Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Phát triển logistics xanh tại việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (327.75 KB, 15 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

LÊ THỊ BẮC

PHÁT TRIỂN LOGISTICS XANH TẠI VIỆT NAM
TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ

Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------------------LÊ THỊ BẮC

PHÁT TRIỂN LOGISTICS XANH TẠI VIỆT NAM
TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 60 31 01 06
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM HÙNG TIẾN
XÁC NHẬN CỦA
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ
CHẤM LUẬN VĂN


Hà Nội - 2015


HẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nền kinh tế thế giới ngày càng phát triển và đạt nhiều thành tựu, nhưng
đi cùng với nó là các tác động tiêu cực của kinh tế tới môi trường và hệ quả
của nó là biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu đang có diễn biến theo chiều
hướng ngày càng khắc nghiệt hơn. Theo Ngân hàng Thế giới World Bank, các
nước đang phát triển sẽ chịu 98% thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra và phải
chi tới 150 tỷ USD mỗi năm trong hai thập kỉ đầu thế kỉ XXI để đối phó với
biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu đã phá vỡ mục tiêu làm giảm một nửa số
người nghèo đói vào năm 2015 trên thế giới vì gây ảnh hưởng xấu đối với
nông nghiệp và giá lương thực. Trong khi biến đổi khí hậu tác động có mức
độ tới các nền kinh tế phát triển thì nó lại là hiểm họa đối với nhiều nước
đang phát triển bởi nó ảnh hưởng tới tất cả các lĩnh vực kinh tế, nông nghiệp
và cuộc sống an sinh xã hội của người dân nơi đây.
Theo kết quả nghiên cứu đã công bố, 5,5% khí thải toàn cầu xuất phát
từ Logistics. Bởi vậy, lý thuyết phát triển bền vững đòi hỏi các doanh nghiệp
phải thay đổi mô hình Logistics truyền thống tiêu thụ nhiều năng lượng, giảm
thiểu tiếng ồn, rác thải và khí thải. Vì vậy, lý thuyết Logistics xanh đã ra đời
như một hệ quả của lý thuyết phát triển bền vững. Sự phát triển của các loại
hình Logistics hiện đại đầu tiên phải được xem xét từ góc độ môi trường và
hiệu quả. Logistics xanh là động lực thúc đẩy môi trường toàn cầu, và cũng là
nền tảng của phát triển bền vững.
Việt Nam với đặc điểm địa hình đặc biệt, phải đối mặt với những nguy
cơ tác động môi trường lâu dài và là một trong mười quốc gia chịu ảnh hưởng
nặng nề nhất về biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, giao thông vận tải vừa là yếu
tố quan trọng trong thúc đẩy kinh tế nhờ tăng năng suất đồng thời lại góp


1


phần lớn lượng khí thải cacbon do sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Theo đánh
giá của Bộ Giao thông vận tải, hiện nay chi phí cho Logistics ở Việt Nam
chiếm gần 25% GDP trong đó vận tải chiếm đến 50-60%. Xanh hóa trong
dịch vụ vận tải đặc biệt là vận tải đường bộ do khối lượng chuyên chở hàng
hóa của đường bộ là rất lớn từ đó giảm thiểu các khâu thừa trong chuỗi cung
ứng, giảm lượng khí thải từ các hoạt động vận tải và cuối cùng giảm chi phí
và nâng cao chất lượng cung ứng là một nhiệm vụ quan trọng với ngành
Logistics Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp trong nước nói riêng.
Trong bối cảnh khi mà hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam ngày
càng phát triển, thương mại nội địa ngày càng mở rộng, nhu cầu Logistics
càng gia tăng thì việc phát triển Logistics xanh mang lại nhiều lợi ích hơn cả
việc cắt giảm thuế, giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí, nâng cao
sức cạnh tranh. Tuy nhiên, các doanh nghiệp logistic của Việt Nam phần lớn
là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, việc xây dựng và áp dụng Logistics xanh còn
khá mới mẻ và gặp nhiều khó khăn.
Trên cơ sở phân tích tác động và vai trò của Logistics xanh đối với sự
phát triển kinh tế bền vững mà một số công ty Logistics quốc tế đang triển
khai, đồng thời với việc phân tích những đặc điểm tình hình Logistics xanh
Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, học viên đã lựa chọn đề tài
nghiên cứu ‘Phát triển Logistics xanh tại Việt Nam trong điều kiện hội
nhập kinh tế quốc tế’ là hoàn toàn phù hợp với chuyên ngành đào tạo Kinh
tế Quốc tế, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài là thông qua việc phân tích, đánh giá các nhân tố
tác động và thực trạng phát triển Logistics xanh tại Việt Nam, đề tài đề xuất
một số giải pháp nhằm phát triển Logistics xanh tại Việt Nam trong điều kiện


