Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Nghiên cứu lựa chọn giải pháp loại trừ chất HCFC 22 trong sản xuất thiết bị điều hòa không khí gia dụng cho một cơ sở sản xuất ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (694 KB, 18 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC

HOÀNG MINH QUÂN

NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN GIẢI PHÁP LOẠI TRỪ CHẤT HCFC-22
TRONG SẢN XUẤT THIẾT BỊ ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ GIA DỤNG
CHO MỘT CƠ SỞ SẢN XUẤT Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

HÀ NỘI – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC

HOÀNG MINH QUÂN

NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN GIẢI PHÁP LOẠI TRỪ CHẤT HCFC-22
TRONG SẢN XUẤT THIẾT BỊ ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ GIA DỤNG
CHO MỘT CƠ SỞ SẢN XUẤT Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Chuyên ngành: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Mã số: Chương trình đào tạo thí điểm

Người hướng dẫn khoa khọc: GS.TSKH Nguyễn Đức Ngữ

HÀ NỘI – 2015



MỞ ĐẦU
Việt Nam là một Bên của Công ước Viên về Bảo vệ tầng ô-dôn và Nghị
định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn. Thực hiện Chương trình
Quốc gia của Việt Nam về loại trừ dần các chất làm suy giảm tầng ô dôn (các
chất Chloruafluoruacarbon - CFC), Việt Nam đã hoàn thành loại trừ các chất
CFC và thay thế bằng các chất HCFC có tiềm năng phá hủy tầng ô-dôn nhỏ hơn
rất nhiều so với các chất CFC theo khuyến nghị của Nghị định thư Montreal.
Tuy nhiên, HCFC là chất thay thế các chất CFC tuy có tiềm năng phá hủy tầng
ô-dôn không mạnh nhưng lại là chất khí nhà kính, có tiềm năng nóng lên toàn
cầu cao. Vì vậy, các nước cũng như Việt Nam có nghĩa vụ loại trừ các chất
HCFC theo lộ trình do Nghị định thư Montreal quy định. Theo lộ trình này, các
chất HCFC sẽ bị loại trừ dần kể từ năm 2014 và sẽ bị loại trừ hoàn toàn vào năm
2040.
Biến đổi khí hậu là một trong những thách thức lớn nhất đối với loài
người trong thế kỷ 21. Biến đổi khí hậu, tiêu biểu là xu thế nóng lên toàn cầu và
nước biển dâng, sự gia tăng về tần xuất và cường độ của các hiện tượng thời tiết,
khí hậu cực đoan, có tác động lớn đến đời sống, kinh tế-xã hội của tất cả các
nước trên thế giới.
Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam là một trong những
nước chịu tác động nặng nề nhất do nước biển dâng. Theo báo cáo đánh giá này,
16 % diện tích của Việt Nam sẽ bị tác động nếu nước biển dâng lên năm mét, và
khu vực chủ yếu bị tác động mạnh mẽ nhất là hai đồng bằng lớn nhất nước,
đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long; 10,8 % dân số Việt Nam sẽ
bị tác động nếu nước biển dâng ở mức một mét và 35 % dân số sẽ bị tác động
nếu mực nước biển dâng lên mức năm mét (xem [38]). Do vậy, giảm nhẹ và
thích ứng với biến đổi khí hậu là một trong những trọng tâm được Chính phủ đặt
ra nhằm đảm bảo phát triển bền vững.
Biến đổi khí hậu có xu thế diễn ra với tốc độ cao hơn so với những gì diễn
ra trong thế kỷ 20, cho dù các nước thực hiện đầy đủ nghĩa vụ giảm phát thải các

