Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

New Microsoft Office Word Document

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.97 KB, 16 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
DẠY TRẺ 3 TUỔI CHƠI HOẠT ĐỘNG GÓC
QUA ĐỒ DÙNG ĐỒ CHƠI
I.PHẦN MỞ ĐẦU:
1.1.Lý do chọn đề tài:
Như chúng ta đã biết, đồ chơi là một thứ không thể thiếu đối với cuộc sống
hàng ngày của trẻ. Tuy nhiên khơng phải ai cũng có tiền để mua hết các loại đồ
chơi. Dù có nhiều đồ chơi nhưng chúng ta khơng biết cách bố trí sắp xếp tổ chức
cho trẻ chơi hợp lý theo lứa tuổi thì hiệu quả mang đến cho trẻ cũng sẽ không cao.
Bởi vậy,để thỏa mãn vấn đề trên, muốn cho trẻ phát triển một cách tồn diện thì
trước nhất chúng ta là giáo viên ở trường Mầm non phải biết tự nghiên cứu làm lấy
đồ chơi cho trẻ, thể hiện tốt nhiệm vụ giáo dục của mình ln linh động sáng tạo
giúp trẻ “chơi” mà “học” thơng qua hoạt động góc. Trong q trình tổ chức cho trẻ
hoạt động góc giáo viên cần phải biết dạy trẻ chơi cái gì? Chơi như thế nào để đem
lại kiến thức phục vụ cho hoạt động góc, cho sự phát triển tư duy của trẻ.
Đồ chơi càng phong phú bao nhiêu thì càng kích thích sự hứng thú và sự
khám phá mở mang kiến thức của trẻ bấy nhiêu. Từ những thực tế mà tôi đã thể
hiện trên lớp trong năm học vừa qua đã cho tơi thấy rằng: Việc cho trẻ hoạt động
góc từ đồ dùng đồ chơi không phải để trẻ chơi không mà giúp trẻ phát triển toàn
diện trong các lĩnh vực ngơn ngữ, thẫm mỹ, thể chất, nhận thức, tình cảm xã hội.
Chính vì muốn giúp cho trẻ hứng thú chơi ngày càng nhiều hơn, trẻ được mở
mang kiến thức sâu rộng hơn nên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “ Dạy trẻ 3 tuổi
chơi tốt hoạt động góc qua đồ dùng, đồ chơi” để viết sáng kiến kinh nghiệm
trong năm học 2014– 2015 và cũng có thể cho những năm tiếp theo.
1.2.Mục tiêu nhiệm vụ chọn đề tài:
+mục tiêu:

1



Vào đầu năm học, tôi đã tổ chức các giờ hoạt động góc cho trẻ. Qua đó, tơi nhận
thấy rằng một số nhược điểm lớn là một số trẻ chưa tự xung phong nhận vai chơi
của mình mà chờ cơ chỉ định, trẻ chưa tự chọn góc chơi cho chính trẻ, đa số trẻ cịn
lẫn lộn giữa góc chơi này với góc chơi kia, trẻ khơng hứng thú, một trẻ chưa biết
sử dụng đồ chơi đúng mục đích dẫn đến giờ hoạt động góc đạt tỷ lệ thấp. Cho nên
tơi rất trăn trở và quyết tâm chọn đề tài : “Dạy trẻ 3 tuổi chơi tốt hoạt động góc
qua đồ dùng, đồ chơi”
+nhiệm vụ:
Chơi hoạt động góc cịn giúp trẻ thể hiện tình cảm, giáo dục nhân cách cho
trẻ, tình cảm của trẻ được hình thành qua mối quan hệ tốt giữa người với người,
mối quan hệ giữa con người và lao động, giữa trẻ và gia đình, tình cảm đó được thể
hiện một cánh chân thành qua các trị chơi như: Gia đình, Bán hàng, Xây dựng, …
Chơi hoạt động góc cịn giúp trẻ phát triển tình cảm tập thể, là trung tâm tập hợp
trẻ cùng chơi với nhau theo nhóm, thể hiện sự đồn kết giúp đỡ lẫn nhau trong các
nhóm chơi của trẻ. Thơng qua giờ chơi cịn giúp trẻ có lịng dũng cảm, cương
quyết, có tính phấn khởi, vui mừng. Khi chơi xong trẻ tích cực học tập mang lại
những giá trị tinh thần tốt cho sức khoẻ. Khi chơi trẻ được thực hiện những động
tác tự nhiên với đồ dùng, đồ chơi và có ý thức giữ gìn đồ chơi ở các góc. Giờ chơi
cịn giúp trẻ nhận ra được cái đẹp cái xấu của nội dung trị chơi, giúp trẻ phát triển
óc thầm mỹ, khuyến khích trẻ sáng tạo ra nhiều cái đẹp.
Hoạt động góc cịn là phương tiện giáo dục lao động vì trong hoạt động góc
thường phản ánh sinh hoạt của người lớn trong xã hội, phản ánh các hình thức lao
động của người lớn nên qua các trị chơi hình thành ở trẻ một số kỷ năng lao động
như cầm dao, cầm kéo, các thao tác nấu ăn quét dọn nhà cửa cũng thơng qua hoạt
động góc. Trẻ định ra được mục đích chơi và nổ lực cùng nhau thực hiện kết quả.
Tất nhiên không mang lại kết quả cụ thể nào nhưng có tác dụng hình thành
tính mục đích, tính tổ chức, tính sáng tạo, tính cần cù, lịng nhân ái, dũng cảm, khả
năng chú ý, tư duy, ngôn ngữ, tính đồng đội, tính hợp tác,tính nhường nhịn,tính
tương thân tương ái….Đây chính là những phẩm chất cần thiết cho hoạt động sau
này. Ngồi ra những hoạt động tích cực trong q trình hoạt động góc có ý nghĩa

