá trị hơn. Con người
muốn làm NCKH phải có kiến thức nhất định về lĩnh vực nghiên cứu và cái chính là phải
rèn luyện cách làm việc tự lực, sáng tạo, có phương pháp ngay từ lúc bắt đầu tiếp cận với
nghiên cứu khoa học.

NCKH nói cho cùng là nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người về nhận thức và cải
tạo thế giới. Đó là các hoạt động nhằm khám phá những thuộc tính của sự vật hoặc hiện
tượng (sau đây gọi chung là sự vật), phát hiện qui luật vận động của sự vật, vận dụng qui
luật để sáng tạo giải pháp tác động vào sự vật.
NCKH có 8 đặc điểm và cũng là yêu cầu, bao gồm: tính mới, tính thông tin, tính
kế thừa, tính tin cậy, tính khách quan, tính rủi ro, tính cá nhân và tính phi kinh tế. Người
làm nghiên cứu cần phải hiểu rõ các đặc thù/yêu cầu này để đảm bảo chất lượng của
nghiên cứu do mình thực hiện và đánh giá khách quan các nghiên cứu khác.
 Tính mới: là động lực phát triển của khoa học. NCKH sau phải mới so với
NCKH đã được thực hiện trước đó. Tính mới có thể được thể hiện qua một trong
những khía cạnh sau: nội dung nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, cách lập
luận, phân tích kết quả. Nội dung nghiên cứu mới sẽ đem lại những hiểu biết mới.
Phương pháp mới hoặc phương pháp được cải tiến phải khắc phục được nhược
điểm, hạn chế của các phương pháp cũ đã sử dụng trong các nghiên cứu tương tự.
 Tính kế thừa: nghiên cứu sau phải kế thừa và phát triển kết quả của những
nghiên cứu trước đã được thừa nhận (nếu không có nghi vấn gì). Người làm
nghiên cứu trước khi xây dựng đề cương nghiên cứu cần tham khảo đầy đủ các
thông tin đã có, tránh trường hợp vội vàng bỏ qua những thông tin quan trọng
hoặc phủ nhận các thông tin đã có đơn giản vì chúng không ủng hộ ý tưởng hoặc
giả thuyết nghiên cứu của mình. Một khi đã tiếp cận một cách tương đối đầy đủ
thông tin tham khảo, các phán đoán nhận định của người làm nghiên cứu sẽ mang
tính kế thừa một cách khách quan hơn.
 Tính tin cậy: kết quả của của nghiên cứu phải có độ tin cậy cao. Tính tin cậy của
NCKH được thể hiện qua việc xác định chính xác vấn đề cần nghiên cứu, có
phương pháp nghiên cứu phù hợp, thu thập số liệu và phân tích kết quả một cách
khách quan. Tính tin cậy thể hiện qua khả năng lặp lại nhiều lần của nghiên cứu.
Có nghĩa là, người khác phải có khả năng thực hiện lại được nghiên cứu và thu
được kết quả tương tự nếu đảm bảo đúng các điều kiện nghiên cứu đã mô tả trong
báo cáo.
 Tính khách quan: mọi nhận xét, kết luận phải tuân thủ kết quả nghiên cứu và

dựa trên các lập luận khoa học, có thể kiểm chứng. Kết quả nghiên cứu của mình
nếu mẫu thuẫn với các tác giả khác thì cần phải được giải thích, làm rõ nguyên
4


nhân. Tuyệt đối tránh những nhận định cảm tính hoặc mâu thuẫn với kết quả của
kiểm định thống kê đã lựa chọn (trước khi thu thập số liệu) và thực hiện. Trong
quá trình thực hiện nghiên cứu, người nghiên cứu không nên để những nhận định
chủ quan của mình ảnh hưởng đến việc thu thập và xử lý số liệu.
 Tính thông tin: thông tin thu được từ NCKH có thể chỉ có giá trị nhất thời.
Người làm nghiên cứu vì thế phải thường xuyên cập nhật thông tin trong lĩnh vực
của mình để tránh lặp lại một cách không cần thiết các nghiên cứu đã được thực
hiện và có đầy đủ thông tin hơn về đối tượng nghiên cứu, giúp cho việc xây dựng
kế hoạch nghiên cứu và thảo luận kết quả chính xác hơn. Mặt khác, thông tin thu
được từ nghiên cứu phải được công bố càng sớm càng tốt. Dung lượng thông tin
trong các báo cáo khoa học phải cao và đầy đủ về đề tài đã thực hiện để người đọc
có thể hiểu và đánh giá chất lượng của nghiên cứu một cách dễ dàng.
 Tính rủi ro: NCKH có thể thất bại. Trong thực tế NCKH số lượng các đề tài
nghiên cứu thất bại lớn hơn rất nhiều so với số lượng các đề tài nghiên cứu thành
công. Mọi thất bại trong NCKH đều có giá trị nếu người làm nghiên cứu giải
thích hoặc chí ít cũng phán đoán được nguyên nhân dẫn đến thất bại hay lý do dẫn
đến phán đoán sai của mình.
 Tính cá nhân: tư duy sáng tạo và vai trò dẫn dắt của một hoặc vài cá nhân trong
các đề tài, chương trình nghiên cứu khoa học lớn rất quan trọng. Trong NCKH
mọi ý kiến, phương án hay của một cá nhân, bất luận vị trí công tác hay trình độ
đều được trân trọng. Đóng góp của từng cá nhân cho đề tài nghiên cứu sẽ được
ghi nhận và phân biệt theo thứ tự tên các tác giả trong báo cáo khoa học hoặc báo
cáo tổng kết đề tài.
 Tính phi kinh tế: NCKH thường rất tốn kém nhưng không phải lúc nào hiệu quả
kinh tế của nó cũng được thể hiện ngay. Thêm vào đó, việc định mức lao động

trong NCKH cũng rất khó khăn bởi những phát minh, các ý tưởng nghiên cứu độc
đáo có thể chỉ đến trong đầu nhà khoa học qua vài giây suy nghĩ những đòi hỏi
một quá trình tích luỹ kinh nghiệm và kiến thức lâu dài. Thời gian và công sức
dành cho NCKH không phải bao giờ cũng tỉ lệ thuận với mức độ thành công.
Hiểu được những yêu cầu/đặc thù này, người làm nghiên cứu khoa học phải đảm
bảo nghiên cứu do mình thực hiện đem lại những thông tin khoa học mới, góp phần phát
triển các học thuyết/mô hình lý thuyết trong lĩnh vực nghiên cứu, sử dụng phương pháp
hợp lý để số liệu thu được có độ tin cậy cao, đưa ra các kết luận khách quan và nhanh
chóng công bố kết quả. Các đặc thù xã hội của nghiên cứu khoa học (tính cá nhân, tính
phi kinh tế) giúp xác lập mối quan hệ giữa những người nghiên cứu và đánh giá đúng
hơn giá trị của lao động khoa học.
3.2 Các loại hình nghiên cứu khoa học
NCKH gồm có 4 loại hình chính. Đó là: nghiên cứu khoa học cơ bản, ứng dụng,
triển khai và dự báo. Mỗi một loại hình nghiên cứu khoa học có những đặc điểm và giá
trị riêng. Giữa 4 loại hình này có sự liên kết chặt chẽ.
5


 NCKH cơ bản: nhằm khám phá các qui luật, bản chất của hiện tượng nghiên cứu.
Sản phẩm của NCKH cơ bản là tri thức, là các qui luật, nguyên lý ... Chính vì thế
một khi được ứng dụng vào sản xuất, nó có thể đem lại hiệu quả rất cao. Tuy vậy,
hiệu quả của NCKH cơ bản thường không được đánh giá hết do trình độ hữu hạn
của khoa học ứng dụng đương thời. Các nghiên cứu cơ bản thường tốn kém, đòi
hỏi thời gian dài, thiết bị hiện đại và đội ngũ cán bộ nghiên cứu có trình độ cao.
Vì thế thường NCKH cơ bản chỉ phát triển ở các nước có kinh tế phát triển cao và
giàu có. NCKH cơ bản, nếu chỉ để hiểu biết về thiên nhiên, được gọi là NCKH cơ
bản thuần tuý. Ngược lại, nếu người nghiên cứu đã có dự kiến về khả năng ứng
dụng của thông tin tìm được thì nghiên cứu của họ được gọi là NCKH cơ bản có
định hướng. Thí dụ: Các công trình nghiên cứu về tính năng của vật liệu dây mềm
nghề cá, hình thức các liên kết dây lưới phục vụ cho việc tính toán chế tạo ngư cụ;