khí gây hiệu ứng nhà kính (xem [11]).
9


Cùng với sự phát triển về kinh tế, nhìn chung đời sống của người dân
được cải thiện, nhu cầu về các thiết bị làm mát và sưởi ấm phục vụ cho tiện nghi
đời sống của người dân gia tăng. Bên cạnh đó, do xu thế nhiệt độ tăng và sự xuất
hiện nhiều hơn các đợt nắng nóng, rét hại bất thường có cường độ mạnh khiến
cho nhu cầu về các thiết bị điều hòa không khí gia tăng tương đối nhanh trong
những năm gần đây. Để đáp ứng nhu cầu về làm lạnh và sưởi ấm, bên cạnh một
lượng các thiết bị điều hòa không khí nhập khẩu, các nhà máy sản xuất điều hòa
không khí trong nước đẩy mạnh hoạt động sản xuất thiết bị điều hòa không khí;
tuy nhiên, hiện nay phần lớn các thiết bị điều hòa không khí được sản xuất trong
nước sử dụng HCFC-22 làm môi chất lạnh.
Mặc dù HCFC là khí nhà kính mạnh và không bị kiểm soát bởi Nghị định
thư Kyoto; song sản xuất HCFC-22 tạo ra đồng sản phẩm là HFC-23, chất bị
Nghị định thư Kyoto kiểm soát và loại trừ. Sản xuất 01 tấn HCFC-22 cũng đồng
thời tạo ra 30 kg HFC-23 không mong có, chất có tiềm năng nóng lên toàn cầu
gấp 14.800 so với CO2. Như vậy, nếu sử dụng có phát thải 1 tấn HCFC-22 sẽ có
1.810 tấn CO2 tương đương từ HCFC-22 và 444 tấn CO2 tương đương từ HFC23 phát thải vào bầu khí quyển. Do vậy, khi loại trừ HCFC-22 cũng đồng nghĩa
với việc loại trừ HFC-23, tuân thủ cả Nghị định thư Montreal và Nghị định thư
Kyoto, đảm bảo các lợi ích về khí hậu.
Giảm phát thải ODS đạt được theo Nghị định thư Montreal tương đương
với giảm phát thải CO2 gấp năm lần so với mục tiêu giảm phát thải của giai đoạn
cam kết đầu tiên của Nghị định thư Kyoto (xem [43]). Theo ước tính, trong lĩnh
vực điều hòa không khí, hiện nay có hàng chục ngàn tấn HCFC-22 tồn trữ trong
điều hòa không khí trên toàn thế giới. Do vậy, loại trừ các chất HCFC mang lại
lợi ích kép đối với khí hậu và tầng ô-dôn – loại trừ chất phá hủy tầng ô-dôn theo
quy định của Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn và
đồng thời loại trừ chất khí nhà kính có tiềm năng nóng lên toàn cầu cao, đóng

góp giảm phát thải một lượng lớn CO2 tương đương vào bầu khí quyển.
Chính phủ Việt Nam đã ban hành quy định kiểm soát việc xuất khẩu,
nhập khẩu các chất HCFC thông qua biện pháp hạn ngạch theo hướng giảm dần
10


kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2012. Do vậy, để thực hiện nghĩa vụ tuân thủ cam
kết quốc tế cũng như để đảm bảo quyền lợi của các doanh nghiệp trong nước
đang sử dụng các chất HCFC nói chung và HCFC-22 nói riêng trong hoạt động
sản xuất các thiết bị điều hòa không khí của mình, việc nghiên cứu lựa chọn giải
pháp loại trừ HCFC-22 trong lĩnh vực sản xuất nói trên là rất cần thiết và cấp
bách.
Phạm vi và mục tiêu nghiên cứu:
Nghiên cứu được thực hiện tại một cơ sở sản xuất điều hòa không khí gia
dụng tại Việt Nam – Công ty TNHH Điện lạnh Hòa Phát.
Nghiên cứu được thực hiện trong thời gian 12 tháng với nội dung lựa
chọn giải pháp loại trừ HCFC-22 trong sản xuất điều hòa không khí gia dụng.
Nghiên cứu có mục tiêu là lựa chọn môi chất lạnh thay thế cho HCFC-22
trong sản xuất điều hòa không khí gia dụng tại Việt Nam.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị và tài liệu tham khảo, luận văn
được chia thành các chương như sau.
- Chương 1: Tổng quan nghiên cứu
- Chương 2: Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu và số liệu
- Chương 3: Lựa chọn giải pháp loại trừ chất HCFC-22 trong sản xuất
thiết bị điều hòa không khí gia dụng cho một cơ sở sản xuất ở Việt
Nam