tích cực trong việc giáo dục lòng yêu lao động và hoạt động góc cịn là phương tiện
phát triển ngơn ngữ nói và ngôn ngữ viết cho trẻ.
2


Với những ý nghĩa rất quan trọng như trên, hoạt động góc có giá trị lớn
trong việc phát triển tồn diện cho trẻ Mẫu giáo như: Tình cảm xã hội, phát triển
thẫm mỹ, phát triển thể chất, phát triển ngôn ngữ, phát triển nhận thức.
1.3.Đối tượng nghiên cứu:
Được áp dụng giờ chơi hoạt động góc trong trường mầm non
1.4. giới hạn phạm vi nghiên cứu :
Bước đầu viết sáng kiến kinh nghiệm, khả năng và điều kiện còn hạn chế
nên tơi chỉ tìm hiểu thực trạng và nghiên cứu việc làm đồ dùng và sử dụng đồ dùng
đồ chơi để dạy mơn hoạt động góc cho trẻ 3 tuổi tại trường Mẫu giáo năm học
2014 – 2015.
Trong quá trình giáo dục trẻ nói chung, tổ chức cho trẻ chơi nói riêng. Tơi
cần phải biết dạy cho trẻ chơi cái gì ? Chơi như thể nào để đem lại kiến thức phục
vụ cho hoạt động học, phục vụ cho sự phát triển tư duy của trẻ. Vì vậy, góc chơi
càng phong phú bao nhiêu thì càng kích thích trẻ chơi bấy nhiêu và tạo sự ham
muốn được khám phá mở mang kiến thức về thế giới xung quanh trẻ bấy nhiêu. Từ
những thực tế mà tôi đã thể hiện ở lớp, việc cho trẻ hoạt động góc tơi đã nhận thấy
được rằng việc thực hiện hoạt động góc khơng phải để cho trẻ chơi khơng mà cịn
giúp trẻ phát triển tồn diện trong các lĩnh vực ngôn ngữ, thẩm mỹ, thể chất, nhận
thức và tình cảm xã hội, hay nói một cách khác đây là mắc xích gắn kết hỗ trợ lẫn
nhau.
1.5.Phương pháp nghiên cứu:
-Để thực hiện đề tài này tôi phải nghiên cứu sáng tạo đồ chơi sao cho phong phú để
đưa vào hoạt động “ chơi” cho trẻ. Tôi tìm tịi các loại phế liệu phế phẩm để sáng
tạo ra các loại đồ dùng đồ chơi để phục vụ mơn hoạt động góc cho trẻ.
-Ngồi kiến thức tơi đã học trường cao đẳng tơi cịn nghiên cứu các tài liệu dạy

mầm non ,học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp ,dự giờ đồng nghiệp rút ra kinh
nghiệm cho mình .
II.Phần nội dung :
II.1.Cơ sở lý luận:
3