Lực thủy động tác dụng lên các chi tiết dạng hình cầu, dạng hình trụ, dạng tấm
phẳng, ….phục vụ cho việc tính toán phụ tùng ngư cụ; Việc nghiên cứu lực thủy
động lên tấm lưới không gian hình nón là cơ sở để tính toán lực cản áo lưới kéo;
Nghiên cứu các tiêu chuẩn tương tự vật lý là cơ sở để tiến hành thí nghiệm mô
hình ngư cụ, …
 NCKH ứng dụng: ứng dụng kết quả của NCKH cơ bản vào thực tiễn sản xuất
hoặc đời sống xã hội. Sản phẩm của NCKH ứng dụng là các giải pháp kỹ thuật,
công nghệ hoặc quản lý. NCKH ứng dụng ít tốn kém và mang lại hiệu quả nhanh
nếu thực hiện tốt. Chính vì thế thích hợp với các nước đang phát triển. Chẳng hạn:
Kết quả của các nghiên cứu về cải tiến các loại ngư cụ, cải tiến thiết bị khai thác,
đổi mới công nghệ khai thác, … được ngư dân nhanh chóng áp dụng khi đem lại
hiệu quả sản xuất cao, tuy nhiên những thiết bị lọc rùa, lọc cá non có hiệu quả cao
chưa chắc đã được ngư dân sử dụng nếu không kèm theo biện pháp hành chính.
 NCKH triển khai: NCKH ứng dụng thường bị hạn chế về qui mô. Thử nghiệm
dù rất thành công có thể chỉ được triển khai ở qui mô thí nghiệm hay mới chỉ ở
một địa điểm. Khi muốn áp dụng vào sản xuất đại trà hoặc tiến hành ở một địa
phương khác, trong điều kiện khác phải thông qua NCKH triển khai. Loại hình
nghiên cứu này thường gắn liền với hoạt động chuyển giao, điều chỉnh công nghệ.
 NCKH dự báo: là những nghiên cứu nhằm nhận dạng trạng thái của sự vật trong
tương lai, thường gặp trong các nghiên cứu về kinh tế, xã hội, môi trường và phát
triển. Căn cứ trên những hiểu biết, các thông số và qui luật tiến triển hiện tại, …
người ta dự báo về xu thế phát triển của sự vật trong tương lai. Độ chính xác của
dự báo phụ thuộc vào hiện trạng phát triển của khoa học và độ chính xác của
những thông tin mà người nghiên cứu sử dụng. Trong lĩnh vực khai thác thủy sản,
người làm nghiên cứu có thể dự đoán sự xuất hiện các đàn cá theo thời gian và vị
trí khác nhau, dự đoán mức độ phát triển của một nghề khai thác mới, đối tượng
khai thác mới, kỹ thuật khai thác mới, …dựa trên việc thu thập và phân tích thông
tin về môi trường, nguồn lợi và số liệu thực tế sản xuất, các tiến bộ khoa học công
nghệ trong các lĩnh vực liên quan, trình độ chuyên môn của người nghiên cứu,
kết hợp với hiểu biết về các trường hợp tương tự, nếu có, ở các khu vực hoặc

quốc gia khác.
6


§4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
4.1 Khái niệm chung
Phương pháp nghiên cứu khoa học là cách thức, công cụ hay phương tiện để
nghiên cứu khoa học. Cụ thể hơn, phương pháp NCKH chính là cách thức mà người
nghiên cứu sử dụng để thu thập và xử lý số liệu/thông tin về vấn đề mình quan tâm. Xét
về cách thức, người làm nghiên cứu có thể quan sát hoặc tiến hành thực nghiệm để thu
thập số liệu/thông tin về đối tượng hoặc hiện tượng cần nghiên cứu. Thực nghiệm được
xem là linh hồn của nghiên cứu khoa học hiện đại nhờ khả năng phát hiện các mối quan
hệ nhân quả và khả năng lặp lại nhiều lần của nó.
Quan sát được coi là bước khởi đầu quan trọng. Quan sát là phương pháp rất
thông dụng khi con người bắt đầu tìm hiểu về thiên nhiên. Cho đến nay giá trị và tầm
quan trọng của nó vẫn còn nguyên vẹn. Người có tư chất nghiên cứu khoa học trước hết
phải là người có óc quan sát. Kết quả của quan sát là các mô tả về đối tượng, ví dụ các
dấu hiệu về sự xuất hiện đàn cá như: âm thanh, màu nước, sự xuất hiện các đàn chim
kiếm mồi trên biển, …Phương pháp này đòi hỏi trực quan nhạy bén của người quan sát,
phương pháp ghi chép và các thiết bị đo đạc phụ trợ. Kiến thức chuyên môn của người
quan sát rất quan trọng, đặc biệt khi muốn phát hiện mối quan hệ có thể giữa vô vàn sự
kiện, hiện tượng với nhau. Tuy nhiên, cũng chính vì vậy mà quan sát dễ mang tính chủ
quan của người thực hiện. Quan sát thường được thực hiện trong điều kiện tự nhiên. Vì
thế lựa chọn thời điểm và địa điểm quan sát mang tính quyết định. Người nghiên cứu
cũng có thể thiết lập sự kiện để tiến hành quan sát. Vấn đề là ở chỗ, điều kiện do người
nghiên cứu tự thiết lập có gần với điều kiện tự nhiên hay không? Quan sát là tiền đề rất
quan trọng cho các nghiên cứu thực nghiệm tiếp theo.
Thực nghiệm hay thí nghiệm nhằm kiểm chứng các giả thuyết, nghi vấn hình
thành từ những quan sát ban đầu. Nó đi sâu tìm hiểu về nguyên nhân, cơ chế và mức độ
ảnh hưởng của của các hiện tượng tự nhiên. Thực nghiệm cho phép tách vấn đề/hiện

tượng nghiên cứu thành các vấn đề nhỏ, thay đổi điều kiện nghiên cứu theo chủ ý của
người làm nghiên cứu và lặp lại được nhiều lần. Tuỳ thuộc vào vấn đề nghiên cứu đặt ra
mà người nghiên cứu thiết lập điều kiện phục vụ cho nghiên cứu của mình với sự hỗ trợ
của thiết bị. Giá trị của thực nghiệm, tuy nhiên, phụ thuộc rất nhiều vào mức độ tương
đồng giữa điều kiện thực nghiệm và điều kiện tự nhiên. Đa số các thí nghiệm đều được
thực hiện ở qui mô nhỏ và có ít yếu tố động hơn là trong tự nhiên.
Khi tiến hành tìm hiểu bản chất của sự vật, hiện tượng công việc của một người
làm nghiên cứu khoa học là “phát hiện sự khác biệt giữa nhiều hiện tượng tương tự nhau
và tìm ra những điểm chung của nhiều sự kiện, hiện tượng khác nhau”. Để làm được
công việc này, người làm nghiên cứu khoa học phải có khả năng phân tích, lập luận tốt.
Diễn dịch và qui nạp là hai phép suy luận khoa học được sử dụng.
Suy luận diễn dịch là suy luận từ cái chung, cái đã biết – đã khẳng định đến cái
riêng, phân tích cho những trường hợp cụ thể. Ví dụ:
Tiền đề chính:
Tất cả sinh viên đi học đều đặn
Tiền đề phụ:
Nam là sinh viên
Kết luận:
Nam đi học đều đặn
Qui nạp lại đi từ nhiều cái riêng khác nhau để lập luận, đi đến những kết luận,
nguyên lý chung. Trong nghiên cứu khoa học, hai phép suy luận này được sử dụng
nhuần nhuyễn và hỗ trợ cho nhau. Ví dụ:
7


Tiền đề riêng:
Tiền đề riêng:
Kết luận:

Nam, Bắc, Đông và Tây tham dự lớp đều đặn.

Nam, Bắc, Đông và Tây đạt được điểm cao.
Sinh viên tham dự lớp đều đặn thì đạt được điểm cao.

Bacon & Mill là những người đi đầu trong việc phát triển phương pháp nghiên
cứu khoa học và dựa hoàn toàn vào phép qui nạp. Theo phép này, người làm nghiên
cứu có thể kết luận giả thuyết hoặc học thuyết của mình đưa ra là đúng khi thu thập đủ
các bằng chứng và không bị bất cứ quan sát nào phản bác giả thuyết của mình. Hạn chế
rõ ràng nhất của cách tiếp cận này là ở chỗ người ta không thể nào thu thập đủ các quan
sát, bằng chứng ủng hộ cho giả thuyết/học thuyết của mình cả.
Nghiên cứu khoa học hiện đại sử dụng một phương pháp khác: phương pháp
diễn dịch (deduction). Tức là xây dựng các dự đoán hoặc giải thích dựa trên cơ sở của
các học thuyết, các qui luật đã được xác định. Karl Poper chuẩn hoá cách tiếp cận này
dựa trên nguyên tắc chứng minh sai (falsificationism). Theo đó, các mô hình lý thuyết
và giả thuyết đi kèm với chúng sẽ được chứng minh là không có căn cứ. Muốn chứng
mình một giả thuyết là đúng, người ta xây dựng đối thuyết (ngược lại với giả thuyết) và
chứng minh đối thuyết này là sai và suy ra giả thuyết đúng. Để chứng minh đối thuyết
sai, người nghiên cứu chỉ cần tìm một bằng chứng phản bác lại nó. Người làm nghiên
cứu khoa học vì thế dùng phép qui nạp để xây dựng giả thuyết. Sau đó thông qua cả một
quá trình diễn dịch lôgic để kiểm định giả thuyết đã đưa ra.
Cách thức thu thập số liệu sẽ quyết định đến giá trị, độ tin cậy của những số liệu
này. Cách xử lý và phân tích số liệu cũng quan trọng không kém. Khi thực hiện nghiên
cứu, người làm nghiên cứu tuỳ theo cách thức thu thập số liệu của mình cần thiết phải có
được các công cụ và vật liệu thích hợp.
Phương pháp xử lý số liệu và đưa ra kết luận quan trọng không kém. Kết quả
nghiên cứu khoa học phải được trình bày dưới dạng xác xuất (bắt gặp sự kiện mà người
nghiên cứu đã quan sát được). Vì thế cần thiết phải có sự hỗ trợ của lý thuyết xác xuất và
các phương pháp xử lý số liệu nghiên cứu khác nhau. Lý do là nghiên cứu khoa học do
con người thực hiện và có thể bị ảnh hưởng bởi cảm tính của người làm nghiên cứu. Một
số người có xu hướng khăng khăng bảo vệ ý tưởng của mình ngay cả khi có bằng chứng
phản bác giả thuyết hoặc mô hình mà họ xây dựng. Một số khác ra sức bám chặt lấy các

nhận định cảm tính của mình, không dựa vào số liệu mà nghiên cứu thu được. Ngày nay,
các NCKH mang tính thực nghiệm mà kết quả nghiên cứu không được xử lý bằng
phương pháp thống kê coi như không có giá trị công bố. Việc tính toán, tiến hành kiểm
định thống kê trở nên dễ dàng với sự xuất hiện của máy tính điện tử. Các phần mềm
thống kê có cả chức năng đồ họa như Genstat, Stat Graphic hay SPSS chính là công cụ
đắc lực giúp cho người làm nghiên cứu khoa học thực hiện phương pháp do mình lựa
chọn.
Với từng đề tài cụ thể, phương pháp nghiên cứu được qui định bởi mục tiêu và
nội dung nghiên cứu. Các phương pháp được lựa chọn phải chuẩn, khách quan, có độ
chính xác cao và lặp lại được.
4.2 Các loại phương pháp NCKH
4.2.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết được sử dụng trong cả khoa học tự nhiên, khoa
học xã hội và các khoa học khác.
8