11



CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1 Tình hình nghiên cứu áp dụng, chuyển đổi công nghệ sử dụng các
chất thay thế HCFC-22 trong sản xuất điều hòa không khí gia
dụng ở một số nước trên thế giới.
HCFC-22 là chất có tiềm năng phá hủy ô-dôn (ODP), đồng thời cũng là
chất có tiềm năng nóng lên toàn cầu (GWP) cao. Do vậy, theo quy định của
Nghị định thư Montreal, HCFC-22 sẽ bị loại trừ hoàn toàn vào năm 2030 tại các
nước phát triển, vào năm 2040 tại các nước đang phát triển.
Hiện nay, một số chất có tiềm năng thay thế cho HCFC-22 trong lĩnh vực
điều hòa không khí gia dụng đã được giới thiệu và phân phối, sử dụng trên thị
trường; trong đó, nổi bật là: HFC-161 (R-161), HFC-410A (R-410A), HFC-32
(R-32), HC-290 (R-290), CO2 (R-744), R-407C, R446A, R-447A, Ammoniac
(R-717). Một số trong những chất trên đã được ứng dụng làm môi chất lạnh
trong hệ thống làm lạnh từ lâu, một số chất đã và đang được phát triển, ứng dụng
và cung cấp ra thị trường thế giới.
1.1.1 Tại Hoa Kỳ
Hoa Kỳ là một trong số các nước tiêu thụ HCFC-22 trong lĩnh vực làm
lạnh và điều hòa không khí nhiều nhất trên thế giới. Theo cam kết với Nghị định
thư Montreal, mức tiêu thụ tối đa HCFC của Hoa Kỳ tính theo mức cơ sở là
69.273 tấn, tương đương với 3.810 tấn ODP. Hoa Kỳ có nghĩa vụ loại trừ dần
lượng tiêu thụ HCFC này và loại trừ hoàn toàn vào năm 2030. Cơ quan bảo vệ
môi trường Hoa Kỳ (EPA) đã ra quyết định cấm sản xuất và nhập khẩu HCFC22 kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010, ngoại trừ sử dụng cho mục đích dịch vụ
sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị được sản xuất trước ngày 01 tháng 01 năm 2010
(xem [21]). Do vậy, ngành công nghiệp lạnh và điều hòa không khí của Hoa Kỳ
đã chuyển đổi sang công nghệ mới, thay thế cho HCFC-22 trong điều hòa không
khí.
Một số chất thay thế cho HCFC-22 đã được Cơ quan bảo vệ môi trường
Hoa Kỳ phê duyệt cho phép sử dụng trong điều hòa không khí như các chất
12



hydrofluorocarbon (HFC) và chất có gốc HFC, bao gồm, R-410A (hợp chất của
HFC-32 và HFC-125), R-407C (hợp chất của HFC-32 và HFC-125 và HFC134a), R-404a (hợp chất của HFC-125 và HFC-143a và HFC-134a). Tuy nhiên,
theo ước tính của Cơ quan Bảo vệ môi trường Hoa Kỳ, điều hòa không khí gia
dụng sử dụng R-410A thay thế cho R-22 chiếm thị phần lớn tại Hoa Kỳ, khoảng
81%, so với các chất thay thế khác trong năm 2010. R-407C ước tính chỉ chiếm
khoảng 5% trên thị trường điều hòa không khí gia dụng tại Hoa Kỳ (xem [21]).
Như vậy, Hoa Kỳ đã chủ yếu chuyển đổi sang sử dụng HFC-410A thay
thế cho HCFC-22 trong điều hòa không khí gia dụng và ban hành lệnh cấm nhập
khẩu HCFC-22 kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010.
Tại thời điểm Hòa Kỳ chuyển đổi sang sử dụng HFC-410A, môi chất lạnh
HFC-410A là môi chất lạnh có tính khả thi nhất để thay thế cho HCFC-22 trong
điều hòa không khí. Việc chuyển đổi sang HFC-410A đã giúp Hoa Kỳ tuân thủ
lộ trình loại trừ các chất HCFC của mình và trở thành một trong những nước đi
đầu trong hoạt động loại trừ sử dụng các chất HCFC.
1.1.2 Tại Trung Quốc
Trung Quốc là nước sản xuất và tiêu thụ các chất HCFC lớn nhất thế giới.
Trong lĩnh vực làm lạnh và điều hòa không khí, tốc độ tăng trưởng tiêu thụ
HCFC tại Trung Quốc hàng năm khoảng từ 12% đến 15%, tiêu thụ hơn 40.000
tấn các chất HCFC. Trung Quốc là một Bên thuộc Nghị định thư Montreal nên
có nghĩa vụ loại trừ hoàn toàn sản xuất và tiêu thụ các chất HCFC vào năm
2040. Trung Quốc đã nhận được khoản tài trợ 61 triệu USD từ Quỹ Đa phương
thi hành Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn (MLF) để
loại trừ các chất HCFC tại Trung Quốc. Lượng tiêu thụ HCFC tính theo mức cơ
sở trong lĩnh vực làm lạnh và điều hòa không khí tại Trung Quốc là 42.900 tấn
(xem [41]).
Trong kế hoạch quản lý loại trừ các chất HCFC trong lĩnh vực làm lạnh và
điều hòa không khí, giai đoạn 1 của Trung Quốc, Trung Quốc đã xem xét và lựa
chọn chất thay thế cho HCFC-22 trong số các chất R-134a, R-410A, R-407C, R404A, R-507, R-32 và nhóm chất môi chất lạnh tự nhiên R-717, R-744 và R13