Mỗi chúng ta đều biết rằng mục tiêu chung của giáo dục mầm non là phát
triển tất cả khả năng của trẻ phải hình thành cho trẻ cơ sở ban đầu về nhân cách
con người, giúp trẻ phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẫm mỹ. Hình thành
cho trẻ những yếu tố đầu tiên của nhân cách, làm tiền đề cho sự phát triển tốt hơn
trong những giai đoạn tiếp theo, vì thế giáo dục mầm non hiện nay đã và đang tiếp
tục tìm ra những phương pháp mới để giảng dạy trong đó có nhu cầu về vui chơi
hay cịn gọi là hoạt động góc cũng rất quan trọng và được phân bổ như một hoạt
động chính trong ngày, thơng qua giờ hoạt động góc giúp trẻ rèn luyện trí nhớ, tính
quan sát, kỹ năng phân biệt, so sánh,… nhằm giúp trẻ khắc sâu kiến thức, trẻ hiểu
thêm về nội dung bài học, phát triển trí tuệ ở trẻ một cách toàn diện.
* Cơ sở thực tiễn có tính định hướng cho việc nghiên cứu, tìm giải pháp của
đề tài:
Thông qua việc sử dụng đồ chơi ở hoạt động góc qua các trị chơi theo từng
chủ điểm đã giúp trẻ phát triển sự giao lưu qua lời nói, giúp trẻ thể hiện tình cảm
giữa người với người, giữa người con vật… Hình thành cho trẻ mối quan hệ tốt
giữa con người và lao động, giữa trẻ và gia đình. Tình cảm đó được thể hiện một
cách chân thành qua các trò chơi như: Xây dựng, bán hàng, gia đình, y bác sĩ…
Đồ chơi trong hoạt động góc giúp trẻ phát triển tình cảm tập thể, là trung
tâm tập hợp trẻ cùng chơi với nhau theo nhóm, thể hiện sự đồn kết hỗ trợ lẫn
nhau. Bên cạnh đó giúp trẻ có tính cương quyết, tinh thần phấn khởi vui mừng. Khi
chơi xong trẻ tíh cực học tập mang lại những giá trị tinh thần tốt cho sức khỏe.
Vào đầu năm học tôi đã tổ chức các giờ hoạt động góc cho trẻ, qua đó tơi
thấy đa số các cháu có nhiều nhược điểm là cịn rụt rè, nhút nhác, chưa mạnh dạn

tham gia nhận vai chơi, trẻ chơi cịn lung tung, lộn xộn giữa góc chơi này và góc
chơi kia chưa xác định đâu là góc chơi chính của mình và trẻ khơng biết sử dụng
đồ chơi đúng mục đích nên tỷ lệ đầu năm rất thấp:
- Trẻ chơi hứng thú 50%
- Trẻ chơi kỹ năng chưa thành thạo 30%
- Trẻ chơi cịn rụt rè, chưa có nề nếp 20%

4


Từ đó tơi quyết định thường xun cho trẻ chơi hoạt động góc. Tơi ln gần
gũi với trẻ nhằm nắm bắt tâm tư suy nghĩ của trẻ. Tôi thường đưa ra câu hỏi gợi
mở để trẻ trả lời. Tôi hỏi: “ Vì sao mà con khơng thích chơi ở góc này”, trẻ trả lời:“
Con khơng thích làm bố mà con thích làm bác sĩ” và có nhiều trẻ cịn chạy lung
tung.
Tơi theo dõi và ghi cụ thể trẻ nào thích chơi ở góc nào, với đồ chơi gì, trẻ
nào khơng thích chơi, vì sao…. Tơi tiếp tục tun truyền đến phụ huynh còn chưa
hiểu hết ý nghĩa quan trọng chơi ở hoạt động góc mà khơng ủng hộ trong việc mua
sắm trang thiết bị đồ dùng đồ chơi và hỗ trợ nguyên vật liệu.
Từ những thực tế đã nêu trên tôi luôn boăn khoăn lo lắng và suy nghĩ để tìm
ra những phương pháp hay nhất để giúp trẻ hứng thú vào hoạt động này.
II.2.Thực trạng:
Đầu năm học 2014 –2015, tôi được nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo
3 tuổi, theo chương trình GDMN mới hiện hành tơi đã nhận thấy những điều kiện
thuận lợi và khó khăn như sau:
a.Thuận lợi :
- Các cháu được học ở lớp bán trú ăn ở cả ngày nên có thời gian cho trẻ
được làm quen nhiều với hoạt động góc.
- Được Ban giám hiệu nhà trường hỗ trợ mua sắm trang thiết bị, đồ dùng
phục vụ cho hoạt động, phịng học có diện tích rộng rãi, thoải mái phục vụ cho giờ

chơi, đặc biệt thống mát, có đủ ánh sáng.
- Đa số phụ huynh nhiệt tình có nhận thức về việc học tập của mình, sẵn
sàng hỗ trợ và tìm kiếm nguyên vật liệu cho việc làm đồ dùng càng thêm phong
phú và đa dạng.
- Bản thân tơi cũng có nhiều cố gắng trong quá trình tự học, tự rèn làm đồ
chơi phục vụ cho các góc.
- Được Ban giám hiệu phân cơng mở chun đề hoạt động góc cho chị em
dự giờ dưới sự hỗ trợ của Ban giám hiệu nhà trường.
b.Khó khăn:
5