Nghiên cứu lý thuyết bao gồm nhiều nội dung khác nhau như nghiên cứu tư liệu,
xây dựng khái niệm, phạm trù, thực hiện các suy luận toán học, …Trong nghiên cứu lý
thuyết không có bất cứ quan sát hoặc thực nghiệm nào được tiến hành. Chất liệu cho
nghiên cứu chỉ gồm những khái niệm, qui luật, định luật, định lý, tư liệu, số liệu, … đã
tồn tại trước đó.
4.2.2 Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm
Thực nghiệm là để quan sát, quan sát để phát hiện bản chất sự vật hoặc hiện
tượng, và cuối cùng là để đặt giả thuyết hoặc kiểm chứng giả thuyết đã đặt ra.
Nghiên cứu thực nghiệm là những nghiên cứu được thực hiện bởi những quan sát
các sự vật hoặc hiện tượng diễn ra trong những điều kiện có gây biến đổi đối tượng
nghiên cứu một cách chủ định. Nghiên cứu thực nghiệm có thể thực hiện trên đối tượng
thực hoặc trên các mô hình do người nghiên cứu tạo ra với những thông số do người
nghiên cứu khống chế.

Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm được sử dụng phổ biến trong cả khoa học
tự nhiên, khoa học công nghệ và các khoa học khác. Trong nghiên cứu thực nghiệm cần
tôn trọng nguyên tắc: Có chuẩn đánh giá và phương thức đánh giá; Giữ ổn định các nhân
tố không bị người nghiên cứu khống chế; Mô hình được lựa chọn trong thực nghiệm
phải mang tính phổ biến để cho kết quả thực nghiệm được khách quan.
Mô hình luôn là công cụ của nghiên cứu thực nghiệm. Vấn đề mô hình hóa thí
nghiệm dụng cụ khai thác cá được trình bày trong giáo trình chuyên ngành Công nghệ
khai thác thủy sản (giáo trình môn học Cơ sở lý thuyết và thiết kế ngư cụ).
4.2.3 Phương pháp nghiên cứu phi thực nghiệm
Khái niệm: Là một phương pháp thu thập thông tin dựa trên sự quan sát, quan trắc
những sự kiện đã hoặc đang tồn tại, trên cơ sở đó phát hiện quy luật của sự vật hoặc hiện
trượng. Trong phương pháp phi thực nghiệm, người nghiên cứu chỉ quan sát những gì đã
và đang tồn tại, không có bất cứ sự can thiệp nào gây biến đổi trạng thái của đối tượng
nghiên cứu.
Phương pháp phi thực nghiệm bao gồm: Quan sát khách quan; Sử dụng nhật ký
ghi chép; Phỏng vấn; Phương pháp hội đồng; Điều tra bằng bảng hỏi, …
4.3 Quan hệ giữa loại hình và phương pháp nghiên cứu
Sự lựa chọn loại hình nghiên cứu được quyết định bởi mục đích của nghiên cứu.
Mục đích nghiên cứu tìm kiếm ở đây có thể là một qui luật, một nguyên lý của giải pháp
hoặc một hình mẫu mang tính khả thi về mặt kỹ thuật.
Sự lựa chọn phương pháp nghiên cứu là tìm kiếm công cụ để đạt mục đích. Mục
đích được thực hiện trên hai mức độ của nghiên cứu: phát hiện để đặt giả thuyết và kiểm
chứng giả thuyết đã đặt ra. Ví dụ quan sát để phát hiện qui luật, để đặt giả thiết về qui
luật và quan sát để kiểm chứng giả thiết về qui luật. Cũng do đó, việc chọn phương pháp
nghiên cứu là do mục đích và đối tượng nghiên cứu quyết định.
Phương pháp nghiên cứu (lý thuyết, thực nghiệm, phi thực nghiệm) không phải là
những phương pháp dành riêng cho một loại bộ môn khoa học nào. Trong một công
trình nghiên cứu khoa học có thể sử dụng cả hai phương pháp nghiên cứu lý thuyết và
thực nghiệm.
§5. SẢN PHẨM CỦA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

5.1 Đặc điểm của sản phẩm nghiên cứu khoa học
9


Trong mọi trường hợp, sản phẩm của NCKH là thông tin, cho dù đó là khoa học
tự nhiên, khoa học xã hội hay khoa học công nghệ.
Sản phẩm NCKH bao gồm: Các luận điểm của tác giả công trình nghiên cứu đã
được chứng minh hoặc bác bỏ. Luận điểm khoa học biểu hiện thông qua những hình
thức khác nhau, tùy thuộc khoa học cụ thể. Có thể là những định lý trong toán học (Định
lý Ta-let, Định lý Pi-ta-go); những định luật trong cơ học, vật lý (Định luật Niu-tơn,
Định luật Ac-si-met); những qui luật trong các nghiên cứu kinh tế -xã hội (Qui luật giá
trị thặng dư của Marx, Qui luật bàn tay vô hình của Adam Smith); những nguyên lý
trong kỹ thuật (nguyên lý động cơ phản lực, nguyên lý máy nén thủy lực), v.v…
Luận điểm được chứng minh hoặc bác bỏ bằng các luận cứ. Luận cứ là những sự
kiện khoa học đã được kiểm nghiệm là đúng hoặc sai với luận điểm trong thực tế. Luận
điểm và luận cứ đều là sản phẩm nghiên cứu.
5.2 Vật mang thông tin
Sản phẩm khoa học là thông tin. Tuy nhiên, chúng ta không thể tiếp xúc trực tiếp
với thông tin, mà chỉ có thể tiếp xúc với thông tin qua các phương tiện trung gian là vật
mang thông tin. Mọi hoạt động liên quan đến việc xem xét hoặc đánh giá sản phẩm của
NCKH đều được thực hiện thông qua các vật mang thông tin.
Vật mang thông tin về các kết quả NCKH có thể bao gồm:
 Vật mang vật lý: sách báo, băng âm, băng hình. Chúng ta có thể tiếp nhận được
thông tin nhờ đọc, nghe, xem từ những vật mang này.
 Vật mang công nghệ: là vật được sản xuất ra từ một hay một số công nghệ, nó cho
chúng ta hiểu được những thông tin về công nghệ và vật liệu chế tạo ra nó. Chúng
ta không thể đọc, nghe hay xem được những thông tin, mà chỉ cảm nhận và hiểu
những thông tin liên quan đến vật phẩm này. Một cách qui ước, gọi đó là vật
mang công nghệ.
 Vật mang xã hội: Một người hay một nhóm người cùng nhau chia sẻ một quan

điểm khoa học, cùng đi theo một trường phái khoa học, cùng nuôi dưỡng một ý
tưởng khoa học hoặc một bí quyết công nghệ. Chúng ta có thể hoặc không thể
khai thác được những thông tin từ họ. Đây là loại vật mang thông tin đặc biệt,
khác hẳn vật mang vật lý và vật mang công nghệ.
5.3 Một số sản phẩm đặc biệt của NCKH
Một số sản phẩm đặc biệt của NCKH như: phát hiện, phát minh và sáng chế là
những khái niệm cần hiểu đúng và thống nhất, bởi vì nó liên quan không chỉ với khoa
học công nghệ mà cả các vấn đề kinh tế, thương mại, pháp lý, …
 Phát minh là sự phát hiện ra những qui luật, những tính chất hoặc những hiện
tượng của thế giới vật chất tồn tại một cách khách quan mà trước đó chưa ai biết,
nhờ đó làm thay đổi cơ bản nhận thức con người. Ví dụ, Ac-si-met phát minh
định luật về sức nâng của nước, Niu-tơn phát minh định luật vạn vật hấp dẫn, …
Phát minh là khám phá về qui luật khách quan, chưa có ý nghĩa áp dụng trực tiếp
vào sản xuất hoặc đời sống. Vì vậy, phát minh không có giá trị thương mại và
không được bảo hộ pháp lý.
 Phát hiện là sự nhận ra những vật thể, những qui luật xã hội đang tồn tại một cách
khách quan. Ví dụ, Kock phát hiện vi trùng lao, Marie Quiri phát hiện nguyên tố
phóng xạ radium, Marx phát hiện qui luật “giá trị thăng dư”, Adam Smith phát
hiện qui luật “bàn tay vô hình” của kinh tế thị trường. Phát hiện, cũng chỉ mới là
sự khám phá các vật thể hoặc những qui luật xã hội, làm thay đổi nhận thức, chưa
10


thể áp dụng trực tiếp vào sản xuất hoặc đời sống xã hội. Vì vậy, phát hiện cũng
không có giá trị thương mại và không được bảo hộ pháp lý.
 Sáng chế là loại thành tựu trong lính vực khoa học kỹ thuật và công nghệ. Trong
khoa học xã hội nhân văn không có sản phẩm loại này. Sáng chế là một giải pháp
kỹ thuật mang tính mới về nguyên lý kỹ thuật, tính sáng tạo và áp dụng được. Ví
dụ, máy hơi nước của Jemes Watt, công thức thuốc nổ TNT của Nô-bel. Vì sáng
chế có khả năng áp dụng nên nó có ý nghĩa thương mại, được cấp bằng sáng chế