290; Trung Quốc đã tiến hành thực hiện dự án thí điểm sử dụng R-410A và R290 thay thế cho HCFC-22 trong lĩnh vực điều hòa không khí gia dụng. Trung
Quốc là nước sản xuất R-290 và đang quảng bá môi chất lạnh này làm chất thay
thế cho HCFC-22 trong điều hòa không khí. Trung Quốc quyết định lựa chọn R290 là chất thay thế cho HCFC-22 trong điều hòa không khí gia dụng.
Trung Quốc đã hoàn thành dự án thí điểm chuyển đổi dây chuyền sản xuất
điều hòa không khí sử dụng R-290 ở ba công ty Gree với công suất 100.000
chiếc mỗi năm, công ty Midea với công suất 200.000 chiếc mỗi năm và Meizhi
với công suất 1,7 triệu máy nén sử dụng R-290 mỗi năm. Hiện nay, Trung Quốc
có 13 dây chuyền sản xuất điều hòa không khí được chuyển đổi sang sử dụng R290; trong số đó hai dây chuyền sản xuất đã hoàn thành việc chuyển đổi và bắt
đầu đi vào sản xuất chính thức điều hòa không khí sử dụng R-290 làm môi chất
lạnh và giới thiệu sản phẩm ra thị trường Trung Quốc (xem [51]).
Mặc dù R-290 là môi chất lạnh có ODP = 0 và GWP thấp nhưng môi chất
lạnh này có tính cháy cao. Do yêu cầu về vấn đề đảm bảo an toàn cho người sử
dụng điều hòa không khí, lượng nạp môi chất lạnh này trong điều hòa không khí
bị giới hạn. Hiện nay, R-290 chỉ được sử dụng cho những điều hòa không khí có
công suất nhỏ, lượng ga nạp ít. Trung Quốc cũng đang tích cực quảng bá sử
dụng R-290 trong điều hòa không khí gia dụng và vận động các nước khác chấp
nhận và sử dụng điều hòa không khí sử dụng công nghệ R-290 làm môi chất
lạnh tại nước sở tại.
1.1.3 Tại Thái Lan
Thái Lan là nước không sản xuất các chất HCFC mà nhập khẩu những
chất này để sử dụng trong lĩnh vực sản xuất điều hòa không khí trong nước. Thái
Lan là nhà sản xuất điều hòa không khí gia dụng lớn thứ hai ở khu vực Đông Á,
sản xuất xấp xỉ 10 triệu máy điều hòa không khí mỗi năm, trong đó tiêu thụ
trong thị trường nội địa chiếm mười phần trăm. Môi chất lạnh được sử dụng
trong điều hòa không khí gia dụng và thương mại tại Thái Lan chủ yếu là
HCFC-22, chiếm tỷ lệ khoảng 95 phần trăm (xem [46]).