- Thời gian dành cho việc làm đồ dùng ở các góc cịn ít, hơn nữa đồ dùng
hoạt động góc phải luôn thay đổi theo từng chủ điểm, đồ dùng, đồ chơi phải đủ số
lượng phục vụ cho hoạt động vui chơi của trẻ.
- Còn một số phụ huynh phê bình cơ giáo hay cho trẻ “chơi” nhiều mà “học”
ít. Sao không dạy cho trẻ tập viết, đọc chữ cái, làm tốn.
- Một số trẻ trong lớp cịn có tính thụ động ít giao lưu trong giờ chơi.
II.3.Giải pháp, thực hiện:
a.Mục tiêu giải pháp:
Hoạt động vui chơi là một trong những hoạt động mà trẻ hứng thú nhất,
mang lại cho trẻ nhiều niềm vui và là kiến thức về thế giới xung quanh.Trẻ nhận
thức thế giới xungquanh bằng cách tiếp xúc, tìm hiểu, khám phá và quan tâm đến
những gì xảy ra ở cuộc sống xung quanh mình. Từ đó trẻ sẽ biết cách ứng xử trong
giao tiếp, biết quan tâm giúp đỡ người khác, biết chia sẻ, biết sống đồn kết…
Thơnqua hoạt động vui chơi tạo cho trẻ sự nhanh nhẹn, tự tin, mạnh dạn trong cuộc
sống.
b.Nội dung và các thức thực hiện giải pháp , biện pháp:
- Từ những nhược điểm thực tế của lớp khiến tôi luôn trăn trở. Tơi nghĩ
mình phải làm gì đây để cho trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động chơi và chơi cách

nào để trẻ được phát huy hết năng lực của mình nhập vai xuất sắc và cuối cùng
phải mang lại hiệu quả cao nhất. Chính điều đó mà tơi quyết định mình nên thường
xuyên tổ chức hoạt động vui chơi để theo dõi trẻ và nắm bắt được những tâm tư
suy nghĩ của trẻ, gợi hỏi trẻ để trẻ nêu lên ý nghĩ của trẻ. Còn lại một số cháu thì
khơng tập trung vào góc chơi của mình mà hay đi dạo đến góc chơi của bạn, hơn
nữa việc phân bố góc chơi, đồ dùng, đồ chơi ở các góc chưa tách bạch rõ ràng,
chưa trang trí làm bắt mắt trẻ, nội dung chơi còn chung chung nên dẫn đến vai chơi
không thể hiện mối quan hệ với nhau, hay nói một cách khác các góc chơi khơng
hỗ trợ cho nhau. Tôi tiếp tục theo dõi vào các giờ hoạt động sau để ghi lại thật cụ
thể những trẻ nào thích chơi ở những góc nào, với đồ chơi gì, trẻ nào khơng thích
chơi, ngun nhân vì sao.

6


Mặt khác, việc tuyên truyền với các bậc phụ huynh học sinh chưa sâu sác,
chặt chẽ từ đó dẫn đến tình trạng phụ huynh chưa quan tâm đồng đều, cịn lại một
số phụ huynh chưa hiểu hết ý nghĩa quan trọng của việc chơi hoạt động góc nên
khơng ủng hộ cho giáo viên việc mua sắm trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi và hỗ trợ
nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương. Từ những tình trạng thực tế mà tôi đã nêu
trên là một giáo viên đứng lớp bản thân tôi rất băn khoăn lo lắng và suy nghĩ, tìm
ra một số biện pháp tối ưu nào đó nhằm giúp trẻ, lôi cuốn trẻ tham gia chơi tốt hoạt
động này.
Muốn cho trẻ hoạt động tốt hoạt động này, thì ngay từ đầu năm học tôi đã
lên kế hoạch cho việc làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ ở các góc, khơng lên một cách
chung chung mà vạch ra rõ ràng cụ thể cho việc làm đồ dùng, đồ chơi. Tôi không
lên kế hoạch chung chung mà vạch ra rõ ràng cụ thể cho việc làm, tơi rà sốt cái
nào nên sắm, cái nào nên mua. Đồ dùng nào cần làm theo từng chủ điểm, tôi lên kế
hoạch phân nội dung hoạt động chơi theo từng chủ điểm và tìm ra những đồ chơi
và nội dung nào cần bổ sung vào chủ điểm nào.

Ngồi những đồ dùng, đồ chơi có sẵn tôi tận dụng những nguyên vật liệu ở
dạng phế liệu có ở địa phương như: Muỗng sữa chua, các loại lon, thùng carton
xốp, đĩa video cũ, giấy báo có trang bìa quảng cáo, chai nhựa, vỏ hộp sữa chua, sữa
su su, chai nước tương chinsu, vải vụn, chuỗi hạt, vỏ ốc, vỏ ngao, vỏ điệp, len, tăm
tre, khối gỗ, … tất cả những nguyên vật liệu cần đảm bảo an tồn về tính mạng,
khơng gây độc hại, khơng sắc nhọn, không nặng nề đối với trẻ. Từ những nguyên
vật liệu trên tôi làm ra rất nhiều đồ chơi ở các góc cho trẻ.
Ví dụ: Tơi dùng những chiếc muỗng ăn sữa chua ráp thành bơng hồng, đu
quay ngồi sân, gắn thành hình những con cơng xinh đẹp, dùng vỏ sữa su su làm
thành những chú heo ngộ nghĩnh hoặc những chú chim cánh cụt xinh đẹp. Ngồi
ra, tơi cịn sử dụng những chiếc que kem dể làm hàng rào, gắn thành ngôi nhà nhỏ,
dùng các loại vỏ chai gắn kết thành bộ bàn ghế . Từ những vải vụn làm thành
những con rối để cho trẻ chơi đóng kịch, may quần áo…
Sau đây tôi xin đi vào thiết kế mơi trường hoạt động góc theo vài chủ đề cụ
thể:
* Chủ đề phương tiện giao thông:

7


Tơi thiết kế mơi trường hoạt động ở các góc sau:
Góc xây dựng: Cho trẻ xây ngã tư đường phố:
Thiết kế tranh hoạt động góc xây dựng: Tranh Ngã tư đường phố, ngôi nhà
cao tầng, đèn xanh đèn đỏ, trụ đèn, lối đi dành cho người đi bộ, thảm hoa, thảm
cỏ,vỉa hè, cây cảnh,xe ô tô, xe mô tô, người đi bộ cả khuôn viên ngã tư đường phố.
Tạo các nguyên vật liệu khác nhau để xây dựng ngã tư đường phố: ví dụ:
Xốp màu làm vỉa hè, len chỉ làm các cây thông, chai nước mắm nam ngư làm 4 trụ
đèn, kẽm uốn và hộp sữa chua làm các trụ đèn đường,hộp, khối gỗ, khối nhựa, để
làm các phương tiện giao thông, bộ lắp ghép để lắp và ghép thành các ngôi nhà….
Tạo các kiểu thảm cỏ, hoa bằng các nguyên vật liệu khác nhau như: Giấy

xốp làm thảm cỏ, muỗng sữa chua hơ nóng uống thành những cánh hoa và gắn
thành bông hoa, quấn giấy xốp thành cành hoa.
Tạo vạch chắn, đường dành cho người đi bộ: Dùng các que kem gắn đính
vào giấy xốp.
Tạo ra hình con người: Cơ và trẻ có thể vẽ hình người dán vào giấy xốp,
đính vào que kem và gắn lên vỏ sị cho đứng…
Cũng từ những ngun vật liệu đó, trẻ sử dụng trong giờ hoạt động góc và
trẻ làm ra nhiều sản phẩm như: Trẻ dùng vỏ hộp sữa chua hoặc sữa su su để tạo ra
những con vật ngộ nghĩnh đáng yêu ….Đặc biệt việc chuẩn bị đồ dùng cần phải
phù hợp với nội dung chủ điểm.
* Chủ điểm trường Mẫu giáo:
Tôi chuẩn bị đồ dùng như: Dùng que kem đính lại từng thảm dựng lên làm
tường rào, làm ngôi trường.Các loại lon nước ngọt gắn lại thành những bơ ghế,
dùng bìa cũ quấn thân cây và gắn len tạo nên vòm lá . Dùng muỗng sữa chua tạo
thành bộ đu quay, dùng những thanh tre nhỏ gắn thành những chiếc xích đu, cầu
trượt, dùng các cầu lơng và xốp màu gắn lại để làm những em búp bê đang mặc
váy … Tận dụng những cái quạt hư đem dán giấy lại để làm quạt cho những lúc
chơi đóng kịch, cũng từ những chiếc quạt đó tơi có thể hát múa sử dụng bằng quạt
trong giờ hoạt động chung trẻ rất thích. Từ những nội dung đó, nhằm hỗ trợ cho
8


giờ hoạt động chung giúp trẻ sáng tạo hơn trong việc thực hiện một số hoạt động
và giúp trẻ khắc sâu kiến thức hơn.
Muốn cho trẻ thực hiện hoạt động vui chơi ở các góc một cách rõ ràng, cụ
thể và mang tính chặt chẽ thì ngồi những biện pháp trên cịn có một biện pháp mà
tơi nghĩ cũng rất quan trọng đó là: Nội dung chơi ở các góc, nhu cầu gì của trẻ,
hoặc góc chơi này nó liên kết với góc chơi kia bằng cách nào. Vì vậy, muốn trẻ
chơi tốt thì người giáo viên cũng cần phải hiểu được ý nghĩa của từng trị chơi. Ví
dụ: Trong trị chơi xây dựng thì cơ phải hiểu được ý nghĩa của trò chơi xây dựng