(patent), có thể mua bán hoặc ký kết các hợp đồng cấp giấy phép sử dụng cho
người có nhu cầu và được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp.
Sự hiểu biết và so sánh các khái niệm: sáng chế, phát hiện, phát minh không chỉ
cần thiết cho những người làm việc trong lĩnh vực khoa học công nghệ, mà cũng rất
quan trọng đối với những người làm việc trong các ngành khoa học xã hội nhân văn, các
luật gia, các thương gia, các nhà kinh tế và các nhà báo, vì nó quan hệ đến việc bảo hộ
pháp lý về quyền sở hữu trí tuệ và các hoạt động kinh doanh có liên quan.
§6. LÝ THUYẾT KHOA HỌC
Dù nghiên cứu khoa học trong bất kỳ lĩnh vực nào, người nghiên cứu cũng đụng
chạm với những cơ sở lý thuyết của khoa học. Đến lượt mình, bằng kết quả nghiên cứu,
người nghiên cứu cũng đóng góp vào việc làm phong phú thêm các lý thuyết trong lĩnh
vực mà mình quan tâm. Vậy lý thuyết khoa học là gì? Lý thuyết gồm những bộ phận nào
hợp thành? Làm thế nào để tìm tòi khám phá các lý thuyết và sáng tạo lý thuyết mới?
Lý thuyết là một đặc trưng cơ bản của khoa học. Không có lý thuyết thì không có
khoa học. Không có khoa học nào mà không có lý thuyết. Nghiên cứu khoa học là phải
dựa trên một cơ sở lý thuyết. Đến lượt mình, một sản phẩm quan trọng của NCKH là lý
thuyết.
6.1 Khái niệm “lý thuyết khoa học”
Lý thuyết khoa học là một hệ thống luận điểm khoa học về một đối tượng nghiên
cứu của khoa học. Lý thuyết cung cấp một quan niệm hoàn chỉnh về bản chất sự vật,
những liên hệ bên trong của sự vật và mối liên hệ cơ bản giữa sự vật và thế giới hiện
thực.
6.2 Các bộ phận hợp thành lý thuyết khoa học
Hình 1 dưới đây trình bày cấu trúc của một lý thuyết khoa học, trong đó, rất quan
trọng là những bộ phận cấu thành, gồm một hệ thống các khái niệm, phạm trù, và qui
luật về sự vật mà lý thuyết phản ánh.
Hệ thống khái niệm

Lý thuyết
Kế thừa


Hệ thống phạm trù
Hệ thống
luận điểm

Sáng tạo mới
Hệ thống qui luật

Hình 1. Cấu trúc của lý thuyết khoa học
11


6.2.1 Hệ thống khái niệm
Khái niệm được xem là bộ phận quan trọng nhất của lý thuyết. Khái niệm là công
cụ để gọi tên một sự kiện khoa học, để tư duy và trao đổi thông tin, là cơ sở để nhận
dạng bản chất một sự vật. Kết quả nghiên cứu hoàn toàn có thể sai lệch nếu không được
tiến hành trên những khái niệm chuẩn xác.
Trong NCKH, người nghiên cứu có nhiều việc phải làm liên quan đến khái niệm,
đó là:
 Xây dựng khái niệm, một công việc đầu tiên của bất cứ nghiên cứu nào. Để xây
dựng khái niệm, người nghiên cứu cấn tìm những từ khóa trong tên đề tài, trong
mục tiêu nghiên cứu, trong vấn đề và giả thuyết khoa học. Tiếp theo, có thể tra
cứu khái niệm trong các từ điển hoặc sách giáo khoa. Tuy nhiên, cần phải biết
rằng, những khái niệm được định nghĩa trong từ điển không phải lúc nào cũng
thỏa mãn nhu cầu nghiên cứu. Trong phần lớn trường hợp, người nghiên cứu cần
tự mình lựa chọn hoặc đặt thuật ngữ để làm rõ khái niệm.
 Thống nhất hóa các khái niệm. Khái niệm là ngôn ngữ đối thoại trong khoa học.
Một khái niệm không thể bị hiểu theo nhiều nghĩa. Vì vậy, trong nghiên cứu khoa
học, phải thống nhất cách hiểu một khái niệm. Ví dụ, khi nghiên cứu đặc điểm
sinh học của con châu chấu, người nghiên cứu phải đối mặt với sự thật là khái

niệm con chấu chấu được hiểu hoàn toàn khác nhau giữa các vùng. Ví dụ khác,
lưới kéo đáy có vùng còn gọi là “giã” hoặc “giã cào”. Vì vậy, nếu không đưa ra
một cách hiểu thống nhất thì có thể dẫn đến những tranh chấp không cần thiết.
 Bổ sung cách hiểu một khái niệm. Khái niệm không ngừng phát triển, vì thế,
mỗi nghiên cứu cần phải rà soát lại những khái niệm vốn được sử dụng. Ví dụ,
khái niệm kỹ thuật và công nghệ đã nói ở phần trước.
 Phân loại khái niệm. Phân loại ở đây là sự phân chia khái niệm thành những
nhóm sự vật được đặc trưng bằng một thuộc tính chung nào đó, từ đó cho biết cấu
trúc của sự vật. Ví dụ, lưới rê được phân loại theo cấu tạo như: rê đơn, rê kép, rê
hỗn hợp, rê có túi, hoặc phân loại theo đối tượng đánh bắt như: rê trích, rê chuồn,
rê thu ngừ, …
 Mượn dùng khái niệm của khoa học khác. Cùng với sự tiến bộ của khoa học
công nghệ, nhiều lĩnh vực phát triển đan xen vào nhau, sự phân chia chỉ mang
tính tương đối. Vì vậy, sự mượn dùng khái niệm từ các khoa học khác hoặc đặt
khái niệm mới là điều tất yếu. Ví dụ, điều khiển học trong khai thác thủy sản bao
gồm điều khiển đối tượng đánh bắt và điều khiển quá trình đánh bắt.
6.2.2 Hệ thống phạm trù
Phạm trù là một khái niệm có vai trò quan trọng trong nghiên cứu khoa học. Noa
đóng vai trò là cầu nối dẫn đường cho người nghiên cứu tìm kiếm cơ sở lý thuyết trong
NCKH.
Từ điển Larousse định nghĩa “Phạm trù là tập hợp các sự vật có cùng bản chất”;
Trong từ điển tiếng Việt phổ thông định nghĩa: “Phạm trù là khái niệm khoa học phản
ánh những thuộc tính và mối quan hệ chung, cơ bản nhất của các sự vật”. Ví dụ, trong
hình học phẳng, các đường như: đường tròn, elip, hình sin, parabol, hyperbol, … thuộc
phạm trù “đường cong”; các hình như: hình tam giác, hình vuông, hình lục giác, hình bát
giác, … đều thuộc phạm trù “đa giác”; các hình như: hình vuông, hình chữ nhật, hình
thoi, hình bình hành, hình thang đều thuộc phạm trù “tứ giác”.
12



Vận dụng hiểu biết về “phạm trù”, công việc của người nghiên cứu cần phải làm
là:
 Liệt kê đầy đủ các khái niệm liên quan trong đề tài. Tìm các khái niệm này bằng
cách nhận dạng các “từ khóa” nằm ở tên đề tài, các sự kiện khoa học, vấn đè khoa
học, giả thiết khoa học, các luận cứ.
 Xác định các khái niệm vừa liệt kê ở trên thuộc phạm trù nào, của các khoa học
nào.
6.2.3 Hệ thống qui luật
Qui luật là mối quan hệ bản chất của các sự kiện khoa học. Qui luật cho biết mối
quan hệ tất yếu và ổn định, lặp đi lặp lại, chứ không phải những liên hệ ngẫu nhiên. Các
dạng liên hệ trong tự nhiên và xã hội rất phong phú, phức tạp. Tuy nhiên chúng ta vẫn có
thể nhận dạng được những liên hệ chủ yếu để có thể hình thành kỹ năng tìm kiếm qui
luật trong NCKH. Các hình thức liên hệ có thể được chia thành “liên hệ hữu hình” và
“liên hệ vô hình”.
Liên hệ hữu hình là những liên hệ có thể vẽ thành sơ đồ hoặc biểu diễn bằng
những biểu thức toán học. Ví dụ, liên hệ nối tiếp hoặc song song trong các mạch điện,
trong hệ thống cấp thoát nước, … Khi sử dụng công cụ toán học để trình bày các liên hệ
hữu hình, ta có các dạng liên hệ “tuyến tính”, “phi tuyến” và các liên hệ phức tạp được
biểu diễn bằng những phương trình vi phân, các hàm tương quan, hàm phân bố xác xuất
hoặc mô hình toán học.
Liên hệ vô hình là những liên hệ không thể biểu hiện trên bất cứ loại sơ đồ nào.
Ví dụ, liên hệ chức năng: liên hệ hành chính, liên hệ thương mại, liên hệ pháp lý, …;
liên hệ tình cảm: yêu, ghét, lạnh nhạt, nồng nhiệt, …; quan hệ huyết thống: anh em ruột,
anh em họ, bác, chú, cô, gì, con đẻ, con dâu, con rể, …
6.3 Sự phát triển của lý thuyết khoa học
Ý tưởng khoa học

Phương hướng
Khoa học
Ngành khoa học

Trường phái
Khoa học

Bộ môn
Khoa học

Hình 2. Lôgic phát triển của khoa học
Con đường phát triển khoa học, đại thể, có thể hình dung theo sơ đồ Hình 2. dưới
đây. Bắt đầu từ những ý tưởng khoa học, những phương hướng sơ bộ định hướng ban
13


đầu, phát triển dần đến trường phái khoa học và cuối cùng đi đến những đỉnh cao là các
bộ môn khoa học.
Phương hướng khoa học là một tập hợp những chủ đề nghiên cứu thuộc một
hoặc một số lĩnh vực khoa học, được định hướng theo một hoặc một số mục tiêu lý
thuyết, phương pháp luận hoặc phương hướng ứng dụng.
Trường phái khoa học là một hướng khoa học đặc biệt, được phát triển đến một
cách nhìn mới hoặc một góc nhìn mới đối với đối tượng nghiên cứu, là tiền đề cho sự
hình thành một hướng mới về lý thuyết hoặc phương pháp luận. Trường phái khoa học
có thể phát triển cao hơn để hình thành một bộ môn khoa học.
Bộ môn khoa học là hệ thống lý thuyết hoàn chỉnh về một đối tượng nghiên cứu.
Mỗi bộ môn khoa học là một yếu tố cấu trúc nên nền khoa học của nhân loại.
Ngành khoa học là một lĩnh vực hoạt động xã hội về NCKH hoặc đào tạo. Ví dụ,
khí nói “chuyên gia khai thác thủy sản” có nghĩa là người hoạt động trong nghề cá, đã
nắm vững các bộ môn khoa học về khai thác thủy sản, như thiết kế ngư cụ, điều khiển
tàu khai thác, tổ chức quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
Đỉnh cao của sự phát triển lý thuyết khoa học là bộ môn khoa học. Con đường
phát triển một lý thuyết khoa học hoàn chỉnh chia thành hai giai đoạn, giai đoạn khoa
học tiền chuẩn tắc và giai đoạn khoa học chuẩn tắc. Ở giai đoạn tiền chuẩn tắc của một

khoa học là giai đoạn còn tồn tại nhiều trường phái chưa định hình những hệ thống khái
niệm và chưa xác lập đầy đủ những liên hệ bản chất trong lĩnh vực nghiên cứu đó.
Cấu trúc hình thái của một bộ môn khoa học bao gồm:
 Có một đối tượng nghiên cứu;
 Có một luận điểm xuyên suốt lĩnh vực nghiên cứu;
 Có một hệ thống khái niệm và phạm trù;
 Có một hệ chuẩn mực.