14



Lượng tiêu thụ cơ sở các chất HCFC của Thái Lan là 15.114 tấn; trong đó
HCFC-22 là 13.028,6 tấn. Theo kế hoạch quản lý loại trừ các chất HCFC
(HPMP) của Thái Lan, có 12 nhà sản xuất điều hòa không khí gia dụng tham gia
HPMP và tổng lượng tiêu thụ HCFC-22 của 12 nhà sản xuất điều hòa không khí
gia dụng là 942,7 tấn mỗi năm. Chất thay thế HCFC-22 được sử dụng tại những
cơ sở này tại thời điểm ban đầu là HFC-410A, nhưng sau đó Thái Lan đưa ra
quyết định cuối cùng chuyển đổi toàn bộ công nghệ sản xuất điều hòa không khí
gia dụng sang công nghệ sử dụng HFC-32 với sự hỗ trợ tài chính từ Quỹ Đa
phương thi hành Nghị định thư Montreal và sự giúp đỡ của công ty Daikin, Nhật
Bản về mặt kỹ thuật.
Tại thời điểm xây dựng kế hoạch quản lý loại trừ HCFC-22 của Thái Lan,
HFC-410A được giới thiệu là chất thay thế khả thi nhất. Tuy nhiên, sau khi công
nghệ sử dụng HFC-32 được giới thiệu với những ưu điểm nổi trội hơn so với
HFC-410A như có GWP chỉ bằng 1/3 GWP của HFC-410A, có hiệu suất năng
lượng cao hơn, giúp giảm phát thải trực tiếp và gián tiếp khí nhà kính ra môi
trường (xem [16]).
Như vậy, Thái Lan đã tiến hành loại bỏ HCFC-22 trong sản xuất điều hòa
không khí gia dụng và thay thế bằng HFC-32. Hoạt động chuyển đổi công nghệ
này hiện vẫn đang được thực hiện và theo kế hoạch, quá trình chuyển đổi công
nghệ sẽ hoàn thành vào năm 2017.
1.1.4 Tại Indonesia
Indonesia là nước nhập khẩu các chất HCFC để tiêu thụ trong nước,
không sản xuất và xuất khẩu HCFC. Tổng lượng tiêu thụ HCFC trong lĩnh vực
điều hòa không khí năm 2009 là 3.114 tấn, trong đó 587,3 tấn được sử dụng cho
lĩnh vực sản xuất điều hòa không khí, số còn lại được sử dụng trong lĩnh vực
dịch vụ, bảo dưỡng. Lượng tiêu thụ cơ sở HCFC trong lĩnh vực sản xuất điều
hòa không khí của Indonesia là 634,5 tấn (xem [44]).
Trong năm 2009, khoảng 1,21 triệu điều hòa không khí gia dụng được bán
tại Indonesia, trong số đó chỉ 266.000 chiếc được sản xuất trong nước, chiếm tỷ

lệ 22 %. Trong lĩnh vực điều hòa không khí gia dụng, chỉ có một nhà sản xuất
15


hoạt động dưới hình thức liên doanh với nước ngoài hoạt động sản xuất tại
Indonesia (xem [44]).
Tại thời điểm ban đầu, Indonesia lựa chọn HFC-410A là chất thay thế cho
HCFC-22 trong sản xuất điều hòa không khí gia dụng. Tuy nhiên, khi công nghệ
sử dụng HFC-32 được giới thiệu, Indonesia đã quyết định lựa chọn HFC-32,
chất không phá hủy tầng ô-dôn và có GWP nhỏ hơn HFC-410A, hiệu suất năng
lượng cao hơn là chất thay thế cho HCFC-22. Ngoài sự hỗ trợ về tài chính từ
Quỹ Đa phương thi hành Nghị định thư Montreal để chuyển đổi sang công nghệ
sử dụng HFC-32 trong sản xuất điều hòa không khí gia dụng, Indonesia nhận
được sự hỗ trợ về kỹ thuật trong quá trình chuyển đổi sang công nghệ mới từ
nhà sản xuất điều hòa không khí của Nhật Bản là Daikin và Panasonic.
1.1.5 Tại Ấn Độ
Ấn Độ đã tiến hành thực hiện dự án thí điểm chuyển đổi công nghệ trong
sản xuất điều hòa không khí gia dụng từ HCFC-22 sang HFC-32 với sự hỗ trợ từ
công ty Daikin, Nhật Bản từ năm 2012. Bên cạnh đó, Ấn Độ cũng có dự án thí
điểm chuyển đổi công nghệ sản xuất điều hòa không khí gia dụng sang sử dụng
HFC-410A, HC-290 (xem [45]). Hiện nay, số lượng điều hòa không khí sử dụng
HFC-32 làm môi chất lạnh đã được bán tại thị trường Ấn Độ vào khoảng
150.000 chiếc (xem [28]).
Tại thời điểm các nước phát triển thực hiện loại trừ HCFC-22 trong lĩnh
vực điều hòa không khí, HFC-410A được giới thiệu là chất thay thế khả thi nhất.
Vì vậy, các nước Châu Âu và Hoa Kỳ, những nước đi trước các nước đang phát
triển trong hoạt động loại trừ các chất HCFC, đã thực hiện chuyển đổi sang công
nghệ sử dụng chất HFC-410A làm môi chất lạnh trong điều hòa không khí gia
dụng. Tuy nhiên, HFC-410A cũng là chất có GWP cao nên khi công nghệ sử
dụng HFC-32 và HC-290 trong điều hòa không khí được giới thiệu, các chất

thay thế này được các nước đang phát triển, những nước được đặc ân loại trừ các
chất HCFC với thời gian muộn hơn các nước phát triển, xem xét và lựa chọn
làm chất thay thế cho HCFC-22.