đối với trẻ là loại trị chơi biểu hiện khả năng tạo hình của trẻ, từ nhưng khối gỗ,
khối nhựa, hộp giấy … với những dạng kích thước khác nhau trẻ có thể lắp ghép,
xây dựng nên những cơng trình như cơng viên, trường học…; hoặc từ những vật
liệu thiên nhiên như vỏ sò, vỏ ốc, đá, sỏi… trẻ xây nên vườn trường, vườn cây, …
trong những cơng trình đó sáng kiến của trẻ được bộc lộ rõ nét. Tuỳ theo hoàn
cảnh sống, vốn sống và khả năng tưởng tượng mỗi trẻ điều có những khả năng
riêng biệt và được biểu hiện trong các công trình của mình. Qua trị chơi thoả mản
nhu cầu tìm hiểu về đặc điểm, tính chất của thế giới xung quanh,đặc biệt là đồ vật
xung quanh trẻ.
Thơng qua trị chơi trẻ rèn luyện khả năng lắp ghép xây dựng, đồng thời phát
triển trí tưởng tượng, ý thức, tình cảm, tính tị mị, tính ham hiểu biết…và đó cũng
là những phẩm chất cần thiết cho con người trong thời đại phát triển. Trong trị
chơi xây dựng tơi thường hay vấp phải một chủ đề chỉ xây dựng một mơ hình như:
Chủ điểm trường Mẫu giáo tôi chỉ cho trẻ xây dựng trường Mẫu giáo xây dựng lặp
đi, lặp lại nhiều lần trong chủ điểm và đặc biệt góc xây dựng khơng có mối liên hệ
với góc chơi khác, tình trạng này sẽ làm cho trẻ nhàm chán và khơng phát triển
tính sáng tạo của trẻ. Từ đó tơi tìm ra biện pháp khắc phục như sau:
+ Tôi luôn luôn làm phong phú các mối quan hệ xã hội bằng cách liên kết
các góc chơi theo chủ đề thành một xã hội thu nhỏ, trong đó có nhiều ngành nghề
khác nhau, góc xây dựng ở mẫu giáo phải có mối quan hệ qua lại giữa các góc chơi
khác, khi đó trẻ khơng những đặt mối quan hệ trong cùng một nhóm mà cịn biết
nhân rộng mối quan hệ với các nhóm khác. Khi chơi xây dựng, ngồi tạo một cơng
viên nhất định, tơi cịn có thể gợi ý cho trẻ mở rộng liên kết với các góc khác bằng
những đường nối từ góc này sang góc kia, như từ khu chợ đến góc gia đình, từ khu
vui chơi đến cửa hàng, lúc này góc xây dựng làm nhiệm vụ trung tâm nối các góc
9


lại với nhau, muốn đi chợ phải đi băng qua góc xây dựng. Tuy nhiên, ở góc chơi
này tơi cũng gặp khó khăn về vật liệu xây dựng. Để khắc phục điều này bằng cách

lấy những thùng giấy, ống chỉ, … để làm hàng rào, đường đi
Muốn cho trẻ chơi tốt ở hoạt động này, ngay từ đầu năm học tôi đã lên kế
hoạch cho việc làm đồ dùng,đồ chơi để phục vụ ở các góc. Tơi khơng lên kế hoạch
chung chung mà vạch ra rõ ràng cụ thể cho việc làm, tơi rà sốt cái nào nên sắm,
cái nào nên mua.Đồ dùng nào cần làm theo từng chủ điểm, tôi lên kế hoạch phân
nội dung hoạt động chơi theo từng chủ điểm và tìm ra những đồ chơi và nội dung
nào cần bổ sung vào chủ điểm nào.
Đồ chơi của trẻ mẫu giáo cần đa dạng và phong phú. Nhiều đồ chơi của trẻ
có kích thích nhỏ nên làm lâu, địi hỏi tơi phải chịu khó kiên trì khi làm đồ chơi
cho trẻ.
Ngồi những gì bản thân tơi đã biết tơi cịn học hỏi thêm ở các bạn đồng
nghiệp để tạo ra các đồ dùng, đồ chơi phong phú hơn, phù hợp với nội dung chơi.
Muốn có nguồn nguyên vật liệu dồi dào ngoài việc kết hợp với phụ huynh,
tơi cịn liên hệ với các em ở trường Tiểu học, Trung học những đị dùng thủ cơng
mà học sinh đã làm. Tìm kiếm các loại tranh ảnh, tờ lịch có tranh liên quan đến trị
chơi. Tơi ln quan sát quá trình chơi và ghi chép lại những nguyên vật liệu, đồ
chơi mà trẻ thích để cung cấp kịp thời cho nhu cầu của trẻ.
Để trẻ chơi giờ hoạt động góc có hiệu quả tơi bố trí các góc chơi như sau:
+ Chia phịng học ra thành các góc chơi khác nhau
+ Bố trí góc chơi n tĩnh ( tạo hình, sách…) xa các góc ồn ào như : góc xây
dựng, gia đình, bán hàng…)
+ Có ranh giới riêng giữa các góc.
+ Có lối đi lại giữa các góc đủ cho trẻ di chuyển.
+ Bố trí bàn ghế, đệm gối phù hợp các góc.
+ Đồ chơi để vừa tầm trẻ.
+ Đặt tên góc chơi dễ hiểu.
10


+ Nội dung hoạt động ở các góc phù hợp với chủ điểm, cụ thể, rõ ràng.