14


CHƯƠNG II: ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
§1. KHÁI NIỆM ĐỀ TÀI
Đề tài là một hình thức tổ chức NCKH do một người hoặc một nhóm người cùng
thực hiện một nhiệm vụ nghiên cứu.
Một số hình thức tổ chức nghiên cứu khác không hoàn toàn mang tính chất
nghiên cứu khoa học, nhưng có những đặc điểm tương tự với đề tài, chẳng hạn như:
Chương trình, dự án, đề án. Sự khác biệt giữa các hình thức NCKH này như sau:
Đề tài: được thực hiện để trả lời những câu hỏi mang tính học thuật, có thể chưa
quan tâm nhiều đến việc ứng dụng trong hoạt động thực tế.
Dự án: được thực hiện nhằm vào mục đích ứng dụng, có xác định cụ thể hiệu quả
về kinh tế và xã hội. Dự án có tính ứng dụng cao, có ràng buộc thời gian và nguồn lực.
Đề án: là loại văn kiện, được xây dựng để trình cấp quản lý cao hơn, hoặc gởi cho
một cơ quan tài trợ để xin thực hiện một công việc nào đó như: thành lập một tổ chức; tài
trợ cho một hoạt động xã hội, ... Sau khi đề án được phê chuẩn, sẽ hình thành những dự
án, chương trình, đề tài theo yêu cầu của đề án.
Chương trình: là một nhóm đề tài hoặc dự án được tập hợp theo một mục đích
xác định. Giữa chúng có tính độc lập tương đối cao. Tiến độ thực hiện đề tài, dự án trong
chương trình không nhất thiết phải giống nhau, nhưng nội dung của chương trình thì phải
đồng bộ.

§2. LỰA CHỌN ĐỀ TÀI
Đề tài được lựa chọn bắt đầu từ sự kiện khoa học. Từ sự kiện khoa học dẫn đến
nhiệm vụ nghiên cứu. Người nghiên cứu bắt đầu công việc cụ thể từ nhiệm vụ nghiên
cứu.
2.1 Lựa chọn sự kiện khoa học
Sự kiện khoa học là điểm xuất phát của chủ đề nghiên cứu. Lựa chọn sự kiện
khoa học là cơ sở để tìm kiếm chủ đề nghiên cứu.
Sự kiện khoa học là một sự vật hoặc hiện tượng có chứa đựng những vấn đề đòi
hỏi giải thích bằng những tri thức khoa học và bằng những phương pháp quan sát hoặc
thực nghiệm khoa học. Sự kiện khoa học có thể là một sự kiện tự nhiên hoặc sự kiện xã
hội. Ví dụ, Niu-tơn để ý sự kiện “quả táo rụng xuống đất”, Ac-si-met nhận thấy “nước
nâng thân mình lên” trong bồn tắm-đó là sự kiện tự nhiên; Marx quan tâm đến vấn đề
“đấu tranh giai cấp”, Adam-smith quan tâm đến “sự biến đổi của nền kinh tế thị
trường”-đó là sự kiện xã hội. Các nhà khoa học này đã đặt câu hỏi nghiên cứu để giải
đáp bằng các tri thức khoa học tự nhiên hoặc khoa học xã hội với những phương pháp
quan sát hoặc thực nghiệm khoa học.
Nói về vai trò của sự kiện khoa học đối với nhà nghiên cứu, Pavlov nói rằng: Sự
kiện đối với nhà nghiên cứu cũng ví như không khí đỡ cho đôi cánh chim trên bầu trời.
Không có không khí nâng đỡ, đôi cánh chim không thể bay trên bầu trời.
Người nghiên cứu lấy sự kiện khoa học từ những sự kiện thông thường trong hoạt
động thực tế của mình, nhưng là những sự kiện chứa đựng những mâu thuẫn không thể
giải quyết bằng kinh nghiệm thông thường, mà phải bằng những phương pháp của
nghiên cứu khoa học: quan sát hoặc thực nghiệm khoa học, điều tra, phỏng vấn, hội
thảo, v.v…
15


2.2 Xác định nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu là một chủ đề mà người nghiên cứu (hoặc nhóm nghiên
cứu) thực hiện. Có nhiều nguồn nhiệm vụ như sau:

Chủ trương phát triển kinh tế và xã hội của quốc gia được ghi trong các văn kiện
chính thức của cơ quan có thẩm quyền. Người nghiên cứu có thể tìm kiếm “thị trường”
(nhu cầu) trong những nhiệm vụ thuộc loại này.
Nhiệm vụ được giao từ cơ quan cấp trên của cá nhân hoặc tổ chức nghiên cứu.
Đối với nguồn nhiệm vụ này, người nghiên cứu không có sự lựa chọn, mà phải làm theo
yêu cầu.
Nhiệm vụ được nhận từ hợp đồng với các đối tác. Đây là nguồn nhiệm vụ có sự
bàn bạc thỏa thuận giữa người nghiên cứu với đối tác đặt hàng. Nguồn này có nhiều tiềm
năng, xuất phát từ nhu cầu thực tế của doang nghiệp hoặc các tổ chức xã hội.
Nhiệm vụ do người nghiên cứu tự đặt cho mình, xuất phát từ ý tưởng khoa học
của bản thân người nghiên cứu với sự cuốn hút của vấn đề đặt ra. Đây là một trong
những nguồn nhiệm vụ có thể phát huy tốt nhất năng lực của người nghiên cứu.
Việc lựa chọn đề tài nghiên cứu có thể dựa trên những căn cứ được xem xét theo
các cấp độ như sau:
Đề tài có ý nghĩa khoa học hay không? Ý nghĩa khoa học thể hiện trên những
khía cạnh như: Bổ sung những nội dung lý thuyết của khoa học; Làm rõ những vấn đề
lý thuyết còn hạn chế hoặc xây dựng cơ sở lý thuyết mới.
Đề tài có ý nghĩa thực tiễn hay không? Trong khoa học không phải đề tài nào
cũng mang ý nghĩa thực tiễn, nhất là trong nghiên cứu cơ bản thuần túy. Tuy nhiên, tiêu
chuẩn này luôn phải được xem xét, nhất là trong điều kiện kinh phí hạn hẹp. Ý nghĩa
thực tiễn thể hiện trong việc xây dựng luận cứ cho các chương trình phát triển kinh tế và
xã hội; nhu cầu kỹ thuật của sản xuất; nhu cầu về tổ chức, quản lý, thị trường, v.v…
Đề tài có cấp thiết phải nghiên cứu hay không? Tính cấp thiết thể hiện ở mức
độ ưu tiên giải đáp những vấn đề mà lý luận và thực tiễn đặt ra. Tính cấp thiết là một
yêu cầu bổ sung đối với tính khoa học và tính thực tiễn. Nếu chưa thật cấp thiết thì dành
kinh phí và thời gian cho các nghiên cứu cấp thiết hơn, nhất là trong điều kiện nguồn lực
nghiên cứu còn hạn hẹp.
Có đầy đủ điều kiện đảm bảo cho việc hoàn thành đề tài không? Điều kiện
nghiên cứu bao gồm cơ sở thông tin, tư liệu; phương tiện, thiết bị; quỹ thời gian, năng
lực, sở trường của những người tham gia. Đề tài dù hội tụ đầy đủ về ý nghĩa khoa học,

tính thực tiễn và cấp thiết, nhưng không có điều kiện, phương tiện thuận lợi thì cũng khó
lòng thực hiện.
§3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu là cụm từ dùng chỉ những nội dung cần được xem xét và
làm rõ trong nhiệm vụ nghiên cứu. Mỗi nhiệm vụ nghiên cứu có thể chưa đựng một hoặc
một số đối tượng nghiên cứu. Ví dụ, khi nghiên cứu tính chọn lọc của nghề khai thác, có
thể chọn một số đối tượng nghiên cứu như: tính chọn lọc của ngư cụ, tính chọn lọc của
phương pháp khai thác trong mối quan hệ với đối tượng khai thác và vùng nước khai
thác, v.v..