2


hội nhập kinh tế quốc tế để góp phần vào việc tăng trưởng nhanh và bền
vững.
2.2. Nhiệm vụ và câu hỏi nghiên cứu
Với đề tài nghiên cứu nêu trên, học viên sẽ đi sâu vào việc trả lời các
câu hỏi sau:
- Tại sao phải phát triển Logistics xanh?
- Bối cảnh hội nhập ảnh hưởng đến Logistics xanh như thế nào?
- Điều kiện cần thiết để phát triển Logistics xanh là gì?
- Những biện pháp thích hợp để phát triển Logistics xanh tại Việt Nam?
Để có thể luận giải rõ ràng các câu hỏi nghiên cứu nêu trên, nhiệm vụ
của đề tài cần tập trung giải quyết những vấn đề cơ bản sau:
- Tổng quan một số nghiên cứu về Logistics xanh
- Làm rõ cơ sở lý luận, kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam về
phát triển Logistics xanh
- Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển Logistics xanh tại Việt Nam
trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
- Đề xuất một số giải pháp phát triển Logistics xanh tại Việt Nam trong
điều kiện hội nhập quốc tế
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Quá trình phát triển Logistics xanh tại Việt Nam
trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
- Phạm vi nghiên cứu: Đánh giá triển khai Logistics xanh Việt Nam
trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.
4. Kết quả mới của đề tài luận văn
- Hệ thống hóa các lý thuyết và nghiên cứu về lĩnh vực Logistics xanh,
làm rõ cơ sở lý luận, kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam về phát

triển Logistics xanh.

3


- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển Logistics xanh tại Việt Nam,
từ đó đề xuất một số giải pháp để phát triển Logistics xanh tại Việt Nam trong
điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
5. Kết cấu của luận văn
Chương 1 : Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở khoa học của phát triển
Logistics xanh
Chương 2 : Khung khổ phân tích và phương pháp nghiên cứu
Chương 3 : Phân tích thực trạng phát triển Logistics xanh tại Việt Nam trong
điều kiện hội nhâp kinh tế quốc tế
Chương 4 : Định hướng và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển Logistics
xanh tại Việt Nam

4


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ
KHOA HỌC CỦA PHÁT TRIỂN LOGISTICS XANH
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Thuật ngữ “Logistics xanh” tuy còn mới mẻ ở Việt Nam nhưng trên thế
giới đã có khá nhiều các công trình nghiên cứu về Logistics xanh.
Xét về khía cạnh vai trò, sự cần thiết và ứng dụng của Logistics xanh
có các công trình nghiên cứu:
Nghiên cứu của các tác giả Abdelkader Sbihi, Richard W. Eglese năm
2007 công bố bài báo có tên “The relationship between Vehicle Routing &
Scheduling and Green Logistics -A Literature Survey” các nghiên cứu của các

tác giả tiến hành khảo sát về ứng dụng Logistics xanh trong việc lập kế hoạch
tuyến vận tải cho phương tiện.
Năm 2011, tác giả Ittmann Hans tiếp tục bàn về chuỗi cung ứng xanh,
một khái niệm nâng cao của Logistics xanh thông qua bài viết “Green Supply
Chains – a new priority for supply chain managers CSIR Built Environment”.
Bài viết này không phải là một cái nhìn tổng quan toàn diện của Logistics
xanh. Theo một cách tóm tắt, bài viết cho thấy tầm quan trọng của Logistics
xanh đối với những người tham gia Logistics và quản lý chuỗi cung ứng. Bên
cạnh đó, bài viết còn chỉ ra tầm quan trọng của đánh giá tác động môi trường
và sau đó thảo luận về những nỗ lực khác nhau để đạt được môi trường bền
vững.
Cùng năm này, tác giả Marcus Thiell, Juan Pablo Soto Zuluaga, Juan
Pablo Madiedo Montañez & Bart van Hoof công bố nghiên cứu về ứng dụng
của Logistics xanh trên thị trường quốc tế “Green Logistics: Global Practices
and their Implementation in Emerging Markets”. Trình bày một cái nhìn tổng
quan toàn cầu về thực hành Logistics xanh ở các cấp quản lý khác nhau và