16


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Bộ Thương mại – Bộ Tài nguyên và Môi trường (2005). Thông tư liên
tịch số 14/2005/TTLT-BTM-BTNMT, Hướng dẫn quản lý nhập khẩu,
xuất khẩu và tạm nhập – tái xuất các chất làm suy giảm tầng ô-dôn theo
quy định của Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ôdôn, ngày 11 tháng 7 năm 2005.
2. Bộ Công Thương – Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011). Thông tư liên
tịch số 47/2011/TTLT-BCT-BTNMT, Quy định việc quản lý nhập khẩu,
xuất khẩu và tạm nhập – tái xuất các chất làm suy giảm tầng ô-dôn theo
quy định của Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ôdôn, ngày 30 tháng 12 năm 2011.
3. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (1996). TCVN 6104:1996, Hệ
thống máy lạnh dùng để làm lạnh và sưởi – Yêu cầu an toàn. Hà Nội
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014). Công văn số 132/BTNMT-HTQT
về việc thực hiện các biện pháp giảm cầu về các chất HCFC ở Việt Nam,
ngày 16 tháng 01 năm 2014. Hà Nội.
5. Trần Thanh Bình (2013). “R-32 Môi chất lạnh thế hệ mới - Giải pháp lựa
chọn môi chất lạnh cân bằng nhất của Daikin.” Tham luận tại Hội thảo
loại trừ HCFC-22 và tiết kiệm năng lượng, nâng cao hiệu suất năng
lượng trong lĩnh vực làm lạnh và điều hòa không khí. Ban quản lý Dự án
Kế hoạch quản lý loại trừ các chất HCFC của Việt Nam, giai đoạn I. Cục
Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu, ngày 10/12/2013. Hà Nội.
6. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2003). Nghị định Quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy – Số

35/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003.
7. Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu (2015). Công văn số
296/KTTVBĐKH-GSPT về giảm sử dụng và loại trừ ga lạnh R-22, ngày
26 tháng 3 năm 2015. Hà Nội.
75


8. Nguyễn Minh Hải (2015). “Sơ bộ đánh giá thị trường điều hòa không khí
gia dụng ở Việt Nam.” Tham luận tại Hội thảo loại trừ HCFC-22 trong
lĩnh vực làm lạnh và điều hòa không khí và polyol trộn sẵn HCFC-141b
trong sản xuất xốp. Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu, ngày
15/4/2015. Thành phố Hồ Chí Minh.
9. Nguyễn Minh Hải (2015). Phân tích, tổng hợp, đánh giá về lĩnh vực điều
hòa không khí sử dụng HCFC ở Việt Nam. Tài liệu đánh máy.
10. Lương Đức Khoa (2014). Các chất làm suy giảm tầng ô-dôn (ODS) và
loại trừ các chất ODS ở Việt Nam. Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi
khí hậu. Hà Nội.
11. Nguyễn Đức Ngữ (2010). Biến đổi khí hậu và phát triển bền vững ở Việt
Nam. Kỷ yếu hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ ba. NXB Đại học
quốc gia Hà Nội.
12. Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2011). Nghị
quyết số 1269/2011/UBTVQH12 về thuế bảo vệ môi trường, ngày 14
tháng 7 năm 2011.
Tài liệu tiếng Anh
13. Air Conditioning and Heat Pump Institute (ACHPI) (2012). R-32 for Air
Conditioning – a low GWP, low flammable solution. UK.
/>034r.pdf
14. ASHRAE Standard (2013). Designation and Safety Classification of
Refrigerants. American Society of Heating, Refrigerating and AirConditioning Engineers, Inc. USA
/>f

15. Air-conditioning

and

Refrigeration

Equipment

Manufacturers

Association of Australia (AREMA) and Consumer Electronics Supplier
Association (CESA) (2014). R-32 Common Questions.
76