+ Sau mỗi chủ để thay đổi cách bố trí và hoạt động ở các góc để tạo cảm
giác mới cho trẻ.
+ Biết kích thích động cơ bên trong của trẻ, gây hứng thú cho trẻ; Khen chê
đúng mức, động viên khích lệ kịp thời.
+ Luôn giữ mối quan hệ chặt chẽ với phụ huynh, nhờ phụ huynh hỗ trợ đồ
dùng, đồ chơi.
+ Áp dụng tốt phương pháp dạy học tích cực vào lớp học.
+ Tìm tịi đồ dùng,đồ chơi đẹp, hấp dẫn tạo sự thu hút đối với trẻ.
II.4.kết quả thu được qua khảo nghiệm ,giá trị khoa học của vấn đề
nghiên cứu
*Lợi ích có thể đạt được đến q trình giáo dục, cơng tác:
Dạy trẻ học mơn hoạt động góc là việc làm vô cùng quan trọng đối với các
cháu ở độ tuổi Mẫu giáo. Vì chính mơn học này đã giúp trẻ phát triển toàn diện
trong 5 lĩnh vực, là hành trang rất cần thiết để trẻ vào trường Tiểu học. Hoạt động
góc giúp trẻ phát triển tư duy, nắm vững các kiến thức cơ bản. Từ mơn hoạt động
góc mà trẻ có thể áp dụng vào cuộc sống hàng ngày ngay bây giờ và sau này. Từ
hoạt động góc mà trẻ có thể diễn đạt được những việc làm từ em bé đến người lớn.
VD: Trẻ biết làm con, làm anh, làm chị, làm bố, làm mẹ, làm cô giáo, làm cô chú
công nhân, làm bác sĩ, cô bán hàng, làm diễn viên, biết tô, vẽ, đan, nặn, đọc
sách…..
Việc cô trò biết tận dụng phế liệu phế phẩm của địa phương tôi đã sáng tác ra
rất nhiều đồ chơi mới phù hợp với lứa tuổi Mẫu giáo. Tôi đã tạo ra những hình ảnh
đẹp, có sức hấp dẫn, lơi cuốn trẻ ham muốn nhập vào các vai chơi ở các góc chơi.
Bởi vậy giúp trẻ chơi tốt hoạt động góc qua đồ dùng, đồ chơi là giải pháp
tối ưu trong vấn đề lợi ích kinh tế - xã hội mà mỗi giáo viên Mầm non chúng ta cần
phải quan tâm hàng đầu.
* Tính năng kỷ thuật, chất lượng, hiệu quả sử dụng
11



- Cuối năm học vừa qua hiệu quả khi sử dụng đề tài này tôi đã mang lại hiệu
quả như sau:
-Đối với trẻ:
+ Qua một thời gian áp dụng những biện pháp trên tôi nhận thấy trẻ hứng
thú và ham thích hoạt động góc , biết chọn vai chơi và nhập vai chơi rất xuất sắc.
+ Trẻ cảm thấy mình mạnh dạn tự tin hơn khi thể hiện vai chơi của mình .
Trẻ biết sử dụng đồ dùng đồ chơi theo góc, theo nhóm và theo vai chơi. Trẻ mạnh
dạn hơn trong giao tiếp và biết cùng cô tạo ra nhiều đồ dùng đồ chơi đẹp.
+ Trẻ biết liên hệ được các góc chơi và hiểu rằng các góc chơi đều có mối
quan hệ mật thiết với nhau, trẻ biết giao lưu cùng bạn bè, cùng cơ khơng cịn rụt rè
như trước nữa .
+Trẻ hứng thú trong giờ chơi 100%
+Trẻ có kỹ năng chơi thành thạo 70%
+Trẻ biết tạo ra sản phẩm trong giờ chơi 75%
- Đối với giáo viên:
+ Đồ chơi phục vụ cho các góc 100%
+ Hứng thú dạy trẻ mơn hoạt động góc
+ Nắm chắc kiến thức, nội dung, phương pháp tổ chức một giờ hoạt động
góc cho trẻ.
+ Có nhiều kinh nghiệm trong việc làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo cho trẻ. Biết
tìm ra giải pháp tốt nhất để thực hiện hoạt động góc.
+ Tìm tòi nhiều nguyên vật liệu để tạo ra những sản phẩm hấp dẫn, phong
phú phục vụ cho môn hoạt động góc.
- Đối với phụ huynh:
+ Có sự thay đổi nhìn nhận về việc “học” và “chơi” của con mình, nhận thấy
được tầm quan trọng của trị chơi hoạt động góc.
12