5


những thách thức cố hữu của việc thực hiện trong những thị trường mới nổi.
Bài viết đã làm rõ các thuật ngữ, mô tả phạm vi và đặc điểm của logictics
xanh, phân tích tác động của Logistics xanh vào việc tạo ra các giá trị kinh tế
và xã hội.
Hay một nghiên cứu khác mang tính tổng quan của các tác giả
Rommert Dekkera, Jacqueline Bloemhof và Ioannis Mallidis (2011) thuộc các
trường Đại học Emramus Rotterdam, Đại học Wageningen, Đại học Aristotle
of Thessalonski về việc tích hợp các khía cạnh môi trường trong lĩnh vực
Logistics, đưa ra phác thảo của những phát triển ở hiện tại và tương lai, tập
trung vào thiết kế, lập kế hoạch và kiểm soát trong một chuỗi cung ứng cho

giao thông vận tải, hàng tồn kho. Đồng thời chỉ ra một số lĩnh vực mà các
khía cạnh môi trường có thể là bao gồm trong các mô hình hoạt động nghiên
cứu về Logistics, có tiêu đề “Operations Research for green Logistics – An
overview of aspects, issues, contributions and challenges”.
Năm 2013, các tác giả Aidas Vasilis Vasiliauskas, Virgilija
Zinkevičiūtė, Gražvydas Jakubauska thuộc Khoa Quản lý vận tải, trường Đại
học Kỹ thuật Vilnius Gediminas của Lithuania công bố nghiên cứu về “The
use of IT applications for implementation of green logistics concept” nhằm
tạo ra một hệ thống giao thông thông minh trong Logistics xanh.
Wijittra Srisorn (2013) đã công bố bài viết “The Benefit of Green
Logistics to Organization”. Nghiên cứu chỉ ra lợi ích dự kiến tổ chức nhận
được khi thích nghi với Logistics xanh về các hoạt động quan trọng trong
Logistics. Lợi ích của Logistics xanh mà tổ chức nhận được bằng hoạt động
quản lý Logistics đó là quá trình làm tăng hiệu suất quản lý các sản phẩm từ
người sản xuất đến khách hàng, giảm chi phí sản xuất, tiết kiệm năng lượng
và ngăn chặn tác hại đến môi trường. Bao gồm quá trình thu mua tạo thuận lợi
cho việc nâng cao thương mại như kết nối của công nghệ thông tin trong quá

6


trình kinh doanh để kinh doanh (kinh doanh B2B), quá trình sản xuất cải thiện
bằng cách cải tiến kinh doanh Logistics và quản lý quá trình kho như bao bì
tái chế, vận chuyển hàng hóa và tiếp nhận bên trong kho, kế hoạch phân phối
hàng hoá.
Xét theo khía cạnh tác động của Logistics xanh đến môi trường, đến
hoạt động vận tải của doanh nghiệp và các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử
dụng các Logistics xanh ở cấp độ của công ty có các công trình nghiên
cứu:
Jacques Leonardi, Christophe Rizet, Michael Browne, Julian Allen,

Pedro J. Pérez-Martínez and Roger Worth (2008) đã công bố bài
báo “Improving energy efficiency in the road freight transport sector: the
application of a vehicle approach”. Bài báo áp dụng phương pháp khảo sát
phương tiện để đánh giá các tác động của hoạt động vận tải hàng hóa khác
nhau về sử dụng năng lượng và hiệu quả. Các tác giả đã so sánh số liệu thống
kê chính thức về vận tải hàng hóa và hiệu quả năng lượng ở Anh và Pháp dựa
trên cường độ vận chuyển hàng hóa, sử dụng phương tiện, sử dụng nhiên liệu,
tiết kiệm nhiên liệu và cường độ CO2. Thông qua phương pháp tiếp cận này
một số vấn đề có thể được giải quyết: các tác động của đổi mới công nghệ,
các quyết định Logistics thực hiện trong các công ty vận chuyển hàng hóa và
sự định lượng về tác động của các biện pháp chính sách về sử dụng nhiên liệu
ở cấp quốc gia.
Năm 2010, trong cuốn “Green Logistics: Improving enviromental
sustainability of Logistics” (nhà xuất bản Charterer Institute of Logistics and
Transport (UK), Kogan Page Limited, 2010) của nhóm tác giả Alan
McKinnon, Sharon Culliane, Micheal Browne và Anthony Whiteing, có đề
cập đến một loạt các vấn đề như tác động môi trường của Logistics, quan
điểm chiến lược cho ngành Logistics xanh đối với các phương tiện vận tải,