/>16. Council on Energy, Environment and Water (CEEW) and Natural
Resources Defense Council (NRDC) (2015). Efficient Air Conditioning
for the Next Decade. A Profile of Energy-Efficient Room Air Conditioners
that Use HFC-32.
/>17. Environmental Investigation Agency (2013). The Role of

the 70th

Meeting of the Executive Committee in Climate and Ozone Protection.
Stage 2 HPMPs: Must Maximize Climate and Energy Benefits. Executive
Committee, July 1st – 5th 2013, Bangkok, Thailand.
/>18. Erik Pedersen (2015). “HCFC Phase-out in Vietnam, Stage II.
Alternatives to HCFCs – Alternative technologies for the air conditioning,
commercial refrigeration and PU foam sectors” Presentation at the
workshop on phase out of HCFC-22 in R&AC and pre-blended HCFC141b in foam sector. Department of Meteorology, Hydrology and Climate

Change, 15th April 2015.
19. Hung Pham, Rajan Rajendran, Emerson climate technologies Inc (2012).
“R-32 and HFOs as low-GWP refrigerants for air conditioning”.
International Refrigeration and Air Conditioning Conference. Purdue
University, 16-19 July 2012.
/>20. Intergovernmental Panel on Climate Change (2007). Working Group I,
Fourth Assessment Report “The physical Science Basis”.
/>ssment_report_wg1_report_the_physical_science_basis.htm
21. ICF International (2009). The US Phase-out of HCFCs: Projected
Servicing Needs in the US Air-Conditioning and Refregeration Sector.
77


U.S. Environmental Protection Agency Office of Air and Radiation
Stratospheric Protection Division.
/>22. ISO/FDIS 5149-1:2013 Refrigerating systems and heat pumps – Safety
and environmental requirements – Part 1: Definitions, classification and
selection criteria. International Organization for Standardization, Geneva,
Switzerland, 2013.
23. ISO/FDIS 5149-2:2013 Refrigerating systems and heat pumps – Safety
and environmental requirements – Part 2: Design, construction, testing,
marking

and

documentation.

International

Organization


for

Standardization, Geneva, Switzerland, 2013.
24. ISO/FDIS 5149-3:2013 Refrigerating systems and heat pumps – Safety
and environmental requirements – Part 3: Installation site. International
Organization for Standardization, Geneva, Switzerland, 2013.
25. ISO/FDIS 5149-4:2012 Refrigerating systems and heat pumps – Safety
and environmental requirements – Part 4: Operation, maintenance,
repair and recovery. International Organization for Standardization,
Geneva, Switzerland, 2012.
26. ISO 817:2014 Refrigerant – Designation and safety classification.
International Organization for Standardization, Geneva, Switzerland,
2014.
27. Jintana Sirisantana (2015). “Availability and issues in acquiring new
technologies”. Presentation at Ninth EAP/GCCIA Regional Workshop on
Phase-out of Ozone Depleting Substantaces in East Asia. Thailand,
January 20-22, 2015.
28. M. Matsui (2014). Refrigerant R-32 for air conditioners and heat pumps
– Already on the market. The typed document.
29. Manuel Caballero Alarcón (2014). “Demonstrating the feasibility of R290-based AC manufacturing: China’s Midea and Meizhi case”. Side
Event “Challenges, Successes and Impacts of HCFC Demonstration
78


Project under the Multilateral Fund. Paris 18 November 2014. United
Nations Industrial Development Organization.
/>5.FECO_UNIDO_Presentation%20Midea%20Meizhi_Final%20%20Copy.pdf
30. National Ozone Unit (2013). Verification of 2013 HCFC Consumption.
The typed document for internal use only.

31. National Ozone Unit, (2014). Verification of 2014 HCFC Consumption.
The typed document for internal use only.
32. National Ozone Unit (2005 – 2014). Country Programme Reporting to
the MultiLateral Fund for implementation of the Montreal Protocol on
substances that deplete the ozone layer (from 2005 to 2014). The typed
document for internal use only.
33. National Ozone Unit (2005 – 2014). Vietnam Article 7 Data Report to
the Ozone Secrectariat (from 2005 to 2014). The typed document for
internal use only.
34. R. Abrokwa-Ampadu (2014). Desk Study for the Evaluation of the
Phase-out of HCFCs in the Foam Sector. Report on the Field Visit to Viet
Nam 11-15 August 2014. National Ozone Unit. The typed document for
internal use only.
35. Risto Ojalar (2010). Company details for ICC and IOC and climate
impact. National Ozone Unit. The typed document for internal use only.
36. Roberto A. Peixoto (2014). Overview of Alternatives and Climate Impact
Scenarios. Report of Decision XXV/5 Montreal Protocol. Reunion de las
Redes de Funcionarios de Ozono de Mexico, Centro America, Sur
America y el Caribe de habla hispana Quito, Ecuador, agosto de 2014.
/>%20Talleres/ECUADOR%202014/Presentaciones_dia_3/13.%20Alternat
ivas_tecnologicas_Quito_2014_Roberto_Peixoto.pdf

79


37. S.F.Pearson (2000). “A more efficient Halocarbon substitute for R-22”.
The Institute of Refrigeration.
/>38. Susmita Dasgupta, Benoit Laplante, Craig Meisner, David Wheeler and
Jianping Yan (2007). The impact of Sea Level Rise on Developing
Countries: A Comparative Analysis. The World Bank.