16


Mục tiêu nghiên cứu là cụm từ chỉ những nội dung cần được xem xét và làm rõ
trong khuôn khổ đối tượng nghiên cứu đã xác định. Thực chất đó là sự phân tích chi tiết
hóa đối tượng nghiên cứu.
Khi viết đề cương nghiên cứu, một điều rất quan trọng là làm sao thể hiện được
mục tiêu và mục đích nghiên cứu mà không có sự trùng lặp lẫn nhau. Vì vậy, cần thiết
phải phân biệt sự khác nhau giữa mục đích và mục tiêu.
Mục đích: là hướng đến một điều gì hay một công việc nào đó trong nghiên cứu
mà người nghiên cứu mong muốn để hoàn thành, nhưng thường thì mục đích khó có thể
đo lường hay định lượng. Nói cách khác, mục đích là sự sắp đặt công việc hay điều gì đó
được đưa ra trong nghiên cứu. Mục đích trả lời câu hỏi “nhằm vào việc gì?”, hoặc “để
phục vụ cho điều gì?” và mang ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu, nhắm đến đối tượng
phục vụ sản xuất, nghiên cứu.
Mục tiêu: là thực hiện điều gì hoặc hoạt động nào đó cụ thể, rõ ràng mà người
nghiên cứu sẽ hoàn thành theo kế hoạch đã đặt ra trong nghiên cứu. Mục tiêu có thể đo
lường hay định lượng được. Nói cách khác, mục tiêu là nền tảng hoạt động của đề tài và
làm cơ sở cho việc đánh giá kế hoạch nghiên cứu đã đưa ra, và là điều mà kết quả phải

đạt được. Mục tiêu trả lời câu làm cái gì?
Thí dụ, phân biệt giữa mục đích và mục tiêu của đề tài sau: “Ảnh hưởng của các
yếu tố môi trường đến hiệu quả tập trung cá quanh nguồn sáng nhân tạo ở vùng biển
vịnh Bắc bộ”.
Mục đích của đề tài nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sáng trong khai thác
cá của ngư dân.
Mục tiêu của đề tài là: Xác định đặc điểm định tính hoặc định lượng của các yếu
tố của môi trường như: tuần trăng, khí hậu, thời tiết, tính chất quang học của vùng nước
vịnh Bắc bộ ảnh hưởng đến sự tập trung của cá quanh nguồn sáng nhân tạo.
Như vậy, có thể nói, đối tượng nghiên cứu là một tập hợp mục tiêu nghiên cứu,
hoặc có thể nói, đối tượng nghiên cứu là một mục tiêu chung, còn mục tiêu nghiên cứu là
những mục tiêu chuyên biệt.
3.2 Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu là vật mang đối tượng nghiên cứu, là nơi chứa đựng những
câu hỏi mà người nghiên cứu cần tìm câu trả lời. Khách thể có thể là:
Một không gian. Ví dụ, với đề tài có đối tượng nghiên cứu là “Nghề chụp mực ở
vịnh Bắc bộ” thì khách thể nghiên cứu là vùng biển vịnh Bắc bộ.
Một khu vực hành chính. Ví dụ, với đề tài có đối tượng nghiên cứu là “Cổ phần
hóa các doanh nghiệp Nhà nước khai thác thủy sản ở Khánh Hòa” thì khách thể nghiên
cứu là các doanh nghiệp Nhà nước trong lĩnh vực khai thác thủy sản thuộc khu vực hành
chính tỉnh Khánh Hòa.
Một quá trình. Ví dụ, với đối tượng nghiên cứu là “Áp dụng phương pháp học
tập theo kiểu nghiên cứu khoa học ở trường đại học Nha Trang” thì khách thể nghiên
cứu là quá trình học tập của sinh viên.
Một hoạt động. Ví dụ, với đối tượng nghiên cứu là “Thiết bị lọc rùa biển của lưới
kéo đáy” thì khách thể nghiên cứu là hoạt động lọc rùa của thiết bị.
Một cộng đồng. Ví dụ, với đối tượng nghiên cứu là “Mô hình đồng quản lý nguồn
lợi thủy sản ven bờ” thì khách thể nghiên cứu là cộng đồng địa phương.
17



3.3 Mẫu khảo sát
Mẫu khảo sát, còn gọi là đối tượng khảo sát, là một bộ phận đủ đại diện của khách
thể được người nghiên cứu lựa chọn để xem xét. Rất hiếm khi người nghiên cứu có thể
đủ quĩ thời gian và kinh phí để khảo sát trên toàn bộ khách thể. Xác định mẫu khảo sát,
hay đối tượng khảo sát, là lựa chọn một số sự vật đại diện trong lớp sự vật đang cần
được người nghiên cứu làm rõ bản chất.
Trong đề tài “Thiết bị lọc rùa biển của lưới kéo đáy” thì mẫu khảo sát là hoạt
động lọc rùa của một số dạng thiết bị được lựa chọn để nghiên cứu.
Trong đề tài “Áp dụng phương pháp học tập theo kiểu nghiên cứu khoa học ở
trường đại học Nha Trang” thì mẫu khảo sát là quá trình học tập theo kiểu NCKH của
một số nhóm sinh viên trong trường Đại học Nha Trang, được lựa chọn đại diện cho các
nhóm ngành, để tiến hành khảo sát nghiên cứu.
Một khách thể nghiên cứu hoặc một mẫu khảo sát có thể phục vụ cho nhiều đối
tượng nghiên cứu khác nhau. Ví dụ, hoạt động của nghề chụp mực có thể là đối tượng
nghiên cứu về giải pháp cơ giới hóa quá trình khai thác, nhưng có thể là đối tượng
nghiên cứu kỹ thuật đánh bắt có chọn lọc đối tượng, …
3.4 Phạm vi nghiên cứu
Trong mọi nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu và đối tượng khảo sát không thể
xem xét ở mọi khía cạnh trong mọi thời gian, vì thế nó được giới hạn trong một phạm vi
nhất định:
 Phạm vi qui mô của mẫu khảo sát. Ví dụ, với đề tài “Nghề chụp mực ở vịnh Bắc
bộ”, người nghiên cứu cần khảo sát hoạt động của nghề chụp mực ở vịnh Bắc bộ,
nhưng không thể khảo sát trên tất cả các tàu làm nghề chụp mực ở đó, mà chỉ có
thể khảo sát một số mẫu đại diện, đó là qui mô của mẫu khảo sát.
 Phạm vi không gian của sự vật. Ở ví dụ trên, người nghiên cứu không thể khảo
sát nghề chụp mực trên toàn bộ vùng biển vịnh Bắc bộ mà chỉ chọn một số ngư
trường trọng điểm, đó là phạm vi giới hạn về không gian của mẫu khảo sát.
 Phạm vi thời gian của tiến trình sự vật. Diễn biến của bất kỳ sự vật nào cũng
thay đổi theo thời gian. Vì vậy, người ta giới hạn phạm vi nghiên cứu trong một

khoảng thời gian nhất định, trong khoảng thời gian đó diễn biến của qui luật có
thể quan sát được.
 Phạm vi nội dung nghiên cứu. Có thể trong đối tượng nghiên cứu có hàng chục
nội dung, người nghiên cứu chỉ lựa chọn một số nội dung bức thiết nhất để làm.
Phạm vi giới hạn về nội dung phụ thuộc vào quĩ thời gian dành cho nghiên cứu,
phương tiện kỹ thuật, kinh phí hực hiện và số lượng chuyên gia trong lĩnh vực
nghiên cứu.
§4. ĐẶT TÊN ĐỀ TÀI
Tên đề tài phải phản ánh cô đọng nhất nội dung nghiên cứu. Tên đề tài khoa học
khác với tên của tác phẩm văn học. Tên tác phẩm văn học có thể mang những ý ẩn dụ
sâu xa. Còn tên của đề tài khoa học thì chỉ được mang một nghĩa, không được phép hiểu
hai hay nhiều nghĩa. Vì vậy, người nghiên cứu cần tránh những nhược điểm thường gặp
khi đặt tên đề tài như sau:
 Tên đề tài không nên đặt bằng những cụm từ có độ bất định cao về thông tin. Ví
dụ, Thử bàn về…; Vài suy nghĩ về …; Một số biện pháp về …; Bước đầu tìm
hiểu về …; Một số nghiên cứu về …; Những vấn đề về …
18


 Hạn chế lạm dụng (sử dụng tùy tiện) những cụm từ chỉ mục đích để đặt tên đề tài.
Ví dụ: … nhằm nâng cao chất lượng …; …để phát triển năng lực cạnh tranh;
…góp phần vào … Chẳng hạn, có thể sử dụng các cụm từ trên để đưa ra tên một
đề tài như: “Thử bàn về một số biện pháp bước đầu nhằm nâng cao chất lượng sản
phẩm góp phần phát triển năng lực cạnh tranh trên thị trường”.
 Không nên đặt tên đề tài thể hiện tính đại khái, thiếu tư duy sâu sắc, kiểu như
“Chống lạm phát-Hiện trạng, nguyên nhân, giải pháp”; hoặc “Hội nhập-Thách
thức, thời cơ”. Đương nhiên, khi nghiên cứu đề tài “Chống lạm phát”, tác giả nào
chẳng phải tìm hiểu hiện trạng, phân tích nguyên nhân và đề xuất giải pháp. Cũng
như vậy, khi nghiên cứu vấn đề “Hội nhập”, ai mà chẳng phải xem xét về thời cơ
và thách thức của quá trình hội nhập. Cách đặt tên đề tài như trên thể hiện tính hời