7


giảm tác động của kho hàng tới môi trường, tối ưu tuyến đường, áp dụng
Logistics ngược để hạn chế phế thải. Một số trường hợp cụ thể áp dụng các
phương pháp thực hiện xanh hóa các hoạt động Logistics, cuối cùng là khái
quát về một số chính sách và chương trình mà chính phủ có thể làm để thực
hiện Logistics xanh.
Năm 2012, nhóm tác giả Vidas Tamulis, Andrius Guzavičius, Lina
Žalgirytė công bố bài viết“Factors influencing the use of green Logistics:
theoretical implications”. Bài viết phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử

dụng các Logistics xanh ở cấp độ của công ty từ các quan điểm lý thuyết. Thứ
nhất, bài viết trình bày sự khác biệt giữa các quan niệm về Logistics xanh và
Logistics. Thứ hai, bài viết thảo luận về việc sử dụng các Logistics xanh và
tác động của nó đến môi trường sinh thái toàn cầu. Cuối cùng bài viết trình
bày giải pháp của việc sử dụng Logistics xanh và các yếu tố của việc sử dụng
nó thông qua những tác động về mặt lý thuyết.
Bên cạnh các nghiên cứu về ứng dụng của Logistics xanh nhằm cắt
giảm chi phí, nâng cao hiệu quả quản lý và tác động của Logistics xanh là
một số nghiên cứu về việc ứng dụng Logistics xanh tại một số quốc gia, cụ
thể:
Nghiên cứu của tác giả Nikolas Geroliminis và Carlos F. Daganzo
(08/2005) thuộc Viện Nghiên cứu giao thông vận tải, Trường Đại học
California đưa ra các ví dụ về ứng dụng tính bền vững tại một số thành phố
trên thế giới từ đó cho thấy khả năng có thể áp dụng rộng rãi của các ứng
dụng đó, có tên “Nghiên cứu các bước ứng dụng Logistics xanh trong các
thành phố trên thế giới”.
Nghiên cứu của các tác giả Boajn Beskovnik và Livio Jakomin đăng
trên Tạp chí Giao thông vận tải năm 2010 có tiêu đề “Challenges of green

8


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1

Vũ Anh Dũng, 2012. Cở sở hạ tầng logistics với việc thực hiện chuỗi
cung ứng xanh của doanh nghiệp. Hội thảo Small Talks Big Ideas (STBI).
Khoa Kinh tế - Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2015.


2

Đinh Lê Hải Hà, 2012. Phát triển logistics ở Việt Nam hiện nay. Luận án
tiến sĩ. Viện Nghiên cứu Thương mại – Bộ Công Thương.

Tiếng Anh
3

A. A. Zuraimi, Mohd Rafi Yaacob and Mohamed Dahlan Ibrahim, 2013.
Logistics Development in Malaysia East Coast Region: Infrastructure,
Constraints and Challenges. International Journal of Trade, Economics
and Finance, vol. 4, No. 5.

4

Abdelkader Sbihi and Richard W. Eglese, 2007. The relationship between
Vehicle Routing & Scheduling and Green Logistics -A Literature Survey.

5

Aidas Vasilis Vasiliauskas, Virgilija Zinkevičiūtė and Gražvydas
Jakubauska, 2013. The use of IT applications for implementation of green
logistics concept. Reliability and Statistics in Transportation and
Communication. Riga, Latvia, 16 - 19 October 2013. Transport and
Telecommunication Institute.

6

Alan McKinnon, Sharon Culliane, Micheal Browne, 2010. Green
logistics: Improving enviromental sustainability of logistics. Charterer

Institute of Logistics and Transport (UK), Kogan Page Limited.

7

Blancas, Luis C and M. Baher El-Hifnawi, 2014. Facilitating Trade
through Competitive, Low-Carbon Transport: The Case for Vietnam’s

9


Inland and Coastal Waterways. Directions in Development. Washington,
DC: World Bank; doi: 10.1596/978-1-4648-0105-1.
8

Boajn Beskovnik and Livio Jakomin, 2010. Challenges of green logistics
in Southeast Europe. Promet – Traffic&Transportation, vol. 22, 2010,
No. 2, 147-155.

9

Craig R. Carter and Dale S. Rogers, 2008. A framework of sustainable
supply chain management: moving toward new theory. International
Journal of Physical Distribution & Logistics Management, vol. 38 Iss: 5,
pp.360 – 387.