39. Trevor Dann (2003). Trouble with R-407C. ThermaCom Ltd.
/>c.pdf
40. The World Bank (2012). Project Appraisal Document on a proposed
grant from the Multilateral Fund for the implementation of the Montreal
Protocol to the Socialist Republic of Vietnam for a HCFC Phase-out
Project, stage I. Document for internal use only.
41. United Nations Development Programme (2011). Sector Plan for HCFC
phase-out in the Industrial and Commercial Refrigeration and Air
Conditioning (ICR) Sector in China. Project Document. Foreign
Economic Cooperation Office. Ministry of Environmental Protection,
China.
/>42. United Nations Development Programme. Technology Options and
HPMPs. Montreal Protocol and Chemical Unit UNDP.
/>43. United Nations Environment Programme (2011). “Synthesis report of the
2010 assessments of the Montreal Protocol assessment panels”. Openended Working Group of the Parties to the Montreal Protocol on
Substances that Deplete the Ozone Layer. Thirty-first meeting. Montreal
1-5 August 2011.

80


/>44. United Nations Environment Programme (2011). Project Proposals:
Indonesia. HCFC phase-out management plan (stage 1). Executive
Committee of Multilateral Fund for the Implementation of the Montreal
Protocol. Sixty-fourth Meeting. Montreal, 25-29 July, 2011.
/>64/English/1/6434.pdf
45. United Nations Environment Programme (2012). Project Proposals:
India. HCFC phase-out management plan (stage 1). Executive Committee
of Multilateral Fund for the Implementation of the Montreal Protocol.
Sixty-sixth Meeting. Montreal, 16-20 April, 2012.

/>46. United Nations Environment Programme (2012). Project Proposals:
Thailand. HCFC phase-out management plan (stage 1). Executive
Committee of Multilateral Fund for the Implementation of the Montreal
Protocol. Sixty-eight Meeting. Montreal, 3-7 December, 2012.
/>47. United Nations Environment Programme (2013). Criteria for funding
HCFC phase-out in the consumption sector adopted by Decision 60/44
(Decision 69/22(b) and 69/24(d)). Executive Committee of the
Multilateral fund for the implementation of the Montreal Protocol,
Seventieth meeting, Bangkok, 1 - 5 July 2013.
/>48. United Nations Environment Programme (2015). 2014 Report of the
refrigeration, Air conditioning and Heat pumps Technical Options
Committee, 2014 Assessment. Ozone Secrectariat, February 2015.
/>
81


49. United Nations Environment Programme (2014). Criteria for funding
HCFC phase-out in the consumption sector for stage II of HCFC phaseout management plans (Decision 70/21 (d)). Executive Committee of the
Multilateral Fund for implementation of the Montreal Protocol, Seventysecond meeting, Montreal, 12 - 16 May 2014.
/>50. United Nations Environment Programme (2014). Draft criteria for
funding HCFC phase-out in the consumption sector for stage II of HCFC
phase-out management plans (Decision 72/39). Executive Committee of
the Multilateral Fund for the implementation of the Montreal Protocol,
Seventy-third meeting, Paris, 9 - 13 November 2014.
/>51. Xu Chen (2015). “New Progress of R-290 RACs Promotion in China”.
Presentation at Ninth EAP/GCCIA Regional Workshop on Phase-out of
Ozone Depleting Substantaces in East Asia. Thailand, January 20-22,
2015.
52. Ying wen Yu, Xiangfei Liang, Xiaoping Tu, Rong Zhuang (2012).
“Study of R-161 refrigerant for residential air conditioning applications”.

International Refrigeration and Air Conditioning Conference. Purdue
University, 16-19 July 2012.
/>c
Trang web
53. />_sup_icr_latest_research_shows_cost_advantages_of_introducing_r290
54. Press Releases.
Daikin Offers Worldwide Free Access to Patents for Equipment Using
Next-Generation Refrigerant.

82



×