hợt, đại khái, không nắm vững thực chất vấn đề khoa học của đề tài và mục tiêu
nghiên cứu.
Tóm lại, quá trình hình thành đề tài nghiên cứu chiếm vị trí rất quan trọng trong
NCKH. Có thể tóm tắt một số bước đi như sau:
 Bước1: Lựa chọn sự kiện khoa học. Trả lời câu hỏi: Chọn sự kiện nào để nghiên
cứu?
 Bước 2: Đặt tên đề tài từ sự kiện khoa học đã lựa chọn.
 Bước 3: Lịch sử nghiên cứu. Trả lời câu hỏi: Ai đã làm gì?
 Bước 4: Mục tiêu nghiên cứu. Trả lời câu hỏi: Tôi sẽ làm gì?
 Bước 5: Khách thể nghiên cứu. Trả lời câu hỏi: Làm ở đâu?
 Bước 6: Mẫu khảo sát. Trả lời câu hỏi: Chọn khảo sát ở mức độ nào?
 Bước 7: Phạm vi nghiên cứu. Các giới hạn của nghiên cứu.
§5. XÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU
Người làm nghiên cứu cần phải viết 2 loại đề cương: sơ bộ và chi tiết. Mục đích
của việc xây dựng đề cương nghiên cứu sơ bộ (research outline) là để trình bày ý tưởng
nghiên cứu. Trọng tâm của đề cương nghiên cứu sơ bộ là trình bày một cách thuyết phục
lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu và ý nghĩa của nó. Bên cạnh đó người làm nghiên cứu
phải cụ thể được tên đề tài, mục tiêu và các nội dung nghiên cứu chính và hướng tiếp
cận. Đề cương nghiên cứu sơ bộ chỉ khoảng 2-3 trang gồm những phần chính như sau:
 Tên đề tài và lý do lựa chọn và ý nghĩa của đề tài
 Mục tiêu và các nội dung nghiên cứu
 Phương pháp nghiên cứu: hướng giải quyết các nội dung, không đi sâu vào chi
tiết
 Dự kiến kết quả thu được và lịch thực hiện
 Các tài liệu tham khảo chính (nếu cần thiết phải nêu)
Một khi ý tưởng nghiên cứu đã được thông qua, người làm nghiên cứu sẽ xây
dựng đề cương nghiên cứu chi tiết (research proposal). Trọng tâm của đề cương nghiên
cứu chi tiết là ở phần Phương pháp nghiên cứu. Mọi chi tiết của nghiên cứu đều nên
được hoạch định một cách cụ thể, từ việc tổ chức nghiên cứu đến phương pháp thu thập
và xử lý số liệu; thời gian cụ thể để triển khai từng công việc. Một đề cương nghiên cứu

chi tiết được coi như là hoàn hảo khi ta có thể giao cho người khác thực hiện nghiên cứu
19


của mình theo các thông tin có trong đề cương này. Đề cương nghiên cứu chi tiết gồm có
các mục sau:
o Mở đầu: giới thiệu tên đề tài, lý do lựa chọn; các mục tiêu và nội dung nghiên
cứu; ý nghĩa thực tiễn và khoa học của đề tài
o Tổng luận (hoặc Tổng quan tài liệu): trình bày các vấn đề có liên quan đến đề tài
nghiên cứu với mục đích làm rõ phần mở đầu và làm cơ sở cho phần phương
pháp nghiên cứu.
o Phương pháp nghiên cứu, trình bày chi tiết các phương pháp được sử dụng để thu
thập số liệu chứng minh luận điểm khoa học của đề tài.
o Định dạng số liệu thu thập: dưới dạng các bảng biểu thu thập số liệu và cách thức
trình bày.
o Tài liệu tham khảo
Khi đề cương nghiên cứu chi tiết đã được thống nhất, người làm nghiên cứu sẽ
triển khai nghiên cứu của mình theo đúng hoạch định này và chỉ nên thay đổi các chi tiết
nếu có cơ sở và lập luận vững chắc cho chỉnh sửa của mình.
§6. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Các bước thực hiện đề tài không quá chặt chẽ như việc điều hành một công nghệ
sản xuất. Trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của đồng nghiệp đi trước, mỗi người nghiên
cứu, căn cứ đặc điểm lĩnh vực nghiên cứu của mình cũng như những điều kiện đảm bảo
cho nghiên cứu, … để quyết định một trình tự thích hợp. Các bước cơ bản thực hiện đề
tài có thể tóm lược như sau:
6.1 Bước 1: Lựa chọn đề tài
Đối với người đã có kinh nghiệm nghiên cứu thì việc lựa chọn đề tài không gặp
khó khăn lớn, nhưng đối với người mới bước vào công việc nghiên cứu thì việc lựa chọn
đề tài có một ý nghĩa rất quan trọng. Việc lựa chọn đề tài có thể xem xét một số nội dung
sau. Trước hết cần xác định nhiệm vụ nghiên cứu xuatts phát từ nhiều nguồn nhiệm vụ:

 Chủ trương phát triển kinh tế và xã hội của quốc gia.
 Nhiệm vụ được giao từ cấp trên của người nghiên cứu hoặc nhóm nghiên cứu.
 Nhiệm vụ được nhận từ hợp đồng với các đối tác.
 Nhiệm vụ người nghiên cứu tự đặt ra cho mình.
Tiếp theo, xem xét nhiệm vụ nghiên cứu theo các tiêu chí:
 Có ý nghĩa khoa học hay không?.
 Có ý nghĩa thực tiễn hay không?.
 Có cấp thiết cần phải nghiên cứu hay không?.
 Có đủ điều kiện đảm bảo cho việc hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu không?
 Có phù hợp với sở thích không?.
6.2 Bước 2: Xây dựng đề cương và lập kế hoạch nghiên cứu
Đề cương được xây dựng để trình cơ quan và tổ chức có thẩm quyền phê duyệt.
Trong nội dung đề cương cần thuyết minh những điểm sau:
1) Tên đề tài (đã đề cập ở §4)
2) Lý do chọn đề tài, giải thích lý do chọn lựa của tác giả về mặt lý thuyết, về mặt
thực tiễn, về tính cấp thiết và về năng lực nghiên cứu.
3) Lịch sử nghiên cứu
 Phân tích sơ lược lịch sử nghiên cứu;
20


 Làm rõ mức độ nghiên cứu của các đồng nghiệp đi trước để chỉ rõ đề tài sẽ
kế thừa những gì ở đồng nghiệp?
 Xác định vấn đề cần nghiên cứu, không trùng lặp với những kết quả mà
đồng nghiệp đi trước đã công bố.
4) Mục tiêu (nhiệm vụ) nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu là cơ sở để đề ra nhiệm vụ nghiên cứu. Thường thể hiện 2
vấn đề chủ yếu sau :
 Mô tả và phân tích tích thực trạng;
 Đề xuất biện pháp.

5) Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu là vật mang đối tượng nghiên cứu, là nơi chứa đựng những
câu hỏi mà người nghiên cứu cần tìm câu trả lời. Khách thể nghiên cứu có thể là một
không gian, một khu vực hành chính, một quá trình, một hoạt động, một cộng đồng.
6) Đối tượng (mẫu) khảo sát. Đây là mẫu được chọn trong khách thể, bởi vì người
nghiên cứu không thể có đủ quĩ thời gian và kinh phí xem xét toàn bộ khách thể.
7) Phạm vi nghiên cứu. Có hai loại phạm vi được xem xét:
 Giới hạn phạm vi nội dung nghiên cứu.
 Giới hạn phạm vi thời gian diễn biến của sự kiện để xem xét.
8) Vấn đề nghiên cứu. (Cần phải trả lời những câu hỏi nào trong nghiên cứu?)
9) Giả thuyết nghiên cứu. (luận điểm khoa học là gì?)
10) Lựa chọn luận cứ và phương pháp thu thập thông tin. (Cần dùng luận cứ nào về
lý thuyết và thực tiễn để chứng minh luận điểm khoa học đã đề ra). Phương pháp
thu thập thông tin được phân chia thành các nhóm: phương pháp nghiên cứu tài
liệu, phương pháp thực nghiệm và phương pháp phi thực nghiệm. Tùy theo điều
kiện thực tế để lựa chọn phương pháp nghiên cứu thích hợp.
11) Lập danh sách cộng tác viên. Mô hình nhóm nghiên cứu, dưới dạng cộng tác
viên, ngày càng chứng tỏ ưu thế trong nghiên cứu khoa học. Nhân lực nhóm
thường bao gồm các loại sau:
 Nhân lực chính nhiệm, là loại nhân lực làm việc toàn thời gian.
 Nhân lực kiêm nhiệm là nhân lực chỉ dành một phần quỹ thời gian tham
gia nghiên cứu.
 Nhân lực chính nhiệm qui đổi, là loại nhân lực nhận khoán việc, tính qui
đổi bằng một số tháng chính nhiệm.
 Thư ký hành chính, thực hiện các thủ tục hành chính, mua sắm thiết bị, văn
phòng phẩm, diều hành chi tiêu và làm quyết toán với tài vụ, liên hệ với
các cộng tác viên, tổ chức hội nghị, in ấn tài liệu, …
 Nhân viên phụ trợ, như thí nghiệm viên, kỹ thuật viên, chuyên viên xử lý
số liệu thống kê và các phiếu điều tra, …
12) Tiến độ thực hiện đề tài.

Kế hoạch tiến độ được xây dựng căn cứ vào yêu cầu của cơ quan giao nhiệm vụ.
Cơ quan giao nhiệm vụ có thể là cấp trên của người nghiên cứu hoặc đối tác giao nhiệm
vụ theo hợp đồng.
13) Dự toán kinh phí nghiên cứu. Dự toán kinh phí có thể bao gồm một số chi phí
phục vụ cho việc nghiên cứu như sau:
a. Các nội dung chi giao khoán cho tổ chức, cá nhân chủ trì đề tài, dự án, bao
gồm:
21