10 Gilbert, 2000. Greening supply chain: Enhancing competitiveness
through green productivity. Report of the Top Forum on Enhancing
Competitiveness through Green Productivity held in the Republic of
China, 25-27 May, 2000. ISBN: 92-833-2290-8.
11 González-Benito and J. González-Benito O, 2006. The role of stakeholder

pressure and managerial values in the implementation of environmental
logistics practices. International Journal of Production Research, vol.
44, n.7, pp. 1353-1373.
12 Guoyi Xiu and Xiaohua Chen, 2012.

Research on Green Logistics

Development at Home and Abroad. Journal of Computers, vol 7, no 11,
2765-2772.
13 Ittmann Hans, 2011. Green Supply Chains – a new priority for supply
chain

managers

CSIR

Built

Environment.

Available

at:

<

/>11.pdf > [Accessed 22 June 2015].

10



14 Jacques Leonardi, Christophe Rizet, Michael Browne, Julian Allen, Pedro
J. Pérez-Martínez and Roger Worth, 2008. Improving energy efficiency in
the road freight transport sector: the application of a vehicle approach.
Available at: < />[Accessed 22 June 2015].
15 L. Zheng and J. Zhang, 2010. Research on green logistics system based
on circular economy. Asian Social Science, vol. 6, p. 116.
16 Marcus Thiell, Juan Pablo Soto Zuluaga, Juan Pablo Madiedo Montañez
and Bart van Hoof, 2011. Green logistics: Global Practices and their
Implementation in Emerging Markets. Available at: < [Accessed 22 June 2015].
17 Planco, 2007. Forecast of Germany-Wide Transport Interconnectivity
Maritime Transport. Forecast Executive Summary Commissioned by:
Federal Ministry of Transport, Building and Urban Affairs.
18 Rommert Dekkera, Jacqueline Bloemhof and Ioannis Mallidis, 2011.
Operations Research for green logistics – An overview of aspects, issues,
contributions and challenges. European Journal of Operational Research
219, p. 671–679, 2012.
19 Srivastava S.K, 2007. Green supply chain management: A state of the art
literature review. International journal of management reviews, 9(1), 5380.
20 Vidas Tamulis, Andrius Guzavičius and Lina Žalgirytė, 2012. Factors
influencing the use of Green Logistics: Theoretical implications.
Economics and Management 17 (2), 2012.

11


21 Wijittra Srisorn, 2013. The Benefit of Green Logistics to Organization.
International Journal of Social, Education, Economics and Management
Engineering, vol 7, No 8, 2013.
22 Yan Deng and Liangfang Huang, 2011. Research on Strategies of

Developing Green Logistics. International Conference on Information
Management and Engineering, vol. 52, 2012.
Website
23 Báo Công Thương, 2014. Trước thềm mở cửa thị trường logistics.
< />.html>. [Ngày truy cập: 10 tháng 7 năm 2015].
24 Bộ Giao thông Vận tải: />25 Cổng thông tin logistics Việt Nam, 2015. Cần lắm những dự án logistics
xanh.

< />
du-an logistics-xanh.vlr>. [Ngày truy cập: 20 tháng 7 năm 2015].
26 Cục Hàng hải Việt Nam: />27 Cục Hàng không Việt Nam: />28 Bùi Văn Danh, 2015. Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động
logistics: Không thể chần chừ. < [Ngày truy cập: 20 tháng 7 năm 2015].
29 Hồ Thị Thu Hà, 2015. Chất lượng Logistics của Việt Nam 7 năm sau khi
gia nhập WTO. < [Ngày
truy cập: 15 tháng 7 năm 2015].
30 Lê Phúc Hoà, 2015. Logistics ngược và hoạt động xanh của TP.Hồ Chí
Minh.< />
12


/logistics-nguoc-va-hoat-dong-xanh-cua-tp-hcm.vlr>. [Ngày truy cập: 25
tháng 7 năm 2015].
31 Khoa học phổ thông, 2015. HP và Apple bắt đầu thu gom rác thải điện tử
tại Việt Nam. 40717/hp-va-apple-bat-dau-thu-gop-rac-thai-dien-tu-tai-viet-nam.html>.
[Ngày truy cập: 22 tháng 7 năm 2015].
32 Saga, 2015. Bài toán cho ngành logistics tại Việt Nam. .saga.vn/bai-toan-cho-nganh-logistics-tai-viet-nam~34664>. [Ngày truy
cập: 25 tháng 7 năm 2015].
33 Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam: />34 Tổng cục Đường bộ Việt Nam: />35 Tổng cục Thống kê: />36 Phương Trần, 2014. Sơ lược về phân tích SWOT. < [Ngày truy cập: 15 tháng 6 năm 2015].


13



×