+ Tích cực tham gia giúp đỡ cho giáo viên trong việc tìm kiếm nguyên vật

liệu làm đồ dùng.
* Tác động xã hội cải thiện môi trường, điều kiện lao động:
Bạn đồng nghiệp thân mến!
Tác động lớn nhất đối với tơi là điều kiện kinh tế địa phương cịn q khó
khăn, phụ huynh khơng thể đáp ứng u cầu việc đầu tư đồ dùng phục vụ cho trẻ
vào các hoạt động chơi mà học theo chương trình GDMN mới hiện nay. Thứ hai là
ý kiến một số phụ huynh cho rằng đến trường Mẫu giáo chỉ có “chơi” thơi chứ
khơng “học”.
Chính những điều đó đã khiến tơi trăn trở và tôi quyết tâm nghiên cứu các
nội dung chơi phong phú, phù hợp phải làm sao cho lớp học của mình có thật nhiều
đồ chơi sáng tạo thật hấp dẫn để trẻ hứng thú vào hoạt động vui chơi có hiệu quả.
Mà ở đây vấn đề giúp trẻ chơi có hiệu quả tức là trẻ đã học tốt thì nhất định phụ
huynh sẽ nghĩ rằng đến trường Mẫu giáo trong mỗi hoạt động vui chơi đều mang
tính chất “học.”
III.Phần kết luận , kiến nghị
III.1.Kết luận
Việc cho trẻ hoạt động góc là một giờ hoạt động vô cùng quan trọng hàng
ngày đối với trẻ khơng thể thiếu được. Vì thế là một giáo viên cần xác định đây là
nhiệm vụ quan trọng phải khắc phục mọi khó khăn để tổ chức cho trẻ hoạt động
hàng ngày ở các góc. Cho trẻ hoạt động xuyên suốt, liên tục từ độ tuổi lớp bé, do
đó mỗi giáo viên phải nắm được vai trị quan trọng của hoạt động góc đối với trẻ
ln tìm ra một số biện pháp để cho trẻ thực hiện hoạt động này. Qua việc thực
hiện áp dụng biện pháp mới tơi thấy trẻ thích chơi hơn, sáng tạo hơn, linh động
hơn, nhanh nhẹn hơn, thay vào sự nhàm chán của trẻ ở những năm học trước bằng
những sự hứng thú, tập trung, giúp trẻ thể hiện được sự khéo léo, óc tưởng tượng,
sự giao lưu giữa bạn bè. Tạo cho giáo viên thêm phần khéo léo, sáng tạo trong việc
làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ. Biết tìm ra các giải pháp để thực hiện tốt chất lượng
chăm sóc giáo dụctrẻ.

13



Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của bản thân đã áp dụng vào giờ hoạt
động góc của lớp học và cũng có một số kinh nghiệm rút ra từ thực tế của lớp học
để áp dụng vào giờ hoạt động góc. Bản thân tơi sẽ cố gắng học hỏi hơn nữa để tìm
ra những giải pháp tối ưu nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động góc cho trẻ theo
chương trình hiện hành.
III.2.Kiến nghị:
Việc cho trẻ hoạt động góc là một giờ hoạt động vô cùng quan trọng hàng
ngày đối với trẻ khơng thể thiếu được. Vì thế là một giáo viên cần xác định đây là
nhiệm vụ quan trọng phải khắc phục mọi khó khăn để tổ chức cho trẻ hoạt động
hàng ngày ở các góc. Cho trẻ hoạt động xuyên suốt, liên tục từ độ tuổi lớp bé, do
đó mỗi giáo viên phải nắm được vai trị quan trọng của hoạt động góc đối với trẻ
ln tìm ra một số biện pháp để cho trẻ thực hiện hoạt động này. Qua việc thực
hiện áp dụng biện pháp mới tơi thấy trẻ thích chơi hơn, sáng tạo hơn, linh động
hơn, nhanh nhẹn hơn, thay vào sự nhàm chán của trẻ ở những năm học trước bằng
những sự hứng thú, tập trung, giúp trẻ thể hiện được sự khéo léo, óc tưởng tượng,
sự giao lưu giữa bạn bè. Tạo cho giáo viên thêm phần khéo léo, sáng tạo trong việc
làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ. Biết tìm ra các giải pháp để thực hiện tốt chất lượng
chăm sóc giáo dụctrẻ.
Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của bản thân đã áp dụng vào giờ hoạt
động góc của lớp học và cũng có một số kinh nghiệm rút ra từ thực tế của lớp học
để áp dụng vào giờ hoạt động góc. Bản thân tơi sẽ cố gắng học hỏi hơn nữa để tìm
ra những giải pháp tối ưu nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động góc cho trẻ theo
chương trình hiện hành.

14


15



16



×