 Chi tiền công, thù lao cho cán bộ khoa học, cán bộ kỹ thuật thực hiện các nội
dung nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; chi thù lao chuyên gia nhận
xét, phản biện, đánh giá (trong và ngoài nước); chi tiền công lao động khác tham
gia trực tiếp thực hiện đề tài, dự án.
 Chi về vật tư, hóa chất nguyên, nhiên, vật liệu cần thiết (đã có định mức kinh tế kỹ thuật do các Bộ, ngành chức năng ban hành) cho thí nghiệm, thử nghiệm; chi
mua tài liệu, tư liệu, số liệu quan trắc, số liệu điều tra, sách, tạp chí tham khảo, tài
liệu kỹ thuật, bí quyết công nghệ, tài liệu chuyên môn, dụng cụ, vật rẻ tiền mau
hỏng, bảo hộ lao động,... phục vụ trực tiếp cho công tác nghiên cứu khoa học và
phát triển công nghệ của đề tài, dự án.
 Các khoản chi: hỗ trợ đào tạo, chuyển giao công nghệ, chuyển giao kết quả
nghiên cứu; chi công tác phí trong nước; chi đoàn vào; chi hội nghị, hội thảo khoa
học của đề tài, dự án; chi văn phòng phẩm, in ấn, thông tin, liên lạc; chi dịch tài
liệu từ tiếng nước ngoài; chi biên soạn và in ấn sách chuyên khảo để phổ biến
trong khuôn khổ của đề tài, dự án; phí đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối
với kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (nếu có); chi hoạt động
quảng cáo, tiếp thị, xúc tiến thương mại đối với sản phẩm của đề tài, dự án (đối
với các đề tài, dự án có các hoạt động này và được bố trí trong dự toán do cơ quan
có thẩm quyền phê duyệt).
 Một số khoản chi khác phục vụ trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu khoa học và
phát triển công nghệ của đề tài, dự án.

b. Các nội dung chi không giao khoán cho tổ chức, cá nhân chủ trì đề tài, dự
án, bao gồm:
 Chi về vật tư, hóa chất, nguyên nhiên vật liệu (không có định mức kinh tế - kỹ
thuật do các Bộ, ngành chức năng ban hành) cho thí nghiệm, thử nghiệm phục vụ
yêu cầu nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của đề tài, dự án .
 Chi đoàn ra (nếu có).
 Chi mua sắm mới tài sản cố định thiết yếu, chi sửa chữa cơ sở vật chất kỹ thuật
phục vụ trực tiếp cho việc nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của đề tài,
dự án.
 Chi thuê, khấu hao (nếu có) máy móc, thiết bị, nhà xưởng tham gia thực hiện đề
tài, dự án.
14) Chuẩn bị kế hoạch nghiên cứu. Văn bản kế hoạch nghiên cứu được chuẩn bị
nhằm hai mục đích:
 Văn bản pháp lý theo yêu cầu của cơ quan quản lý đề tài hoặc cơ quan tài trợ.
Loại văn bản này phải làm theo mẫu do các cơ quan này qui định.
 Văn bản để thảo luận và sử dụng nội bộ theo nhóm nghiên cứu. Về nội dung, văn
bản này phải nhất quán với văn bản trên, nhưng qui định cụ thể hơn các quan hệ
nội bộ giữa các thành viên của nhóm nghiên cứu.
15) Chuẩn bị phương tiện nghiên cứu. Các đề tài trong khoa học tự nhiên và kỹ thuật
thường có nhu cầu về thiết bị thí nghiệm, nghiên cứu. Người nghiên cứu có thể
được cung cấp một số phương tiện, thiết bị, phòng thí nghiệm của trường, viện
nghiên cứu; cũng có thể phải thuê mướn hoặc mua sắm mới.
6.3 Bước 3: Thu thập và xử lý thông tin
Công việc này thường được tiến hành sau khi đề tài đã được phê duyệt kinh phí.
22


 Lập danh mục tư liệu. Người nghiên cứu cần dành thời gian làm việc để khai thác
thông tin liên quan đến đề tài nghiên cứu trong các kho lưu trữ, các trung tâm
thông tin, tư liệu, thư viện và tiếp xúc trao đổi với các chuyên gia đầu ngành. Lập

danh mục tư liệu cần theo hệ thống phân loại phù hợp để có khả năng tương hợp
với hệ thống thông tin, tư liệu chung.
 Lập phiếu thư mục. Người nghiên cứu phải tự lập các phiếu thư mục để tiện tra
cứu. Phiếu thư mục nên làm theo mẫu của của các thư viện để tiện đối chiếu, cũng
có thể cải tiến theo thói quen của cá nhân, nhưng cần đảm bảo yêu cầu là ghi rõ
nguồn tư liệu, mã số của thư viện để tiện tra cứu.
 Quản lý dữ liệu bằng máy vi tính. Lưu trữ trên đĩa từ để làm việc trên máy vi tính.
Người nghiên cứu cần khai thác triệt để sự hỗ trợ của máy vi tính, các chương
trình phần mềm xử lý thông tin, nâng cao hiệu suất nghiên cứu.
 Xử lý kết quả nghiên cứu. Người nghiên cứu cần lựa chọn các phương pháp xử lý
thông tin thu thập để phát hiện động thái và qui luật biến động của sự vật nghiên
cứu, để tìm kiếm các mối liên hệ lôgic.
6.4 Bước 4: Viết báo cáo tổng kết đề tài
Báo cáo khoa học của đề tài nghiên cứu là một công việc hệ trọng, vì đây là cơ sở
để các hội đồng khoa học đánh giá những đóng góp khoa học của tác giả, đồng thời cũng
là bút tích để lại của tác giả cho các đồng nghiệp đi sau. Mẫu báo cáo khoa học được
trình bày ở chương V.
6.5 Bước 5: Đánh giá và nghiệm thu đề tài
Nghiệm thu đề tài là sự đánh giá chất lượng của đề tài để công nhận hay không
công nhận kết quả nghiên cứu. Nghiệm thu đề tài là công việc của cơ quan quản lý đề tài
hoặc bên giao nhiệm vụ nghiên cứu, gọi chung là bên A. Tác giả (hoặc nhóm tác giả)
thực hiện đề tài nghiên cứu, gọi chung là bên B.
Thể thức nghiệm thu đề tài thường được thực hiện như sau:
 Một hoặc hai chuyên gia am hiểu lính vực nghiên cứu được mời viết nhận xét
phản biện theo các tiêu chuẩn mà bên A đặt ra. Tùy mức độ cần thiết, bên A có
thể sử dụng phản biện công khai hoặc phản biện bí mật để đảm bảo khách quan
cho ý kiến phản biện.
 Một hội đồng nghiệm thu được thành lập với một số lẻ thành viên do bên A mời.
Số lượng thành viên được quyết định theo qui định của bên A.
 Hội đồng sẽ nghe bên B báo cáo kết quả nghiên cứu, nghe các ý kiến phản biện và

những đánh giá của các thành viên khác, trao đổi thảo luận đối chất với bên B để
đi đến bỏ phiếu nghiệm thu đề tài.
 Kết quả bỏ phiếu của Hội đồng là cơ sở để bên A xem xét nghiệm thu đề tài.
6.6 Bước 6: Công bố kết quả nghiên cứu
Trừ những kết quả nghiên cứu có tính hệ trọng về an ninh và quốc phòng, mọi kết
quả nghiên cứu khoa học cần được công bố. Một kết quả NCKH được công bố mang
nhiều ý nghĩa, như đóng góp một nhận thức mới trong hệ thống tri thức của bộ môn khoa
học; mở rộng sự trao đổi thông tin để tiếp tục phát triển lĩnh vực nghiên cứu; khẳng định
về mặt sở hữu của người nghiên cứu đối với sản phẩm. Kết quả nghiên cứu có thể công
bố trên báo, tạp chí chuyên ngành, cũng có thể công bố trên các phương tiện truyền
thông đại chúng.

23


§7. MỘT SỐ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TRONG KHAI THÁC THỦY SẢN
1. Đánh giá nguồn lợi
2. Dự báo ngư trường
3. Qui hoạch cơ cấu nghề khai thác hợp lý
4. Công nghệ vật liệu mới dùng trong nghề cá
5. Cải tiến, hoàn thiện ngư cụ và công nghệ khai thác
6. Ứng dụng tiến bộ khoa học, chuyển giao công nghệ khai thác cá
7. Sử dụng hợp lý các trường vật lý trong khai thác cá
8. Thiết bị và phương pháp khai thác chọn lọc đối tượng
9. An toàn cho người và phương tiện khai thác thủy sản
10. Mô hình tổ chức, quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản

24



CHƯƠNG III: XÂY DỰNG LUẬN ĐIỂM KHOA HỌC
§1. KHÁI NIỆM LUẬN ĐIỂM KHOA HỌC
Khoa học ngày càng phát triển và mang tính xã hội cao, song chủ trì một đề tài
nghiên cứu lại là cá nhân nhà nghiên cứu. Vì vậy, mỗi cá nhân nhà nghiên cứu phải thể
hiện được ý tưởng trong tư duy của mình thông qua luận điểm khoa học mang bản sắc
riêng.
Luận điểm khoa học là ý kiến, quan niệm có tính lý luận về bản chất sự vật. Luận
điểm khoa học là kết quả của những suy luận trực tiếp từ nghiên cứu lý thuyết, quan sát
hoặc thực nghiệm.
Bài báo khoa học, luận văn khoa học, báo cáo khoa học của bất kỳ công trình
khoa học nào cũng đều phải là văn bản trình bày và chứng minh luận điểm khoa học của
tác giả. Quá trình xây dựng luận điểm khoa học được hình thành theo sơ đồ chỉ trên Hình
3. dưới đây.
Sự kiện

Mâu thuẫn

Câu hỏi

Vấn đề
khoa học

Câu trả lời sơ bộ

Giả thiết
Khoa học

Luận điểm
Khoa học


Hình 3. Quá trình hình thành luận điểm khoa học
Quá trình có thể được mô tả như sau:
1) Bắt đầu từ việc quan sát để nắm bắt sự kiện, ví dụ, sự kiện tai nạn giao thông.
2) Phát hiện những mâu thuẫn trong sự kiện, ví dụ, đầu tiên trên công luận đưa ra ý
kiến, tai nạn là do đường xá chật hẹp. Nhưng qua quan sát, người nghiên cứu
nhận ra rằng: đường càng rộng thì số lượng tai nạn càng tăng và càng nghiêm
trọng hơn.
3) Đặt câu hỏi về nguyên nhân và cách xử lý mâu thuẫn đó. Có thể có rất nhiều câu
hỏi đặt ra, chẳng hạn, vì sao đường càng rộng càng nhiều tai nạn, mà tai nạn càng
nghiêm trọng? Phải chăng những người tham gia giao thông không tôn trọng luật
25


×